Ở giai đoạn lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển rất nhanh, các cơquan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện.. Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục thì mỗi giáo viên mầm non phả
Hệ thần kinh và cơ quan cảm thụ
Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển vàng của trẻ, ở giai đoạn này, trẻ đã đủ hiểu và biết để tò mò về thế giới xung quanh mình, trẻ sẽ không cần phải bế hay người khác đưa đồ vật cho mình nữa mà có thể tự tiếp xúc bằng cảm giác và vận động Cùng với sự phát triển ngôn ngữ, trẻ có thể chủ động giao tiếp với người lớn và vừa nói vừa làm Hệ thần kinh và cơ quan cảm thụ phát triển nhanh, sự phối hợp vận động được tăng cường, phạm vi giao tiếp mở rộng.
Giai đoạn này trẻ tiếp thu mạnh mẽ những thao tác với công cụ – đối tượng. Tri thức thực tiễn dần được hình thành trong não trẻ Hành động của trẻ với các đối tượng được coi là thành tựu rõ rệt đầu tiên trong lứa tuổi này Thông qua những hành động với các đối tượng xung quanh mình mà trẻ dần hình thành được những nhận thức cơ bản về chúng Trẻ có xu hướng bỏ tất cả những gì nó cầm được vào mồm để tìm hiểu.
Trí nhớ vận động của trẻ rất phát triển, đặc biệt là những thao tác với đồ vật. Trẻ hướng tới những đồ vật do con người tạo ra để tìm hiểu.Trẻ khám phá chúng theo hướng đây là cái gì? Có thể làm gì với cái này? Làm thế nào?… Nhờ đó trẻ thiết lập được mối tương quan giữa các đồ vật với nhau Có thể nói đây là nét đặc trưng trong tâm lý trẻ tuổi nhà trẻ.
Bắt đầu từ năm thứ 2, tư duy trực quan hành động của trẻ được phát triển Trẻ học được cách kết hợp các động tác của nó để khám phá các vật xung quanh. Trẻ có thể tháo tung các đồ chơi của mình để xem bên trong nó thế nào.…
Tư duy của trẻ lúc này mang tính tự kỷ, nhìn nhận sự việc một cách chủ quan. Tình cảm chi phối tâm tư trẻ Ví dụ nếu vấp vào bàn bị đau, trẻ sẽ đổ lỗi cho bàn và đánh bàn.
Sự phát triển về mặt ngôn ngữ là bước đột phá trong giai đoạn này.Tuy nhiên ngôn ngữ vẫn còn mang tính “vô định hình” Sự biểu hiện ngôn ngữ của trẻ không giống người lớn Trẻ có nói nhưng không phải ai cũng hiểu được.
Sự phát triển tâm lý của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi theo hướng tích cực hay tiêu cực là phụ thuộc vào cách giao tiếp và hành xử của người lớn Trẻ đã có thể hiểu bố mẹ, người lớn nói gì, chính vì thế hãy nói những lời yêu thương nhiều hơn với trẻ trong giai đoạn này.
Kỹ năng vận động thô: trong độ tuổi từ 13 – 18 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu đi vững, đi nhanh và tập bước lên cầu thang Vì vậy, đối với bé 15 tháng chưa biết đi cần được cha mẹ chú ý theo dõi và tập luyện.
Kỹ năng vận động tinh: trẻ đã biết sử dụng các ngón tay dễ dàng: tự cầm ăn, vẽ nguệch ngoạc; biết tự xếp hình tháp bằng các khối vuông; có thể dốc hạt ra khỏi lọ khi được làm mẫu hoặc tự bản thân trẻ muốn.
Kỹ năng ngôn ngữ: trẻ có thể nói ba từ đơn Thông thường, bé 18 tháng chưa biết nói được những câu dài và hoàn chỉnh.
Kỹ năng cá nhân – xã hội: trẻ em 13 - 18 tháng tuổi biết đòi đồ vật bằng cách chỉ tay vào vật muốn có; trẻ biết bắt chước các việc làm nhà như lau, rửa các đồ vật; trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các thành viên trong nhà.
Kỹ năng nhận thức: Trẻ biết biểu hiện vui mừng, giận dữ, sợ hãi, ganh tị Bên cạnh đó trẻ có thể hiểu câu đơn giản.
Kỹ năng vận động thô: trẻ 2 tuổi đã có thể chạy lên cầu thang; bé biết giơ chân đá bóng mà không ngã; trẻ có thể ném bóng cao tay.
Kỹ năng vận động tinh: trẻ sử dụng các ngón tay dễ dàng: tự xúc ăn nhưng còn bị rơi vãi Trẻ có thể bắt chước vẽ đường kẻ dọc.
