Công tác này được thực hiện nhằm đánh giá điều kiện chất lượng môi trường khi dự án đi vào giai đoạn xây dựng và từ đó xác định các hoạt động xây dựng có ảnh hưởng hay không tới môi trườ
TỔNG QUAN
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
Dự án xây dựng đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là dự án đặc biệt quan trọng thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam Dự án đi qua địa phận Quận 2, Quận 9 thuộc Tp Hồ Chí Minh và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ và Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 56/TTg-CN ngày 10/01/2007, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 334/QĐ-BGTVT ngày 13/02/2007
Chính Phủ Việt Nam quyết định xây dựng Đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành
- Dầu Giây (Đường cao tốc HLD) với sự hỗ trợ của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) và Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA) Tổng mức đầu tư cho dự án trong giai đoạn 1 là 932,4 triệu USD, trong đó vốn ODA của JICA (Nhật Bản) là 516,5 triệu USD; vốn vay OCR của ADB (vốn vay theo lãi suất thị trường của Ngân hàng phát triển Châu Á) là 410,2 triệu USD; còn lại vốn đối ứng của Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tự huy động là 5,7 triệu USD
Tuyến chạy qua các vùng có mật độ dân cư thưa thớt, thảm thực vật ven tuyến chủ yếu là các loại cây ăn quả trồng trong vườn và một số cây công nghiệp như: cà phê, cao su; vùng trũng trồng lúa nước Một số khu dân cư đông đúc tập trung tại các thị xã, thị trấn và các nút giao lớn như An Phú, Long Thành, Dầu Giây, còn lại tuyến nghiên cứu hầu hết đi qua khu vực trống trải, dân cư thưa thớt và không có công trình hạ tầng nào quan trọng Địa chất phần lớn tuyến chạy trên vùng đất yếu Địa hình bằng phẳng bị chia cắt bởi nhiều sông kênh rạch
Tuyến đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây là một bộ phận của hệ thống đường cao tốc Bắc Nam, trong giai đoạn 1 sẽ có 4 làn xe, chiều rộng nền đường 27,5m, tốc độ thiết kế 120 km/h Khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc hiện đại và đồng bộ nhất Việt Nam này sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển tại khu vực tam giác kinh tế trọng điểm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 7
Dự án xây dựng Đường Cao Tốc HLD với tổng chiều dài khoảng 51km, được chia thành hai đoạn:
- Đoạn 1: Từ Nút Giao Vành Đai 2 (Điểm đầu Gói thầu 1a; Km4+000) đến nút giao QL51 (điểm cuối Gói thầu 3; Km 23+900) Đoạn này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN5729-97, loại A, tốc độ thiết kế 120km/h với 4 làn xe chạy Cầu Long Thành được thiết kế từng phần cho phép lưu thông với tốc độ 100km/h
- Đoạn 2: Từ Nút giao QL51 (điểm cuối gói thầu 3/điểm bắt đầu Gói thầu 5; Km23+900) đến Nút giao Dầu Giây (điểm cuối Gói thầu 6; Km54+982).
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980 - 1995 và ISO 6107/1-1980, nước thải được định nghĩa là nước đã được thải sau khi sử dụng hoặc trong quá trình sản xuất công nghệ và không còn giá trị trực tiếp phục vụ cho mục đích đó.
Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý
Nước thải sinh hoạt là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác
Nước thải công nghiệp ( hay còn gọi là nước thải sản xuất ) là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu
Nước thấm qua là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí
Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 8
Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên
Nước thải nếu không được kiểm soát, quản lý tốt và không có các biện pháp xử lý hữu hiệu; các dòng thải đó sẽ gây nên nhiều vấn đề nan giải, ngập úng đường phố, ô nhiễm môi trường và ô nhiễm các nguồn nước, phá vỡ mối cân bằng sinh thái tự nhiên và làm mất đi vẻ mỹ quan của các trung tâm đô thị Để bảo vệ môi trường và duy trì các điều kiện sống trong lành, các nguồn nước thải cần phải được kiểm soát và quản lý nghiêm ngặt Tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc đòi hỏi phải kiểm soát và xử lý nguồn nước thải đã trở thành luật lệ bắt buộc Hầu hết các ngành sản xuất đều có các tài liệu chỉ dẫn về tiêu chuẩn làm sạch nước thải
Nước mặt dùng để chỉ các loại nước lưu thông hoặc chứa trên bề mặt lục địa, mặt nước tiếp xúc với không khí: nước sông, suối, hồ, ao, kênh, rạch, … Ô nhiễm nước mặt xảy ra khi các chất độc hại tiếp xúc và giải thể hoặc thể chất trộn lẫn với nước Bởi vì các mối quan hệ chặt chẽ giữa các lớp trầm tích và nước bề mặt, trầm tích bị ô nhiễm thường được coi là một phần của ô nhiễm nước bề mặt Chất lượng nước mặt còn chịu ảnh hưởng bởi các quá trình tự nhiên ( mưa, lũ, hoạt động sống và chết đi của hệ sinh vật nước, …) cũng như hoạt động của con người (ví dụ như xả nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, dầu cặn, … vào nguồn nước mặt ) Trên cùng một con sông, chất lượng nước sông thường xuyên có sự thay đổi đáng kể theo không gian và thời gian
Nước dưới đất (còn gọi là nước ngầm) được hình thành do nước mưa thấm qua các lớp đất đá trong lòng đất và được giữ lại ở các tầng chứa nước bên dưới bề mặt đất ở các độ sâu khác nhau Nước ngầm là một tài nguyên thường xuyên, ít chịu ảnh hưởng của những yếu tố khí hậu như hạn hán Chất lượng nước tương đối ổn định, ít bị biến động theo mùa như nước mặt
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 9
Tùy thuộc vào vị trí, độ sâu và áp suất mà nước ngầm được phân loại thành các dạng: nước ngầm tầng nông, nước ngầm trong các tầng thổ nhưỡng ( tầng đất canh tác), nước ngầm tầng sâu – trong các tầng chứa; nước ngầm không áp và nước ngầm có áp
⮚ Nước ngầm tầng nông ( còn gọi là nước ngầm mạch nông ) có độ sâu từ 3 – 10m, nằm trong các tầng đất thổ nhưỡng và thường là nước ngầm không có áp Nước ngầm tầng nông thường có trữ lượng nhỏ và có khả năng bị nhiễm bẩn lớn bởi các chất ô nhiễm từ tầng bề mặt thấm xuống
Nước ngầm tầng sâu nằm trong các tầng chứa nước ở độ sâu trên 40m, thường có chất lượng tốt hơn, trữ lượng phong phú hơn và ít phụ thuộc vào các mùa trong năm Nước ngầm tầng sâu có thể là nước ngầm có áp, tự phun lên bề mặt khi sử dụng giếng khoan.
TỔNG QUAN CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ
1.3 1 Các chỉ tiêu vật lý
❖ Nhiệt độ: Là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh học và đời sống của hệ thủy sinh trong môi trường nước Sự gia tăng hay giảm nhiệt độ cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước
Nhiệt độ của nước phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu, là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều quá trình xử lý và các nhu cầu tiêu thụ nước
❖ pH: Là đại lượng đặc trưng tính acid hay kiềm của nước Trong đó vùng pH từ 6,5 – 8,2 là khá thích hợp cho phần lớn các thủy sinh động vật trong nước Được biểu thị bằng nồng độ ion H + hiện diện trong nước và được biểu thị bằng công thức: pH = - lg [H + ] pH không có thứ nguyên
Tính chất của nước được xác định theo các gía trị khác nhau của pH :
- pH < 7: Nước có tính acid
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 10
- pH > 7: Nước có tính kiềm
Độ đục là đặc tính biểu thị mức độ ô nhiễm trong nước, lí giải bởi độ đục tỉ lệ thuận với lượng chất rắn lơ lửng Độ đục cao gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của sinh vật, làm giảm thẩm mỹ và chất lượng nguồn nước Đơn vị đo độ đục là Pt-Co, với giới hạn cho phép trong nước sinh hoạt là 10 Pt-Co.
