1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chất lượng tham gia xây dựng thế trận lòng dân bảo vệ tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn tây nguyên hiện nay

192 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay
Tác giả Hồ Mạnh Cường
Chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứuCơ sở lý luậnLuận án được nghiên cứu dựa trên hệ thống quan điểm cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan

Trang 1

cứu độc lập, sáng tạo của riêng tôi Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án có xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hồ Mạnh Cường

Trang 2

đề luận án tập trung nghiên cứu 28

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG THAM

GIA XÂY DỰNG “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” BẢO VỆ TỔ QUỐC CỦA CÁC BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 312.1 Xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc và những vấn đề cơ

bản về tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các

bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên 312.2 Quan niệm, yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá chất lượng tham

gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉhuy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên 67

Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI

VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM GIA XÂY DỰNG “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” BẢO VỆ TỔ QUỐC CỦA CÁC BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 833.1 Thực trạng chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ

quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên 833.2 Nguyên nhân của thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với nâng

cao chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổquốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên 110

Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

THAM GIA XÂY DỰNG “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” BẢO VỆ

TỔ QUỐC CỦA CÁC BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH TRÊN ĐỊA

4.1 Tình hình, nhiệm vụ tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng

tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các

bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay 1224.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thế

trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnhtrên địa bàn Tây Nguyên hiện nay 133

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 3

Số thứ tự Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Quán triệt, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử và trong sự nghiệp cách mạng; kếthừa truyền thống, bài học lịch sử về dựa vào dân, chăm lo sức dân, phát huy sứcmạnh của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong suốtquá trình cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặcbiệt coi trọng yếu tố “lòng dân”, gắn bó mật thiết với nhân dân, phát huy mạnh mẽ

-“thế trận lòng dân”, quyền làm chủ của nhân dân, sức mạnh của nhân dân trong sựnghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh: “Ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả Nếu không được lòng dân thì takhông thể làm tốt công tác” [113, tr.142] và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấnmạnh: “Làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn Ngược lại,nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả” [145, tr.80]

Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược về chính trị, QP AN, KT

-XH, là phên dậu trọng yếu trong sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN Chonên, các thế lực thù địch, phản động luôn xác định Tây Nguyên là địa bàntrọng điểm để giành giật, lôi kéo nhân dân chống phá cách mạng, chính quyềncác cấp Vì vậy, xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN có ý nghĩađặc biệt hệ trọng đối với sự nghiệp BVTQ Trong đó, các đơn vị quân đội nóichung, các BCHQST trên ĐBTN nói riêng là lực lượng nòng cốt, có vai tròrất quan trọng trong tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân khu 5, Quânkhu 7, các tỉnh ủy và đảng ủy quân sự tỉnh; sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của Bộ

Tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 7 và chính quyền các tỉnh, chất lượng tham giaxây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN có chuyểnbiến tích cực, ngày càng thực chất Qua đó, góp phần cùng các tổ chức, lựclượng xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN ngày càng vững chắc,niềm tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước, quân đội, cấp ủy, chính quyền

Trang 5

địa phương các cấp được củng cố Tuy nhiên, quá trình tham gia xây dựng “thếtrận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN, các BCHQST còn gặp nhiều khó khăn, vướngmắc về cơ chế, chính sách, quyền hạn, điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo; nhậnthức, trách nhiệm của một số chủ thể, lực lượng chưa ngang tầm nhiệm vụ; trongthực hiện các nội dung, hình thức biện pháp tham gia xây dựng “thế trận lòngdân” BVTQ trên ĐBTN còn những hạn chế nhất định, kết quả đạt được so vớimục tiêu, yêu cầu có mặt chưa thật sự bền vững, tính hiệu quả trên một số nộidung tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ chưa cao.

Hiện nay, sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN và nhiệm vụ xây dựng,chỉnh đốn Đảng đang đứng trước cả thời cơ và thách thức mới Trong khi đótình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, QP - AN, đối ngoại trên ĐBTNcòn tiềm ẩn không ít nhân tố phức tạp, dễ gây mất ổn định Đặc biệt, bằngnhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và ngày càng công khai, trực diệnhơn, các thế lực thù địch, phản động đang tập trung chống phá quyết liệt trênĐBTN hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tình đoàn kết quân - dân,mối quan hệ giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương; gây mất lòngtin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; kích động đòi lykhai, tự trị và gây bạo loạn chính trị, khủng bố chống chính quyền nhân dân.Điển hình là các vụ bạo loạn chính trị những năm 2001, 2004 và vụ khủng bốnăm 2023 đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Vì vậy, tham gia xâydựng “thế trận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN hiện nay là nhiệm vụ, yêu cầu,đòi hỏi cấp thiết đối với các chủ thể, lực lượng nói chung, các BCHQST trênĐBTN nói riêng Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi quan điểm “xây dựng

và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân vànền an ninh nhân dân” [38, tr.157]

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” làm luận án Tiến sĩ ngành Xây dựng

Đảng và Chính quyền Nhà nước

Trang 6

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng tham gia xâydựng “thế trận lòng dân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN; đề xuất nhữnggiải pháp nâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQcủa các BCHQST trên ĐBTN hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến đề tàiluận án; rút ra giá trị lý luận, thực tiễn; xác định những vấn đề luận án tậptrung nghiên cứu

- Khái quát, luận giải những vấn đề cơ bản về “thế trận lòng dân” BVTQ trênĐBTN; xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN; tham gia xây dựng và chấtlượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN

- Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân chất lượng tham gia xây dựng

“thế trận lòng dân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN; khái quát nhữngvấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòngdân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN

- Phân tích những yếu tố tác động; xác định yêu cầu và đề xuất nhữnggiải pháp nâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQcủa các BCHQST trên ĐBTN hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ của cácBCHQST trên ĐBTN

Phạm vi nghiên cứu

- Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về “thế trận

lòng dân” BVTQ trên ĐBTN, xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN;tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN và chấtlượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN

Trang 7

- Phạm vi khảo sát ở 05 tỉnh trên ĐBTN (gồm các tỉnh: Đắk Lắk, ĐắkNông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng) Đối tượng tiến hành điều tra bằngphiếu trưng cầu ý kiến gồm: Cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức ở cácban, sở, ngành của tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, UBND các tỉnh trên ĐBTN;cán bộ, nhân viên ở các cơ quan chức năng của Quân khu 5, Quân khu 7; cán

bộ, nhân viên, chiến sĩ ở các BCHQST trên ĐBTN

- Các số liệu, tư liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận án được giớihạn chủ yếu từ năm 2015 đến năm 2023 Đề xuất các giải pháp có giá trị ứngdụng, vận dụng đến năm 2030 và những năm tiếp theo

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên hệ thống quan điểm cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam về chiến lược xây dựng và BVTQ, về nhiệm vụ QS,QP và củng

cố QP - AN, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiếntranh nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân”; về công tác QS,QP địa phương vàhoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong công tác QS,QP địa phương

Cơ sở thực tiễn

Thực tế xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN, mà trực tiếp làcủa các BCHQST trên ĐBTN; các số liệu, tài liệu, báo cáo, tổng kết của cấp ủy,chỉ huy, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp liên quan đến công tác QS,QPđịa phương, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong công tác QS,QPđịa phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranhnhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” trên ĐBTN

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học

Trang 8

-liên ngành và khoa học chuyên ngành Trong đó tập trung vào các phươngpháp: phân tích, tổng hợp; lôgic, lịch sử; hệ thống, cấu trúc; thống kê, so sánh;khảo sát, điều tra xã hội học; tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.

5 Những đóng góp mới của luận án

- Xây dựng quan niệm, luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về “thế trận lòngdân” BVTQ, “thế trận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN, xây dựng “thế trận lòng dân”BVTQ trên ĐBTN và chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ củacác BCHQST trên ĐBTN hiện nay

- Khái quát những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng tham gia xâydựng “thế trận lòng dân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN

- Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể có tính khả thi trong cácgiải pháp nâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQcủa các BCHQST trên ĐBTN hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Luận án góp phần luận giải, làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về chấtlượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN

Luận án góp phần cung cấp thêm một số luận cứ khoa học phục vụ cáccấp ủy, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trênĐBTN; Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu

7 lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thế trậnlòng dân” BVTQ hiện nay

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong nghiêncứu, học tập và giảng dạy ở các nhà trường trong và ngoài Quân đội

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (09 tiết), kết luận, danh mục côngtrình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mụctài liệu tham khảo và các phụ lục

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đề

để hình thành sức mạnh tổng hợp trong công tác quần chúng” [127, tr.89]

Lý Thận Minh, Trần Chi Hoa (2017), Tính trước nguy cơ - Suy ngẫm sau

20 năm Đảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng [115] Cuốn sách đi sâu phân tích

một cách khoa học, logic những nhóm nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu,sụp đổ trong lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô Khi luận bànvấn đề tác phong của Đảng Cộng sản Liên Xô, tác giả đã khái quát, phân tích,chứng minh những đặc điểm nổi bật trong xây dựng tác phong của Đảng Cộngsản Liên Xô qua các thời kỳ Theo đó, thời kỳ Lênin, Xtalin lãnh đạo, ĐảngCộng sản Liên Xô kiên trì vững chắc, bảo vệ tính chất giai cấp vô sản của Đảng;toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân là điểm xuất phát và là điểm đến trong mọi

Trang 10

công tác của Đảng; luôn liên hệ mật thiết với quần chúng Thời kỳ Khrushchev

và Brezhnev lãnh đạo, thì tính chất giai cấp vô sản của Đảng bắt đầu bị bóp méo;

“quan hệ máu thịt giữa Đảng và quần chúng bắt đầu bị rạn nứt, thậm chí bị xérách” [115, tr.438] Đến thời kỳ Gorbachev lãnh đạo, Đảng rơi vào tình trạng bịmột số ít người kiểm soát và trở thành công cụ để họ mưu cầu lợi ích riêng; đingược hoàn toàn với tính chất chính đảng mácxít - lêninnít; “lừa gạt, chia rẽ vàphản bội nhân dân” [115, tr.461], khiến cho Đảng mất đi niềm tin của nhân dân.Tác giả cho rằng: “Xét ở một ý nghĩa nào đó, chính sự “sụp đổ” trước tiên củamối quan hệ giữa Đảng với quần chúng mới dẫn đến sự sụp đổ của Đảng Cộngsản Liên Xô và Liên Xô” [115, tr.492]