Kỹ năng ngôn ngữ: trẻ 2 tuổi có thể nói câu khoảng 2 - 3 từ Trẻ biết đòi thức ăn hoặc nước uống Trẻ có thể tự đi vệ sinh, biết rửa tay và tham gia các hoạt động trong sinh hoạt như mặc, cởi quần áo, tắm
Kỹ năng nhận thức: Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ chỉ được bộ phận của cơ thể.Trẻ biết gọi được tên một mình Trẻ 2 tuổi biết đi đúng hướng yêu cầu.
Đặc điểm bệnh lí
Các bệnh nhiễm khuẩn
Trẻ hay mắc các bệnh nhiễm ( sởi, bạch hầu, ho gà, lao) do sự miễn dịch qua sữa mẹ ít dần, đồng thời, phạm vi giao tiếp mở rộng và trẻ chưa có ý thức tự phòng bệnh
Theo dân gian, bệnh sởi còn được gọi là bệnh đau ban đỏ Tác nhân gây bệnh sởi thuộc nhóm RNA giống Mobilli vi-rút của họ Paramyxoviridae Influenzae. Người là nguồn bệnh chủ yếu nhưng có thể gặp ở khỉ Không có trung gian truyền bệnh, không có vi rút tiềm ẩn lây truyền, chỉ có 1 type huyết thanh, và thuốc chủng ngừa có hiệu quả Đường lây truyền chủ yếu là đường hô hấp như: Nước bọt , hắt hơi, sổ mũi hoặc do hít phải mầm bệnh từ môi trường bên ngoài của bệnh (do mầm bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường hơn một giờ) Sởi là bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao nhất và tính miễn dịch quần thể trong nhân dân cần phải đạt tới 94% mới có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng.
Triệu chứng được chia thành bốn giai đoạn” thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ toàn phát và thời kỳ phục hồi
Thời kỳ ủ bệnh (từ lúc bị nhiễm siêu vi trùng đến lúc có triệu chứng bệnh) trung bình là 10 ngày (có thể thay đổi từ 7đến 18ngày), trẻ có thể sốt nhẹ Thời kỳ khởi phát (còn gọi là thời kỳ viêm long): Đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện như sau: sốt, viêm long,… Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5 độ C đến 40 độ C, có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp Viêm long (có triệu chứng giống như cảm cúm): thường xảy ra ở mắt và mũi, gây chảy nước mắt, đổ nghèn nhiều, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy Bên cạnh đó, khám họng trong giai đoạn này có thể thấy những chấm trắng nhỏ khoảng1mm mọc trên nền niêm mạc má viêm đỏ,có vị trí ngay với răng hàm thứ nhất, đó là dấu “Koplik” rất có giá trị để giúp chẩn đoán khi phát ban Thời gian tồn tại của dấu hiệu này khoảng 12 đến 18 giờ.
Thời kỳ toàn phát (hay còn gọi là thời kỳ phát ban): Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên hai bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ Trong 24 gờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, hai tay và sau cùng là hai chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh.Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt Đối
17 với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết tiêu hóa. Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da loang lỗ như da cọp nên được gọi là
Khi nhiễm bệnh, trẻ cần được ăn đầy đủ thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống đủ nước Cho bé ăn nhẹ, đủ chất; uống nhiều nước (dung dịch oresol, nước quả tươi) khi trẻ sốt cao, tiêu chảy Khi có biến chứng, có thể dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của thầy thuốc và uống bổ sung vitamin A để tránh khô giác mạc. Bệnh nhi phải được ở nơi thoáng mát, ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng khem quá mức, sẽ dễ gây tình trạng thiếu các vi chất ở trẻ Hằng ngày vệ sinh da dẻ, răng - miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da: rửa mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm; thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch, mềm.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Trẻ nhiễm vi khuẩn bạch hầu có thời gian ủ bệnh trong 2 – 5 ngày Các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là gây viêm họng Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong họng, khẩu cái mềm, amidan, lưỡi Nếu không điều trị thì màng bám sẽ lan xuống vùng thanh quản gây khàn giọng, khó thở, ho ông ổng Lớp mảng giả này sẽ làm tắc đường thở và gây tử vong Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch hầu gây ra viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm là do độc tố của vi khuẩn Độc tố đó sẽ theo máu và tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, có thể gây ra viêm tim, viêm thận hoặc tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản. Để phòng chống bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch Bên cạnh đó, trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi của người bệnh khi hắt