1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch bài dạy, giáo Án mĩ thuật 9 chuẩn cv 5512 sách cánh diều, soạn chi tiết cụ thể chất lượng, trọn bộ cả năm

145 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề VẼ MẪU CÓ NHIỀU ĐỒ VẬT
Chuyên ngành Mĩ thuật
Thể loại Giáo án
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 33,38 MB

Nội dung

Kế hoạch bài dạy, giáo Án mĩ thuật 9 chuẩn cv 5512 sách cánh diều, soạn chi tiết cụ thể chất lượng, trọn bộ cả năm giáo Án mĩ thuật 9 chuẩn cv 5512 sách cánh diều, soạn chi tiết cụ thể chất lượng, trọn bộ cả năm Kế hoạch bài dạy mĩ thuật 9 chuẩn cv 5512 sách cánh diều, soạn chi tiết cụ thể chất lượng, trọn bộ cả năm

Trang 1

GIÁO ÁN MĨ THUẬT 9 SÁCH CÁNH DIỀU (TRỌN BỘ CẢ NĂM) Tuần 1 - Tiết 1 Ngày soạn: /2024

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ: MĨ THUẬT CƠ BẢN BÀI 1: VẼ MẪU CÓ NHIỀU ĐỒ VẬT (Tiết 1)

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Nhận biết được các tác động của ánh sáng lên bề mặt chất liệu của các vật mẫu.

- Phân biệt được sự hài hòa về tỉ lệ và bố cục của bức vẽ.

- Diễn tả được tỉ lệ, đậm nhạt trên bài vẽ.

- Có ý thức quan sát, tìm hiểu vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

+ Diễn tả được tỉ lệ, đậm nhạt trên bài vẽ

+ Có ý thức quan sát, tìm hiểu vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống

- Nhân ái: Biết trân quý và giữ gìn tài sản chung, tôn trọng sự khác biệt về nhận

thức, năng lực sáng tạo và kĩ năng thực hành của mỗi cá nhân

- Trung thực: Trung thực trong sáng tạo sản phẩm.

Trang 2

- Trách nhiệm: Biết giữ gìn vệ sinh lớp học, có ý thức bảo quản đồ dùng học tập;

biết trân trọng sản phẩm của mình, của bạn

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học mới

- HS nhận biết được một số đồ vật của mẫu

- Liệt kê tên mẫu vật và nêu được đặc điểm của chúng

b) Nội dung:

- GV chiếu một tranh tĩnh vật, yêu cầu HS trả lời câu hỏi

- HS quan sát, tìm hiểu, thảo luận và trả lời các câu hỏi

+ Đồ vật nào có khối trụ, khối cầu, khối hộp?

+ Đồ vật nào có màu đậm nhất, đồ vật nào có màu sáng nhất?

c) Sản phẩm: HS quan sát đồ vật và trả lời câu hỏi

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 2 bạn HS trình bày nội dung đã tìm hiểu Các HS khác nhận xét, lắngnghe và bổ sung

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

Trang 3

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta sẽ thấy được sự đa dạng về hình, khối của

đồ vật, biết cách vẽ lại chúng dựa trên sự quan sát và theo cảm nhận của riêng mình Để tìm hiểu rõ hơn về cách vẽ mẫu có nhiều đồ vật, chúng ta cùng vào học

bài hôm nay, Bài 1 – Vẽ mẫu có nhiều đồ vật.

2.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (8 - 10 phút)

a) Mục tiêu:

- HS nêu được đặc điểm tạo hình, màu sắc, đậm nhạt, chất liệu của mỗi vật mẫu

- Nhận biết hai diện sáng và tối của vật mẫu dưới sự tác động của ánh sáng

- Chia sẻ được cảm nhận về bố cục, đậm nhạt, không gian của bài vẽ

b) Nội dung:

- HS quan sát hình ảnh trong SGK và thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi: + Các vật mẫu có dạng khối hình gì?

+ So sánh tỉ lệ khung hình chung của nhóm mẫu và từng vật mẫu

+ Ánh sáng chiếu vào vật mẫu làm thay đổi đậm nhạt của nó như thế nào?

+ Mô tả đặc điểm bề mặt chất liệu của vật mẫu

c) Sản phẩm: Trình bày nội dung tìm hiểu của HS theo câu hỏi gợi ý, ý kiến thảoluận của HS

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu, ghi chép phần tìm hiểu theo các câu hỏi gợiý

- GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 4 bạn đại diện của 4 nhóm trình bày nội dung đã tìm hiểu Các HS khácnhận xét, lắng nghe và bổ sung

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá

- GV bổ sung thêm:

- Đại diện các nhóm HS trả lời, bổ sung

Trang 4

- GV yêu cầu quan sát thêm một số hình ảnh về sản phẩm của HS trang 4 Yêu cầutrả lời các câu hỏi:

+ Nhận xét cách sắp xếp bố cục của hai bức vẽ

+ Mô tả kích thước của các vật mẫu trong mỗi bức vẽ

+ Nhận xét về tỉ lệ, độ đậm, nhạt của các vật mẫu trong mỗi bức vẽ.

- HS các nhóm tiếp tục thảo luận và trả lời nội dung câu hỏi

- GV cùng phân tích đáp án và kết luận

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

- Xác định và thể hiện được điểm nhấn trong bài vẽ

- Vẽ được mẫu có nhiều đồ vật bằng chì trên giấy

b) Nội dung: Yêu cầu tham khảo mục tìm ý tưởng trong SGK trang 4 và 5, xemvideo hướng dẫn các bước làm và nêu ý tưởng tạo sản phẩm của mình

https://youtu.be/7k2F8ICh1RQ

+ Bước 1: Phác khung hình tổng thể và chi tiết hoặc vẽ theo cách ước lượng.

+ Bước 2: Vẽ hình chi tiết

+ Bước 3: Chỉnh hình, vẽ đậm nhạt, bóng đổ và diễn tả chất của vật mẫu.

