1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

TÌM HIỂU VÀ TRIỂN KHAI KỸ THUẬT PHÁP CHỨNG MẠNG XÃ HỘI

90 262 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BÁO CÁO CUỐI MÔN - PHÁP CHỨNG KỸ THUẬT SỐ - ĐỀ TÀI 4: TÌM HIỂU VÀ TRIỂN KHAI KỸ THUẬT PHÁP CHỨNG MẠNG XÃ HỘI - 9.5 điểm Ngành An toàn thông tin - Khoa Công nghệ thông tin - trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh Tỷ lệ tội phạm trên mạng xã hội ngày càng gia tăng đã dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về pháp chứng mạng xã hội. Điều tra truyền thông xã hội kết hợp phân tích kỹ thuật số và phương pháp đánh giá điều tra mạng để thu thập, lưu trữ, phân tích và lưu giữ thông tin có thể hữu ích trong tòa án trong trường hợp có hoạt động tội phạm.

Trang 1

Giảng viên hướng dẫn TS Vũ Đức Thịnh

Nhóm thực hiện 04

BÁO CÁO CUỐI MÔN

“ĐỀ TÀI 4: TÌM HIỂU VÀ TRIỂN KHAI KỸ THUẬT PHÁP CHỨNG MẠNG XÃ HỘI”

PHÁP CHỨNG KỸ THUẬT SỐ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Trang 3

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 9 Năm 2023 Đại diện nhóm 04

Nhóm trưởng

Quách Vũ Thường

Trang 4

iii

Đầu tiên, nhóm 04 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công Thương TP.HCM đã đưa môn Pháp chứng kỹ thuật số vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy Vũ Đức Thịnh đã

hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Pháp chứng kỹ thuật số của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những tri thức quý báu, là hành trang để em có thể áp dụng vào cuộc sống và công việc

Bộ môn Pháp chứng kỹ thuật số là môn chuyên nghành Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn bỡ ngỡ Mặc dù nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài báo cáo khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài báo cáo của nhóm em được hoàn thiện hơn

Nhóm 04 xin chân thành cảm ơn!

Tập Thể Nhóm 04

Trang 5

iv 1 Tên Đề Tài:

Tìm hiểu và triển khai kỹ thuật pháp chứng mạng xã hội

2 Tóm tắt:

Với 4,76 tỷ người dùng mạng xã hội trên tổng số hơn 8 tỷ dân với gần 150 mạng xã hội lớn nhỏ Các trang mạng xã hội trong những năm gần đây đã gây ra sự bùng nổ của người tham gia thu hút hàng trăm triệu người dùng khắp nơi trên toàn thế giới Không phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội đem lại, song song đó ở một số khía cạnh, mạng xã hội vẫn tồn tại những vấn đề bất cập Đa số người sử dụng các trang này là những người trẻ, các trang mạng xã hội đang trở thành một nơi thu hút tội phạm trực tuyến với nhiều phương thức tinh vi và nguy hiểm Chỉ cần tìm kiếm “Tội phạm mạng xã hội” trên google, chỉ cần 0,41 giây, chúng ta đã tìm thấy trên 200 triệu kết quả Tỷ lệ tội phạm trên mạng xã hội ngày càng gia tăng đã dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về pháp chứng mạng xã hội Đây là một trong những chủ đề quan trọng trong điều tra kỹ thuật số Và cũng là một trong những chủ đề mới với nhiều nội dung cần tìm hiểu và phân tích Do đó, dựa trên những kiến thức có được và kết hợp tìm hiểu và phân tích từ các nguồn khác nhau, nhóm sẽ tổng hợp để có một cái nhìn toàn vẹn và chi tiết về đề tài này Bài báo cáo gồm 4 chương:

CHƯƠNG 1: MẠNG XÃ HỘI: Tìm hiểu, phân tích thực trạng mạng xã hội

hiện nay

CHƯƠNG 2: MẠNG XÃ HỘI VÀ TỘI PHẠM: Tìm hiểu và phân tích mối

liên hệ giữa tội phạm và mạng xã hội, đưa ra các vấn đề bất cập và giải pháp

CHƯƠNG 3: PHÁP CHỨNG MẠNG XÃ HỘI: Tìm hiểu và phân tích chủ đề

pháp chứng trong mạng xã hội, tìm hiểu các kỹ thuật pháp chứng mạng xã hội, tìm hiểu các công cụ hỗ trợ việc pháp chứng

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM: Mô phỏng và sử dụng một số công cụ có thể

dùng để pháp chứng mạng xã hội

Trang 7

1.2 Tác động của mạng xã hội đến người dùng 9

1.2.1 Tình hình sử dụng mạng xã hội hiện nay 9

1.2.1.1 Trên thế giới: 9

1.2.1.2 Tại Việt Nam: 12

1.2.2 Các mạng xã hội phổ biến hiện nay 14

1.2.3 Giá trị mạng xã hội mang lại 20

2.1.2 Tội phạm với thông tin cá nhân 23

2.1.3 Các loại tội phạm mạng xã hội: 25

2.2 Cách phòng chống 29

2.3 Luật an ninh mạng 31

PHẦN 3: PHÁP CHỨNG MẠNG XÃ HỘI 34

Trang 8

4.2 Giới thiệu các công cụ sử dụng 50

4.3 Tiến hành thực nghiệm 53

TỔNG KẾT 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

MỤC LỤC BẢNG Bảng 1: Thống Kê Sử Dụng MXH Tại Việt Nam 12

Trang 9

viii

Mục Lục Hình Ảnh

Hình 1: Thống kê số người dùng mạng xã hội của các quốc gia trên thế giới, nguồn:

Statista 2

Hình 2: Thống kê dân số và internet tại Việt Nam, nguồn: datareportal.com 3

Hình 3: Thời gian sử dụng internet tai Việt Nam, nguồn: datareportal.com 3

Hình 4: Mạng xã hội liên kết mọi người trên toàn thế giới 4

Hình 5: Mạng xã hội kết nối các thực thể truyền thông trên Internet thành những cụm mạng nhỏ 5

