1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kết quả truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho học sinh thừa cân béo phì tại trường tiểu học hiệp thành năm học 2022 2023

78 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết quả truyền thông “Giáo dục dinh dưỡng” cho học sinh thừa cân, béo phì tại trường tiểu học Hiệp Thành năm học 2022-2023
Tác giả Trần Minh Trung
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Vinh Hiển
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Khoa học và Công nghệ
Thể loại Báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,88 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN (17)
    • 2.1 Khái niệm thừa cân, béo phì (17)
      • 2.1.1 Định nghĩa (17)
      • 2.1.2 Phân loại béo phì (17)
      • 2.1.3 Những yếu tố nguy cơ của thừa cân và béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường (18)
    • 2.2 Truyền thông giáo dục dinh dưỡng đối với học sinh (19)
    • 2.3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, can thiệp truyền thông dinh dưỡng trên thế giới (20)
    • 2.4 Các nghiên cứu can thiệp truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở Việt Nam (22)
    • 2.5 Nghiên cứu can thiệp truyền thông dinh dưỡng tại Bình Dương (25)
  • CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, KHÁCH THỂ (27)
    • 3.1 Đối tượng nghiên cứu, đặc điểm địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu (27)
    • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (28)
    • 3.3 Cách tiếp cận (28)
    • 3.4 Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 3.4.1 Phương pháp chọn mẫu (28)
      • 3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá (29)
      • 3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu (31)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (32)
    • 4.1 Kết quả nghiên cứu thay đổi chỉ số BMI (32)
      • 4.1.1 Kết quả ở nhóm nghiên cứu (32)
      • 4.1.2 Kết quả ở nhóm đối chứng (34)
      • 4.1.3 So sánh kết quả nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng (35)
    • 4.2 Hiệu quả thay đổi thói quyen, hành vi dinh dưỡng và hoạt động (37)
      • 4.2.1 Hiệu quả thay đổi về kiến thức và thái độ của người nuôi dưỡng sau 6 tháng (37)
      • 4.2.2 Hiệu quả thay đổi về thói quen của học sinh sau thời gian can thiệp (38)
      • 4.2.3. Thay đổi các hoạt động tĩnh tại của học sinh sau can thiệp (38)
      • 4.2.4 Sự thay đổi tham gia các hoạt động thể thao của học sinh (39)
      • 4.2.5 Hiệu quả tới sự thay đổi khẩu phần ăn của học sinh sau khi can thiệp (39)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (41)
    • 5.1 Kết luận (41)
    • 5.2 Kiến nghị (42)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (43)
  • PHỤ LỤC (45)

Nội dung

Nghiên cứu này góp phần giáo dục dinh dưỡng cho học sinh và phụ huynh của các cháu với mục đích hạn chế gia tăng của thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi 6-12 bằng cách thay đổi kiến thức

TỔNG QUAN

Khái niệm thừa cân, béo phì

Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ [6, 7]

Phân loại béo phì theo sinh bệnh học

-Béo phì đơn thuần (béo phì ngoại sinh): Là béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh học rõ ràng

-Béo phì bệnh lý (béo phì nội sinh): Là béo phì do các vấn đề bệnh lý liên quan tới béo gây nên như:

+ Béo phì do nguyên nhân nội tiết

+ Béo phì do suy giáp trạng: Thường xuất hiện muộn, béo vừa, chậm lớn, da khô, táo bón và chậm phát triển tinh thần

+ Béo phì do cường vỏ thượng thận: Có thể do tổn thương tuyến yên hoặc u tuyến thượng thận, tăng cortisol và insulin huyết thanh, không dung nạp glucose, thường béo ở mặt và thân, kèm theo tăng huyết áp

+ Béo phì do thiếu hormon tăng trưởng: Béo phì thường nhẹ hơn so với các nguyên nhân khác, béo chủ yếu ở thân kèm theo chậm lớn

+ Béo phì trong hội chứng tăng hormon nang buồng trứng: thường xuất hiện sau dậy thì Người béo phì có các dấu hiệu của rậm lông hoặc nam hóa sớm, kinh nguyệt không đều, thường gặp các u nang buồng trứng kèm theo

+ Béo phì trong thiểu năng sinh dục

+ Béo phì do các bệnh về não: Do tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần kinh Các nguyên nhân này gây hủy hoại vùng trung tâm não trung gian, ảnh hưởng đến sức thèm ăn, tăng insulin thứ phát nên thường kèm theo béo phì [8]