+ Bước 4: Đẩy sâu chi tiết, tạo không gian, nhấn trọng tâm và hoàn thiện (diễn tả kĩ

vật mẫu, không gian, nhấn đậm và nảy sáng)

Trang 5

- Yêu cầu:

+ Bố cục bài vẽ cân đối trên khổ giấy

+ Tỉ lệ, kích thước hình vẽ tương ứng với mẫu và vị trí quan sát

+ Vẽ được ba độ đậm nhạt lớn: đậm, trung gian, sáng

+ Diễn tả được bóng ngả, không gian

+ Tạo được điểm nhấn trong bài vẽ

(Hết tiết 1 GV thu bài thực hành của HS và trả bài vào tiết 2 để các em hoàn

thiện)

* GV dặn dò HS: (2 phút)

- Xem lại bài học ở SGK Mĩ thuật 9

- Tập vẽ thêm mẫu có nhiều đồ vật khác ở nhà

- Chuẩn bị đầy đủ ĐDHT cho giờ học sau: Bài 1 - Vẽ mẫu có nhiều đồ vật (tiết 2)

Ký duyệt:

Ngày tháng năm 2024

TỔ TRƯỞNG

Trang 6

Tuần 2 - Tiết 2 Ngày soạn: /2024

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ: MĨ THUẬT CƠ BẢN BÀI 1: VẼ MẪU CÓ NHIỀU ĐỒ VẬT (Tiết 2)

I THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV

II TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

- Xác định và thể hiện được điểm nhấn trong bài vẽ

- Vẽ được mẫu có nhiều đồ vật bằng chì trên giấy

b) Nội dung: Yêu cầu tham khảo mục tìm ý tưởng trong SGK trang 4 và 5, xemvideo hướng dẫn các bước làm và nêu ý tưởng tạo sản phẩm của mình

https://youtu.be/7k2F8ICh1RQ

+ Bước 1: Phác khung hình tổng thể và chi tiết hoặc vẽ theo cách ước lượng.

+ Bước 2: Vẽ hình chi tiết

+ Bước 3: Chỉnh hình, vẽ đậm nhạt, bóng đổ và diễn tả chất của vật mẫu.

Trang 7

+ Bước 4: Đẩy sâu chi tiết, tạo không gian, nhấn trọng tâm và hoàn thiện (diễn tả kĩ

vật mẫu, không gian, nhấn đậm và nảy sáng)

- Yêu cầu:

+ Bố cục bài vẽ cân đối trên khổ giấy

+ Tỉ lệ, kích thước hình vẽ tương ứng với mẫu và vị trí quan sát

+ Vẽ được ba độ đậm nhạt lớn: đậm, trung gian, sáng

+ Diễn tả được bóng ngả, không gian

+ Tạo được điểm nhấn trong bài vẽ

- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS

- GV tổ chức báo cáo, thảo luận, kết luận dựa trên các nội dung sau:

+ Độ đậm nhạt, chất liệu của vật mẫu được diễn tả như thế nào?

+ Em có cảm nhận gì về chiều sâu không gian của bài vẽ?

+ Nhận xét, góp ý cho bài vẽ của bạn

- GV hướng dẫn HS khác cùng thảo luận, nhận xét, đánh giá sản phẩm của lớp

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ của HS, thông qua đó giáo dục

HS có ý thức rèn luyện, phấn đấu

d) Tổ chức thực hiện:

- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm cặp

Trang 8

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trình bày nội dung đã tìm hiểu Các HS khácnhận xét, lắng nghe và bổ sung

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

- GV giao HS nhiệm vụ chia sẻ ứng dụng:

+ Qua bài học, em có thể vận dụng kĩ năng quan sát, nhận xét về tạo hình, khối,màu sắc và ý tưởng cho một bài vẽ mẫu nhiều đồ vật nào khác?

+ Em nhận biết sự tác động của ánh sáng và xử lí đậm nhạt để vật mẫu trở nên cókhối trên bề mặt phẳng của giấy vẽ như thế nào?

- HS trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV

- GV quan sát, điều hành

- GV tổ chức cho HS báo cáo: chọn từ 2 - 3 HS trình bày, các HS khác bổ sung

- GV nhận xét, kết luận:

+ Bài học giúp các em rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh

+ Biết nhận xét về hình dáng, màu sắc, chất liệu và ánh sáng tác động đến hiệu quảcủa khối trên vật mẫu

+ Độ đậm nhạt của bức vẽ gợi lên khối và không gian cho cảm giác giống nhưthật

+ Điểm nhấn giúp bài vẽ sinh động và có chiều sâu hơn

c) Sản phẩm:

- HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình

- Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm và nêu ý tưởng vận dụng kiến thức bài học vào cuộcsống

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện ở nhà

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả vào tiết học sau

* Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét hoạt động, giới thiệu một số sản phẩm ứng dụng trên máy chiếu (tivi)

Trang 9

* Dặn dò:

- Đọc phần: Em cần nhớ (SGK - 6)

- Xem trước bài 2 SGK Mĩ thuật 9

- Chuẩn bị đầy đủ ĐDHT cho giờ học sau; Bài 2: Phù điêu chân dung phác mảng.

- Hiểu được phương pháp thực hiện phù điêu chân dung phác mảng

- Mô phỏng được phù điêu chân dung theo dạng khối phác mảng

- Chia sẻ được vẻ đẹp của phù điêu chân dung phác mảng trong nghệ thuậtđiêu khắc

2 Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc

lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,

nhóm và GV Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm,

tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề

Năng lực mĩ thuật:

- Nhận biết được đặc điểm, tỉ lệ, khối của thể loại phù điêu chân dung phácmảng

- Hiểu được phương pháp thực hiện phù điêu chân dung phác mảng

- Mô phỏng được phù điêu chân dung theo dạng khối phác mảng

Trang 10

- Chia sẻ được vẻ đẹp của phù điêu chân dung phác mảng trong nghệ thuậtđiêu khắc.

- Trung thực trong sáng tạo sản phẩm

- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học, có ý thức bảo quản đồ dùng học tập; biết trântrọng sản phẩm của mình, của bạn

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV Mĩ thuật 9 – Cánh diều

- Một số hình ảnh/ video về tác phẩm mĩ thuật về phù điêu chân dung phácmảng

- Máy tính, máy chiếu (nếu có)

2 Đối với học sinh

- SGK, vở thực hành Mĩ thuật 9 – Cánh diều

- Màu vẽ, giấy, bút chì, kéo,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập,

hứng thú với bài học mới

b Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép mĩ thuật” HS trả

lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Chủ đề Phù điêu chân dung phác mảng để lật mở mảnh ghép

c Sản phẩm: Các mảnh mĩ thuật được lật mở trong trò chơi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép mĩ thuật”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất

hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến đến Chủ đề Phù điêu chân dung phác mảng.

