1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá ảnh hưởng của việc thi công dự án đường cao tốc hồ chí minh long thành dầu dây tới môi trường không khí khu vực

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Việc Thi Công Dự Án Đường Cao Tốc Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây Tới Môi Trường Không Khí Khu Vực
Tác giả Tăng Thế Huỳnh
Người hướng dẫn CN. Phạm Thị Thu Thắm, Ths. Đỗ Thị Kim Chi
Trường học Trường Đại Học Mở TP.HCM
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,84 MB

Cấu trúc

  • Chương I. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1.1. Mục đích nghiên cứu (0)
    • 1.2. Các vấn đề khu vực nghiên cứu và tính cần thiết của đề tài (11)
    • 1.3. Ứng dụng (0)
    • 1.4 Giới hạn của đề tài (12)
  • Chương II. Tổng quan .............................................................................................. 2.1. Tổng quan về đường cao tốc (0)
    • 2.2 Tổng quan về đường cao tốc Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây (13)
      • 2.2.1 Thiết kế và mục tiêu kinh tế xã hội (0)
      • 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng của việc thi công dự án (15)
      • 2.2.3 Ô nhiễm môi trường không khí (15)
        • 2.2.3.1 Ô nhiễm không khí do bụi (15)
        • 2.2.3.2 Ô nhiễm không khí do khí độc (16)
        • 2.2.3.3 Ô nhiễm tiếng ồn (17)
    • 2.3 Tổng quan về các thông số hóa lý trong môi trường không khí (18)
      • 2.3.1 Bụi (18)
      • 2.3.2 Cacbon mônôxit (CO) (18)
      • 2.3.3 Lưu huỳnh điôxít (SO2) (18)
      • 2.3.4 Nitơ điôxit (NO2) (0)
      • 2.3.5 Hydrocacbon (HC) (19)
      • 2.3.7 Độ rung (20)
  • Chương III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (0)
    • 3.1 Nội dung nghiên cứu (21)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (21)
    • 3.3 Phương pháp quan trắc (21)
    • 3.4 Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản mẫu (24)
      • 3.4.1 Phương pháp lấy mẫu (24)
      • 3.4.2 Bảo quản mẫu (25)
      • 3.4.3 Vận Chuyển mẫu (25)
    • 3.5 Phương pháp phân tích (26)
  • Phần IV. Kết quả và đánh giá (28)
    • 4.1 Gói thầu 1a (28)
    • 4.2 Gói thầu 2 (34)
    • 4.3 Gói thầu 3 (40)
  • Phần V: Kết luận và kiến nghị (46)
    • 5.1 Kết luận (46)
      • 5.1.1 Gói thầu 1a (46)
      • 5.1.2 Gói thầu 2 (46)
      • 5.1.3 Gói thầu 3 (47)
    • 5.2 Kiến nghị (47)
  • Phụ lục (69)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Nhưng các hoạt động này một mặt mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế xã hội, một mặt khác lại có thể mang lại cho hệ sinh thái nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cũng như tạo ra nhiều chất

Tổng quan 2.1 Tổng quan về đường cao tốc

Tổng quan về đường cao tốc Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây

2.1.1 Thiết kế và mục tiêu kinh tế xã hội Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã được Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tháng 6 năm 2002, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận các nội dung của dự án bằng văn bản số 56/TTg-CN ngày 10/01/2007 và đã được Bộ GTVT ra Quyết định số 334/QĐ - BGTVT ngày 13/02/2007 về việc phê duyệt đầu tư dự án Tuyến cao tốc này sẽ khắc phục thế độc đạo và chia sẻ lưu lượng vận tải của QL1A và QL51

Dự án xây dựng Đường Cao Tốc HLD với tổng chiều dài khoảng 51km, được chia thành hai đoạn:

Tăng Thế Huỳnh 5 Đoạn 1: Từ Nút Giao Vành Đai 2 (Điểm đầu Gói thầu 1a; Km4+000) đến nút giao QL51 (điểm cuối Gói thầu 3; Km 23+900) Đoạn này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN5729-97, loại A, tốc độ thiết kế 120km/h với 4 làn xe chạy Cầu Long Thành được thiết kế từng phần cho phép lưu thông với tốc độ 100km/h Đoạn 2: Từ Nút giao QL51 (điểm cuối Gói thầu 3/điểm bắt đầu Gói thầu 5; Km23+900) đến Nút giao Dầu Giây (điểm cuối Gói thầu 6; Km54+982)

Tuyến đường này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và ổn định vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đặc biệt là tam giác kinh tế Tp Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu

Tuyến chạy qua các vùng có mật độ dân cư thưa thớt, thảm thực vật ven tuyến chủ yếu là các loại cây ăn quả trồng trong vườn và một số cây công nghiệp như: cà phê, cao su; vùng trũng trồng lúa nước Một số khu dân cư đông đúc tập trung tại các thị xã, thị trấn và các nút giao lớn như An Phú, Long Thành, Dầu Giây, còn lại tuyến nghiên cứu hầu hết đi qua khu vực trống trải, dân cư thưa thớt và không có công trình hạ tầng nào quan trọng Địa chất phần lớn tuyến chạy trên vùng đất yếu Địa hình bằng phẳng bị chia cắt bởi nhiều sông kênh rạch