Lý Lương Đống (Chủ biên, 2019), Nghiên cứu vấn đề cải cách và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc [81] Cuốn sách đã tập trung luận giải, làm rõ bài học lịch sử về phương thức

lãnh đạo, phương thức cầm quyền của các nước XHCN; những bất hợp lý củaphương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền truyền thống cũng như quá trìnhphát triển, thay đổi phương thức lãnh đạo và phương thức cầm quyền của ĐảngCộng sản Trung Quốc qua các giai đoạn Tác giả khẳng định “ba cầm quyền”: cầmquyền khoa học, cầm quyền dân chủ, cầm quyền theo pháp luật là điều kiện tất yếucủa cầm quyền lâu dài, là sự bảo đảm căn bản để Đảng hoàn thành sứ mệnh cầmquyền Để thực hiện “ba cầm quyền” phải chú ý làm tốt các mặt, trong đó cần

“phải tôn trọng và bảo đảm lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân, bao gồm cảlợi ích của các tầng lớp xã hội mới xuất hiện” [81, tr.233]; “xây dựng và mở rộngkênh biểu đạt lợi ích và trao đổi thông tin, làm cho lợi ích, nguyện vọng của đôngđảo nhân dân được phản ánh kịp thời, chính xác” [81, tr.234]

Tạ Xuân Đào (Chủ biên, 2019), Vì sao Trung Quốc cải cách thành công [80] Cuốn sách đã nhận định, đánh giá công cuộc cải cách, mở cửa của

Trung Quốc thành công là do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan.Một trong số các nguyên nhân đó “là vì Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn

Trang 11

luôn kiên trì phương hướng đúng đắn, bảo đảm cải cách mở cửa luôn pháttriển theo đúng con đường xã hội chủ nghĩa; kiên trì lấy nhân dân làm trungtâm, bảo đảm cải cách mở cửa là để người dân có một cuộc sống tốt đẹp” [80,tr.6] Đồng thời, tác giả đã xác định những giải pháp để thúc đẩy cải cáchthành công hơn nữa trong xây dựng kinh tế, phát triển dân chủ, thúc đẩy vănhóa, cải thiện dân sinh, thống nhất đất nước.

Vương Lập Hoa (2022), “Kinh nghiệm quản trị quốc gia nhìn từ mục tiêuphấn đấu 100 năm thứ hai” [90] Tác giả bài tham luận cho rằng, mục tiêu phấnđấu 100 năm thứ hai của Trung Quốc là một mục tiêu vĩ đại, được thiết kế ở tầm

vĩ mô từ đầu đến cuối, được triển khai từ thế hệ này sang thế hệ khác và khôngngừng nỗ lực phấn đấu thực hiện Mục tiêu phấn đấu này có nội hàm rất phongphú, trong đó “sự thịnh vượng chung của toàn thể nhân dân về cơ bản sẽ đạt được,người dân Trung Quốc sẽ hưởng cuộc sống hạnh phúc, an khang hơn” [90,tr.109] Từ kinh nghiệm thành công rất quan trọng của Đảng Cộng sản TrungQuốc về nắm bắt được mâu thuẫn chính trong mỗi thời kỳ để đột phá toàn diện.Tác giả cho rằng, để thực hiện mục tiêu phấn đấu 100 năm lần thứ hai cần “phảidốc toàn lực để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng cao của nhân dân vềcuộc sống tốt đẹp với sự phát triển không cân bằng, không đầy đủ” [90, tr.113]

Hà Hổ Sinh (2022), “Bàn về ý nghĩa mang tính quyết định của “hai xáclập” được Hội nghị Trung ương 6 khoá XIX đề ra đối với tương lai phát triểncủa Trung Quốc” [123] Bài tham luận khẳng định, “Hai xác lập là thuận theolòng dân, giành được sự ủng hộ trung thành và đồng lòng hưởng ứng của toànđảng, toàn dân, mang ý nghĩa quyết định để dựa vào nhân dân tiến lên phíatrước” [123, tr.117] Tác giả cho rằng, mọi sự thành công của cách mạngTrung Quốc đều do sự ủng hộ của nhân dân; những thành công ấy đều xuấtphát từ sự kiên trì tôn chỉ lấy nhân dân làm trung tâm Vì vậy, trong bất luậnhoàn cảnh nào cũng cần làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân,thuận theo “ý Đảng - lòng dân”, “coi nguyện vọng của nhân dân đối với cuộc

Trang 12

sống tốt đẹp làm mục tiêu phấn đấu, giành được tình cảm chân thành và sựủng hộ hết lòng của nhân dân các dân tộc trên cả nước” [123, tr.118].

1.1.2 Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị và công tác dân vận của lực lượng vũ trang

Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Liên Xô (1976), Công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 - 1973 [152] Cuốn

sách đi sâu tổng kết có hệ thống quá trình hình thành và phát triển của hoạtđộng công tác đảng, công tác chính trị trong các LLVT Liên Xô từ năm 1918đến năm 1973 Khi đề cập tới vấn đề giáo dục cho chiến sĩ tinh thần thống nhấtgiữa quân đội với nhân dân, tác giả nhấn mạnh: “Sợi chỉ đỏ xuyên suốt quátrình giáo dục chính trị trong quân đội là làm cho các chiến sĩ Hồng quân nhậnthức được mối liên hệ máu thịt với toàn thể nhân dân Xô - viết” [152, tr.204].Đồng thời, chỉ rõ vị trí, vai trò và mục đích hoạt động của các đơn vị địaphương thuộc Hồng quân là “không phải chỉ nhằm giải quyết những nhiệm vụquân sự mà còn là một trong những hình thức quan trọng để củng cố mối liên

hệ của Hồng quân với hàng triệu quần chúng nông dân, do đó mà góp phầntăng cường liên minh giữa nông dân và công nhân” [152, tr.206]

Chan Ya Tien (2004), Lý thuyết quân sự Trung Hoa [136] Cuốn

sách đã đề cập đến các lý thuyết quân sự thời cổ và các khuynh hướng hiệnđại trong công cuộc phát triển chiến lược quốc phòng Trung Hoa Cáctrường phái, lý thuyết quân sự Trung Hoa từ cổ chí kim đều khẳng định vànhấn mạnh nguyên tắc của chiến tranh nhân dân là phải vận động, tổ chức,thu phục được sự hỗ trợ và cộng tác của nhân dân Điển hình như lý thuyếtcủa Tôn Tử và Ngô Tử cho rằng “vận động để sao cho quần chúng hoàntoàn hòa hợp với đấng quân vương, để họ theo không nề sống chết, không

nề nguy hiểm” [136, tr.551] Trong lý thuyết quân sự hiện đại, Quân giảiphóng nhân dân Trung Quốc phải làm công tác tuyên truyền, vận động, tổchức và võ trang quần chúng Bởi vì, “nguồn năng lượng phong phú nhất

Trang 13

để đảm phụ chiến tranh là khối quần chúng…Quân đội với quần chúng phải

là một để họ coi là đoàn quân của chính họ Một quân đội như thế khôngthể nào đánh bại” [136, tr.435] Đồng thời, chỉ rõ công tác vận động quầnchúng bao gồm hai mặt: một là, làm cho nhân dân hiểu rõ tính tất yếu phảiđấu tranh cách mạng; thứ hai, là tổ chức quần chúng tạo thành sức mạnh vôđịch để giải phóng dân tộc và đi đến thắng lợi

Học viện Quốc phòng Cay-xỏn Phôm-vi-hản (2006), Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân 3 cấp [92] Cuốn sách thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo xây

dựng thế trận quốc phòng toàn dân của Đảng Nhân dân cách mạng Lào Để xâydựng, củng cố và phát triển không ngừng thế trận chiến tranh nhân dân 3 cấp,các tác giả đề xuất một số giải pháp cần quan tâm thực hiện Theo đó, cần “quántriệt, giáo dục cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong lực lược vũ trang và nhân dânhiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng đặt ra của từng giai đoạn cách mạng đểnâng cao ý thức chính trị, ý thức trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự Tổquốc, phục vụ nhân dân” [92, tr.233]; phát hiện và giải quyết kịp thời các hiệntượng tiêu cực trong xã hội, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự trênđịa bàn; phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, phát triển KT - XH đểcải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

Sẳn Ti Súc Canh Phu Vông (2016), Công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

[155] Luận án đã đi sâu phân tích, luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận,thực tiễn công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc nước Cộnghòa dân chủ nhân dân Lào; rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất nội dung, biệnpháp tăng cường công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Làogiai đoạn hiện nay Trong hệ thống các giải pháp của luận án, tác giả đề xuất cần

“Đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp tiếnhành công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dânchủ nhân dân Lào” [155, tr.131] Đồng thời, nhấn mạnh nội dung, phương thức

Trang 14

tuyên truyền, vận động nhân dân của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộnghòa dân chủ nhân dân Lào cần nhạy bén, năng động, thiết thực, cụ thể, bám sáttình hình thực tiễn gắn với quyền lợi, nghĩa vụ của các tầng lớp nhân dân.

