Như vậy, đóng vai là sự thể hiện những vai diễn thông qua các tình huồng, các câu chuyện, kịch bản phù hợp với nội dung học tập được tô chức trong hoạt động dạy học nhằm giúp người học h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
kk⁄&
BAO CAO CHUYEN MON THUC TAP SU PHAM 2
TEN CHUYEN DE:
VAN DUNG PHUONG PHAP DONG VAI TRONG GIANG DAY HOC PHAN “GIAO DUC PHAP LUAT” MON KTPL 10 TAI TRUONG THPT MAY ACADEMY
SINH VIEN THUC HIEN: NGUYEN THI THAO QUAN
MÃ SINH VIÊN: 221001183
LỚP: GDCD D2021A
TRƯỜNG THỰC TẬP: THPT MAY ACADEMY
KHỎI/ LỚP THỰC TẬP: KHỎI 10/ LỚP 10A2
GIÁO VIEN HUONG DAN: GV LE THI HIEN PHƯƠNG
Ha Noi, ngay 19 thang 9 nam 2023
Trang 2A PHAN MO ĐẦU
1 Lý do chọn lĩnh vực chuyên môn để báo cáo
Môn Kinh tế pháp luật ở nhà trường THPT nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực xã hội đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi Trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiền bộ của thời đại
Trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục và của thực tiễn dạy học, việc đổi mới
phương pháp và phương tiện dạy học môn Kinh tế pháp luật đã và đang được đây mạnh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học này trong nhà trường phô thông Mặt khác, trước sự tăng lên nhanh chóng khối lượng tri thức của nhân loại cũng như
tốc độ ứng dụng tri thức vào mọi lĩnh vực đời sông xã hội, đã dẫn đến tồn tại hai xu
hướng dạy học: thứ nhất, dạy học trang bị cho người học một lượng kiến thức làm nền tảng vững chắc cho các hoạt động nghè nghiệp sau này
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển của khoa học — công nghệ, sự mở rộng của
nên kinh tế tri thức, giáo duc va dao tạo phải có những điều chỉnh, d6i mdi cho phi
hợp, trong đó đặc biệt là đôi mới về phương pháp dạy học Dạy học không đơn thuần là
việc truyền đạt tri thức mà còn là quá trình điều khiến, định hướng, tổ chức nhận thức
của người học, giúp người học chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện, thực hành kĩ năng và khả năng ứng dụng linh hoạt vào thực tiễn Phương pháp dạy học của giáo viên là yếu tố cơ bản, hàng đầu quyết định phương pháp học tập của
học sinh cũng như chất lượng thực sự của việc dạy và học
Những năm gần đây, các bộ môn nói chung, môn KTPL nói riêng có sự đổi mới toàn diện, từ chương trình, nội dung sách giáo khoa đên phương pháp dạy học Với môn KTPL, Bộ Giáo dục chỉ rõ: Dạy học môn KTPL không đơn giản chỉ là truyền thy tri
thức mà phải hình thành tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật và nhất là hình thành hành vi thói quen đạo đức pháp luật ở mỗi học sinh Cần tránh lối dạy thiên về lí thuyết
khô khan, xa rời thực tiễn Cần tổ chức các hoạt động học tập đa dạng Qua hoạt động
mà khai thác những chất liệu cuộc sống và vốn kinh nghiệm đã có của bản thân mỗi học sinh, giúp học sinh thấu hiểu nội dung, rèn luyện thái độ, bén phan, niềm tin, thực hành các chuẩn mực giá trị và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra
Việc đóng vai giúp học sinh liên hệ đến các vấn đề một cách cụ thê để các em phát huy
vốn kinh nghiệm sông của bản thân đê phân tích, lí giải, tranh luận các tình huông, các
sự kiện thực tê từ đó các em tự rút ra bài học và khắc sâu kiên thức
2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục tiêu: Nghiên cứu phương pháp đóng vai và khả năng vận dụng phương pháp này vào giảng dạy môn KTPL I0 ở tường THPT MAY ACADEMY, Quận Hoàng Mai, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn KTPL
Trang 3- Đối tượng: Phương pháp dạy học thông qua hình thức đóng vai trong giảng dạy môn
KTPL 10 6 truong THPT MAY ACADEMY, Quan Hoang Mai
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc vận dụng phương pháp đóng vai trong day hoc môn KTPL 10 và nghiên cứu thực nghiệm ở trường THPT MAY ACADEMY
