1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non

189 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Tác giả NGUYỄN THỊ MỸ LỘC, ĐINH THỊ KIM THOA, PHAN THỊ THẢO HƯƠNG
Người hướng dẫn PGS. TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC, TS. ĐINH THỊ KIM THOA
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Tài liệu
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 189
Dung lượng 18,74 MB

Nội dung

Sự th ôn g hiểu lời nói của người lớn được b iến đổi về chất, trẻ hiểu những từ riêng biệt và có thể thực hiện hành động với đồ vật th eo sự hướng dẫn của người lớn, điều này giúp trẻ s

Trang 1

PGS TS NGUYỄN THỊ MỸ LỘC - TS ĐINH THỊ KIM THOA

ThS PHAN THỊ THẢO HƯƠNG

▼ Ẳ tíT

CHO TRỂ MẦM NON

TÀI LIỆU DÙNG CHO GIÁO VIÊN MẦM NON

Trang 2

NGUYÊN THỊ MỸ LỘC, ĐINH THỊ KIM THOA

PHAN THI THẢO HƯƠNG

GIÁO DỤC

^ ^ i á / t / ụ / u à / k í ỷ n ă n c Ị /

CH O TRẺ MẦM NON

T R ; / r > f j o c - r - p , H r ^ 1! (')■'/!É^

PHÕÌ\;Õ"\'?ĩ/g!v’’

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 3

Phần 1:

ĐẶC ĐIỂM PHÁĨ ĨRIỂN ĨÂM Lý ĨRẺ MẦM NON

Trang 4

I ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ CỦA TRÉ MẦM NON

1 Giao tiếp xúc cảm trục tiếp vói người lón là điéu kiện tiên quyết đế tré nèn nguòi

Giao tiếp xúc cảm tĩyc tiếp

Giao tiếp xúc cảm trực tiếp vói người lởn có ảnh hưởng

m ạnh m ẽ đến sự phát triển tâm lý của trẻ, đặc biệt là về mặt xúc cảm Từ nhu cầu tiếp xúc da thịt vói người lớn đến giao tiếp ứiực

sự với người lớn khi mà trẻ đã có những phương thức giao tiếp là

m ột bước phát triển rõ rệt của trẻ trong giai đoạn này Trong giao tiếp vói người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người lớn, rồi dần dần trẻ cũng thể hiện được những xúc cảm khác nhau của mình.

Vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng ứiứ 8, ở trẻ xuất hiện hiện tượng mới: lúc có người lạ đến gần trò chuyện với trẻ, trẻ không m ỉm cười ngay như trước mà tỏ ra sợ hãi, từ chối không

m uốn giao tiếp Đây là m ột m ốc quan trọng trong quá trình phát

Trang 5

triển cảm xúc Sự sợ hãi trước một người lạ cho thấy rằng đã xuất hiện ranh giới giữa bản thân và vật thể xung quanh, tức là xuất hiện một bản ngã thô sơ (cũng có thể gọi là cái "tôi”) tuy còn m ờ nhạt.

Cùng với giao tiếp trực tiếp vói người lớn, ở trẻ dần xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các đồ vật Từ đó nhu cầu giao tiếp trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giao tiếp với đồ vật, tức là giao tiếp với người lớn để tiếp xúc với đồ vật Lúc này người lớn trở thành khâu trung gian giữa trẻ và đồ vật Sự giao tiếp này dần dần trở thành hoạt động phối họp giữa người lớn và trẻ em Người lớn dẫn dắt đứa trẻ đến với thê giói đồ vật và hướng dẫn trẻ biết hành động với các đồ vật đơn giản.

N hờ hoạt động phối họp với người lớn, ờ trẻ nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn Khả năng này là điều kiện quan trọng để tiếp thu những điều dạy dỗ của ngưòi lớn,

m ở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ Khả năng bắt chước những hành động của người lớn được phát triển mạnh trong suốt thời

kỳ hài nhi Đến cuối tuổi này thì sự bắt chước tăng lên rõ rệt

(c h ả i tó c g iố n g m ọ, đ ọ c s á c h g iố n g b ố )

Như vậy hành động của người lớn xung quanh đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý của trẻ Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ, bằng con đường đó, đứa trẻ dần dần dần hình thành được những thói quen tốt và học cách ứng

xử đúng đắn.

Trong suốt thời kỳ hài nhi, nếu không có sự tiếp xúc với người lớn thì sự phát triển tâm lý của trẻ không thực hiện được Giao tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trẻ lớn khôn.

Trang 6

2 O^c diem phat trien doi song tinh cam cua tre mam non Theo ket qua cua mot so nha nghien ciiu thi tre o dp tuoi nay xuc cam phat trien rat manh '6 giai doan nay, tre da phat trien tat ca cac sdc thai xuc cam, tre phan ving voi nhung nguoi xung quanh, cac sir kien vui, buon, hon gian d$c biet tre phan ung xiic cam qua loi noi, su van dong va dieu bo, hanh vl cua tre

Cac loai tinh cam phat trien a tre c6 nhung dac diem sau;

Tinh cam tri tue: Tinh cam tri tue cua tre phat trien, m6i

kien thuc moi deu mang lai niem vui, hung thii, su say me thich thii cua tre; tinh to mo, ham hieu biet lam nay sinh nhieu xuc cam tich cuc; trong vui choi, hoc tap, lao dong tu phuc vu; nhung thanh cong hay that bai d§u c6 y nghia cung c6 su phat

trien tinh cam tri tue 6 tre Qua cau chuyen ke, tre thich thii lang nghe va ke lai npi dung mot cach hung thii, xiic dong that su doi voi cac nhan vat yeu 6t, tu hao, thich thii noi guong cac nhan vat anh hCing Tre biet ke chuyen khi den tham vuon bach thii, bdt chuoc nhung hanh vi cua cac con vat mot cach say sua Tinh cam tri tue cung phat trien theo huong tim hieu cac nguyen nhan, coi nguon cac hien tugng

tu nhien va xa hoi, cupc song xung quanh tre.

Tinh cam dao diic: Tinh cam dao due ngay cang duoc phat

trien do tre llnh hoi duoc cac chuan muc hanh vi, quy t ic ling xu qua vui choi va giao tiep voi mpi nguoi va do cac thoi quen nep

Phat trim Cam xiic

Trang 7

sống tốt mà gia đình, trường mẫu giáo xây dựng cho trẻ Tình cảm đạo đức ở trẻ được biểu hiện ở nhũng việc như trẻ bối rối, cảm thấy có lỗi khi có hành vi phạm sai lầm, trẻ biết yêu thưong bạn bè; trẻ biết đòi người lón đánh giá đúng mức hành vi đúng, sai, tốt, xấu của mình Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng m ọi người, ở lứa tuổi này, trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè Các sắc thái xúc cảm người - người trong quan

hệ với m ọi người ở các lứa tuổi khác nhau, vỊ trí xã hội khác nhau được hình thành ở trẻ như: tình cảm m ẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo, với người thân, người lạ

Tinh cảm thẩm mỹ: Tình cảm thẩm mỹ là loại tình cảm tổng

họp nhiều xúc cảm cùng loại khi trẻ rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cỏ cây, hoa lá Tình cảm thẩm mỹ được phát triển mạnh trên các tiết học nghệ thuật tạo hình như

vẽ, nặn, xé, dán, qua các giò học âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh ở các lớp mẫu giáo Cùng vói những nhận ứiức về

vẻ đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp đồ đạc trong gia đình

và lớp học, trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp, cái xấu theo chuẩn mực (lúc đầu theo chuẩn của bé, dần dần phù họp với đánh giá của

n h ữ n g n g ư ờ i x u n g q u a n h ) , từ đ ó x ú c c ả m ih ẩ iii m ỹ , ó c th ẩ m lllỹ

của trẻ phát triển.

Nhìn chung, xúc cảm và tình cảm của trẻ phong phú nhưng

dễ dao động, mang tính chất tình huống, dễ thay đổi, dễ khóc,

dễ cười.

3 Đặc díểm phát tríển ý chí của ừẻ mầm non

Dấu hiệu ý chí xuất hiện đầu tiên từ khi trẻ 18 tháng tuổi nhưng cho đến thời kỳ "khủng hoảng tuổi lên 3”, trẻ mói tự khẳng định được mình trong nhóm bạn bè Ý thức về "cái tôi” được hình thành giúp ý chí hình thành và phát triển nhanh Một

Trang 8

số phẩm chất ý chí được biểu hiện trong hành động vói đồ vật hành vi ling xử với những người xung quanh như tính m ục đích, tính độc lập, tính kiên trì.