Học viện Khoa học quân sự Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc

(2018), Lý luận chiến lược quân sự Trung Quốc [91] Nội dung cuốn sách tập

trung tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận chiến lược quân sự hiện đại mangmàu sắc Trung Quốc Theo đó, để kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh nhân dânvới chiến lược phòng ngự tích cực, cần “phải kiên định với tính chính nghĩacủa chiến tranh, chiến đấu vì lợi ích của nhân dân, giúp đỡ và bảo vệ nhândân” [91, tr.75] Đồng thời, khẳng định “quân dân kết hợp là nền tảng củathắng lợi” [91, tr.75] trong thực hiện chiến lược trên Trong thời kỳ hiện nay,bên cạnh việc đổi mới vũ khí trang bị, cải cách biên chế, thể chế quân đội đểthích ứng với xu thế phát triển quân sự thế giới, cần “phải phát triển chiếnlược, chiến thuật chiến tranh nhân dân, đổi mới cơ chế, thể chế hòa hợp quândân” [91, tr.75] Qua đó, nhằm không ngừng bồi dưỡng, tích lũy sức mạnhchiến tranh nhân dân trong điều kiện mới

PhongSaMay HounNaChamPa (2021), Công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [93] Luận án đã tập

trung luận giải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác dân vận của các sưđoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp,nhiệm vụ chủ yếu đối với công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhândân Lào trong giai đoạn tới Trong đó, các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Làocần “chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổchức chính trị - xã hội và các lực lượng liên quan nhằm phát huy sức mạnh tổnghợp để các sư đoàn tiến hành tốt công tác dân vận trên địa bàn đóng quân” [93,tr.138] Đồng thời, phải “chủ động và tích cực tăng cường ứng dụng công nghệthông tin và các phương pháp hiện đại vào trong hoạt động tiến hành công tácdân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào” [93, tr.145]

Trang 15

1.2 Các công trình khoa học nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng và xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc

1.2.1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng

Tài Thành, Vũ Thanh (2013), Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay [132].

Cuốn sách đã trình bày một cách toàn diện, hoàn chỉnh, cô đọng tư tưởng HồChí Minh về những vấn đề căn cốt nhất trong công tác dân vận của Đảng Tácgiả nhấn mạnh “toàn thể hệ thống, tổ chức, bộ máy, cán bộ, đảng viên, viênchức của hệ thống chính trị đều phải phụ trách dân vận” [132, tr.10] Dânvận khéo không chỉ là khéo nói để dân nghe, không chỉ đơn thuần là saukhi các nghị quyết, quyết định ban hành thì mới dân vận, mới triển khaithực hiện, mà phải nắm chắc tình hình, quan tâm sâu sắc đến lợi ích nhândân, “phải lắng nghe ý kiến, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng củanhân dân để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp” [132, tr.80] Đồng thời, phải

tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân nhận rõ quyềnlợi và nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc

Nguyễn Bá Quang (2020), Học tập và làm theo phong cách “Dân vận khéo” Hồ Chí Minh [120] Tác giả cuốn sách cho rằng, dân vận là công tác khoa

học, nhưng cũng là nghệ thuật, nhằm giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với nhândân Công tác dân vận phải làm cho dân hiểu chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải nắm được nguyện vọng, yêu cầu củanhân dân, phát huy dân chủ, chú trọng nâng cao dân trí, dân sinh Để thực hiệntốt “Dân vận khéo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả đã đề xuất cần đẩy mạnhcải cách thủ tục hành chính; phải lắng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin;sử dụng hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác dân vận;đổi mới công tác cán bộ làm dân vận Đồng thời, yêu cầu trong tiến hành

Trang 16

công tác dân vận, “cán bộ phải có tâm trong sáng, có trách nhiệm, có tri thứckhoa học” [120, tr.80]; “cần phải nắm vững và thực hiện tốt phương châm: chânthành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị và vững chắc” [120, tr.69].

Trương Thị Mai (Chủ biên, 2021), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [105] Từ việc luận giải cơ sở lý luận

và thực tiễn về công tác dân vận của Đảng, cuốn sách đã luận giải và chỉ rõ, trướcyêu cầu nhiệm vụ mới, công tác dân vận cần được tiếp tục đẩy mạnh, thực sự làcầu nối giữa “ý Đảng” với “lòng dân”, phát huy sức dân, xây dựng khối đại đoànkết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ Tác giả đã đề xuất 08 nhómgiải pháp đổi mới thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong điềukiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế Theođó, cần quan tâm “mở rộng nhiều hình thức, nhiều cấp độ trong công tác vậnđộng, tuyên truyền phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của Đảng” [105,tr.322] gắn với “xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, công vụ

ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị” [105, tr.341] Đồng thời, người đứng đầu,lãnh đạo chủ chốt, cán bộ, đảng viên phải đề cao trách nhiệm nêu gương giữa nói

và làm, giữa tuyên truyền và hành động; kiên quyết phê phán, đấu tranh mạnh mẽvới các khuynh hướng mị dân, kích động dân trước những hiện tượng tiêu cựchoặc biểu hiện thờ ơ, vô cảm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu dân.Nguyễn Hùng Hậu (2021), “Quan điểm về dân trong Văn kiện Đại hộiXIII của Đảng” [89] Bài báo đã phân tích, luận giải quan điểm về dân trongVăn kiện Đại hội XIII của Đảng: “dân là gốc”; dân là chủ thể; dân là trungtâm; dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng

Để thực hiện thắng lợi, đúng đắn quan điểm về dân trong Văn kiện Đại hộiXIII, tác giả cho rằng toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên “phải thân dân, tindân, trọng dân, gần dân, sát dân, hiểu dân, kính dân, vì dân; với phương châm

mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra: óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói,

Trang 17

tay làm” [89, tr.19] Đồng thời, cần tổ chức có hiệu quả, thực chất việc nhândân tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệthống chính trị và tham gia một phần vào giám sát, đánh giá phẩm chất, nănglực của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Lê Doãn Sơn (2023), “Từ tư tưởng “lấy dân làm gốc” đến quan điểm

“nhân dân là trung tâm” trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng” [126] Bài viết

đã khái quát những nội dung tư tưởng “lấy dân làm gốc” đến quan điểm “Nhândân là trung tâm” trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Qua đó, tác giả đưa ramột số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện, triển khai thắng lợi, hiệu quả quanđiểm định hướng tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống: cần tiếptục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy dân chủ XHCN; đẩymạnh cải cách tư pháp nhằm bảo đảm quyền làm chủ, quyền giám sát của nhândân; chú trọng công tác giáo dục - đào tạo, tăng cường niềm tin, khơi dậy ý chí,khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong mọi người dân; khôngngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và tuyên truyền sâurộng, kịp thời, chính xác về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước

1.2.1.2 Các công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc

Nguyễn Bá Dương (2017), Xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc [29] Cuốn sách đã đi sâu luận giải bản chất, nội dung, quá trình

hình thành, phát triển và các yếu tố cấu thành “thế trận lòng dân”, khái quát, đúckết những bài học kinh nghiệm về xây dựng “thế trận lòng dân”; dự báo nhữngnhân tố tác động, xác định các yêu cầu và đề xuất quan điểm chỉ đạo, những địnhhướng, giải pháp xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc để xâydựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, BVTQ trong tình hình mới.Theo tác giả, để xây dựng thành công “thế trận lòng dân” vững chắc trong sựnghiệp BVTQ cần triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp khả thi để “cán bộ,đảng viên thực sự “trở về với nhân dân”, ý thức sâu sắc trách nhiệm “còn Đảng

Trang 18

còn mình”, thực hiện tốt ý nguyện, khát vọng của nhân dân, làm cho “ý Đảng lòng dân” gắn bó mật thiết, bền chặt hơn nữa” [29, tr.187].

-Lê Văn Hải (2018), Xây dựng thế trận lòng dân tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [85] Cuốn sách tập

trung luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về “thế trận lòng dân”,xây dựng “thế trận lòng dân”, xây dựng “thế trận lòng dân” tăng cường sứcmạnh quốc phòng BVTQ Việt Nam XHCN; phân tích yếu tố tác động, mục tiêu,yêu cầu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng “thếtrận lòng dân” tăng cường sức mạnh quốc phòng BVTQ trong tình hình mới.Theo đó, cần đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, Nhà nước, phát huy vai trò hệthống chính trị trong xây dựng “thế trận lòng dân”; “nâng cao chất lượng tổnghợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT, củng cố niềm tin của nhân dân vào sựnghiệp quốc phòng, BVTQ” [85, tr.92]; “có cơ chế bảo đảm cho lòng yêu nướcchân chính của mọi tầng lớp được phát huy, mọi người được bình đẳng, đượccống hiến trí tuệ, tài năng, sức lực…vào sự nghiệp quốc phòng, BVTQ” [85,tr.98]

Phạm Văn Sơn (2020), “Xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới” [129] Tác giả đã tập trung

trình bày một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đánh giá việc xây dựng “thế trận lòngdân” trong sự nghiệp giữ nước và BVTQ Việt Nam XHCN; dự báo nhân tố tácđộng, trình bày quan điểm của Đảng và đề xuất năm giải pháp xây dựng “thế trậnlòng dân” trong sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN thời kỳ mới Theo tác giả,trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, mục tiêu,nhiệm vụ BVTQ cũng đặt ra yêu cầu cao đòi hỏi phải xây dựng “thế trận lòngdân” vững chắc để đáp ứng Vì vậy, cần “nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệthống chính trị và toàn dân về vị trí, vai trò và nhiệm vụ xây dựng “thế trận lòngdân” [129, tr.392] Đồng thời, Đảng, Nhà nước cần “quan tâm, chăm lo, nâng caođời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng hệ thống các chính sách cụ thể, để

Trang 19

nhân dân yên tâm và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước,vào con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [129, tr.397].