3 Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở xác định mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài, trong quá trình thực hiện báo cáo chuyên môn, tôi đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu lý luận: phương pháp phân tích, phương pháp tông hợp, phương pháp so sánh, đôi chiêu, phương pháp lịch sử, logic đê xây dựng cơ sở lý luận
cho đề tải
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiến: phương pháp điều tra, phương pháp khảo sát, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê, nhằm thu thập thông tin về việc vận dụng phương pháp đóng vai và xử lý các thông tin đó một cách hiệu quả nhất
4 Kêt cầu báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo chuyên môn gồm
có các phân như sau:
1 Nội dung vân đề chuyên môn
1.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn KTPL
1.2 Nguyên tắc và biện pháp vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn
KTPL ở trường THPT MAY ACADEMY, Quận Hoàng Mai
1.3 Thực nghiệm vận dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy và học môn KTPL
ở trường THPT MAY ACADEMY, Quận Hoàng Mai
2 Đánh giá kết quả vận dụng
2.1 Minh chứng kết quả hoạt động của học sinh ở các trạm học tập
2.2 Minh chứng kết quả hoạt động của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực giao tiếp theo nhóm thông qua phương pháp đóng vai
2.3 Minh chứng kết quả hoạt động của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực phát triên năng lực giải quyết vân đề cho học sinh thông qua phương pháp đóng vai
3 Bài học kmh nghiệm của bản thân
B PHAN NOI DUNG
Trang 41 Vấn đề nội dung chuyên môn
1.1 Cơ sở lí luận của việc vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn
KTPL
1.1.1 Quan niệm về đóng vai, phương pháp đóng vai trong dạy học môn KTPL
* Quan niệm về đóng vai
Đóng vai, có thê hiểu là bất cứ hoạt động nói nào trong đó hoặc là một người đang mượn vai trò của người khác, hoặc là người đó vẫn là mình nhưng tưởng tượng mình đang ở trong một tình huống không có thật nào đó Đóng vai được áp dụng trong hoạt động dạy học nhằm mục đích nâng cao hiéu biết về tri thức, kỹ năng, thái độ của người
học đề đạt được đến mục tiêu đạy học
Trong mọi hoạt động, bằng việc nhập vai vào các nhân vật, người học sẽ chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức và được hoạt động trực tiếp trong suốt quá trình đóng vai Đóng vai là một trò chơi, trong đó giáo viên đảm nhận phần kịch bản, là đạo diễn, còn hoc sinh sẽ thê hiện các vai diễn đã có trong kịch bản Sự tham gia, hoạt động nhập vai trực tiếp của người học trong suốt quá trình đóng vai không những giúp người học
khắc sâu kiến thức mà còn thông qua đó, người học có cơ hội hình thành kinh nghiệm
cá nhân, vận dụng vào thực tiễn
Đóng vai thông qua trò chơi hay đóng vai theo các nhân vật trong các câu chuyện, tình
huống được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà chính là những hoạt động đơn giản, đầu tiên,
bước đầu làm quen và thê hiện phương pháp đóng vai Sự nhập vai đó, khi tham gia
vào quá trình dạy học, có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, nó trở thành một
phương pháp phô biến mang lại hiệu quá cao Trên cơ sở đóng vai, người học được
thực hiện các vai diễn được thẻ hiện năng lực của mình, tác động đến tư duy, tỉnh cam,
thải độ
Đóng vai, học sinh được hóa thân thành người khác, trong những tình huống giá định
để các em được trải nghiệm và nói hộ các nhân vật mà các em đang đóng vai Các em
sẽ biết mình phải nói gì, nói bằng giọng điệu nào, phải có vẻ mặt, động tác chân tay như thế nào là phù hợp Đóng vai là tạo cơ hội cho các em có môi trường, tình huồng, nhu cầu, cảm hứng đề rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, ứng xử Thông qua các
“vai diễn” học sinh được bộc lộ khả năng tự nhận thức, khả năng tư duy, tự giải quyết
van dé trong các tình huống thực tiễn đặt ra
Như vậy, đóng vai là sự thể hiện những vai diễn thông qua các tình huồng, các câu chuyện, kịch bản phù hợp với nội dung học tập được tô chức trong hoạt động dạy học
