1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng quy hoạch sử dụng đất của huyện ý yên tỉnh nam định đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021

55 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng quy hoạch sử dụng đất của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021
Tác giả Ninh Viết Nam
Người hướng dẫn TS. Phạm Lan Hương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Lý Đất Đai
Thể loại Đề án Môn Học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 558 KB

Nội dung

Mỗi đặc điểm là một chức năng khác nhau, chức năng sản xuất, chức năng về môi trường sống, điều hòa khí hậu, nước… Tùy vào mục đích sửdụng đất bất kỳ sự phát triển nào cũng bắt nguồn từ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

.

Mục Lục

Ch ươ ng 1 6

C s lý lu n chung vềề quy ho ch kềế ho ch s d ng đấết đai ơ ở ậ ạ ạ ử ụ 6

I, Khái quát chung về cơ sở khoa học trong việc lập quy hoạch sử dụng đất 6

1.1, Khái ni m đấất đai ệ 6

1.2, Khái niệm về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai 7

1.3, Vị trí và vai trò của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 8

II, Yêu cầu đặt ra với quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 8

Chương 2 9

Gi i thi u vềề quy ho ch s d ng đấết huy n Ý Yền đềến năm 2030 ớ ệ ạ ử ụ ệ 9

I, Ý nghĩa và mục tiêu của lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 9

1.1, Vị trí, vai trò và ý nghĩa 9

1.2, Mục đích và yêu cầu 9

II, N i dung, ph ộ ươ ng pháp, các b ướ c xấy d ng ự 10

2.1, N i dung ộ 10

2.2, Ph ươ ng pháp 11

2.3, Các b ướ c xấy d ng ự 11

3, Các văn bản hướng dẫn lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất 11

3.1, Các văn bản hướng dẫn lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất 12

3.2, Đề cương soạn thảo lập dư án quy hoạch sử dụng đất 15

Chương 2 16

Đánh giá điềều ki n c b n ệ ơ ả 16

I, Đánh giá điềều ki n ệ tự nhiền, tài nguyền thiền nhiền và c nh ả quan môi trư ng ờ 16