Lương Ngọc Vĩnh (2021), ““Thế trận lòng dân” trong văn kiện Đại hộiXIII của Đảng” [154] Bài viết tập trung phân tích, làm rõ nhận thức mới củaĐảng về “thế trận lòng dân” trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninhnhân dân và BVTQ; luận giải cơ sở khoa học và thực tiễn của những điểm mớitrong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII về “thế trận lòng dân” Đồng thời, đềxuất một số giải pháp hiện thực hóa “thế trận lòng dân” theo tinh thần Đại hộiXIII của Đảng vào cuộc sống Theo đó, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địaphương cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc vai trò niềm tin của nhân dân,

“thế trận lòng dân” trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhândân và BVTQ; “cụ thể hóa những quan điểm mới của Đảng về “thế trận lòngdân” thành nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, gắn với chức trách,nhiệm vụ của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, từng người” [154, tr.34] Bêncạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, đánh giá, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng

mô hình hay, cách làm tốt trong xây dựng “thế trận lòng dân”

Nguyễn Văn Gấu (2023), “Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gianmạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” [82] Tác giả bài báo cho rằng, bêncạnh những tác động tích cực, mạng xã hội đang bị các thế lực thù địch sử dụngnhư một công cụ đắc lực để chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, “tác động,chuyển hóa tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhândân” [82, tr.30], “thúc đẩy các luồng dư luận trái chiều, lôi kéo các tầng lớp nhândân tham gia, gây áp lực với chính quyền, từ đó thực hiện âm mưu chống phá vàlật đổ chế độ” [82, tr.30] Trong hệ thống các giải pháp, tác giả nhấn mạnh “cầnnhận thức rõ xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nềntảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức lựclượng” [82, tr.32] và là nhiệm vụ “vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính thườngxuyên, lâu dài” [82, tr.30] Trong đó, “lực lượng tuyên giáo các cấp, lực lượng

Trang 20

quân đội và công an đóng vai trò tiên phong, nòng cốt, xung kích đi đầu” [82,tr.32] Bên cạnh đó, cần “Chủ động nắm bắt, đánh giá và dự báo chính xác tìnhhình tư tưởng, dư luận trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân; chỉ đạo,xử lý kịp thời các vấn đề bức xúc nảy sinh ở từng địa bàn để giữ vững ổn địnhchính trị - xã hội, không để hình thành các “điểm nóng” [82, tr.33].

1.2.2 Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác dân vận của quân đội và quân đội tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc

1.2.2.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác dân vận của quân đội

Tạ Việt Hùng (2016), Phát huy vai trò quân đội trong đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng nước ta [96] Tác giả cuốn sách đã xác định những

yêu cầu, và đề xuất các giải pháp cơ bản phát huy vai trò quân đội trong đấutranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đềdân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng nước ta, tạo cơ sở xây dựng “thế trậnlòng dân” vững chắc Trong đó, cần tập trung đổi mới nội dung, hình thức côngtác dân vận, tham gia phát triển KT - XH, bảo vệ an ninh Tổ quốc, nâng caođời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS, đồng bào tôn giáo; đẩymạnh công tác đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới Đồng thời, cần “phốihợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hộitham gia xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc ởvùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo” [96, tr.138]

Nguyễn Minh Cường (2018), “Nâng cao chất lượng công tác dân vận củaQuân đội góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” trong tình hình mới” [27] Bàiviết khẳng định, để góp phần quan trọng vào xây dựng “thế trận lòng dân”, côngtác dân vận của quân đội cần hướng vào nâng cao chất lượng hoạt động thammưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địaphương, tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện Đồng thời, cácđơn vị quân đội cần tiếp tục phát huy vai trò trong tham gia phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của

Trang 21

nhân dân; vận dụng linh hoạt các biện pháp tuyên truyền, vận động, củng cốniềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ XHCN; coi trọng giáo dục ýthức giữ gìn tư cách, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới; chú trọng

“rèn luyện tác phong “trọng dân, gần dân”, nâng cao uy tín của quân đội vớinhân dân để tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” có hiệu quả tốt” [27, tr.120]

Nguyễn Hùng Oanh (2019), Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới [116] Nội dung cuốn sách khẳng

định, quân đội tham gia thực hiện công tác dân tộc là nhiệm vụ chính trị quantrọng, thuộc chức năng, nhiệm vụ và thể hiện bản chất, truyền thống của quânđội Theo tác giả, để tham gia thực hiện công tác dân tộc đạt hiệu quả thiếtthực, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị quân đội cần căn cứ vào chức năng, nhiệm

vụ, tình hình thực tiễn của đơn vị để xác định nội dung, phương pháp tham giacho phù hợp Đồng thời, phải quán triệt và thực hiện tốt một số nguyên tắc cơbản Trong đó, cần quán triệt, thực hiện đúng quan điểm của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước về dân tộc, công tác dân tộc; phối hợp chặt chẽ giữacấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị quân đội với cấp ủy, chính quyền và các tổchức chính trị - xã hội ở địa phương; “nắm vững tình hình kinh tế, chính trị - xãhội ở địa phương và đặc điểm văn hóa, truyền thống của các dân tộc” [116,tr.60] Bên cạnh đó, “tham gia thực hiện phải đúng với chức năng, nhiệm vụ vàphát huy được lợi thế của từng đơn vị” [116, tr.63]

Đặng Sỹ Lộc, Võ Văn Hải (2022), “Phát huy nhân tố chính trị - tinhthần của quân đội trong phòng, chống các thách thức an ninh phi truyềnthống” [103] Bài viết khẳng định việc khơi dậy và phát huy nhân tố chính trị

- tinh thần giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là “chất keo” kết dính tất cả cácnguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo đảm toàn quân một ý chí, chungsức đồng lòng, luôn là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong phòng,chống các thách thức an ninh phi truyền thống vì cuộc sống bình yên củanhân dân, lan tỏa phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới Do đó, cần

Trang 22

“tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong phòng, chốngcác thách thức an ninh phi truyền thống” [103, tr.47] Đồng thời, cần tiếp tụcnghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, bảo đảm tốt đời sống vậtchất, tinh thần đối với cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống cácthách thức an ninh phi truyền thống.

Dương Đình Thông (2023), “Bàn về nâng cao hiệu quả công tác dân vận củalực lượng vũ trang tỉnh trong xây dựng, phát huy “thế trận lòng dân” thời kỳ mới”[134] Tác giả khẳng định nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của LLVTtỉnh có vai trò quan trọng, góp phần tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, tăng cườngquan hệ quân - dân cá nước, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc ngay từ cơ sở

Vì vậy để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao, tác giả bài viết xác định một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận của LLVT tỉnh trong xây dựng

và phát huy “thế trận lòng dân” thời kỳ mới Trong đó, cần đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, giáo dục tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể,lực lượng đối với công tác dân vận và xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ thời kỳmới Đồng thời, cần “phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan chính trị và đội ngũ cán

bộ chính trị các cấp trong nâng cao chất lượng công tác dân vận” [134, tr.110] Cùngvới đó, “cần làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng caophẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận” [134, tr.111]

Ban Dân vận Trung ương (2024), “Công tác dân vận của Đảng gópphần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam “tinh, gọn, mạnh”” [2] Bài viết

đã phân tích, làm rõ công tác dân vận của Đảng nói chung, công tác dận vậncủa Đảng trong quân đội nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sựnghiệp xây dựng và BVTQ cũng như sự trưởng thành và phát triển ngày cànglớn mạnh của quân đội Đồng thời, khẳng định: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng,Quân đội nhân dân Việt Nam luôn dựa vào dân, sát cánh cùng Nhân dân thựchiện tốt chức năng đội quân công tác, góp phần tăng cường khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc” [2, tr.81] Bài viết cho

Trang 23

rằng, trong bối cảnh hiện nay, để góp phần xây dựng quân đội “tinh, gọn,mạnh” thì cần thực hiện ngày càng tốt hơn công tác dân vận của quân đội.Trong đó, các cơ quan, đơn vị quân đội cần “tăng cường đổi mới nội dung,phương thức công tác dân vận của Đảng trong Quân đội đáp ứng yêu cầu củatình hình mới” [2, tr.84]; “tiếp tục phối hợp tham gia xây dựng hệ thống chínhtrị cơ sở vững mạnh; tập trung hướng mạnh công tác dân vận về cơ sở, đặcbiệt là những địa bàn trọng yếu, vùng xâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ítngười, vùng tôn giáo” [2, tr.85] và duy trì, nhân rộng phong trào thi đua “Dânvận khéo”, xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”.

1.2.2.2 Các công trình khoa học nghiên cứu về quân đội tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc

Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2020), “Quân đội vớinhiệm vụ xây dựng “thế trận lòng dân” trong tình hình mới” [143] Công trìnhnghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng “thế trận lòng dân”của quân đội trong tình hình mới Trong đó, khẳng định cần đẩy mạnh công táctuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về ýnghĩa, tầm quan trọng của xây dựng “thế trận lòng dân” trong tình hình mới;xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện, thực sự là lựclượng nòng cốt để xây dựng “thế trận lòng dân”; “thực hiện tốt công tác dânvận trong toàn quân, góp phần xây dựng và củng cố “thế trận lòng dân” vữngchắc” [143, tr.93] Đồng thời, cần chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âmmưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm phá vỡ

“thế trận lòng dân”, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết quân dân

Nguyễn Hồng Quân (2020), Quân đội nhân dân Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa [121] Cuốn sách chỉ rõ, là lực lượng tham gia

thực hiện nhiệm vụ này, Quân đội nhân dân Việt Nam cần nắm vững, vận dụng

và phát triển sáng tạo nghệ thuật, kế sách BVTQ từ sớm, từ xa vào điều kiệnthực tiễn đất nước hiện nay Theo đó, cần “tập trung xây dựng thế trận quốc

Trang 24

phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nhất là “thế trận lòng dân”vững chắc ngay từ cơ sở” [121, tr.178] Đồng thời, cần quan tâm, chú trọng xâydựng các tiềm lực của khu vực phòng thủ, trong đó tiềm lực chính trị - tinh thần

là sơ sở, tiềm lực kinh tế là nền tảng, tiềm lực quân sự là cốt lõi Tác giả nhấnmạnh, để xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, cần thực hiện tốt Quy chếdân chủ cơ sở; coi trọng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; “nâng caotinh thần cảnh giác cách mạng; Đảng, chính quyền gần dân, tôn trọng, lắngnghe ý kiến của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nângcao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân” [121, tr.179]

Trần Tiến Hải (2021), “Bộ đội biên phòng tỉnh Gia Lai xây dựng

“thế trận lòng dân” vững mạnh bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biêngiới” [87] Bài viết đã khái quát những kết quả nổi bật của Bộ đội biênphòng tỉnh Gia Lai trong quán triệt, thực hiện quan điểm, đường lốiQS,QP của Đảng nói chung và xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc nóiriêng Đồng thời, đề xuất một số giải pháp để tiếp tục phát huy vai trò của