nhằm giúp người học hiểu biết sâu rộng hơn các nội dung học tập đã đặt ra, và đạt được mục tiêu của quá trình dạy học
* Quan niệm về phương pháp đóng vai
Trang 5Đóng vai là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện những tình huống hành động được mô phỏng (theo các vai) về một chủ đề gắn với thực tiễn, thường mang tính chất trò chơi, trong các tình huống cuộc sống các vấn đề hoặc xung đột được thê hiện Đóng vai nhằm phát triển năng lực hành động thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân người học và thông qua thông tin phản hồi từ những người quan sát Điểm khác biệt của của đóng vai với tư cách là một phương pháp dạy học ở
chỗ nó là một hoạt động học tập có kế hoạch, được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu giao duc cụ thể
Đóng vai là một phương pháp dạy học tích cực, trong đó giảng viên tái tạo lại nội dung các hoạt động nghề nghiệp tương lai, mô hình hóa các hành động đặc trưng cho
hoạt động đó, tô chức cho học viên sắm vai thực hiện những hành động, thao tác phù
hợp với chuẩn mực, hành vi có thực, qua đó hình thành kĩ năng và kinh nghiệm hoạt
động nghề nghiệp tương lai
Phương pháp đóng vai được vận dụng chủ yêu ở việc giáo viên xây dựng kịch bản và học sinh là người thực hiện kịch bản thông qua việc diễn các vai có sẵn trong kịch bản Ngoài ra cũng có cách quan niệm, hiểu khác về phương pháp đóng vai khi học sinh đảm nhận vai trò sáng tạo kịch bản đề giải quyết tình huồng mở do giáo viên đưa ra Như vậy, phương pháp đóng vai là một phương pháp dạy học giúp học sinh tích cực tham gia, sáng tạo, thể hiện bản thân, hòa nhập vào quá trình dạy học, vào môi trường học tập linh hoạt, năng động Đóng vai, phân tích tình huống, cách ứng xử, cách giải quyết van đề, truyền tải thông tin, thông điệp về kiến thức, kĩ năng, thái độ sẽ tác động sâu sắc đến suy nghĩ và hành động của người dạy và người học
* Ưu điểm của phương pháp dạy học đóng vai
Phương pháp đóng vai giúp người học hình thành và phát triên năng lực giao tiếp những kỹ năng ứng xử thực hành trong thực tiễn Thông qua phương pháp đóng vai người học thể hiện kỹ năng, cách ứng xử, bày tỏ thái độ của mình, tạo ra các môi quan
hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, từ đó biết cách ứng xử, giải quyết các
tình huống trong giao tiếp Việc tham gia vào các vai diễn, còn giúp người học tự
khẳng định ban than, qua sy đánh giá, nhận xét của giáo viên và các bạn khác Bên
cạnh đó, người học sẽ biết lắng nghe, giải quyết vấn đề, biết quan sát, phê bình, góp ý cho người khác, hình thành và phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm Phương pháp đóng vai gây được hứng thú và sự chú ý cho người học, tạo điều kiện để người học có thê chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức qua lời nói hoặc việc
làm của các vai diễn Các em được trực tiếp khám phá, tìm tòi trì thức mới, được tự
khẳng định và thê hiện năng lực của mình Tạo cho bầu không khí lớp học sôi ndi,
giảm sự căng thăng trong quá trình dạy học, tạo động lực học tập cho các em
Góp phân hình thành và phát triển tư duy sáng tạo — tư duy phan biện , năng lực trí tuệ cho người học khi tham gia vào quá trình đóng vai Người “diễn viên” trên “sân khẩu”
Trang 6phải thật nhập tâm, hóa thân vào nhân vật, phải biết phân tích, so sánh, khái quát hóa,
linh động trong mọi tình huồng đề hoàn thành vai diễn một cách xuất sắc Từ đó hình
thành ở các em năng lực tư duy độc lập, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, phat triển trí tuệ, óc sáng tạo, trí tưởng tượng của các em Phương pháp đóng vai rèn luyện
cho người học tính tự tin, mạnh dạn trước tập thê Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thể