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Trang 11

Mảnh ghép số 1: Phù điêu chân dung phác mảng là gì?

A Một loại tranh vẽ chân dung trên giấy

B Một loại tranh vẽ chân dung trên tường

C Một loại điêu khắc chân dung với các mảng hình khối đơn giản

D Một loại tranh thêu chân dung trên vải

Mảnh ghép số 2: Trong phù điêu chân dung phác mảng, mảng nào thường

D Trên quần áo và phụ kiện thời trang

Mảnh ghép số 5: Phù điêu chân dung phác mảng có ưu điểm gì so với các loại

hình nghệ thuật khác?

A Tạo cảm giác nhẹ nhàng và mềm mại

Trang 12

B Mang lại hiệu ứng 3D mạnh mẽ và dễ nhìn thấy từ xa.

C Thể hiện chi tiết và chính xác đến từng milimet

D Dễ dàng vận chuyển và trưng bày ở bất cứ đâu

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật

mở từng mảnh ghép

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

cùng vào học bài hôm nay, Bài 2 – Phù điêu chân dung phác mảng.

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 Quan sát – nhận thức (25 phút)

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được đặc điểm, tỉ lệ, khối của thể

loại phù điêu chân dung phác mảng

Trang 13

b Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông

tin mục Quan sát – Nhận thức SGK tr.7, 8 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm, tỉ lệ, khối của thể loại phù điêu

chân dung phác mảng và chuẩn kiến thức của GV

d Tổ chức thực hiện:

PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm

- GV yêu cầu các nhóm khai thác hình ảnh, thông tin mục

Quan sát– Nhận thức SGK tr.7, 8 kết hợp tìm hiểu thêm thông

tin trên sách, báo, internet vàhoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm 1: Hình khái quát của khuôn mặt người là gì?

Nhóm 2: Chỉ ra những tỉ lệ bằng nhau trên khuôn mặt người.

Nhóm 3: Mô tả khối của các bộ phận mắt, mũi, miệng.

Nhóm 4: Giới thiệu tỉ lệ khuôn mặt trẻ em và người lớn, phân tích thêm về tỉ lệ khuôn mặt theo chiều ngang.

1 Quan sát – Nhận thức - Đầu người có dạng hình quả trứng Khuôn mặt người có các dạng như: hình vuông (chữ điền), hình tròn (như mặt trăng), hình trái xoan,

- Dạng khối của các bộ phận như sau: mắt có dạng khối cầu, mũi có dạng chóp cụt, miệng có dạng hình hộp,

- Phác mảng là thuật ngữ chỉ cách tạo hình dạng khối bằng các diện phẳng đơn giản, khúc chiết

để mô phỏng một cách khái quát cấu trúc của khối trong điêu khắc

Trang 14

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, quan sát hình ảnh,vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới Hoạt động 1).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ýkiến (nếu có)

Trang 15

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm, tỉ lệ, khối

của thể loại phù điêu chân dung phác mảng

- GV chuyển sang nội dung mới

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm 1: Hình khái quát của khuôn mặt người là gì?

Khuôn mặt người có thể được khái quát bằng các hình cơ bản và các tỉ lệ hài hòa:

- Hình dạng tổng thể: Khuôn mặt người được mô tả bằng một hình bầu dục hoặc

hình quả trứng với phần rộng hơn ở phía trên và hẹp dần xuống cằm

- Trục dọc và ngang: Khuôn mặt được chia thành hai nửa đối xứng qua một trục

dọc (từ đỉnh trán đến cằm) và một trục ngang (từ tai trái đến tai phải qua trung điểmcủa mắt)

- Phân chia tỷ lệ theo chiều dọc: Khuôn mặt có thể được chia thành ba phần bằng

nhau theo chiều dọc:

+ Từ chân tóc đến đường chân mày

+ Từ đường chân mày đến dưới mũi

+ Từ dưới mũi đến cằm

Nhóm 2: Chỉ ra những tỉ lệ bằng nhau trên khuôn mặt người.

- Khoảng cách giữa hai mắt: bằng chiều rộng của một mắt

- Chiều dài tai và mũi: Chiều dài của tai từ đỉnh đến dái tai thường bằng chiều

dài của mũi từ gốc đến đầu mũi

- Khoảng cách giữa các phần khác nhau của khuôn mặt:

+ Khoảng cách từ đường chân mày đến dưới mũi thường bằng khoảng cách từdưới mũi đến cằm

+ Chiều dài từ đỉnh trán (chân tóc) đến dưới mũi bằng chiều dài từ dưới mũi đếncằm Độ rộng của miệng:

- Độ rộng của miệng khi cười: thường bằng khoảng cách giữa hai đồng tử của

Trang 16

+ Cấu trúc khối: có dạng hình hộp.

Nhóm 4: Giới thiệu tỉ lệ khuôn mặt trẻ em và người lớn, phân tích thêm về tỉ

lệ khuôn mặt theo chiều ngang.

* Tỉ lệ khuôn mặt trẻ em và người lớn:

- Trẻ em:

+ Đầu trẻ em chiếm 1/4 chiều dài cơ thể, đầu người lớn chỉ chiếm 1/8 chiều dài

cơ thể

+ Khuôn mặt trẻ em thường có chiều dài ngắn hơn và chiều rộng lớn hơn

+ Trán của trẻ em thường rộng và cao, chiếm phần lớn khuôn mặt

+ Mắt của trẻ em trông to hơn so với khuôn mặt

+ Mũi và miệng của trẻ em thường nhỏ và nằm gần nhau hơn so với người lớn

- Người lớn:

+ Khuôn mặt có tỷ lệ hài hòa hơn giữa chiều dài và chiều rộng

+ Trán của người lớn thấp hơn so với trẻ em

+ Mắt người lớn nhỏ hơn so với toàn bộ khuôn mặt

+ Mũi và miệng phát triển và chiếm nhiều không gian trên khuôn mặt

* Tỉ lệ khuôn mặt theo chiều ngang:

- Khoảng cách giữa hai mắt: Ở cả trẻ em và người lớn, khoảng cách giữa hai mắt

thường bằng chiều rộng của một mắt Tuy nhiên, ở trẻ em, do khuôn mặt tròn hơn,khoảng cách này có thể trông gần hơn

- Vị trí của mắt, mũi và miệng:

+ Ở người lớn, mắt thường nằm ở khoảng 1/2 chiều dài khuôn mặt từ đỉnh tránđến cằm Mũi nằm ở giữa mắt và miệng nằm ở khoảng 1/3 dưới của khuôn mặt từmũi đến cằm

+ Ở trẻ em, do khuôn mặt ngắn hơn và tròn hơn, mắt có thể nằm cao hơn tỷ lệnày và mũi, miệng nằm gần nhau hơn

- Chiều rộng của khuôn mặt:

+ Ở người lớn, chiều rộng khuôn mặt thường khoảng 2/3 chiều dài khuôn mặt.+ Ở trẻ em, chiều rộng có thể gần bằng chiều dài do khuôn mặt tròn hơn.

