Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông
Cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông 5 1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Quốc Hội, 2008).
Cán bộ bao gồm: Cán bộ ở Trung ương, tỉnh, huyện - những người do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở Trung ương, tỉnh, huyện. 2.1.1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ
Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều cách tiếp cận khác nhau Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2000 thì “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc” Theo Juran - một giáo sư người Mỹ định nghĩa về chất lượng như sau: “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” Theo tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam định nghĩa: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”.
Chất lượng là một phạm trù được sử dụng khá phổ biến, là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành, nhiều môn khoa học và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, tuỳ thuộc nhu cầu tiếp cận và khai thác “Chất lượng” hiểu ở nghĩa chung nhất là “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” ( Hồ Chí Minh , 1974 ).
Chất lượng đội ngũ cán bộ là tập hợp tất cả những đặc điểm, thuộc tính của từng cán bộ trong tổ chức phù hợp với cơ cấu, đáp ứng được yêu cầu theo nhiệm vụ và chức năng của cơ quan, đơn vị, đồng thời là tổng hợp những mối quan hệ giữa các cá nhân cán bộ với nhau; sự phối kết hợp hoạt động trong thực thi nhiệm vụ chung nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu chung một thời điểm nhất định của địa phương.
Khi nói về chất lượng đội ngũ cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Cán bộ phải có cả “Đức” và “Tài”, trong đó “Đức” là gốc Người chỉ rõ: “Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt ngồi trong chùa không giúp ích gì được cho ai”, “người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” ( Hồ Chí Minh , 1995).
Phẩm chất và năng lực của người cán bộ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau Phẩm chất của người cán bộ là cơ sở tiền đề cho năng lực phát triển đúng hướng Người cán bộ có năng lực thì phẩm chất sẽ được củng cố và phát huy, phẩm chất và năng lực của người cán bộ được biểu hiện ra ở kết quả thực hiện chức trách được giao.
Từ các quan điểm trên, bước đầu đưa ra quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ là sự tương tác phù hợp giữa số lượng, cơ cấu đội ngũ, cùng với chất lượng của mỗi cán bộ hợp thành, đảm bảo cho đội ngũ ấy hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.
2.1.1.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Dựa vào khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, chúng ta có thể hiểu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: “là tập hợp những giải pháp có tác động tích cực đến chất lượng của từng cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể, tinh thần phối hợp trong thực thi công vụ nhằm hoàn thành công việc chuyên môn và hướng tới mục tiêu của Ngành và địa phương đặt ra” (Lê Quốc Hưng, 2007)
Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bao gồm: nâng cao thể lực, trí lực và nâng cao tâm lực cho đội ngũ cán bộ.
Theo nghĩa rộng, khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn Khuyến nông ngoài việc hướng dẫn cho nông dân TBKT mới còn phải giúp họ liên kết với nhau để chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, pháp luật của nhà nước, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội như thế nào cho ngày càng tốt đẹp hơn.
Theo nghĩa hẹp, khuyến nông là tiến trình giáo dục không chính thức mà đối tượng của nó là nông dân Tiến trình này đem đến cho nông dân những thông tin, những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ Khuyến nông phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu khoa học với nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu được nhiều sản phẩm hơn (Tống Khiêm, 2010)
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát khuyến nông là các hoạt động đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn (Nguyễn Hữu Thọ, 2010) Đối tượng của các hoạt động khuyến nông là nông dân, những người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn Khuyến nông gắn liền và phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Các hoạt động khuyến nông được thiết kế, tổ chức tuỳ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở mỗi địa phương, vùng miền cụ thể
Hệ thống tổ chức khuyến nông: Các hoạt động khuyến nông do hai nhóm đối tượng chính cung cấp, đó là các tổ chức khuyến nông nhà nước và các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước (hay còn gọi là khuyến nông tự nguyện)
- Khuyến nông nhà nước: là những tổ chức do nhà nước thành lập và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước quy định, triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách lớn của nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn Mục tiêu hoạt động của khuyến nông nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế, xã hội và môi trường Khuyến nông nhà nước có vai trò quan trọng giúp nhà nước có thể tổ chức, điều phối sản xuất nông nghiệp, nông thôn phát triển ổn định, đúng mục tiêu, định hướng.
- Khuyến nông ngoài nhà nước (khuyến nông tự nguyện): bao gồm các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, hiệp hội hoặc cũng có thể là những cá nhân tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nông Những đối tượng này cung cấp các dịch vụ khuyến nông theo các mục tiêu, mục đích riêng của mình, tuy nhiên các nội dung hoạt động phải tuân theo các quy định của pháp luật (Tống Khiêm, 2010).
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiện về nâng cao chất lượng đội ngũ khuyến nông của một số nước trên thế giới
Khuyến nông Trung Quốc đã có từ rất lâu Tuy nhiên đến năm 1982 Trung Quốc mới chính thức có hệ thống tổ chức khuyến nông, bao gồm:
• Cấp quốc gia: Trung tâm KHKT và dịch vụ, khuyến nông Quốc gia
• Cấp tỉnh: Trung tâm KHKT và khuyến nông tỉnh
• Cấp huyện: Trung tâm KHKT và khuyến nông quận, huyện
• Cấp xã: Trạm KHKT và khuyến nông xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khuyến nông, kết nối trực tiếp để đáp ứng yêu cầu của nông dân.
