1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo Án BÀI 15: THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG lớp 4 KNTT

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

BÀI 15: THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG(2 tiết)

SÁCH KNTT

I YÊU CẦU CẦN ĐẠT1 Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

 Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vị trí địa lí và một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, vườn quốcgia Phong Nha – Kẻ Bàng, ) của vùng Duyên hải miền Trung.

 Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, tranh ảnh, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi, ) của vùng Duyênhải miền Trung.

 Nêu được một số tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và hoạt động sản xuất trong vùng.

 Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.

 Thể hiện được thái độ cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

2 Năng lựcNăng lực chung:

 Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

 Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

Trang 2

 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

 Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi.

II PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC1 Phương pháp dạy học

 Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghetích cực.

2 Thiết bị dạy học

a Đối với giáo viên

 Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4. Lược đồ địa hình vùng Duyên hải miền Trung.

Trang 3

 Tranh ảnh thể hiện đặc điểm và tác động của các điều kiện tự nhiên đối với sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung.

 Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b Đối với học sinh

 SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.

 Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về vùng Duyên hải miền Trung.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS

và kết nối với bài học mới.b Phương pháp dạy học:- Quan sát, thảo luận

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác.

(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật)+ Đường ra trận mùa này đẹp lắm, Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây (Một đoạn lời bài hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây).

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS lắng nghe.

Trang 4

- GV gọi lần lượt HS chia sẻ những câu thơ và câu hát mà HS biết về dãy Trường Sơn, với quy tắc người sau không được trùng đáp án với người trước.

- GV cho HS nghe bài hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây.

- GV lần lượt chiếu các ảnh và yêu cầu HS phát biểu về địa danh ở đây.

- GV giới thiệu các địa danh và dẫn dắt vào bài 15: Thiên

nhiên vùng duyên hải miền Trung

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCHoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí

- HS tham gia chia sẻ.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

Trang 5

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được các đặc điểm vị trí địa lí của vùng Duyên hải miền Trung.

b Phương pháp dạy học:

- Thảo luận nhóm-

- HS quan sát hình và đọc thông tin

- HS làm việc nhóm.- HS trả lời.

+ Duyên hải miền Trung trải dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận

+ Giáp với:Các nước: Lào, Campuchia;Biển Đông

Các khu vực: Đồng bằng Bắc Bộ; Tây nguyên và Nam Bộ.

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

Trang 6

+ Vùng Duyên hải miền Trung tiếp giáp với các quốc gia: Lào, Cam-pu-chia; tiếp giáp các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.+ Vùng Duyên hải miền Trung có vị trí là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam của nước ta Ngoài phần lãnh thổ đất liền, vùng còn có phần biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Các đảo và quần đảo có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển của nước ta.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiêna Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm chắc đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu, sông ngòi của Duyên hải miền Trung.

b Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về địa hình

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2, đọc thông tin mục 2a để thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Xác định trên lược đổ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa + Nêu đặc điểm của đồng bằng ở vùng Duyên hải miền Trung

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại để HS biết thêm về các đối tượng cần xác định trên lược đổ:

+ Trường Sơn là dãy núi lớn ở vùng, đồng thời đây cũng là dãy núi dài nhất nước ta (khoảng 1 100 km).

- HS quan sát và đọc.

Trang 7

+ Dãy Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn, có hướng tây – đông đâm ngang ra biển Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa hai miền Bắc – Nam của nước ta.

+ Đèo Hải Vân là đèo nằm trên dãy núi Bạch Mã, có độ dài gần 20 km, cao trung bình 500 m so với mực nước biển.+ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm tại tỉnh QuảngBình Đặc trưng của vườn quốc gia là hệ thống hơn 400 hang động, các sông ngầm và hệ thực, động vật quý hiếm.+ Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, gồm trên 30 hòn đảo, bãi đá ngầm, cồn san hô, bãi cát nằm rải trên một vùng biển rộng khoảng 15 000 km Tổng diện tích đất nổi của quần đảo khoảng 10 km.

+ Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà, gồm hơn 100hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô nằm rải trên một vùngbiển rộng khoảng 160 000 – 180 000 km Các đảo có độ caotrung bình 3 – 5 m Tổng diện tích đất nổi của các đảo, đá, cồn, bãi ở đây khoảng 10 km.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi

- GV gọi 1 – 2 HS lên thực hiện nhiệm vụ 1; 2 – 3 cặp HS trả lời nhiệm vụ 2, các cặp HS khác nhận xét và bổ sung

- GV hướng dẫn cho HS khai thác lược đồ để thấy được sự khác biệt của địa hình từ tây sang đông thông qua thang phân tầng độ cao trên lược đổ

- GV chốt kiến thức trọng tâm của mục: Địa hình của vùng

Trang 8

có sự khác biệt từ tây sang đông:+ Phía tây là địa hình đồi núi

+ Phía đông là các dải đồng bằng nhỏ, hẹp + Ven biển thường có các cồn cát, đầm phá.