Trang 17

Tỉ lệ mặt trẻ em Tỉ lệ khuôn mặt người lớn

Hoạt động 2 Sáng tạo (15 phút)

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý tưởng thực hành

tượng phác mảng, lựa chọn được cách thực hành phù hợp

b Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông

tin mục Sáng tạo SGK tr.7, 8 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý tưởng thực hành tượng phác mảng, lựa

chọn được cách thực hành phù hợp và chuẩn kiến thức của GV

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS khai thác hình ảnh, thông tin mục

Sáng tạo SGK tr.8 kết hợp tìm hiểu thêm thông tin trên

sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ:Nêu cách thực

hành tạo hình phù điêu chân dung phác mảng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu

biết của bản thân và trả lời câu hỏi

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trình bày kết quả

thảo luận

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

2 Sáng tạo

2.1 Tìm ý tưởng tạo hình phù điêu chân dung phác mảng

- Ước lượng độ tuổicủa nhân vật

- Xác định đặc điểmriêng của nhân vật

- Dự kiến vật liệuthực hành

Trang 18

ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: HS lựa chọn nội

dung chủ đề theo ý thích, từ đó xác định hình tượng và chất

liệu phù hợp Có thể dùng đất sét, đất nặn, bột hoặc các

loại củ, quả để thực hành tạo sản phẩm.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới

Nhiệm vụ 2: Cách tạo hình khuôn mặt người trên

khối phù điêu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS khai thác hình ảnh, thông tin mục

Sáng tạo SGK tr.9 và thực hiện nhiệm vụ:Thực hành tạo

hình khuôn mặt người trên khối phù điêu.

- GV lưu ý HS: Chọn một trong những cách sau hoặc

giới thiệu cách khác phù hợp với kĩ thuật điêu khắc.

+ Cách 1: Mô phỏng khuôn mặt người trên khối phù

điêu.

+ Cách 2: Mô phỏng khuôn mặt người với kĩ thuật tạo

khối bằng giấy (điêu khắc giấy).

2.2 Cách tạo hình khuôn mặt người trên khối phù điêu

- Cách 1: Mô phỏng khuôn mặt người trên khối phù điêu.

+ Bước 1: Dựnghình, khối khái quát vàxác định tỉ lệ các bộphận

+ Bước 2: Cắt bỏ đất

để tạo hình hốc mắt,khối mũi và trán

+ Bước 3: Đắp thêmđất để tạo khối mắt, mũi,miệng

+ Bước 4: Chỉnh sửahình khối và hoàn thiệnsản phẩm

- Cách 2: Mô phỏng khuôn mặt người với kĩ thuật tạo khối bằng giấy (điêu khắc giấy).

+ Bước 1: Vẽ kháiquát hình khuôn mặtngười trên khổ giấy A4theo tỉ lệ đã xác định.+ Bước 2: Chia cácđường để cắt/trổ tạokhối nổi

+ Bước 3: Kẻ các

Trang 19

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về tạo hình

khuôn mặt người trên khối phù điêu:

https://youtu.be/qt-5RBvWgts?si=8xxyEOos2AYkIPYp

- GV lưu ý HS: Quan sát bằng chất liệu chuẩn bị trước,

chuẩn bị dụng cụ điêu khắc bằng tre, gỗ và các dụng cụ an

toàn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu

biết của bản thân và trả lời câu hỏi

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trình bày kết quả

thảo luận

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

ý kiến (nếu có)

đường để cắt/trổ tạokhối nổi

+ Bước 4: Cắt/trổ vàgấp nếp để tạo khối.+ Bước 5: Dán hộp

để dựng các khối dạng3D

Trang 20

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về cách tạo hình

khuôn mặt người trên khối phù điêu

- GV chuyển sang nội dung mới

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3: Luyện tập (40 phút)

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô phỏng được phù điêu khuôn mặt

người phác mảng bằng vật liệu tự chọn; trưng bày, giới thiệu, nhận xét, đánh giáđược sản phẩm của mình, của bạn

b Nội dung:GV hướng dẫn HS thực hiện một sản phẩm phù điêu mô phỏng

chân dung người bằng đất sét hoặc bất kì vật liệu nào phù hợp với kĩ thuật tạo khốitrong nghệ thuật điêu khắc

c Sản phẩm: Sản phẩm mĩ thuật phù điêu mô phỏng chân dung người

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện một

sản phẩm phù điêu mô phỏng chân dung người bằng đất sét hoặc bất kì vật liệu nào phù hợp với kĩ thuật tạo khối trong nghệ thuật điêu khắc.

- GV yêu cầu HS thực hành SPMT:

+ Thể hiện bài tập dạng phù điêu chân dung phác mảng.

+ Gợi được đặc điểm lứa tuổi hoặc đặc điểm riêng của nhân vật.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV

- GV quan sát, hướng dẫn hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trưng bày SPMT và chia sẻ:

+ Giới thiệu về sản phẩm của mình.

+ Nhận xét sản phẩm của bạn về tạo hình tỉ lệ, diện, mảng, khối,

+ Liên hệ với các phong cách nghệ thuật dân gian đã học.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV giáo dục HS biết giữ gìn và phát huy nghệ thuật phù điêu

- GV chuyển sang nội dung mới

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 4 Ứng dụng (5 phút)

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ứng dụng được kiến thức đã học để

nhận biết một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật; vận dụng được kiến thức, sản phẩmcủa bài học vào cuộc sống

Trang 21

b Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ chia sẻ

ứng dụng

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chia sẻ ứng dụng.

d Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ tại nhà:

+ Nêu ý tưởng vận dụng kiến thức, kĩ năng, sản phẩm vào thực tiễn cuộc sống + Sản phẩm phù điêu chân dung được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS sưu tầm trên sách, báo, internet hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Ôn lại kiến thức đã học: Phù điêu chân dung phác mảng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 3: Tết và mùa xuân.