Bộ đội biên phòng tỉnh Gia Lai trong xây dựng “thế trận lòng dân vữngmạnh bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới Trong đó, cần đổimới nội dung, hình thức, phương pháp công tác tuyên truyền, vận độngquần chúng trên địa bàn các xã biên giới bảo đảm sát thực tiễn, phù hợpvới từng địa bàn, từng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm Đồng thời,cần “đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại, kết hợp chặt chẽ giữa đốingoại biên phòng với ngoại giao nhân dân” [87, tr.17]

Hoàng Văn Phai, Nguyễn Quang Tạo (2022), Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng thế trận lòng dân hiện nay [117] Cuốn

sách đã phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về vai trò của Quân độinhân dân Việt Nam trong xây dựng “thế trận lòng dân”; khái quát nhữngthành tựu, hạn chế và chỉ rõ một số nguyên nhân của thực trạng trên; đưa ramột số nhận định mang tính dự báo về nhân tố tác động, đặt ra yêu cầu và đề

Trang 25

xuất 05 giải pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xâydựng “thế trận lòng dân” hiện nay Để tăng tính pháp lý, khắc phục những khókhăn trong phối hợp với các tổ chức, lực lượng và nhân dân, tác giả đề xuấtgiải pháp “Bổ sung, hoàn thiện các văn bản, pháp luật, cơ chế, chính sách nhằmphát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng thế trận lòngdân” [117, tr.157] Trong đó, tập trung vào các vấn đề: “xây dựng và thực hiệntốt các chế độ chính sách bảo đảm cho lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụxây dựng “thế trận lòng dân” [117, tr.158] và tạo môi trường chính trị, xã hội,pháp lý thuận lợi cho quân đội trong xây dựng “thế trận lòng dân”.

Hoàng Mạnh Hưng (2023), “Vùng 1 Hải quân xây dựng “thế trận lòngdân” gắn với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc góp phần bảo vệ chủ quyềnlãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc” [97] Bài viết đã khái quát một số kết quả nổi bậtcủa Vùng 1 Hải quân trong quán triệt, thực hiện quan điểm của Đảng về xây dựng

và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân”, củng cố vững chắc thế trận quốc phòngtoàn dân và thế trận an ninh nhân dân thời gian qua Trên cơ sở đánh giá tình hình,yêu cầu nhiệm vụ tác động, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tăng cường lãnhđạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 1 trong xây dựng “thế trận lòng dân”gắn với thế trận quốc phòng toàn dân trên biển ngày càng vững chắc Theo đó, cầntập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm chocán bộ, chiến sĩ về chủ trương, nhiệm vụ xây dựng “thế trận lòng dân” gắn vớinền quốc phòng toàn dân vững chắc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Đồng thời,Vùng 1 Hải quân cần tiếp tục “làm tốt công tác dân vận, củng cố mối quan hệ máuthịt quân - dân” [97, tr.25]; chủ động phối hợp “triển khai hiệu quả Chương trình

“Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”” [97, tr.24]

Nguyễn Văn Bạo (Chủ nhiệm, 2023), Vai trò của bộ đội biên phòng trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh biên giới - thực trạng và giải pháp [4] Đề tài đã tập trung luận giải, làm

rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của bộ đội biên phòng trong xây

Trang 26

dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng DTTS trên địa bàn các tỉnh biên giới nước ta;xác định yêu cầu, quan điểm và đề xuất các giải pháp cơ bản phát huy vai trò của

bộ đội biên phòng trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng DTTS trên địabàn các tỉnh biên giới nước ta đến năm 2030 Trong điều kiện mới, để hoàn thànhtốt vai trò của bộ đội biên phòng trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sởvùng DTTS các tỉnh biên giới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản Trongđó, cần tăng cường “tham mưu, phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân thamgia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng lòng tin của nhân dân vào sự lãnhđạo của Đảng, Nhà nước, sự quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở” [4, tr.255

- 256] Đề tài cũng chỉ rõ, bộ đội biên phòng cần “phối hợp chặt chẽ với lực lượngcông an, quân đội trên địa bàn để triển khai đồng bộ các biện pháp tham gia xâydựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển KT - XH và công tác dân vận” [4,tr.258]

1.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.3.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

Qua tổng quan các công trình khoa học của nước ngoài và ở trong nước

đã công bố, nghiên cứu sinh khái quát một số giá trị chủ yếu đối với đề tàiluận án như sau:

Một là, giá trị lý luận

Các công trình khoa học của nước ngoài và ở trong nước đã làm rõ một

số vấn đề lý luận về vai trò của quần chúng nhân dân và công tác dân vận củacác Đảng Cộng sản cầm quyền; về công tác dân vận của Đảng ta; vai trò,trách nhiệm của LLVT trong thực hiện công tác dân vận và tham gia xâydựng “thế trận lòng dân” BVTQ Một số công trình khoa học đã đi sâu nghiêncứu, làm rõ những vấn đề lý luận về công tác dân vận của quân đội; về quânđội tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ và nhiệm vụ QS,QP địaphương Đồng thời, một số công trình khoa học nghiên cứu đã xác định

Trang 27

những yêu cầu đối với nâng cao chất lượng xây dựng và tham gia xây dựng

“thế trận lòng dân” BVTQ của Đảng, Nhà nước, các địa phương; quân đội vàcác cơ quan quân sự địa phương

Các công trình khoa học trên đã cung cấp những định hướng, chỉ dẫn có

cơ sở khoa học, có giá trị lý luận cao giúp nghiên cứu sinh có thể tiếp thu, kếthừa, chọn lọc và phát triển trong xác định, luận giải, làm rõ một số vấn đề lýluận của đề tài luận án Nhất là đối với xây dựng, luận giải các quan niệm công

cụ, quan niệm trung tâm; xác định các yếu tố quy định, tiêu chí đánh giá chấtlượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ của các BCHQST trênĐBTN; xác định, phân tích yêu cầu đối với nâng cao chất lượng tham gia xâydựng “thế trận lòng dân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN

Hai là, giá trị thực tiễn

Các công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đã cung cấp nguồn tư liệu,

số liệu phong phú, tin cậy, có giá trị; những nhận định, đánh giá xác đáng, kháchquan về ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và luận giải nguyên nhân của những ưuđiểm, hạn chế, khuyết điểm; rút ra một số kinh nghiệm trong công tác dân vận, xâydựng “thế trận lòng dân” BVTQ của Đảng, Nhà nước, LLVT, cấp ủy, chính quyềnđịa phương các cấp nói chung, tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ củaquân đội trên ĐBTN nói riêng Một số công trình khoa học đã khái quát, phân tíchcó tính chất dự báo sự tác động của tình hình, nhiệm vụ; những yếu tố tác động và

đề xuất, luận giải các giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng xây dựng,tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ của một số tổ chức, lực lượngtrong thời gian tới Một số công trình đã được các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quanvận dụng, kiểm chứng trong thực tiễn Đây là cơ sở thực tiễn phong phú giúpnghiên cứu sinh nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về thực trạng xây dựng, tham giaxây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ của một số chủ thể, lực lượng đã được đề cập,nghiên cứu Đồng thời, nghiên cứu sinh có thể học hỏi, kế thừa, tiếp thu để vậndụng vào quá trình thực hiện luận án Qua đó, tạo cơ sở cho việc bảo đảm đánh giáđúng thực trạng; xác định đúng nguyên nhân của thực trạng chất lượng; xác định,

Trang 28

luận giải được những vấn đề đặt ra, khái quát sát đúng sự tác động của tình hình,nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thếtrận lòng dân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN hiện nay.

Như vậy, các công trình khoa học đã tổng quan liên quan đến đề tàiluận án có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là nguồn tài liệu, tư liệu quantrọng để nghiên cứu sinh kế thừa, vận dụng trong nghiên cứu, xây dựng, hoànthiện luận án Tuy nhiên, từ kết quả tổng quan cho thấy đến nay chưa có công

trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về “Chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” Do đó, đề tài luận án mà nghiên cứu

sinh lựa chọn là công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các côngtrình khoa học đã nghiệm thu, công bố

1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Kế thừa có chọn lọc những kết quả của các công trình đã nghiên cứu,bám sát mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, luận án cần tập trungnghiên cứu những vấn đề sau:

Một là, nghiên cứu làm rõ tổ chức, biên chế; chức năng, nhiệm vụ và

mối quan hệ công tác của BCHQST trên ĐBTN; xây dựng quan niệm và xácđịnh yếu tố cấu thành “thế trận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN; đưa ra, luận giải

quan niệm xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN; làm rõ quan

niệm, đặc điểm, vai trò tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ của cácBCHQST trên ĐBTN

Hai là, xây dựng, luận giải, phân tích làm rõ quan niệm, những yếu tố

quy định và tiêu chí đánh giá chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòngdân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN

Ba là, tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn, thu thập, cung cấp nguồn tư

liệu, số liệu đánh giá đúng thực trạng chất lượng tham gia xây dựng “thế trậnlòng dân” BVTQ của các BCHQST trên ĐBTN: chỉ rõ những ưu điểm,

Trang 29

khuyết điểm, hạn chế; chỉ rõ, luận giải nguyên nhân của ưu điểm, khuyếtđiểm, hạn chế và tổng kết thực tiễn, khái quát một số vấn đề đặt ra đối vớinâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQ của cácBCHQST trên ĐBTN hiện nay.