hiện hiểu biết, kỹ năng và cách ứng xử của mình, thê hiện cá tính của mình trước người khác Đặc biệt khi sử dụng PPĐV trong quá trình dạy học các em sẽ tham gia vào quá trình đóng vai, lôi cuỗn được tất cả các học sinh tham gia, ngay cả những học sinh ít nói cũng có dip thể hiện bản thân một cách thăng thắn và thoải mái, các em trở nên tự
tin hơn, mạnh dạn hơn và trưởng thành hơn Các em được hóa thân vào nhân vật, được bày tỏ cảm xúc, thái độ, hành v1 của mình trước tập thê lớp, được thể hiện năng lực và khả năng của mình, làm cho lớp học thêm sinh động, hiệu quả học tập sẽ TẤT cao
* Hạn chế của phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai là phương pháp dạy học tốn nhiều thời gian, nếu không giao nhiệm vụ về nhà chuân bị trước hoặc không sử dụng thường xuyên thì học sinh sẽ bị động trong quá trình thực hiện, dé anh hưởng đến kế hoạch chung của
quá trình dạy học Đề thực hiện vai diễn thành công, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu
đáo, người giáo viên cần phải giao nhiệm vụ đóng vai cho từng vai diễn, học sinh tích cực, chủ động mang lại hiệu quả cao trong giờ học
Khả năng diễn xuất của người học khi tham gia vào quá trình đóng vai còn phụ thuộc vào năng lực của từng học sinh Có những học sinh không tích cực, không có khả năng tham gia, còn yếu, kém Do đó, giáo viên phải khích lệ, động viên người học tham gia đóng vai, học sinh có hứng thú, có sự hợp tác cùng giáo viên Đề từ đó học sinh tích
lũy vốn kinh nghiệm và khả năng diễn xuất, nhập vai tạo nên sự thành công của vai
diễn
Khi sử dụng phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học, một sô học sinh còn rụt
rè, thiếu tự tin trước tập thé, do vốn kiến thức từ ngữ còn ít, khả năng diễn xuất còn hạn
chế, nên khó có thẻ thực hiện vai diễn của minh
Trong quá trình học sinh đóng vai do sự hấp dẫn bởi khả năng diễn xuất của người
diễn viên nên thường gây én ào, mắt trật tự, dễ bị lộn xôn, có thé anh hưởng đến lớp
khác Do đó, người giáo viên phải biết bao quát, quản lí lớp tốt dé qua trình dạy học
diễn ra và đạt hiệu quả cao
* Quan niệm về phương pháp đóng vai trong dạy học môn KTPL
Môn KTPL ở trường THPT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thâm mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 7Hiện nay, dạy và học môn KTPL ở trường phô thông được Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành rất quan tâm Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa là tập trung vào đối mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực học tập của học sinh Phương pháp đóng vai
là một trong những phương pháp dạy học tích cực, góp phần đáng kê vào chất lượng
đạy và học bộ môn KTPL ở trường THPT
Xuất phát từ đặc trưng của môn học có nội dung đa dạng, phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Môn KTPL trực tiếp trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học đúng đắn cho học sinh Việc vận dụng phương pháp đóng vai trong
đạy học môn KTPL thực sự tạo môi trường học tập tích cực, chủ động cho các em,
giúp các em học tập hứng thú, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho các em một cách hiệu quả nhất Thông qua việc đóng vai, giúp học sinh liên hệ đến các vấn đề liên quan một cách cụ thể, đê các em phát huy vốn kinh nghiệm sông của bản thân, từ đó biết phân tích, tranh luận, giải quyết các tình huồng, các sự kiện thực tế, giúp các em tự rút
ra bài học và khắc sâu kiến thức
Vì vậy, trong quá trình dạy học môn KTPL, phương pháp đóng vai chiếm vai trò chủ đạo, có tác dụng góp phần đánh dấu sự thành công của bài giảng Tuy nhiên, cần kết hợp phương pháp đóng vai với các phương pháp dạy học khác một cách hợp lý, phù hợp với từng lớp, từng phần, từng bài giảng, nắm vững đặc điểm, đối tượng học sinh
Giờ học trở nên sinh động hơn, hoạt động học tập của học sinh cũng đa dạng hơn
* Các bước tiễn hành tổ chức cho học sinh đóng vai
Trong mỗi phần, mỗi bài học của môn KTPL đều có thê sử dụng phương pháp đóng vai, tùy theo nội dung và mục tiêu của bài dạy Đề phương pháp đóng vai đạt hiệu qua trong quá trình dạy học, giáo viên cân tiên hành tô chức học sinh đóng vai theo các bước sau:
- Bước l: Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm va giao tình huống, yêu cầu đóng vai theo từng nhóm Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm
- Bước 2: Các nhóm thảo luận, xác định mục tiêu, chuẩn bị đóng vai, phân vai, dàn
cảnh, cách thê hiện nhân vật Giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu đóng vai nhằm
đạt được cái gì và thông báo cho học sinh biết Thông qua đó học sinh học cách ứng
xử, hình thành các kĩ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề
Sau khi được giáo viên giao nhiệm vụ hoc tap, giao tình huống, yêu cầu đóng vai, người học thông qua các nhóm thảo luận, chuẩn bị Căn cứ vào nội dung và tình huống,
chủ đề được giao cho các nhóm tìm tòi, phát hiện vấn đề, lựa chọn, thảo luận, tiễn hành xây dựng kịch bản, phân vai, ai đóng vai “chính” hay vai “phụ”, ai là người quan sat, theo dõi, sau đó thực hành diễn thử Tạo không khí vui vẻ, thu hút sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong lớp Vai diễn có thể cho học sinh tự nguyện chọn hoặc có thể
Trang 8lựa chọn những học sinh phù hợp với vai diễn Học sinh phải ý thức rõ ràng nhiệm vụ
và công việc của mình trong kịch bản
- Bước 3: Các nhóm lên đóng vai, thực hiện vai diễn
Các nhóm được phân công lên đóng vai và thê hiện vai diễn Giáo viên tô chức cho học sinh thực hiện vai diễn của mình như đã phân công, cần bám sát vào nội dung, nhiệm vụ được g1ao trong đóng vai, có thê có những sáng tạo linh hoạt trong lời thoại, hành vi thê hiện vai diễn Diễn viên đóng vai phải thê hiện được tính cánh rõ ràng, thể hiện rõ cách giải quyết của mình đối với chủ đề Những người không tham gia đóng vai thì quan sát và nhận xét xem cách giải quyết và diễn xuất của các vai như thế nào? Khi
diễn các vai được tự do diễn đạt lời nói và hành động của mình Thời gian diễn tùy
thuộc vào tình huông đơn giản hay phức tạp Tuy nhiên, không nên để thời gian kéo quá dài và cũng không nên tạo ra quá nhiều tình tiết khiến cho người xem khó theo dõi,
rut ra nhận xét
Giáo viên theo dõi, quan sát việc đóng vai, chủ động xử lí các tình huông xảy ra của
học sinh và cân quan sát quá trình học tập tích cực theo dõi của các học sinh khác
- Bước 4: Lớp thảo luận, nhận xét, đánh giá vở kịch và vai diễn
Sau khi kết thúc các vai diễn, cả lớp cùng quan sát, thảo luận, đưa ra những nhận xét, đánh giá về các vai diễn Đây là bước rất quan trọng, vì nó sẽ đánh giá sự thành công hay thất bại của bài giảng thông qua dạy học bằng phương pháp đóng vai Dưới sự định hướng của giáo viên, những người tham gia bình luận và đánh giá “vở diễn” Tháo luận
về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huỗng trong vở diễn Thảo luận về
những vấn đẻ khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh Co thé dua ra
các câu hỏi đề thảo luận như: Cách giải quyết của các vai diễn đối với tình huồng, chủ
đề đặt ra có hợp lí không? Em hãy nêu thái độ và quan điểm của mình trước những vấn
đề trên?
Giáo viên và học sinh các nhóm quan sát có thê đưa ra câu hỏi phản biện trên tỉnh thần đánh giá, xây dựng, rút ra bài học thực tiền
- Bước 5: Giáo viên kết luận, giúp học sinh rút ra bài học nhận thức, và rèn luyện kĩ năng cho bản thân
Dựa trên mục tiêu, nội dung bài học đặt ra, giáo viên cần phải đưa ra những bài học kinh nghiệm, thành công hay chưa thành công của các vai diễn, nêu được những điều
can hoc tập, những điều cần rút kinh nghiệm Sau khi tiễn hành tiết dạy bằng phương
pháp đóng vai thông qua các vai diễn được phân công, giáo viên cần kiểm định lại các nội dung: Chủ đề đóng vai có phù hợp với nội dung, mục tiêu bài học hay không? Các
tình huống, các vai diễn có thích hợp với chủ đề, mục tiêu học tập không ? Trên cơ sở
đánh giá nội dung, ý nghĩa, năng lực thê hiện kịch bản, học sinh rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện hơn.