❖ Mùi vị: Một số chất khí và một số chất hoà tan làm cho nước có mùi
Nước thiên nhiên có thể có mùi đất, mùi tanh, mùi thối, các mùi hoá học đặc trưng như mùi Clo, mùi Amoniac, mùi Clo, Phenol, Nước có thể có vị mặn, ngọt, chua, chát, tuỳ theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hoà tan
❖ Độ dẫn điện (EC): Độ dẫn điện (Electric Condutivity hay EC) là cách biểu thị khả năng dẫn điện của nước Con số này phụ thuộc vào tổng các chất ion hoá được hoà tan trong nước và nhiệt độ tại thời điểm đó
❖ Chất rắn: Nước hoà tan và lôi cuốn vô số các hợp chất vô cơ, hữu cơ và các ion Ngoài những vật thể có kích thước trong phạm vi thấy được bằng mắt, các vật chất còn lại sau khi làm mẫu nước bốc hơi, lớp cặn khô dưới đáy là chất rắn tổng cộng chứa trong mẫu
Chất rắn tổng cộng bao gồm chất rắm qua lọc TDS (hay chất rắn hoà tan) và chất rắn lơ lửng SS
1.3.2 Các chỉ tiêu hóa học
❖ Độ cứng: Là đại lượng biểu thị hàm lượng các Cation hoá trị 2 mà chủ yếu là ion Ca + và Mg 2+ Trong kỹ thuật xử lý nước thường sử dụng 3 loại độ cứng: độ cứng toàn phần, độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu
Tuỳ theo giá trị độ cứng, tính chất của nước được phân biệt như sau:
- Độ cứng < 4,2 0 H : nước rất mềm
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 11
- 8,4 < Độ cứng < 16,8 0 H : nước trung bình
- Độ cứng > 28 0 H : nước rất cứng
❖ DO: Độ hoàn tan của oxy trong nước phụ thuộc vào các yếu tố: Nhiệt độ, áp suất, đặc tính của nguồn nước (thành phần hoá học, vi sinh, thuỷ sinh) Xác định lượng oxy hoà tan là phương tiện để kiểm soát ô nhiễm và kiểm tra hiệu quả xử lý
❖ BOD (Biochemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh học Là lượng Oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ với sự tham gia của vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí (có mặt oxy) Xác định chất hữu cơ nhiều hay ít và đánh giá khả năng tự làm sạch của nguổn nước, BOD càng cao chứng tỏ mức ô nhiễm càng nặng Đơn vị đo của BOD là mg O 2 /l (mg/l)
❖ COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hoá học Là đại lượng dùng để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước Đó là lượng oxy cần thiết để để oxy hoá hết các hợp chất hữu cơ có trong nước Nước càng nhiễm bẩn thì hàm lượng chất hữu cơ càng cao
❖ Tổng Photpho: Trong môi trường tự nhiên, Photpho tồn tại dưới dạng hợp chất là photphat (PO 4 3- ): Gồm có Photphat hữu cơ và Photphat vô cơ Photphat hữu cơ hầu hết mang độc tính mạnh dưới dạng thuốc diệt côn trùng, các vũ khí hoá học, Photphat gây nhiều tác động trong việc bảo vệ môi trường
❖ Kim loại nặng: Kim loại nặng là những nguyên tố có tỉ trọng bằng hoặc lớn hơn Trong thuỷ vực tự nhiên nếu ở tỷ lệ nhỏ thì rất tốt cho sinh trưởng, phát triển động vật và thực vật dưới nước Nhưng nếu ở liều lượng cao sẽ gây ô nhiễm đối với đời sống các sinh vật, qua chuỗi thức ăn đến động vật sống trên cạn và con người Kim loại nặng đi vào nước chủ yếu từ các mỏ khai thác, công nghiệp sử dụng kim loại nặng từ các bãi chôn lấp chất thải công nghiệp Các kim loại nặng tồn tại trong nước thường là: chì, thuỷ ngân, Crôm, Cadimi, Asen, Mangan, sắt, Cianua Hầu hết kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người, bò sát, chim, tôm, cá,
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 12
Nhóm dầu mỡ bao gồm dầu mỡ động thực vật và dầu khoáng, đặc trưng bởi không tan trong nước và tạo nhũ tương khi tiếp xúc với nước Dầu mỡ động thực vật, thường có trong nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm, cung cấp năng lượng cho các sinh vật thủy sinh ở nồng độ thấp Tuy nhiên, ở nồng độ cao, chúng có thể gây ngạt thở và rối loạn chức năng cho các loài thủy sinh Trong khi đó, dầu khoáng, một sản phẩm từ dầu mỏ, có độc tính mạnh đối với đời sống thủy sinh vật.