1.1, V trí đ a lý ị ị 16

Trang 3

1.2, Đ a hình, đ a m o ị ị ạ 17

1.3, Đ a chấất th y văn ị ủ 17

1.4, Tài nguyên đấất 17

1.5,Tài nguyên n ướ 18 c 1.6, Tài nguyên r ng ừ 18

1.7, Tài nguyên khoáng s n ả 18

1.8, Tài nguyên nhấn văn và du l ch ị 18

1.9, C nh quan môi tr ả ườ ng 19

II, Đánh giá điềều ki n kinh tềế xã h i tác đ ng t i đấết đai ệ ộ ộ ớ 20

2.1, Tăng tr ưở ng kinh têấ 20

2.2, Dấn sôấ, lao đ ng và vi c làm ộ ệ 20

2.3 Kêất qu s n xuấất các ngành ả ả 21

2.4, Cơ sở hạ tầng 22

2.4.1, Về cơ sở hạ tầng giao thông 22

2.4.2, Giáo dục đào tạo và phát triển nhân lực 23

2.4.3, Y têấ 24

2.4.4, Th thao ể 25

2.4.5, Các công trình di tch l ch s ị ử 25

III, Đánh giá về tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất 26

3.1, Đánh giá tình hình quản lý đất đai 26

3.1.1, Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 26

3.1.2, Công tác thôấng kê, ki m kê đấất đai ể 26

3.1.3, Công tác thanh tra, ki m tra, g i đ n tôấ cáo ể ử ơ 27

3.1.4, Qu n lý công vêề lĩnh v c đấất đai ả ự 27

3.1.4, Đánh giá kêất quả 27

3.2, Hi n trang s d ng đấất đai ệ ử ụ 28

3.3, Biêấn đ ng s d ng đấất ộ ử ụ 29

IV, Đánh giá chung vềề điềều ki n c b n ệ ơ ả 29

4.1, L i thêấ, thu n l i ợ ậ ợ 29

4.2, H n chêấ, khó khăn ạ 30

Ch ươ ng 4 30

Xây d ng ph ự ươ ng án quy ho ch s d ng đâất đếấn năm 2030 ạ ử ụ 30

A Xác định phương hướng phát triển kinh tế xã hội và phương hướng sử dụng đất 30

I, Xác định phương hướng phát triển kinh tế xã hội 30

Trang 4

1.1, Phương hướng mục tiêu chung 30

1.2, M c têu c th ụ ụ ể 31

II, Phương hướng sử dụng đất 32

2.1, Xây dựng quan điểm sử dụng đất 32

2.2, Phương hướng sử dụng 5 loại đất 32

B, Nội dung phương án quy hoạch 33

I, Quy hoạch ranh giới 34

1.1, Ranh giới hành chính 34

1.2, Ranh gi i s d ng lo i đấất ch yêấu và các lo i đấất chính ớ ử ụ ạ ủ ạ 34

II, Quy ho ch ạ sử d ng ụ đấết khu dấn c ư nông thôn 34

2.1 Dự báo nhu cấều đấất ở 34

2.2 Xác đ nh ị vị trí đấất khu dấn c ư m i ớ 35

III Quy ho ch ạ sử d ng ụ đấết chuyền dùng 36

3.1 Dự báo nhu cấều sử d ng ụ đấất chuyên dùng 36

3.1.1, Đấất dùng cho khu, c m công nghi p ụ ệ 36

3.1.2, Đấất th ươ ng m i ạ 36

3.1.3, Đất về du lịch 38

3.1.5, Đất phục vụ cho văn hóa – thể thao 38

3.1.6, Đất phục vụ hệ thống giao thông 39

3.2, Phấn b đấất chuyên dùng ổ 39

3.2.1, Phấn b không gian phát tri n công nghi p ổ ể ệ 39

3.2.2, Phấn b không gian đấất th ổ ươ ng m i d ch v ạ ị ụ 39

IV, Quy ho ch s d ng đấết nông nghi p ạ ử ụ ệ 39

4.1, Đánh giá têềm năng đấất dùng vào s n xuấất nông nghi p ả ệ 39

4.2, Dự báo nhu cấều sử d ng ụ đấất nông lấm nghi p ệ 40

4.2.1, Đ nh h ị ướ ng phát tri n nông – lấm – th y s n ể ủ ả 40

4.2.2, Đ nh h ị ướ ng phát tri n nông nghi p ể ệ 41

4.2.2.1, Trôềng tr t ọ 41

4.2.2.2, Chăn nuôi 41

4.2.2.3, Lấm nghi p ệ 42

4.2.3, Kêất lu n ậ 42

V, Quy ho ch qu n lý đấết ch a s d ng và chu chuy n đấết đai ạ ả ư ử ụ ể 42

5.1, Qu n lý đấất ch a s d ng ả ư ử ụ 42

5.2, Chu chuy n đấất đai ể 42

Trang 5

VI, Các gi i pháp th c hi n quy ho ch ả ự ệ ạ 45

6.1, Nhóm vêề gi i pháp chính sách ả 45

6.2, Nhóm gi i pháp vêề kyỹ thu t ả ậ 45

6.3, Nhóm các gi i pháp kinh têấ ả 46

6.4, Nhóm các gi i pháp vêề nhấn l c ả ự 46

Ch ươ ng 4: 47

Nh n xét và đánh giá vềề công tác quy ho ch, kềế ho ch s d ng đấết t i Huy n Ý Yền, t nh Nam ậ ạ ạ ử ụ ạ ệ ỉ Đ nh ị 47

I, Đánh giá tác đ ng c a ph ộ ủ ươ ng án quy ho ch s d ng đấết đềến kinh tềế xã h i và môi tr ạ ử ụ ộ ườ ng 47

1.1, Đánh giá tác đ ng c a ph ộ ủ ươ ng án quy ho ch s d ng đấất đêấn nguôền thu t vi c giao ạ ử ụ ừ ệ đấất, cho thuê đấất, chuy n m c đích s d ng đấất và chi phí cho vi c bôềi th ể ụ ử ụ ệ ƣờ ng, hôỹ tr , tái ợ đ nh c ị ư 47

1.2 Đánh giá tác đ ng c a ph ộ ủ ươ ng án quy ho ch s d ng đấất đêấn kh năng b o đ m an ạ ử ụ ả ả ả ninh l ươ ng th c ự 48