Tính mục đích phát triển từ tuổi lên 2 khi trẻ đã làm chủ được một số hành vi của mình Từng bước một, trẻ 4 tuổi có thể điều khiển được quá trình ghi nhớ và nhớ lại m ột “thông tin” nào

đó do người lớn giao cho, ghi nhớ m ột bài thơ ngắn trẻ ũúch Do hiểu được nhiều hành vi ngôn ngữ và biết sử dụng những hành vi ngôn ngữ, trẻ có thể bước đầu vận dụng để lập kế hoạch hành động và chỉ đạo hành động, trẻ thường nói to khi hành động Việc phát triển, bộc lộ ý chí của trẻ mẫu giáo phụ thuộc vào các nhiệm vụ mà người lớn giao cho trẻ (nhiệm vụ phải vừa sức với trẻ) Để giáo dục ý chí, cần phải giáo dục động cơ cho trẻ.

Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc n hỏ, trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động.

Tính m ục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn ứiành công việc Tính kế hoạch cũng bắt đầu xuất hiện, trẻ biết sấp xếp "công việc" vui chơi của mình Tinh Ihần trách nhiệm vói bản thân dần dần được hình ứiành ở trẻ Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ ứiuộc phần lớn vào sự giáo dục, các biện pháp giáo dục của cha mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh.

II ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẨM NON

1 Nhũng tiền đề để lĩnh hội ngôn ngữ

Những cuộc “trò chuyện” giữa người lớn vói trẻ hài nhi đã khêu gợi ờ đứa trẻ những trạng tíiái cềưn xúc tích cực, sự thích

Trang 9

thú được giao tiếp với người lớn ở trẻ bắt đầu có những phản ứng đáp lại với những sắc thái tình cảm khác nhau trong lòi nói của người lớn Khi giao tiếp, trẻ thường thích thú, chăm chú lắng nghe và bắt chước những âm thanh trong lời nói của những người xung quanh.

Càng về cuối một tuổi, trẻ càng thích giao tiếp với người lớn bằng những âm bập bẹ Âm bập bẹ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này Sự thông hiểu lời nói của trẻ xuất hiện trên c a sở của việc phối hợp hoạt động của tri giác nhìn và nghe.

N hư vậy, trong quá trình giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn, sự thông hiểu ngôn ngữ của trẻ dần dần mang tính tích cực hon và trở thành một trong nhũng phương tiện quan trọng để m ở rộng khả năng giao tiếp của trẻ với những người xung quanh.

Trong quá trình chơi với đồ choi, trẻ thường gặp những tình huống cụ thể, trong đó các đồ vật và các hành động với đồ vật chưa thể tách rời nhau Vì vậy, trẻ không thể lĩnh hội các từ biểu đat đồ vât riêng, hành động riêng mà r h ỉ rn thể lĩn h hội ngôn ngữ biểu đạt cả tình huống trọn vẹn ấy Ví dụ: trẻ chỉ hiểu lời nói

"đánh trống” khi thấy m ột người đang đánh trống.

Để giúp trẻ nhanh chóng hiểu được lời nói, người lớn phải kết họp lời nói với những tình huống cụ thể, trong đó các hành động với đồ vật được thực hiện Sự kết họp này lặp đi lặp lại nhiều lần giúp trẻ hiểu được lòi nói mà không phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa, người lớn có thể dùng lời nói để chỉ dẫn hành động của trẻ và sự phục tùng của trẻ đối với lời chỉ dẫn của

người lớn ngày càng vững chắc hơn ở íré hai tuổi, lời nói có tác

dụng khởi động được thực hiện d ễ dàng hon so với lời nói có tác dụng kìm hãm hành động.

Trang 10

Khi lên ba tuổi, trẻ có khả năng hiểu lời nói tách khỏi tình

h u ống cụ thể Lúc này, việc chi dẫn của người lớn mới bắt đầu

có hiệu lực trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ trong những điều kiện khác nhau Sự th ôn g hiểu lời nói của người lớn được

b iến đổi về chất, trẻ hiểu những từ riêng biệt và có thể thực hiện hành động với đồ vật th eo sự hướng dẫn của người lớn, điều này giúp trẻ sử dụng r»gôn ngừ như phương tiện cơ bản để nhận thức th ế giới.

Hoạt động với đồ vật của trẻ càng phong phú thì giao tiếp với người lớn càng được m ớ rộng và càng thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ cũng như kích thích trẻ nói Đây là thời kỳ thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ Đ ến 3 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh giúp trẻ phát triển các hình thức ngữ pháp, trẻ nói được những câu phức tạp N gôn ngữ đã trở thành m ột phưong tiện giao tiếp và phát triển các chức năng tâm lý khác.

2 Đặc điếm phát triển ngôn ngữ ở trẻ trong nhúng năm đầu Trẻ em phát triển ngôn ngữ vói tốc độ đáng kinh ngạc

N hững tuần đầu, phưong tiện duy nhất để trẻ giao tiếp với mọi người là khóc Vậy m à chỉ trong vòng 3 năm, trẻ đã có vốn ngôn ngữ gần như hoàn chỉnh với số lượng từ vựng bằng nửa số từ vựng có được trong cả cuộc đời Bảng sau sẽ cho thấy những

m ốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

0 ứiáng Khóc.

12 tuần Bót khóc hơn so vói lúc 8 tuần, cười đáp khi được

nói chuyện và gật đầu, bắt đầu phát ra các âm

"gù gù ”, ửiường kéo dài từ 15 - 20 giây.

Trang 11

16 tuần Có phản ứng đáp trả với các âm thanh con người,

quay đầu về phía có tiếng nói; mắt đảo như tìm, đôi khi kêu "cục cụ c’’

20 tuần Phát ra những âm của nguyên âm và phụ âm như

bơ, bờ

6 tháng Tiếng "gù gù" chuyển thành tiếng bập bẹ, giống

như nói các từ m ột âm, ví dụ như "ma”, "da”,

“di"

8 tháng Nói lặp m ột số từ như ‘‘m a-m a’’, “ba-ba”, có ngữ

điệu, các phát âm bắt đầu biểu thị cảm xúc.

12 tháng Bi bô, bập bẹ m ột số âm hay được sử dụng trong

gia đình như “m am -m am ”, có thể nói được một

từ, có thể trả lời những câu hỏi như: “Mắt đâu?”

18 tháng Có thể nói m ột số từ (từ 3 đến 50), hầu hết là

danh từ, chưa nói được câu.

24 tháng Có vốn từ trên 50 từ, có thể nói được câu có 2 từ.

30 tháng 'Ihời kì phát triến vốn từ vựng nhanh nhất (vài

trăm), không bập bẹ nữa, nói được câu dài từ 3-5

từ (có thể sai về m ật cú pháp), có khả năng hiểu tất cả những điều người lớn nói với trẻ.

3 tuổi Vốn từ khoảng 1000, câu dài, đúng ngữ pháp, có

thể đối thoại với người lớn.

4 tuổi Ngôn ngữ được thiết lập vững chắc, gần với năng

lực ngôn ngữ của người lớn, sự khác biệt chỉ ở phong thái, kiểu cách chứ không phải ở ngữ pháp.

Trang 12

Như vậy, đầu 3 tuổi, ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống, nghĩa là ngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, ngữ cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra trước mắt trẻ Cuối

4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đă bắt đầu biết nối kết giữa tình huống hiện tại với quá khứ thành một "văn cảnh”, v ố n từ của trẻ tàng lên không chi số lưẹmg từ mà điều quan trọng là lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản.

ở giai đoạn này, trẻ đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết Tuy nhiên, dưói tác động của cảm xúc, trẻ có thể nghe nhầm, phát âm nhầm Nhờ có sự hướng dẫn của cô giáo, đặc biệt nhờ hoạt động vui choi, hoạt động tạo hình, các tiết kể chuyện, tham quan, âm nhạc, thể dục cùng với việc người lớn giao các nhiệm vụ và xác định trách nhiệm cho trẻ một cách đơn giản, trẻ đã lĩnh hội được nhiều từ mới hơn và ý nghĩa sử dụng của các từ mới đó.

Trẻ cuổi tuổi mẫu giáo đã phát triển tốt khả năng ngôn ngữ

và việc sử dụng ứiành thạo tiếng m ẹ đẻ của trẻ đưọx: đề cập üieo các hướng sau:

- Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng m ẹ đẻ;

T rẻ biết đ ọ c diễn c ả m , biết d ù n g đ iệ u bộ bổ s u n g c h o n g ô n n g ữ

nói Tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua các sắc thái khác nhau của trẻ, đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm.

- Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển; số lượng từ ngữ trong giai đoạn 3 - 4 tuổi khoảng từ 800 - 1926 từ (ứieo nghiên cứu của E Arkin) và cho đến hết 6 tuổi, trẻ có khoảng 90% vốn từ

mà con người dùng cho cả đời người.

- Ngôn ngữ mạch lạc: Do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh

từ nên câu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng Trẻ dùng ngôn ngữ để lập luận, lý giải những hiểu biết và cảm xúc của mình Ngôn ngữ chỉ mạch lạc khi trẻ được trải nghiệm trong m ôi trường ngôn ngữ mà người lớn tạo cho.

Trang 13

Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính chất của ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gưong mẫu về lời nói của người lớn.

III ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ

1 Vai ừò cúa đồ vật - đồ choi đối vói sự phát triến tn' tuệ của ừé Hoạt động chủ đạo của tuổi mầm non là hoạt động với đồ vật, đồ chơi Đồ vật, đồ chơi trở thành đối tượng đầu tiên thu hút

sự chú ý của trẻ, giúp trẻ tìm tòi, khám phá, nhờ đó, trẻ phát triển mạnh về tâm lý và đặc biệt là trí tuệ.

Điều quan trọng là khi lĩnh hội những hành động sử dụng

đồ vật, trẻ lĩnh hội những quy tắc hành vi trong xã hội Đồ choi

rất cần thiết trong việc giúp trẻ khám phá chức năng và phương thức sử dụng, tuy nhiên, người lớn cần mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc với vật thật và đồ chơi cần nhiều thao tác nhằm kích thích trẻ hành động.

Trẻ ở độ tuổi này m ói chỉ học cách sử dụng một số công cụ

sơ đảng nhất định như cách cầm thìa, cốc, bát nhung điều này vẫn có ý nghĩa ló n đ ố i vói s ự phát tripn tâm lý vì nhũng c ô n g c ụ

đ ó đ ã CÓ những đặc điểm chung của mọi công cụ; cách thức dùng chúng do xã hội quy định và cấu tạo của công cụ do phương thức sử dụng quy định.

Cuối tuổi hài nhi (khoảng 1,5 tuổi), trẻ đã biết sử dụng mối liên hệ giữa các đối tượng để đạt mục đích như kéo rổ để lấy quả cam đựng trong đó Đ ến tuổi nhà trẻ, trẻ đã biết xác lập các mối quan hệ chưa có sẵn giữa các đồ vật để giải quyết nhiệm vụ như lấy gậy khều quả bóng bị lăn vào gầm bàn.

Nhờ việc người lớn đưa ra những mẫu hành động cho trẻ bắt chước, nhờ việc thử thực tế với những hành động bằng tay,

Trang 14

trẻ còn biết xác lập những m ối lién hệ giữa các đối tượng Loại tư duy này được gọi là tư duy trực quan - hành động, nhờ đó, tâm

lý bên trong như trí nhớ, tư duy, tưởng tượng hình ứiành.

Cuối tuổi ấu nhi (khoảng 3 tuổi), ờ trẻ bắt đầu xuất hiện hành động tư duy được thực hiện trong óc (tư duy trực quan - hình tượng), chẳng hạn, để lấy vật trên cao, trẻ có thể dự đoán là dùng que để khều.

Trong sự họp nhất trong óc những đồ vật, hành động có những dấu hiệu bề ngoài giống nhau, việc lĩnh hội các từ giữ vai trò quan trọng vì ý nghĩa của từ mà người lớn dạy cho trẻ được dùng với ý nghĩa khái quát, chẳng hạn, từ "đồng h ồ ” chỉ các loại đồng hồ Người lớn cần giúp trẻ nhận ra tên gọi chung cho nhiều đồ vật cùng công dụng.

Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ gắn liền vói hoạt động với đồ vật, và đặc biệt là gắn liền với việc thực hiện những hành động với công cụ.

2 Đ ặc điểm phát tríển chú ý

Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ ả độ tviổi này đirạc hình thành và phát triển mạnh do sự tiếp xúc với nhiều dạng đồ vật, nhiều loại âm ứianh, màu sắc, độ di động khác nhau của đối tượng Chính sự tiếp xúc này đã kích thích phản xạ định hướng của ưẻ Những thay đổi cơ bản trong các phẩm chất chú ý của trẻ ứìể hiện:

Khối lượng chú ý: Khối lượng chú ý tăng đáng kể không

chỉ về số lượng đồ vật trẻ tri giác được trong cùng m ột thời điểm mà còn về số lượng thuộc tính, tính chất của m ột đồ vật Khối lượng chú ý của trẻ cũ" ‘ăng lên dưới tác động của ngôn ngữ.

Trang 15

Tính bền vũng của chủ ý: Tính bền vững của chú ý tàng

đáng kể Theo số liệu nghiên cứu của A.v Daporozet đối với những đồ vật yêu thích, nếu như trẻ 1 tuổi chú ý được 14,5 phút thì trẻ 3 - 4 tuổi chú ý được 27 phút; trẻ 4 - 5 tuổi có thể chú ý tói

37 phút; trẻ 5 - 6 tuổi có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút nếu đối tượng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2 đến 3 đối tượng cùng m ột lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động.

Di chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt.

Sự phàn tán chú ý ở trẻ còn mạnh, nhiều khi trẻ không tự chủ được do xung lực bản năng chi phối Do vậy cần thay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn.

ở giai đoạn này, ý nghĩa của âm ửianh làm cho trẻ chú ý đến nhiều hơn Từ âm üianh bên ngoài, trẻ biết chú ý tập trung vào sự suy nghĩ, cảm xúc bên trong óc trẻ Vì thế, cần luyện tập các phẩm chất chú ý cho trẻ qua các trò choi và các tiết học Những công việc mà cha mẹ, cô giáo giao cho trẻ chính là điều kiện tốt để trẻ phát triển chú ý có chủ định Việc giáo dục chú ý có chủ định phụ thuộc vào việc tổ chức nhiệm vụ hoạt động cho trẻ Ví dụ, giao việc mà trẻ thích sẽ làm tăng năng lực chú ý có chủ định, cho trẻ tập tìm, quan sát các chi tiết các đồ vật, tranh vẽ để rèn luyện chú ý cho trẻ về tính mục đích, tính

hệ thống.

Mặc dù chú ý có chủ định phát iriển mạnh, nhưng nhìn toàn bộ lứa tuổi thì tính ổn định chưa cao, do vậy khi giao việc cần giải thích rõ ràng, nhắc lại khi cần thiết.

Trang 16

3 Đặc điếm phát triến tư duy và tuóng tuọng

L.S.Vygotsky cho rằng sự hình thành tư duy chủ yếu thuộc

về sự lĩnh hội ngôn ngữ, tên gọi, chức năng các đồ vật, sự kiệh, hiện tượng xung quanh trẻ Ngôn ngữ là ký hiệu tượng trưng về các sự vật, hiện tượng, do vậy, chúng mang tính khái quát Theo A.v Daporozet tìiì khi ưẻ nắm đưcíc trung bình 1600 tù ửiì hàng loạt đặc trưng của tư duy xuất hiện: thao tác so sánh, ứiao tác phân tích, ứiao tác tổng họp Lúc đầu, khả năng khái quát của tư duy ờ ư ẻ phát triển trên cơ sở những dấu hiệu bên ngoài của đồ vật, sau đó mói khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiện tượng cụ ửiể ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy

lý đơn giản gắn liền với các sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được.

Phát triển trí tuệ cho íré qua trò choi

ở giai đoạn 3 tuổi, tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy hành động - trực quan, đồng thời phát triển tư duy hình ảnh - trực quan, ở trẻ 4 - 5 tuổi, các loại tư duy đều được phát triển nhưng

Trang 17

mức độ khác nhau Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh m ẽ và chiếm ưu thế Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh m ẽ về kiểu loại, về các thao tác và khả năng thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin, giữa mới và cũ, gần và xa

Trẻ đã biết phân tích tổng họp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn Dần dần trẻ phân biệt được thực và hư.

N hờ có sự phát triển ngôn ngữ, ở trẻ 6 tuổi đã xuất hiện loại tư duy trừu tượng Trẻ đã giải quyết một số nhiệm vụ đơn giản bằng tư duy trừu tượng Trẻ có khả năng tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian, quan hệ xã h ội Trẻ ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi.

Các phẩm chất của tư duy ở trẻ đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, sự độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm d ẻ o

Đến lứa tuổi này tưỏng Urọng r ú a trp phát triể n cả về thể loại lẫn mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng Tuy nhiên, hình ảnh tưởng tượng của trẻ vẫn bị giới hạn bởi kinh nghiệm sống còn ít ỏi.