Công Ty Đầu Tư & Phát Triển Đường Cao Tốc Việt Nam (VEC) được thành lập như một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải Trong

Dự án Đường cao tốc HLD, VEC chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc triển khai dự án và các liên lạc chính thức với các cấp bộ, chính quyền địa phương, JICA và ADB VEC sẽ ủy quyền trách nhiệm thực thi dự án cho Ban Quản Lý Dự án Đường Cao Tốc Phía Nam (SEPMU)

Liên danh Trung tâm Khoa học Công nghệ Bảo vệ Môi trường Giao thông Vận tải (CEPT) và Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP Hồ Chí Minh (CASE) thực hiện công tác quan trắc môi trường giai đoạn xây dựng cho gói thầu 1a (đợt 2); gói thầu 1b, 2 và gói thầu 3 (đợt 1) vào các ngày 23 đến 25 tháng 3 năm 2010 Công tác này được thực hiện nhằm đánh giá điều kiện chất lượng môi trường khi dự án đi vào giai

Tăng Thế Huỳnh 6 đoạn xây dựng và từ đó xác định các hoạt động xây dựng có ảnh hưởng hay không tới môi trường khu vực

2.2.2 Các yếu tốảnh hưởng của việc thi công dựán lên môi trường không khí khu vực.

Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường không khí khu vực bao gồm:

- Trong quá trình đào bới, xây dựng, đổ bê tông để thi công công trình thì việc này sẽ làm tăng nồng độ bụi trong không khí

- Ngoài ra việc dùng xe cơ giới vận chuyển vật liệu và vận hành máy móc cũng sẽ thải ra môi trường một lượng khói nhất định

2.2.3 Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm môi trường không khí được xem là tất cả các biểu hiện làm nhiễm bẩn môi trường không khí bởi các chất gây ô nhiễm Người ta có thể phân loại ô nhiễm đất theo nguồn gốc phát sinh, dựa vào tính chất hoạt động hoặc dựa vào bố trí hình học

2.2.3.1 Ô nhiễm không khí do bụi

Bụi sinh ra trong không khí sẽ gây ra nhiều tác hại cho con người, động thực vật và ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan xung quanh Nhờ có hệ thống liên bào trụ long ở mũi, khí phế quản và màng niêm dịch của đường hô hấp mà ta có thể loại bỏ khoảng 90% bụi kớch thước lớn hơn và bằng 5àm Cỏc hạt nhỏ hơn 5àm cú thể theo không khí vào đến phế nang, sau đó chúng có thể bị loại bỏ đi khoảng 90% số còn lại đọng trong phổi và đường hô hấp nên có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp của con gnười và động vật Nguy hiểm nhất là một số bụi có thể gây ung thư

• Một số bệnh ở con người và động vật do bụi gây ra như là:

- Bệnh nhiễm bụi phổi đây là một trong những bệnh nghề nghiệp hiện nay bệnh này chiếm 40 đến 70% số bệnh nội thương

- Bệnh ở đường hô hấp: tùy theo nguồn gốc các loại bụi mà gây ra các bệnh về viêm mũi họng, khí phế quản khác nhau

- Bệnh ngoài da: bụi tác đống đến các tuyến nhờn làm cho khô da, phát sinh các bệnh về da

- Bệnh gây tổn thương cho mắt: do không có kính phòng hộ, bụi bắn vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt, sinh ra mộng mắt,… ngoài ra bụi còn có thể làm giảm thị lực, bỏng giác mạc, thậm chí gây mù mắt

- Bệnh tiêu hóa: bụi đường, bột có thể làm hỏng men răng, sâu răng Bụi kim loại có thể làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày gây rối loạn tiêu hóa

• Tác hại đối với thực vật

- Hầu hết các chất ô nhiễm không khí đều có tác dụng xấu đến thực vật, gây ảnh hưởng đến nhà nông và cây trồng Khi bị tiếp xúc với chất ô nhiễm cây cối thường chậm phát triển, năng suất thấp, cháy lá , khô cây Bụi có thể làm giảm khả năng quang hợp của cây do các bề mặt lá bị che lấp Tuy nhiên cũng có một số loại bụi có tác dụng có lợi đến thực vật như các chất phốtpho, nitơ, magiê,…

• Tác hại đối với vật liệu

- Một số loại bụi, khi tiếp xúc với các thiết bị, đồ vật bằng kim loại trong không khí sẽ gây ăn mòn các đồ vật hoặc thiết bị trên, đặc biệt là trong môi trường không khí nóng ẩm như khí hậu nước ta

2.2.3.2 Ô nhiễm không khí do khí thải Ô nhiễm do khí thải có hai loại nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí là do tự nhiên và do nhân tạo

Nguồn tự nhiên là do các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, động đất sinh ra các loại khí cùng nham thạch từ lòng đất Các quá trình thối rữa của các loài động thực vật cũng có thể gây ra ô nhiễm môi trường như tạo ra mùi hôi cùng một số chất khí, chúng có thể kết hợp với các chất khí trong thiên nhiên để tạo thành các khí như sunfat, nitrat, hay là các muối axit cacbonic……

