1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tóm tắt chất lượng tham gia xây dựng thế trận lòng dân bảo vệ tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn tây nguyên hiện nay

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Qua đó góp phần thực hiện thắnglợi quan điểm “xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trongnền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân”.Từ những lý do trê

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Quán triệt, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của Chủnghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử và trong sựnghiệp cách mạng; kế thừa truyền thống, bài học lịch sử về dựa vào dân,chăm lo sức dân, phát huy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp dựngnước và giữ nước của dân tộc, trong suốt quá trình cách mạng, Chủ tịchHồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng yếu tố“lòng dân”, gắn bó mật thiết với nhân dân, phát huy mạnh mẽ “thế trậnlòng dân”, quyền làm chủ của nhân dân, sức mạnh của nhân dân trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Chủtịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ta được lòng dân thì ta không sợ gìcả Nếu không được lòng dân thì ta không thể làm tốt công tác” vàTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Làm hợp lòng dân thì dântin và chế độ ta còn, Đảng ta còn Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòngdân, để mất niềm tin là mất tất cả”.

Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược về chính trị, quốc phòng- an ninh, kinh tế - xã hội, là phên dậu trọng yếu trong sự nghiệp bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Cho nên, các thế lực thù địch, phảnđộng luôn xác định Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm để giành giật, lôikéo nhân dân chống phá cách mạng, chính quyền các cấp Vì vậy, xâydựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên có ýnghĩa đặc biệt hệ trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Trong đó, cácđơn vị quân đội nói chung, các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn TâyNguyên nói riêng là lực lượng nòng cốt, có vai trò rất quan trọng trongtham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân khu 5,Quân khu 7, các tỉnh ủy và đảng ủy quân sự tỉnh; sự chỉ đạo, quản lý, điềuhành của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 7 và chính quyền các tỉnh, chấtlượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉhuy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên có chuyển biến tích cực, ngày càngthực chất Qua đó, góp phần cùng các tổ chức, lực lượng xây dựng “thế trậnlòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên ngày càng vững chắc,niềm tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước, quân đội, cấp ủy, chính quyềnđịa phương các cấp được củng cố Tuy nhiên, quá trình tham gia xây dựng“thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên, các bộ chỉ huyquân sự tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, quyềnhạn, điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo; nhận thức, trách nhiệm của một số chủthể, lực lượng chưa ngang tầm nhiệm vụ; trong thực hiện các nội dung, hìnhthức biện pháp tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địabàn Tây Nguyên còn những hạn chế nhất định; kết quả đạt được so với mụctiêu, yêu cầu có mặt chưa thật sự bền vững, tính hiệu quả trên một số nội dungtham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc chưa cao.

Trang 2

Hiện nay, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩavà nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng đang đứng trước cả thời cơ vàthách thức mới Trong khi đó tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,quốc phòng - an ninh, đối ngoại trên địa bàn Tây Nguyên còn tiềm ẩnkhông ít nhân tố phức tạp, dễ gây mất ổn định Đặc biệt, bằng nhiều âmmưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và ngày càng công khai, trực diện hơn,các thế lực thù địch, phản động đang tập trung chống phá quyết liệt trênđịa bàn Tây Nguyên hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tình đoànkết quân - dân, mối quan hệ giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền địaphương; gây mất lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xãhội chủ nghĩa; kích động đòi ly khai, tự trị và gây bạo loạn chính trị, khủngbố chống chính quyền nhân dân Điển hình là các vụ bạo loạn chính trịnhững năm 2001, 2004 và vụ khủng bố năm 2023 đã gây ra hậu quả đặcbiệt nghiêm trọng Vì vậy, tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệTổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay là nhiệm vụ, yêu cầu, đòi hỏicấp thiết đối với các chủ thể, lực lượng nói chung, các bộ chỉ huy quân sựtỉnh trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng Qua đó góp phần thực hiện thắnglợi quan điểm “xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trongnền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân”.