Trang 22

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hiểu được ý nghĩa, hoạt động của ngày Tết và mùa xuân

- Khai thác được hình ảnh đặc trưng về chủ đề ngày Tết và mùa xuân vào sảnphẩm mĩ thuật

- Thực hiện được bức tranh có bố cục, màu sắc mang không khí Tết và mùa xuân

- Chia sẻ được tình yêu quê hương, đất nước qua sản phẩm của mình, của bạn

2 Năng lực

Năng lực chung:

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập

hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp

-Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,

nhóm và GV Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp

-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư

duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề

Năng lực mĩ thuật:

- Hiểu được ý nghĩa, hoạt động của ngày Tết và mùa xuân

- Khai thác được hình ảnh đặc trưng về chủ đề ngày Tết và mùa xuân vào sảnphẩm mĩ thuật

- Thực hiện được bức tranh có bố cục, màu sắc mang không khí Tết và mùa xuân

- Chia sẻ được tình yêu quê hương, đất nước qua sản phẩm của mình, của bạn

3 Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chuẩn bị đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động thảo luận,

thực hành

- Nhân ái: Biết trân quý và giữ gìn tài sản chung, tôn trọng sự khác biệt về nhận

thức, năng lực sáng tạo và kĩ năng thực hành của mỗi cá nhân

- Trung thực: Trung thực trong sáng tạo sản phẩm.

- Trách nhiệm: Biết giữ gìn vệ sinh lớp học, có ý thức bảo quản đồ dùng học tập;

biết trân trọng sản phẩm của mình, của bạn

Trang 23

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

1 Đối với giáo viên

-SGK, SGV Mĩ thuật 9 – Cánh diều

- Hình ảnh về các TPMT liên quan đến Tết và mùa xuân

- Máy tính, máy chiếu (nếu có)

2 Đối với học sinh

-SGK, vở thực hành Mĩ thuật 9 – Cánh diều

- Màu vẽ, giấy, bút chì, kéo,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a.Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực và định hướng khám phá kiến thức mới cho

HS

b Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh mùa Xuân Tây Bắc của họa

sĩ Nguyễn Công Huy và trả lời câu hỏi

c Sản phẩm: Phần nêu cảm nhận của HS về bức tranh.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát bức tranh mùa xuân Tây Bắc của họa sĩ Nguyễn Công Huy:

Mùa xuân Tây Bắc - Nguyễn Công Huy

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận về bức tranh mùa xuân của họa sĩ Nguyễn Công Huy.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các bức tranh và thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của HS trong lớp

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

Khung cảnh sống động của núi rừng Tây Bắc vào mùa xuân như một bức tranh thổ cẩm rực rỡ với sắc hồng của hoa đào, hoa mận trắng tinh khôi, hay những khóm hoa cải vàng mọc thành từng cánh đồng,… Cùng với những đồi chè,

Trang 24

thửa ruộng bậc thang, những con đường uốn lượn đã cùng góp thêm mảng màu cho bức tranh khung cảnh Tây Bắc ngày xuân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề Tết và mùa xuân trong mỹ thuật là một nguồn cảm hứng phong phú và đa dạng, gắn liền với các giá trị văn hóa, truyền thống và tinh thần của dân tộc Việt Nam Các tác phẩm nghệ thuật về Tết và mùa xuân thường mang đậm màu sắc rực rỡ, vui tươi và truyền tải thông điệp về sự khởi đầu mới, niềm hy vọng, tình yêu gia đình và thiên nhiên Để tìm hiểu rõ hơn,

chúng ta cùng vào học bài hôm nay, Bài 3 – Tết và mùa xuân.

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 Quan sát – nhận thức (25 phút)

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các hoạt động vào dịp Tết và

mùa xuân, giới thiệu được một số phong tục ngày Tết

b Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông

tin mục Quan sát – Nhận thức SGK tr.11, 12 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

c Sản phẩm: HS kể tên các hoạt động vào dịp Tết và mùa xuân, giới thiệu

một số phong tục ngày Tết và chuẩn kiến thức của GV

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm

- GV yêu cầu các nhóm khai thác

hình ảnh, thông tin mục Quan sát – Nhận

Nhóm 3: Chia sẻ một trải nghiệm

đặc biệt của em trong dịp Tết.

1 Quan sát – Nhận thức

- Tết là một trong những dịpđặc biệt của người Việt Namthể hiện được nét đặc trưngtruyền thống của dân tộc

- Tết và mùa xuân là thờiđiểm thường diễn ra nhiều hoạtđộng Các lễ hội được tổ chứcsôi nổi, nhộn nhịp, gần gũi vớiđời sống của người dân

- Vào dịp này, có rất nhiều

đề tài sáng tạo các sản phẩm mĩthuật: chợ Tết, phong cảnh ngàyxuân, cảnh mua sắm Tết, góibánh chưng, bày mâm ngũquả,

Trang 25

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông

tin, quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết

của bản thân và trả lời câu hỏi

- GVtheo dõi, hướng dẫn,hỗ trợ HS

(nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động,

thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày

Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới Hoạt

động 1).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe,

nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

Trang 26

Tranh sơn mài Đón giao thừa

(1958) của hoạ sĩ Lê Quốc Lộc

Tranh màu nước Phong cảnh mùa xuân do hoạ sĩ Trần Lưu Hậu

+ Cân đối, hài hòa, đối xứng

+ Có một/nhiều tiêu điểm là nhân vật chính, chi tiết nổi bật

- Hình ảnh: thể hiện theo nhiều phong cách khác nhau như hiện thực,

ấn tượng, trừu tượng, hay siêu thực, tùy vào cách tiếp cận của họa sĩ

- Màu sắc:

+ Tạo ra độ đậm nhạt, tương phản, những mảng màu sáng tối đượcphối hợp hài hòa để tạo chiều sâu và không gian

Trang 27

+ Tông màu nóng như đỏ, cam, vàng mang lại cảm giác ấm áp, sôiđộng.

+ Tông màu lạnh như xanh, tím, trắng mang lại cảm giác yên bình,tĩnh lặng

Nhóm 2: Cảm nghĩ của em về nội dung nghệ thuật trong từng tác phẩm.