Nguồn nhân tạo: nguồn này rất đa dạng, phức tạp và có thể chia ra làm nhiều loại nguồn khác nhau như là ô nhiễm do giao thông vận tải, ô nhiễm do các quá trình đốt nhiên liệu, khí thải từ các quá trình sản xuất công nghiệp Tất cả các khí thải trong các nguồn trên đều có ảnh hưởng đến môi trường không khí không ít Một số loại khí ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường không khí như: SO2, NO2, CO,HC…

Do đó để đảm bảo điều kiện trong sạch cho môi trường sống của con người khi làm việc, nghĩ ngơi cũng như là quan cảnh xung quanh thì cần phải dựa vào các tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với con người và việc gìn giữ môi trường trong lành kết hợp với sự bền vững của đất nước

Tổng quan về các thông số hóa lý trong môi trường không khí

Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn có đường kính cỡ vài mirômét đến nửa milimét, tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong khụng khớ một thời gian sau Bụi bay cú kớch thước từ 0,001 đến 10àm bao gồm tro, muội, khói và những hạt rắn được nghiền nhỏ Về mặt sinh học bụi này thường gây tổn thương cho cơn quan hụ hấp bụi lắng với kớch thước lớn hơn 10àm thường rơi nhanh xuống đất đây là loại bụi thường gây tổn thương cho mắt, da và gây ra các loại bệnh như nhiễm trùng và dị ứng

Cacbon mônôxít có công thức hóa học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon (C) và các hợp chất chứa cacbon Con người đề kháng với CO rất khó khăn Tác hại của khí CO đối với con người và động vật xảy ra khi nó hóa hợp thuận nghịch với hemoglobin (Hb) trong máu

Có nhiều nguồn sinh ra cacbon mônôxít như là khí thải của động cơ dốt trong tạo ra sau khi đốt các nhiên liệu gốc cacbon ( gần như là bất kì nguồn nguyên liệu nào, ngoại trừ hydro nguyên chất) và nó cũng là một chất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các chất gây ô nhiễm môi trường không khí

Lưu huỳnh điôxit hay còn gọi là anhiđrit sunfurơ là một hợp chất hóa học với công thức là SO2 Chất khí này là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh và nó là một mối lo môi trường đáng kể SO2 thường được mô tả là “ mùi hôi của lưu

Tăng Thế Huỳnh 10 huỳnh bị đốt cháy” Lưu huỳnh đôxít là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí Nó có khả năng làm đục nước vôi trong, làm mất màu nước Brôm và đây là những tính chất giúp nhận biết SO2 và phân biệt với CO2

SO2 là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường Nó sinh ra như là sản phẫm phụ trong quá trình đốt cháy than đá, dầu, khí đốt Nó là một trong những chất gây ra mưa axit ăn mòn các công trình, phá hoại cây cối, biến đất đai thành vùng hoang mạc đối với cn gnười và động vật thì đây là một chất khí gây ô nhiễm kích thích thuộc vào loại nguy hiểm nhất trong các chất gây ô nhimễ không khí Độc tính chung của SO2 là thể hiện ở rối loạn tiêu hóa chuyển hóa protein – đường, thiếu các vitamin B và

C, ức chế enzyme oxydaza Sự hấp thụ lượng lớn SO2 có khả nag8 gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo hemoglobin tăng cường quá trình oxyhóa Fe(II) và Fe(III)

Nitơ điôxít là hợp chất hóa học với công thức NO2 Là một trong những chất dung tổng hợp axit nitric công nghiệp NO2 là khí độc hại có màu nâu đỏ mùi đặc trưng và đặc biệt nó là một chất gây ô nhiễm môi trường không khí Khi bị gộ độc cấp tính thì sẽ bị ho nhức đầu dữ dội, chóng mặt, gây rối loạn tiêu hóa Một số trường hợp gây rat hay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim Khi tiếp xúc với NO2 lâu dài sẽ gây ra bệnh viêm phế quản thường xuyên, phá hủy răng, gây kích thích niêm mạc Ở nồng độ cao hơn 100ppm NO2 có thể gây tử vong

Hydrocacbon hay còn gọi là HC là khí phát ra từ quá trình đốt cháy nhiêu liệu của động cơ

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc không

Tăng Thế Huỳnh 11 đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người

Là các chấn động xảy ra trong lòng đất do các quá trình dịch chuyển của đất hay do việc thi công các công trình ngoài ra còn có việc xe cộ chạy cũng sẽ làm tăng chỉ số khi đo độ rung.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu có những nội dung chính như sau:

- Quan trắc các thông số hóa lý trong môi trường không khí bao gồm cả tiếng ồn và rung động tại một số vị trí thuộc dự án đường cao tốc HLD trong quá trình thi công

- Nghiên cứu thành phần không khí tại khu vực thi công dự án

- Đo đạc các thông số hóa lý của không khí và độ rung, tiếng ồn thuộc khu vực dự án

- Phân tích kết quả thu được

Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát thực địa tại dự án, đồng thời tham khảo tài liệu từ sách báo, tạp chí, internet,…

Tiến hành lấy mẫu tại thực địa và đưa đi phân tích

Nhận xét đánh giá chất lượng không khí cũng như tiếng ồn và độ rung trong từ những số liệu đã thu thập được qua đo đạc

Sử dụng đồ thị để thể hiện các số liệu thu thập được nhằm biểu hiện chất lượng không khí cũng như tiếng ồn và độ rung tại khu vực đo đạc.