ở trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng tượng có chủ định và tưởng tượng sáng tạo Ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn trong việc kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển.

Nhờ có sự phát triển các hoạt động tạo hình mà khả năng tưởng tượng của trẻ được nâng lên Ví dụ: tranh vẽ của trẻ vừa gần với hiện thực vừa mang tính chủ quan cảm xúc rõ nét Độ phong phú của các hình ảnh tưởng tượng cao nhờ có sự nhận

Trang 18

thức được màu sắc trong thiên nhiên và qua các tiết nghệ thuật tạo hình Nếu được cô giáo và cha m ẹ hướng dẫn, trẻ có thể xé dán các mẫu hình, các nhân vật trong truyện cổ tích hoặc các hình ảnh thuộc những chủ đề gần gũi với trẻ Việc hướng dẫn

tổ chức các tiết học tạo hình, vẽ, nặn, cho trẻ tham quan các di tích, danh lam ứiắng cảnh rất cần thiết cho sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ.

4 Đặc điểm phát triến trí nhớ

ở độ tuổi này, trẻ đã có khả nàng nhận lại và nhớ lại các sự vật và hiện tượng Trí nhớ có ý nghĩa đã thể hiện rõ nét khi gọi tên đồ vật, hoa quả, thức ă n Đồng thời với trí nhớ hình ảnh về

đồ vật ứìì âm ứianh ngôn ngữ được trẻ tri giác, hiểu và sử dụng chúng như một phương tiện giao tiếp với những người xung quanh cũng phát triển tuy ở mức độ đom giản, ở độ tuổi này, các loại trí nhớ; hình ảnh, vận động, từ ngữ đều được phát ưiển tuy

ở mức độ khác nhau nhưng đều được hình tìiành và tham gia tích cực trong các hoạt động vui choi, lao động, tạo hình

IV Đ Ặ C ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHÀN CÁCH TRẺ MẲU g i á o

1 Xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách

Trẻ lên 2 tuổi đã có thể hành động dưới ảnh hưởng của những ấn tượng trực tiếp bên ngoài và của những m ô hình được giữ lại trong ưí nhớ làm cho thế giới nội tâm được hình ứiành, hành vi của trẻ được cải tiến Trí nhớ lúc này giúp trẻ tìm ứiấy vị trí của mình trong thế giới đồ vật và những người xung quanh, trẻ bắt đầu nhận ra m ối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại, tưong lai Trẻ bắt đầu hình thành cấu tạo tâm lý bên trong và cấu trúc này

có tác dụng chi phối hành vi của nó tức là xuất hiện động cơ, tuy nhiên trẻ hành động chưa có động cơ rõ ràng.

Trang 19

Một đặc điểm nổi bật trong hành vi của trẻ là hành động bột phát do ảnh hưởng của tình cảm và ý m uôn nảy sinh từ hoàn cảnh trực tiếp, vì th ế hành vi của trẻ phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài Người lớn cần dỗ trẻ bàng cách đưa cho trẻ đồ chơi kích thích sự chú ý của trẻ.

Trẻ đã thực hiện những hành động hướng tới những mục đích được chỉ ra bằng lòi nói nhưng trẻ thường không làm được theo ý ban đầu, thế giới nội tâm của trẻ tuy đã hình thành nhưng chưa ổn địrứi.

ở tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu có tình cảm đối với những người gần gũi Đến tuổi nhà trẻ, tình cảm đó có thêm hình thái mới, trẻ m ong được khen ngợi và sợ khi người lớn tỏ ra không bằng lòng, trẻ bộc lộ thiện cảm bàng cách chia sẻ đồ choi cho bạn Lời khen của người lớn giúp hình thành sự tự tin của trẻ, nhờ đó trẻ luôn cố gắng làm việc tốt ở trẻ còn xuất hiện sự xấu hổ, cần giáo dục để tình cảm của trẻ phát triển mạnh và thúc đẩy trẻ thực hiện hành động, hành vi tốt.

Đ iểm quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ là lúc trẻ bắt đầu ý thức được mình, trẻ nhận ra cái "tôi” như khi xưng hô Trẻ nhận ra tên gọi của mình là gắn liền tên gọi với bản thân Tiẻ đa cú kliả nang tự minh thực hiện những hành động với đồ vật, có thói quen tự phục vụ những việc đơn giản Ý thức này bộc lộ khi trẻ biết bắt đầu nói đến mình theo ngôi thứ nhất như

“con", "cháu”, “em"

Hoạt động của trẻ hướng tới thế giói bên ngoài và hướng tới bản thân m ình bắt đầu từ tự nhận thức như trẻ m uốn thực hiện các hành động với đồ vật và chú ý đến sự thay đổi do trẻ tạo ra,

ví dụ như chú ý hiện tượng tắt, bật đèn Nhờ giao tiếp bằng ngôn ngữ, quan hệ của trẻ càng đưọx: m ở rộng và các quan hệ này giúp trẻ nhận ra mình là một chủ thể Việc trẻ tự tìm hiểu cơ thể

m ình đã mang lại cho trẻ những tri thức và kinh nghiệm để hình thành sự tự ý thức.

Trang 20

Trẻ biết tự nhận xét mình dựa theo lời của người lớn và sau

đó tự liên hệ mình với các nhân vật trong truyện mà trẻ được nghe kể Người lớn cần khuyến khích trẻ làm theo yêu cầu của

người lớn Mong muốn được khen trở thành nhu cầu và việc trẻ

cố gắng đ ể có được lời khen có th ể giúp trẻ bỏ được tính xấu, học được tính tốt Tuy nhiên, khả năng này ở trẻ còn hạn chế, người

lớn cần kiên trì, nhắc nhở nhiều lần để trẻ làm xong phần việc được giao và để có được lời khen ngợi Trẻ được giáo dục tốt luôn m uốn trở thành bé ngoan dẫn đến sự phát triển lòng tự trọng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp Trẻ còn muốn hiểu về bản üiân trong quá khứ và m ong m uốn về mình trong tương lai, vì vậy cần dạy trẻ biết liên hệ hành vi đã có, hiện có và

sẽ có, đây là phương hướng quan trọng giúp trẻ phát triển về mặt xã hội.

Khi trẻ “tách” m ình khỏi người lớn và có ý thức về k±iả năng của chính mình, đồng thời ở trẻ cũng xuất hiện thái độ mới với người lớn Trẻ m uốn giống và được làm nhu người lón,

m uốn độc lập tự chủ như người lớn, ví dụ, trẻ hay đòi: "Con tự rửa tay c ơ ” Đây là dấu hiệu của sự xuất hiện cấu trúc tâm lý mói ỡ trẻ nhưng bên cạnh đó lại xuất hiện tính bưóng bỉnh đo

m uốn làm theo ý mình, m uốn giành m ọi vật về mình Nếu ngưòi lớn tôn trọng tính độc lập của trẻ và biết cách hướng dẫn trẻ tự làm m ột số việc đơn giản thì trẻ vẫn biết váng lời mà tính độc lập vẫn phát triển Người lớn cần kịp thời nhận thấy những khả năng mới của trẻ và thoả mãn nhu cầu m uốn độc lập, tự chủ, tạo ra những hình thức hoạt động mới, quan hệ mới với người lớn.

Sự tách được bản ứiân m ình ra khỏi người khác, sự tự nhận thức về mình, m ong m uốn độc lập, tự chủ là một bước ngoặt trong sự phát triển tâm lý, tạo tiền đề cho sự hình thành nhân cách giai đoạn tiếp theo.

Trang 21

2 Sự xuất hiện động cơ hành vi

Trong suốt thời kỳ mẫu giáo, ờ trẻ diễn ra những biến đổi căn bản trong hành vi chuyển từ hành vi bột phát sang hành vi

m ang tính xã hội Đó cũng chính là quá trình hình thành động

c a của hành vi Tuy nhiên, ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì bước chuyển này chi ở vào thời điểm khởi đầu.

Phần nhiều hành động của trẻ mẫu giáo bé còn giống với trẻ

ấu nhi Thông thường trẻ không hiểu được tại sao mình hành động như thê này hoặc như thê kia Trẻ hành động thường do những nguyên nhàn trực tiếp, theo ý muốn chủ quan của mình hoặc do tình huống ở thời điểm đó thúc giục mà không ý ứiức được nguyên cớ nào khiến mình hành động như vậy.

Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng, đó là sự nảy sinh động cơ Lúc đầu động cơ còn đơn giản

và m ờ nhạt Khi hành động, trẻ bị kích thích bỏi những động cơ sau đây;

- Những động cơ gắn liền với ý thích muốn được như người lớn Nguyện vọng này biến thành động cơ, dẫn trẻ tới việc sắm

vui lio n g n h ữ n g trò c h ư i đ ó iig vai tlic o cliCi đề

- Những động cơ gắn liền vói quá trình chơi có tác động thúc đẩy hành vi của trẻ khá mạnh mẽ Trẻ ham chơi không phải

là do kết quả của trò chơi mang lại, mà chính quá trình chơi làm cho trẻ ứìích thú Có thể nói rằng hành động của trẻ được thúc đẩy bởi động cơ vui choi Động cơ này làm toàn bộ hành vi của đứa trẻ mang một sắc thái riêng biệt và đó cũng là m ột nét độc đáo của tuổi mẫu giáo.

- Những động cơ làm cho người lớn vui lòng và yêu mến cũng bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện những hành động tích cực.

Trang 22

Vào cuối tuổi mẫu giáo bé, một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội được hình thành, thể hiện ở sự quan tãm của trẻ đối với những người xung quanh Trong điều kiện có

sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người trong tương lai.

Cuối tuổi mẫu giáo bé, trong hành vi của trẻ đã xuất hiện những loại động cơ khác nhau, nhưng những động cơ ấy còn mờ nhạt, yếu ớt, tản mạn.

Đến cuối tuổi mẫu giáo nhỡ, các động cơ đã xuất hiện ở tuổi mẫu giáo bé được phát triển mạnh mẽ Đặc biệt đến cuối tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn thì những động cơ đạo đức thể hiện üiái độ của trẻ đối với những người khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các động cơ hành vi.

Từ tuổi mẫu giáo nhỡ, những động cơ "xã h ộ i” bát đầu chiếm vị trí ngày càng lớn trong số các động cơ đạo đức Trong thời kỳ này, trẻ đã hiểu rằng những hành vi của chúng

có thể m ang lại lợi ích cho những người khác và chúng bắt đầu thực hiện những công việc vì người k±iác theo sáng kiến của riêng mình.

Đ ộng cơ hành vi của trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn trở nên đa dạng: động cơ m uốn tự khẳng định mình, động cơ m uốn nhận thức, m uốn khám phá th ế giới xung quanh, động cơ thi đua, động cơ xă h ội Cần phải quan tâm đến nội dung động cơ của trẻ, cần phải phát huy động cơ tích cực và ngăn chặn động cơ tiêu cực ở lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc ũieo ứiứ bậc của các động cơ, được gọi là hệ thống thứ bậc các động cơ Đó là m ột cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo.

Trang 23

Trong hệ thống thứ bậc này, các động cơ được sắp xếp theo

ý nghĩa quan trọng của mỗi động cơ đối với bản thân đứa trẻ Trước m ột công việc, mỗi trẻ em đều có thể có một hệ thống thứ bậc các động cơ thúc đẩy Sự khác nhau giữa trẻ em ở đây rõ nhất là trong hệ thống thứ bậc của động cơ, xem động cơ nào chiếm ưu thê nhất Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn và ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài mà trẻ tiếp xúc.

Hệ thống thứ bậc các động cơ được hình thành ở tuổi này khiến ch o toàn bộ hành vi của trẻ nhằm theo một xu hưóng nhất định Đây là điểm khác với hành vi của trẻ mẫu giáo bé.

Từ tuổi mẫu giáo nhỡ trở đi, hành vi của trẻ tuơng đối dễ xác định N ếu động cơ vì xã hội chiếm ưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp Ngược lại, nếu động

cơ nhàm thoả mãn quyền lợi riêng chiếm uu thế thì trong nhiều

trường họp, trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi

cá nhân ích kỷ, dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng về quy tắc đạo đức xã hội Đối với những đứa trẻ này, cần áp dụng những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả nhằm ũiay đổi những c a sở của nhân cách đã được hình thành m ột cách bất lơi này Trước hết, phải cảm hoá trẻ bằng tình yêu ũiương, đồng thời đòi hỏi lại ở chúng sự yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, tạo ra những tình huống để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp.

3 Sự hình thành ý thúc về bán tfiân

Ý thức về bản thân được chớm nảy sinh từ cuối tuổi ấu nhi khi trẻ biết tách mình ra khỏi m ọi người xung quanh để nhận ra chính mình, biết mình có m ột sức mạnh và m ột thẩm quyền nào đó trong cuộc sống Nhưng ý thức về bản thân của trẻ cuối tuổi ấu nhi còn mờ nhạt.

Trang 24

Năm tháng qua đi, việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài được m ỡ rộng dần ra Trẻ biết được nhiều điều lý thú trong ứiiên nhiên, trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giói của chính con người và dần dần khám phá ra được ràng xung quanh có nhiều mối quan hệ chằng chịt giữa người và người Trẻ mẫu giáo rất

m uốn phát hiện ra những mối quan hệ ấy, nhập vào đó để học làm người lớn Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một dạng hoạt động đặc biệt giúp trẻ một cách có hiệu quả nhất để thực hiện được điều đó.

Khi nhập vào những mối quan hệ trong trò chơi, điều quan trọng là trẻ phát hiện ra mình trong nhóm bạn bè cùng chơi, có dịp đối chiếu, so sánh những bạn cùng chơi với mình Trẻ thấy được vị trí của mình trong nhóm chơi, khả nảng của mình so với bạn ra sao, cần phải điều chỉnh hành vi như thế nào để phục vụ

m ục đích choi chung Tất cả những điều đó dần dần sẽ giúp trẻ nhận ra được mình.

Độ tuổi mẫu giáo bé là điểm khỏi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã, nên trong ý Ü1ÚC đó còn mang những đặc điểm sau đây:

- Trẻ chưa phân biệt thật rõ đâu là ý m uốn, ý đồ chủ quan của m ình và đâu là tính chất khách quan của sự vật Chính vì vậy ửiường xảy ra tình trạng là trẻ đòi làm những việc rất vố lí.

- Trẻ còn chưa nhận rõ đâu là ý muốn, nhu cầu chủ quan của m ình với những quy định, những luật lệ, những quy tắc trong xã hội, do đó nhiều trẻ thường có những đòi hỏi vô lí mà người lớn không thể đáp ứng được.

- Trò chơi đóng vai theo chủ đề giữ vai trò tích cực trong quá trình hình thành sụ tự ý ứiức của trẻ mẫu giáo bé, nên cần phải quan tâm đặc biệt đến việc tổ chức trò choi này.

Trang 25

Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tự tách mình ra khỏi người khác đã được hình thành từ cuối tuổi ấu nhi Tuy nhiên, phải trải qua một quá trình phát triển thì ý thức bản ngã của trẻ mới đưọx: xác định rõ ràng Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ mới hiểu được m ình như thế nào, có những phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, và tại sao mình có hành động này hay hành động khác Ý thức bản ngã được thể hiện

rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công và thất bại của mình,

về những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, về những khả năng và cả sự bất lực nữa.

Để đánh giá bản thân một cách đúng đắn, đầu tiên, đứa trẻ phải học cách đánh giá người khác và nghe những người xung quanh đánh giá mình như thế nào Thoạt đầu, sự đánh giá của trẻ về người khác còn phụ thuộc nhiều vào thái độ của trẻ đối với người này Chẳng hạn mọi đứa trẻ đều đánh giá m ẹ mình bao giờ cũng tốt Cuối tuổi mẫu giáo lớn, trẻ nắm được kỹ năng

so sánh m ình với người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn hon và cũng là cơ sở để noi gương những người tốt, việc tốt.

ử tuổi màu giao lơn, sự tự y thưc cỏn được biều hiện rõ trong sự phát triển giới tính của trẻ Trẻ không những nhận ra mình là trai hay gái mà còn biết nếu mình là trai hay gái thì hành vi này phải thể hiện như thế nào cho phù họp với giới tính của mình.

Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của m ình dần dần phù họp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực hiện các hành động có chủ tâm hơn Nhờ đó, các quá trình tâm

lý mang tính chủ định rõ rệt.

Trang 26

V VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHOI ĐỐI VỚI s ụ PHÁT TRIỂN TÀM LÝ CỦA TRẺ MẪU GlẰo

1 Đặc diém của hoạt động vui choi

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trè mẫu giáo, đặc biệt, trò chơi đóng vai theo chủ đề góp phần tạo ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ Trò choi đóng vai theo chủ đề chi phối các dạng hoạt động khác làm cho trò choi này mang màu sắc độc đáo của tuổi mẫu giáo.

Vui choi là dạng hoạt động không mang tính bắt buộc, trẻ tham gia nhiệt tình do chính sức hấp dẫn của trò chcri Ví dụ: Trò chơi "khám b ệnh” hấp dẫn trẻ là do chính hành vi đeo ống nghe vào tai hay đật ống nghe lên ngực người bệnh của bác sỹ.