Nhìn chung, mạng lưới KHKT và khuyến nông của Trung Quốc tương đối hoàn thiện Về cơ chế quản lý, Trung tâm dịch vụ khuyến nông cấp trên chỉ hỗ trợ trung tâm dịch vụ cấp dưới về kỹ thuật và không có bất kỳ một mối liên kết nào về mặt hành chính Các nhân viên khuyến nông làm việc tại trung tâm dịch vụ đều là những người được chính quyền địa phương tuyển dụng. Tất cả những trung tâm dịch vụ đều giữ mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức liên quan đến nông nghiệp như: các tổ chức của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp, tính đến cuối năm 2007, TrungQuốc có 126.000 cơ quan KHKT và khuyến nông cấp xã, phường, thị trấn;
24.000 cơ quan cấp quận, huyện Tổng số có 86.550 người đang làm việc trong cơ quan KHKT và khuyến nông, trong đó cấp huyện là 30.900 người và cấp xã, phường là 55.650 người.
Giống như các nước khác, khuyến nông Trung Quốc sử dụng các phương pháp cá nhân, phương pháp nhóm và phương pháp truyền thông đại chúng là chủ yếu.
1) Phương pháp cá nhân: Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở cấp Trạm khuyến khuyến nông xã, phường, đến thẳng trạng trại (cán bộ khuyến nông đến thăm cánh đồng hoặc nơi sản xuất của nông dân mà họ hướng dẫn về kỹ thuật), gọi điện thoại (nông dân gọi điện thoại đến Trạm khuyến nông để giúp đỡ về kỹ thuật) Đây là phương pháp hiệu qủa nhất Ưu thế của phương pháp này là các khuyến nông viên có thể giải quyết vấn đề của nông dân, giúp nông dân đối diện với khó khăn, chiếm được lòng tin của nông dân, nhưng chi phí cao
2) Phương pháp nhóm: Phương pháp này được sử dụng để cung cấp dịch vụ cho nhiều nông dân có liên quan đến nhau Ví dụ xây dựng nhóm nông dân bao gồm các loại hình: hộ sản xuất, hộ dịch vụ kỹ thuật, hộ dịch vụ đóng gói sản phẩm, hộ dịch vụ thương mại để hình thành một liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
3) Phương pháp truyền thông đại chúng: In tài liệu là công cụ chung nhất được sử dụng trong công tác khuyến nông ở Trung Quốc Băng video và phim về sản xuất nông nghiệp được phân phối tới trạm khuyến nông xã, phường để hướng dẫn cho nông dân Trung tâm dịch vụ khuyến nông các cấp đều có quan hệ chặt chẽ với đài phát thanh để đưa tin về chương trình khuyến nông Với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều trạm phát thanh được thành lập, có nhiều máy tính kết nối với mạng trạm để đăng tải các tiến bộ kỹ thuật mới, nghiên cứu mới, thị trường và nhiều thông tin khác
Do nguồn kinh phí ngân sách eo hẹp, Trung Quốc đã cho phép các Trung tâm dịch vụ khuyến nông cung cấp các dịch vụ tư vấn với mục tiêu “Đưa dịch vụ tư vấn nông nghiệp trở thành hàng hóa” Việc đa dạng hóa các hoạt khuyến nông đã góp phần đáp ứng không chỉ nhu cầu của người sản xuất (đặc biệt những người sản xuất nhỏ) mà còn làm hài lòng cả các doanh nghiệp do họ có được nguồn hàng ổn định, chất lượng hơn Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ tư vấn cho phép các cơ quan khuyến nông cải thiện điều kiện làm việc, mua sắm trang thiết bị, tuy nhiên số này không nhiều Ở Trung Quốc vẫn còn nhiều cơ quan khuyến nông điều kiện làm việc khó khăn, cơ sở vật chất lạc hậu. Đồng thời do chính sách, chế độ đãi ngộ còn chưa phù hợp nên một số cán bộ khuyến nông đã chuyển sang làm các công việc khác có mức thu nhập cao hơn (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2012). 2.2.1.2 Pháp
Thê kỷ XV - XIV đánh dấu một mốc đầu tiên trong lịch sử phát triển khoa học Pháp, vì một số công trình đã được bắt đầu ở thời kỳ này như tác phẩm
“ngôi nhà nông thôn” của Enstinne và Liebault nghiên cứu về kinh tế nông thôn thế giới thứ nhất (1914 - 1918) trung tâm nghiên cứu kỹ thuật đầu tiên được tổ chức do sáng kiến của nông dân vùng Pari, hoạt động với nguyên tắc:
+ Người nông dân có trách nhiệm và chủ động trong công việc. + Sáng kiên từ cơ sở.