❖ Amonium (N-NH 4 + ), Nitrate (N-NO 3 - ) và Nitrite (N-NO 2 - ): Sự phân huỷ của rác thải, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp tạo thành các sản phẩm ammoniac, nitrite, nitrate Sự hiện diện của các hợp chất này là chỉ thị để nhận biết trạng thái nhiễm bẩn của nguồn nước
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN THỦY VĂN KHU VỰC
Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng nai có 3 hệ thống sông lớn: Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Vải Sông Sài Gòn và Đồng Nai hợp với nhau thành sông Nhà Bè ở hạ nguồn, đây cũng là sông nhận nước từ sông Vàm Cỏ Sông Thị Vải bắt nguồn từ huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai chảy theo hướng nam xuống tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Ngoài ra còn có các sông nhỏ như sông Đồng Tranh, sông Đồng Môn…
1.4.1 Khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Sông Sài Gòn là phụ lưu thứ ba của sông Đồng Nai, bắt đầu ở cao độ 200 m chảy theo hướng Đông Nam đến hợp lưu với sông Đồng Nai ở Cát Lái Sông Sài Gòn có chiều dài khoảng 280 km, diện tích lưu vực là 5.400 km 2 Sông Sài Gòn có
3 nhánh chính: (1) Sông Thị Tính chảy vào sông Sài Gòn tại Thủ Dầu Một, (2) Rạch Tra tại Thuận An, và (3) Sông Bến Lức tại phường Khánh Hội, Quận 4 Sông Sài Gòn là con sông lớn nhất chảy qua Thành phố với chiều rộng 225 - 370m, độ sâu khoảng 20m Đoạn đi qua Tp HCM dài khoảng 23 km
Hình 1.4.1.1: H ệ th ố ng sông Sài Gòn
( Nguồn : www.maps.google.com )
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 14
Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống kênh rạch dày đặc Các kênh thoát nước trong thành phố được chia ra làm năm lưu vực với tổng chiều dài các kênh chính là 55,6 km Các kênh phụ (dẫn nước vào kênh chính) có tổng chiều dài là 36,4 km Các kênh chính trong Thành phố gồm có: Nhiêu Lộc–Thị Nghè, Tân Hóa–
Lò Gốm, Tàu Hủ–Bến Nghé, Đôi–Tẻ, và Tham Lương–Bến Cát Hầu hết các kênh đều bị thu nhỏ cả về chiều sâu cũng như chiều dài do nhà cửa lấn chiếm bất hợp pháp, rác thải, cặn bã tích tụ từ nước thải, và do không được bảo dưỡng thường xuyên
Theo số liệu thống kê năm 2000 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các khu công nghiệp và dân cư trong Tp HCM, Biên Hòa và Thủ Dầu Một sử dụng lượng nước khoảng 13,5 m 3 /s từ sông Sài Gòn và Đồng Nai, đặc biệt là các nhà máy nước Bến Than, Bình An, Thiên Tân, và nhà máy nước Quốc lộ 1 đang sử dụng 21 m 3 /s Lượng nước lấy từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai dùng cho thủy nông ước tính khoảng 20 m 3 /s
Trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 kết hợp với triều cường từ tháng 9 đến tháng 1 Tp Hồ Chí Minh bị ngập úng thường xuyên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng Trận lụt năm 1994 tương ứng với tần suất mưa 5 năm Với một cơn mưa kéo dài từ
5 đến 8 giờ, ước tính vùng bị ngập chiếm tỉ lệ khoảng 1,75% diện tích khu vực đô thị, với mực nước trung bình là 25 cm và mực nước cao nhất là 37 cm Trận lụt năm
1996 còn nặng nề hơn vì xảy ra cùng lúc với triều cường ở sông Vàm Cỏ và sông Sài Gòn, hậu quả là 15.000 ha bị ngập với mực nước 0,3 – 1,0 m
Thủy triều ở Tp HCM theo chế độ bán nhật triều, có 2 đỉnh triều ( một cao một thấp ) và 2 chân triều (một cao một thấp) Khác biệt giữa mực nước triều cường và mực nước triều ròng thay đổi trong khoảng 2,7 – 3,3 m ở gần Tp HCM và 2,5 – 4,0 m tại các cửa sông Do cao trình thấp (dưới 2,5 m), hầu hết các sông và kênh ở Tp HCM đều bị ảnh hưởng của thủy triều Một chu kỳ thủy triều đầy đủ kéo dài trung bình 12 - 15 ngày, gồm 5 - 7 ngày triều cường và 3 - 5 ngày triều ròng Thời gian triều lên thường vào khoảng 15-20 giờ, trong khi đó thời gian triều xuống chỉ vào khoảng 4-8 giờ
