1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi (1994 - 2020)
Tác giả Vương Tấn Thanh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Phượng
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Quy Nhơn
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 5,92 MB

Nội dung

Vì vậy, việc nghiên cứu về cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi từ sau năm 1994 đến nay sẽ giúp chúng ta thấy được chân xác, khoa học về những chuyển biến trong đời s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VƯƠNG TẤN THANH

CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CA DONG Ở HUYỆN SƠN TÂY,

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, với sự hướng dẫn của giảng viên TS Nguyễn Văn Phượng Các số liệu sử dụng phân tích trong đề án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong đề án do tôi tự tìm hiểu, phỏng vấn, khảo sát thực địa, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của các xã huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi Nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn cụ thể trong đề án

Tác giả đề án

Vương Tấn Thanh

Trang 3

Để có thể hoàn thành đề án, Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết

ơn sâu sắc tới:

Quý Thầy/Cô giáo, các Phòng chức năng tại Trường Đại học Quy Nhơn đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức giúp Tôi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Đặc biệt, Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn TS Nguyễn Văn Phượng - Giảng viên trực tiếp hướng dẫn đề án, người đã tận tình hướng dẫn Tôi trong suốt thời gian thực hiện đề án Sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của Thầy giúp Tôi hoàn thành tốt hơn đề án của mình, giúp Tôi nhận ra sai sót cũng như tìm ra hướng đi đúng khi Tôi gặp khó khăn

Trân trọng gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Tây, cán bộ văn phòng văn hóa huyện Sơn Tây, cán bộ Ủy ban nhân dân xã Sơn Dung, Sơn Mùa, Sơn Tân, Sơn Liên, Sơn Bua, Sơn Tinh,… cũng như bạn bè và anh chị trong cơ quan và đặc biệt là các nhân chứng lịch

sử - người Ca Dong ở các xã khảo sát,… đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu tham khảo

Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, đề án còn nhiều khiếm khuyết, không tránh những thiếu sót nhất định Kính mong các thầy, cô và các bên liên quan từ nhà trường quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề án hoàn thiện

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả đề án

Vương Tấn Thanh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của đề án 7

7 Kết cấu của đề án 8

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CA DONG Ở HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI (1994 - 2020) 9

1.1 Điều kiện tự nhiên 9

1.2 Chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi 12

1.3 Sự phát triển kinh tế ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi 18

1.4 Giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa cộng đồng người Ca Dong với các cộng đồng người khác 21

Tiểu kết chương 1 25

CHƯƠNG 2 CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CA DONG Ở HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI (1994 - 2020) 26

2.1 Hoạt động sinh kế 26

2.1.1 Chuyển biến trong hoạt động sinh kế truyền thống 26

Trang 5

2.2 Hoạt động cư trú và phương tiện đi lại 37

2.2.1 Những chuyển biến trong hoạt động cư trú 37

2.2.2 Những thay đổi về phương tiện đi lại 42

2.3 Hoạt động ăn uống và trang phục 47

2.3.1 Chuyển biến về hoạt động ăn uống 47

2.3.2 Những thay đổi về trang phục 50

Tiểu kết chương 2 53

CHƯƠNG 3 CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CA DONG Ở HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI (1994 - 2020) 55

3.1 Ngôn ngữ, phong tục và tín ngưỡng 55

3.1.1 Ngôn ngữ 55

3.1.2 Phong tục và tín ngưỡng 58

3.2 Hoạt động lễ hội và sinh hoạt văn nghệ dân gian 64

3.2.1 Hoạt động lễ hội 64

3.2.2 Sinh hoạt văn nghệ dân gian 70

3.3 Thiết chế xã hội, hôn nhân và gia đình 75

3.3.1 Thiết chế xã hội của người Ca Dong 75

3.3.2 Hôn nhân và gia đình 79

3.4 Hoạt động thông tin, giáo dục và y tế 83

3.4.1 Hoạt động thông tin 83

3.4.2 Những chuyển biến trong giáo dục, y tế 87

Tiểu kết chương 3 91

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 6

HĐBT : Hội đồng bộ trưởng HĐND : Hội đồng nhân dân

UBMTTQ : Uỷ ban mặt trận tổ quốc UBND : Uỷ ban nhân dân

THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTg : Thủ tướng

Trang 7

Số

2.1 Hoạt động sinh kế của cộng đồng người Ca Dong xã Sơn

2.2 Khảo sát nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại của người Ca

Dong ở một số xã trên địa bàn huyện 45

2.3 Thực trạng sử dụng trang phục truyền thống của cộng

3.1 Khảo sát số người Ca Dong biết nói Tiếng Việt 56

3.2 Mức độ sử dụng tiếng song ngữ (Tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ)

trong giao tiếp hàng ngày của người Ca Dong 57

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sơn Tây là một trong những huyện miền núi khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ngãi Nơi có trên 85% là người đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp như Ca Dong, Hrê, Kor Tuy nhiên, cộng đồng người Ca Dong lại có một đời sống văn hoá phong phú, đa dạng Từ đó, họ đã tạo nên một bản sắc văn hóa riêng trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần - nơi núi rừng hùng vỹ

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta đề xướng từ năm 1986 đến nay Để tạo nên một bản sắc văn hoá riêng có giữa người Ca Dong và người Hrê - sống lân cận Theo đó, ngày 06/08/1994, Chính phủ ra Nghị định số 83 chia huyện Sơn Hà thành hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây như trước đây Đến tháng 01/1995, Huyện Uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND), Uỷ ban mặt trận tổ quốc (UBMTTQ) và các ban ngành huyện Sơn Tây chính thức làm việc ở trung tâm huyện lỵ đặt tại xã Sơn Dung Đây là một quyết định đúng đắn, phù hợp với địa bàn sinh sống của hai cộng đồng người khác nhau, phù hợp với chiến lược chung của đất nước Chính vì thế, Đảng bộ huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi với tinh thần đổi mới đã thực hiện nhiều chính sách làm chuyển biến tích cực đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng người Ca Dong Đảng bộ và nhân dân huyện Sơn Tây đã vượt qua muôn vàn khó khăn từng bước làm chuyển biến căn bản trong đời sống văn hoá trên địa bàn toàn huyện

Với những chính sách đúng đắn và phù hợp, sau thời gian tách từ huyện Sơn Hà, dưới sự lãnh đạo xuyên suốt của Đảng, Huyện Sơn Tây đã đạt được những thành tựu quan trọng tạo nên sự chuyển biến tích cực, xây dựng được hình ảnh đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của người Ca Dong từng bước đáp ứng cho sự nghiệp phát triển bền vững chung của một huyện miền núi xa xôi Tuy nhiên, trong sự chuyển biến đó đang đặt ra nhiều vấn đề về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

Trang 9

Vì vậy, việc nghiên cứu về cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi từ sau năm 1994 đến nay sẽ giúp chúng ta thấy được chân xác, khoa học về những chuyển biến trong đời sống văn hóa của họ Qua

đó, sẽ làm rõ sự đúng đắn trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, cũng như góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng người

Ca Dong nói riêng và Việt Nam nói chung Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi (1994 - 2020)” làm

đề án tốt nghiệp thạc sĩ Lịch sử Việt Nam

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua khảo sát, đến nay công tác nghiên cứu về cộng đồng người Ca Dong rất ít, tuy đã đạt được một số thành tựu, nhưng chỉ mới đề cập ở phạm

vi nhỏ, tổng quát, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan cần tiếp tục làm rõ Phần lớn các công trình nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: Nhóm tài liệu nghiên cứu về các dân tộc ít người ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Ngãi nói riêng; Nhóm tài liệu nghiên cứu về cộng đồng người Ca Dong như ở các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum) và Quảng Nam; Nhóm tài liệu nghiên cứu của lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nói chung và của huyện Sơn Tây nói riêng

Thứ nhất, nhóm tài liệu nghiên cứu về các dân tộc ít người ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Ngãi nói riêng Đáng chú ý trong đó là các tài liệu:

Năm 1984, Viện Dân tộc học cho ra đời cuốn sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam)” [69] do nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà

Nội ấn hành, đề cập đến các vấn đề cơ bản của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam, trong số đó có cộng đồng người Ca Dong: về điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử tộc người

Sau đổi mới, trong tác phẩm “Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi” [16] của các tác giả Tạ Hiền Minh, Nguyễn Văn Mạnh,

Nguyễn Xuân Hồng do Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi xuất bản năm

1996, đã giới thiệu tổng quan về đời sống văn hóa, chuẩn mực xã hội, nhận

Trang 10

thức của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, việc nghiên cứu về cộng đồng người Ca Dong lại trình bày xen kẻ với các dân tộc như Hrê, Kor

Với mục đích làm rõ yếu tố lịch sử, địa lý tự nhiên, con người và phong tục tập quán, tín ngưỡng… của các dân tộc ở Quảng Ngãi, năm 2001, Sở Văn

hóa Thông tin Quảng Ngãi xuất bản tác phẩm “Quảng Ngãi - Đất nước, con người, văn hóa” [22] Nội dung của công trình nghiên cứu đã khái quát toàn

diện về Quảng Ngãi, trong đó có đề cập đến những nét văn hóa nói chung và của cộng đồng người Ca Dong nói riêng

Bên cạnh đó, để đi sâu nghiên cứu và góp phần làm sáng tỏ một số vấn

đề cơ bản trong bản sắc văn hóa Ca Dong năm 2007, nhóm tác giả của Sở

khoa học và công nghệ Quảng Ngãi đã xuất bản công trình “Văn hóa truyền thống dân tộc Ca Dong” [23]

Thứ hai, nhóm tài liệu nghiên cứu về cộng đồng người Ca Dong như ở các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum) và Quảng Nam

Trong cuốn sách “Người Xơ Đăng ở Việt Nam” [72] Nxb Trung tâm

khoa học và xã hội quốc gia, năm 1998, tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã nêu lên những vấn đề văn hoá và đời sống của dân tộc Xơ Đăng Qua đó đã khắc họa một cách cụ thể các đặc trưng, giới thiệu văn hoá cổ truyền của dân tộc Xơ Đăng Đây được xem là công trình đặc biệt có giá trị về đặc thù văn hóa cả trong đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Xơ Đăng, mà ở đó có sự đề cập đến văn hóa cộng đồng người Ca Dong - một nhánh của dân tộc Xơ Đăng

Với mong muốn sưu tầm, ghi chép các tư liệu về các loại hình văn hoá dân gian như lễ hội, trang phục, cồng chiêng… của các tộc người thiểu số trong tỉnh Kon Tum Năm 2008, Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam đã xuất

bản công trình “Phúc thảo văn hoá dân gian các dân tộc Kon Tum” của các

tác giả Tôn Bảo, Nguyễn Đang, Viết Tòa Tác giả đã nêu ra nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Kon Tum trong đó có đề cập đến sự kế thừa của cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi về một vài khía