1.3, Đánh tác đ ng c a ph ộ ủ ươ ng án quy ho ch s d ng đấất đôấi v i vi c gi i quyêất quyỹ đấất , ạ ử ụ ớ ệ ả ở m c đ nh h ứ ộ ả ưở ng đêấn đ i sôấng các h dấn ph i di d i chôỹ , sôấ lao đ ng ph i chuy n đ i ờ ộ ả ờ ở ộ ả ể ổ nghêề nghi p do chuy n m c đích s d ng đấất ệ ể ụ ử ụ 48

1.4 Đánh giá tác đ ng c a ph ộ ủ ươ ng án quy ho ch s d ng đấất đêấn quá trình đô th hóa và ạ ử ụ ị phát tri n h tấềng ể ạ 49

1.5, Đánh giá tác đ ng c a ph ộ ủ ươ ng án quy ho ch s d ng đấất vi c tôn t o di tch l ch s - văn ạ ử ụ ệ ạ ị ử hóa, danh lam thăấng c nh, b o tôền văn hóa các dấn t c ả ả ộ 49

3.6 Đánh giá tác đ ng c a ph ộ ủ ƣơ ng án quy ho ch s d ng đấất đêấn kh năng khai thác h p lý ạ ử ụ ả ợ tài nguyên thiên nhiên; yêu cấều b o tôền, phát tri n di n tch r ng và t l che ph ả ể ệ ừ ỷ ệ ủ 50

II, Các gi i pháp th c hi n ả ự ệ 50

2.1, Xác đ nh các gi i pháp b o v môi tr ị ả ả ệ ườ ng và c i t o đấất ả ạ 50

2.2, Xác đ nh các gi i pháp t ch c th c hi n quy ho ch ị ả ổ ứ ự ệ ạ 51

C, Kềết lu n ậ 51

Ch ươ ng 5, Các tài li u tham kh o ệ ả 52

Trang 6

Chương 1

Cơ sở lý luận chung về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai

I, Khái quát chung về cơ sở khoa học trong việc lập quy hoạch sử dụng đất

1.1, Khái niệm đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là cơ sở hình thành

sự sống và sự phát triển Đất đai có nhiều đặc điểm riêng tạo ra những tính năng riêng rất đặc sắc của nó Mỗi đặc điểm là một chức năng khác nhau, chức năng sản xuất, chức năng về môi trường sống, điều hòa khí hậu, nước… Tùy vào mục đích sửdụng đất bất kỳ sự phát triển nào cũng bắt nguồn từ sử dụng đất đai hợp lý

Đất đai được chia ra làm các loại sau

Nhóm đất nông nghiệp

Để sản xuất và trồng các loại cây lâu năm

Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất phòng hộ, đất rừng đặc dụng

Đất nuôi trồng thủy sản

Đất làm muối

Đất nông nghiệp khác: là các loại đất ở nông thôn phục vụ cho mục đích xây dựng những trang trại, truồng lợn, chăn nuôi gia súc, nghiên cứu lâm nghiệp, xây dựng kho hộ gia đình …

Nhóm đất phi nông nghiệp

Bao gồm đất ở và đất chuyên dùng

Đất phi nông nghiệp là loại đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác

Trang 7

gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồngtrọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí

nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh” .

Nhóm đất chưa sử dụng

Là các nhóm loại đất đang bị bỏ không bao gồm đất chưa sử dụng như đất đồi núi, đất đá…

1.2, Khái niệm về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai là việc phân bổ và khoanh định nguồn tài nguyên đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và đơn vị hành chính trong thời gian xác định trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành, lĩnh vực

Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng, quản lý đất đai nói chung, đất đai nông thôn nói riêng một cách đầy đủ hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc tính toán, phân bổ quỹ đất cho các ngành, cho mục đích sử dụng, cho cá nhân sử dụng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội tạo điều kiện bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất đai

Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội cho nên phải đảm bảo tính kinh tế, tính kỹ thuật và tính pháp chế của nhà nước Tính kinh tế thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng đất đai Tính kỹ thuật là thể hiện ở các công tác chuyên môn

kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý dữ liệu Tính pháp lý nghĩa là việc sử dụng và quản lý đất đai phải tuân theo quy định pháp luật nhà nước

Trang 8

1.3, Vị trí và vai trò của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

Đầu tiên quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ để quản lý đấtđai được thống nhất