Hình 6: Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội 6

Hình 7: Mạng xã hội classmates 6

Hình 8: Mạng xã hội sixdegrees 7

Hình 9: Mạng xã hội myspace 8

Hình 10: Các mạng xã hội hiện nay 8

Hình 11: Zalo - Mạng xã hội của người Việt 9

Hình 12: Thống kê dân số thế giới, nguồn: we are social 9

Hình 13: Thống kê thời gian trung bình mỗi người sử dụng internet trên thế giới trong một ngày 10

Hình 14: Thời gian trung bình dành cho mạng xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới 11

Hình 15: Các thống kê về tình hình sử dụng mạng xã hội của toàn thế giới 11

Hình 16: Thống kê thời gian trung bình sử mạng xã hội theo từng nhóm tuổi và giới tính, nguồn: we are social 12

Hình 17: Dân số và tình hình sử dụng internet tại Việt Nam, nguồn: datareportal.com 13

Hình 18: Các thống kê sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam 14

Hình 19: Xếp hạng các mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất trên thế giới 15

Trang 10

ix Hình 20: Thời gian trung bình sử dụng các nền tảng mạng xã hội trong một tháng trên

thế giới 16

Hình 21: Xếp hạng các mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam 17

Hình 22: Facebook trở thành thương hiệu có giá trị thứ 7 trên toàn thế giới 18

Hình 23: Thống kê sử dụng facebook trên thế giới 19

Hình 24: Thống kê sử dụng facebook tại Việt Nam 19

Hình 25: Thống kê việc sử tính năng trên facebook 20

Hình 26: Thống kê hoạt động thường làm của người dùng trên mạng xã hội 20

Hình 27: Mạng xã hội trở thành công cụ để phạm tội 22

Hình 28: Cách phòng chống rò rỉ thông tin cá nhân 24

Hình 29: 24 hình thức lừa đảo trên mạng xã hội 27

Hình 30: Ấu dâm, Bạo lực, Buôn bán người, đang trở nên phổ biến trên facebook 28

Hình 31: Công cụ Facebook Forensics của Afent 41

Hình 32: Công cụ Belkasoft Facebook saver 41

Hình 33: Công cụ SvProbe - Pháp chứng mạng xã hội trên điện thoại 43

Hình 34: Richard (trái) và Shannon McCoole (phải) một tội phạm tình dục trẻ em hàng loạt trên qua mạng xã hội 44

Hình 35: Hình ảnh nốt ruồi trên ngón tay của tài khoản Surf 47

Hình 36: kịch bản 50

Hình 37: Công cụ sherlock quét username NhanToK 53

Hình 38: Kết quả tìm kiếm thông tin user Nhan ToK được hiển bằng mối liên kết node trên Maltego 54

Hình 39: Maltego có thể truy xuất được một số thông tin liên quan 54

Hình 40: Trang web OSINT Framework 55

Hình 41: Tìm ID facebook bằng FB Profile URL 55

Hình 42: Nhập Nhan ToK vào ô tìm kiếm users 56

Hình 43: Tìm kiếm thông tin bằng Social Searcher 56

Hình 44: Nhập keyword Nhan ToK cần tìm và thời gian cần tìm trên who posted what 57

Hình 45: Kết quả tìm kiếm who posted what 57

Trang 11

x

Hình 46: Yandex tìm thông tin Nhan ToK trên nhiều nền tảng 58

Hình 47: Tìm kiếm hình ảnh avatar của NhanToK bằng TinEye 58

Hình 48: Tìm kiếm hình ảnh avatar của NhanToK bằng TinEye 59

Hình 49: Lấy id facebook bằng monotoolkit 59

Hình 50: Phân tích tài khoản người dùng bằng monotoolkit 60

Hình 51: Quét các nhóm mà đối tượng tham gia 60

Hình 52: Đối tượng để lại thông tin sơ hở trên mạng xã hội 61

Hình 53: Tìm thông tin qua số điện thoại 61

Hình 54: Chọn nơi lưu trữ và điền tên vụ án trên magnet axiom process 62

Hình 55: Ta chọn computer để pháp chứng trên máy tính đối tượng 62

Hình 56: Chọn drive để tiến hành truy vết trên ổ đĩa 63

Hình 57: Chọn ổ đĩa C nơi chứa nhiều file hệ thống 63

Hình 58: Công cụ sẽ tiến hành truy vết trên các loại file 64

Hình 59: Các tính năng cao và bổ sung trong axiom 64

Hình 60: Nhóm sẽ quét social network và các nội dung liên quan đến mạng 65

Hình 61: Quá trình truy vết được thực hiện trên axiom 65

Hình 62: Magnet Axiom Examine tạo báo cáo và phân tích 66

Hình 63: Tìm thấy các link facebook 66

Hình 64: Truy vết được các lịch sử duyệt web 67

Hình 65: Tìm được các facebook chat 67

Hình 71: Chọn warrant return để tải file lên axiom 70

Hình 72: Sau quá trình quét sẽ tìm được thông tin friend của tài khoản đó, nguồn Magnet 70

Hình 73: Quét thông tin về tin nhắn tren facebook messenger, nguồn Magnet 70

Hình 74: Thông tin quét được có thể hiện thị dạng liên kết node 71

Trang 12

xi

Hình 75: Cài đặt socialfish trên kali, sau đó dùng đại chỉ đăng nhập trên web 72

Hình 76: Nhập web muốn giả mạo 72

Hình 77: Trang web giả facebook 73

Hình 78: Đăng kí tài khoản trên smikta 74

Hình 79: Mikta và nhiều tùy chọn khác nhau 74

Hình 80: Mikta và giao diện giả mạo facebook 75

Hình 81: Mikta lưu trữ thông tin người dùng mắc bẫy 75

Trang 13

NHÓM 07 1

LỜI MỞ ĐẦU

Mạng xã hội đang trở nên bùng nổ không chỉ riêng thế giới mà tại Việt Nam nó đã và đang ngày càng phổ biến và không thể thiếu của một bộ phận giới trẻ Không phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại, tuy vậy ở một khía cạnh khác mạng xã hội vẫn đang tồn tại những bất cập, những nguy cơ, những tác động xấu nếu không sử dụng đúng cách Nguy hiểm hơn, mạng xã hội đang trở thành một công cụ phạm tội cho một loại tội phạm mới, tội phạm mạng