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Chất lượngtham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộchỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” làm luận án

Tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng thamgia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huyquân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên; đề xuất những giải pháp nângcao chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốccủa các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu có liên quanđến đề tài luận án; rút ra giá trị lý luận, thực tiễn; xác định những vấnđề luận án tập trung nghiên cứu.

- Khái quát, luận giải những vấn đề cơ bản về “thế trận lòng dân”bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên; xây dựng “thế trận lòng dân” bảovệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên; tham gia xây dựng và chất lượngtham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy

quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên

- Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân chất lượng tham giaxây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân

Trang 3

sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên; khái quát những vấn đề đặt ra đốivới nâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảovệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên.- Phân tích những yếu tố tác động; xác định yêu cầu và đề xuất nhữnggiải pháp nâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổquốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổquốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên

Phạm vi nghiên cứu

- Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về

“thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên, xây dựng “thếtrận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên; tham gia xây dựng“thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địabàn Tây Nguyên và chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệTổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên.

- Phạm vi khảo sát ở 05 tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên (gồm cáctỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng) Đối tượngtiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến gồm: Cán bộ lãnh đạo,công chức, viên chức ở các ban, sở, ngành của tỉnh ủy, hội đồng nhândân, ủy ban nhân dân các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên; cán bộ, nhânviên ở các cơ quan chức năng của Quân khu 5, Quân khu 7; cán bộ,nhân viên, chiến sĩ ở các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn TâyNguyên.

- Các số liệu, tư liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận án đượcgiới hạn chủ yếu từ năm 2015 đến năm 2023 Đề xuất các giải pháp cógiá trị ứng dụng, vận dụng đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên hệ thống quan điểm cơ bản củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam về chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về nhiệm vụ quânsự, quốc phòngvà củng cố quốc phòng - an ninh, về xây dựng nền quốc phòngtoàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân”;về công tác quân sự, quốc phòngđịa phương và hoạt động công tác đảng, côngtác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòngđịa phương.

Cơ sở thực tiễn

Thực tế xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn

Trang 4

Tây Nguyên, mà trực tiếp là của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bànTây Nguyên; các số liệu, tài liệu, báo cáo, tổng kết của cấp ủy, chỉ huy,chính quyền, cơ quan chức năng các cấp liên quan đến công tác quân sự,quốc phòngđịa phương, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trongcông tác quân sự, quốc phòngđịa phương, xây dựng nền quốc phòngtoàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng “thế trận lòngdân” trên địa bàn Tây Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận khoa học của chủ nghĩaMác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứucủa khoa học liên ngành và khoa học chuyên ngành Trong đó tậptrung vào các phương pháp: phân tích, tổng hợp; lôgic, lịch sử; hệthống, cấu trúc; thống kê, so sánh; khảo sát, điều tra xã hội học; tổngkết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.

5 Những đóng góp mới của luận án

- Xây dựng quan niệm, luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về “thếtrận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc, “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địabàn Tây Nguyên, xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bànTây Nguyên và chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổquốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.

- Khái quát những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượngtham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉhuy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên.

- Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể có tính khả thi trong cácgiải pháp nâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệTổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Luận án góp phần luận giải, làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luậnvề chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc củacác bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên.

Luận án góp phần cung cấp thêm một số luận cứ khoa học phụcvụ các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hộitrên địa bàn Tây Nguyên; Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Đảng ủy,Bộ Tư lệnh Quân khu 7 lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nâng cao chất lượngtham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trongnghiên cứu, học tập và giảng dạy ở các nhà trường trong và ngoài Quân đội.