Động cơ của hoạt động vui choi nằm ngay trong quá trình hoạt động nên trò chơi mang tính tự nguyện rất cao, mang lại niềm vui sướng cho trẻ Đây là tính chất đặc biệt của vui choi Đối với trẻ, trò chơi là một dạng hoạt động mang tính tự lập Trong khi chơi, trẻ thể hiện rõ ý thức làm chủ, trẻ hoạt động hết

m ìn h , tíc h c ự c và đ ộ c lập T ro n g h o ạ t đ ộ n g viii c h o i, n g ư ờ i lá n

chi có ửiể gọi ý, hướng dẫn mà thỏi.

Tác dụng giáo dục của người lớn trong hoạt động vui chơi là

ở chỗ người lớn biến những yêu cầu giáo dục thành nội dung của hoạt động vui chơi và hướng dẫn tổ chức cho trẻ vui chơi sao cho vừa ứioả mãn những nhu cầu hứng thú của trẻ, mà lại đạt đưọfc những yêu cầu giáo dục.

Trò chơi đóng vai theo chủ đề đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các thành viên trong trò choi với nhau Trò chơi đối với trẻ mẫu giáo ứiường phản ánh m ột mặt nào đó của xã hội người lớn Bởi vậy, để tiến hành một trò chơi nhằm mô phỏng lại đòi sống

Trang 27

xã hội thì nhất thiết phải có nhiẻu trẻ em tham gia Tính hợp tác

là m ột nét phát triển mói, một nét tiêu biểu trong vui choi của trẻ m ẫu giáo.

Trò choi của tuổi mẫu giáo mang tính chất ký hiệu - tượng trưng Trong khi chơi, m ỗi đứa trẻ đều tự nhận cho mình một vai nào đó và thực hiện hành động "giả vờ” phù hợp với vai choi Trong khi choi, trẻ còn lấy vật này thay thế vật kia và tự đặt tên cho vật thay thế, rồi sử dụng vật thay thế đó cho phù họp với tên gọi của nó.

Tất cả những điều "giả vờ” trên lại mang một ý nghĩa rất thực, vì nó phản ánh m ột sự việc có thực đã xảy ra như vậy trong cuộc sống thực Đó chính là sự ra đời của chúc năng mới của ý thức; chức năng ký hiệu - tượng trưng.

2 Vai trò của trò choi trong sự phát triển đòi sống tám lý của tré mầu giáo

Hoạt động vui choi ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính chủ định của quá trình tâm lý Trong trò chơi, trẻ bắt đầu hình Ihanh chu y co chú dinh va ghi nhớ có chú định Khi choi, tré tập trung chú ý tốt hơn và ghi nhớ được nhiều hon.

Tình huống trò chơi và những hành động của vai chơi ảnh hưởng thuờng xuyên tới sự phát triển của hoạt động trí tuệ của trẻ mẫu giáo Trò choi góp phần rất lớn vào việc chuyển tư duy

từ bình diện bên ngoài (tư duy trực quan - hành động) vào bình diện bên trong (tư duy trực quan - hình tượng).

Trò choi còn giiip cho trè tích luỹ biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy, đồng thời cũng giúp cho trẻ lập kế hoạch hành động và tổ chức hành vi của bản thân mình.

Trang 28

Vui choi là hoạt động chủ đạo của (ré mẫu giáo

Vui chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo Tình huống trò chơi đòi hỏi m ỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định Do đó, để đáp ứng được những yêu cầu của việc cùng chơi, trẻ phải phát triển ngôn ngữ m ột cách m ạch lạc.

Trò chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa quyết định đối với

sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo Trong hoạt động vui chơi, đứa trẻ học thay thê đồ vật này bàng các đồ vật khác, nhận đóng các vai khác nhau Đó là cơ sở để phát triển trí tưởng tượng Chính hoạt động vui choi của trẻ đã làm nảy sinh hoàn cảnh choi, cũng là làm nảy sinh trí tưởng tượng.

Trang 29

Trò choi đóng vai theo chủ đề có tác động rất mạnh đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo Trẻ tham gia vào trò chơi với tất cả tinh thần say mê của mình Trong khi vui chơi, trẻ tỏ ra vui sướng và nhiệt tình Khi phản ánh vào trò chơi những m ối quan hệ giữa người - người và ra nhập vào những mối quan hệ đó thì những rung động mang tính người của trẻ được gợi lên Trong trò choi, trẻ thể hiện được tình người, như thái độ chu đáo, án cần, sự đồng cảm, tinh thần tương trợ và một số phẩm chất đạo đức khác.

Trong hoạt động vui chơi, trẻ phát triển và được trải nghiệm các m ối quan hệ người - người Những mối quan hệ xã hội đầu tiên trong nhóm bạn bè này có một ý nghĩa lớn lao đối với cả đời người sau này.

Cấu trúc của cái "xã hội trẻ em ” cũng rất phức tạp Trong cái xã hội ấy, m ỗi đứa trẻ có một vị trí nhất định Vị trí đó được thể hiện ở chỗ bạn bè trong nhóm đối xử với các em như thế nào

VỊ trí trong nhóm bạn cùng tuổi ảnh hưởng một cách sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của trẻ.

Vào cu ối tuổi m ẫu giáo, đã bắt đầu xuất hiện vai trò "thủ lĩnh" Đó là đứa trẻ đưọx: các bạn tôn sùng và vị nể nhất Hiện tượng thủ lĩnh xuất hiện trong nhóm bạn là điều làm cho người lớn phải đặc biệt quan tâm, không nên để tình trạng chỉ có một trẻ luôn lu ôn làm thủ lĩnh còn những đứa trẻ khác chi biết phục tùng.

Trong “xã hội trẻ em ” cũng dần dần hình thành những dư luận chung Dư luận chung thuờng được bắt nguồn từ những nhận xét của người lớn đối với trẻ em, cũng có thể do trẻ em nhận xét lẫn nhau Dư luận chung ảnh hưỏng khá lớn đối với sự lĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức của trẻ trong nhóm

và qua đó ảnh hưởng đến nhân cách của từng đứa trẻ.

Trang 30

Nhóm trẻ cùng chơi là m ột trong những cơ sở xã hội đầu tiên của trẻ em , do đó, người lớn cần tổ chức tốt hoạt động của nhóm trẻ ở lóp mẫu giáa cũng như ở gia đình, khu tập thể, xóm dân cư để tạo m ôi trường lành m ạnh có tác dụng giáo dục tích cực đôi với trẻ.

Những phẩm chất ý chí của trẻ mẫu giáo được hình ứiành mạnh mẽ qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Khi tham gia ưò chơi, trẻ buộc phải điều tiết hành vi của mình theo mối quan hệ giữa vai mình đóng với các vai khác sao cho phù họp với những quy tắc của trò chơi Từ đó, trẻ biết điều khiển hành vi của mình bằng

ý chí, đặt ý riêng phục tùng m ục đích chung của nhóm người.

Qua trò chơi, trẻ còn được hình thành những phẩm chất ý chí như: tính m ục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm

Tóm lại, hoạt động vui chơi, mà Uiing tâm là trò choi đóng vai ứieo chủ đề ở tuổi mẫu giáo thực sự đóng vai trò chủ đạo Ý nghĩa chủ đạo thể hiện trước hết là ở chỗ nó giúp trẻ giải quyết mâu Ũiuẫn trong bưóx; phát triển từ tuổi ấu nhi lên tuổi mẫu giáo Trò chơi là phương tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ Trò choi tạo ra những nét tâm lý đặc trưng cho tuổi mẫu giáo,

mà nổi bật là tính hình tượng và tính dễ xúc cảm, khiến cho nhân cách của trẻ mẫu giáo m ang tính độc đáo khó tìm ứiấy ở các lứa tuổi kliác Do đó, tổ chức trò choi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ Trò choi là phương tiện để trẻ học làm người.

3 Buóc ngoặt 6 tuổi và sự chuẩn bị về mặt tám lý cho trẻ vào học lóp một

Thời điểm lúc trẻ tròn 6 tuổi là m ột bước ngoặt quan trọng của trẻ em Độ tuổi mẫu giáo lớn là thòi kỳ trẻ đang tiến vào bước ngoặt đó với sự biến đổi của hoạt động chủ đạo Hoạt động vui choi vốn giữ vị trí chủ đạo trong suốt thời kỳ mẫu giáo, nhưng vào cuối tuổi này không còn giữ nguyên dạng hoàn chỉnh của nó, những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh.