Phương pháp quan trắc

Việc lấy mẫu được tiến hành tại chỗ và được phân tích trong phòng thí nghiệm với việc hiệu chỉnh các thiết bị

Vị trí lấy mẫu được đánh dấu bằng GPS

Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu

STT Công việc thực hiện

Tọa độ Địa điểm Gói thầu

Nút giao đường Nguyễn Duy Trinh với đường cao tốc HLD

Nút giao đường Nguyễn Duy Trinh với đường cao tốc HLD

Nút giao đường Nguyễn Duy Trinh với đường cao tốc HLD

5 Lấy mẫu ồn Đền Trường Khánh

6 Lấy mẫu rung động Đền Trường Khánh

Thị trấn Long Thành (điểm gần QL51) 3 23+300 A3

Thị trấn Long Thành (điểm gần QL51) 3 23+300 A3

Thị trấn Long Thành (điểm gần QL51) 3 23+300 A3

Việc lấy mẫu không khí cũng như tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm đánh giá chất lượng môi trường không khí trong quá trình thi công dụ án được

Tăng Thế Huỳnh 14 tuân thủ theo các quy định về công tác quan trắc môi trường không khí của MONRE và các TCVN về phương pháp quan trắc, phân tích các thông số môi trường và so sánh đánh giá trên cơ sở áp dụng Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh của Việt Nam (QCVN 05 : 2009 và QCVN 06 : 2009)

Về tiếng ồn thì Việc lấy mẫu và phân tích được tiến hành cơ bản dựa trên phương pháp chuẩn trong lấy mẫu theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên & Môi trường (MONRE) và việc hiệu chỉnh các thiết bị

- Vị trí lấy mẫu được đánh dấu bằng cách sử dụng GPS

- Quy chuẩn tham chiếu: QCVN 26:2010

- Thông số quan trắc: Leq, Lmax, L50

- Tần suất: Quan trắc trong một ngày, 3 lần/giờ trong vòng 16 tiếng (từ 6 giờ đến 22 giờ) tại mỗi vị trí

- Thiết bị quan trắc: Máy đo ồn Rion NL-21, Japan

Về rung động - Việc lấy mẫu và phân tích được tiến hành cơ bản dựa trên phương pháp chuẩn trong lấy mẫu theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên & Môi trường (MONRE) và việc hiệu chỉnh các thiết bị

- Vị trí lấy mẫu được đánh dầu bằng cách sử dụng GPS

- Quy chuẩn tham chiếu: QCVN 27:2010

- Thông số quan trắc: Lveq và Leq

- Tần suất: Quan trắc trong một ngày, 3 lần/giờ trong vòng 16 tiếng (từ 6 giờ đến 22 giờ) tại mỗi vị trí

- Thiết bị quan trắc: Máy đo rung Japanese Riovibro model VM53 RION Thiết bị đo được hiệu chuẩn trước khi sử dụng

Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản mẫu

Các loại mẫu phải được dán nhãn ghi đầy đủ các chi tiết: tên của gói thầu, nơi lấy thời gian (ngày, giờ, tháng, năm), họ tên chữ ký của người lấy mẫu, mục đích nghiên cứu các kết quả đo tại hiện trường, ngoại cảnh vị trí lấy mẫu…ghi tên liều lượng các chất cho vào để bảo quản mẫu (nếu có)

• Thể tích mẫu Đủ để phân tích hầu hết các chỉ tiêu Bàng 1dưới đây trình bày vắn tắc điều kiện bảo quản mẫu và phương pháp phân tích các thông số hóa lý

B ả ng 3.4.1: Điều kiện bảo quản và phân tích các thông số hóa lý

STT Thông số Điều kiện bảo quản Phương pháp phân tích

1 Nhiệt độ Đo tại hiện trường bằng máy đo vi khí hậu

6 SO2 Lọ đựng bằng PE, tối đa trong 48 giờ (bảo quản lạnh)

7 NO2 Lọ đựng bằng PE, tối đa trong 48 giờ (bảo quản lạnh)

9 Bụi Đo tại hiện trường bằng máy MicroDust_Pro-880nm,

11 Tiếng Ồn Đo tại hiện trường bằng máy đo ồn Rion NL-21(Japan)

12 Rung Động Đo tại hiện trường bằng máy đo rung Japanese Riovibro model VM53 RION

Các chỉ tiêu cần đo tại chỗ như: nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió,áp suất,gió sẽ được ghi vào biên bản lấy mẫu còn các chỉ tiêu như bụi, tiếng ồn và rung động sẽ được lưu dưới dạng file trong dụng cụ đo

Do ảnh hưởng của nhiệt độ nên các mẫu SO2 NO2 và HC sau khi đo sẽ được bảo quản lạnh đến khi lấy ra để phân tích