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 15 Ở sông Sài Gòn nhiễm mặn thường xuyên xảy ra đến cầu Bình Phước, nơi vẫn được coi là vùng chuyển tiếp giữa hai vùng nước ngọt và nước mặn Trước khi hồ Dầu Tiếng được xây dựng, sông Sài Gòn có lưu lượng thấp nhất là 20 m 3 /s tại Tp HCM, và độ mặn tối thiểu 4 ppt (tương đương với khoảng EC μS/cm) có thể lên đến tận Lái Thiêu Hiện tại do kết quả điều tiết của hồ Dầu Tiếng, lưu lượng sông Sài Gòn thấp nhất là 30 m 3 /s, và độ mặn 4 ppt chỉ có thể xâm nhập đến cầu Bình Phước Trong mùa mưa (tháng 8 đến tháng 10), độ mặn của hầu hết các đoạn sông từ thượng nguồn đến Nhà Bè đều nhỏ hơn 4 o/oo Dùng độ mặn 4 o/oo làm giới hạn giữa vùng nước ngọt và nước mặn, cầu Bình Phước có thể được xem là điểm chuyển tiếp giữa hai vùng Ở vùng nước ngọt, các ion hòa tan chủ yếu là bicarbonate (thường cao hơn 50 mg/l), ôxit silic (thường cao hơn 10 mg/l), và sulfate (thường cao hơn 5 mg/L) Do mức độ xói mòn mạnh trong những tháng mùa mưa, hàm lượng sắt có thể vượt quá 5 mg/l, nhôm trên 0,05 mg/l, tổng phốt-pho lên tới 0,02 mg/l, và tổng Nitơ lên tới 0,2 mg/l, trong khi cả độ cứng và Florua đều thấp
1.4.2 Khu vực tỉnh Đồng Nai
Sông Đồng Nai dài khoảng 586,4 km, diện tích toàn lưu vực là 36,000 km 2
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ phía bắc dãy núi Lang Biang ở độ cao khoảng 1,770m Sau khi hợp lưu với Đa Nhim, sông có tên là Đạ Đờng hay Đồng Nai Thượng Từ đó cho tới chỗ hợp lưu với sông Sài Gòn, sông mang tên chính thức là Đồng Nai hay Đồng Nai ngắn Dưới thành phố Hồ Chí Minh, sông chia làm 2 chi lưu chính Ngay dưới thành phố Hồ Chí Minh là Lòng Tàu hay sông Sài Gòn, chảy vào vũng Cần Giờ Cửa sông rộng và sâu nên tàu bè ra vào cảng Sài Gòn đều theo đường này Nhánh dưới là sông Nhà Bè rồi đổ ra biển qua Soi Ráp
Sông Đồng Nai là một hệ thống có lượng nước phong phú, do lưu vực này ở sườn đón gió mùa tây nam, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nên lượng mưa ở đây khá lớn có thể tới 2300 mm/năm và mùa mưa kéo dài 6 - 7 tháng trong năm, song có chế độ thủy triều điều hòa, lũ lên từ từ và không gây lũ lụt
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 16
Sông Đồng Nai có lượng nước năm là 32,8 tỷ m 3 và mođun dòng chảy khoảng 26,1lit/s/m 3 Hàm lượng phù sa không lớn khoảng 200g/m 3
Hình 1.4.2.1: H ệ th ống sông Đồ ng Nai
( Nguồn : www.maps.google.com )
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
Về điều kiện kinh tế xã hội, dân số trên lưu vực có khoảng 16 triệu người với tỷ lệ dân số đô thị hóa bình quân toàn lưu vực khoảng 51% Vùng hạ lưu của sông là vùng tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị hóa mạnh nhất trong hệ thống các vùng kinh tế lớn của Việt Nam mà trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Như vậy sông Sài Gòn – Đồng Nai giữ vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội của 11 tỉnh, thành phố có liên quan đến lưu vực Hệ thống này vừa là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế trên lưu vực, đồng thời là môi trường tiếp nhận và vận chuyển các nguồn đổ thải trên lưu vực Trên lưu vực sông đang diễn ra mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các mục tiêu khai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển kinh tế - xã hội với các mục tiêu quản lý, bảo vệ nguồn nước để sử dụng lâu bền.