+ Hoạt động nhóm là rất quan trọng. Đây là một phương pháp hết sức độc đáo thời bấy giờ, người nông dân được quyền tham gia tích cực vào công việc của nông trại, họ chủ động tìm ra những giải pháp thích hợp với sự hỗ trợ của các kỹ sư nông nghiệp (Đào Thế Anh, 2012).
2.2.1.3 Thái Lan Ở Thái Lan, Cục Khuyến nông là một bộ phận quan trọng thuộc Bộ Nông nghiệp Thái Lan, được thành lập vào ngày 21/10/1967 Hệ thống khuyến nông Thái Lan gồm:
- Trung ương: Cục khuyến nông có 12 phòng ban, 6 văn phòng khuyến nông và phát triển nông nghiệp vùng.
- Cấp tỉnh: có 76 văn phòng khuyến nông tỉnh.
- Cấp huyện: có 879 văn phòng khuyến nông huyện.
- Cấp cơ sở (xã, liên xã): có 7.105 Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp.
Trong giai đoạn đầu do thiếu kinh phí và hệ thống chưa hoàn chỉnh nên các hoạt động khuyến nông của Thái Lan chủ yếu triển khai thông qua các nhóm nông dân hoặc thanh niên, với các hoạt động chính là chuyển giao kiến thức dựa vào trình diễn, thi đua sản xuất, triển lãm và hội chợ nông nghiệp ở các tỉnh Tỷ lệ giữa cán bộ khuyến nông và nông dân là 1: 4.000.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống khuyến nông Thái Lan cũng từng bước phát triển theo hướng tập trung phát triển nguồn lực cho khuyến nông viên và nông dân Hệ thống khuyến nông này bao gồm 2 phần chính là hoạt động tại thực địa (nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông huyện và liên xã) và hỗ trợ hoạt động (nhiệm vụ của các cán bộ khuyến nông cấp trung ương và cấp tỉnh)
Cho đến nay cả nước Thái Lan đã có 7.105 Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp được thành lập ở cấp liên xã, là cơ sở để tổ chức các hoạt động thực địa khuyến nông, và khâu nối hoạt động của các tổ chức liên quan ở tất cả các cấp về hoạt động khuyến nông Mục đích của Trung tâm là chuyển giao kiến thức và cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho người dân địa phương với sự tham gia của người dân Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp hoạt động trên cơ sở lấy cộng đồng làm trung tâm bằng cách tạo cho người nông dân có cơ hội tự mình phân tích và giải quyết các vấn đề tồn tại Trung tâm đã thiết lập hoạt động gần gũi với các tổ chức hành chính liên xã nhằm tạo ý thức sở hữu của cộng đồng địa phương
Văn phòng Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp được đặt ở các xã, được đầu tư các trang thiết bị hiện đại Văn phòng có: phòng làm việc, phòng họp, phòng thông tin tư liệu, tài liệu kỹ thuật và các ấn phẩm để phục vụ người dân Ban điều hành Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp bao gồm: đại diện của cộng đồng được chỉ định, đại diện chính quyền địa phương và cán bộ khuyến nông Cán bộ khuyến nông hoạt động với vai trò như là thư ký, khâu nối các bên có liên quan để triển khai các hoạt động khuyến nông Nhiệm vụ chính của cán bộ khuyến nông cơ sở là:
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Bắc Ninh cách trung tâm Hà Nội 31km về phía Đông Bắc, nằm ở khu vực phía Bắc của vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên Với vị trí như thế Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội như:
- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như QL1, QL18, QL38, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thủy như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách giao lưu giữa Bắc Ninh với các tỉnh khác.
- Gần thủ đô Hà Nội, một thị trường rộng lớn hàng thứ 2 trong cả nước, có sức cuốn hút vô cùng lớn về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi trong việc chiếm lĩnh vùng thị trường trọng điểm này Các mặt hàng của Bắc Ninh như nông, lâm, thủy sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ…được tiêu thụ trực tiếp tại đây Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua việc xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình CNH-HĐH
- Là khu vực chịu tác động của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên Bắc Ninh chịu ản hưởng về mọi mặt trong đó đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.
Với vị trí địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hóa của tỉnh Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hòa nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2016)
Bảng 3.1 Các đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh Ðơn vị hành chính Dân số Số đơn vị hành chính cấp Huyện (người)
Huyện lỵ Xã, phường, thị trấn Thành phố Bắc Ninh 164 370 Suối Hoa 16 phường và 3 xã Thị xã Từ Sơn 140 040 Đông Ngàn 7 phường và 5 xã Huyện Gia Bình 92 269 Gia Bình 1 thị trấn và 13 xã Huyện Lương Tài 96 326 Thứa 1 thị trấn và 13 xã Huyện Quế Võ 135 938 Phố Mới 1 thị trấn và 20 xã Huyện Thuận Thành 144 536 Hồ 1 thị trấn và 17 xã
Huyện Tiên Du 124 396 Lim 1 thị trấn và 13 xã
Huyện Yên Phong 126 660 Chờ 1 thị trấn và 13 xã
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2016)
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, chỉ khoảng
822.7km 2 , thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng nằm gọn trong vùng châu thổ sông Hồng; là cửa ngõ phía Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 30km Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm các tỉnh, thành phố:
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Bắc Ninh - Hải Dương - Hưng Yên - Vĩnh Phúc sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt; trong đó đặc biệt là công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông sản và dịch vụ du lịch Đồng thời, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao).