Cứ 40 phút, cảnh sát trên thế giới lại nhận được một cuộc điện thoại thông báo về một hành động tội ác có liên quan đến trang mạng xã hội Facebook Riêng trong năm 2011 tại Anh, các cơ quan chức năng cũng đã thống kê được khoảng 12,3 ngàn trường hợp phạm tội có liên quan đến trang mạng xã hội này Nguyên nhân của tình trạng tội phạm lợi dụng Facebook để thực hiện các hành vi tội ác của mình được cho là vì bất kỳ người nào cũng khá dễ dàng gia nhập mạng xã hội này

Do đó, để bảo đảm an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, từ việc ban hành và thực thi chính sách, pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước; sự sáng tạo, tự chủ trong sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên không gian mạng bảo đảm an toàn, an ninh mạng của các doanh nghiệp; đến ý thức làm chủ và bảo vệ không gian mạng của mỗi người dân

Tỷ lệ tội phạm trên mạng xã hội ngày càng gia tăng đã dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về pháp chứng mạng xã hội Điều tra truyền thông xã hội kết hợp phân tích kỹ thuật số và phương pháp đánh giá điều tra mạng để thu thập, lưu trữ, phân tích và lưu giữ thông tin có thể hữu ích trong tòa án trong trường hợp có hoạt động tội phạm

Trang 14

NHÓM 07 2

PHẦN 1: MẠNG XÃ HỘI

Hình 1: Thống kê số người dùng mạng xã hội của các quốc gia trên thế giới, nguồn: Statista

Theo thống kê từ Statista, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng người dùng sử dụng mạng xã hội với trên 1,2 tỷ người Xếp vị trí thứ 2 và 3 lần lượt là Ấn Độ với hơn 1 tỷ người và Mỹ 327,22 triệu người dùng mạng xã hội Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 10 thế giới về tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất từ 2021-2026 Năm 2023 chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam với hơn 77,93 triệu người, tăng 1 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái

Tính đến tháng 7/2023, dân số Việt Nam đạt mốc 98.53 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 39.1% Trong đó, có khoảng 77.93 triệu người đang sử dụng Internet (chiếm 79.1% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau, với thời lượng trung bình là 6 giờ 23 phút trong một ngày

Trang 15

NHÓM 07 3

Hình 2: Thống kê dân số và internet tại Việt Nam, nguồn: datareportal.com

Trong 6 giờ 23 phút này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bên cạnh các dịch vụ game online và nghe nhạc trực tuyến cũng chiếm hơn 1 giờ thời lượng sử dụng Người dùng Internet Việt Nam dành nhiều thời gian cho việc xem TV Streaming và sử dụng các nền tảng mạng xã hội lần lượt là 2 giờ 39 phút và 2 giờ 32 phút

Hình 3: Thời gian sử dụng internet tai Việt Nam, nguồn: datareportal.com

Mạng xã hội đang trở nên bùng nổ không chỉ riêng thế giới mà tại Việt Nam nó đã và đang ngày càng phổ biến và không thể thiếu của một bộ phận giới trẻ Không phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại, tuy vậy ở một khía cạnh khác mạng xã hội vẫn đang tồn tại những bất cập, những nguy cơ, những tác động xấu nếu không sử

Trang 16

NHÓM 07 4 dụng đúng cách Nguy hiểm hơn, mạng xã hội đang trở thành một công cụ phạm tội cho một loại tội phạm mới, tội phạm mạng

1.1 Tổng quan

1.1.1 Khái quát:

Để định nghĩa mạng xã hội là gì, tính năng và những ưu điểm của mạng xã hội thì hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau, bản thân cụm từ “social network” cũng có rất nhiều tranh cãi trong cách chuyển ngữ chính xác

Từ điển Bách khoa Wikipedia định nghĩa về mạng xã hội như sau: “Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian” Như vậy mạng xã hội có thể ngầm hiểu là một thế giới ảo (xã hội ảo) với các thành viên là các cư dân mạng Cách để các cư dân mạng liên kết với nhau có thể dựa trên các nhóm (group), dựa trên các thông tin cá nhân, dựa trên sở thích cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm Khái niệm này gây ra rất nhiều tranh luận vì khái niệm tập trung vào vấn đề coi mạng xã hội là sự kết nối những người có chung sở thích, mục tiêu và họ là những kiến tạo nội dung của mạng xã hội Quan điểm đó khiến có ý kiến cho rằng nên đổi thành thuật ngữ là “mạng giao lưu” cho đúng với ý nghĩa và mục đích của social network

Hình 4: Mạng xã hội liên kết mọi người trên toàn thế giới

Trang 17

NHÓM 07 5 Theo nhà xã hội học Laura Garton, nhà nghiên cứu chiến lược trường đại học Toronto thì “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá nhân tổ chức lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội” Theo cách định nghĩa đơn giản này, mạng xã hội là một tập hợp người hoặc các tổ chức hoặc các thực thể xã hội khác được kết nối với nhau thông qua mạng máy tính Như vậy trái với cách hiểu của nhiều người mạng xã hội là mạng máy tính lớn, nhiều thành viên, mạng xã hội đơn giản là hệ thống của những mối quan hệ con người với con người, trên bình diện đó, bản thân Facebook, Youtube hay Twitter không phải là mạng xã hội mà chỉ là những dịch vụ trực tuyến được tạo lập để xây dựng và phản ánh mạng xã hội

Hình 5: Mạng xã hội kết nối các thực thể truyền thông trên Internet thành những cụm mạng nhỏ