Trang 31

Cuối giai đoạn mẫu giáo lớn, trẻ đã có những tiền đề cần thiết của sự chín m uồi đến trường về các mật tâm sinh lý, nhận thức, trí tuệ ngôn ngữ và tâm thê để trẻ có thể thích nghi bước đầu với điều kiện học tập ở lóp một.

Chuẩn bị cho trẻ vào học lóp m ột là chuẩn bị những tiền đề, những yếu tố của hoạt động học tập để có thể thích ứng tốt nhất, nhanh nhất đối với việc học ở lóp m ột Có thể có hai lĩnh vực cần chuẩn bị:

a Chuẩn bị chung, tổng q u á t cho trẻ

- Chuẩn bị về thể lực: bảo đảm cho trẻ khoẻ về thể chất và

tinh thần, dẻo dai và linh hoạt, năng lực phối họp các vận động

- Chuẩn bị cho trẻ dễ làm quen, thích ứng vói hình thức

“tiết h ọ c” ở lóp m ột và cấp tiểu học sau này.

Trang 32

Phần 2:

GIÁO DỤC GIÁ ĨRỊ SỐNG CHO ĨRt MẦM NON

Trang 33

I NHŨNG VÁN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ TRỊ SỐNG

1 Thê nào là giá trị sống?

Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học Xã hội), "giá trị” là

cái mà con người dùng làm cơ sở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào đối với con người; cái mà con người dựa vào dùng

để xem xét một người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, tài năng; những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của xã hội; tính chất quy ra được thành tiền của một vật trong quan hệ buôn bán, đổi chác; độ lớn của một đại lượng, một lượng biến thiên.

Dưới góc độ Xã hội học, "giá trị” được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điều kiện kinh tê - xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giá trị nhất định của một xã hội.

Giá trị trong Đạo đức học luôn gắn liền với những khái niệm trung tâm như: cái thiện, cái ác, công bằng, bình đẳng, bác ái bởi vì khái niệm giá trị thuộc phạm vi đời sống đạo đức của con người, các quan hệ xã hội và quá trình hình thành các chuẩn mực, quy tắc đạo đức của xã hội.

D ư ớ i g ó c đ ộ T â m lý h ọ c , khái n iệ m “g iá n ị" đ ư ự t Iig liie u

cứu nhằm mục đích tìm hiểu hành vi, hoạt động của con người

và dự báo sự phát triển của nhân cách.

Giá trị, theo nghĩa chung nhất, chúng ta có thể hiểu đó là cái đá làm cho m ột khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, đưọx: m ọi người thừa nhận Người ta có thể phân chia giá trị thành: giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị riêng, giá trị chung, giá trị xã hội Có quan điểm cho rằng giá trị

là cái vốn có của khách thể, nhưng m ỗi chủ thể lại có thể đánh giá, xem xét nó trên những góc độ khác nhau, đưa đến những quan niệm khác nhau về giá trị Vì con người cũng có nhiều

Trang 34

điểm tương đồng trong định huớng giá trị, nên có những giá trị được số đông chấp nhận và những giá trị này sẽ trở thành giá trị chung của xã hội Tuy nhiên, giá trị cũng là phạm trù có tính lịch sử.

Giá trị là "những niềm tin, thái độ, m ục đích, cảm xúc, lý do

đã được đánh giá, lựa chọn sau khi đã cân nhắc, xem xét, ứiử

thách và thấm nhuần trong cuộc sống" (Raths 1966).

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Giá trị là tính có nghĩa tích cực, đáng quý, có ích của các đối tượng vói các chủ thể”.

Tác giả Trần Trọng Thuỷ khi nghiên cứu về “giá trị, định hướng giá trị và nhân cách ” cũng xem giá trị là một hiện tưọng

xã hội điển hình, biểu thị các sự vật, hiện tượng, các thuộc tính

và quan hệ của hiện ửiực, các tư tưởng, các chuẩn mực, mục đích và lý tưởng, các hiện tượng của tự nhiên và xã hội được con người tạo ra nhưng đều phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển của cá nhân con người.

Nhìn chung, theo quan điểm của các nhà khoa học hay dưới góc độ của các ngành khoa học khác nhau, cũng như trong một

số từ điển đa định Iighla kliál Iiíẹni giá ưị đèu có chung một số đặc điểm như sau:

- Mức độ của m ột vật đáp ứng nhu cầu và tíioả m ãn được khát vọng của con người, là cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối qucui hệ với sự vật đó

- Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, với phí tổn cần thiết để tạo ra cái lợi đó.

- Mang tính khách quan - nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người.

Trang 35

- Được hiểu theo hai góc độ: vật chất và tinh thần Giá trị vật chất là giá trị đo được bằng tiền bạc dưới góc độ kinh tế, còn giá trị tinh thần tạo cho con người khoái cảm, hứng Ü1Ú và sảng khoái.

- Mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của chủ thể trong m ối quan hệ với sự vật mang giá trị.

- Là m ột phạm trù lịch sử vì giá trị thay đổi theo thời gian, theo sự biến động của xã hội, phụ thuộc vào tính dãn tộc, tôn giáo và cộng đồng.

Chuẩn giá trị

Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vỊ tn' ở thứ bậc cao hoặc vị trí then chốt và m ang tính chuẩn mực chung cho nhiều người Việc xây dựng các giá trị theo những chuẩn mực nhất định về kinh tế, chính trị, đạo đức, xã hội hay thẩm mỹ

sẽ tạo ra các chuẩn giá trị Mọi hoạt động của xã hội của nhóm cũng như của từng cá nhân được thực hiện theo những chuẩn giá trị nhất định sẽ bảo đảm định hướng cho các hoạt động và hạn ch ế khả năng lệch chuẩn mực xã hội, đồng thòi tạo ra những giá trị tương ứng đảm bảo sự tồn tại của con người.

ở Việt Nam, chuẩn giá trị thường m ang V nghĩa luân lý sâu sãc Theo Hô Chủ tịch, "cần, kiệm, liêm , chính, chí công vô tư”,

“trung với nước, hiếu với dân" là thang giá trị cao nhất, là thước

đo giá trị của người Việt Nam, trong đó cái "đức”, cái "thiện” là cốt lõi, là chuẩn của m ọi giá trị, cùng với nó là các giá trị nhân văn truyền thống như lòng tự hào dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc, trung với nước, hiếu với dân, nhân nghĩa, cần cù, thông minh, năng động, sáng tạo Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải thừa nhận, xã hội Việt Nam hiện tại đang có sự biến động nhanh chóng, rõ nét thậrn chí khủng hoảng, đảo lộn về thang giá trị, chuẩn giá trị xã hội trong m ột bộ phận thanh niên Việt Nam thể hiện trong suy nghĩ, lối sống và trong hành vi ứng xử như “sống

Trang 36

suy đồi, thoái hoá một cách nghiêm trọng, ham tư lọi, vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng v.v suy đồi đến mức lãng quên, co i thường những chất liệu sống cơ bản" Điều quan trọng không phải là lên án, kết tội một bộ phận nhỏ đang có lối sống như trên, mà cần tiếp tục nghiên cứu để có những nhận định, đánh giá đúng đắn, khách quan tình hình biến đổi của thang giá trị, chuẩn giá trị ngày nay, để có những định hướng giá trị đúng đắn cho xã hội, cho từng nhóm người, từng cá nhân để họ tạo ra những giá trị tốt nhất cho xã hội.

2 Mối quan hệ giũa văn hoá, bản sắc và giá trị

a Khái niệm văn hoá và bản sắc

Văn hoá - "culture”, có gốc chữ Latin chính là sự “trồng cấy” Theo nghĩa bóng, “culture" có nghĩa là quá trình nuôi dưỡng thành con người như thể gieo trồng và chăm sóc mầm cây vậy Còn "văn hoá" ửieo nghĩa Hán tự là quá trình con người hoá con người.