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 - 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24,0 o C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4 o C (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4 o C (tháng 1).
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0 o C. Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
Bảng 3.2 Đặc trưng cơ bản của khí hậu tỉnh Bắc Ninh
Nhiệt độTB ( 0 C) Lượng mưa (mm)
Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Ninh (2016)
Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1680mm nhưng phân bổ không đều trong năm Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ.
Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1417 giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km 2 , có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Tài nguyên rừng: Rừng ở Bắc Ninh chủ yếu là rừng trồng với trữ lượng ước tính khoảng 3300m 2 , phân bố tập trung ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du Tổng trữ lượng gỗ ước tính khoảng 3279m 3 trong đó rừng phòng hộ chiếm khoảng 363m 3 , rừng đặc dụng 2916m 3
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Để phục vụ việc đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh tôi tiến hành chọn 3 huyện đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái của tỉnh, đó là:
- Huyện Quế Võ, đại diện cho tiểu vùng trung du
- Huyện Gia Bình, đại diện cho tiểu vùng đồng bằng
- Huyện Tiên Du đại diện cho tiểu vùng đồng bằng nhưng không phát triển về nông nghiệp.
- Chọn cán bộ khuyến nông: Ở 3 huyện tiến hành điều tra tất cả các cán bộ khuyến nông hiện nay đang làm việc Nội dung điều tra theo phiếu điều tra, bao gồm: Điều kiện làm việc, nội dung hoạt động, năng lực bản thân, nhu cầu cần tăng cường năng lực Tổng số cán bộ khuyến nông điều tra là 45 cán bộ khuyến nông
- Chọn hộ nông dân để điều tra, phỏng vấn: Mỗi huyện điểm chọn 20 hộ nông dân để điều tra Các nông dân được UBND xã, HTXNN lựa chọn theo tiêu chí: có tham gia sản xuất nông nghiệp, quy mô sản xuất từ trung bình trở lên, có hộ đã từng tham gia các chương trình, dự án khuyến nông và cũng có hộ chưa tham gia Nội dung điều tra bao gồm đánh giá các hoạt động khuyến nông trong thời gian qua ở địa phương và đánh giá năng lực cán bộ khuyến nông xã, nhu cầu về hoạt động khuyến nông trong thời gian tới Tổng số hộ nông dân điều tra là 60 hộ
- Chọn các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cấp tỉnh để phỏng vấn, điều tra: Ngoài ra còn tiến hành phỏng vấn lãnh đạo và các cán bộ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh Nội dung phỏng vấn, điều tra là đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông của các huyện điều tra, của tỉnh nói chung và những cơ chế chính sách cần thiết để nâng cao năng lực khuyến nông cơ sở trong thời gian tới Tổng số phiếu điều tra, phỏng vấn là 5 phiếu.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp
- Thông tin thứ cấp bao gồm: Tình hình hoạt động khuyến nông trên thế giới và ở Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh những năm qua; tình hình cơ bản của tỉnh về tự nhiên, kinh tế, xã hội; các chủ trương, chính sách của nhà nước và tỉnh Bắc Ninh về hoạt động khuyến nông; các bài viết, nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới và trong nước về hoạt động khuyến nông, tăng cường năng lực cán bộ khuyến nông.
- Phương pháp thu thập: Sử dụng phương pháp sao chép để thu thập thông tin qua các nguồn: sách, báo, tạp chí, internet, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, kết quả nghiên cứu khoa học Các dữ liệu, thông tin được thu thập từ các cơ quan: Bộ Nông nghiệp và PTNT, các viện, trường, Tổng cục thống kê, Cục thống kê Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND các huyện Các thông tin này được kiểm định thực tế và khi sử dụng có trích dẫn đầy đủ
3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập từ việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn thảo sẵn.
Thông tin sơ cấp bao gồm: Những thông tin về thực trạng năng lực cán bộ khuyến nông; kết quả và hiệu quả các hoạt động cán bộ khuyến nông trong thời gian qua; ý kiến đánh giá của nông dân về: Năng lực của cán bộ khuyến nông, các nhu cầu về dịch vụ khuyến nông; ý kiến đánh giá của các nhà quản lý về năng lực của hệ thống khuyến nông và những cơ chế chính sách để nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông.
- Các thông tin này được thu thập bằng các phương pháp sau: + Phỏng vấn trực tiếp cán bộ khuyến nông.
+ Lấy ý kiến của người dân.
+ Lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý có liên quan.
- Đối tượng khảo sát và phương thức khảo sát:
+ Hộ nông dân: Điều tra qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp, quan sát, câu chuyện… Với đối tượng này tôi sẽ tiến hành điều tra 60 hộ nông dân (mỗi huyện 20 hộ) để tìm hiểu, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông
+ Cán bộ khuyến nông: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp Đối tượng này chúng tôi tiến hành tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh là 5 cán bộ khuyến nông; 45 cán bộ khuyến nông ở 3 huyện Quế Võ, Gia Bình và Tiên Du (mỗi huyện điều tra 15 cán bộ khuyến nông).