TỔNG QUAN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
ÁN (QUẬN 9 VÀ LONG THÀNH) [5]
Kết quả quan trắc môi trường cho thấy các thông số như BOD, COD, DO và
Nước sông Sài Gòn thường xuyên vượt ngưỡng cho phép sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo tiêu chuẩn TCVN 5942:1995 Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do lượng chất rắn lơ lửng tăng cao trong mùa mưa và nước thải sinh hoạt của các hộ dân xả thẳng ra sông Các thông số khác như kim loại nặng, hàm lượng nitơ, phốt pho đều nằm trong giới hạn cho phép.
Tại vị trí cầu Ông Nhiêu (thuộc gói thầu 1A), theo báo cáo ĐTM do CEPT thực hiện, các thông số lấy mẫu nước được phân tích tháng 7/2007 đều nằm trong GHCP theo TCVN 5942:1995.
Kết quả quan trắc môi trường chỉ ra rằng chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án là tương đối tốt, ngoại trừ lượng Coliform và hàm lượng sắt một số nơi tương đối cao Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải sinh hoạt của các hộ dân thải ra (chiếm tới 95% các hộ gia đình thải nước trực tiếp ra hệ thống thoát nước xung quanh) và nguồn gốc nước ngầm đã bị nhiễm sắt Các hộ dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan được bơm lên trực tiếp không qua xử lý
Chất lượng nước ngầm: tại khu vực phường Phú Hữu, quận 9, theo báo cáo ĐTM do CEPT thực hiện: Các thông số đều nằm trong GHCP, trừ hàm lượng coliform là vượt TCVN5944:1995 khoảng 0,5 lần.
TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM VÀ VỊ TRÍ LẤY MẪU
❖ Phạm vi công việc: Từ đoạn đầu Gói thầu 1a (Km.4+000) đến hết Gói thầu 3 (Km 23+900; Nút giao QL51) trong đó công tác xây dựng do JICA cấp vốn
❖ Chiều dài đoạn tuyến: 19,9 Km
❖ Địa điểm lấy mẫu ( xem bảng 1 trang sau)
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 18
TT Công việc thực hiện Địa Điểm Gói thầu
Vị trí Kí hiệu mẫu Ngày thứ nhất
Sông Ông Nhiêu (Cầu Ông Nhiêu) Nút giao đường Nguyễn Duy Trinh với Đường cao tốc HLD
Sông Ông Nhiêu (Cầu Ông Nhiêu) Nút giao đường Nguyễn Duy Trinh với Đường cao tốc HLD
2 Lấy mẫu nước ngầm Ấp Tân Điền A, Phường Phú Hữu
TT Công việc thực hiện Địa Điểm Gói thầu Vị trí Kí hiệu mẫu Ngày thứ hai
Khu dân cư thuộc phường Long
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 19
TT Công việc thực hiện Địa Điểm Gói thầu Vị trí Kí hiệu mẫu Ngày thứ ba
Khu dân cư thị trấn Long Thành 3 23+300 GW3-1;
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 20
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VẬT LIỆU
Mẫu nước thải, nước mặt, nước ngầm được lấy tại mỗi điểm xung quanh khu vực của dự án theo từng gói thầu và được định vị bằng GPS.
PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU - BẢO QUẢN - VẬN CHUYỂN
Vị trí lấy mẫu phải được ghi cụ thể trong báo cáo và phiếu nhật ký theo dõi Vị trí này được xác định bằng máy GPS và phải trùng khớp với vị trí đã thực hiện các đợt khảo sát trước đó.
❖ Dụng cụ lấy mẫu: Thùng nước cột một đoạn dây dài 10m dung lấy nước thải, ca múc nước 2 lít, bình vi sinh chứa mẫubằng thủy tinh được khử trùng 175 0 C trong 1 giờ, dụng cụ để lấy mẫu nước
Wildco của hãng Wildlife Supply
Company, can đựng mẫu 5l, găng tay, giấy, nhãn, khăn trắng.
Hình 2.2.1.1 : D ụ ng c ụ l ấ y m ẫu nướ c Wildco
( Nguồn :Ảnh đi thực tế)
Quá trình lấy mẫu đúng qui tắc lấy mẫu, ghé sát dụng cụ đựng mẫu vào dựng cụ lấy mẫu Trước khi cho mẫu nước vào bình, dùng chính nước đó tráng qua bình đựng mẫu không nên cho mẫu đầy bình chứa mà phải để dư một khoảng
❖ Kí hiệu mẫu: Cần ghi rõ các thông tin như: kí hiệu mẫu, ngày, giờ, vị trí lấy mẫu, chỉ tiêu đo pH, EC,
DO…được ghi lên nhãn và gián lên mẫu.