hơi, ho. Chính vì vậy, bệnh ho gà rất dễ lây lan khi trẻ ở cùng một không gian như trường học, nhà ở,… với người mang mầm bệnh Bệnh ho gà ở trẻ nhỏ có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng Giai đoạn đầu, bệnh thường có triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường như sốt nhẹ, hắt hơi, ho, sổ mũi,… khiến một số phụ huynh thường nhầm lẫn dẫn đến chủ quan Sau khoảng 1-2 tuần nếu không được điều trị ho gà kịp thời, triệu chứng bệnh ở trẻ sẽ nặng hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Điều trị ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không được tiến hành sớm có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp, viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí dẫn đến ngừng thở và gây tử vong Biến
19 chứng thần kinh như co giật, liệt nửa người, liệt chi và mất ngôn ngữ do xuất huyết hoặc xung huyết não Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra các biến chứng khác như loét hàm lưỡi, vỡ phế nang, thoát vị rốn, bẹn, sa trực tràng, lồng ruột, tràn khí màng phổi, bầm tím dưới mí mắt và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ. Để phòng chống bệnh ho gà, bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch Bên cạnh đó, phải hường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời
Bệnh lao là do trực khuẩn lao gây ra Lao ở trẻ em không phải là một bệnh hiếm gặp Trẻ bị bệnh lao có thể có biểu hiện của mọi thể lao tương tự như ở người lớn, tuy nhiên phổ biến nhất là lao sơ nhiễm, lao phổi, lao màng phổi, lao màng não cấp tính và một số thể lao ngoài phổi như lao xương, lao màng bụng, lao hạch, lao ruột Mỗi thể lao có những biểu hiện lâm sàng khác nhau, xảy ra ở những độ tuổi khác nhau, mức độ nặng thay đổi phụ thuộc vào cơ địa của trẻ bị bệnh lao, đáp ứng điều trị và lượng vi khuẩn gây bệnh. Đối tượng trẻ em có thể bị mắc hầu hết các thể loại bệnh lao, trong đó phổ biến nhất là: lao sơ nhiễm, lao hô hấp sau sơ nhiễm, lao cấp tính, lao màng phổi, lao phổi, lao ngoài phổi (bệnh lao ở các cơ quan khác trong cơ thể) Cụ thể như sau:
Lao sơ nhiễm: Có thể nói đây là thể lao hay gặp nhất ở trẻ em Đối tượng dễ mắc nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và chưa được tiêm phòng vắc xin BCG Các triệu chứng trẻ gặp phải khi mắc thể lao này đó là: cảm cúm (sốt, cơ thể mệt mỏi), hoặc thậm chí không biểu hiện triệu chứng nào Những trẻ mà có hệ miễn dịch tốt thì có thể tự khỏi bệnh sau thời gian ngắn.
Lao cấp tính: Thể lao này có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt hay xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin BCG Lao kê cấp tính và lao màng não được cho là 2 biến chứng nghiêm trọng nhất của lao cấp tính Các di chứng
20 của 2 loại lao này gây nên rất nặng, thậm chí có thể tước đi mạng sống của bệnh nhân nếu phát hiện và điều trị muộn.
Lao đường hô hấp: Bệnh lao phổi và lao màng phổi đều là bệnh lao đường hô hấp và hay gặp ở những trẻ lớn hoặc đang sắp bước vào giai đoạn tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ Các dấu hiệu của lao đường hô hấp ở trẻ có thể là bị ho kéo dài, sốt nhẹ, chán ăn, sụt cân.
Lao kê: Đây là dạng lao cấp ở phổi và tiến triển sau thời gian đầu bị lao sơ nhiễm Thể này có các biểu hiện đặc trưng đó là khiến cho bệnh nhân khó thở, sốt cao, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, mạch nhanh, tím tái lao kê có mối liên quan đến lao màng não.
Các bệnh về đường tiêu hoá.…
Trẻ nhỏ với hệ tiêu hoá non nớt thường dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hoá hơn người lớn rất nhiều Trẻ hay mắc các bệnh về đường tiêu hoá nếu không giải quyết tốt mâu thuẫn giữa hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện và thực hiện chế độ ăn hợp lý Nếu không được điều trị kịp thời, nhiều bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ Nguyên nhân có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn Biểu hiện ra ngoài của bệnh là trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày, có thể kèm theo các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước và mệt mỏi Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp, nhưng nếu để tiêu chảy kéo dài, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải Bố mẹ cần bù nước và điện giải cho bé kịp thời bằng Oresol Cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày Nếu tình trạng diễn tiến bệnh nặng hơn, bố mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để xử lý, không nên tự ý mua thuốc về dùng để hạn chế những sự cố không mong muốn có thể xảy ra.
