hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân… Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hàn
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý, tư tưởng phân chia quyền lực nhànước xuất hiện rất sớm và có quá trình phát triển lâu dài Mầm mống của nó thểhiện trong việc tổ chức Nhà nước Hy Lạp, La Mã cổ đại và trong các quan điểmchính trị của Aristote, Polybe Dưới chế độ Phong kiến, khi chính thể Quân chủchuyên chế tồn tại ở hầu hết các nước thì tư tưởng này hầu như không được nhắcđến Chỉ khi quan hệ sản xuất tư bản hình thành và phát triển thì tư tưởng này mớiđược các học giả tư sản mà điển hình là Locke và Montesquieu kế thừa, phát triển
và hoàn thiện Nó được thể hiện và áp dụng trong tổ chức bộ máy của nhiều nhànước trên thế giới ở các mức độ khác nhau, được ghi nhận trong Tuyên ngôn vàHiến pháp của nhiều nước Thậm chí có nhà nước coi phân quyền là nguyên tắc cơbản trong tổ chức của mình, là tiêu chuẩn và điều kiện của dân chủ Đó là sự thừanhận và khẳng định giá trị của tư tưởng phân quyền trong thực tế
Tiếc rằng, ở nước ta trong một thời gian khá dài tư tưởng này không đượcchú trọng nghiên cứu và cũng không được đánh giá đúng giá trị của nó Chỉ đến khicông cuộc đổi mới đất nước được khởi xướng, tư tưởng này mới được quan tâmnghiên cứu để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của nó và để vận dụng vào tổ chức Nhànước ta ở mức độ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nó Do đó, bộ
máy Nhà nước ta theo Hiến pháp 1992 được tổ chức theo tinh thần: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp” Nhờ vậy mà hiện tại, tuy chưa khắc phục hết sự hạn chế và yếu kém, song
hoạt động của Nhà nước ta bước đầu đã có những tiến bộ nhất định Đó là kết quảban đầu của sự đổi mới nhận thức của chúng ta và phương hướng trên tiếp tục đượckhẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng IX cùng với mục tiêu xây dựng Nhà nướcpháp quyền Đến nay, khi Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi bổ sung một sốđiều của Hiến pháp 1992 có hiệu lực thì quan điểm trên không chỉ dừng ở mục tiêu,đường lối chính trị mà đã được pháp luật hóa và trở thành mục tiêu, nguyên tắc hiếnđịnh trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta Điều 2 Hiến pháp hiện hành quy
định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã
Trang 2hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân… Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” Để hiện thực hóa quy định trên
thì phải tìm ra cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước vừa bảo đảm sựphân công, phân nhiệm (hay phân chia quyền lực) rõ ràng giữa các cơ quan lậppháp, hành pháp và tư pháp nhằm tạo ra sự độc lập và hiệu quả hoạt động cho từng
cơ quan, vừa bảo đảm sự kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau và hợp tác với nhau giữachúng nhằm hạn chế sự lạm quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà nhất
là cá nhân khỏi sự xâm hại từ phía quyền lực nhà nước, tạo ra sự thống nhất và hiệuquả cao trong hoạt động của Nhà nước Để góp phần tìm ra cơ chế đó, việc tìm hiểu
tư tưởng phân quyền, sự thể hiện và áp dụng nó trong thực tế tổ chức bộ máy nhànước ở một số nước để tham khảo, học tập, rút kinh nghiệm là một việc làm cầnthiết