( Nguồn :Ảnh đi thực tế)
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 21
❖ Thể tích mẫu: Đủ để phân tích các chỉ tiêu hoá lý Không nên dùng cùng một mẫu xét nghiệm chung các đặc tính hoá sinh vì phương pháp lấy, xử lý đều khác nhau
Mẫu được vận chuyển bằng xe ô tô
Các bình chứa mẫu cần được bảo vệ và làm kín để chúng không bị hỏng hoặc gây mất mát một phần mẫu trong khi vận chuyển Cần đóng gói để bảo vệ các bình chứa khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài và bị vỡ, vật liệu đóng gói không được là nguồn nhiễm bẩn Trong khi vận chuyển, các mẫu cần được giữ lạnh và tránh ánh sáng Hình 2.2.2.1: Ô tô v ậ n chuy ể n m ẫ u
( Nguồn :Ảnh đi thực tế)
Trong khi vận chuyển, các mẫu cần được giữ lạnh và tránh ánh sáng, nếu có thể, đặt mỗi mẫu trong một vỏ riêng không thấm nước
Nếu thời gian vận chuyển vượt quá thời gian bảo quản cho phép thì vẫn phân tích mẫu và cần báo cáo rõ thời gian từ khi lấy mẫu đến khi phân tích sau khi đã tham khảo ý kiến người giải trình kết quả
Mẫu cần giữ ở nhiệt độ thấp hơn khi lấy Làm lạnh đơn giản ( bằng nước đá hoặc tủ lạnh ) ở 2 0 C - 5 0 C và đa số để mẫu ở nơi tối ( tùy trường hợp ) để bảo quản mẫu trong khi vận chuyển đến phòng thí nghiệm và trong thời gian ngắn trước khi phân tích Làm lạnh không thể Hình 2.2.3.1: B ả o qu ả n m ẫ u
( Nguồn :Ảnh đi thực tế)
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 22 xem là biện pháp bảo quản lâu dài, nhất là với các mẫu nước thải Các loại nước, đặc biệt là nước mặt và nước thải, thường bị biến đổi ở những mức độ khác nhau do các tác đông lí, hoá và sinh vật học xảy ra trong thời gian lấy mẫu đến khi phân tích Bản chất và tốc độ của những tác động này thường có thể làm cho nồng độ các chất cần xác định sai khác với lúc mới lấy mẫu nếu như không có các chú trọng cần thiết khi vận chuyển mẫu và lưu giữ mẫu ở phòng thí nghiệm trước khi phân tích
2.2.4 Phương pháp phân tích mẫu [4]
♦ Việc lấy mẫu và phân tích được tiến hành cơ bản dựa trên phương pháp chuẩn trong lấy mẫu và thí nghiệm theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) với việc hiệu chỉnh các thiết bị.
♦ Tất cả các thông số như: pH, nhiệt độ, độ dẫn điện, DO được đo ngay tại hiện trường bằng thiết bị đo nước YSI, Mỹ.
Các thông số như SS, BOD5, Coliform, dầu mỡ, đồng, sắt sẽ được lấy mẫu, bảo quản và đem đi phân tích tại phòng thí nghiệm Trước khi tiến hành đo, các thiết bị đo nước phải được hiệu chuẩn cẩn thận.
- Tiêu chuẩn tham chiếu: QCVN 08:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm)
- Thông số quan trắc: Độ pH, nhiệt độ, độ vẩn đục, độ dẫn điện, DO, BOD5, COD, SS, T-N, T-P, Cu, Zn, Pb, As, Hg, Cd, dầu và dầu nhờn, NO3 -
, CN - , vi khuẩn trực ruột (coliform)
- Tần suất: Quan trắc trong một ngày, mỗi ngày lấy 2 mẫu (sáng và chiều) cho mỗi vị trí
- Phương pháp phân tích: (xem bảng 2.2.4.3.1, trang 24)
- Tiêu chuẩn tham chiếu: QCVN 09:2008/BTNMT ( Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm)
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 23
Các thông số quan trắc quan trọng bao gồm: Nhiệt độ, độ pH, màu sắc, mùi, độ dẫn điện, độ đục, độ cứng, nồng độ Mn, Fe, Tổng vi khuẩn trực ruột (Coliform), NO 3 - , Cl - , SO 4 2- , Cd, Pb, Zn, mực nước ngầm và chuyển động của dòng chảy.