Bốn là, phân tích tình hình, nhiệm vụ tác động; xác định yêu cầu và đề

xuất những giải pháp đồng bộ, toàn diện, khả thi để nâng cao chất lượng thamgia xây dựng “thế trận lòng dân” BVTQcủa các BCHQST trên ĐBTN hiện nay

Kết luận chương 1

Các công trình khoa học của nước ngoài và ở trong nước có liên quanđến đề tài luận án được tổng quan đã nghiên cứu khá sâu sắc, toàn diện vớinhiều góc độ, phạm vi, đối tượng, mục đích khác nhau về vai trò của quầnchúng nhân dân; về công tác dân vận, xây dựng “thế trận lòng dân” của Đảng

và tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” của LLVT nói chung, Quân độinhân dân Việt Nan nói riêng Đây là những nguồn tài liệu quý có giá trị cao

về lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài luận án, giúp chonghiên cứu sinh nhận thức toàn diện về lịch sử vấn đề nghiên cứu Địnhhướng, gợi mở cho nghiên cứu sinh cách thức tiếp cận đúng đối với vấn đềnghiên cứu và học hỏi được các phương pháp giải quyết vấn đề nghiên cứucủa các nhà khoa học Đồng thời, nghiên cứu sinh có thể tham khảo, kế thừa,tiếp thu, chọn lọc, phát triển những nội dung có liên quan phù hợp với đốitượng, phạm vi nghiên cứu, xác định được những vấn đề cần tiếp tục bổ sung,phát triển, tập trung nghiên cứu và đóng góp mới của luận án; khắc phục sựtrùng lặp Qua đó, giúp nghiên cứu sinh có điều kiện nâng cao tri thức, nănglực nghiên cứu khoa học, thực hiện thành công mục đích, nhiệm vụ nghiên cứucủa luận án đã xác định

Kết quả tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài luận án cho thấy,tuy có sự giao thoa ở một mức độ nhất định về khách thể, nội dung nghiên cứu

Trang 30

nhưng do mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận củacác công trình khác nhau Nên tới nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu

nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về “Chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” dưới góc độ Khoa học Chính trị, ngành xây

dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Vì vậy, đề tài luận án là công trình nghiêncứu độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG THAM GIA XÂY DỰNG “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” BẢO VỆ TỔ QUỐC CỦA CÁC BỘ

CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN

2.1 Xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc và những vấn

đề cơ bản về tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên

2.1.1 Những vấn đề cơ bản về “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc và xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên

2.1.1.1 Khái quát về các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên

Về địa lý, tự nhiên: Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc tiếp giáp tỉnh

Quảng Nam, phía đông tiếp giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam tiếp giáp các tỉnh Đồng Nai,Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Atapeu (Lào), Ratanakiri và Mondulkini(Campuchia) [Phụ lục 1] Tổng diện tích của Tây Nguyên rộng 54.508,05 km²,chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước Hiện nay, trên ĐBTN có 5 tỉnh là KonTum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; bao gồm 6 thành phố (Pleiku,Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Kon Tum, Bảo Lộc, Gia Nghĩa), 3 thị xã (An Khê,Ayun Pa, Buôn Hồ) và 53 huyện; có 590 xã, 78 phường, 51 thị trấn [Phụ lục 2] Tây Nguyên có địa hình phức tạp, đồi, núi bị chia cắt bởi hệ thống sông,suối Mạng lưới sông, suối các tỉnh ở Tây Nguyên khá dày đặc, nhiều thác

Trang 31

gềnh Đồng thời, Tây Nguyên có rừng chiếm diện tích lớn, với diện tích độche phủ 54,6%; hệ động, thực vật đa dạng Các tỉnh ở Tây Nguyên có lợi thếlớn về đất đai, nổi bật là đất đỏ bazan màu mỡ với diện tích trên 2 triệu ha(chiếm 60% quỹ đất đỏ bazan trong cả nước) Đây là những điều kiện quantrọng, thuận lợi cho các tỉnh Tây Nguyên phát triển nghề rừng và nền nôngnghiệp đa dạng, với nhiều sản phẩm chủ lực

Tài nguyên khoáng sản trên ĐBTN chủ yếu gồm có bôxít, vàng, các loại đáquý, các mỏ sét gạch ngói Trong đó, đáng kể nhất là quặng bôxit với trữ lượng

dự báo khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước Tuy nhiên, tìnhtrạng suy thoái tài nguyên ngày càng nghiêm trọng, mất rừng, mai một đa dạngsinh học; tình trạng đất trống, đồi trọc, hạn hán, lũ lụt diễn biến phức tạp

Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; có hai mùa rõ rệtmùa khô và mùa mưa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từtháng 11 đến tháng 4 Mùa khô hạn thường dẫn tới thiếu nước sinh hoạt vàsản xuất, còn mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85 - 90% lượng mưa của cả năm

Về kinh tế: Kinh tế vùng Tây nguyên thời gian qua đạt kết quả khá toàn diện.

Quy mô kinh tế được mở rộng; tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm trên địa bànbình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt cao nhất trong các vùng Tốc độ gia tăng tổngsản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người hằng năm tăng mạnh Cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp,dịch vụ Công nghiệp phát triển nhanh và có mức đóng góp ngày càng tăng Nôngnghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản lớn vàcó nhiều mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu của cả nước Dịch vụ, dulịch có bước phát triển khá, hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng, loạihình du lịch sinh thái - văn hóa có sức hấp dẫn Tỷ lệ hộ nghèo giảm khá; cácchương trình mục tiêu quốc gia được triển khai hiệu quả, góp phần cải thiện cănbản đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn [Phụ lục 5]

Trang 32

Tuy nhiên, phát triển kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên chưa bền vững,chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; tăng trưởng theo chiều rộng từ khaithác tài nguyên và hàng hóa xuất thô giá trị thấp là chủ yếu; chưa tự cân đốiđược ngân sách địa phương Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu ngườithấp nhất trong các vùng Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân tộc có

xu hướng gia tăng Giảm nghèo chưa bền vững, số hộ nghèo, cận nghèo lớn,nguy cơ tái nghèo cao (tỷ lệ hộ nghèo xếp 5/6 vùng) Mặt khác, phương thứccanh tác, sản xuất của một bộ phận đồng bào DTTS còn lạc hậu, kinh tế chậmphát triển, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn [Phụ lục 5]

Về chính trị: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng và

đảng viên được nâng lên; cơ bản giải quyết tình trạng “trắng” đảng viên và tổchức đảng ở bon, buôn Công tác xây dựng chính quyền các cấp được đẩy mạnh;chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đượcnâng cao; phát huy tốt vai trò già làng, người có uy tín, khối đại đoàn kết toàn dânđược củng cố Đa số cộng đồng các dân tộc tin tưởng vào đường lối lãnh đạo,quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và sựnghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ ở cơ sở trình độ năng lực công tác còn hạn chế,chưa thực sự gần dân, gắn bó với dân, chưa nắm bắt kịp thời, đầy đủ tâm tư,nguyện vọng của dân Cùng với đó, những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo,quản lý KT - XH, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của cấp ủy, chínhquyền một số địa phương, nhất là ở cơ sở đã ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin,tình cảm của một bộ phận nhân dân đối với Đảng, chế độ XHCN Đồng thời,lợi dụng những vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, các thế lực thùđịch ra sức xuyên tạc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kíchđộng đòi ly khai, tự trị, phát triển “Tin Lành Đề - ga”, thành lập cái gọi là “Nhà

Trang 33

nước Đề - ga” tự trị, gây mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn Thực tế là,sau 02 cuộc bạo loạn chính trị xảy ra năm 2001, 2004 và vụ tấn công khủng bốngày 11/6/2023 đến nay, tình hình Tây Nguyên vẫn còn tiềm ẩn những nhân tốphức tạp, dễ gây mất ổn định về chính trị

Về văn hóa - xã hội: Tây Nguyên là địa bàn diễn ra sự giao thoa mạnh mẽ về

văn hóa giữa các tộc người, giữa các vùng, miền, giữa truyền thống và hiện đại.Những năm qua, các dân tộc trên ĐBTN đã kế thừa chọn lọc và phát huy nhữnggiá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống, từng bước loại bỏ hủ tục, hình thànhnếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới Các di tích văn hóa lịch sử được tu bổ,tôn tạo; không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận

là kiệt tác văn hóa truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và hoạtđộng mạnh mẽ trở lại ở hầu hết các buôn làng, lễ hội Sự nghiệp giáo dục - đàotạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cấp ủy đảng, chính quyền vàcác tổ chức chú trọng đầu tư Mạng lưới các trường, lớp không ngừng được mởrộng, phân bổ trải khắp các vùng Mạng lưới y tế được củng cố, phát triển vềnhiều mặt Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao trình độ dân trí, nâng cao chấtlượng, hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn

Tuy nhiên, trình độ dân trí trên ĐBTN nhìn chung còn thấp so với mặt bằngchung của cả nước; mức độ tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế chất lượng caocòn nhiều khó khăn Bên cạnh đó, một số tập tục lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ, trởthành nếp sống trong sinh hoạt hằng ngày của đồng bào; mê tín dị đoan, hoạt động

tà đạo diễn biến phức tạp.Bản sắc văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên ngày càng bịmai một; không gian sống, không gian văn hóa của cộng đồng DTTS ngày càng bịthu hẹp; xung đột xã hội có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn.Tính đến năm 2021, dân số các tỉnh ở Tây Nguyên khoảng 5.842.681 người,với 52 dân tộc [Phụ lục 3] Trong đó, đồng bào DTTS chiếm 37,65% dân số toànvùng (DTTS tại chỗ chiếm 26,58%, các DTTS nơi khác đến chiếm 11,07%) [Phụ lục2] Hiện nay, các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên không còn cư trú theo lãnh thổ tộc

Trang 34

người riêng biệt mà sinh sống xen kẽ, đan xen với dân tộc Kinh và các DTTS từ nơikhác đến, tạo nên sự giao thoa về văn hóa, xã hội Tuy nhiên, phần đông đồng bàoDTTS vẫn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới Bên cạnh đó, vấn đề dân di cư tự

do liên tục phát sinh, rất khó giải quyết, đã và đang gây ra một số tác động tiêu cựcđối với sự ổn định, phát triển của Tây Nguyên trên nhiều lĩnh vực