Thời gian bảo quản mẫu tùy thuộc vào đặc tính của mẫu và chỉ tiêu phân tích Thời gian lưu trữ càng ngắn thì kết quả phân tích càng chính xác

Hóa chất dùng bảo quản phải là hóa chất tinh khiết dùng phân tích, điều cần chú ý trong bảng kết quả phân tích: ngày, giờ lấy mẫu và ngày giờ bắt đầu phân tích

Khi vận chuyển mẫu các bình chưa cần được bảo quản kỹ càng và cần phải làm kín để chúng không bị mất mát một phần mẫu trong khi vận chuyển cần đóng gói và bảo vệ các bình chứa khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoià và khỏi bị vỡ trong khi vận chuyển các mẫu cần được bảo quản lạnh ( dùng nước đá làm lạnh dơn giản)hoặc bảo quản ở nhiệt độ nhỏ tùy theo loại mẫu

Thời gian vận chuyển từ nơi lấy mẫu đến nơi xét nghiệm càng ngắn càng tốt và điều quan trong là không quá thời gian bảo quan mẫu Nếu thời gian vận chuyển vượt quá thời gian cho phép thì cần báo cáo rõ thời gian trong biên bản phân tích.

Phương pháp phân tích

STT Thông số Thiết bị Mã tiêu chuẩn áp dụng

1 Nhiệt độ Đo tại hiện trường bằng máy đo vi khí hậu (3733/2002/QĐ-BYT)

6 SO2 Xác định bằng phương pháp West Gaeke với dung dịch hấp thu là kali hoặc tetrechloro thủy ngân, sử dụng thuốc thử pararosaniline

7 NO2 Xác định nồng độ bằng phương pháp hấp thu, sau đó phân tích bằng phương pháp so màu với thuốc thử sulfanilamide và N – (-1 Naphthyl) diamoniumdichlorid

8 HC Xác định bằng phương pháp sắc ký khí Ref TCVN

9 Bụi Đo tại hiện trường bằng máy MicroDust_Pro-880nm, (Casella)

10 CO Xác định bằng Phương pháp dung dịch hấp thu Ref TCVN

PdCl2 và thuốc thử Folin – Ciocalteu 7242:2003

11 Tiếng Ồn Đo tại hiện trường bằng máy đo ồn Rion NL-21(Japan)

12 Rung Động Đo tại hiện trường bằng máy đo rung Japanese Riovibro model VM53 RION

Bảng 3.5: Bảng phương pháp phân tích các thông số hóa lý

Kết quả và đánh giá

Gói thầu 1a

Nhiệt độ Độ ẩm Gió Áp suất Hướng gió

Tiêu chuẩn Thời gian Đợt

SO 2 NO 2 HC Bụi CO

(6h - 22h): mg/m 3 mg/m 3 mg/m 3 mg/m 3 mg/m 3

Bảng 4.1.1 Bảng kết quả đo vi khí hậu

Bảng 4.1.2: bảng kết quả phân tích chất lượng không khí

Dựa vào bảng kết quả phân tích trên ta có thể thấy rằng:

Theo như bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy rằng giá trị SO2 trong lần quan trắc thứ 5 là cao nhất là 0,088 mg/m 3 và trong 2 lần còn lại thì có giá trị gần như là bằng nhau với giá trị lần lượt là 0,066 mg/m 3 và 0.062 mg/m 3 So với đợt nền thì ta có thể thấy rằng chỉ có đợt 5 là cao hơn đợt nền Còn so với quy chuẩn thì thì tất cả các đợt đều nằm trong giới hạn cho phép Nguyên nhân gây ra hiện tượng cao hơn trên có thể là do số lượng máy móc hoạt động nhiều vào giai đoạn đợt khảo sát lần 5 khi đó thì do việc khoan cọc và xe vận chuyển nguyên vật liệu cho qua trình thi công và một phần là do vào đúng ngày đo đó có gió thổi mạnh hơn cộng với vị trí khảo sát nằm trên đoạn đường Nguyễn Duy Trinh giao với đường cao tốc nên có số lượng xe cộ qua lại đông đúc hơn

0.1 Đợt Nền Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7

Biểu đồ: thể hiện sự biến đổi của hàm lượng SO 2 trong không khí

Theo như bảng phân tích kết quả thì ta có thể thấy rằng giá trị NO2 trong 3 đợt khảo sát thì đợt lần 5 là cao nhất (0,124 mg/m3) và 2 đợt còn lại thì giá trị gần như là bằng nhau (0,06 mg/m3) Nếu so với đợt nền và cả quy chuẩn thì ta có thể thấy rằng cả

3 đợt quan trắc các giá trị đo đều thấp hơn số liệu nền và nằm trong giới hạn cho phép Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có thể là do trong các ngày quan trắc có gió lớn và mưa vì vậy nên lượng NO2 thấp