Trang 11

cạnh trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, phong tục, tập quán cổ truyền người

Xơ Đăng xưa

Thứ ba, nhóm tài liệu nghiên cứu của lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nói chung và của huyện Sơn Tây nói riêng

Năm 2010, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đã xuất bản cuốn

“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2005)” [6] đã nêu bật quá trình

phát triển của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong đó có huyện Sơn Tây trên tất cả các mặt từ xây dựng Đảng đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng

Năm 2005, Phòng văn hóa thông tin - truyền thông huyện Sơn Tây đã

xuất bản cuốn sách “Văn hóa tín ngưỡng và lễ hội Kadong” [12] của tác giả

Đoàn Ngọc Khôi Với dung lượng nghiên cứu hơn 120 trang, tác giả đã trình bày một cách khái quát về văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội của cộng đồng người

Ca Dong huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

Năm 2006, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sơn Tây xuất bản công trình

“Truyền thống yêu nước của nhân dân và lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Tây (1930 - 2005)”, bên cạnh việc trình bày khá chi tiết và hệ thống truyền thống

chống ngoại xâm của nhân dân huyện Sơn Tây từ khi có Đảng đến năm 2006,

đã nêu rõ lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ và nhân dân huyện Sơn Tây trên tất cả các mặt từ xây dựng Đảng đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng

Năm 2017, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sơn Tây đã xuất bản cuốn

“Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Tây (1930 - 2015)” [2] trong đó đã nêu bật quá

trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ và nhân dân Sơn Tây trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng, an ninh - quốc phòng

từ năm 1930 đến năm 2015, đặc biệt là những thành tựu về kinh tế, văn hóa từ khi Đảng bộ và nhân dân Sơn Tây tái lập lại huyện năm 1994 và đẩy nhanh thực hiện công cuộc đổi mới của huyện

Trang 12

Ngoài ra, để sớm có những cái nhìn nhận về văn hoá truyền thống, tín ngưỡng cộng đồng người Ca Dong cùng với việc bảo tồn và phát huy những nét văn hoá vốn có của người Ca Dong nơi rừng núi xa xôi sau 5 năm ngày tái lập huyện, năm 1999 Sở văn hóa thông tin Quảng Ngãi đã phát hành cuốn

“Mấy nét văn hóa cổ truyền Kà dong” của Nghệ sĩ ưu tú Đinh Long Ta -

người con ưu tú của vùng đất Sơn Tây Bên cạnh đó, năm 2015 tác giả Nga Ri

Vê đã cho ra mắt cuốn “Văn hóa tín ngưỡng dân tộc Ca Dong huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi” [71] do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi xuất bản

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên, đã đề cập đến những vấn đề chung nhất về văn hóa cộng đồng người Ca Dong và có liên quan đến một số lĩnh vực của người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi Cho đến nay chưa có một công trình nào trình bày một cách toàn diện, đầy đủ về sự

“Chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi (1994 - 2020)” Tuy nhiên, các tài liệu thành văn liên quan đến đề tài như đã đề cập phần nào cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết, là nguồn tư liệu quý giá giúp tác giả giải quyết những nhiệm vụ đặt

ra của đề tài

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là sự chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của cộng đồng người Ca Dong từ năm

1994 đến năm 2020

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về về nội dung: nghiên cứu sự chuyển biến trong đời sống văn hóa vật

chất và tinh thần của cộng đồng người Ca Dong từ năm 1994 đến năm 2020

Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu cộng đồng người Ca Dong trên địa bàn 07 xã: Sơn Dung, Sơn Mùa, Sơn Bua, Sơn Liên, Sơn Màu, Sơn Tân

và Sơn Tinh Đây là những xã có cộng đồng người Ca Dong sinh sống tương

Trang 13

đối đông đảo và có sự thay đổi lớn về đời sống văn hóa

Nội dung đề tài giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm

2020 Tuy nhiên, để thấy được một số vấn đề và trình bày nội dung chính được lôgíc, khoa học, đề tài mở rộng thêm thời gian trước năm 1994

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ sự chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi (1994 - 2020) Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy những

giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng người Ca Dong

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung làm rõ các nhiệm vụ sau đây:

- Phân tích những nhân tố tác động đến sự chuyển biến trong đời sống

văn hoá của cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

- Làm rõ sự chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần

của cộng đồng người Ca Dong từ năm 1994 đến năm 2020

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu nghiên cứu

Đề tài hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau:

Tài liệu thành văn: các báo cáo thu thập từ UBND huyện Sơn Tây; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Quảng Ngãi; Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Ngãi, Thư viện Tỉnh Quảng Ngãi… các công trình nghiên cứu đã xuất bản có

liên quan

Tài liệu điền dã, thực địa tại địa phương trong phạm vi khảo sát, nghiên

cứu của đề tài

Trang 14

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Đề tài dựa trên nền tảng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Đặc biệt, dựa trên quan điểm của

Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề văn hóa dân tộc

Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử nên việc kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logíc được coi là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu đề tài Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo

sát, phương pháp điền dã, để giải quyết các yêu cầu đặt ra của đề án

6 Đóng góp của đề án

Đề án hoàn thành sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:

Tái hiện được những nhân tố đã tác động đến sự chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Ca Dong từ năm 1994 đến nay Đồng thời nêu lên và phân tích những chuyển biến về đời sống văn hoá vật chất và tinh

thần của cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

Thấy được sự tác động và mối liên hệ giữa lịch sử và văn hóa, cũng như những bất cập, hạn chế trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Ca Dong sinh sống ở địa bàn núi cao, hiểm trở của huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng

Ngãi (1994 - 2020)

Kết quả nghiên cứu của đề án là nguồn tài liệu tham khảo để giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần làm phong phú thêm những vấn đề về văn hóa

Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của đề án là cơ sở để các cơ quan lãnh đạo huyện

và xã đề ra và ban hành những chính sách phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở huyện Sơn Tây; đồng thời góp phần định hướng bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây nói riêng và ở tỉnh Quảng Ngãi nói chung

Trang 15

Chương 2: Chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất của cộng đồng

người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi (1994 - 2020) (29 trang)

Chương 3: Chuyển biến trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi (1994 - 2020) (38

trang)

Trang 16

CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ

CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CA DONG Ở HUYỆN SƠN TÂY,

TỈNH QUẢNG NGÃI (1994 - 2020) 1.1 Điều kiện tự nhiên

Sơn Tây là huyện miền núi nằm ở cực tây tỉnh Quảng Ngãi Phía Đông

và Đông nam giáp huyện Sơn Hà; phía Tây nam giáp các huyện Đắk Tô, Đắk

Hà, Kon Plông (tỉnh Kon Tum); phía Bắc giáp huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam) và huyện Tây Trà Diện tích 380,74 km2, chiếm 7,42% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ngãi [65, tr.1088]

Về địa hình, huyện Sơn Tây có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi

cao hiểm trở, núi cao chiếm khoảng 4/5 diện tích toàn huyện, nối liền với núi rừng bắc Kon Tum, thuộc dạng khối đá biến chất rất cổ, có nhiều mạch granit cắt ngang Các khối đá granit tạo nên những đỉnh núi cao như: Hoăn Plây cao 1.900m ở Sơn Màu, núi Rét cao 1.794m ở Sơn Tinh, núi Gò Tăng cao 1.680m, Azin đều cao từ 1.000m trở lên, Ngoài ra, xen kẽ giữa những dãy núi cao là các dải thung lũng hẹp có độ dốc lớn và bị chia cắt với nhiều

sông suối

Bên cạnh đó, Sơn Tây có mạng lưới sông suối khá nhiều Các sông suối trong toàn huyện có hướng chảy từ Tây sang Đông và theo hướng Bắc Nam tạo nên độ chia cắt mạnh Hai con sông chính là sông Đăk Rinh và sông Đăk Xà

Lò, và phân bố với mật độ cao, các sông suối có đặc điểm chung là ngắn, dốc, chảy trên vùng đồi núi cao nên lưu lượng dòng chảy lớn, bình quân trên 100m3/giây vào mùa mưa Sông Rinh có nguồn nước từ cao nguyên Kon Tum

đổ về, ở địa hạt Sơn Tây có các phụ lưu như Nước Lao, Nước Bua (Sơn Mùa),

Ra Manh, Ra Pân, Huy Măng (Sơn Dung), Nước Màu (Sơn Tân)… có vị trí vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nước Tuy nhiên, mùa mưa nước lũ dồn

về nhanh dễ gây ra các hiện tượng lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ suối, lở núi; mùa

Trang 17

khô dòng chảy nhỏ, đây cũng chính là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của người dân

Về khí hậu, huyện Sơn Tây do nằm sâu trong lục địa và nhiều núi cao, kết hợp với vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và bị chi phối bởi điều kiện địa hình phía Đông dãy Trường Sơn với những đặc trưng chủ yếu là nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, lượng mưa khá lớn nên cũng gây ra lở núi thường xuyên Sơn Tây có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.700mm Nhiệt độ thường thấp hơn 1 - 2 độ c so với đồng bằng; trung bình hàng năm là 23,5 độ c, cao nhất là 36 - 37 độ c (thường diễn

ra vào các tháng 11, tháng chạp) Độ ẩm trung bình hàng năm từ 88 - 90% Chính vì thế, khí hậu Sơn Tây rất thích hợp cho sức khoẻ con người nơi đây, thích hợp cho các loại cây trồng, vật nuôi phát triển,

Về đất đai, phần lớn đất đai là địa hình đồi núi, độ dốc cao, thấp đột biến nên quá trình xói mòn, rửa trôi tương đối lớn Đất của huyện Sơn Tây

được chia làm 02 nhóm chính Nhóm đất xám: có 25.500 ha chiếm 66,7%

diện tích đất toàn huyện, loại đất này được phân bổ khắp nơi trên địa bàn huyện Nhóm đất này phù hợp cho người dân canh tác các loại cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp và một số loại cây lương thực lấy củ và lấy hạt (sắn, ngô ); Nhóm đất phù sa Fluvisols: Đất phù sa được tạo thành chủ yếu do quá trình lắng đọng phù sa của các dòng sông như Đăk Rinh, sông Nước Bua, sông Ra Manh, Sông Ra Pân và các suối Nước Lác, Xà Ruông, Nước Min, Tà Mực Loại đất này phù hợp cho người dân Ca Dong canh tác các loại cây lương thực lấy hạt (lúa, ngô ) và chăn nuôi gia súc, gia cầm Tuy nhiên, do đặc điểm hình thành trên các sản phẩm sườn tích, lũ tích nên có thành phần cơ giới thô, bề mặt nghiên, dễ bị rửa trôi, xói mòn