- Tác phẩm 1: Bức tranh thể hiện khung cảnh huyên náo, vui vẻ của

người dân tại Hồ Gươm vào đêm Giao thừa Bức tranh không chỉ phảnánh niềm vui và sự hân hoan của người dân Hà Nội mà còn gửi gắm tinhthần hy vọng và lạc quan về tương lai

- Tác phẩm 2: Bố cục không gian bức tranh có sự mở rộng về chiều

ngang, màu sắc tổng thể và trang phục của các nhân vật được vẽ bằngtông màu đậm và ấm Trong tranh, họa sĩ khắc hóa hình ảnh ba nhân vật

cô gái yêu kiều, nền nã trong tà áo dài và ba người phụ nữ bán hoa đào

Cả khuôn mặt, trang phục và dáng điệu bước đi của cô gái đã kéo trọngtâm của bức tranh về phía trái, không chỉ thu hút ánh nhìn của các nhânvật trong tranh mà còn thu hút ánh nhìn của người xem tranh

- Tác phẩm 3: Bức tranh kết hợp gam màu nóng và gam màu lạnh để

diễn tả không khí mùa xuân Họa sĩ sử dụng trường phái nghệ thuật trừutượng khắc họa đồ vật quen thuộc trong ngày Tết

- Tác phẩm 4: Tranh lụa Hội mùa xuân được đánh giá giàu chất thơ,

bố cục sinh động và có cách hòa màu riêng biệt Các hình ảnh trong tranhđược vẽ chi tiết, tỉ mỉ, từ trang phục truyền thống của người dân, các hoạtđộng lễ hội, đến các yếu tố thiên nhiên như cây cối, hoa lá Tất cả đều tạonên một bức tranh phong phú và đa dạng, gợi lên cảm giác vui tươi, náonhiệt của mùa xuân

- Tác phẩm 5: Bức tranh truyền tải được không khí rộn ràng, náo

nhiệt của chợ tình Họa sĩ sử dụng những gam màu tươi sáng, rực rỡ đểdiễn tả sự vui tươi và phấn khởi của chợ tình Qua bức tranh, người xemkhông chỉ cảm nhận được không khí vui tươi, phấn khởi của chợ tình màcòn thấy được nét đẹp trong văn hóa và tình cảm của người H'Mông

Nhóm 3: Chia sẻ một trải nghiệm đặc biệt của em trong dịp Tết.

HS liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi

Gợi ý: Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là cùng ông bà và cả

nhà ngồi gói bánh chưng Em chưa từng gói bánh chưng trước đó, nênmọi thứ đều rất lạ lẫm Ông bà kiên nhẫn hướng dẫn em từng bước, từviệc rửa lá dong, chuẩn bị nhân, cho đến việc gói bánh sao cho chặt vàđẹp Cảm giác tự tay gói bánh, rồi ngồi canh nồi bánh suốt đêm bên bếplửa cùng cả gia đình thật ấm áp và vui vẻ

Hoạt động 2 Sáng tạo (15 phút)

Trang 28

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý tưởng về bức tranh

chủ đề ngày Tết và mùa xuân, nắm được các bước thực hành

b Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông

tin mục Sáng tạo SGK tr.12, 13 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý tưởng về bức tranh chủ đề ngày Tết và

mùa xuân, nắm được các bước thực hành và chuẩn kiến thức của GV

d Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Tìm ý tưởng tạo hình bức

tranh ngày Tết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

tập

- GV yêu cầu HS khai thác hình ảnh, thông

tin mục Sáng tạo SGK tr.12 kết hợp tìm hiểu

thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực

hiện nhiệm vụ: Em hãy tìm ý tưởng tạo hình bức

tranh ngày Tết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

học tập

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, vận

dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu

cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo

luận

-GVmời đại diện 1–2 HS lần lượt trình

bàykếtquả thảo luận

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận

xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trước

khi thực hành, cần xác định rõ ngôn ngữ tạo

hình, lựa chọn hình tượng điển hình sao cho

làm nổi bật nội dung chủ đề ngày Tết và mùa

xuân Xác định được phương pháp thực hành

hợp lí sẽ đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới

2 Sáng tạo

2.1 Tìm ý tưởng tạo hình bức tranh ngày Tết

- Xác định nội dung, chủđề

- Xác định hình tượnglàm nổi bật chủ đề

- Tưởng tượng về bứctranh và cách thể hiện

Nhiệm vụ 2: Các bước vẽ tranh đề tài tết

Nguyên đán

2.2 Các bước vẽ tranh

đề tài tết Nguyên đán

Trang 29

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

tập

- GV yêu cầu HS khai thác hình ảnh, thông

tin mục Sáng tạo SGK tr.13 và thực hiện nhiệm

vụ: Trình bày các bước vẽ tranh đề tài tết

Nguyên đán.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

học tập

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, vận

dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu

cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo

luận

- GV mời đại diện1–2HS lần lượt trình

bàykếtquả thảo luận

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận

xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các

bước vẽ tranh đề tài tết Nguyên đán

- GV chuyển sang nội dung mới

- Bước 1: Tìm bố cục, vẽphác mảng hình

-Bước2: Vẽ chi tiết cáchình ảnh

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vẽ được bức tranh chủ đề ngày Tết và

mùa xuân theo ý thích; trưng bày, giới thiệu, nhận xét, đánh giá được sản phẩmcủa mình, của bạn

b Nội dung: GV hướng dẫn HS chọn một trong những hình thức để sáng tạo

một sản phẩm về đề tài ngày Tết và mùa xuân

Trang 30

c Sản phẩm: Sản phẩm mĩ thuật về đề tài ngày Tết và mùa xuân

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Chọn một trong

những hình thức vẽ, xé, dán để sáng tạo một sản phẩm về đề tài ngày Tết và mùa xuân.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về đề tài ngày Tết và mùaxuân:

- GV yêu cầu HS thực hành SPMT:

+ Vẽ, xé, dán bức tranh đề tài ngày Tết hoặc mùa xuân.

+ Chuẩn bị nội dung ngắn gọn để giới thiệu về tác phẩm.

- GV yêu cầu HS thực hiện trên giấy A4/ vở thực hành

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV

- GV quan sát, hướng dẫn hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trưng bày SPMT và chia sẻ:

+ Bố cục, hình ảnh và màu sắc của bức tranh.

+ Nội dung bức tranh của em nói lên điều gì?

+ Nêu cảm nhận về bức tranh mà em thích nhất.