- Nội dung khảo sát: Các hoạt động khuyến nông trên địa bàn, đánh giá của người dân về các hoạt động đó, chất lượng của cán bộ khuyến nông,yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cán bộ khuyến nông.
3.2.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin
- Phân tích thông tin về cán bộ khuyến nông theo các tiêu thức: huyện, độ tuổi, giới tính, và từng hoạt động khuyến nông.
- Ở từng tiêu chí đánh giá sử dụng phương pháp cho điểm theo các mức độ khác nhau để đánh giá năng lực của mỗi cán bộ khuyến nông, từ đó tính được điểm bình quân biểu hiện năng lực của cán bộ khuyến nông Cách cho điểm theo các mức độ ở từng tiêu chí được các chuyên gia thảo luận, thống nhất sử dụng, được trình bày ở phụ lục.
- Phân tích năng lực cán bộ khuyến nông theo các mức độ tốt, khá, trung bình, yếu.
- Thông tin, dữ liệu được tổng hợp, xử lý trên phần mềm Excel và các phần mềm khác có liên quan.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng để thống kê, đánh giá chất lượng của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh thông qua các hoạt động khuyến nông mà cán bộ khuyến nông triển khai và đánh giá của người dân trên địa bàn. 3.2.4.2 Phương pháp so sánh
Trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của cán bộ khuyến nông để so sánh giữa các huyện trong tỉnh, để qua đó có đánh giá tổng quan về năng lực, trình độ và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Ninh
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của cán bộ khuyến nông
- Trình độ chuyên môn: Trồng trọ và BVTV, Chăn nuôi& thú ý, kinh tế…
- Trình độ tin học, ngoại ngữ: Tỷ lệ cán bộ khuyến nông được đào tạo tin học văn phòng, ngoại ngữ.
- Kinh nghiệm công tác: Số năm công tác khuyến nông.
- Tỷ lệ cán bộ khuyến nông được đào tạo phương pháp, nghiệp vụ khuyến nông.
- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: Tỷ lệ cán bộ khuyến nông được đào tạo kỹ năng lập kế hoạch, tham gia xây dựng kế hoạch khuyến nông hàng năm
- Kỹ năng thuyết trình: Tỷ lệ cán bộ khuyến nông được đào tạo kỹ năng thuyết trình, cán bộ khuyến nông tự đánh giá khả năng thuyết trình, mức độ thường xuyên thuyết trình trước đám đông, mức độ tự tin khi thuyết trình
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông 56 1 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh thời gian qua
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG
4.1.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh thời gian qua
4.1.1.1 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông
Số lượng cán bộ khuyến nông của tỉnh tuy đông, được đào tạo với nhiều chuyên ngành khác nhau, tuy nhiên trình độ vẫn còn hạn chế, chưa được đào tạo đúng chuyên ngành khuyến nông Vì vậy, Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh cũng đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông và KNVCS, để nâng cao, rèn luyện tay nghề, nâng cao các phương pháp chuyên môn, cập nhật các ứng dụng công nghệ KHKT tiến bộ về khuyến nông.
Trên cơ sở thực trạng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cần được đào tạo, trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh đã mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ C cán bộ khuyến nông.
Bảng 4.1 Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông tỉnh
Cán bộ Khuyến Năm So sánh (%) nông 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 BQ
II CBKN cấp cơ sở
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)
Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông cấp tỉnh số lớp đào tạo, số học viên và kinh phí đào tạo tăng qua các năm Năm 2014 đào tạo 3 lớp đến năm 2016 tăng lên 5 lớp, tốc độ tăng bình quân là 29,1% Kinh phí đào tạo cung tăng từ 75 triệu đồng lên 135 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 34,16%
Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông cấp cơ sở số lớp đào tạo, số học viên và kinh phí đào tạo tăng qua các năm Năm 2014 đào tạo 23 lớp đến năm 2016 tăng lên 26 lớp, tốc độ tăng bình quân là 6,32% Kinh phí đào tạo cung tăng từ 755 triệu đồng lên 675 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 16,47%.
Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh bao gồm về đào tạo phương pháp, nghiệp vụ, kỹ năng khuyến nông (Nghiệp vụ khuyến nông, Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch, Kỹ năng thuyết trình thông tin, Kỹ năng phân tích thông tin, Kỹ năng lãnh đạo nhóm, Kỹ năng sáng tạo, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng viết bài, tin, Kỹ năng kết hợp các bên liên quan) Về đào tạo đào tạo kỹ thuật chuyên ngành (Nông học; Chăn nuôi, thú y; Lâm nghiệp; Bảo quản chế biến nông sản; Tham quan học tập).