- GV giải thích và cung cấp thêm HS các hình ảnh, video về cồn cát, đầm phá ở vùng Duyên hải miền Trung

https://www.youtube.com/watch?v=wf-fvmwYNFs - GV mời 1 – 2 HS đọc thông tin mục Em có biết và quan sát hình 3 SGK tr.67.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về khí hậu

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2b SGK tr.67, làm việc theo cặp để thực hiện nhiệm vụ sau: Cho biết những nét chính về khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung

- GV hướng dẫn cho HS khai thác thông tin, có thể cho HS ghi ra giấy các từ khoá

- GV gọi 2 – 3 cặp HS trình bày những nét chính của khí hậu vùng Duyên hải miền Trung; các cặp HS khác nhận xét và bổ sung

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức:

+ Khu vực phía bắc và phía nam dãy núi Bạch Mã có sự khác nhau về nhiệt độ: Phần phía bắc có 1 đến 2

Trang 9

tháng nhiệt độ dưới 20°C do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Phần phía nam có nhiệt độ cao quanh năm do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc + Vùng có mưa lớn và bão vào mùa thu – đông; vào mùa hạ, phía bắc có gió Tây Nam khô nóng, phía nam có hiện tượng hạn hán.

- GV cho HS tìm hiểu mục Em có biết về dãy Bạch Mã – bức tường tự nhiên chắn gió mùa Đông Bắc

- GV cần giải thích thêm: Gió mùa Đông Bắc trong quá trình di chuyển từ bắc xuống nam bị suy yếu dần, đến dãy Bạch Mã hầu như bị chặn lại Vì vậy mà có sự khác biệt về khí hậu giữa phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã Phía bắc dãy Bạch Mã, khí hậu có hai mùa: mùa hạ và mùa đông; phía nam dãy Bạch Mã, khí hậu phân hoá thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô

- GV trình chiếu video về núi Bạch Mã cho HS quan sát

https://www.youtube.com/watch?v=HPjZNfbB3cc Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về sông ngòi

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 và đọc thông tin mục 2c để thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Kể tên và chỉ trên lược đồ một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung

+ Nêu những đặc điểm chính của sông ngòi ở vùng

Trang 10

Duyên hải miền Trung

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi

- GV cần hướng dẫn và điều chỉnh kĩ năng khai thác lược đồ để HS hoàn thành nhiệm vụ

- GV gọi 2 – 3 cặp HS trình bày, các cặp HS khác nhận xét và bổ sung

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức:

+ Vùng có nhiều sống, phần lớn là sông ngắn và dốc + Mùa mưa thường có lũ lụt, lũ quét, mùa khô có tình trạng thiếu nước.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tác động của môi trường

thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được tác động của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tác động của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống

Trang 11

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được tác động của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống

+ Đề xuất một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung

- GV tổ chức cho các nhóm làm việc và trình bày kết quả Đối với nhiệm vụ thứ hai, mỗi nhóm nêu ra 1 biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng, nhóm phát biểu sau không được nói trùng ý kiến với nhóm trước

- GV cung cấp thêm các hình ảnh thể hiện những tác động của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống ở vùng.

vùng Duyên hải miền Trung

+ Đề xuất một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung

- GV tổ chức cho các nhóm làm việc và trình bày kết quả Đối với nhiệm vụ thứ hai, mỗi nhóm nêu ra 1 biện

Trang 12

pháp phòng, chống thiên tai ở vùng, nhóm phát biểu sau không được nói trùng ý kiến với nhóm trước

- GV cung cấp thêm các hình ảnh thể hiện những tác động của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống ở vùng

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Tác động tích cực:

 Phát triển các ngành kinh tế biển như: đánh bắt và nuôi trồng hải sản; giao thông đường biển, duhòng chống thiên tai:

 Đẩy mạnh việc trồng và bảo vệ rừng

 Dự báo kịp thời diễn biến của các loại thiên tai  Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Trang 13

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 1 – b, 2 – c, 3 – d, 4 – a

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a Mục tiêu:

HS nêu những việc có thể làm để chia sẻ với các bạn ở vùng Duyên hải miền Trung

Ngày đăng: 15/08/2024, 16:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w