Về tài nguyên rừng và động thực vật rừng, theo số liệu thống kê năm

2016 Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 28.476,03 ha (Đất rừng sản xuất:

Trang 18

10.124,01 ha; đất rừng phòng hộ: 18.352,02 ha) Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm cao, bức xạ nhiệt đầy đủ là điều kiện thuận lợi để các cây nhiệt đới phát triển thành nhiều kiểu rừng có ưu thế rõ rệt Thực vật rừng của huyện có các loại cây có giá trị kinh tế như: Gỗ Sưa, Gỗ Bông Lau, Sơn Huyết, Chò Chỉ, Chò Nâu, Giổi, Giẻ Cau, Giẻ Đỏ, Cánh kiến, Lim, Gõ, Mun Ngoài gỗ, còn có nhiều loại tre, nứa, song, mây và nhiều loại thảo dược quý như sa nhân, sâm, trầm hương và nhiều loại rau quả như nấm, măng Bên cạnh đó, xen lẫn giữa những núi đồi, sông suối là những đồng cỏ,

là môi trường lý tưởng cho chăn nuôi gia súc Núi rừng Sơn Tây cũng là nơi sinh sống của hàng trăm loài chim thú như lợn rừng, khỉ, gà lôi, công, trĩ một vài nơi còn có nhiều loại động vật quý hiếm như gấu, bò tót, hổ, mang lớn, nhím…

Về tài nguyên khoáng sản, trên địa bàn huyện cũng có một trữ lượng lớn mỏ cao lanh, graphít, đá cao tuổi, đá vôi, đất làm gạch ngói, quặng sắt, quặng vàng, nhiều nguồn suối nước nóng và một số loại khoáng sản, vật liệu xây dựng là tiền đề rất quan trọng để phát triển kinh tế như đất sét, đá Granit, sỏi, cát Khoáng sản quý hiếm: có vàng sa khoáng nằm rải rác ở các sông suối và một số khe cạn

Có thể thấy rằng, đời sống cộng đồng người Ca Dong bị tác động rất lớn từ những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên Địa hình phức tạp, nhiều núi cao vực sâu cản trở giao thông; đất đồi núi, đất dốc tụ dễ bị bạc

màu, trôi rửa, bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông suối nên gây trở ngại cho sản

xuất nông - lâm nghiệp, đời sống của người Ca Dong vì thế còn bấp bênh Do năng suất trồng lúa thấp, nên họ còn phải đốt phá rừng để làm thêm nương rẫy, phải săn bắn, đánh cá, hái lượm hằng ngày để bù đắp vào chỗ thiếu hụt Đường sá đi lại khó khăn, lưu thông hàng hóa kém phát triển, nên mức sống nơi đây nhìn chung còn thấp Vì phần lớn phụ thuộc vào tự nhiên nên trước đây cũng chưa có một sự chuyển biến nào lớn trong đời sống kinh tế, văn hoá,

xã hội của người Ca Dong

Trang 19

1.2 Chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng dân tộc thiểu số

và miền núi

Quan tâm đến phát triển đời sống kinh tế - văn hoá cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được Đảng, Nhà nước thể chế bằng nhiều nghị quyết, chỉ thị Đặc biệt, sau những năm đất nước đổi mới, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển kinh tế - văn hoá miền núi Ngày 13/3/1990 Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) nay là Chính phủ đã ra quyết định số 73/HĐBT về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Sau đó là Nghị quyết số 04 NQ/TƯ (khoá VII) của Đảng về một số nhiệm

vụ văn hoá và văn nghệ những năm trước mắt ban hành ngày 14/01/1993 và

Quyết định số 25/TTg ngày 01/01/1993 của Thủ tướng Chính phủ, xác định “Đầu

tư 100% cho việc sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn, quản lý lâu dài các sản phẩm văn hoá tinh thần như: văn học dân gian, các điệu múa, các làn điệu âm nhạc của các dân tộc, giữ gìn các nghề thủ công truyền thống, các loại nhạc cụ dân tộc…”

Sau khi tiếp nhận Nghị định của Chính phủ lập lại huyện Sơn Tây như trước Ngày 20/8/1994 với sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, Huyện ủy

và UBND huyện Sơn Tây đã nhanh chóng tập trung thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, chỉ tiêu, kế hoạch biện pháp hành động năm 1995, lên kế hoạch xin vốn đầu tư của cấp trên và quyết tâm khắc phục những khó khăn, nhằm tạo bước phát triển mới về kinh tế, văn hóa - xã hội và nâng cao đời sống cho cộng đồng người Ca Dong

Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, trên cơ sở tiền đề tư tưởng và kết quả to lớn trong công cuộc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng 15 năm qua (1986 - 2000), Đảng bộ huyện Sơn Tây tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới Trên cơ sở những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII (2015), nhấn mạnh:

Trang 20

“Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo gắn với giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cơ bản

là phát triển nông, lâm nghiệp, tăng cường sử dụng giống cho năng suất cao Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ… Trên cơ sở đó, cơ cấu kinh tế của huyện được xác định là phát triển nông - lâm - công nghiệp, thương mại và dịch vụ” [2, tr.294 - 295]

Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương các cấp và huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện chương trình, trong đó ưu tiên các xã điểm, xã yếu và xã phấn đấu về đích sớm Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn trái phiếu chính phủ, ưu tiên bố trí để nâng cấp các công trình hiện có hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu (giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sạch, môi trường, trường học, trạm y tế) theo cơ chế đầu tư đặc thù được quy định tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ; bố trí vốn để đầu tư xây dựng trụ sở xã, nhà văn hoá, chợ nông thôn, nghĩa trang…

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TƯ ngày 11/01/1999 (khóa XV) của Tỉnh ủy về việc “Xóa đói giảm nghèo ở miền núi” và các Nghị quyết chuyên

đề của Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII, XVIII, về phát triển kinh tế ở các huyện miền núi cùng nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm đến cộng đồng người Ca Dong nói riêng và của huyện Sơn Tây nói chung ban hành như Chương trình 135-II, các chương trình hỗ trợ chương trình 135-II; chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; giảm nghèo; Chương trình theo quyết định số 551/QĐ-TTg (gọi chung là chương trình 135) Với chương trình này Đảng và nhà nước quan tâm đến thực hiện xây dựng mới 14 công trình liên quan đến điện, giao thông nông thôn, văn hóa, giáo dục giao cho UBND các xã thực hiện Ngoài ra, sử dụng nguồn vốn trong chương trình 135 để hỗ trợ sản xuất cho 1.294 hộ là người Ca Dong, tổng kinh phí 1.800 triệu đồng, kinh phí đào tạo 360 triệu đồng để tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ xã, thôn và cộng đồng với 17 lớp/558 học viên, nội dung thực hiện chủ yếu là tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và

Trang 21

chăn nuôi trong phát triển kinh tế hộ gia đình là người Ca Dong; tập huấn về

kỹ năng quản lý cho cán bộ, công chức xã [59, tr.3]

Ngoài ra, huyện Sơn Tây được Đảng và nhà nước giao cho các gói kinh phí viện trợ không hoàn lại như: Vốn viện trợ của Chính phủ Phần Lan: xây dựng tuyến đường cho xã Sơn Bua (đến nay công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng) Hay, vốn viện trợ của Liên minh Châu Âu để đầu tư xây dựng 2 công trình giao thông nông thôn tại xã Sơn Dung và Sơn Mùa; vốn viện trợ của Chính phủ Ai Len để thực hiện xây mới 2 công trình nước sinh hoạt tại xã Sơn Tân, xây dựng 1 công trình giao thông nông thôn tại xã Sơn Mùa; các chương trình trung tâm cụm xã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các Trạm Y tế xã Sơn Tinh và Trạm khuyến nông, khuyến lâm của huyện Để quan tâm về sức khỏe của cộng đồng người Ca Dong, Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giảm nghèo (theo QĐ số 1489/QĐ-TTg): Xây dựng mới 28 công trình các loại về nước sinh hoạt, thủy lợi, khắc phục những hạng mục đã xuống cấp với kinh phí lớn cho các xã

Nhằm giúp cộng đồng người Ca Dong có vốn làm ăn, ổn định kinh tế, Đảng và Nhà nước đã thực hiện Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn của 9 xã trên địa bàn huyện Sơn Tây (theo QĐ102/2009/QĐ-TTg) hỗ trợ cho 58.030 lượt hộ nghèo về các vấn đề như Muối I ốt khoảng 224,402 tấn; cây giống các loại (Huỳnh đàn, Xà cừ, Mít Thái…) 310.443 cây, con giống (Gà, Vịt) 36.141 con, tiền mặt 250,72 triệu đồng cho người dân thuộc hộ nghèo tương ứng qua từng năm; Còn đối với những hộ gia đình có hướng làm ăn kinh tế lâu dài, có quy mô và cần nguồn vốn vay thì Chương trình chính sách cho vay đối với hộ dân tộc thiểu số là người Ca Dong (theo QĐ số 32/2007/QĐ-TTg và QĐ số 54/2012/QĐ-TTg) với tổng số vốn được hỗ trợ vay (lãi suất 1,2%/năm) trong thời gian 5 năm đối với đồng bào là người Ca Dong ở vùng đặc biệt khó khăn là 182 triệu đồng/37

hộ cho 8/9 xã của huyện [59, tr.4]

Trang 22

Trong tình hình các xã vùng sâu vùng xa của huyện còn nhiều khó khăn, mạng lưới điện chưa đến từng nhà, hoặc một số vùng có khả năng sử dụng điện được thì Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho các hộ người

Ca Dong diện hộ nghèo, cận nghèo ở các xã về dầu hỏa chưa qua sử dụng điện quốc gia với ngân sách 464,97 triệu đồng tương đương hỗ trợ tiền mặt với 5 lít dầu hỏa cho tổng số 4.434 hộ thụ hưởng qua các năm; hỗ trợ cho 13.316 lượt hộ nghèo nhận hỗ trợ tiền điện với tổng kinh phí là 5.025,8 triệu đồng [59, tr.5]

Đối với chính sách Giáo dục và Đào tạo, Đảng và Nhà nước đã thực hiện hỗ trợ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập (Nghị định số 49/2010/NĐ-CP) cho học sinh, sinh viên; Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc các Chương trình 135 (theo QĐ số 112/2007/QĐ-TTg) thực hiện hỗ trợ cho học sinh từ Mầm non đến trung học cơ sở (THCS); Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh (theo QĐ số 36/2013/QĐ-TTg) ở nhiều cấp học