7 Kết cấu của luận án

Trang 5

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (09 tiết), kết luận, danhmục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài

luận án, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu của nước ngoài liên quan

đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về vaitrò của quần chúng nhân dân và công tác dân vậncủa các Đảng Cộng sản cầm quyền

Lưu Vân Sơn (2012), “Kiên trì quan điểm nhân dân là tối thượng,thiết thực làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới”; Lý Thận

Minh, Trần Chi Hoa (2017), Tính trước nguy cơ - Suy ngẫm sau 20 nămĐảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng; Lý Lương Đống (Chủ biên, 2019),Nghiên cứu vấn đề cải cách và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, phươngthức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Tạ Xuân Đào (Chủbiên, 2019), Vì sao Trung Quốc cải cách thành công; Vương Lập Hoa

(2022), “Kinh nghiệm quản trị quốc gia nhìn từ mục tiêu phấn đấu 100năm thứ hai”; Hà Hổ Sinh (2022), “Bàn về ý nghĩa mang tính quyếtđịnh của “hai xác lập” được Hội nghị Trung ương 6 khoá XIX đề rađối với tương lai phát triển của Trung Quốc”.

1.1.2 Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác đảng,công tác chính trị và công tác dân vận của lực lượng vũ trang

Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Liên Xô (1976), Công tácđảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 -1973; Chan Ya Tien (2004), Lý thuyết quân sự Trung Hoa; Họcviện Quốc phòng Cay-xỏn Phôm-vi-hản (2006), Xây dựng thế trậnchiến tranh nhân dân 3 cấp; Sẳn Ti Súc Canh Phu Vông (2016), Côngtác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủnhân dân Lào giai đoạn hiện nay; Học viện Khoa học quân sự Quângiải phóng nhân dân Trung Quốc (2018), Lý luận chiến lược quân sựTrung Quốc; PhongSaMay HounNaChamPa (2021), Công tác dân vậncủa các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.

1.2 Các công trình khoa học nghiên cứu ở trong nước liênquan đến đề tài luận án

1.2.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác dânvận của Đảng và xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc

Trang 6

1.2.1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về công tácdân vận của Đảng

Tài Thành, Vũ Thanh (2013), Đảng Cộng sản Việt Nam vậndụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong giai đoạnhiện nay; Nguyễn Bá Quang (2020), Học tập và làm theo phong cách“Dân vận khéo” Hồ Chí Minh; Trương Thị Mai (Chủ biên, 2021),Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vậntrong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế; Nguyễn Hùng Hậu (2021), “Quan điểm

về dân trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”; Lê Doãn Sơn (2023),“Từ tư tưởng “lấy dân làm gốc” đến quan điểm “nhân dân là trungtâm” trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”.

1.2.1.2 Các công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng “thếtrận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc

Nguyễn Bá Dương (2017), Xây dựng “thế trận lòng dân” trong sựnghiệp bảo vệ Tổ quốc; Lê Văn Hải (2018), Xây dựng thế trận lòng dântăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa; Phạm Văn Sơn (2020), “Xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự

nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới”; LươngNgọc Vĩnh (2021), ““Thế trận lòng dân” trong văn kiện Đại hội XIII củaĐảng”; Nguyễn Văn Gấu (2023), “Xây dựng “thế trận lòng dân” trênkhông gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.

1.2.2 Các công trình khoa học nghiên cứu vềcông tác dân vận của quân đội và quân đội tham giaxây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc

1.2.2.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về công tácdân vận của quân đội

Tạ Việt Hùng (2016), Phát huy vai trò quân đội trong đấutranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợidụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng nước ta; Nguyễn

Minh Cường (2018), “Nâng cao chất lượng công tác dân vận của Quânđội góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” trong tình hình mới”;

Nguyễn Hùng Oanh (2019), Quân đội nhân dân Việt Nam tham giathực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới; Đặng Sỹ Lộc, Võ

Văn Hải (2022), “Phát huy nhân tố chính trị - tinh thần của quân độitrong phòng, chống các thách thức an ninh phi truyền thống”; DươngĐình Thông (2023), “Bàn về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của lựclượng vũ trang tỉnh trong xây dựng, phát huy “thế trận lòng dân” thời kỳ

Trang 7

mới”; Ban Dân vận Trung ương (2024), “Công tác dân vận của Đảnggóp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam “tinh, gọn, mạnh””.