2.1.3 Những yếu tố nguy cơ của thừa cân và béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường

Cơ chế bệnh sinh của béo phì

Cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng Người ta nhận thấy 60% - 80% trường hợp béo phì là do nguyên nhân dinh dưỡng, bên cạnh đó còn có thể do các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể thông qua vai trò điều tiết của hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng và tuyến tụy [9]

Khi vào cơ thể, các chất protein, lipit, gluxit đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ Vì vậy không nên coi ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo Các hành vi ăn uống có liên quan tới thừa cân và béo phì bao gồm tần suất ăn/ăn vặt, khẩu phần ăn quá dư thừa, ăn uống nhậu nhẹt, ăn thức ăn nhanh ở bên ngoài và vấn đề bú sữa mẹ hoàn toàn Các yếu tố chất dinh dưỡng được nghiên cứu bao gồm chất béo, các loại carbohydrat (bao gồm các loại carbohydrat tinh chế như đường), chỉ số đường huyết của thực phẩm và chất xơ [9]

Hình 1.1 Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì

Theo Trần Thị Xuân Ngọc, 2012

19 Một số nghiên cứu đã cho thấy TC, BP có tính gia đình: Càng nhiều cá nhân trong gia đình bị TC thì nguy cơ TC của các thành viên khác trong gia đình càng cao Hiện nay đã có những bằng chứng kết luận rằng BP thường do yếu tố môi trường tác động lên những cá thể có khuynh hướng di truyền [10, 11]

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của di truyền trong bệnh tăng huyết áp (BP) Sự tương tác giữa các gen nhạy cảm với chế độ ăn uống và lối sống có thể làm tăng nguy cơ phát triển BP.

Nghiên cứu trên cặp sinh đôi và gia đình chỉ ra rằng yếu tố di truyền đóng góp từ 40%-70% vào bệnh béo phì Các yếu tố di truyền này được phân loại dựa trên cơ chế tác động đến bệnh, bao gồm: nhóm kích thích sự thèm ăn, nhóm liên quan đến tiêu hao năng lượng, nhóm điều hòa chuyển hóa, và nhóm liên quan đến biệt hóa và phát triển tế bào mỡ.

Khẩu phần và thói quen ăn uống của trẻ thừa cân, béo phì:

Qua nhiều thập kỉ nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra mối liên quan giữa chế độ ăn và tỷ lệ TC, BP ở trẻ em Theo Grund A và cs nghiên cứu thuần tập ở trẻ từ 3 - 5 tuổi cho thấy tăng % mỡ ăn vào làm tăng chỉ số BMI, ngược lại

Hoạt động thể lực và béo phì

Cân bằng năng lượng phụ thuộc vào năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao Ngày nay, tình trạng thừa cân, béo phì đang gia tăng do chế độ ăn giàu năng lượng và ít vận động ở người dân thành thị Để giảm cân hiệu quả, cần kết hợp giảm năng lượng ăn vào và tăng cường hoạt động thể lực.

Truyền thông giáo dục dinh dưỡng đối với học sinh

Truyền thông giáo dục dinh dưỡng đối với học sinh là những hoạt động, những nỗ lực có mục đích, có kế hoạch nhằm thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của các nhóm đối tượng về những vấn đề có liên quan đến dinh dưỡng, để cải thiện được tình trạng dinh dưỡng, phòng chống các bệnh do dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng trong cộng đồng [15]

Truyền thông giáo dục dinh dưỡng dù trực tiếp hay gián tiếp là một quá trình hai chiều và được đặc trưng bởi các yếu tố:

- Nguồn truyền thông: Tin cậy và thuyết phục

- Thông điệp truyền thông: Ngắn, gọn, rõ, hấp dẫn và phù hợp

- Kênh chuyển tải thông điệp: Đảm bảo tính tiếp cận được cho đối tượng và mức độ thường xuyên

- Nơi nhận thông điệp: Sẵn sàng và tích cực tiếp nhận thông điệp và đáp ứng

- Các yếu tố ảnh hưởng: Yếu tố nhiễu cần được loại bỏ, môi trường thuận lợi cần được tạo dựng