Tả là bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể lây lan thành dịch, bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ tử vong cao Đặc điểm nhận biết chủ yếu khi mắc bệnh tả là tiêu chảy ra nước ồ ạt, nôn ói liên tục, đau
22 bụng Tiêu chảy là triệu chứng nguy hiểm đáng lo ngại nhất Bé có thể đi ngoài liên tục, không cầm được, phân toàn nước màu trắng đục Trẻ bị mất nước nghiêm trọng, kiệt sức và có thể tử vong rất nhanh sau đó Bệnh do vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra Loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở những nơi dơ bẩn, nguồn nước kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, chưa nấu chín hay để ruồi nhặng đậu vào Trẻ khi ăn uống trong môi trường đó, vi khuẩn sẽ theo thức ăn vào bộ máy tiêu hóa, chúng phát triển và tiết ra nhiều chất độc gây bệnh Do đó, để phòng ngừa bệnh tả cho trẻ, cần phải giữ vệ sinh ăn uống, dùng nước đun sôi để nguội, hạn chế sử dụng các loại nước uống ngoài vỉa hè chưa được tiệt trùng hoặc đóng chai Thức ăn phải được nấu chín kỹ Gia đình cũng có thể tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế nhiễm khuẩn. Bệnh rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây ra tình trạng đau bụng và những thay đổi trong đại tiện Khi bị rối loạn tiêu hóa, bé sẽ thường xuyên gặp bất tiện trong sinh hoạt do thay đổi trong vấn đề đi vệ sinh, thường xuyên bị đau bụng, đầy hơi, cảm giác khó chịu Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa do hệ thống tiêu hóa chưa được hoàn thiện cả về cấu trúc cũng như hoạt động và lượng enzym tiêu hóa Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ yếu hơn, nên dễ bị loạn khuẩn đường tiêu hóa Chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc sử dụng kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh khó chịu này. Rối loạn tiêu hóa lâu ngày khiến trẻ không hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh Hậu quả là trẻ thường bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và hệ miễn dịch kém phát triển.
Táo bón là biểu hiện thường gặp ở trẻ Bé bị táo bón khi số lần đi đại tiện ít hơn bình thường, phân rắn hơn Trẻ đôi khi bị đau quặn bụng mỗi khi đi đại tiện, rặn khi đi vệ sinh, đau rát, thậm chí nứt kẽ hậu môn dẫn đến chảy máu Bệnh có thể gặp ở trẻ lười ăn rau và các thực phẩm giàu chất xơ, ít uống nước, nhưng cũng có thể gặp ở những trẻ bị rối loạn chức năng đại tràng Nếu bé của bạn bị táo bón, có thể bổ sung thêm rau, hoa quả nhiều chất xơ vào chế độ ăn cho bé. Cũng có thể cho bé uống nhiều nước hơn trong ngày Một số loại thuốc nhuận tràng hoặc thực phẩm bổ sung cũng có thể hỗ trợ nếu bé đủ lớn và tình trạng táo bón nặng Nhưng tốt nhất, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất tùy theo tình trạng của mỗi bé.
Khi bị tắc ruột, trẻ không đi vệ sinh được, cũng không thể trung tiện được. Triệu chứng đầu tiên của trẻ thường là nôn ói nhiều, sau đó có thể ói ra nước mật Trong trường hợp này, bắt buộc phải đưa bé đến bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời.
Bệnh kiết lỵ do Amip và Shigella gây ra, người bị kiết lỵ đi tiêu ra phân rất ít nhưng có kèm theo chất nhầy và máu cùng các triệu chứng như sốt, đau bụng,
24 luôn có cảm giác muốn đi cầu Tình trạng này kéo dài dẫn đến trẻ lả dần, vật vã,hôn mê rồi tử vong Nguy cơ chủ yếu của bệnh kiết lỵ là trở thành mãn tính, kéo dài.
Cơ sở thực tiễn về chăm sóc trẻ giai đoạn nhà trẻ
Thực hiện đổi mới quản lý giáo dục, trong những năm gần đây, công tác quản lý các trường học nói chung và trường mầm non nói riêng đã có nhiều tiến bộ, như đổi mới phương thức quản lý, tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ,
… Tuy nhiên, công tác quản lý đối với trường mầm non vẫn còn nhiều bất cập. Báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đã khẳng định: Năng lực điều hành quản lý trong các trường mầm non còn bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Bên cạnh những thành quả vô cùng đáng kể của ngành giáo dục mầm non hiện nay thì còn có những bê bối khiến cả xã hội đều lên án vô cùng gay gắt Nhiều vụ việc như: bạo hành trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần, xâm hại,… đã được kịp thời phát hiện và có những hình phạt xứng đáng Tuy những sự việc đáng tiếc xảy ra rất ít nhưng vẫn tạo rất nhiều ảnh hưởng xấu tới ngành giáo dục mầm non nói riêng và ngành giáo dục nói chung.