điểm khác nhau về thuyết này, thực tế áp dụng nó trên thế giới và yêu cầu phải có
sự phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa các cơ quan nhà nước ta Song chưa có tácgiả nào trình bày một cách cụ thể và có hệ thống về lịch sử của tư tưởng phân chiaquyền lực nhà nước, sự thể hiện và áp dụng tư tưởng này trong thực tiễn tổ chức bộmáy nhà nước trên thế giới và ở Việt Nam
3 Mục đích nghiên cứu của luận án
Qua việc xem xét cụ thể, toàn diện và có hệ thống về sự xuất hiện và pháttriển của tư tưởng phân quyền trong lịch sử, sự thể hiện và áp dụng nó trong thực tế
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở một số nước, luận án muốn làm rõ lịch
Trang 3sử phát triển của tư tưởng này, nội dung, giá trị, ảnh hưởng và sức sống qua nhiềuthế kỷ của nó Đồng thời chứng minh rằng: tư tưởng phân quyền đã được thể hiện
và áp dụng với các mức độ khác nhau trong tổ chức của những nhà nước có chínhthể khác nhau, từ Cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa và Quân chủ Đại nghị đến Cộnghòa Hỗn hợp Và ngay cả nhà nước Cộng hòa XHCN – nơi mà tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước căn bản dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhấtquyền lực – thì vẫn có thể vận dụng được và cần phải vận dụng những hạt nhân hợp
lý của tư tưởng ấy vào tổ chức nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của nó vàbảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Từ kết quả nghiên cứu đó,luận án đề xuất một số giải pháp để đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước tatheo hướng vận dụng tư tưởng phân quyền rộng rãi và rõ rệt hơn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu và lý giải các vấn đề sau:
- Khái niệm về tư tưởng phân quyền, nội dung cơ bản của nó, sự xuất hiện vàphát triển của tư tưởng này trong lịch sử
- Sự thể hiện và áp dụng tư tưởng phân quyền trong tổ chức một số nhà nước
tư sản đại diện cho các mức độ áp dụng
- Sự thể hiện tư tưởng phân quyền trong tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Namqua các Hiến pháp
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là các quan điểm của Học thuyết Mác - Lênin vềvai trò và tác động của nhà nước đối với sự phát triển của xã hội, vai trò của các tưtưởng và học thuyết đối với hoạt động thực tiễn; các quan điểm của Đảng ta về xâydựng nhà nước và pháp luật, về cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nướcta; các quan điểm khác nhau về hình thức chính thể nhà nước mà chủ yếu là quanđiểm của Học thuyết Mác
Các phương pháp nghiên cứu của tôi bao gồm: thu thập thông tin, tư liệu;phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và so sánh giữa các quan điểm, tài liệu, ý kiến,
Trang 4nhận xét khác nhau của nhiều tác giả về cùng một vấn đề, kết hợp với suy nghĩ,quan điểm, kiến thức của bản thân để lập luận, kiến giải về các vấn đề đã nêu ra.
6 Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án làm sáng tỏ khái niệm tư tưởng phân quyền, lịch sử phát triển, nộidung, giá trị lý luận, thực tiễn và hạn chế của nó, qua đó góp phần bổ sung, làmphong phú thêm, hoàn chỉnh hơn sự hiểu biết về quá trình hình thành và phát triểncủa tư tưởng phân quyền trong lịch sử, góp phần bổ sung những tri thức mới vàongành khoa học nghiên cứu về lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý ở Việt Nam