Tây Nguyên là địa bàn hoạt động của nhiều loại hình tôn giáo, trong đó chủyếu là Công giáo, Phật giáo, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài với tổng số khoảng2.301.884 tín đồ, chiếm 34,7% dân số Ngoài ra, còn một bộ phân dân cư theo cáctín ngưỡng truyền thống khác [Phụ lục 4] Những năm qua, số lượng các tín đồ tôngiáo tăng cao Đạo Tin Lành chỉ mới phát triển mạnh trong những năm gần đây vàcó tín đồ là người DTTS bản địa chiếm tỷ lệ phần lớn Trong cộng đồng Công giáo,tín đồ là người DTTS tăng nhanh

Về QP - AN và đối ngoại: Những năm qua, với sự quan tâm lãnh đạo của

Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc, QP

- AN trên ĐBTN giữ vững được sự ổn định, từng bước được củng cố, tăng cường,thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được xây dựngngày càng vững mạnh LLVT trên ĐBTN đã kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chínhquyền các cấp xây dựng, triển khai phương án đấu tranh làm thất bại âm mưu,hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, không để hình thành tổchức chính trị đối lập trên địa bàn; giải quyết được căn bản những vấn đề phức tạp

về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội Công tác đối ngoại với các địa phươngnước bạn được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trên ĐBTN triển khai cóhiệu quả; hệ thống mốc giới và an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giớiđược duy trì tốt, góp phần BVTQ từ sớm, từ xa

Tuy nhiên, tình hình QP - AN ở khu vực Tây Nguyên còn tiềm ẩn nhiềuyếu tố phức tạp Công tác nắm bắt tình hình, xử lý các tình huống về QP - ANcủa một số tổ chức, lực lượng còn hạn chế Các thế lực thù địch, phản độngkhông ngừng tiến hành hoạt động gây rối an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộitrên địa bàn, để nước ngoài tạo cớ can thiệp, lật đổ Bên cạnh đó, công tác phân

Trang 35

giới cắm mốc với Campuchia chưa hoàn thành, trong đó ĐBTN chiếm hơn 50%[156]; vấn đề tội phạm xuyên biên giới, đặc biệt là tội phạm về ma túy, buônngười và các hoạt động phá hoại, chia rẽ quan hệ hữu nghị, hợp tác, hòa bình,phát triển giữa Việt Nam với các nước láng giềng có diễn biến phức tạp

2.1.1.2 “Thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên

* Quan niệm “thế trận lòng dân” BVTQ

“Thế trận” là một nội dung quan trọng trong nghệ thuật quân sự của các quốcgia Nó được hiểu là cách tổ chức, bố trí, triển khai lực lượng, thiết bị chiếntrường theo những mô hình, phương thức, quy tắc nhất định nhằm tạo thế có lợi vàphát huy cao nhất sức mạnh chiến đấu của các lực lượng tham chiến để giànhthắng lợi trong tác chiến “Thế trận” bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có trạng tháichính trị - tinh thần, tư tưởng - tâm lý giữa các bên tham chiến

“Dân” là thuật ngữ chỉ về toàn thể cộng đồng người hoặc một hay một

số cộng đồng người chiếm đa số trong xã hội, đang sinh sống trong một quốcgia hoặc trong một khu vực địa lý nhất định Ở nước ta, “dân” hay “nhân dân”

là tất cả người Việt Nam đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam cũng như ởnước ngoài, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tầng lớp, vị thế xã hội, giàunghèo, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo cùng tham gia vào sự nghiệp xâydựng và BVTQ Việt Nam XHCN Trong đó, lực lượng nền tảng, nòng cốt làgiai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

“Lòng dân” là thuật ngữ chỉ trạng thái chính trị tinh thần, tư tưởng tâm lý của người dân trong xã hội; được biểu hiện ở mức độ niềm tin, thái độ, tình cảm, sự ủng hộ, đồng thuận đối với chế độ chính trị - xã hội và các chủ thể, lực lượng đại diện cho quốc gia, dân tộc trong từng giai đoạn cụ thể của người dân.

-Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đãkhẳng định một chân lý: khi “lòng dân” thuận thì nước mạnh, “lòng dân” ly tán thìnước yếu Chỉ khi nào tạo dựng, khơi dậy, phát huy được lòng yêu nước, lòng tự hào,

tự tôn dân tộc, niềm tin vững chắc, tinh thần đoàn kết thống nhất và ý chí quyết tâm,

Trang 36

trách nhiệm cao của toàn dân thì quốc gia mới tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn,thử thách, xây dựng và bảo vệ giang sơn, bờ cõi vững chắc Vì vậy, bài học hàng đầu

mà ông cha ta đúc kết đó là “chỉ sợ lòng dân không theo” và “việc nhân nghĩa cốt ởyên dân”, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc là thượng sách giữ nước”.Khi đề cập vai trò của “lòng dân” đối với sự nghiệp cách mạng, V.I.Lêninkhẳng định: “Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao độngđối với đội tiên phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vôsản không thể thực hiện được” [99, tr.251] Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:

“Bám lấy dân là làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu Như vậythì bất kể việc gì khó cũng làm được cả và nhất định thắng lợi” [110, tr.448] vànhấn mạnh “Được lòng dân, thì việc gì cũng làm được; trái ý dân, thì chạy ngượcchạy xuôi” [111, tr.163] Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và kế thừa truyền thống của dân tộc, ngay từ khi ra đời chođến nay, Đảng ta luôn dựa vào dân, khơi nguồn và phát huy sức mạnh của nhândân để lãnh đạo cách mạng giành độc lập, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủnghĩa xã hội, tiến bước vững chắc trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.Đảng ta khẳng định, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN trong mọi tình huống,hoàn cảnh, thì nhất thiết phải thực hiện cho bằng được mục tiêu: “Kinh tế phảivững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị -

xã hội ổn định, cả dân tộc là một khốiđoàn kết thống nhất” [34, tr.69]

Kế thừa tư tưởng, truyền thống của dân tộc; trung thành, vận dụng lý luậnchủ nghĩa Mác - Lênin về BVTQ XHCN vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủtịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn coi BVTQ là vấn đề tất yếu, sống còn, là nhiệm

vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp cách mạngXHCN Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình trong nước, khu vực và quốc tế,

xu thế của thời đại, với tầm nhìn chiến lược và tư duy khoa học sắc sảo, Đảng

ta luôn khẳng định và không ngừng bổ sung, phát triển, đổi mới, làm rõ hơn,sâu sắc hơn quan điểm cơ bản về BVTQ Điều này được thể hiện rõ nét, tậptrung trong văn kiện các kỳ đại hội của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của

Trang 37

Trung ương và hệ thống các chiến lược quốc gia Đến Ðại hội đại biểu toànquốc lần thứ XIII của Ðảng, nội dung BVTQ được xác định là:

…bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổcủa Tổ quốc, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủnghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trườnghòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xâydựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [38, tr.156]

Nhất quán quan điểm về xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự nghiệpBVTQ, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định và nâng tầm vị thế của “thếtrận lòng dân”, đặt vấn đề xây dựng “thế trận lòng dân” trong tính chỉnh thể vớixây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân: “Xây dựng “thế trậnlòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vữngchắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” [37, tr.49] So với các kỳ đạihội trước, “thế trận lòng dân” được đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ với thếtrận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân

Từ phương pháp tiếp cận trên đây, có thể quan niệm: “Thế trận lòng dân” BVTQ là loại hình thế trận đặc biệt, thể hiện các cấp độ trạng thái chính trị - tinh thần của nhân dân đối với sự nghiệp BVTQ; tạo nền tảng tinh thần để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân, chế

độ XHCN, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

“Thế trận lòng dân” BVTQ không hiện hữu bằng hình hài cụ thể như thếtrận quân sự, mà được thể hiện ở trạng thái chính trị - tinh thần của toàn dân đượchình thành, khơi dậy, quy tụ và phát huy theo các cấp độ khác nhau: cấp độ cao,vững chắc; chưa hoàn toàn vững chắc và cấp độ thấp, sơ hở, lỏng lẻo, phân tán

* Quan niệm “thế trận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN:

Trang 38

Trên cơ sở kế thừa, vận dụng quan điểm về BVTQ của Đảng, BVTQ trênĐBTN là bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền lợi hợp pháp và cuộc sống bình yêncủa nhân dân; bảo vệ Đảng, chế độ XHCN và cấp ủy, chính quyền địa phương,lực lượng vũ trang trên ĐBTN; bảo vệ những thành quả trong phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội mà các tỉnh trên ĐBTN đã đạt được; bảo vệ khối đại đoàn kếtdân tộc, hòa hợp tôn giáo; bảo vệ mối quan hệ hòa bình, đoàn kết hữu nghị vớicác nước bạn; bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền biên giới quốc gia ở Tây Nguyên, gópphần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, quyền chủ quyền và thống nhất của Tổ quốc;bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm, từ

xa âm mưu, thủ đoạn hoạt động phá hoại, làm vô hiệu hóa “diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ trong mọi tìnhhuống, nhất là hoạt động khủng bố, bạo loạn, lật đổ và hình thành các tổ chứcchính trị đối lập trên địa bàn; bảo tồn và phát huy hệ thống các giá trị văn hóa,lịch sử, con người vùng đất Tây Nguyên; bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn vớiphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh,tạo môi trường thuận lợi để khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng, sớm đưa TâyNguyên phát triển bứt phá, toàn diện và bền vững

Vì vậy, có thể quan niệm: “Thế trận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN là một bộ phận trong “thế trận lòng dân” BVTQ, thể hiện các cấp độ trạng thái chính trị - tinh thần của nhân dân trên ĐBTN đối với sự nghiệp BVTQ; được biểu hiện cụ thể ở lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, lòng tin đối với cấp ủy, chính quyền địa phương, Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, tinh thần đoàn kết, sự thống nhất nhận thức, ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN của nhân dân các tỉnh Tây Nguyên.