Một định nghĩa khác về mạng xã hội cũng nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình đó là định nghĩa của PGS.TS Vũ Duy Thông: “Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thực thể truyền thông trên Internet với nhau thành những cụm mạng nhỏ hơn theo sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian” Mô tả dễ hiểu hơn, đó là một bộ phận của Internet được hình thành từ sự kết hợp tự nguyện những blog, website của các cá nhân hoặc nhóm cá nhân có cùng sở thích, mục đích

Tại Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, theo đó: Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác

Trang 18

NHÓM 07 6

Tóm lại, mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (Social network) là một hệ

thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian Mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiêu mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng Mạng xã hội Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới:

1.1.2 Lịch sử mạng xã hội

Hình 6: Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội

Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của mạng xã hội Classmate với mục đích kết nối bạn học

Hình 7: Mạng xã hội classmates

Trang 19

NHÓM 07 7 Năm 1996, bộ máy tìm kiếm Ask.com đã lập nên trang mạng Askjeeve.com cho phép người dùng đặt câu hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên thay vì các từ khóa tìm kiếm Tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích

Hình 8: Mạng xã hội sixdegrees

Năm 1999, Livejournal và Blogger là hai công cụ viết blog sớm nhất được ra đời Ngay sau đó 1 năm, Jimmy Wales và Larry Sanger sáng lập nên wikipedia bách khoa toàn thư mã nguồn mở, trực tuyến và có tính cộng tác đầu tiên trên thế giới

Meetup.com giúp người dùng chia sẻ cảm xúc cá nhân như yêu thích, đam mê và thú vui của họ ra đời năm 2001 Năm 2002, mạng xã hội Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh Tuy nhiên server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày

Năm 2003, WordPress được hàng trăm người từ khắp nên trên thế giới tạo nên, một hệ thống quản lí nội dung trực tuyến mã nguồn mở miễn phí Cùng năm, mạng xã hội MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, MySpace được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD

Trang 20

NHÓM 07 8

Hình 9: Mạng xã hội myspace

Hình 10: Các mạng xã hội hiện nay

Năm 2004, Zuckerberg giới thiệu Thefacebook.com, một trang mạng dành cho sinh viên đại học mark đã tạo nên facebook trong phòng ngủ tại đại học Harvard Sau facebook, ngày càng nhiều các nền tảng xã hội ra đời với những mục đích khác nhau trong số đó có những tên tảng đến này trở nên phổ biến như youtube (2005) với

Trang 21

NHÓM 07 9 mục đíc upload và chia sẻ video, twitter (2006) mỗi giây có hơn 4000 tweet, Spotify nền tảng âm nhạc, Pinterest (2012) mạng xã hội đồ họa với 10 triệu người dùng Và đặc biệt là google+ là mạng xã hội đầy đủ tính năng của gã khổng lồ công nghệ google

Hình 11: Zalo - Mạng xã hội của người Việt

Gần đây, những mạng xã hội mới tiếp tục được trình làng với tính thân thiện, hiện đại, nhiều chức năng và dễ dàng sử dụng như: Tiktok, wechat, instagram, zalo (của người Việt) đang thu hút đông đảo lượt sử dụng

1.2 Tác động của mạng xã hội đến người dùng

1.2.1 Tình hình sử dụng mạng xã hội hiện nay

1.2.1.1 Trên thế giới:

Hình 12: Thống kê dân số thế giới, nguồn: we are social

Trang 22

NHÓM 07 10 Ngày 15/11/2022, dân số thế giới đã vượt qua 8 tỷ và đạt 8,01 tỷ vào đầu năm 2023 Chỉ hơn 57% dân số thế giới hiện đang sống ở khu vực thành thị Trong 8,01 tỷ dân hiện có 5,16 tỷ người dùng Internet, nghĩa là 64,4% tổng dân số thế giới hiện đang trực tuyến Dữ liệu cho thấy tổng số người dùng internet toàn cầu đã tăng 1,9% trong 12 tháng qua

Chiếm 60% tổng dân số toàn cầu là tỉ lệ người dùng mạng xã hội khắp nơi trên thế giới với 4,76 tỷ người Tuy nhiên, sự tăng trưởng của người dùng phương tiện truyền thông xã hội đã tăng lên trong những tháng gần đây, với mức bổ sung ròng là 137 triệu người dùng mới trong năm nay, tương đương với mức tăng trưởng hàng năm chỉ là 3%

Hình 13: Thống kê thời gian trung bình mỗi người sử dụng internet trên thế giới trong một ngày

Trung bình một ngày, mỗi người trên thế giới dành 6 giờ 37 phút để sử dụng Internet, trong đó giành thời gian nhiều nhất cho việc xem TV, xếp vị trí thứ 2 là mạng xã hội với 2 giờ 31 phút nhiều hơn 3 phút so với cùng kì năm ngoái

Trang 23

NHÓM 07 11

Hình 14: Thời gian trung bình dành cho mạng xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới

Thời gian 2 giờ 31 phút là trung bình của thế giới, trong đó có những quốc gia cao hơn rất nhiều với con số này Đứng vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng Nigeria với 4 giờ 36 phút, xếp thứ là Brazil với 3 giờ 46 phút mỗi ngày cho mạng xã hội Trong khi đó, các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc là các quốc gia dành ít thời gian nhất cho mạng xã hội Việt Nam là quốc gia có thời gian cao hơn thời gian trung bình thế giới 1 phút

Hình 15: Các thống kê về tình hình sử dụng mạng xã hội của toàn thế giới

Mỗi ngày dành 2 giờ 31 phút cho mạng xã hội thì trung bình mỗi người sẽ sử dụng 7,2 nền tảng trong 1 tháng Trong 5,16 tỷ người dùng internet thì có hơn 92,3% trong số đó sử dụng mạng xã hội tương ứng 4,76 tỷ Trong đó nam giới chiếm 53,7% và 46,3% là tỉ lệ nữ giới sử dụng mạng xã hội