Trình bày cụ thể về sự thể hiện và áp dụng tư tưởng phân quyền một cáchsáng tạo vào tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước đại diện cho các mức độ ápdụng và sự thể hiện tư tưởng này trong tổ chức Nhà nước ta qua các Hiến pháp, luận
án góp phần khẳng định giá trị thực tiễn của tư tưởng phân quyền trong việc thiết kếcác mô hình tổ chức nhà nước và nêu lên đặc trưng cơ bản, ưu điểm, hạn chế củatừng mức độ áp dụng để tham khảo trong việc cải cách tổ chức và hoạt động củaNhà nước ta
Nêu lên một số biện pháp cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhànước ta theo hướng vận dụng rõ rệt và rộng rãi hơn những điểm hợp lý của tư tưởngnhân quyền nhằm đạt tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của luận án vừa cung cấp cơ sở khoa học vừa gợi ý chocác công trình nghiên cứu tiếp theo về cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước theohướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Việc nghiên cứu này cố gắng góp phần bổ sung, làm phong
phú, hoàn chỉnh thêm sự hiểu biết về sự xuất hiện và phát triển của tư tưởng phânquyền trong lịch sử, nội dung, giá trị lý luận, thực tiễn và hạn chế của nó, sự thểhiện và áp dụng nó trong thực tế tổ chức và hoạt động của nhà nước Từ đó tạo ra sựnhận thức đúng đắn và đánh giá giá trị của nó một cách công bằng, góp phần thúcđẩy sự phát triển của khoa học lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý ở nước ta
Trang 5Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu này phục vụ cho việc tham khảo kinh
nghiệm tổ chức nhà nước của các nước khác và của nước ta trong các giai đoạntrước nhằm tìm ra các biện pháp phù hợp để cải cách nhà nước và thúc đẩy hoạtđộng xây dựng pháp luật ở nước ta Vì thế, luận án có thể dùng làm tài liệu nghiêncứu và tham khảo cho sinh viên luật và những người quan tâm
8 Kết cấu của luận án
Luận án gồm 200 trang Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệutham khảo, luận án có 3 chương, 10 mục
Trang 6Chương 1
TƯ TƯỞNG, PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 1.1 Quyền lực nhà nước và cách thức thực hiện quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước là sức mạnh của nhà nước có thể bắt các chủ thể khác
(các tổ chức, cá nhân, giai cấp, tầng lớp) trong quốc gia phải phục tùng ý chí của nó.Quyền lực nhà nước chỉ do các cơ quan nhà nước thực hiện Cách thức tổ chức vàthực hiện quyền lực nhà nước rất khác nhau tùy theo hình thức nhà nước Nếu xemxét mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương thì có thể khái quát thành
hai cơ chế cơ bản là tập quyền và phân quyền Tập quyền có nghĩa là quyền lực cao
nhất của nhà nước thuộc về một cá nhân hoặc một cơ quan và cá nhân hoặc cơ quan
ấy có thể chi phối sự hình thành và hoạt động của các chức vụ hoặc các cơ quan nhà
nước khác Còn phân quyền có nghĩa là quyền lực nhà nước được phân tách thành
các loại lập pháp, hành pháp, tư pháp và được phân chia cho các cơ quan nhà nướckhác nhau thực hiện Các cơ quan ấy có thể chung hoặc không chung nhân viên vớinhau, ngang bằng nhau và khá độc lập với nhau hoặc phụ thuộc nhau ở một mức độnhất định, có thể chịu trách nhiệm trước nhau và trong hoạt động thì vừa kiềm chế,kiếm soát lẫn nhau lại vừa phối hợp với nhau