1.2.2.2 Các công trình khoa học nghiên cứu về quân độitham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc

Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2020), “Quânđội với nhiệm vụ xây dựng “thế trận lòng dân” trong tình hình mới”;

Nguyễn Hồng Quân (2020), Quân đội nhân dân Việt Nam với nhiệmvụ bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; Trần Tiến Hải (2021), “Bộ đội

biên phòng tỉnh Gia Lai xây dựng “thế trận lòng dân” vững mạnhbảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới”; Hoàng Văn Phai,

Nguyễn Quang Tạo (2022), Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Namtrong xây dựng thế trận lòng dân hiện nay; Hoàng Mạnh Hưng (2023),

“Vùng 1 Hải quân xây dựng “thế trận lòng dân” gắn với thế trận quốcphòng toàn dân vững chắc góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo

của Tổ quốc”; Nguyễn Văn Bạo (Chủ nhiệm, 2023), Vai trò của bộ độibiên phòng trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dântộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh biên giới - thực trạng và giải pháp.

1.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đốivới đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.3.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổngquan đối với đề tài luận án

Một là, giá trị lý luận

Các công trình khoa học ở nước ngoài và trong nước đã làm rõ mộtsố vấn đề lý luận về vai trò của quần chúng nhân dân và công tác dân vận củacác Đảng Cộng sản cầm quyền; về công tác dân vận của Đảng ta; vai trò, tráchnhiệm của lực lượng vũ trang trong thực hiện công tác dân vận và tham gia xâydựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc Một số công trình khoa học đã đi sâunghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về công tác dân vận của quân đội; vềquân đội tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụquân sự, quốc phòng địa phương Đồng thời, một số công trình khoa họcnghiên cứu đã xác định những yêu cầu đối với nâng cao chất lượng xây dựngvà tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước,các địa phương; quân đội và các cơ quan quân sự địa phương.

Các công trình khoa học trên đã cung cấp những định hướng, chỉ dẫn cócơ sở khoa học, có giá trị lý luận cao giúp nghiên cứu sinh có thể tiếp thu, kếthừa, chọn lọc và phát triển trong xác định, luận giải, làm rõ một số vấn đề lýluận của đề tài luận án Nhất là đối với xây dựng, luận giải các quan niệm côngcụ, quan niệm trung tâm; xác định các yếu tố quy định, tiêu chí đánh giá chất

Trang 8

lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉhuy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên; xác định, phân tích yêu cầu đối vớinâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc củacác bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên.

Hai là, giá trị thực tiễn

Các công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đã cung cấp nguồn tưliệu, số liệu phong phú, tin cậy, có giá trị; những nhận định, đánh giá xác đáng,khách quan về ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và luận giải nguyên nhân củanhững ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm; rút ra một số kinh nghiệm trong côngtác dân vận, xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhànước, lực lượng vũ trang, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp nói chung,tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của quân đội trên địa bànTây Nguyên nói riêng Một số công trình khoa học đã khái quát, phân tích cótính chất dự báo sự tác động của tình hình, nhiệm vụ; những yếu tố tác động vàđề xuất, luận giải các giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng xây dựng, thamgia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của một số tổ chức, lực lượngtrong thời gian tới Một số công trình đã được các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quanvận dụng, kiểm chứng trong thực tiễn Đây là cơ sở thực tiễn phong phú giúpnghiên cứu sinh nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về thực trạng xây dựng, thamgia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của một số chủ thể, lực lượngđã được đề cập, nghiên cứu Đồng thời, nghiên cứu sinh có thể học hỏi, kế thừa,tiếp thu để vận dụng vào quá trình thực hiện luận án Qua đó, tạo cơ sở cho việcbảo đảm đánh giá đúng thực trạng; xác định đúng nguyên nhân của thực trạngchất lượng; xác định, luận giải được những vấn đề đặt ra, khái quát sát đúng sựtác động của tình hình, nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượngtham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quânsự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.