Để chăm lo vấn đề y tế, hỗ trợ cộng đồng người Ca Dong nhà nước đã có chính sách Bảo hiểm y tế (theo QĐ số 139/2002/QĐ-TTg) có thẻ Bảo hiểm y

tế cho 66.770 lượt người nghèo, người Ca Dong trên địa bàn 9 xã (bình quân 13.354 người/năm)

Để giúp người dân ổn định canh tác, lao động và sản xuất nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt (Theo

QĐ số 1592 và QĐ số 755/QĐ-TTg) với số vốn 2.150 triệu đồng nhằm triển khai thực hiện một số nội dung còn tồn đọng của đề án 134 (thực hiện 04 công trình nước sinh hoạt tập trung), xây dựng công trình nước sinh hoạt tại 3

xã Sơn Bua, Sơn Tân, Sơn Dung, cho vay hỗ trợ đất sản xuất 880 triệu đồng/60 hộ vay,…

Thường xuyên phải đối mặt với thiên tai gây ra như sạt lở, lũ quét,… ở các xã vùng sâu, nguy hiểm Nhà nước đã thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho cộng đồng người Ca Dong (theo QĐ số

Trang 23

33/2007/QĐ-TTg nay là QĐ số 33/2013/QĐ-TTg) Định canh định cư xen ghép 3.586.6 triệu đồng/7 điểm với 68 hộ thụ hưởng; tổng kinh phí thực hiện

là 11.577 triệu đồng

Trước năm 1994, trong cộng đồng người Ca Dong đã có hình ảnh già làng hay người có uy tín Để khích lệ tinh thần đó nhà nước đã ban hành chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có người Ca Dong (theo QĐ số 18/2011/QĐ-TTg) Huyện Sơn Tây triển khai thực hiện các chế độ đối với người có uy tín, tổ chức thăm hỏi các gia đình người có uy tín khi đau ốm hoặc gặp khó khăn Hàng năm, chính quyền địa phương chúc thăm Tết nguyên đán đảm bảo theo quy định (100% người có uy tín đều được thăm hỏi động viên tinh thần),…

Cuối cùng là các chính sách của Đảng và Nhà nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo trong đó có huyện Sơn Tây Đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các công trình về y tế, thủy lợi, điện, trường học và các công trình khác Ngoài ra, còn có những chính sách thực hiện việc bảo vệ rừng, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho người nghèo Ca Dong trên địa bàn các xã, hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu, triển khai mô hình nuôi cá nước ngọt, hỗ trợ khai hoang, phục hóa, tiêm vắc xin cho gia súc, gia cầm, thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình

Công tác xuất khẩu lao động cũng được nhà nước quan tâm như các Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020 và các quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt đề án xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Ngãi trong các giai đoạn trong đó có huyện miền núi Sơn Tây

Chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho người Ca Dong thuộc vùng đặc biệt khó khăn ở các xã (theo QĐ số 2472/2007/QĐ-TTg) do Ủy ban dân tộc và Ban dân tộc tỉnh Quảng Ngãi thực hiện thông qua hệ thống bưu

Trang 24

điện huyện Sơn Tây (thực hiện cấp phát báo, tạp chí đến đối tượng thụ hưởng, gồm: Các ấn phẩm báo, tạp chí về dân tộc và miền núi, văn hóa các dân tộc,…) Số lượng cấp phát miễn phí hàng năm được thực hiện theo kỳ phát hành của từng loại báo, tạp chí, ấn phẩm UBND tỉnh Quảng Ngãi còn ban hành chính sách cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết yếu nhân dịp Tết Nguyên đán (dầu ăn, bột ngọt và nước mắm) góp phần tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số là người Ca Dong được thụ hưởng theo các năm

Từ những chính sách đó 9/9 xã có đường ô tô đến trung tâm các xã, các tuyến đường đã đầu tư được duy trì tu dưỡng hàng năm từ các nguồn vốn sự nghiệp 30a, 135 giảm nghèo,… Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường lớp học hoàn thành đưa vào sử dụng, giải quyết được một phần khó khăn trong việc giao thông đi lại, phục vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đời sống sản xuất; góp phần tác động rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng người Ca Dong và nhân dân huyện Sơn Tây Công tác xóa đói giảm nghèo luôn được huyện chú trọng thực hiện và đã trở thành phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, giúp đồng bào Ca Dong có điều kiện tiếp thu và tiếp cận, thụ hưởng chính sách của Nhà nước Các chủ trương, chính sách triển khai phù hợp với mỗi thời kỳ phát triển của huyện Sơn Tây

Từ đó, đã trở thành cơ sở, định hướng để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, kinh tế, từng bước làm chuyển biến trong đời sống văn hoá của cộng đồng người Ca Dong trong những giai đoạn tiếp theo

Có thể nói rằng, sau thời gian thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở nhiều giai đoạn đã làm cho đời sống cộng đồng người Ca Dong trên địa bàn huyện đã có chuyển biến rõ rệt và tích cực Các chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước đã góp phần xoá bỏ dần

sự lạc hậu, từng bước xoá đói giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên chính mảnh đất Sơn Tây Tuy nhiên, trong giai đoạn này, cũng còn khá nhiều hạn chế, hoạt động sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, giá trị kinh tế thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác còn chưa

Trang 25

triệt để Mặt khác, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn khiến cho việc giao thương hạn chế Thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất cũng là một trong những trở ngại khiến cho việc tiếp tục thực hiện nhân rộng các mô hình kinh

tế còn khó khăn lãng phí nguồn lực đầu tư Đó chính là những bài học kinh nghiệm trong những giai đoạn tiếp theo

Tóm lại, việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc đối với cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây đã góp phần tạo sự chuyển dịch

về cơ cấu kinh tế, hướng sản xuất gắn với thị trường, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, cũng như nhận thức về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng người Ca Dong để tham gia ngày càng rộng hơn, sâu hơn vào việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội Qua các chính sách đó, từng bước củng cố được niềm tin của nhân dân, đặc biệt là cộng đồng người Ca Dong vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện ổn định về tình hình mọi mặt để người dân an tâm sinh sống và làm việc

1.3 Sự phát triển kinh tế ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

Từ khi tái lập huyện, kinh tế huyện Sơn Tây có nhiều chuyển biến tích cực Bên cạnh việc tập trung đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, Đảng bộ huyện Sơn Tây xác định nông nghiệp vẫn là lĩnh vực quan trọng, có tính đặc thù, quyết định đến đời sống của người dân Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII đã xác

định: “Tập trung giải quyết những vấn đề bức thiết, tăng cường chỉ đạo sản xuất lượng thực… phát triển nông nghiệp toàn diện” [2, tr.266] Với sự quan tâm của địa phương đối với nông nghiệp, năng suất, sản lượng lương

thực ngày càng tăng Ví dụ năm 1998, tổng sản lượng thóc đạt 2.948 tấn đến năm 2000 tăng lên 3.910 tấn Sản lượng tăng, cùng với việc người Ca Dong làm nông nghiệp có hiệu quả từ cây lúa nước, người dân đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp (như máy cày làm đất, máy cắt lúa, máy tuốt lúa,…), góp phần làm hạn chế nạn phá rừng làm nương rẫy như trước đây, đã giải quyết được nhu cầu lương thực tại chỗ cho bà con nhân dân

Trang 26

Không chỉ canh tác cây lúa nước, người Ca Dong còn biết kết hợp trồng nhiều loại cây lương thực khác trong năm trên chính diện tích đất của mình như ngô, lạc, sắn, đậu xanh… Chính sự thích hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu ở địa phương đã cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn Dần dần nó đã được đưa vào thay thế cho các giống truyền thống ở các địa phương Không chỉ vậy, bà con đã biết áp dụng thêm các thành tựu khoa học kỹ thuật vào gieo trồng, chăm sóc được thực hiện có hiệu quả Nhờ đó, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu tăng khá nhanh, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm khả năng tự cân đối lương thực ở các thôn xã Qua đó, kinh nghiệm của người dân được tích luỹ thêm, có sự chủ động trong mùa vụ, diện tích lúa rẫy giảm xuống, người Ca Dong có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình

Bên cạnh đó, diện tích cây công nghiệp cũng được mở rộng, người Ca Dong cũng đã dần dần hình thành và phát triển những vùng trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, như quế, cau, cao su, hồ tiêu, keo lai… Tổng diện tích cây quế năm 2000 trồng được 507.43 ha, nâng diện tích quế có trên địa bàn lên 885.13 ha; toàn huyện có 993 ha cau và cây công nghiệp khác Huyện đã xác định, những loại cây trồng đó là cây xóa đói, giảm nghèo mang lại thu nhập ngày càng cao cho người dân [2, tr.269]

Ở huyện miền núi Sơn Tây, cộng đồng người Ca Dong còn phát huy và tận dụng được thế mạnh trong việc phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc Với lợi thế có nhiều đồng cỏ tự nhiên cùng với hệ thống giao thông ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đàn trâu, bò và tiêu thụ sản phẩm Sau khi thu hoạch lúa, người dân đã biết tích góp (dự trữ gơm, rạ)

và chống rét cho gia súc Bà con đã chuyển từ nuôi con bò cỏ sang nuôi bò lai

có năng suất cao, sức đề kháng tốt, những gia súc, gia cầm phù hợp với địa phương mà trước đây chưa được nuôi như con dê, heo ky, heo móng cái, gà tam hoàng… Nhờ vậy, người Ca Dong rất phấn khởi khi được chính tay mình tạo ra thu nhập cao từ việc chăn nuôi, biết tự nhân giống tăng đàn, mở rộng

Trang 27

diện tích chăn nuôi của mình, thậm chí có gia đình mở trang trại chăn nuôi lớn, thu nhập ổn định, mang giá trị bền vững lâu dài,…

Nhằm phát huy những lợi thế trong kinh tế của người Ca Dong huyện

đã có những chủ trương, chính sách định hướng lâu dài Từ năm 1998, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư 6 tỷ 750 triệu đồng xây dựng trung tâm kinh tế cụm xã Sơn Mùa, làm cho cộng đồng người Ca Dong ở xã Sơn Mùa rất phấn khởi Diện tích trồng cây công nghiệp tăng nhanh, việc xây dựng, phát triển các tiểu vùng kinh tế Ra Manh - Sơn Dung, Tập đoàn 3 - Sơn Bua, cụm xã Sơn Mùa

và hình thành cụm xã Sơn Tinh được đẩy mạnh, bước đầu thực hiện một số

mô hình sản xuất như vườn nhà, vườn cây công nghiệp, vườn rừng bậc thang trên đất dốc cho người dân

Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, giải quyết nhiều việc làm cho người dân Ca Dong khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người lao động và đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương Bên cạnh việc mở rộng sản xuất, các doanh nghiệp, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã chú trọng đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người lao động, đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại để áp dụng vào sản xuất,

từ đó nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh

trên thị trường cho sản phẩm sản xuất

Chính sự phát triển về kinh tế đã làm cho các ngành kinh tế về thương mại và dịch vụ phát triển theo trên địa bàn huyện Mạng lưới dịch vụ, thương mại được mở rộng Các chợ lớn trung tâm trên địa bàn huyện và các chợ nông thôn đã được đầu tư xây dựng và hoạt động có hiệu quả, hàng hóa phong phú,

đa dạng, nhiều mặt hàng mới đã có mặt trên thị trường, đáp ứng sức mua ngày càng tăng của xã hội, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Từ đó, người dân có điều kiện mua sắm cải thiện trong gia đình từ nguồn hàng hóa bán sẵn tại địa phương không cần phải xuống tận thị trấn Di Lăng (Sơn Hà) như trước đây để mua sắm, các dịch vụ lắp ráp tivi, tủ lạnh, sóng wifi… tận nhà đã giúp họ khỏi tốn công đi lại xa xôi như trước, giờ đây khoảng cách thu

Trang 28

hẹp nhờ có dịch vụ ra đời ở huyện, thúc đẩy người dân phải chú tâm làm ăn kinh tế để tích góp tiền của mua sắm, trang hoàng trong gia đình ngày một tốt

hơn, khang trang hơn,…

Chuyển biến kinh tế của huyện Sơn Tây đã tác động rất lớn đến đời sống của người Ca Dong, sự chuyển biến đó đã bám sát theo các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Các thôn, xã trong huyện - nơi có đông đảo người Ca Dong sinh sống đã được chính quyền từng bước quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh với sản lượng hàng hóa khá lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao Nhờ đó, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, số hộ đói, nghèo giảm rõ rệt: Năm 2001 toàn huyện có 2.908 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 90,6%, đến cuối năm 2010 giảm còn 29,25%, số hộ nghèo theo chuẩn mới có 86% số hộ, đến năm 2015 tỉ lệ hộ nghèo ở huyện giảm còn 19% số hộ Năm

2011 - 2020 còn 15,3% Tỷ lệ hộ nghèo còn hơn 42% [2, tr.357]

Từ những chuyển biến tích cực của kinh tế đã dần xoá đi những quan niệm cũ của cộng đồng người Ca Dong Họ đã thấy được vai trò to lớn mà núi rừng mang lại về giá trị kinh tế, đặt sự tin tưởng vào chính quyền địa phương Điều đó chứng tỏ sự chuyển biến về kinh tế tác động rất lớn trong nhận thức, từng bước thay đổi được hành động của cộng đồng người Ca Dong theo hướng tích cực và hiệu quả

1.4 Giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa cộng đồng người Ca Dong với các cộng đồng người khác

Sở dĩ có được quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa cộng đồng người Ca Dong với các cộng đồng người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

và các tộc người sống ở vùng Tây Nguyên - Trường Sơn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:

Địa hạt Sơn Tây có 3 dân tộc sinh sống: Ca Dong, Hrê, Kinh Trong số dân 15.499 người (năm 2005) ở Sơn Tây thì cộng đồng người Ca Dong có đến 13.259 người, dân tộc Kinh có 1.138 người, dân tộc Hrê có 1.207 người

Trang 29

và là nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Ca Dong Họ phân bố không đồng đều, thưa thớt ở các thôn, bản, mật độ dân số trung bình toàn huyện khoảng 51,02 người/km2 và có sự chênh lệch lớn ở các xã [65, tr.1090]

Cộng đồng người Ca Dong cư trú lâu đời nên còn mang đậm dấu ấn cổ truyền Cùng với người Kor, người Hrê, người Kinh cùng sinh sống gần vùng địa lý với người Ca Dong Họ đã cùng nhau tham gia vào những mối quan hệ mua bán, trao đổi kinh tế bằng nhiều hình thức giữa miền núi với nhau, giữa miền núi với miền xuôi và đã được xác lập từ rất lâu đời [69, tr.332]

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã có quá trình trao đổi với nhau những công cụ lao động như dao, rựa với những sản vật săn bắn, hái lượm, những đặc sản như quế, trầu, cau, chè với muối, đường, lúa gạo Mối quan hệ giao lưu kinh tế đó không chỉ diễn ra trong nội bộ một tộc người, mà còn diễn ra giữa các tộc người cận cư, đặc biệt với người Kinh Đối với sự giao lưu của cộng đồng người Ca Dong với người Kinh thì có thể thấy người Kinh đến vùng Ca Dong tương đối muộn Vào khoảng đầu thế kỷ XX mới có một ít người buôn qua lại vùng này Vì vậy, người Ca Dong ít thông thạo tiếng Kinh bằng người Hrê và rất ít người biết chữ quốc ngữ Trong quá trình giao lưu, trao đổi hàng hóa, có thương lái người Kinh kết hôn với phụ nữ Ca Dong ở vùng Huy Măng, tạo sự hòa huyết giữa người Ca Dong và người Kinh Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, người Kinh đến vùng Ca Dong ngày càng nhiều Giữa các tộc người Ca Dong, Hrê và Kinh ngày càng học được nhiều tiếng nói của nhau, ngày càng hiểu biết nhau hơn và việc giao lưu kinh tế, văn hóa ngày càng phát triển Người Ca Dong nói tiếng Kinh thành thạo hơn trước đây nhiều, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với người Kinh và có nhiều thuận lợi trong cuộc sống [3, tr.27]

Trong mối liên hệ kinh tế với người Kinh, đồng bào không chỉ trao đổi những sản phẩm giữa các miền, mà còn tiếp thu những kinh nghiệm sản xuất, nhất là kinh nghiệm trồng lúa nước Sự giao lưu kinh tế đó đã tác động phần nào đến quá trình giao lưu văn hóa, ngôn ngữ, hôn nhân Theo nghiên cứu

Trang 30

của Đoàn Ngọc Khôi cho rằng:

“Huyện Sơn Tây nằm ở vị thế địa kinh tế của tuyến hành lang Đông – Tây, giữa đồng bằng và Tây Nguyên, và tuyến hành lang Bắc – Nam liên kết các huyện vùng Tây Quảng Ngãi với vùng Tây Quảng Nam… Trong lịch sử vùng đất Sơn Tây là nơi diễn ra các luồng giao lưu mạnh mẽ về văn hoá, kinh

tế giữa cộng đồng người Ca Dong với các dân tộc Đông Trường Sơn và Tây Nguyên” [12, tr.15]

Từ đây có thể thấy rằng: sau năm 1994 đến nay, sự thuận lợi của mạng lưới giao thông ở huyện Sơn Tây đã tạo điều kiện cho sự phát triển giao thương giữa cộng đồng người Ca Dong với các dân tộc khác Biết rằng, mỗi dân tộc ở đây thường không chỉ nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình mà còn biết ngôn ngữ các dân tộc láng giềng vì cùng nói theo một ngữ hệ Môn - Khơme, nên các dân tộc Hrê, Kor, Ca Dong rất dễ dàng hiểu biết tiếng nói của nhau, đặt cơ sở cho sự hiểu biết, học hỏi lẫn nhau về mọi mặt Đó là những phong tục tập quán, hay những hình thức văn nghệ dân gian… gần giống nhau ở người Hrê, Kor, Ca Dong Mở rộng quan hệ dân tộc là quan hệ hôn nhân ngoại tộc Chính quan hệ hôn nhân ngoại tộc sẽ thúc đẩy mối liên hệ về kinh

tế - văn hóa giữa các tộc người sống trong khu vực

Cộng đồng người Ca Dong có nhiều điểm tương đồng về văn hóa với các dân tộc anh em láng giềng như với người Hrê, Kor Nói đến di sản văn hóa các dân tộc anh em ở Sơn Tây cũng không thể quên văn hóa của một bộ phận cư dân Hrê và cư dân Kinh ở đây Văn hóa tộc người ngày nay ở Sơn Tây, ngoài yếu tố văn hóa của từng tộc người, là văn hóa hỗn hợp, giao lưu giữa các dân tộc anh em Trong di sản văn hóa ở Sơn Tây còn có những di tích, thắng cảnh quý giá như thắng cảnh suối Huy Măng, Trạm Chín Cô, Bãi Màu… qua đó, người Ca Dong phấn đấu phát huy giống như các dân tộc anh

em trong tỉnh để phát huy yếu tố văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại,

từ đó giúp họ va chạm với nhau nhiều trong các cuộc thi biểu diễn về văn hóa nghệ thuật

Trang 31

Tuy nhiên, sự giao lưu, tiếp biến văn hoá đó giữa cộng đồng người Ca Dong với các dân tộc anh em trong tỉnh như Kinh, Kor và Hrê theo nhận định:

“Cho đến nay, sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ đến mức trong những hiện tượng văn hóa của các tộc người, thật khó phân biệt rạch ròi đâu là yếu tố bản sắc tộc người, đâu là yếu tố vay mượn, du nhập Đó là những phong tục tập quán như hội mùa, lễ đâm trâu, lễ tết, cưới xin, ma chay hay những hình thức văn nghệ dân gian như mô- típ trang trí, truyện cổ, dân ca, nhạc cụ gần giống nhau ở người Hrê, Kor, Ca Dong Một trong những đặc trưng rất quan trọng của quan hệ dân tộc ở các tộc người thiểu số Quảng Ngãi là quan hệ hôn nhân ngoại tộc Nhiều trường hợp chồng người Hrê, Kor, Ca Dong, còn vợ người Việt và nhiều trường hợp hôn nhân giữa người Hrê - Kor, Hrê - Ca Dong” [16, tr.34]

Địa bàn cư trú của cộng đồng người Ca Dong nằm giáp giới với vùng Tây Nguyên có nhiều đường bộ liên thông Do vậy, trước kia cũng như từ sau năm 1994 đến nay sau mùa thu hoạch, cộng đồng người Ca Dong thường tổ chức đoàn người mang sản phẩm dư thừa sang các làng ở vùng Tây Nguyên

để trao đổi với các tộc người nơi đây Thậm chí có thể sang Lào, Campuchia, Thái Lan hay xuống đồng bằng Ngược lại, các làng Ca Dong cũng đón tiếp những thương lái từ các nơi đến Hàng hoá trao đổi mang về có các loại chiêng, ché, vải mặc, nồi đồng,… đồng thời sản phẩm trao đổi cho các nơi là

vỏ cây quế, các sản phẩm khác,… bán cho người Chăm, người Hoa,… Ngoài

ra các sản phẩm chăn nuôi như trâu được đổi cho các cư dân vùng Tây Nguyên để lấy chiêng, ché