4.1.1.2 Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông
Bổ sung, trang bị các tài liệu chuyên môn cho cán bộ khuyến nông là điều rất cần thiết và quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông Như các văn bản quy định chế độ, chính sách có liên quan đến hoạt động khuyến nông, các giáo trình, tài liệu phục vụ công tác tập huấn cũng như các tài liệu kỹ thuật về các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương, có tiềm năng phát triển mạnh, các cơ sở vật chất như: bàn ghế, máy tính làm việc kết nối Internet Các tài liệu này giúp cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân sản xuất và như thế cũng tạo được niềm tin của cán bộ khuyến nông để họ có động lực phát triển trong công tác khuyến nông Trung tâm khuyến nông tỉnh đã hỗ trợ theo chương trình khuyến nông hàng năm như sau:
Bảng 4.2 Tình hình đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của cán bộ khuyến nông
Cán bộ Khuyến Năm So sánh (%) nông 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 BQ
II CBKN cấp cơ sở
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)
Giai đoạn 2014 - 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của cán bộ khuyến nông như: máy tính, bàn ghế, tài liệu, loa, đài, máy chiếu.
Trong những năm qua Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các
Bộ, Ngành liên quan, UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đã ban hành các văn bản quy định các chính sách, chế độ có liên quan đến cán bộ khuyến nông và công tác khuyến nông, đến nay cơ bản đã hoàn thiện, thống nhất trong toàn tỉnh.
* Về tinh giản biên chế:
Theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Thực hiện việc tinh giản biên chế đã góp phần nâng cao chất lượng và trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giải quyết chính sách, đưa ra khỏi bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất; bên cạnh đó tuyển chọn được những người có chuyên môn được đào tạo ở trình độ cao hơn phù hợp với yêu cầu và vị trí công việc, có sức khoẻ tốt hơn.
- Từng bước xây dựng cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ trong mỗi cơ quan, đơn vị; từ đó có chính sách phù hợp để thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, đánh giá, phân loại trong quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm
- Việc tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ, công khai, dân chủ cùng với những chính sách hỗ trợ hợp lý đã động viên và tạo điều kiện cho những người trong diện tinh giản biên chế an tâm tư tưởng, sau khi nghỉ việc có thêm một khoản kinh phí để bảo đảm ổn định cuộc sống.
* Về cơ chế phối hợp: Để triển khai các hoạt động khuyến nông, cán bộ khuyến nông phối hợp với các cơ quan, tổ chức sau:
- Phối kết hợp với các cơ quan của huyện và chính quyền địa phương để tiếp nhận và triển khai thực hiện các dự án khuyến nông.
- Phối kết hợp với các đoàn thể của xã để vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong việc thực hiện công tác khuyến nông trên địa bàn xã
- Phối kết hợp với các trưởng thôn để chỉ đạo sản xuất, vận động tuyên truyền, tư vấn cho nông dân áp dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất.
* Về chế độ lương, phụ cấp: Sau thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu, cán bộ khuyến nông được ký hợp đồng dài hạn, được hưởng lương theo trình độ chuyên môn và được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được nâng lương thường xuyên như cán bộ công chức nhà nước Đây là một chính sách quan trọng giúp cho tỉnh Bắc Ninh tuyển dụng được những người có trình độ làm công tác khuyến nông cơ sở.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ khuyến nông 83 1 Các yếu tố bên ngoài
4.2.1.1 Sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông
Tỉnh Bắc Ninh rất chú trọng tới công tác tuyển dụng đầu vào của cán bộ, công chức, viên chức nên đã có các chính sách ưu đãi những người có tài vào làm việc đúng chuyên môn phù hợp với chuyên ngành như: Quyết đinh số 33/2012/QĐ-UBND ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy đinh chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 198/2013/QĐ-UBND ngày 29/5/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc sửa đổi, bổ sung quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài; cán bộ khuyến nông cũng được tuyển dụng theo cơ chế chính sách của Nhà nước và tỉnh ban hành Nếu cơ chế chính sách khuyến nông phù hợp với thực tiễn sản xuất thì các hoạt động sẽ được triển khai thuận lợi, hoạt động có hiệu quả, khuyến khích được cán bộ khuyến nông làm việc có tâm huyết, trách nhiệm với công việc Một trong những chính sách có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực cán bộ khuyến nông là chính sách đào tạo và đào tạo lại cán bộ Cán bộ khuyến nông rất cần được đào tạo và đào tạo lại một cách thường xuyên và liên tục để có thể trang bị, tiếp cận với kiến thức mới,
KHKT mới, phương pháp mới Một chính sách nữa của tỉnh nhằm đổi mới đội ngũ cán bộ là ban hành Đề án tinh giản biên chế, từ nhiều năm qua công tác tinh giản biên chế đã và đang được các cấp chính quyền, địa phương rất chú trọng, việc lựa chọn ra các cán bộ, công chức, viên chức có tài, có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng công việc được giao Có như vậy cán bộ khuyến nông mới có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất
4.2.1.2 Nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nông
Nguồn kinh phí là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cán bộ khuyến nông, nguồn kinh phí giúp cán bộ khuyến nông có kinh phí để học tập, tập huấn qua đó tích luỹ được kiến thức.