Như vậy, các công trình khoa học đã tổng quan liên quan đến đề tàiluận án có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là nguồn tài liệu, tư liệu quantrọng để nghiên cứu sinh kế thừa, vận dụng trong nghiên cứu, xây dựng,hoàn thiện luận án Tuy nhiên, từ kết quả tổng quan cho thấy đến nay chưa

có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về “Chất lượngtham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉhuy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” Do đó, đề tài luận

án mà nghiên cứu sinh lựa chọn là công trình nghiên cứu độc lập, khôngtrùng lặp với các công trình khoa học đã nghiệm thu, công bố.

1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Một là, nghiên cứu làm rõ tổ chức, biên chế; chức năng, nhiệm

vụ và mối quan hệ công tác của bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn

Trang 9

Tây Nguyên; xây dựng quan niệm và xác định yếu tố cấu thành “thếtrận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên; đưa ra, luậngiải quan niệm xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa

bàn Tây Nguyên; làm rõ quan niệm, đặc điểm, vai trò tham gia xâydựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự

tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên.

Hai là, xây dựng, luận giải, phân tích làm rõ quan niệm, những yếu tố

quy định và tiêu chí đánh giá chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân”bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên.

Ba là, tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn, thu thập, cung cấp nguồn tư

liệu, số liệu đánh giá đúng thực trạng chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòngdân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên:chỉ rõ những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế; chỉ rõ, luận giải nguyên nhân củaưu điểm, khuyết điểm, hạn chế và tổng kết thực tiễn, khái quát một số vấn đề đặtra đối với nâng cao chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổquốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.

Bốn là, phân tích tình hình, nhiệm vụ tác động; xác định yêu cầu và đề

xuất những giải pháp đồng bộ, toàn diện, khả thi để nâng cao chất lượng thamgia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sựtỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.

Kết luận chương 1

Các công trình khoa học ở nước ngoài và trong nước có liên quan đếnđề tài luận án được tổng quan đã nghiên cứu khá sâu sắc, toàn diện ở nhiều gócđộ, phạm vi, đối tượng, mục đích khác nhau về vai trò của quần chúng nhândân; về công tác dân vận, xây dựng “thế trận lòng dân” của Đảng và tham giaxây dựng “thế trận lòng dân” của lực lượng vũ trang nói chung, Quân đội nhândân Việt Nan nói riêng Đây là những nguồn tài liệu quý có giá trị cao về lý luậnvà thực tiễn, có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài luận án, giúp cho nghiên cứusinh nhận thức toàn diện về lịch sử vấn đề nghiên cứu Định hướng, gợi mở chonghiên cứu sinh cách thức tiếp cận đúng đối với vấn đề nghiên cứu và học hỏiđược các phương pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu của các nhà khoa học.Đồng thời, nghiên cứu sinh có thể tham khảo, kế thừa, tiếp thu, chọn lọc, pháttriển những nội dung có liên quan phù hợp với đối tượng, phạm vi nghiên cứu,xác định được những vấn đề cần tiếp tục bổ sung, phát triển, tập trung nghiêncứu và đóng góp mới của luận án; khắc phục sự trùng lặp Qua đó, giúp nghiêncứu sinh có điều kiện nâng cao tri thức, năng lực nghiên cứu khoa học, thựchiện thành công mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đã xác định

Trang 10

Kết quả tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài luận án chothấy, tuy có sự giao thoa ở một mức độ nhất định về khách thể, nội dungnghiên cứu nhưng do mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứuvà cách tiếp cận của các công trình khác nhau Nên tới nay chưa có côngtrình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, chuyên

sâu về “Chất lượng tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốccủa các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” dưới

góc độ Khoa học Chính trị, ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhànước Vì vậy, đề tài luận án là công trình nghiên cứu độc lập, không trùnglặp với các công trình khoa học đã được công bố.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNGTHAM GIA XÂY DỰNG “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” BẢO VỆ TỔ QUỐC CỦA CÁC BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH

TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN

2.1 Xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc và nhữngvấn đề cơ bản về tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổquốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên

2.1.1 Những vấn đề cơ bản về “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốcvà xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên

2.1.1.1 Khái quát về các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên

Về địa lý, tự nhiên; về kinh tế; về chính trị; về văn hóa - xã hội; vềquốc phòng - an ninh và đối ngoại.