+ Em có nhận xét, góp ý gì cho bài của bạn?

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV giáo dục HS biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

- GV chuyển sang nội dung mới

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 4 Ứng dụng (5 phút)

Trang 31

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ứng dụng được kiến thức, sản phẩm

của bài học vào cuộc sống

b Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ chia sẻ ứng dụng.

- GV cho HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm về Tết và mùa xuân.

c Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về chia sẻ ứng dụng.

- Đáp án câu trả lời trắc nghiệm của HS

d Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ ứng dụng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ tại nhà: Qua bài học, các em thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước trong bức tranh ngày Tết và mùa xuân Vận dụng tác phẩm của mình để ứng dụng sáng tạo các sản phẩm phục

vụ đời sống như: thiết kế lịch, trang trí góc học tập, trang trí thiệp chúc Tết,

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS sưu tầm trên sách, báo, internet hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm – Tổng kết bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép mĩ thuật”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất

hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến thức đã học ở lớp dưới về Tết và mùa xuân.

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Đâu không phải là hình ảnh đặc trưng của ngày Tết?

A Chợ Tết B Chúc Tết C Phá cỗ trung thu D.Gói bánhchưng

Mảnh ghép số 2: Tìm bố cục, vẽ phác mảng hình thuộc bước mấy khi thực

hiện vẽ tranh đề tài Tết và mùa xuân?

Trang 32

A Bước 1 B Bước 2 C Bước 3 D Bước 4.

Mảnh ghép số 3: Đâu là loại bánh không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân

về?

A Bánh đậu xanh B Bánh bao C Bánh chưng D Bánh rán

Mảnh ghép số 4: Đâu là bức tranh thể hiện đề tài Tết và mùa xuân?

Mảnh ghép số 5: Ý nghĩa của việc khi vẽ tranh đề tài Tết và mùa xuân là gì?

A thể hiện tinh thần đoàn kết và sự gắn bó giữa bạn bè

B lưu giữ giá trị tết cổ truyền, gắn kết trong cộng đồng, gia đình

C xây dựng cộng đồng tốt đẹp, hướng đến cách mạng xanh

D kích thích sự sáng tạo, góp phần xây dựng cộng đồng vững mạnh

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS lần lượt đọc đáp án đúng

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có đáp án khác)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt đáp án

Mảnh ghép số 1: C Mảnh ghép số 2: A

Trang 33

Mảnh ghép số 3: C Mảnh ghép số 4: D Mảnh ghép số 5: B

- GV trình chiếu “Mảnh ghép mĩ thuật”: Vẽ tranh về đề tài Tết và mùa xuân không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn và tôn vinh văn hóa truyền thống, tạo không khí vui tươi, ấm áp, truyền tải thông điệp về sự khởi đầu mới và hy vọng, mà còn thể hiện sự đa dạng và phong phú của nghệ thuật Những tác phẩm này không chỉ đẹp mắt mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc, góp phần làm đẹp không gian sống và kết nối tình cảm gia đình.

Tranh khắc gỗ Mùa xuân, được hoạ sĩ Nguyễn Thụ sáng tác năm 1961

- GV kết thúc tiết học

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học: Tết và mùa xuân.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4: Ý tưởng thiết kế thời trang.

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT THỜI TRANG BÀI 4: Ý TƯỞNG THIẾT KẾ THỜI TRANG (2 tiết)

Trang 34

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc

lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với

bạn, nhóm và GV Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc

nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề

Năng lực mĩ thuật:

- Hiểu được cách thức sáng tạo và hình thành ý tưởng thiết kế thời trang

- Phác thảo và trình bày được ý tưởng thiết kế sản phẩm thời trang

- Thể hiện được bản vẽ hoặc sản phẩm dạng mô hình

- Biết trân trọng, phát huy giá trị nghệ thuật dân tộc

2 Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chuẩn bị đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động thảo

luận, thực hành

- Nhân ái: Biết trân quý và giữ gìn tài sản chung, tôn trọng sự khác biệt về

nhận thức, năng lực sáng tạo và kĩ năng thực hành của mỗi cá nhân

- Trung thực: Trung thực trong sáng tạo sản phẩm.

- Trách nhiệm: Biết giữ gìn vệ sinh lớp học, có ý thức bảo quản đồ dùng học

tập; biết trân trọng sản phẩm của mình, của bạn

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV Mĩ thuật 9

- Các mẫu thiết kế thời trang và bản ý tưởng thiết kế thời trang sưu tầmđược

- Máy tính, máy chiếu (nếu có)

2 Đối với học sinh

- SGK, vở thực hành Mĩ thuật 9

- Màu vẽ, giấy, bút chì, kéo, bìa,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học

tập, hứng thú với bài học mới

b Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép mĩ thuật”.

HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Chủ đề Ý tưởng thiết kế thời trang để lật mở mảnh ghép

c Sản phẩm: Các mảnh mĩ thuật được lật mở trong trò chơi.

Trang 35

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép mĩ thuật”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất

hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến đến Chủ đề Ý tưởng thiết kế thời trang.

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Ý tưởng thiết kế thời trang là gì?

A Quá trình chọn vải và màu sắc

B Khái niệm và cảm hứng tạo nên một bộ sưu tập hoặc mẫu thiết kế

C Việc lập kế hoạch marketing cho sản phẩm thời trang

D Quy trình sản xuất trang phục

Mảnh ghép số 2: Điều gì là bước đầu tiên trong việc phát triển một ý tưởng

thiết kế thời trang?

A Tạo mẫu phác thảo

B Nghiên cứu xu hướng và cảm hứng

C Chọn chất liệu

D May mẫu thử

Mảnh ghép số 3: Yếu tố nào sau đây không phải là một phần của quá trình

phát triển ý tưởng thiết kế thời trang?

A Nghiên cứu xu hướng

B Lựa chọn màu sắc

C Lập kế hoạch marketing

D Tạo mẫu phác thảo

Mảnh ghép số 4: Trong thiết kế thời trang, bảng màu được sử dụng để làm gì?

A Xác định các màu sắc chủ đạo cho bộ sưu tập

B Chọn loại vải phù hợp

C Lập kế hoạch sản xuất

D Đánh giá phản hồi của khách hàng

Mảnh ghép số 5: Tại sao việc nghiên cứu xu hướng thời trang lại quan trọng

đối với việc phát triển ý tưởng thiết kế?