Trải qua quá trình phát triển, giao thoa văn hoá giữa các vùng miền, vùng đất Sơn Tây nói chung, của cộng đồng người Ca Dong nói riêng ngày nay đã trở thành địa bàn cư trú của các dân tộc Hrê, Kinh và người Ca Dong

Họ đã cùng nhau xây đắp nên truyền thống yêu nước và cách mạng trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Đó là tinh thần đoàn kết, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên

Trang 32

cường, bất khuất, dũng cảm trong chiến đấu chống ngoại xâm và áp bức Như vậy, có thể nói giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa cộng đồng người Ca Dong với các cộng đồng người khác đã phần nào tác động không nhỏ đến sự chuyển biến trong đời sống văn hoá của người Ca Dong ở huyện Sơn Tây Các mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng được củng cố và phát triển về mọi mặt, phù hợp với xu thế thời đại và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của bà con trên con đường hội nhập đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Một phần nào

đó thì đây là cơ sở để họ tham gia vào quá trình xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng người Ca Dong

Tiểu kết chương 1:

Cộng đồng người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi có nguồn gốc và thiết chế xã hội lâu đời Sinh sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với nhiều thử thách Với tinh thần cộng đồng sâu sắc họ đã tạo nên một bản sắc văn hóa riêng và có một đời sống văn hóa vật chất, tinh thần với nhiều màu sắc phong phú, đa dạng

Từ sau, những năm đất nước đổi mới, do địa hình bị chia cắt, đi lại khó khăn, việc tiếp cận các chính sách từ chính quyền sở tại còn hạn chế, do đó, đời sống của người Ca Dong còn thiếu thốn về nhiều mặt Các hoạt động sản xuất, đời sống hầu như vẫn dựa vào tri thức dân gian Thậm chí, ngay cả đời sống tinh thần vẫn còn chịu nhiều tác động, họ tôn sùng, thờ các vị thần tự nhiên: thần sông, thần suối… với mong muốn được thiên nhiên che chở, bảo

vệ, giúp đỡ; tuy nhiên, cũng không tránh được những khó khăn do thiên nhiên mang lại

Chính vì vậy, từ sau đổi mới cũng như sau năm 1994, thực hiện chính sách của Đảng và những chính sách riêng có của huyện nhà đã có những tác động lớn đối với cộng đồng người Ca Dong để phù hợp với sự phát triển và

xu thế hội nhập của xã hội và tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Ca Dong ở Sơn Tây với những nét văn hóa vừa

cổ truyền vừa hiện đại

Trang 33

CHƯƠNG 2 CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CA DONG Ở HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI (1994 - 2020)

2.1 Hoạt động sinh kế

2.1.1 Chuyển biến trong hoạt động sinh kế truyền thống

Với phương thức tự cung, tự cấp, người Ca Dong trước năm 1994 sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, làm nương Do địa hình bị cắt xén nhiều, thời tiết khắc nghiệt nên một năm chỉ làm từ 1 đến 2 vụ Cây lúa rẫy được xem

là cây trồng duy nhất mang lại lương thực chính cho gia đình Ngoài ra,

họ còn trồng một số loại cây khác như cây sắn, cau, chuối, cây quế… Đồng bào Ca Dong chưa chú trọng phát triển hình thức sinh kế này cùng với thói quen làm ít quan tâm đến năng suất, chưa biết đến các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản,… nên quy mô sản xuất và hiệu quả kinh tế không cao, chỉ đủ để sống qua ngày hay thậm chí thiếu thốn, sinh ra đói kém Theo mô tả của Đoàn Ngọc Khôi thì:

“Trong xã hội truyền thống của người Ca Dong trước đây, có sự phân chia giàu nghèo dựa trên lượng lúa gạo thu hoạch, phần lớn nằm ở đối tượng

là người nghèo chiếm đại đa số, người nghèo trong nhà không có chiêng ché

và trâu bò, lúa gạo thiếu hụt, thậm chí trong làng còn có một số đầy tớ (nô lệ) phục vụ cho một số gia đình khá giả người có kinh tế từ đủ ăn trở lên và có một số trâu, bò, chiêng ché nhất định Những đầy tớ, nô lệ này xuất phát từ một số người trong làng do bị phạt vạ và khong trả được nợ Thân phận đầy

tớ (nô lệ) không lấy con gái trong gia đình người chủ, nhưng chưa thấy sự bóc lột nhau” [12, tr.33]

Với lợi thế các thảm thực vật ven các con suối, các đồi cỏ tranh,… người Ca Dong cũng biết chăn nuôi trâu, bò và các loại gia cầm khác như gà, vịt Vì chưa có thói quen và kinh nghiệm nên hình thức chăn nuôi phổ biến của họ là thả rông hoặc nuôi dưới gầm của nhà sàn, trong khi đó nguồn thức

Trang 34

ăn cho gia súc và gia cầm chủ yếu tận dụng ngoài tự nhiên, hiệu quả chăn nuôi chưa cao

Sống trong điều kiện rừng núi bao phủ, nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp người Ca Dong từ sớm đã tạo cho mình một số nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt vải, nghề rèn… Đối với nghề đan lát - nghề thủ công này khá phổ biến ở mọi gia đình người Ca Dong Nghề đan lát rất được chú trọng, nó vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa là tiêu chí quan trọng của người đàn ông trước khi lập gia đình Cho nên, cha mẹ luôn có ý thức truyền nghề cho con từ nhỏ đến lúc trưởng thành Người Ca Dong sử dụng những nguyên liệu có sẵn từ núi rừng như nứa, lồ ô, mây,… để đan ra những vật dụng sử dụng trong đời sống hằng ngày như gùi đựng lúa; gùi đi nương để đựng ngô, khoai từ rẫy về nhà, giỏ, nong, nia, sàn,… Các sản phẩm họ làm ra từ nghề đan lát chủ yếu để phục vụ cho chính đời sống của gia đình, ít có sự trao đổi với bên ngoài

Cùng với nghề đan, người Ca Dong còn có nghề dệt truyền thống Trước đây, người dân thường lấy gai từ các bụi lớn ở ven các bờ suối hay nương rẫy Họ sẽ cạo bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài vỏ gai, trải qua nhiều công đoạn khác nhau sẽ tạo ra các sợi gai, sau đó tiến hành nhuộm cho có màu Người Ca Dong dùng khung cửi bằng gỗ để dệt vải Hầu như việc dệt vải do người phụ nữ đảm nhận, họ thường dệt vải vào những lúc rảnh rỗi Để tạo ra một tấm vải là cả một quá trình lao động miệt mài, đòi hỏi người phụ nữ Ca Dong phải có tính kiên trì, nhẫn nại cao

Bên cạnh đó, đồng bào còn biết đến nghề rèn, đây là một nghề thủ công phức tạp, mang tính chuyên môn hóa cao, vì thế nó không phổ biến ở hầu hết các gia đình người Ca Dong Nghề rèn của cộng đồng người Ca Dong xuất hiện không quá 60 năm (khoảng 3 - 4 đời) Người Ca Dong học hỏi được kinh nghiệm làm nghề rèn từ người Kinh Họ tạo ra nhiều sản phẩm không chỉ để phục vụ cho mình mà còn để trao đổi, mua bán với người Kor, Hrê Ngoài các sản phẩm tạo ra như rựa, đồng bào Ca Dong tạo ra các loại cuốc nhỏ khác

Trang 35

nhau để cuốc đất, cào cỏ và các loại dao, mác, lưỡi lao,… Tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, người Ca Dong còn biết săn bắt, hái lượm, đánh bắt cá… cùng với hoạt động sản xuất nương rẫy thì đây cũng

là một trong những hoạt động sinh kế đóng vai trò quan trọng, góp phần thỏa mãn nhu cầu lương thực và thực phẩm hằng ngày của họ [16, tr.60]

Ngoài ra, hoạt động giao thương buôn bán của người Ca Dong cũng xuất hiện rất sớm Đồng bào trao đổi với nhau các công cụ lao động như dao, rựa, những sản vật từ săn bắt, hái lượm được hoặc những đặc sản như quế, trầu, cau, chè… Mối quan hệ giao lưu kinh tế đó diễn ra không chỉ trong nội

bộ tộc người mà còn diễn ra giữa các tộc người cận cư, đặc biệt là với người Kinh để trao đổi, mua bán các sản phẩm nông, lâm nghiệp và các nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của đồng bào

Như vậy, việc duy trì lối sản xuất truyền thống, lạc hậu trước đây đã làm cho đời sống kinh tế của người dân còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, sản xuất chậm phát triển, hiệu quả kinh tế thấp… dẫn đến cuộc sống của họ còn thiếu thốn, số hộ đói, gia đình nghèo lớn Đây cũng là một trong những khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sơn Tây

Sau 8 tháng tái lập huyện, Đảng bộ huyện Sơn Tây tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sơn Tây lần thứ VIII nhiệm kỳ (1996 - 2000) để bắt tay vào công cuộc làm thay đổi cuộc sống sinh kế của cộng đồng người Ca Dong Đại hội đã đề ra mục tiêu tổng quát: Ra sức khắc phục khó khăn, thử thách, tập trung phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định và tạo công ăn việc làm, góp phần thay đổi, cải tiến trong kinh tế truyền thống trước đây của

họ, giúp cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện xóa đói, giảm nghèo

Từ sau năm 1994, trong sản xuất nông nghiệp, việc canh tác cây lúa rẫy

đã dần bị thu hẹp Bên cạnh việc duy trì canh tác lúa rẫy thì người Ca Dong

đã biết trồng cây lúa nước theo lịch thời vụ Biết học hỏi kinh nghiệm sản xuất lúa nước của người Kinh, người Hrê như biết dẫn nước từ vùng cao về vùng thấp một cách khoa học, gieo mạ trên ruộng bùn, bừa san phẳng đám

Trang 36

đất, sau đó dùng cuốc vun thành những luống rồi mới vãi lúa giống lên Trước đây, đơn thuần trồng lúa rẫy người dân không biết dùng đến phân bón vì theo quan niệm dân gian khi bón phân sợ làm bẩn cây lúa “mẹ lúa” sẽ giận mà bỏ