Văn hoá là một giá trị, một ý nghĩa, một lối sống bất khả phân với con người Con người là con người bởi có văn hoá; văn

h o á là v ă n h o á b ả i tìr c o n ngxỉừi và c h o c n n ngiròi

Muốn trở thành văn hoá, một con người, m ột gia đình, một

xã hội phải đào luyện, chắt lọc mình trong từng cử chỉ, từng hành vi, từng ửiể ứiức, từng thái độ Sự chắt lọc ấy tạo nên bản

sắc Như vậy, văn hoá sẽ tạo nên bản sắc và bản sắc tạo nét riêng

đặc thù cho văn hoá Và m ột nền giáo dục phải nhắm đến mục

đích đào tạo những con người có bản lĩnh cho xã hội khao khát

theo đuổi giá trị văn hoá, như Bogoslovski nói; “Nền giáo dục

p h ả i giú p đỡ trẻ sống đời sống thịnh vượng và ý nghĩa, nó phải xây nên những nhân cách có khả năng hoà điệu và phong phú,

g iú p ư ẻ có khả năng tham dự vào ánh sáng chói ỉoà nhất của vinh quang hạnh phúc cũng như có th ể đối m ậ t với đau kh ổ m ột

Trang 37

cách đ ầ y ph ẩm hạnh và cam lòng thủ đắc, và cuối cùng họ có th ể giú p đ ỡ người khác sống cuộc đời cao thượng" Đào luyện con

người văn hoá, trước hết là đào luyện một nền văn hoá toàn diện cho con người, và sau đó con người đó sẽ mang theo hành trang vàn hoá của m ình gia nhập cuộc hành trình của xã hội Một công dàn được giáo dục văn hoá là công dân có khả năng tham

dự vào xã hội bàng m ột tấm lòng nhân ái, m ột thái độ cư xử lịch lãm, đúng mực, và một tâm hồn cao thượng Một xã hội chỉ có thể trở thành văn hoá với những công dân đã được đào luyện văn hoá, và nền văn hoá đó giúp cho mọi người được sống trong ánh sáng nhân bản.

V X Xêtrênốp khẳng định rằng, văn hoá và con người là những khái niệm liên quan chặt chẽ với nhau Văn hoá không thể tách rời hoạt động và sự sáng tạo của con người Nó thể hiện mức độ con người đã ý thức và khai thác những quan hệ của mình với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân m ình - những m ức độ tự hiện thực hoá các sức mạnh bản chất của con người Từ góc độ triết học, có thể nói, văn hoá là cách con người khai thác thê giói, bao hàm cả thế giới bên ngoài tự nhiên xã hội, cũng như thế giới bên trong của chính con người trong ý nghĩa hinh Ihanh va phai tnén cúa nó.

Con người m ong m uốn càng ngày càng trở nên con người hơn Nhân loại m ong m uốn tiến đến m ột nhân loại tiến bộ hơn Văn hoá hướng tới m ột nền văn hoá ngày càng cao, hoàn hảo hơn, nhân bản hon.

b Văn hoá và giá trị

ở trên chúng ta đã xem xét khái niệm "văn hoá" trong lịch

sử tư tưởng nhân loại Chúng ta thấy rằng văn hoá gắn liền với

sự hình thành, phát triển của con người và xã hội trong m ối quan hệ với th ế giới xung quanh Cũng cần thấy rằng nhờ sự tương tác giữa nhận thức và đánh giá con người mới được định

Trang 38

hướng đúng đắn trong hoạt động thực tiễn, trong việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân con người Nếu như nhận thức luận quan tâm đến phương diện nhận thức thì

có thể nói đánh giá lại gắn liền với giá trị học Thông qua việc đánh giá, các giá trị văn hoá nổi lên tạo thành kim chỉ nam cho hành động của con người.

Trong bài báo Văn hoá và các giá ưị N.D Travtravatd đã

khẳng định rằng, để làm sáng tỏ bản chất của văn hoá cần phải hiểu khái niệm giá trị, bởi lẽ giữa triết học văn hoá mác-xít và lý luận giá trị mác-xít có mối liên hệ mật thiết không thể tách rời Theo ông, mọi người đều thùa nhận văn hoá - đó là cái được sáng tạo bởi bàn tay, trí tuệ cùng trái tim con người và làm cho con người trở thành người, văn hoá sẽ được xem xét như sự thống nhất toàn bộ những cái mà ớ đó các giá trị đã được mọi người (nhân loại, nhóm, giai cấp, dân tộc ) thừa nhận và được hiện thực hoá vào đó, còn giá trị - là tất cả những cái mà mọi người m ong m uốn tới nó như tói mục đích hay được xem xét như phương tiện để đạt m ục đích.

Văn hoá - b ả n sắc hay ịậá trị?

Trang 39

Trong Hội nghị toàn Liên bang Xô viết về giá trị (1986), trả lời câu hỏi: “Giá trị là gì?”, V.M.Megiusep khẳng định rằng, giá trị

dĩ nhiên không phải là chính bản thân đồ vật nhưng đồng thòi

nó cũng là m ột cái gì đó tồn tại khách quan ở vật Trong giá trị trao đổi của nền kinh tế hàng hoá, mối liên hệ xã hội của con người tồn tại tách biệt với con người Khác hẩn với giá trị trao đổi, giá trị văn hoá là thuộc tính xã hội của đồ vật không tách rời với người sáng tạo chúng Giá trị này đưọx: thể hiện như quan hệ

xã hội nhất định, tồn tại khách quan, không loại trừ mà ngược lại gắn bó vói sự phát triển của nhân cách Bởi thế, các quan hệ

xã hội là chi tiêu phát triển nhân cách và cũng có nghĩa là giá trị văn hoá của nó Những quan hệ xã hội đã tạo thành "thực thể" của văn hoá chừng nào chúng là những quan hệ mang tính người, những quan hệ xác định sự tồn tại và phát triển của nhân cách trong xã hội Cách hiểu và lý giải bản chất giá trị như thế của V.M.Megiusep đã tạo một bước ngoặt trong việc nghiên cứu văn hoá từ góc độ giá trị học Từ đây, không phải là thế giới các

đồ vật mà chính là sự hình thành, phát triển của con người, khả năng tự do và sáng tạo của con người là cái mà tiếp cận giá trị hoc với văn hoá hưởng tứi,

v.p Kudơmin đã chỉ ra ba cấp độ về chất vốn sẵn có với mọi khách thể Theo ông, đó chính là cấp độ vật chất, cấp độ chức nãng và cấp độ hệ thống Rõ ràng là, định nghĩa văn hoá như tổng thể các ứiành tựu vật chất và tinh thần hay như tổng thể các giá trị vật chất hay tinh thần mới dừng lại ở cấp độ đầu tiên của đối tượng Khẳng định giá trị là các sự vật hay hiện tượng thoả m ãn nhu cầu và lọi ích của con người mới dừng lại ở cấp độ thứ hai - cấp độ chức năng Còn xem xét giá trị văn hoá là những quan hệ xã hội để phát triển con người đã tiến đến cấp độ thứ

ba - cấp độ hệ thống Nhưng trong cả ba cấp độ xem xét, chúng

ta đều thấy gắn bó với m ột hiện tượng xã hội vô cùng quan trọng.

Trang 40

Đó chính là lao động của con người, hay nói khái quát hơn là hoạt động người, c ấ p độ thứ nhất mới chi xác định giá trị văn hoá là những sản phẩm của lao động, là nhũng kết quả của hoạt động: cấp độ thứ hai nhìn thấy giá trị văn hoá là sự chi phí sức lực con người và khả năng đáp ứng nhu cầu, lợi ích của con người mà chưa nhìn thấy nhu cầu, lợi ích chính là động lực thúc đẩy lao động, thúc đẩy hoạt động của con người Còn cấp độ thứ

ba, kết quả tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần đâ đưa chúng ta đến việc xác định giá trị văn hoá là những quan hệ xã hội phát triển nhân cách con người Nhưng quan hệ xã hội không thể tồn tại biệt lập với hoạt động của con người Văn hoá

là thước đo sự hình ứiành và phát triển nhân cách mà giá trị tối cao của m ột thước đo chính là sự hình thành và phát triển con người như một thực ứiể tự do và sáng tạo Vì thế, cách tiếp cận giá trị học với văn hoá không loại trừ và cũng không thể loại trừ cách tiếp cận hoạt động với văn hoá Giá trị văn hoá chính là những hình ửiức, phương thức hoạt động - quan hệ làm cho con người trở thành chủ thể tự do và sáng tạo.

c Giá trị và bản sắc

Thoát ra k±iỏi cái nhìn thuần kinh tế, chúng ta hiểu rằng nền sản xuất xã hội bao hàm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra chính bản thân con người N hững hình thức, phương thức hoạt động - quan hệ đã được hình thành trong hoạt động thực tiễn của con người giờ đây phải được

mã hoá, ký hiệu hoá vào trong các bản vẽ, sách vở, chương trình tin học và đặc biệt là trong các sách giáo khoa, trong chương trình đào tạo từ phổ thông đến đại học để đào tạo và giáo dục ra con người mới, để sản xuất ra những thực thể tự

do và sáng tạo Chương trình giáo dục ấy chính là sự cô đọng các giá trị văn hoá của m ột đất nước, m ột dân tộc, m ột thời đại N hìn nhận m ột cách sâu xa hon, chúng ta thấy bảng giá

Ngày đăng: 17/08/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w