Từ khi nhà nước ra đời tới nay, cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhànước có sự biến đổi rất lớn Một trong những nguyên nhân của nó là trong quá trìnhtồn tại, nhà nước đã có giai đoạn bị tha hóa nghiêm trọng, trở thành công cụ cai trị,đàn áp đại đa số nhân dân nhằm phục vụ lợi ích và quyền thống trị của một nhómngười hoặc một cá nhân Vì thế, những nhà tư tưởng đại diện cho lợi ích và khátvọng của quần chúng lao khổ luôn tư duy, trăn trở tìm kiếm một mô hình tổ chức vàthực hiện quyền lực nhà nước thích hợp để tạo ra và giữ gìn sự công minh, sự tốtđẹp của nhà nước, làm cho hoạt động của nó biến đổi theo chiều hướng dân chủ,tiến bộ và nhân đạo Một trong những kết quả có giá trị của sự trăn trở ấy là sự xuấthiện và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước
1.2 Sự xuất hiện và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước
Trang 7Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước gọi tắt là tư tưởng phân quyền là
tổng thể các quan điểm về việc chia tách quyền lực nhà nước thành các loại quyềnlực khác nhau, về cơ chế vận hành của từng loại quyền lực và mối quan hệ theohướng kiềm chế, kiểm soát hoặc đối trọng với nhau giữa chúng trong quá trình thựchiện quyền lực nhà nước Nói một cách cụ thể, đó là tổng thể các quan điểm đề cậpđến việc phân tách quyền lực nhà nước thành những loại quyền lực có tên gọi, nộidung, đặc tính và vị trí khác nhau, được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhauthực hiện và trong quá trình hoạt động, các cơ quan ấy có thể kiềm chế, ngăn cản,kiểm soát lẫn nhau hoặc đối trọng với nhau song lại phối hợp với nhau để vừa bảođảm sự kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm ngăn chặn sự độc tài chuyên chế, bảo
vệ tự do của công dân, vừa bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước Trong
các sách báo pháp lý, tư tưởng này có nhiều tên gọi khác nhau như Học thuyết phân quyền, Nguyên tắc phân quyền… Nhưng theo tôi, tên gọi tư tưởng phân quyền với
nội dung như trên là phù hợp nhất
1.2.1 Tư tưởng phân quyền ở Hy Lạp, La Mã cổ đại
1.2.1.1 Tư tưởng phân quyền trong tổ chức bộ máy Nhà nước Hy Lạp, La Mã
Ở Hy Lạp, tư tưởng phân quyền được định hình qua cuộc cải cách nhà nướccủa Ephialtes và Pericles nhằm tước bỏ mọi quyền chính trị và tư pháp của Hộiđồng trưởng lão để trao cho các cơ quan dân cử Nhờ đó, quyền lực nhà nước đượcchia tách thành ba loại và trao cho ba cơ quan thực hiện, quyền lập pháp thuộc vềHội nghị nhân dân, quyền hành pháp thuộc về Hội đồng nhân dân và quyền tư phápthuộc về Tòa án nhân dân Còn ở La Mã, năm 509 tr.CN, để tránh sự tái diễn cácchế độ bạo quyền của vua chúa, người ta đã xây dựng nền Cộng hòa, áp dụngphương pháp phân quyền và chia quyền Bộ máy nhà nước của họ gồm ba loại cơquan có chức năng, thẩm quyền riêng là: Hội nghị nhân dân, Viện nguyên lão vàcác chức quan cai trị Song thay cho một hội nghị công dân trước đây là ba hội nghịcông dân với các chức năng và quyền lực khác nhau Thay cho một viên quan chấpchính tối cao trước đây là hai viên quan chấp chính với quyền lực ngang nhau và cóthể kiểm soát lẫn nhau… Như vậy, tư tưởng phân quyền đã nảy sinh từ thực tiễn tổ
Trang 8chức nhà nước Athenes, La Mã gắn liền với thiết lập và củng cố nền dân chủ vớimong muốn quyền lực thuộc về nhân dân và nhằm chống chế độ tài chuyên chế.