* Các yếu tố cấu thành “thế trận lòng dân” BVTQ trên ĐBTN:

Một là, lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức

tự lực, tự cường của nhân dân các tỉnh Tây Nguyên trong BVTQ trên ĐBTN.Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, mang tính nền tảng và cốt lõi của “thếtrận lòng dân” BVTQ; là truyền thống vẻ vang, vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt

Trang 39

Nam từ hàng ngàn đời nay; có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh nội sinh để dântộc ta trường tồn và phát triển Yếu tố này là cội nguồn sâu xa tạo nên bản lĩnh, khíphách hiên ngang, kiên cường và sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam nóichung, nhân dân trên ĐBTN nói riêng trong công cuộc dựng nước, giữ nước trướcđây và sự nghiệp BVTQ hiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lòng yêunước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắngnổi” [109, tr.164] Chính nhờ lực lượng ấy mà dân tộc ta đã đánh thắng nhiều kẻthù xâm lược hung bạo, giữ vững quyền tự do, tự chủ; nhờ lực lượng ấy mà cáchmạng thành công, giành được độc lập, tự do; trở thành động lực tinh thần to lớnthúc đẩy quân và dân ta đồng lòng, thống nhất ý chí, chịu đựng muôn nỗi khó khănthiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước Khi đấtnước bị xâm phạm chủ quyền thì toàn thể nhân dân nhất tề đứng lên chiến đấu bảo

vệ đất nước đến cùng, hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất, phục vụ tiềntuyến, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào sự viện trợ, giúp đỡ từ bên ngoài

Hai là, trình độ nhận thức của nhân dân các tỉnh Tây Nguyên về nhiệm vụ

BVTQ, về quyền, nghĩa vụ công dân trong BVTQ trên ĐBTN

Đây là yếu tố quan trọng của “thế trận lòng dân” BVTQ; vừa là yếu tố cấuthành, vừa là biểu hiện sinh động của “thế trận lòng dân” BVTQ Bởi lẽ, sứcmạnh chính trị - tinh thần của toàn dân chỉ có thể được phát huy cao độ, biếnthành sức mạnh vật chất trên cơ sở người dân thực sự nhận thức đúng đắn vềnhiệm vụ BVTQ và đề cao trách nhiệm của công dân đối với nhiệm vụ BVTQ.Yếu tố này được thể hiện ở sự tích cực của nhân dân trên ĐBTN trong tham giathực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp

về nhiệm vụ BVTQ; cùng với nhân dân cả nước tiếp tục đẩy mạnh công cuộcđổi mới, nỗ lực phấn đấu, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển KT - XH,bảo đảm QP - AN trong thời kỳ mới; chung tay xây dựng đất nước, đưa đất nướcphát triển hùng cường sánh vai với bạn bè quốc tế

Trang 40

Ba là, lòng tin đối với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và Đảng,

Nhà nước, chế độ XHCN của nhân dân các tỉnh Tây Nguyên trong BVTQ trênĐBTN

Đây là yếu tố có vai trò quan trọng, tác động sâu sắc đến các yếu tố cấuthành khác trong “thế trận lòng dân” BVTQ Bởi tình cảm, niềm tin của nhândân trên ĐBTN đối với cấp ủy, chính quyền địa phương và Đảng, Nhà nước,chế độ XHCN là cơ sở để toàn dân phát huy hết tinh thần, trách nhiệm và mọilực lượng của mình trong sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN Lòng tin củanhân dân đối với cấp ủy, chính quyền địa phương, với Đảng, Nhà nước, chế

độ XHCN và sự nghiệp BVTQ XHCN không phải tự nhiên mà có, nó đượchình thành, củng cố, phát triển trong suốt quá trình cách mạng Đồng thời,cũng không phải là bất biến, nó cũng có thể sẽ mất đi hoặc biến dạng, suygiảm trước những tác động tiêu cực

Bốn là, ý thức, trách nhiệm của nhân dân trên ĐBTN trong thực hiện

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và xâydựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân trong sự nghiệp BVTQ

Đây là yếu tố cấu thành gắn liền với đặc điểm, tình hình QP - AN trênĐBTN Tây Nguyên là một trong những trọng điểm mà các thế lực thù địch, phảnđộng luôn ra sức, triệt để chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều âm mưu, thủđoạn, đặc biệt nguy hiểm là “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ Do đó, yếu tốnày thể hiện ở sự đoàn kết thành một khối vững chắc xung quanh Đảng, Nhànước, cấp ủy, chính quyền địa phương; tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cùng hành độngthống nhất dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyềnđịa phương; niềm tin, ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, kiênquyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phảnđộng vì mục tiêu, lý tưởng XHCN của nhân dân trên ĐBTN Nhân dân luôn tintưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; ra sức củng cố QP - AN,giữ vững và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

Ngày đăng: 16/08/2024, 06:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chỉ đạo 502 Tỉnh ủy Lâm Đồng (2023), Báo cáo tổng kết hoạt động Ban chỉ đạo 502 tỉnh năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ 2023, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động Ban chỉđạo 502 tỉnh năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ 2023
Tác giả: Ban Chỉ đạo 502 Tỉnh ủy Lâm Đồng
Năm: 2023
2. Ban Dân vận Trung ương (2024), “Công tác dân vận của Đảng góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam “tinh, gọn, mạnh””, Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn mạnh - Giá trị, ý nghĩa và định hướng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác dân vận của Đảng góp phầnxây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam “tinh, gọn, mạnh””, "Một số vấnđề lý luận, thực tiễn về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh,gọn mạnh - Giá trị, ý nghĩa và định hướng
Tác giả: Ban Dân vận Trung ương
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2024
3. Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2013), Trung Quốc đối mặt với những điểm nóng lý luận, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốcđối mặt với những điểm nóng lý luận
Tác giả: Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật
Năm: 2013
4. Nguyễn Văn Bạo (Chủ nhiệm, 2023), Vai trò của bộ đội biên phòng trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh biên giới – thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, mã số ĐTCB.UBDT.04.21-23, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của bộ đội biên phòng trongxây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trênđịa bàn các tỉnh biên giới – thực trạng và giải pháp
5. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk (2020), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và Quy chế công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam của BCHQST Đắk Lắk (2010 - 2020), Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết 10 năm thựchiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và Quy chế côngtác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam của BCHQST Đắk Lắk(2010 - 2020)
Tác giả: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk
Năm: 2020
6. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk (2022), Báo cáo kết quả thực hiện công tác phối hợp theo Nghị định 03/2019/NĐ-CP của Chính phủ năm 2022, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện công tác phốihợp theo Nghị định 03/2019/NĐ-CP của Chính phủ năm 2022
Tác giả: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk
Năm: 2022
7. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Nông (2020), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và Quy chế công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam của BCHQST Đắk Nông (2010 - 2020), Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết 10 năm thựchiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và Quy chế côngtác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam của BCHQST Đắk Nông(2010 - 2020)
Tác giả: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Nông
Năm: 2020
9. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum (2020), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và Quy chế công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam của BCHQST Kon Tum (2010 - 2020), Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết 10 năm thựchiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và Quy chế côngtác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam của BCHQST Kon Tum(2010 - 2020)
Tác giả: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum
Năm: 2020
10. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng (2019), Báo cáo kết quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”, xây dựng “Đơn vị dân vận tốt” trong LLVT tỉnh giai đoạn 2009-2019, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả phongtrào thi đua “Dân vận khéo”, xây dựng “Đơn vị dân vận tốt” trongLLVT tỉnh giai đoạn 2009-2019
Tác giả: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng
Năm: 2019
11. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng (2020), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và Quy chế công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam của BCHQST Lâm Đồng (2010 - 2020), Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết 10 nămthực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và Quy chếcông tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam của BCHQST LâmĐồng (2010 - 2020)
Tác giả: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng
Năm: 2020
12. Bộ Chỉ huy quân sự - Hội Cựu chiến binh tỉnh Lâm Đồng (2022), Báo cáo liên tịch tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa BCHQST và Hội Cựu chiến binh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017 - 2022, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báocáo liên tịch tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp hoạtđộng giữa BCHQST và Hội Cựu chiến binh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn2017 - 2022
Tác giả: Bộ Chỉ huy quân sự - Hội Cựu chiến binh tỉnh Lâm Đồng
Năm: 2022
13. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng (2023), Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Kế hoạch số 88 -KH/TU về tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết 05 năm thựchiện Kế hoạch số 88 -KH/TU về tăng cường vận động, đoàn kết các tôngiáo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Tác giả: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng
Năm: 2023
14. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng (2023), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 05/01/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chủ trương, giải pháp giải quyết vấn đề hoạt động phục hồi “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 10 năm thựchiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 05/01/2013 của Ban chấp hành Trungương Đảng về chủ trương, giải pháp giải quyết vấn đề hoạt động phụchồi “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”
Tác giả: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng
Năm: 2023
15. Bộ Quốc phòng (2005), Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Nhà XB: Nxb Quânđội nhân dân
Năm: 2005
16. Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư số 157/2011/TT-BQP Quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ công tác dân vận ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 157/2011/TT-BQP Quy định về tổchức và hoạt động của Tổ công tác dân vận ở đơn vị cơ sở trong Quânđội nhân dân Việt Nam
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2011
17. Bộ Quốc phòng (2019), Quốc phòng Việt Nam năm 2019, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc phòng Việt Nam năm 2019
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia Sự thật
Năm: 2019
18. Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương (2019), Phát huy vai trò nòng cốt của Quân đội anh hùng xây dựng nến quốc phòng toàn dân vững mạnh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trònòng cốt của Quân đội anh hùng xây dựng nến quốc phòng toàn dânvững mạnh
Tác giả: Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2019
19. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (2020), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và quy chế công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện quy chếcông tác dân vận của hệ thống chính trị và quy chế công tác dân vận củaQuân đội nhân dân Việt Nam
Tác giả: Bộ Tư lệnh Quân khu 5
Năm: 2020
20. Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (2020), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và quy chế công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện quy chếcông tác dân vận của hệ thống chính trị và quy chế công tác dân vận củaQuân đội nhân dân Việt Nam
Tác giả: Bộ Tư lệnh Quân khu 7
Năm: 2020
21. Lê Anh Chiến (2011), Nghiên cứu yếu tố chính trị - tinh thần trong nghệ thuật quân sự Việt Nam thời kỳ mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu yếu tố chính trị - tinh thần trong nghệthuật quân sự Việt Nam thời kỳ mới
Tác giả: Lê Anh Chiến
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w