Trang 24

1.2.1.2 Tại Việt Nam:

Bảng 1: Thống Kê Sử Dụng MXH Tại Việt Nam

# WEBSITE TOTAL VISITTS

UNIQUE VISITORS

AVERAGE TIME PER

VISIT

AVERAGE PAGES PER VISIT 01 GOOGLE.COM 1.19B 56.1 M 11M 28S 9.2

02 YOUTUBE.COM 635 M 32.3 M 23M 26S 12.5 03 FACEBOOK.COM 544 M 37.0 M 16M 58S 12.6 04 VNEXPRESS.NET 171 M 12.7 M 5M 54S 3.9

13 DANTRI.COM.VN 69.2 M 9.07 M 7M 32S 11.0 14 TIKTOK.COM 62.6 M 18.6 M 11 M 57S 4.3

Trang 25

NHÓM 07 13 Theo Thống kê những website được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam có thể thấy, các nên tảng mạng xã hội chiếm tỷ trọng khá lớn Cụ thể, youtube và facebook đứng ở vị trí thứ 2 và 3 trên bảng xếp hạng với tổng lưu lượng truy cập lần lượt là 635 triệu và 544 triệu lượt trung bình một tháng Trong khi đó, tiktok mạng xã hội gần đây cũng được tìm kiếm nhiều thứ 14 với trung bình hơn 18,6 triệu tài khoản truy cập mỗi tháng Mạng xã hội Việt là zalo cũng vươn lên vị trí thứ 7 tìm kiếm với trung bình 3 phút 22 giây thời gian cho mỗi lượt truy cập

Hình 17: Dân số và tình hình sử dụng internet tại Việt Nam, nguồn: datareportal.com

Tổng dân số Việt Nam đầu năm 2023 là 98.53 triệu người, tăng 0.7% so với cùng thời điểm năm 2022, trong đó, 50.6% dân số là nữ giới, đồng thời, 39.1% dân số tập trung ở vùng thành thị Tính đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77.93 triệu người sử dụng Internet, tương đương 79.1% so với tổng dân số, tăng thêm 5.3 triệu người (+7.3%) so với đầu năm 2022

Trang 26

NHÓM 07 14

Hình 18: Các thống kê sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam

Trong khi đó 70,00 triệu người dùng mạng xã hội là số liệu được thống kê tại Việt Nam Theo các tổ chức GWI và data.ai, sự phổ biến của mạng xã hội ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục gia tăng mà không có dấu hiệu chững lại Tuy nhiên, không phải mỗi tài khoản người dùng mạng xã hội đều tương ứng với một cá nhân duy nhất Tại đầu năm 2023, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đạt 71,0% tổng dân số Ngược lại với thế giới, trong số người dùng mạng xã hội ở Việt Nam, tỷ lệ nữ cao hơn nam, với 50,6% là nữ và 49,4% là nam Đặc biệt, theo dữ liệu từ các công cụ lập kế hoạch quảng cáo của các nền tảng mạng xã hội hàng đầu, chỉ có 64,40 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên Như vậy tỷ lệ người dùng dưới 18 tuổi là các trẻ em, thanh thiếu niên, việc sử dụng mạng xã hội quá sớm khi chưa đủ nhận thức tăng nguy cơ phạm tội và bị phạm tội ở độ tuổi này, đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ.

1.2.2 Các mạng xã hội phổ biến hiện nay

Việc giới thiệu các trang mạng xã hội trong những năm gần đây đã gây ra sự bùng nổ của người tham gia và các trang mạng xã hội bây giờ thu hút hàng trăm triệu người dùng khắp nơi trên toàn thế giới Đa số người sử dụng các trang web này là những người trẻ, các trang web cũng có xu hướng thu hút tội phạm trực tuyến và những người khai thác các trang web

Trang 27

NHÓM 07 15 Lý do thu hút người dùng: Tính dễ sử dụng, nhanh chóng và rộng rãi là các tiêu chí giúp các trang mạng xã hội được giới trẻ ưa chuộng Bằng cách tham gia các trang web cung cấp dịch vụ này, người dùng có thể tương tác và giao tiếp, chia sẻ thông tin và ý tưởng, bài bình luận và cập nhật Người dùng có thể tham gia vào các hoạt động và các sự kiện, tải lên các tập tin hình ảnh, và tham gia trong thời gian thực tin nhắn và các cuộc trò chuyện

Các mạng xã hội nước ngoài thông dụng là Facebook, twitter,… gần đây nhất là Tiktok Trong khi đó, tại Việt Nam, zalo là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất của người Việt, trước đó có Zingme nhưng hiện tại đã dần bị quên lãng Một mạng xã hội Việt khác là Lotus đang được đầu tư chỉnh chu hi vọng sẽ thành công trong tương lai

Hình 19: Xếp hạng các mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất trên thế giới

Theo thống kê của we are social, Facebook dẫn đầu bảng xếp hạng với gần 3 tỷ người dùng Ở vị trí thứ và thứ 3 lần lượt là youtube với hơn 2,5 tỷ và whatsapp 2 tỷ tài khoản người dùng Trong khi đó, một mạng xã hội khác Tiktok với giao diện thân thiện, nhiều tiện ích thú vị đã thu hút được khá đông bộ phận giới trẻ trở nên phổ biến gần đây cũng đã nhanh chóng vươn lên vị trí 6 trên bảng xếp hạng vượt qua các mạng xã hội lâu đời như twitter hay pinterest

Trang 28

NHÓM 07 16

Hình 20: Thời gian trung bình sử dụng các nền tảng mạng xã hội trong một tháng trên thế giới

Vì là nền tảng xã hội chia sẻ những video dài, youtube đã vượt qua facebook trở thành ứng dụng được dành nhiều thời gian nhất trong 1 tháng với trung bình 23 giờ 09 phút, xếp sau là tiktok với nền tảng upload, chia sẻ những video ngắn Trong bảng xếp hạng này, facebook tạm xếp ở vị trí thứ 3 với trung bình 19 giờ 43 phút/mỗi người/1 tháng

Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam có một chút khác biệt, khi mạng xã hội Zalo (mạng xã hội do người Việt tạo ra) xuất phát từ một ứng dụng nhắn tin, gọi điện trực tuyến dễ dàng sử dụng và thân thiện với người dùng Việt đã giúp ứng dụng này xếp vị trí thứ 2 sau facebook Trong tổng số 70 triệu người mạng xã hội tại Việt Nam thì có 91,6% là sử dụng facebook và 90,1% là zalo, 77,5% là tỷ lệ dành choTiktok mạng xã hội của nước láng giềng Trung Quốc

Trang 29

NHÓM 07 17

Hình 21: Xếp hạng các mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam

❖ Vài nét về Facebook: Mạng xã hội nhiều người dùng nhất thế giới

Facebook là một website mạng xã hội truy cập miến phí do công ty Meta điều hành và ra đời 2006 Mark Zuckerberg thành lập facebook cùng bạn bè khi còn là sinh viên đại học Trụ sở chính: Palo Alto, California, United States Đến giữa năm 2009, lượng thành viên của Facebook đã vượt ngưỡng 300 triệu người, tháng 4 năm 2012 Facebook thông báo cho biết số lượng thành viên mà mạng xã hội này đạt được đã lên đến 901 triệu thành viên và trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook không chỉ duy trì vị thế độc tôn tại Mỹ mà hàng triệu trăm người trên khắp thế giới cũng đam mê chia sẻ trên mạng xã hội này Sự ra đời của facebook đánh dấu bước ngoặc mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platform” Facebook Platform cho phép thành viên tạo ra công cụ apps mới cho các nhân mình cũng như các thành viên khác dùng Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vượt bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới cho facebook Từ đó giúp facebook trở thành thương hiệu có giá trị thứ 7 trên toàn thế giới hiện nay

Trang 30

NHÓM 07 18

Hình 22: Facebook trở thành thương hiệu có giá trị thứ 7 trên toàn thế giới

Thống kê tháng 7/2023 cho thấy Facebook tự hào có 2,96 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), chiếm 36,9% tổng dân số thế giới 57,3% tổng số người dùng internet trên thế giới sử dụng Facebook hàng tháng Chỉ hơn 67% người dùng Facebook đăng nhập vào trang web hàng ngày Facebook là nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều nhất và được yêu thích thứ 2 trên thế giới Mọi người trên khắp thế giới dành trung bình 19,7 giờ mỗi tháng để sử dụng Facebook Lý do chính mà mọi người sử dụng Facebook là để nhắn tin cho bạn bè và gia đình Người dùng trung bình ở Mỹ dành 33 phút mỗi ngày trên Facebook Hơn một phần ba người Mỹ trưởng thành thường xuyên nhận tin tức từ Facebook 69% người mua sắm trực tuyến sử dụng nền tảng Meta hàng tuần đã mua hàng sau khi xem nội dung được cá nhân hóa trên Facebook hoặc Instagram

Trang 31

NHÓM 07 19

Hình 23: Thống kê sử dụng facebook trên thế giới

Tại Việt Nam, 66,2 triệu người dùng facebook với tỷ lệ nam giới là 49,8% và nữ giới nhiều hơn với 50,2% chiếm 67,2% so với tổng dân số nước ta Với nhiều mục đích sử dụng khác nhau: liên lạc, giải trí, đăng tải và chia sẻ thông tin và hiện nay một số hoạt động mới là bán hàng và livestram bán hàng trực tuyến đang trở nên phổ biến trên facebook

Hình 24: Thống kê sử dụng facebook tại Việt Nam

Trang 32

NHÓM 07 20

Hình 25: Thống kê việc sử tính năng trên facebook

Trung bình, mỗi ngày các trang Facebook tạo ra 6.19 bài đăng mới, trong đó phần lớn là dạng bài viết chia sẻ link đặc biệt là các link bán hàng (chiếm 51.59% tổng số bài đăng), tiếp theo là dạng chia sẻ hình ảnh (chiếm 20.01%) và chia sẻ trạng thái (16.33%)

1.2.3 Giá trị mạng xã hội mang lại

1.2.3.1 Lợi ích:

Hình 26: Thống kê hoạt động thường làm của người dùng trên mạng xã hội

Theo thống kê tại Việt Nam hơn 54,7% người dùng mạng xã hội để liên lạc, 49,2% là đọc tin tức Ngoài ra có một số hoạt động khác như xem livestream với 32,9% và các hoạt động mua bán online Có thể thấy mỗi cá nhân khi sử dụng mạng xã hội có những mục đích khác nhau, tuy nhiên có một điểm chung là khai thác những lợi ích mà mạng xã hội mang lại Chẳng hạn như tính năng livestream giờ đây đã trở thành công cụ để chốt đơn trực tuyến, công cụ quảng cáo trở thành nơi quảng bá

Trang 33

NHÓM 07 21 thương hiệu, và hơn thế nữa chúng ta có thể kiếm rất nhiều tiền trên các nền tảng này hiện nay gọi là sáng tạo nội dung số bằng cách chia sẽ những video của bạn sau đó thu hút người xem và cuối cùng là chạy quảng cáo điển hình như youtube hay tiktok Không những thế mạng xã hội hiện tại mang lại rất nhiều các lợi ích khác nhau cho mọi lứa tuổi, mọi nhu cầu sử dụng như:

❖ Tạo các mối quan hệ, bạn bè trong và ngoài nước nhờ vào sự kết nối cộng đồng

❖ Truyền thông, bắt kịp các thông tin, tin tức, báo chí, thông tin thời sự mới nhất ở mọi nơi và mọi lúc

❖ Là công cụ hiệu quả phục vụ nhu cầu trong học tập, cải thiện các kĩ năng, phát huy tính năng động, sáng tạo, tư duy

❖ Giới thiệu bản thân, bày tỏ quan điểm cá nhân, lưu giữ kỉ niệm ❖ Dễ dàng liên lạc với người thân, bạn bè