Mục tiêu cuối cùng là làm cho đối tượng thay đổi hành vi dinh dưỡng không hợp lý và thực hành hành vi dinh dưỡng theo hướng có lợi cho sức khoẻ Sự thay đổi hành vi này là quá trình nhiều bước và tiến triển dưới tác động của các yếu tố tâm lý, xã hội và các hoạt động TTGDDD làm cho đối tượng có thể:

- Nhận thức ra vấn đề

- Quan tâm thực sự đến vấn đề

- Tự suy xét và cam kết

- Làm thử, hành động thử

- Áp dụng và duy trì.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, can thiệp truyền thông dinh dưỡng trên thế giới

Trên thế giới, thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ thứ 5 gây tử vong với gần 2,8 triệu người trưởng thành tử vong hàng năm Bên cạnh đó, 44% bị béo phì, 23%

21 thiếu máu cục bộ ở tim và từ 7% đến 41% mắc một số bệnh ung thư có nguyên nhân từ thừa cân và béo phì Trong 3 thập kỷ qua (1980 – 2010) số ca béo phì đã tăng gấp đôi trên toàn thế giới [16] Chính vì thế các nhà khoa học đã nghiên cứu can thiệp truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho mọi người đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh nhằm giảm tỷ lệ thừa cân béo phì

Trong những năm gần đây, theo Sajid Mahmood và cộng sự (2014) đã nghiên cứu “Hiệu quả của các Chương trình Can thiệp tại Trường học trong việc giảm tỷ lệ thừa cân ở Ấn Độ” Nghiên cứu trên 3.904 học sinh đã được thu nhận Tuổi trung bình của học sinh (nam và nữ) dao động từ 8,6-12,6 tuổi Phân tích gộp cho thấy tác động có lợi có ý nghĩa thống kê của các chương trình can thiệp tại trường học đối với tình trạng béo phì của học sinh (tỷ lệ nguy cơ (RR) 0,58, khoảng tin cậy 95% (CI) 0,43- 0,78) và gợi ý giảm 42% tỷ lệ béo phì ở học sinh đi học thông qua các chương trình can thiệp tại trường học Các nghiên cứu cá nhân cũng cho thấy hiệu quả của các biện pháp can thiệp ở trường học này Phần kết luận: Các chương trình can thiệp tại trường học có hiệu quả trong việc ngăn ngừa vấn đề thừa cân và béo phì ở trẻ em và kết quả của chúng tôi đã hỗ trợ định lượng cho lập luận này [17]

D Pérez Solís và cộng sự (2015) đã nghiên cứu “Hiệu quả của chương trình phòng chống béo phì dựa vào trường học tại Tây Ban Nha” Thử nghiệm đối chứng không ngẫu nhiên được thực hiện trên trẻ em từ lớp một đến lớp năm của hai trường công lập Avilés (Tây Ban Nha) Sự can thiệp kéo dài trong 2 năm học bao gồm hội thảo về chế độ ăn uống lành mạnh, trò chuyện giáo dục, cuộc họp giáo dục, tài liệu viết thông tin và khuyến khích các hoạt động thể chất Phép đo kết quả chính là chỉ số khối cơ thể z -score Kết quả phụ bao gồm tỷ lệ béo phì và thừa cân, vòng eo, thói quen ăn kiêng và hoạt động thể chất [18] Nghiên cứu bao gồm 382 trong tổng số 526 học sinh theo học từ năm thứ nhất đến năm thứ năm của giáo dục tiểu học tại hai trường (177 nữ sinh, 205 nam sinh), với độ tuổi trung bình ban đầu là 8,4 tuổi (khoảng 5,8–11,8 tuổi) Một trăm bốn mươi bốn sinh viên từ chối tham gia Chúng tôi đã thu được toàn bộ dữ liệu nhân trắc học của 340 trong số 382 người tham gia (162 trẻ em gái, 178 trẻ em trai) [18] Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng số 382 (177 nữ và 205 nam) trong số 526 học sinh của cả hai trường được đưa vào nghiên cứu Dữ liệu nhân trắc học hoàn chỉnh thu được ở 340 trong số 382 cá nhân So với trẻ trong nhóm

22 chứng, trẻ trong nhóm can thiệp giảm chỉ số khối cơ thể z -score từ 1,14 xuống 1,02 ( P=0,017), và cải thiện điểm KIDMED từ 7,33 lên 7,71 điểm ( P=0,045) [18] Tỷ lệ học sinh thực hiện chế độ ăn tối ưu tăng từ 42,6% lên 52,3% ( P=0,021) Không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ béo phì và thừa cân, hoặc vòng eo giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng Chương trình can thiệp dinh dưỡng dựa trên trường học này đã đạt được những cải thiện về chỉ số BMI và thói quen ăn kiêng Cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định hiệu quả thực sự của những can thiệp này và tìm hiểu xem liệu những cải tiến đạt được có kéo dài đến tuổi trưởng thành hay không [18]