2.1.1.2 “Thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây

* Quan niệm “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc

“Lòng dân” là thuật ngữ chỉ trạng thái chính trị - tinh thần, tưtưởng - tâm lý của người dân trong xã hội; được biểu hiện ở mức độniềm tin, thái độ, tình cảm, sự ủng hộ, đồng thuận đối với chế độ chínhtrị - xã hội và các chủ thể, lực lượng đại diện cho quốc gia, dân tộctrong từng giai đoạn cụ thể của người dân.

“Thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc là loại hình thế trận đặc biệt, thểhiện các cấp độ trạng thái chính trị - tinh thần của nhân dân đối với sựnghiệp bảo vệ Tổ quốc; tạo nền tảng tinh thần để huy động sức mạnh tổnghợp của toàn dân trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xãhội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trườnghòa bình, ổn định, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trang 11

* Quan niệm “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn TâyNguyên:

“Thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn TâyNguyên là một bộ phận trong “thế trận lòng dân” bảo vệTổ quốc, thể hiện các cấp độ trạng thái chính trị - tinhthần của nhân dân trên địa bàn Tây Nguyên đối với sựnghiệp bảo vệ Tổ quốc; được biểu hiện cụ thể ở lòng yêunước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, lòng tin đối với cấp ủy,chính quyền địa phương, Đảng, Nhà nước và chế độ xãhội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết, sự thống nhất nhậnthức, ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa của nhân dân các tỉnh Tây Nguyên.

Khái quát, luận giải 05 yếu tố cấu thành “thế trận lòng dân”bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên.

2.1.1.3 Xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn TâyNguyên

Quan niệm: Xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địabàn Tây Nguyên là tổng thể hoạt động của các chủ thể, lực lượng trongthực hiện chủ trương, hình thức, biện pháp tạo dựng, khơi dậy, quy tụ,phát huy lòng yêu nước, củng cố lòng tin, tăng cường tinh thần đoànkết, sự đồng thuận, chung sức đồng lòng và nâng cao nhận thức, tráchnhiệm, ý chí quyết tâm, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấucủa nhân dân trên địa bàn Tây Nguyên tạo nền tảng huy động sức mạnhtổng hợp để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên địa bàn TâyNguyên trong mọi tình huống, hoàn cảnh.

Khái quát, luận giải mục đích, chủ thể lãnh đạo, chủ thể quản lý, điềuhành, chủ thể xây dựng, lực lượng xây dựng, đối tượng và nội dung, hình

thức xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên.

2.1.2 Các bộ chỉ huy quân sự tỉnh và tham gia xây dựng “thế trận lòngdân” bảo vệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn TâyNguyên

2.1.2.1 Các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh là cơ quan quân sự thuộc hệ thống tổ chức củaBộ Quốc phòng, tương đương cấp sư đoàn Đồng thời, là cơ quan trực thuộcchính quyền tỉnh, chuyên trách về công tác quân sự, quốc phòng địa phương

Trang 12

* Tổ chức biên chế, tổ chức đảng và các tổ chứcquần chúng, hội đồng quân nhân của các bộ chỉ huy quânsự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên

Về tổ chức biên chế của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh:

Bộ chỉ huy gồm: Chỉ huy trưởng, chính ủy, phó chỉ huy trưởngkiêm tham mưu trưởng, phó chính ủy, phó chỉ huy trưởng.