❖ Công cụ hỗ trợ kinh doanh, quảng cáo ❖ Kết nối yêu thương và hòa nhập cộng đồng ❖ Mang tính giải trí cao, giảm căng thẳng

1.2.3.2 Tác hại:

Với nhiều lợi ích mang lại, ở mặt khác mạng xã hội vẫn đem đến những tác hại từ nhỏ nhất đến nguy cấp nếu sử dụng không đúng cách, và hơn hết mỗi người dùng chưa nhận biết và ý thức được hết những nguy hiểm đã, đang và sắp diễn ra trên không gian ảo này Các tác hại có thể là:

❖ Tiêu tốn thời gian khi không có mục đích ❖ Giảm tương tác người với người

❖ Ảnh hưởng đến sức khỏe (mất ngủ, trầm cảm,…) ❖ Bạo lực ngôn từ, văn hóa đồi trụy

❖ Nguy cơ tiếp xúc với thông tin không lành mạnh, sai lệch, không chính thống ❖ Nguy cơ bị lừa đảo, kích động

Nguy hiểm hơn hết, người dùng phải đối mặt với những nguy cơ, hiểm họa từ những hành vi phạm pháp được thực hiện bởi các tội phạm trên mạng xã hội hay còn gọi là tội phạm mạng

Trang 34

NHÓM 07 22

PHẦN 2: MẠNG XÃ HỘI VÀ TỘI PHẠM

Hình 27: Mạng xã hội trở thành công cụ để phạm tội

Mạng xã hội giờ đây không đơn thuần là để giải trí hay giao tiếp, mà hiện tại nó đang trở thành một “xã hội thu nhỏ” .Những hành vi vi phạm pháp luật bởi những tội phạm giờ đây không chỉ được thực hiện ngoài xã hội, mà còn được thực thi bằng phương thức mới, bằng công cụ mới và bằng thủ đoạn mới thông qua các trang mạng xã hội với những hình thức công nghệ cao Với tính chất đa dạng và vô danh của các mạng xã hội làm cho người dùng rất dễ bị tội phạm lợi dụng Có thể tạo được nhiều mối quan hệ từ những người không quen biết và các mối quan hệ trên thế giới ảo đã và đang để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc

2.1 Tội phạm mạng xã hội

2.1.1 Thực trạng:

Chỉ cần tìm kiếm “Tội phạm mạng xã hội” trên google, chỉ cần 0,41 giây, chúng ta đã tìm thấy trên 200 triệu kết quả Trong đó, các trang hàng đầu là của cơ quan công an với nội dung truy bắt các tội phạm trên mạng và hơn hết là những cảnh báo, báo động và có cả đề xuất phòng chống từ cơ quan chức năng đối vợi loại tội phạm này Tuy nhiên, hàng ngày vẫn có rất nhiều người dùng mạng xã hội bị các đối tượng trên lợi dụng để phạm tội, số lượng tội phạm ngày càng đông đảo với hình thức, chiêu trò ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn Có thể thấy đây là câu chuyện phức tạp, “hình

Trang 35

NHÓM 07 23 thức cũ, nhưng nạn nhân mới”, vì vậy mỗi người dùng mạng xã hội cần nhận biết, cảnh giác tránh những nguy hiểm từ thế giới ảo

2.1.2 Tội phạm với thông tin cá nhân

Các mạng xã hội cũng khuyến khích việc công bố dữ liệu cá nhân, chẳng hạn như tuổi, giới tính, thói quen, nơi ở và lịch trình Tuy nhiên, người dân đôi khi lại sơ ý để công khai các thông tin cá nhân như số điện thoại trên mạng xã hội, hoặc lựa chọn những sử dụng dịch vụ của những bên trung gian không uy tín, có chính sách bảo mật thông tin không tốt khiến người dân gặp nhiều rắc rối, phiền toái vì tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo…

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ứng dụng di động, game di động, ứng dụng bói toán/hẹn hò… khi yêu cầu các quyền truy cập dữ liệu (như danh sách bạn bè trên Facebook, hồ sơ cá nhân…) đều phải được người dân click đồng ý Do đó, người dân cũng phải kiểm soát được việc chấp thuận cho các ứng dụng này khai thác thông tin cá nhân của mình Các ứng dụng do bên thứ ba cung cấp trên nền tảng Facebook thu thập dữ liệu người dân thông qua việc yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản Facebook Những ứng dụng đố vui, dự đoán ngẫu nhiên kiểu như “bạn sẽ trông giống người nổi tiếng nào” hoặc “trông bạn sẽ như thế nào khi chuyển giới”, “con của bạn sẽ trông như thế nào”… thường được người dân Facebook vô tư bấm vào, đồng ý với tất cả yêu cầu mà không biết mình vừa đồng ý cho nhà cung cấp ứng dụng quá nhiều quyền truy cập dữ liệu

Vô tình chia sẻ thông tin cá nhân rộng rãi trên mạng xã hội khi lập tài khoản, đặt hàng online hoặc sử dụng các ứng dụng không chính thống, không được bảo mật thông tin đã vô tình tiếp tay và tạo điều kiện, cơ hội cho kẻ xấu tìm kiếm, thu thập, sử dụng để trục lợi và thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản, để lại những hậu họa khôn lường

Chỉ cần lên mạng xã hội gõ cụm từ “data khách hàng” sẽ cho hàng loạt hội nhóm có từ vài nghìn đến hàng chục nghìn người tham gia với những lời rao bán công khai, chi tiết, từ mọi lĩnh vực, giá cả khác nhau, tùy theo chất lượng, lĩnh vực và số lượng data Để tạo niềm tin, thu hút người mua, việc rao bán thường đưa ra giá trị thấp, đồng thời sẽ tặng những gói dữ liệu khác đi kèm

Trang 36

NHÓM 07 24 Sự giàu có của thông tin cá nhân tải lên các trang web làm cho nó có thể cho bọn tội phạm mạng để thao tác thông tin này để lợi thế của họ và sử dụng nó để thực hiện hành vi phạm tội Những kẻ lừa đảo, những kẻ ấu dâm và bọn tội phạm mạng khác có thể đăng kí các dịch vụ này với thông tin giả, dấu ý định độc hại của họ đằng sau hồ sơ xuất hiện bình thường