Nghiên cứu của Ariene Silva do Carmo1 và cộng sự (2018) cho thấy can thiệp dinh dưỡng dựa trên các hoạt động vui chơi sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và tình trạng dinh dưỡng của học sinh Brazil Nghiên cứu can thiệp gồm các hội thảo và các hoạt động vui chơi tuyên truyền về các thói quen ăn uống lành mạnh Kết quả nghiên cứu trên 613 học sinh trong đó 53,0% là nam, với độ tuổi trung bình là 9,4 (8,6-11,9) Trước can thiệp có thói quen ăn uống không điều độ, ít ăn rau và trái cây Sau can thiệp dinh dưỡng, đã giảm mức tiêu thụ thường xuyên (≥ 3 lần / tuần) khoai tây chiên (17,3% so với 10,8%, p = 0,001), bánh quy (34,4% so với 24,1%%, p

Ngày đăng: 15/08/2024, 14:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì   Theo Trần Thị Xuân Ngọc, 2012 - kết quả truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho học sinh thừa cân béo phì tại trường tiểu học hiệp thành năm học 2022 2023
Hình 1.1 Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì Theo Trần Thị Xuân Ngọc, 2012 (Trang 18)
Hình 3.1 Cách tính BMI và phần mềm WHO Anthro Plus (WHO 2007). - kết quả truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho học sinh thừa cân béo phì tại trường tiểu học hiệp thành năm học 2022 2023
Hình 3.1 Cách tính BMI và phần mềm WHO Anthro Plus (WHO 2007) (Trang 30)
Hình 3.2 Trích đoạn bảng đối chiếu BMI theo tuổi của bé trai 5-19 tuổi theo - kết quả truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho học sinh thừa cân béo phì tại trường tiểu học hiệp thành năm học 2022 2023
Hình 3.2 Trích đoạn bảng đối chiếu BMI theo tuổi của bé trai 5-19 tuổi theo (Trang 31)
Hình 4.2 Kết quả BMI trung bình ở lần đo thứ nhất - kết quả truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho học sinh thừa cân béo phì tại trường tiểu học hiệp thành năm học 2022 2023
Hình 4.2 Kết quả BMI trung bình ở lần đo thứ nhất (Trang 32)
Hình 4.1 Phần trăm tỉ lệ giới tính của nhóm nghiên cứu - kết quả truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho học sinh thừa cân béo phì tại trường tiểu học hiệp thành năm học 2022 2023
Hình 4.1 Phần trăm tỉ lệ giới tính của nhóm nghiên cứu (Trang 32)
Hình 4.4 Kết quả BMI trung bình ở lần đo thứ ba - kết quả truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho học sinh thừa cân béo phì tại trường tiểu học hiệp thành năm học 2022 2023
Hình 4.4 Kết quả BMI trung bình ở lần đo thứ ba (Trang 33)
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát về kiến thức, thái độ - kết quả truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho học sinh thừa cân béo phì tại trường tiểu học hiệp thành năm học 2022 2023
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát về kiến thức, thái độ (Trang 37)
Bảng 4.7 Thống kê hoạt động của học sinh sau giờ học - kết quả truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho học sinh thừa cân béo phì tại trường tiểu học hiệp thành năm học 2022 2023
Bảng 4.7 Thống kê hoạt động của học sinh sau giờ học (Trang 38)
Bảng 4.8 Thống kê tỷ lệ học sinh tham gia các môn thể thao trước và - kết quả truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho học sinh thừa cân béo phì tại trường tiểu học hiệp thành năm học 2022 2023
Bảng 4.8 Thống kê tỷ lệ học sinh tham gia các môn thể thao trước và (Trang 39)
Hình 2. Tiến hành cân lấy số liệu về cân nặng cho học sinh nữ - kết quả truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho học sinh thừa cân béo phì tại trường tiểu học hiệp thành năm học 2022 2023
Hình 2. Tiến hành cân lấy số liệu về cân nặng cho học sinh nữ (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w