Bảng 4.24 Đánh giá của cán bộ khuyến nông về sự ảnh hưởng nguồn kinh phí đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông
Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)
Tổng số mẫu lấy ý kiến 50 100
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Kết quả điều tra cho thấy có 100% cán bộ khuyến nông cho rằng nguồn kinh phí ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông.
Cơ sở vật chất là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cán bộ khuyến nông, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ giúp cán bộ khuyến nông tiếp cận được với các thông tin mới, qua đó tích luỹ được kiến thức.
Hiện nay cơ sở vật chất cán bộ khuyến nông tương đối đầy đủ, họ được
Trung tâm khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông, UBND xã trang bị, hoặc nếu thiếu nhưng cần thiết với nghề nghiệp thì họ tự trang bị Tuy nhiên hiện nay, máy điện thoại cố định và máy Fax là những thiết bị mà cán bộ khuyến nông không có nhiều
Bảng 4.25 Đánh giá của cán bộ khuyến nông về điều kiện làm việc
Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
- Phòng làm việc: Theo quy định, cán bộ khuyến nông vừa triển khai các hoạt động khuyến nông tại địa phương, vừa tham gia các công việc do UBND xã, huyện phân công Do đó cán bộ khuyến nông cần có một chỗ làm việc để nông dân dễ tiếp cận 90% ý kiến đánh giá của cán bộ khuyến nông là phòng làm việc tốt, 6% ý kiến đánh giá trung bình và 4% ý kiến đánh giá kém.
- Máy vi tính: Do công việc của cán bộ khuyến nông gắn liền với sản xuất, với đồng ruộng của nông dân nên nhu cầu sử dụng máy vi tính không nhiều Tuy nhiên, việc báo cáo cũng như theo dõi tình hình sản xuất, lưu trữ các thông tin, dữ liệu các chương trình, dự án khuyến nông nếu không sử dụng máy tính sẽ mất nhiều thời gian, công sức cũng như không đảm bảo an toàn Qua điều tra,
66% ý kiến đánh giá cán bộ khuyến nông tốt về điều kiện máy vi tính do cơ quan trang bị Tuy nhiên vẫn còn 18% đánh giá về điều kiện máy vi thí chưa tốt có thể do chưa được trang bị howcj đã trang bị nhưng máy tính trong tình trạng hỏng
- Tài liệu chuyên môn: Để có thể hoàn thành tốt công việc, cán bộ khuyến nông cần được trang bị các tài liệu chuyên môn như sách kỹ thuật, báo, tạp chí, tờ rơi, tờ gấp…Qua điều tra, 100% cán bộ khuyến nông đã có đầy đủ các tài liệu chuyên môn, đặc biệt là các tài liệu kỹ thuật.
Chính sách, chế độ của nhà nước quy định hoạt động khuyến nông có vai trò rất quan trọng đối với cả người làm công tác khuyến nông cũng như những nông dân được tham gia và hưởng lợi từ hoạt động khuyến nông Để công tác khuyến nông tại cơ sở đạt hiệu quả cao cần phải có chính sách, chế độ phù hợp khuyến khích được người làm công tác khuyến nông.
Bảng 4.26 Đánh giá của cán bộ khuyến nông về chế độ chính sách Đánh giá Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)
1 Về tiền lương, phụ cấp 50 100,00
2 Về phúc lợi xã hội 50 100,00
3 Về thời gian làm việc 50 100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Kết quả điều tra về chính sách tiền lương, phụ cấp của cán bộ khuyến nông tại tỉnh Bắc Ninh cho thấy dưới có 32% cán bộ khuyến nông đánh phù hợp và rất phù hợp, 54% ý kiến đánh giá bình thường, 14% ý kiến đánh giá chưa phù hợp Về phúc lợi xã hội có 18% ý kiến cho rằng chế độ phúc lợi xã hôi cao, 68% ý kiến cho rằng bình thường và 14% ý kiến đánh giá thấp Về thời gian làm việc thì được các cán bộ khuyến nông đánh giá cao hơn, có 40% ý kiến đánh giá phù hợp và rất phù hợp, 50% ý kiến bình thường và 10% ý kiến đánh giá chưa phù hợp.
4.2.2 Các yếu tố bên trong
4.2.2.1 Độ tuổi của cán bộ khuyến nông
Qua số liệu điều tra có thể thấy, độ tuổi của cán bộ cán bộ khuyến nông có từ trẻ đến trên 50 tuổi, cho thấy độ tuổi không đồng đều, dẫn đến việc cán bộ trẻ nhiều nhiệt huyết, kiến thức kỹ năng có nhưng không nhiều kinh nghiệm bằng cán bộ cán bộ khuyến nông đã hoạt động lâu năm.
Biểu đồ 4.1 Độ tuổi của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)
Có 14% số cán bộ khuyến nông có độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, có 44% số cán bộ khuyến nông có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, có 30% số cán bộ khuyến nông có độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi và có 12% số cán bộ khuyến nông có độ tuổi trên 50 tuổi Từ số liệu trên cho thấy khả năng tiếp thu của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh về tiến bộ khoa học tương đối cao.