đi Còn giờ đây, nhờ vào sự vận động tích cực của chính quyền địa phương nên người Ca Dong đã làm quen với việc bón phân cho cây lúa nước; cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu thời vụ được chuyển dịch theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường Họ biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như

sạ thẳng, dùng thuốc trừ sâu, trừ cỏ được thực hiện kết hợp với việc vận dụng những kinh nghiệm dân gian để mang lại hiệu quả cao

Người Ca Dong đã biết sử dụng giống ngắn ngày để tránh thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu thay cho giống dài ngày như trước đây hoặc giống có nguồn gốc bản địa Trong mùa vụ, họ đã biết thu hoạch lúa bằng máy gặt lúa đeo vai, máy tuốt lúa gắn động cơ ngay tại ngoài đồng; ngoài ra người dân cũng biết phơi rạ dự trữ làm thức ăn cho gia súc, chở lúa tươi sau khi thu hoạch về nhà để phơi và cất Việc người Ca Dong đã quen với các hoạt động trồng trọt mới, điều đó đã góp phần thay đổi nhiều trong sinh kế truyền thống cũ

Để tăng thêm hiệu quả kinh tế, người dân đã tích cực thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa ở địa phương, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, chuyển đổi

cơ cấu giống, cây trồng, nhất là chuyển đổi từ việc trồng lúa thiếu nước, kém hiệu quả sang trồng cây lương thực hoặc các loại cây khác mang lại hiệu quả lớn, có thị trường tiêu thụ như ngô, rau, đậu các loại Nếu như trước đây, người Ca Dong chỉ biết trồng một vụ, sau khi thu hoạch xong bỏ đất trống nên cây dại phát triển rất nhanh hoặc theo phong tục, tập quán thì cho đất nghỉ ngơi, chờ thời gian đến mùa thì mới trồng lại cây đó Theo thời gian, người

Ca Dong đã từng bước tiếp thu, có được nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt mới Biết đến việc phải canh tác cây gì cho hiệu quả cao không còn giữ những thói quen như trước Vì vậy, cùng với việc tăng diện tích gieo trồng, đồng bào còn chú trọng đầu tư thâm canh để tăng năng suất, sản lượng cây trồng Nhiều

Trang 37

giống lúa mới, bắp lai, lạc, đậu xanh cao sản… có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu ở địa phương đã được đưa vào thay thế cho các giống truyền thống

Với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, chính quyền địa phương từng bước

hỗ trợ cho người dân trong việc tái cơ cấu và năng cao hiệu quả trong chăn nuôi Nhiều hộ gia đình phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng có kiểm soát, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; việc chọn giống vật nuôi luôn được người dân chú trọng Trước đây, người Ca Dong hầu như chỉ nuôi bò cỏ, trâu, dê thể trạng rất nhỏ vừa mang tính nhỏ lẻ nhưng nay đã thay bằng các con giống có năng suất và tạo ra thu nhập ổn định Đó là những giống dê lai thay cho dê bản địa, giống bò lai thay cho bò cỏ bản địa và lợn có tỷ lệ máu ngoại cao Người Ca Dong đã ý thức được, chăn nuôi là nguồn sinh kế quan trọng của gia đình nên giờ đây đã hạn chế việc thả rông gia súc, gia cầm Họ đã biết làm chuồng trại trong chăn nuôi

và chú trọng đến năng suất, hiệu quả kinh tế Được sự giúp đỡ, hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp ở địa phương, giờ đây đồng bào đã tự biết phối hợp các nguyên liệu có sẵn do gia đình làm ra như sắn, ngô, thóc,… để phối trộn thức

ăn trong chăn nuôi thay vì phải mua cám tổng hợp bán sẵn, nhiều nông hộ đã biết mua sắm một số loại máy về làm cám viên cho bò, gà, vịt,… Từ những nguyên liệu có sẵn, người dân đã biết tận dụng những sản phẩm nông nghiệp

để kết hợp chúng lại trong việc chăn nuôi của mình như cây ngô, cây đậu,… lên men vi sinh ủ làm thức ăn cho trâu bò; bón phân chuồng đã được xử lý vi sinh hoai mục, làm cỏ, trồng những loại cỏ voi, cỏ sữa bằng hạt có chất lượng cao để làm nguồn thức ăn tại chỗ,… thay thế cho những loại cỏ thông thường

có năng suất rất thấp

Trước năm 1994, việc chăn nuôi chỉ đơn thuần dừng lại ở việc thả rông các loại giống heo, bò, dê,… bản địa năng suất thấp và giá trị kinh tế không cao Giờ đây, nhiều hộ dân được nhà nước hỗ trợ vốn, tập huấn các kiến thức

về chăn nuôi nên đã mạnh dạn chuyển đổi sang làm kinh tế trang trại Đến

Trang 38

nay toàn huyện có 10 trang trại của người Ca Dong đã đạt tiêu chí mới Hằng năm, các hộ gia đình này cung ứng cho địa phương cũng như thị trường ngoài tỉnh các loại con giống, sản phẩm thịt sạch như heo ky, gà,… đặc biệt là mô hình nuôi cá tầm đạt hiệu quả kinh tế cao, nhất là vào dịp Tết nguyên đán thì

số lượng khách hàng đặt tăng cao Thực hiện chủ trương của huyện, tạo nguồn sinh kế cho cộng đồng người Ca Dong trong việc chăn nuôi phát triển dần theo hướng hàng hoá, các mô hình nuôi heo giống Móng Cái, bò lai Sind , nuôi các loại heo ky, heo rừng được triển khai và mở rộng đem lại nguồn thu nhập khá cao Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm; mạng lưới thú y được phát triển liên kết chặt chẽ với chủ trang trại

để góp phần xử lý và ngăn chặn kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra Nhiều hộ chăn nuôi trang trại theo hình thức này đã biết dự trữ thức ăn (rơm, rạ) và chống rét cho gia súc

Như vậy, việc thay đổi trong sinh kế với hình thức mới kết hợp với những yếu tố có từ trước đó đã tạo ra một bước chuyển biến về kinh tế; góp phần thay đổi cuộc sống của cộng đồng người Ca Dong và tạo nên diện mạo mới cho hoạt động sản xuất nơi đây Các tiểu vùng kinh tế được ra đời gắn kết với những hoạt động kinh tế của người dân như: Khu Sơn Mùa, vùng Ra Manh (Sơn Long), Bãi Mầu (Sơn Tân) và khu Mang Trẫy (Sơn Tinh) để phát triển cây lương thực, nông sản hàng hóa, cây công nghiệp theo hướng công nghiệp

Bên cạnh những chuyển biến trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì những hoạt động sinh kế khác của người Ca Dong từ sau 1994 cũng có nhiều thay đổi Ngày nay, đối với tiểu thủ công nghiệp, nghề đan vẫn còn được duy trì song song cùng với các hoạt động sản xuất ở hầu hết các gia đình người Ca Dong trên địa bàn huyện Sơn Tây Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện nay nghề dệt đã bị mai một dần, theo điều tra điền dã của tác giả tại các thôn thuộc xã Sơn Dung, Sơn Tân… không có gia đình người Ca Dong nào còn duy trì nghề dệt Do tác động của cơ chế thị trường, các sản

Trang 39

phẩm rèn của người Kinh chuyển lên ngày càng nhiều, nghề rèn của người Ca Dong dần bị thu hẹp, chỉ có một số gia đình còn duy trì nghề rèn ở các xã Theo thống kê của huyện Sơn Tây, từ năm 2011 đến nay nghề rèn đã dần bị mai một chỉ còn 25 hộ gia đình còn giữ nghề, nhưng cũng chỉ rèn các vật dụng và dụng cụ sản xuất để phục vụ cho gia đình là chính [61, tr.5]

Nếu như trước đây, các loại cây măng nứa, ớt xiêm,… chưa mang lại thu nhập cao cho người Ca Dong, thì ngày nay nhiều hộ dân đã mở rộng diện tích trồng măng nứa để kinh doanh với số lượng nhiều, chuyên canh

để tăng thu nhập thay cho việc bán măng nứa giá rẻ như trước Thậm chí có nhiều hộ gia đình kinh doanh theo hình thức bán măng nứa khô, cùng với

sự hỗ trợ thêm về kỹ thuật phơi khô, đóng gói, in nhãn mác, chứng nhận đảm bảo hợp vệ sinh, cũng như kỹ thuật hút chân không của địa phương nên việc bảo quản đã thuận tiện và hiệu quả hơn,… góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình

Nắm được thế mạnh của huyện về điều kiện tự nhiên có nhiều loại đặc sản có giá trị như thịt heo ky, cá niên, gạo lúa rẫy và các loại trái cây, cây thảo dược quý có trong rừng như nấm linh chi, sâm bố chính, sâm cau,… nhiều hộ

có vốn đã đầu tư kinh doanh theo mô hình này để đem lại hiệu quả kinh tế cao Ngày càng có nhiều hộ là người Ca Dong có diện tích đất lớn, có khả năng sản xuất, làm kinh tế cao đã gia nhập vào hợp tác xã theo hình thức góp vốn kinh doanh làm kinh tế theo hướng chính là trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp Điều đó đã thực sự mang lại hiệu quả cao về kinh tế Anh Đinh Văn Gon người Ca Dong - thành viên của Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ xã Sơn

Liên cho biết “Nhiều người dân Ca Dong muốn gia nhập vào hợp tác xã, kể

cả những hộ nghèo, hộ cận nghèo để kết nối đầu ra cho các nông sản tại địa phương, cung ứng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi Hiện nay đang thu mua và tiêu thụ các sản phẩm của nông dân địa phương sản xuất và sản phẩm tự nhiên: Gạo rẫy, Măng nứa, Ớt xiêm” [38]

Hoạt động hiệu quả của các Hợp tác xã ít nhiều tăng thêm thu nhập cho

Trang 40

các hộ gia đình tham gia Từ đó, nhiều người đã tự mở thêm hướng kinh doanh thêm cho gia đình mình như mở các quầy tạp hóa lớn, mở trang trại heo ky để bán con giống cho các địa phương hay ứng dụng công nghệ tách thủy phân để

xử lý, nâng cao chất lượng mật ong, hoàn thành xây dựng nhãn hiệu độc quyền

“Mật ong Sơn Tây” nhằm nâng cao giá trị sản phẩm mật ong của huyện Các

hộ này thường được mời đi tham gia vào các chương trình quảng bá các sản phẩm Ocop được tổ chức định kỳ dưới thành phố Quảng Ngãi

Như vậy, sự thay đổi trong phương thức sản xuất nói chung cũng như trong hoạt động nông nghiệp, thủ công nghiệp nói riêng của người Ca Dong