Kết quả đo vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 06:2009

Theo bảng kết quả phân tích trên thì ta có thể thấy rằng trong tất cả các đợt quan trắc thì chỉ số bụi luôn vượt quá giới hạn cho phép mà trong đó thì đợt 6 là đợt mà chỉ tiêu này vượt quy chuẩn nhiều nhất gấp 5,32 lần quy chuẩn cho phép (trung bình trong 1h) Đợt 5 và đợt 7 thì chỉ gấp khoảng 2,53 lần GHCP tuy rằng thấp hơn số liệu nền nhưng do ngày quan trắc đợt 5 có mưa rất nhiều và trong ngày quan trắc đợt 7 thì xe chuyên dụng chở nước để tưới đường thường xuyên nên nồng độ bụi trong không khí phần nào sẽ giảm bớt

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nồng độ bụi cao hơn GHCP là do dự án đang vào giai đoạn thi công việc khoan nhồi cọc bê tông cộng với việc các loại xe tải chuyên dụng dùng để chở đất đá và nguyên vật liệu Ngoài ra thì việc nhiệt độ cao trong thời gian lấy mẫu cộng với tốc độ gió cao 0,1 – 3,8 m/s nên làm cho một lượng lớn bụi cuốn theo lốp xe của các phương tiện giao thông (ngoài xe phục vụ cho việc thi công dự án thì còn nhiều phương tiện giao thông qua lại khu vực này) nên nồng độ bụi trong không khí cao là một điều không thể tránh khỏi

Kết quả phân tích các mẫu từ 6h đến 22h cho thấy CO vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng nếu so sánh với số liệu nền thì ta thấy rằng CO vẫn tăng nhưng không nhiều Điều này chứng tỏ rằng việc thi công dự án vẫn có thải CO vào môi trường không khí nhưng với số lượng không nhiều

1.8 Đợt Nền Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7

7 Đợt Nền Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7

Biểu đồ: thể hiện sự biến đổi của hàm lượng bụi trong không khí

Biểu đồ: thể hiện sự biến đổi của hàm lượng CO trong không khí

Giá trị trung bình Thời gian

Dựa vào bản phân tích trên ta có thể thấy rằng trong các đợt khảo sát thì đợt 7 là có giá trị cao nhất và ta cụng nhận thấy rằng các giá trị ban ngày đều nằm trong GHCP và gần bằng cũng như bằng GHCP (đợt 7) Nguyên nhân là do dự án đã được đưa vào xây dựng nên các thiết bị máy móc hoạt động gây nên những tiếng ồn nhất định Còn vào ban đêm thì trong cả ba đợt khảo sát 5, 6 và 7 thì đều đã vượt GHCP ( đợt 5 thì vượt 14,4 db, còn trong đợt 6 thì vượt 15,1 db còn trong đợt 7 thì vượt 14,6 db)

Bảng 4.1.3 Bảng kết quả quan trắc tiếng ồn

Nguyên nhân của tình trạng trên có thể là do các phương tiện giao thông mà đặc biệt là xe tải sử dụng còi hơi nên đã làm cho độ ồn tăng trong khoảng thời gian nhất định (vì đoạn đường này thường xuyên có các phương tiện giao thông qua lại)

Trung bình Đợt Thời gian Kết quả quan trắc QCVN

Từ 6h đến 22h: 75dBA Đêm 42.9 39.9 Đợt 5 Ngày 58.4 50.4 đêm 57.1 50.0 Đợt 6

Dựa theo bảng kết quả quan trắc thì khi so sánh các giá trị đo của các đợt với QCVN 26:2010 thì các giá trị vẫn còn nằm đều nằm trong GHCP nhưng trong đó đợt 5 là có giá trị cao nhất (58,4 dBA) và đợt 7 là có giá trị nhỏ nhất (39,3 dBA) nhưng nếu so sánh với số liệu nền thì độ rung vẫn có khi thi công dự án nhưng chỉ ở những thời gian nhất định ví dụ như ở đợt 5 thì do việc khoan cọc nhồi bê tông nên giá trị sẽ cao hơn giá trị các đợt còn lại Vi vậy có thể nói rằng khi thi cộng dự án thì nó cũng ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nhưng vẫn nằm trong GHCP và được chấp nhận

Bảng 4.1.4 Bảng kết quả quan trắc rung động

Gói thầu 2

Quy chuẩn Thời gian Đợt

SO 2 NO 2 HC Bụi CO mg/m 3 mg/ m 3 mg/m 3 mg/m 3 mg/m 3

Nhiệt độ Độ ẩm Gió Áp suất Hướng gió

Bảng 4.2.1 Bảng kết quả đo vi khí

Bảng 4.2.2 Bảng kết quả phân tích các thông số chất lượng không khí

Dựa vào bảng kết quả phân tích trên ta có thể thấy được rằng hàm lượng SO2 ở hầu hết các đợt đo nằm trong GHCP theo QCVN05:2009 Ta có thể thấy rằng trong một số đợt đo thì không phát hiện SO2 như trong đợt nền, đợt 7 và một số lần đo của đợt 6, điều này có thể do gói thầu này chưa có nhiều hạng mục thi công cũng như là máy móc chưa hoạt động nhiều, ngoài ra do đây là khu vực trống trải nhiều cây xanh và gần sông nên lượng SO2 phát tán ra xa