1.2.1.2 Tư tưởng phân quyền của Aristote (384 – 322 tr.CN)
Trong tác phẩm “Chính trị” hay “Luận về chính quyền”, Aristote đã đề cập
đến tư tưởng phân quyền mặc dù mới dừng ở mức đặt nền móng cho nó Ông phântách bộ máy nhà nước thành ba bộ phận hay ba ngành của chính quyền là Hội nghịnhân dân, các viên chức nhà nước, tòa án rồi nêu lên cách thưc hình thành, chứcnăng, thẩm quyền, thành viên, cơ cấu của từng bộ phận và khái quát về mối quan hệgiữa chúng Vì thế, Aristote được coi là một trong những tác giả đầu tiên đề cập đến
tư tưởng phân quyền song mới ở mức khái quát, chưa rõ ràng vì ông chủ yếu mô tả
về nhân viên, cách thức tổ chức và hoạt động của từng bộ phận mà chưa phân tíchsâu về mối quan hệ giữa chúng và lý do phải chia tách chúng
Polybe (201 – 120 tr.CN), trong tác phẩm “Lịch sử trong 40 quyển” đã đi xa
hơn Aristote ở chỗ ông đòi hỏi các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước phải độclập, không được vượt quyền nhau song lại phải hợp tác với nhau
1.2.2 Tư tưởng phân quyền ở Tây Âu trời kỳ Cách mạng Tư sản
Dưới chế độ phong kiến, tư tưởng về tổ chức bộ máy nhà nước của Aristote
và Polybe hầu như không được nhắc đến Các nhà tư tưởng giai đoạn này chủ yếuủng hộ thể chế nhà nước tập quyền, đề cao vai trò của một vị minh chủ đứng đầunhà nước Quan điểm của họ được áp dụng triệt để trong tổ chức bộ máy nhà nước
đã dẫn đến sự thống trị hầu như tuyệt đối của chế độ Quân chủ chuyên chế Đếnthời kỳ Cách mạng Tư sản, do ảnh hưởng của “Chủ nghĩa Nhân văn”, tư tưởng củaAristote mới được “phục hưng”, được thừa kế và phát triển bởi Locke, Montesquieu
và một số tác giả khác
1.2.2.1 Tư tưởng phân quyền của John Locke (1632-1704)
Tư tưởng phân quyền của Locke được thể hiện trong tác phẩm “Hai chuyên luận về chính quyền”, ở đó ông lý giải khá cặn kẽ về các loại quyền lực nhà nước,
nguồn gốc, nội dung, phạm vi giới hạn của từng quyền, vị trí và mối quan hệ giữachúng Theo ông, trong một nước Cộng hòa có ba loại quyền lực: lập pháp, hành
Trang 9pháp và liên bang trong đó lập pháp là quyền lực tối cao, quyền lực của tất cả cácthành viên và bộ phận khác trong xã hội đều xuất phát từ đó và phụ thuộc vào nó.
Cả ba loại quyền lực này đều do nhân dân ủy quyền cho nhà nước bằng một khếước rõ ràng xác định Hai quyền lực lập pháp và hành pháp phải được chia tách vớinhau và do các chủ thể khác nhau nắm giữ Hai quyền lực hành pháp và liên bangmặc dù có sự khác biệt song luôn thống nhất với nhau nên rất khó chia tách chúng
và nên trao cho cùng một chủ thể Locke luận giải cụ thể về lý do phải chia táchhoặc nhập các quyền lực trên, chủ thể nắm giữ, nội dung, những điều kiện hạn chế,ràng buộc từng quyền, mối quan hệ giữa chúng, về đặc quyền của nhà vua, sự tan rãcủa chính quyền…
Tư tưởng phân quyền của Locke được trình bày rõ ràng, cụ thể và có hệthống hơn nhiều so với Aristote song vẫn chưa toàn diện và triệt để Tuy ông chiatách thành ba quyền song chủ thể nắm giữ chỉ có hai và ông không hề đề cập đếnquyền tư pháp – một quyền lực không thể thiếu của nhà nước Ông quan niệm việcxét xử thuộc phạm vi quyền hành pháp song thực tế, quyền tư pháp có những đòihỏi khác biệt với quyền hành pháp nên cần phải chia tách giữa chúng Sự đề cập củaông về mối quan hệ giữa các loại quyền lực nhà nước cũng chưa đầy đủ
1.2.2.2 Tư tưởng phân quyền của Montesquieu (1689 – 1755)
Tư tưởng phân quyền của Montesquieu được thể hiện trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” Nó có nhiều nét tương tự như của Locke nhưng tính triệt để và
hoàn thiện thì cao hơn Giống Locke, Montesquieu cũng đi tìm phương thức để bảođảm tự do của con người mà đặc biệt là tự chính trị Theo ông, muốn có tự do chínhtrị thì phải có cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước bảo đảm không có sựlạm quyền Đó là cơ chế phân chia quyền lực nhà nước và có sự kiềm chế lẫn nhaugiữa các loại quyền lực nhà nước Ông cho rằng, trong mỗi chính quyền đều có baloại quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp Các quyền lực đó phải được chiatách với nhau, tức là phải được trao cho các chủ thể khác nhau thực hiện Ông nêulên lý do phải chia tách ba quyền, nội dung, chủ thể nắm giữ của từng quyền, cáchthức tổ chức và hoạt động của mỗi cơ quan nắm quyền, mối quan hệ theo hướng
“quyền lực ngăn chặn quyền lực” giữa các cơ quan ấy…
Trang 10Như vậy, Montesquieu đã kế tục và phát triển tư tưởng phân quyền của cáctác giả trước đồng thời hoàn thiện nó Toàn bộ tư tưởng này được ông trình bày mộtcách cụ thể, rõ ràng, có hệ thống và thể hiện trình độ cao hơn nhiều so với các bậctiền bối Vì thế, ông được coi là người hoàn thiện tư tưởng này.