Hình 28: Cách phòng chống rò rỉ thông tin cá nhân

Để phòng chánh điều này, các cơ quan chức năng đã đề xuất 8 cách để không rò rỉ thông tin cá nhân trên mạng xã hội bao gồm

1 Sử dụng xác thực hai yếu tố 2 Đặt mật khẩu mạnh

3 Sử dụng duyệt web riêng tư 4 Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân 5 Tránh wifi công cộng

6 Dùng web an toàn có giao thức HTTPS 7 Đăng xuất tài khoản đã dùng xong

8 Thường xuyên cập nhật phần mềm, hệ thống

Trang 37

NHÓM 07 25

2.1.3 Các loại tội phạm mạng xã hội:

Tùy vào góc độ và mục đích thì các tội phạm trên mạng xã hội có những hành vi phạm pháp khác nhau với mức độ nghiêm trọng khác nhau, do đó có thể phân làm 4 nhóm như sau:

❖ Nhóm 1: Thông tin vi phạm pháp luật

Là những hành vi cung cấp, đăng tải, chia sẻ, phát tán thông tin vi phạm pháp luật có nội dung

✓ Thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

✓ Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc;Là các tin độc hại, tin kích động ✓ Thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; ✓ Thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội

ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

✓ Các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản ấn phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành, hoặc đã có quyết định cấm lưu hành, hoặc tịch thu;

✓ Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; ✓ Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng thể hiện không đúng

chủ quyền quốc gia;

✓ Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin mạng có nội dung bị cấm ✓ Thông tin tiếc lộ đời tư cá nhân, bí mật quốc gia

❖ Nhóm 2: Lừa đảo qua mạng xã hội

Là các hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật thông qua mạng xã hội Trong đó có 3 nhóm lừa đảo chính

✓ Giả mạo thương hiệu:

Giả mạo thương hiệu của các cơ quan, tổ chức, như: Cơ quan nhà nước, ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán… để gửi tin nhắn SMS lừa đảo cho nạn nhân

Trang 38

NHÓM 07 26 Giả mạo các trang web/blog chính thống để tạo uy tín lừa nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân

✓ Chiếm đoạt tài khoản:

Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội, như: Zalo, Facebook, Tiktok… để gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè, người thân nhằm chiếm quyền tài khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền…

Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web, gửi qua các thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo… Nạn nhân sẽ biến thành con nợ trong khi chính nạn nhân cũng không biết

✓ Các hình thức kết hợp khác:

Sử dụng số điện thoại trong nước, nước ngoài, giả danh cơ quan công an, nhà mạng viễn thông… để gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản

Sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề biết

Giả mạo các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên Để dẫn dụ nạn nhân, đối tượng chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS

Lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự thương người và lòng tin Để câu views, câu likes và sau đấy lừa gạt chiếm đoạt tài sản qua hình thức từ thiện, kêu gọi đóng góp…

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook (bán hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm)

Giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư

Lợi dụng lòng tin và sự thương hại để lừa đảo qua các nền tảng Facebook, Zalo, Tinder, Telegram

Trang 39

NHÓM 07 27

Hình 29: 24 hình thức lừa đảo trên mạng xã hội

Với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng: Người cao tuổi, trẻ em, sinh viên/thanh niên, các đối tượng công nhân, người lao động, nhân viên văn phòng, gồm: Lừa đảo "combo du lịch giá rẻ”; Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice; Lừa đảo "khóa SIM" vì chưa chuẩn hóa thuê bao; Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công

❖ Nhóm 03: Hành vi vi phạm hình sự trên mạng xã hội

Là các hành vi vi phạm hình sự như ngoài xã hội nhưng được thực hiện thông qua hoặc bằng mạng xã hội

✓ Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc,

✓ Xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,

✓ Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cũng như công dân ✓ Xâm phạm quyền con người

Trang 40

NHÓM 07 28 ✓ Xâm phạm lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa

Năm 2016, ở Anh, có 5.653 vụ lạm dụng tình dục trẻ em thông qua phương tiện là mạng xã hội, tăng 44% so với năm 2015 là 3.903 vụ, theo Hiệp hội Quốc gia Ngăn ngừa nạn ngược đãi trẻ em (NSPCC) Như vậy, 15 vụ việc xảy ra với trẻ em mỗi ngày và mạng internet đã trở thành kẻ tiếp tay đáng hổ thẹn

Hình 30: Ấu dâm, Bạo lực, Buôn bán người, đang trở nên phổ biến trên facebook

Thủ đoạn phổ biến là thông qua các dịch vụ mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò để kết bạn, làm quen, dụ dỗ trẻ em gặp gỡ để quan hệ, xâm hại tình dục Một số đối tượng thông qua mạng xã hội, làm quen, đặt vấn đề quan hệ tình cảm hoặc hứa hẹn cho tiền, quà để dụ dỗ, đe dọa, ép buộc trẻ em trình diễn khiêu dâm qua mạng Một số trường hợp còn đăng tải lên không gian mạng các hình ảnh, clip trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực học đường; các hình ảnh riêng tư, nhạy cảm của trẻ em, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, cuộc sống riêng tư của trẻ Đặc biệt, thời gian gần đây nổi lên thủ đoạn thông qua mạng xã hội làm quen, “núp bóng” tuyển dụng để hẹn gặp gỡ, lôi kéo, khống chế, cưỡng ép đưa trẻ em đến các khu lao động bất hợp pháp tại nước ngoài để bóc lột lao động, bóc lột tình dục

❖ Nhóm 4: Tin tặc trên mạng xã hội:

Là các hành vi dùng kiến thức công nghệ thông tin để tấn công vào các nền tảng mạng xã hội, tấn công tài khoản người dùng với mục đích chiếm quyền quản trị hay đánh cắp thông tin

Ngày đăng: 15/08/2024, 08:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w