Chỉ tiêu này đều nằm trong GHCP và theo các giá trị phân tích được thì ta thấy rằng hầu như không có sự thay đổi về NO2 ở 2 đợt khảo sát đầu tiên và đợt nền Nguyên nhân có thể là do khu vực gói thầu này nằm ở khu vực yên tĩnh ít có các loại phương tiện giao thông qua lại cũng như là gói thầu này chưa có thi công nhiều, một phần là do khu vực này trống trải và tốc độ gió ở đây cũng khá cao nên NO2 bị phát tán ra xa Trong đợt 7 thì lượng NO2 cao hơn các lần trước nhưng vẫn nằm trong GHCP là do lúc này có một số hạng mục được thi công như đổ bê tông trụ cầu nên lượng NO2 cao hơn so với các lần quan trắc trước

0.08 Đợt Nền Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7

Biểu đồ: thể hiện sự biến đổi của hàm lượng SO 2 trong không khí

Trong tất cả các đợt khảo sát ở gói thầu này thì HC đều nằm trong GHCP của QCVN 06:2009 (vì không phát hiện thấy HC) nguyên nhân có thể là do khu vực này thông thoáng và hoạt động xây dựng ở gói thầu này chưa nhiều

Theo như kết quả phân tích ta có thể thấy rằng nồng độ bụi trong không khí của gói thầu này trong đợt 5 và đợt 7 thì vẫn nằm trong GHCP còn đợt 6 thì đã vượt quá GHCP (gấp 2,33 lần trung bình 1h) Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có thể là do trong đợt khảo sát lần 5 thì do công trình chưa thi công nhiều nên hàm lượng bụi trong không khí chưa cao, còn trong đợt khảo sát lần 7 thì do trước ngày khảo sát có mưa và ngày khảo sát thì trời ít nắng nên hàm lượng bụi trong không khí vẫn nằm trong GHCP (0,32 mg/m3) Còn trong đợt 6 thì hàm lượng bụi đã vượt GHCP là do công trình đang vào giai đoạn thi công một số hạng mục nên có các hoạt động đào lấp, vận chuyển nguyên vật liệu diễn ra đã làm cho bụi cuốn theo các lốp xe phát tán vào không khí cộng với việc tốc độ gió cao và khu vực này thông thoáng nên mới gây ra hiện tượng trên

0.06 Đợt Nền Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7

Biểu đồ: thể hiện sự biến đổi của hàm lượng NO 2 trong không khí

Chỉ tiêu này trong các đợt quan trac đều nằm trong GHCP Nguyên nhân là do đây là khu vực ít dân cư thông thoáng nhiều cây xanh, gần sông và ít xe cộ qua lại nên ít có thải khí CO

0.8 Đợt Nền Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7

5 Đợt Nền Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7

Biểu đồ: thể hiện sự biến đổi của hàm lượng bụi trong không khí

Biểu đồ: thể hiện sự biến đổi của hàm lượng CO trong không khí

Giá trị trung bình Thời gian

Qua kết quả đo đạt thì ta thấy được rằng tất cả các giá trị đo đều nằm trong GHCP của QCVN 26:2010 Tuy nhiên từ đợt khảo sát đầu tiên ( đợt nền) đến đợt 6 thì giá trị đo đã tăng đáng kể, qua đó nói lên một điều là việc thi công dự án cũng đã gây ra một mức độ ồn nhất dịnh nhưng vẫn thuộc phạm vi cho phép Ngoài ra thì giá trị đợt

6 cũng lớn hơn đợt 5 là do lúc khảo sát đợt 5, 7 thì dự án chưa hoạt động nhiều còn vào đợt 6 thì dự án đã triển khai nhiều hoạt động xây dựng nên giá trị của đợt 6 là lớn nhất

Bảng 4.2.3 Bảng kết quả quan trắc tiếng ồn

Trung bình Đợt Thời gian Kết quả quan trắc QCVN

Từ 6h đến 22h: 75dBA Đêm 42,9 39,9 Đợt 5

Kết quả đo rung cho thấy mức rung hiện vẫn nằm trong GHCP theo QCVN 27:2010 Nhưng từ kết quả quan trắc ta cũng thấy rằng việc thi công dự án cũng có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh vì giá trị số liệu nền luôn thấp hơn giá trị các đợt khảo sát Nguyên nhân của việc này là do việc thi công sẽ dùng một số loại máy móc để đào bới và vận chuyển nguyên vật liệu Qua bảng kết quả quan trắc trên thì giá trị trong lần khảo sát thứ 7 là nhỏ nhất nguyên nhân có thể là do trong thời gian này công trình đã đổ bê tông trụ cầu xong và việc khoan cọc nhồi hay là đào bới đã chấm dứt nên giá trị đo lần này là thấp nhất