- Tần suất: Quan trắc trong một ngày, mỗi ngày lấy 3 mẫu cho mỗi vị trí
- Phương pháp phân tích: (xem bảng 2.2.4.3.1, trang 24)
- Tiêu chuẩn tham chiếu: Cột B của QCVN 24:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp)
- Thông số quan trắc: Nhiệt độ, độ pH, BOD 5 , COD, DO, SS, NH4 + , TN,
TP, dầu và dầu nhờn, Coliform
- Tần suất: Quan trắc trong một ngày, lấy 3 mẫu cho mỗi vị trí
- Phương pháp phân tích: ( xem bảng 2.2.4.3.1) ở trang sau
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 24
B ả ng 2.2.4.3.1 : phương pháp phân tích chất lượng nướ c m ặt, nướ c ng ầ m
STT Thông số Phương pháp đo đạc, phân tích
2 Cd, Fe, Mn, Pb, Zn, Cu EPA-Method 200.7
9 Độ dẫn điện Ref AOAC 973.40
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
GÓI THẦU 1A
Kết quả phân tích mẫu nước tại vị trí thượng lưu và hạ lưu của đợt 9, 10 , 11 (xem chi tiết tại Phụ lục)
Nhận xét kết quả phân tích: Áp dụng cột B1 của QCVN08:2008/BTNMT sử dụng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự ta có:
Bảng 3.1.1.1 : Kết quả so sánh chỉ tiêu vật lý nước mặt của gói 1A , đợt 9 (tháng
Chỉ tiêu pH Nhiệt độ Độ đục Độ dẫn điện
SS Đơn vị - 0 C NTU àS/m
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 26
Với những số liệu quan trắc pH được trình bày ở bảng 1, theo dõi độ pH tại các điểm thuộc tầng nước ngầm khu vực nghiên cứu trong 3 đợt năm 2019 cho thấy: Độ pH tại tất cả các điểm đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT So sánh giữa các đợt quan trắc, độ pH tại các điểm thuộc đợt 10 và đợt 11 đều tăng lên so với đợt 9 Tuy nhiên, đến đợt 11, độ pH tại các điểm có xu hướng giảm nhẹ so với đợt 10.
Do ảnh hưởng của mùa mưa tại Đông Nam Bộ thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, kết quả quan trắc cho thấy nồng độ pH tăng cao hơn vào đợt tháng 3 so với đợt tháng 9 khi trong mùa mưa.
- Độ đục tại điểm 2 của đợt 9 tăng lên bất thường, các giá trị các điểm còn lại đều ổn định, tuy nhiên do các chỉ tiêu này chưa có quy chuẩn đánh giá nên không đáng lo ngại
- Nhìn chung hàm lượng chất rắn lơ lửng của đợt 10 có giảm hơn so với đợt 9, tuy nhiên sang đợt 11 giá trị SS lại tăng, tại điểm lấy mẫu số 2 hàm lượng chất rắn lơ lửng giảm rõ rệt, đợt 9 giá trị này cao nhất thì đợt 10 giảm xuống đạt tiêu chuẩn cho phép Tuy nhiên ngoài điểm 2 của đợt 10, tuy nhiên sang đợt 11 giá trị lại tăng nhẹ, tại vị trí lấy mẫu 1 giá trị tiếp tục tăng cao đợt 11 giá trị gấp 2,7 lần so với GHCP Các giá trị còn lại đều vượt qua giới hạn cho phép Nguyên nhân của tình trạng này là cách khu vực thi công khoảng 500 m hai bên bờ sông có các bãi khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng
Hình 3.1.1.1 : Đồ th ị so sánh ch ỉ tiêu SS gi ữa các đợt trong nướ c m ặ t
SVTH: LÊ THANH TUẤN MSSV: 0853011030 27
Hình 3.1.1.2: Bãi khai thác cát ở b ờ sông
(Nguồn :Ảnh đi thực tế)
Bảng 3.1.1.2 : Kết quả so sánh chỉ tiêu hóa học và vi sinh nước mặt của gói 1 A , đợt 9 (tháng 12/2011), đợt 10 (tháng 03/2012), đợt 11 (tháng 06/2012)
Chỉ tiêu DO BOD 5 COD T-N T-P NO 3
+ As Coliform Đơn vị mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/
SW1-1 Đợt 09 6,67 12,8