Trang 36

A Để đảm bảo thiết kế phù hợp với thị hiếu hiện tại và tương lai.

B Để tìm kiếm nguồn cung cấp vải

C Để xác định chi phí sản xuất

D Để lập kế hoạch marketing

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật

mở từng mảnh ghép

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: B

Mảnh ghép số 2: B

Mảnh ghép số 3: C

Mảnh ghép số 4: A

Mảnh ghép số 5: A

- GV trình chiếu Mảnh ghép mĩ thuật

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ý tưởng thiết kế thời trang là khái niệm và cảm hứng ban đầu tạo nền tảng cho quá trình tạo ra một bộ sưu tập hoặc mẫu thiết kế thời trang Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình thiết kế, vì nó xác định hướng đi, phong cách, và thông điệp của bộ sưu tập Để tìm hiểu rõ hơn,

chúng ta cùng vào học bài hôm nay, Bài 4 – Ý tưởng thiết kế thời trang.

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 Quan sát – nhận thức (25 phút)

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được đặc điểmhình dáng, màu sắc,

họa tiết, chất liệu cua nghành thời trang

b Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông

tin mục Quan sát – Nhận thức SGK tr.14, 15 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Thiết kế thời trang là quátrình sáng tạo ra những bộsưu tập thời trang hay mẫutrang phục Một bộ sưu tập

Trang 37

Phiếu học tập theo gợi ý sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1: Em hiểu thế nào về ý tưởng và thực hành sáng

tạo mẫu thời trang?

Câu 3: Nhận xét về hình dáng, màu sắc, hoạ tiết, chất

liệu trong các mẫu thiết kế

vụ học tập

- HSthảo luận theo nhóm, đọc thông tin, quan sát hình ảnh,

vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày Phiếu học tập

thời trang có thể phát triểnthành nhiều mẫu trang phụckhác nhau dựa trên cùng một

ý tưởng thiết kế

- Ý tưởng thiết kế có thể bắtnguồn từ vẻ đẹp của thiênnhiên, các loài vật hoặc conngười, Khi tìm thấy ýtưởng, nhà thiết kể sẽ ghichép lại bằng nhiều cáchnhư: phác hoạ, kí hoạ, chụphình,

- Các bước để tạo ra mộtbản thiết kế: xây dựng ýtưởng cho trang phục (tìmhiểu xu hướng thiết kế mới

để tạo cảm hứng sáng tạo ýtưởng); vẽ mẫu minh hoạ(xây dựng biểu tượng, cấutrúc, phương án phối màu);phác thảo các kiểu dáng mẫucủa bộ sưu tập; hoàn thiện vàthể hiện sản phẩm

1 Ý tưởng thiết kế váy từ vải cũ

2 Ý tưởng thiết kế váy từ bìa carton

3 Mẫu thiết kế Cung đàn sườn núi của Nguyễn Thị Thuỳ Dương

4 Mẫu thiết kế lấy ý tưởng từ trang phục của người dân tộc Mông của Hồ Thị Ánh Tuyết

Trang 38

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ

sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý tưởng thực hành thiết

kế thời trang, lựa chọn được cách thực hành phù hợp

b Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS thảo luận, khai thác hình ảnh, thông tin

mục Sáng tạo SGK tr.16, 17 và hướng dẫn của GV.

c Sản phẩm học tập: Lựa chọn được phương pháp thực hành và thực hành

được sản phẩm thiết kế thời trang phù hợp

- GV tổ chức cho HS trao đổi, khai thác hình ảnh,

thông tin thảo luận về:

+ Em chọn chủ đề thiết kế?

+ Hình dáng, họa tiết sử dụng trên mẫu thiết kế?

Điểm nổi bật của mẫu? Chất liệu cảu mẫu? …

+ Em hãy nêu các bước thực hành 1 sản phẩm

thiết kế thời trang?

2 Sáng tạo.

Nhiệm vụ 1: Tìm ý tưởng

Nhiệm vụ 2: Thực hành

* Gợi ý

- Có thể tìm ý tưởng thiết

kế từ việc mô phỏng thiênnhiên, hoa văn, hoạ tiếttruyền thống, trang phụcdân tộc, đặc điểm hoạtđộng nghề nghiệp củangười sử dụng,

- Lựa chọn các hoạ tiết có

tỉ lệ phù hợp với kíchthước của sản phẩm, tạođược sự hài hoà giữa hình

và nền trên sản phẩm thiếtkế

- Ngoài vẽ trang trí, có thể

1 Lựa chọn biểu tượng và kiểu dáng trang phục

2 Phác thảo ý tưởng chi tiết mẫu thiết kế

3 Tạo hình hoạ tiết từ vật liệu sẵn có

4 Hoàn thiện thiết kế mẫu trang phục

Trang 39

- GV Giới thiệu bài tham khảo, HS nhận xét

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu

biết của bản thân và trả lời câu hỏi

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

- Theo dõi GV thị phạm

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trình bày kết quả

thảo luận

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ

sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới

cắt, dán các hoạ tiết, hìnhảnh để tạo mẫu cho sảnphẩm • Sử dụng mẫu tỉ lệ

cơ thể người để phác hìnhdáng phù hợp với lứa tuổi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Em hãy thiết kế trang phục theo chủ đề sự

kiện tự chọn hoặc cho nhóm, câu lạc bộ,

3 Thực hành

- Khổ giấy A4 hoặc vởthực hành

Trang 40

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Chuẩn bị trưng bày.

C THẢO LUẬN

1 Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết trưng bày trưng bày, giới thiệu,

nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình, của bạn

2 Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện, HS trưng bày sản phẩm và chia

sẻ

3 Sản phẩm học tập: Phần trình bày và câu trả lời của HS.

4 Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm đã hoàn thiện của mình và chia sẻ vớicác bạn trong lớp

- Thảo luận nhóm đôi theo tiêu chí sau:

+ Nhận xét về tưởng thiết kế sản phẩm của em, cảu bạn

+ Quá trình thực hiện mẫu ý tưởng thiết kế sản phẩm của em

+ Em có nhận xét, góp ý gì cho bài của bạn?

Bước 2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trưng bày sản phẩm MT và chia sẻ theo hướng dẫn của GV

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, chia sẻ

- GV mời đại diện khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV giáo dục HS biết giữ gìn và phát huy nghệ thuật sáng tạo

- GV chuyển sang nội dung mới

Ngày đăng: 18/08/2024, 13:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w