đã làm mờ nhạt đi những tập tục, lễ nghi quanh vòng đời cây lúa rẫy mà nó đã

ăn sâu bám rễ trong tâm thức của họ Đồng thời, nó đã tác động không nhỏ đến đời sống của người Ca Dong trong hoạt động sản xuất, cũng như tạo ra nhiều nguồn sinh kế mới bên cạnh những cái đã có Theo Báo cáo Tổng kết

15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TƯ ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX về công tác dân vận đối với cộng đồng người

Ca Dong trên địa bàn huyện Sơn Tây: “Hoạt động sinh kế của người Ca Dong

có nhiều chuyển biến rõ rệt Sau 15 năm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 là 49,8%, đời sống sinh kế người dân ở mức trung bình, tình trạng thiếu đói giáp hạt ở tỷ lệ thấp, người Ca Dong được Nhà nước hỗ trợ về sinh kế, đời sống người dân từng bước được nâng lên, sản xuất đã mang tính hàng hoá, ”

2.1.2 Sự xuất hiện các hoạt động sinh kế mới

Hoạt động sinh kế truyền thống của cộng đồng người Ca Dong chỉ dừng lại chủ yếu ở sản xuất nông, lâm nghiệp, thủ công nghiệp, săn bắn,… là ngành nghề mưu sinh chính của phần lớn hộ gia đình trên địa bàn các xã Tuy nhiên, đứng trước những nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần, từ sau ngày tái lập huyện nhiều hoạt động sinh kế mới đã xuất hiện, ít nhiều tạo bộ mặt mới cho đời sống của người Ca Dong ở huyện Sơn Tây Tại các thôn, xã nhiều hộ gia đình đã có vốn tích lũy từ các năm trước đã mở nhiều tiệm tạp

Ngày đăng: 15/08/2024, 14:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[13] Khoa học xã hội Hà Nội, Văn hóa các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên: Truyền thống, biến đổi và các vấn đề đặt ra, Nxb Khoa học xã hội, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên: Truyền thống, biến đổi và các vấn đề đặt ra
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
[14] Bùi Thị Bích Lan, Một số vấn đề về phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc ít người ở Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc ít người ở Việt Nam hiện nay
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
[15] Henry Maitre, Rừng người Thượng, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng người Thượng
Nhà XB: Nxb Tri thức
[16] Tạ Hiền Minh, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Xuân Hồng, Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi
[17] Nhiều tác giả, Quảng Ngãi, đất nước, con người, văn hóa, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Ngãi, đất nước, con người, văn hóa
[18] Võ Quang Nhơn, Dân ca các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Văn hóa, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca các dân tộc Tây Nguyên
Nhà XB: Nxb Văn hóa
[19] Nguyễn Văn Quyết, Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông nghiệp – nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông nghiệp – nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp
[20] Quốc sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Q.II. phần nói về Quảng Ngãi, Nxb Khoa học xã hội, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
[21] Sở Văn hóa – Thông tin Nghĩa Bình, Truyện cổ Ca Dong, Sở Văn hóa – Thông tin Nghĩa Bình xuất bản, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ Ca Dong
[22] Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Ngãi, Quảng Ngãi: Đất nước, con người và văn hóa, Nxb Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Ngãi, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Ngãi: Đất nước, con người và văn hóa
Nhà XB: Nxb Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Ngãi
[23] Sở Khoa học và công nghệ Quảng Ngãi, Văn hóa truyền thống dân tộc Ca Dong, Nxb Sở Khoa học và công nghệ Quảng Ngãi, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa truyền thống dân tộc Ca Dong
Nhà XB: Nxb Sở Khoa học và công nghệ Quảng Ngãi
[24] Số liệu điều tra “Hoạt động sinh kế của cộng đồng người Ca Dong xã Sơn Dung và xã Sơn Tân” ngày 12/09/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động sinh kế của cộng đồng người Ca Dong xã Sơn Dung và xã Sơn Tân”
[25] Số liệu điều tra “Nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại của người dân ở một số xã trên địa bàn huyện”, ngày 3/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại của người dân ở một số xã trên địa bàn huyện”
[26] Số liệu điều tra “Thực trạng sử dụng trang phục truyền thống của cộng đồng người Ca Dong”, ngày 8/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng sử dụng trang phục truyền thống của cộng đồng người Ca Dong”
[27] Số liệu điều tra “Số người biết nói Tiếng Việt trong cộng đồng người Ca Dong ở một số xã trên địa bàn huyện Sơn Tây”, ngày 4/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Số người biết nói Tiếng Việt trong cộng đồng người Ca Dong ở một số xã trên địa bàn huyện Sơn Tây”
[28] Số liệu điều tra “Mức độ sử dụng tiếng song ngữ (Tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ) trong giao tiếp hàng ngày của người Ca Dong”, ngày 5/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mức độ sử dụng tiếng song ngữ (Tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ) trong giao tiếp hàng ngày của người Ca Dong”
[29] Bế Trường Thành, Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
[30] Đặng Trung Thuận, Đinh Văn Thanh, Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi, Nxb Trường Đại học tổng hợp Hà Nội, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Nhà XB: Nxb Trường Đại học tổng hợp Hà Nội
[31] Nguyễn Thế Truyền, Nhạc khí Xơ Đăng ở miền tây Quảng Ngãi, Nxb Hội nhà văn, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhạc khí Xơ Đăng ở miền tây Quảng Ngãi
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
[32] Đàm Hoàng Thụ, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hóa Thông tin, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Bản Pano đặt tại Thôn Tong Tang, xã Sơn Liên - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.1 Bản Pano đặt tại Thôn Tong Tang, xã Sơn Liên (Trang 114)
Hình 3.3: Liên hoan biểu diễn cồng chiêng, đàn và hát   dân ca các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.3 Liên hoan biểu diễn cồng chiêng, đàn và hát dân ca các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi (Trang 115)
Hình 3.5: Người dân thu hoạch lúa rẫy - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.5 Người dân thu hoạch lúa rẫy (Trang 116)
Hình 3.7: Người dân đang cấy lúa trên ruộng bậc thang vụ Đông Xuân - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.7 Người dân đang cấy lúa trên ruộng bậc thang vụ Đông Xuân (Trang 117)
Hình 3.9: Hoạt động sinh kế mới từ việc buôn bán tạp hóa - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.9 Hoạt động sinh kế mới từ việc buôn bán tạp hóa (Trang 118)
Hình 3.10: Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ xã Sơn Liên - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.10 Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ xã Sơn Liên (Trang 118)
Hình 3.11: Nơi cư trú truyền thống (plây) của - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.11 Nơi cư trú truyền thống (plây) của (Trang 119)
Hình 3.12: Làng định canh, định cư mới tại thôn Tà Dô, xã Sơn Tân - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.12 Làng định canh, định cư mới tại thôn Tà Dô, xã Sơn Tân (Trang 119)
Hình 3.13: Sự đan xen giữa nhà truyền thống và nhà theo kiến trúc mới - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.13 Sự đan xen giữa nhà truyền thống và nhà theo kiến trúc mới (Trang 120)
Hình 3.14: Cầu treo liên thôn được xây dựng mới thay cho - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.14 Cầu treo liên thôn được xây dựng mới thay cho (Trang 120)
Hình 3.15: Cầu Suối AXin được bắt qua các thôn ở xã Sơn Tân - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.15 Cầu Suối AXin được bắt qua các thôn ở xã Sơn Tân (Trang 121)
Hình 3.16: Phương tiện đi lại bằng xe máy của người dân - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.16 Phương tiện đi lại bằng xe máy của người dân (Trang 121)
Hình 3.17: Tuyến xe buýt Quảng Ngãi - Sơn Tây - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.17 Tuyến xe buýt Quảng Ngãi - Sơn Tây (Trang 122)
Hình 3.18: Người dân mua đồ ăn qua các tiểu thương bán hàng rong - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.18 Người dân mua đồ ăn qua các tiểu thương bán hàng rong (Trang 122)
Hình 3.20: Một bữa ăn trưa tại gia đình bà Đinh Thị Tria - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.20 Một bữa ăn trưa tại gia đình bà Đinh Thị Tria (Trang 123)
Hình 3.21: Trang phục truyền thống của người Ca Dong - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.21 Trang phục truyền thống của người Ca Dong (Trang 123)
Hình 3.22: Đại gia đình 3 thế hệ với những bộ trang phục trong ngày Tết - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.22 Đại gia đình 3 thế hệ với những bộ trang phục trong ngày Tết (Trang 124)
Hình 3.24: Nghĩa trang nhân dân tại xã Sơn Tân - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.24 Nghĩa trang nhân dân tại xã Sơn Tân (Trang 125)
Hình 3.26: Đốt hương vào những ngày Lễ tết - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.26 Đốt hương vào những ngày Lễ tết (Trang 126)
Hình 3.28: Nhạc cụ truyền thống của người Ca Dong - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.28 Nhạc cụ truyền thống của người Ca Dong (Trang 127)
Hình 3.29: Thanh niên Ca Dong tham gia biểu diễn văn nghệ tại Hội nghị - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.29 Thanh niên Ca Dong tham gia biểu diễn văn nghệ tại Hội nghị (Trang 127)
Hình 3.30: Nghệ nhân Ca Dong tham gia tại   Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2018 - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.30 Nghệ nhân Ca Dong tham gia tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2018 (Trang 128)
Hình 3.32: Gặp gỡ người có uy tín (già làng) và chính quyền địa phương - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.32 Gặp gỡ người có uy tín (già làng) và chính quyền địa phương (Trang 129)
Hình 3.33: Nhà văn hóa thôn Đắk Trên, xã Sơn Dung - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.33 Nhà văn hóa thôn Đắk Trên, xã Sơn Dung (Trang 129)
Hình 3.34: Đám cưới của cặp vợ chồng người Ca Dong tại - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.34 Đám cưới của cặp vợ chồng người Ca Dong tại (Trang 130)
Hình 3.35: Một đám cưới tại thôn Nước Kỉa, xã Sơn Tinh - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.35 Một đám cưới tại thôn Nước Kỉa, xã Sơn Tinh (Trang 130)
Hình 3.41: Điểm trường thôn Gò Lã, xã Sơn Dung - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.41 Điểm trường thôn Gò Lã, xã Sơn Dung (Trang 133)
Hình 3.40: Trẻ em mầm non đến trường nhân - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.40 Trẻ em mầm non đến trường nhân (Trang 133)
Hình 3.42: Đội ngũ y, bác sĩ khám bệnh cho người dân xã Sơn Bua. - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.42 Đội ngũ y, bác sĩ khám bệnh cho người dân xã Sơn Bua (Trang 134)
Hình 3.44: Xã Sơn Mùa trong một diện mạo mới - chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng người ca dong ở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi 1994 2020
Hình 3.44 Xã Sơn Mùa trong một diện mạo mới (Trang 135)
w