1.2.2.3 Tư tưởng phân quyền của một số tác giả khác
Rousseau (1712 – 1718) cũng đề cập đến sự phân quyền song không toàn
diện và đầy đủ như Montesquieu Trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, mặc dù
dường như phản đối sự phân quyền, song Rousseau vẫn thừa nhận có sự tồn tại củacác quyền lực lập pháp và hành pháp trong một nhà nước Ông đòi phải chia táchgiữa chúng và cho rằng nhà nước tồn tại là do quyền lực lập pháp Ông đề cập đếnchủ thể nắm giữ từng quyền, yêu cầu các chủ thể không được xâm lấn chức năngcủa nhau, nêu lên cách thức duy trì quyền lực tối cao của nhân dân và ngăn ngừachính phủ cướp quyền Ông coi tư pháp là cơ quan bảo tồn các luật và quyền lậppháp vì nó có thể ngăn ngừa cả lập pháp lẫn hành pháp, ông phân tích cụ thể vai tròcủa tư pháp, cách thức ngăn ngừa nó và hành pháp lạm quyền
Cuối cùng là quan điểm nhân quyền của Kant Kết luận chương khẳng định
về cơ bản phân quyền là một tư tưởng dân chủ, nhân đạo và tiến bộ vì nó phục vụđắc lực cho cuộc đấu tranh chống sự độc tài chuyên chế và sự lạm quyền trong quátrình thực hiện quyền lực nhà nước, bảo vệ tự do cho con người Phân quyền là đểbảo đảm cho quyền lực nhà nước không thể tập trung trong tay một tổ chức hoặc cánhân nào và còn bị kiềm chế, bị kiểm soát, nhờ đó mà hạn chế được quyền lực củachính quyền, phát triển kỹ năng chuyên môn, tăng hiệu quả và tác dụng của chínhquyền, khẳng định vị trí vai trò của mỗi ngành trong cơ chế thực hiện quyền lực nhànước và bảo đảm tự do của nhân dân Vì thế, phân quyền chỉ thích hợp với chế độdân chủ, chỉ có thể hiện diện và tồn tại trong chế độ ấy Song hạn chế của nó làkhông thể áp dụng một cách triệt để hay tuyệt đối trung tành với lý thuyết trong tổchức bộ máy nhà nước vì như vậy sẽ dẫn đến sự cô lập, sự tách biệt hoàn toàn, sựmâu thuẫn với nhau trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và do đó mà khôngthể bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước – một đòi hỏi tất yếu cho sự tồntại của nhà nước Tư tưởng này cũng không thể áp dụng được theo một mẫu thống
Trang 11nhất trong tất cả các nhà nước như quan niệm của các lý thuyết gia vì mỗi nước cóđiều kiện, hoàn cảnh riêng Vì vậy, việc áp dụng tư tưởng phân quyền trong tổ chứcnhà nước không thể theo nguyên mẫu và cũng không hoàn toàn giống nhau ở cácnhà nước mà bắt buộc phải có sự biến dạng nhất định tùy theo điều kiện cụ thể củamỗi nước trong từng giai đoạn phát triển của nó.