Các cơ quan, đơn vị trực thuộc gồm: Phòng Tham mưu; PhòngChính trị; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật, Văn phòng, Thanh tra Quốcphòng, Ban Tài chính, Ban Khoa học Quân sự và 01 trung đoàn bộ binh(các bộ chỉ huy quân sự tỉnh ở các tỉnh có đường biên giới biên chế 01tiểu đoàn bộ binh đủ quân và 02 tiểu đoàn khung thường trực; còn ở bộchỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng chỉ biên chế khung thường trực).

Về tổ chức đảng ở các bộ chỉ huy quân sự tỉnh:

Ở các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên đượcthành lập đảng bộ quân sự tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọimặt của tỉnh ủy, đồng thời chấp hành nghị quyết của Đảng ủy Quânkhu 5, Đảng ủy Quân khu 7 về nhiệm vụ quốc phòng và công tácquân sự địa phương Ban chấp hành đảng bộ quân sự tỉnh là đảng ủyquân sự tỉnh, trực thuộc tỉnh ủy; là cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổchức cơ sở đảng thuộc đảng bộ quân sự tỉnh; có số lượng từ 11 đến15 ủy viên (gồm các đồng chí ủy viên công tác trong đảng bộ quân sựtỉnh do đại hội đảng bộ quân sự tỉnh bầu và các đồng chí bí thư tỉnhủy, phó bí thư tỉnh ủy là chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh được banthường vụ tỉnh ủy chỉ định tham gia) Các tổ chức đảng trực thuộcđảng bộ quân sự tỉnh bao gồm tổ chức cơ sở đảng 3 cấp và 2 cấp

Về tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân của các bộ chỉhuy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên: Gồm có các tổ chức Đoàn

Thanh niên công sản Hồ Chí Minh, hội phụ nữ, hội đồng quân nhân.

* Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các bộchỉ huy quân sự tỉnh:

Chức năng của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địabàn Tây Nguyên:

Một là, làm tham mưu cho tỉnh uỷ, chính quyền các tỉnh trên địa

bàn Tây Nguyên và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 7 lãnh đạo, chỉ đạo,quản lý, điều hành thực hiện công tác quân sự, quốc phòng địa phương và xâydựng khu vực phòng thủ.

Trang 13

Hai là, là cơ quan chủ trì giúp chính quyền tỉnh trong quản lý Nhà

nước về quân sự, quốc phòng địa phương trên địa bàn tỉnh theo chứcnăng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn quy định.

Ba là, trực tiếp tổ chức xây dựng và quản lý, chỉ huy lực lượng

vũ trang thuộc quyền thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ do tỉnh ủy,chính quyền tỉnh và cấp trên giao cho.

Nhiệm vụ của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn TâyNguyên: Trình bày khái quát thành 07 nhóm nhiệm vụ.

Mối quan hệ công tác của bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bànTây Nguyên: Trình bày khái quát 08 mối quan hệ công tác với các chủ

thể, lực lượng liên quan.

2.1.2.2 Tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổquốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên

* Quan niệm tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổquốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên

Quan niệm: Tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổquốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên là tổng thểhoạt động của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trong thực hiện nội dung,hình thức, biện pháp xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốctheo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được quy định; góp phần cùng cácchủ thể, lực lượng khác xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bànTây Nguyên vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa trên địa bàn Tây Nguyên.

Nội dung tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” bảovệ Tổ quốc của các bộ chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn TâyNguyên gồm các vấn đề sau:

Một là, phối hợp tham mưu, đề xuất với tỉnh ủy, chính quyền tỉnh

những giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ xâydựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên.

Hai là, tham gia tuyên truyền, giáo dục xây dựng, củng cố lòng yêu

nước; nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và tráchnhiệm, niềm tin, ý chí quyết tâm, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, phục vụchiến đấu bảo vệ Tổ quốc cho nhân dân trên địa bàn Tây Nguyên.

Ba là, tham gia xây dựng, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng,

Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị quân đội với nhân dân vàgiữa các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên.

Bốn là, tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Ngày đăng: 16/08/2024, 06:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w