Trang 91.1.2 Sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn
KTPL
* Dac điểm tri thức
Môn KTPL bao gồm nhiều đơn vị kiến thức, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu
biết cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan, các quy luật và phương hướng phát triển
kinh tế, hệ thong các giá trị và tri thức về đạo đức, các hiểu biết về chính trị - xã hội,
pháp luật, đó là môn học góp phần trực tiếp tới việc hình thành nhân cách công dân, ý
thức chấp hành pháp luật cũng như trách nhiệm đối với bản thân, với gai đình và xã hội
cho mỗi công dân
Chương trình KTPL lớp 12 là chương trình của lớp cuối cấp bậc THPT, nồi tiếp
chương trình lớp 10 và lớp 11 đề thực hiện một cách đầy đủ các mục tiêu của chương trinh KTPL ca cap học Vì vậy, chương trình KTPL lớp 12 không chỉ bao gom những nội dung mới, cần thiết mà các lớp 10, II chưa đề cập đến mà còn bao gồm cả việc vận dụng, củng cô và nâng cao những tri thức mà học sinh đã học ở các lớp dưới đề hoàn
thành mục tiêu đào tao
Thông qua tri thức về pháp luật được trình bày trong chương trình KTPL đã cung cấp những hiểu biết về cơ bản về bản chất, vai trò và nội dung của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giúp học sinh có thê chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo quyền và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương trình KTPL có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về quyền và nghĩa vụ pháp ly cua người công dân trên một sô lĩnh vực cơ bản Từ đó, học sinh hiểu ra rằng: bất cứ người công dân nào, ở bất kì cương vị nào đều phải sống và làm việc theo pháp luật, phải có trách nhiệm góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, giữ gìn ki cương xã hội, xây dựng cuộc sông hạnh phúc cho mọi người
Thông qua mỗi bài giảng, tiết giảng trong môn KTPL từng bước trang bị cho học sinh
hình thành năng lực phân tích, đánh giá các biều hiện tình huống pháp luật trong đời
sông hàng ngày của bản thân, gia đình và xã hội Biết trân trọng, tin tưởng ở lẽ phải và
sự công bằng, có ý thức trách nhiệm và tính tích cực công dan trong việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân Từ đó giúp họ tự giác sống, học tập theo pháp luật, trước tiên là tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của học sinh trong nhà trường, trong các hoạt động xã hội cũng như chủ động góp phần phòng, chống các
biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội
Về cấu trúc chương trình: Môn KTPL lớp 10 phần “Giáo dục pháp luật” được cụ thê hoa trong 11 bài và giảng dạy trong 27 tiết
Bài I1: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (3 tiết)
Trang 10Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2 tiết)
Bài 13: Chính quyền địa phương (I tiết)
Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (3 tiết)
Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính tri (2
tiét)
Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân (4 tiết)
Bài I7: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (3 tiết)
Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước (2
tiét)
Bài 19: Pháp luật trong đời sông xã hội (2 tiết)
Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam (2 tiết)
Bài 21: Thực hiện pháp luật (2 tiết)
Với nội dung chương trình KTPL lớp 10 tập trung vào hai chủ đề chính:
- Hiểu được bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật, mối quan hệ biện chứng giữa pháp
luật với kinh tế, chính trị và xã hội Từ đó trang bị cho các em lôi sông tự giác, học tập
theo quy định của pháp luật, biết phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và tự uốn nan minh trở thành người công dân tôt
- Học sinh có thê hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của công dân trong một số lĩnh vực của đời sông xã hội như: quyền bình đăng, tự do, dân chủ, quyên học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
Nội dung KTPL lớp 10 tập trung phân tích bản chất của pháp luật, vai trò của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triên của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội
* Tác dụng của phương pháp đóng vai
- Thứ nhất, phương pháp đóng vai gây được hứng thú và sự chú ý cho người học
- Thứ hai, hình thành và rèn luyện cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước
nơi đông người
- Thứ ba, đóng vai giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra tình huống trong thực tế