Bảng 4.2.4 Bảng kết quả quan trắc rung động

Gói thầu 3

Nhiệt độ 0 Độ ẩm Gió Áp suất Hướng gió

Tiêu chuẩn Thời gian Đợt

SO 2 NO 2 HC Bụi CO mg/m 3 mg/m 3 mg/m 3 mg/m 3 mg/m 3

Bảng 4.3.1 Bảng kết quả đo vi khí

Bảng 4.3.2 Bảng kết quả phân tích các thông số chất lượng không khí

Dựa theo bảng kết quả phân tích thì chỉ tieu này vẫn nằm trong GHCP nhưng sau mỗi lần quan trắc thì nó càng tăng Trong đợt 7 thì hàm lượng SO2 đã có giảm nhưng chỉ với 1 lượng nhỏ (giảm 0,01 mg/m 3 ) Nguyên nhân có thể là do hoạt động xây dự dự án và cũng một phần là do lượng phương tiện giao thông qua lại trên đoạn quốc lộ này rất đông mà SO2 được sinh ra là do sự đốt cháy các nhiên liệu

Qua các đợt quan trắc thì ta thấy rằng NO2 luôn nằm trong GHCP Nhưng nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy sự biến động bất thường của hàm lượng NO2 nguyên nhân của việc biến động này có thể là do ngày khảo sát đợt 6 là ngày có mưa và tùy theo mức độ phương tiện giao thông qua lại trên đoạn đường này nên có sự biến động như vậy.

0.12 Đợt Nền Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7

Biểu đồ: thể hiện sự biến đổi của hàm lượng SO 2 trong không khí

Trong một số thời gian nhất định của đợt 5, 6 và 7 thì vẫn phát hiện thấy HC nhưng các giá trị vẫn nằm trong GHCP của QCVN 06:2009 nguyên nhân là do lượng phương tiện giao thông qua lại rất đông trên đoạn đường này mà đặc biệt là xe tải và xe container vận chuyển nguyên vật liệu từ thành phố Hồ Chí Minh ra Vũng Tàu và ngược lại nên ta sẽ phát hiện HC trong một số thời gian nhất định

0.18 Đợt Nền Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7

3.0 Đợt Nền Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7

Biểu đồ: thể hiện sự biến đổi của hàm lượng HC trong không khí

Biểu đồ: thể hiện sự biến đổi của hàm lượng NO 2 trong không khí

Trong đợt nền thì hàm lượng bụi vượt GHCP 4,8 lần theo QCVN05:2009 trung bình 1h

Trong đợt 5 thì hàm lượng bụi vượt GHCP 2,63 lần theo QCVN05:2009 trung bình 1h

Trong đợt 6 thì hàm lượng bụi vượt GHCP 2 lần theo QCVN05:2009 trung bình 1h

Trong đợt 7 thì hàm lượng bụi vượt GHCP 3,6 lần theo QCVN05:2009 trung bình 1h

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là do đây là con đường giao thông chính nối liền thành phố với Vũng Tàu nên lưu lượng phương tiện giao thông qua lại là rất cao mà thời tiết thì nóng do nhiệt độ cao và tốc độ gió lớn nên bụi sẽ cuốn theo lốp các bánh xe và phát tán trong không khí Ngoài ra trong đợt khào sát lần lấy số liệu nền thì đoạn đường này đang xây dựng nên việc hàm lượng bụi trong không khí cao là một điều không thể tránh khỏi Còn trong đợt 7 thì do dự án đang có các hoạt động đào bới de xây dựng nên hàm lượng bụi cao hơn đợt 5 và 6

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 Đợt Nền Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7

Biểu đồ: thể hiện sự biến đổi của hàm lượng bụi trong không khí

Hàm lượng CO trung bình từ 6h đến 22h của các đợt khảo sát vẫn nằm trong GHCP của QCVN05:2009 trung bình 1h Tuy nhiên hàm lượng CO lại tăng sau mỗi lần khảo sát

Giá trị trung bình Thời gian

Dựa vào kết quả đo đạc thì mức ồn cả ban ngày lẫn đêm đều vượt GHCP từ 2,8 cho đến 28.5 dBA, trong đó lần khảo sát thứ 7 là lần có giá trị vượt mức cho phép của QCVN 26:2010 cao nhất ( vượt 28,5 dBA) nguyên nhân là do tần suất hoạt động của các loại phương tiện giao thông tương đối cao và một số loại phương tiện còn sử dụng còi hơi vào ban đêm nên mới làm cho tiếng ồn vượt GHCP của QCVN 26:2010

Bảng 4.3.3 Bảng kết quả quan trắc tiếng ồn

Trung bình Đợt Thời gian

Từ 6h đến 22h: 75dBA Đêm 28.6 35.9 Đợt 5 Ngày 56.5 54.4 đêm 54.1 51.3 Đợt 6 Ngày 51.5 47.1 đêm 51.1 47.5 Đợt 7 Ngày 49.2 52.5 đêm 50.5 55.3

Kết quả đo rung cho thấy mức rung hiện vẫn nằm trong GHCP theo QCVN 27:2010 Nhưng từ số liệu đợt nền đến đợt khảo sát thứ 7 thì độ rung tăng một cách đáng kể điều này một phần là do vị trí khảo sát nằm trên quốc lộ và các phương tiện tham gia giao thông trên đoạn quốc lộ này rất đông cộng với việc dự án đang đưa vào xây dựng một số hạng mục nên nó cũng có ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nhưng không nhiều vì các giá tri đo được vẫn nằm trong giới hạn cho phép

Bảng 4.3.4 Bảng kết quả quan trắc rung động

Ngày đăng: 09/08/2024, 17:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w