Với độ tuổi còn khá trẻ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông ở một số mặt sau:
- Là những cán bộ trẻ nên nhiệt tình, hăng say công tác, có thể đi công tác ở vùng sâu vùng xa, làm việc trực tiếp trên đồng ruộng Đây là ưu điểm, thế mạnh của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh.
Giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc
4.3.1 Định hướng Để đổi mới công tác khuyến nông, góp phần đưa hoạt động khuyến nông có được kết quả tốt hơn giúp nền nông nghiệp nước ta tăng năng suất, chất lượng và tăng giá trị, đáp ứng được thị hiếu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu giúp nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho cư dân nông dân, đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài cần phải đổi mới những nội dung sau:
- Đổi mới về nội dung hoạt động khuyến nông theo hướng: tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tổng hợp (bao gồm cả chuyển giao kỹ thuật, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm).
- Đổi mới về phương pháp hoạt động khuyến nông theo hướng: chú trọng hơn việc đào tạo tập huấn, công tác truyền thông, tăng cường áp dụng các phương tiện, công nghệ hiện đại trong hoạt động khuyến nông (như: điện thoại, internet, phát thanh, truyền hình…) để nâng cao hiệu quả của các hoạt động khuyến nông.
- Đổi mới về công tác tổ chức thực hiện theo hướng: phát huy cao hơn vai trò, năng lực, kinh nghiệm của hệ thống khuyến nông nhà nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở và huy động cao hơn sự tham gia của các doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân Chấn chỉnh, tăng cường năng lực của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và hệ thống khuyến nông các cấp theo hướng:
+ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia rà soát, đề xuất Bộ điều chỉnh chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cán bộ, bổ sung điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm để đảm bảo hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao
+ Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống tổ chức khuyến nông các địa phương, đặc biệt là mạng lưới khuyến nông cơ sở và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông nhà nước.
- Đổi mới về nguồn lực đầu tư cho khuyến nông theo hướng: đẩy mạnh xã hội hóa khuyến nông theo cơ chế đối tác công tư (PPP) nhằm huy động, thu hút nguồn lực phục vụ công tác khuyến nông.
- Đổi mới các cơ chế chính sách khuyến nông: sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến nông.
Bên cạnh những nội dung đó cần phải tăng cường mối liên kết giữa hệ thống khuyến nông Nhà nước và các tổ chức khuyến nông tự nguyện, hệ thống nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp nhằm huy động, thu hút và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho công tác khuyến nông theo phương châm xã hội hoá, thiết thực và hiệu quả.
Củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống khuyến nông cả về số lượng và chất lượng; đẩy mạnh hoạt động chuyển giao KHCN và các dịch vụ kỹ thuật cho nông dân; phát huy tính năng động, sang tạo, xung kích của hệ thống khuyến nông
Công tác khuyến nông phục vụ nhiều mục tiêu với các đối tượng hưởng lợi ở nhiều vùng, miền khác nhau nên phải có chiến lược, kế hoạch và giải pháp cụ thể, đặc biệt đối với chương trình ‘Tam nông”
“Xây dựng Nông thôn mới”, chương trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh và kế hoạch hoạt động của
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, trong vòng 3 năm tới từ năm
2017 đến năm 2019, Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh sẽ triển khai thực hiện một số mô hình khuyến nông Vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ CBKN là rất quan trọng, đòi hỏi Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh phải lập kế hoạch quy hoạch CBKN một cách hiệu quả nhất. 4.3.2 Giải pháp cụ thể
4.3.2.1 Quy hoạch đội ngũ cán bộ, hoàn thiện hệ thống khuyến nông a Mục tiêu
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống khuyến nông ở các địa phương, bao gồm: cán bộ khuyến nông cấp xã, cán bộ khuyến nông thôn, cộng tác viên khuyến nông, câu lạc bộ khuyến nông.
- Hình thành mạng lưới chuyển giao TBKT và công nghệ sản xuất mới cho nông dân ở các địa phương. b Nội dung
- Xây dựng quy hoạch dài hạn hệ thống khuyến nông, đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 cán bộ khuyến nông cấp xã, ở các xã có mạng lưới cán bộ khuyến nông thôn, cộng tác viên khuyến nông.
- Rà soát số lượng và chất lượng hệ thống khuyến nông.
- Tuyển dụng bổ sung những cán bộ có năng lực làm công tác khuyến nông, loại bỏ những cán bộ khuyến nông có năng lực yếu kém, làm việc không hiệu quả.
- Xây dựng và phát triển mạng lưới khuyến nông thôn, cộng tác viên khuyến nông, câu lạc bộ khuyến nông. c Biện pháp tổ chức thực hiện
- Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch dài hạn hệ thống khuyến nông, đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 cán bộ khuyến nông phụ trách cán bộ khuyến nông không chỉ là những người có năng lực, trình độ mà còn phải có tâm huyết, có lòng yêu nghề, nhiệt tình với công việc Do vậy chỉ quy hoạch những người có cam kết gắn bó với công tác khuyến nông cơ sở, gắn bó với nông nghiệp, nông dân