Thứ hai, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm

Thứ ba, thông qua quy hoạch kế hoạch sử dụng đất Nhà nước sử dụng quyền định đoạt đối với đất đai

Thứ tư xét về góc độ kinh tế: quy hoạch đất giúp chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị của bất động sản, thúc đẩy nền kinh

tế quốc dân phát triển

Thứ năm quy hoạch kế hoạch sử dụng đất góp phần làm nâng cao chất lượng cho cuộc sống

Thứ sáu quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là công cụ hữu hiệu thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Quan hệ giữa quy hoạch kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

Quan hệ giữa quy hoạch kế hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch khác hư quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch môi trường, quy hoạch phát triển và bảo

vệ rừng,…

II, Yêu cầu đặt ra với quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

1, Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo nguyên tắc bền vững

2, Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính thống nhất đồng bộ

3, Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán vùng miền lãnh thổ

4, Phải xây được quy hoạch kế hoạch sử dụng đất mang tính ổn định lâu dài

Trang 9

5, Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phải công khai, minh bạch, dân chủ

6, Sử dụng phương pháp tham vấn cộng đồng trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

7, Xây dựng được quy hoạch sử dụng đất mang tính khả thi

Chương 2 Giới thiệu về quy hoạch sử dụng đất huyện Ý Yên đến năm

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọngnhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết; là cơ

sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất,cho thuê đất và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Đồng thời việc lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằmhạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả, ngăn chặncác hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng môi trườngsinh thái, kìm hãm phát triển sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội

1.2, Mục đích và yêu cầu

Rà soát đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 trước đây đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm nghiên cứu để lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cho các ngành, lĩnh vực

Trang 10

và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện.

- Tổ chức việc sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo quỹ đất cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng an ninh, từng chủ sử dụng đất có lãnh thổ sử dụng đất cần thiết và được phân bổ hợp lý trên địa bàn tỉnh

- Tạo lập cơ sở để quản lý thống nhất đất đai trong lãnh thổ và làm căn cứ để giao đất, thu hồi đất theo đúng thẩm quyền

- Làm căn cứ định hướng cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chuyênngành, lập quy hoạch sử dụng đất các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc củatỉnh

- Tạo nên nguồn cơ sở dữ liệu về đất đai, phục vụ cho công tác quản lý đất đai mộtcách hợp lý, khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả Đồng thời các quy định, luận cứ, tàiliệu và số liệu quy hoạch là cơ sở cho việc tin học hóa thành nguồn dữ liệu cho quản

lý, sử dụng đất

- Làm cơ sở để UBND tỉnh cân đối giữa các khoản thu ngân sách từ giao đất, chothuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại thuế có liên quan đến đất đai và cáckhoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

II, Nội dung, phương pháp, các bước xây dựng

2.1, Nội dung

- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ý Yên , hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai đặc biệt là đất chưa sử dụng

- Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong thời hạn lập quy hoạch

- Xử lý, điều hòa nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh

Trang 11

- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình dự án

- Xác định các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường

- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất có giá trị pháp lý sẽ là cơ sở để xây dựng và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai các chuyên ngành hoặc các khu vực dựa trên bảng cân đối nhu cầu sử dụng của các ngành và ranh giới hoạch định cho từng khu vực

2.2, Phương pháp

- Xác định các mô hình định hướng phát triển không gian huyện và các khu vực giaiđoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.- Đánh giá thực trạng và tiềm năng, lợithế cũng như hạn chế của huyện

- Dự báo cơ cấu phát triển dân số, lao động sản xuất, đất đai đô thị - nông thôn và các chỉ tiêu đô thị hoá cho các giai đoạn phát triển

- Đề xuất hệ thống tổ chức không gian lãnh thổ, các đô thị trung tâm, các điểm dân

cư đô thị - nông thôn và định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp; phát triển các trung tâm chuyên ngành khác như giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - thể thao; thương mại - dịch vụ - du lịch

- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, chất thải rắn, đánh giá tác động môi trường chiến lược, …

2.3, Các bước xây dựng

Đặt vấn đề

- Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Phần II: Tình hình quản lý, sử dụng đất đai

- Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất đai

Trang 12

- Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất Kết luận và kiến nghị

3,

C á c v ă n bản h ư ớng dẫn lập v à x é t duyệt quy hoạch sử dụng đ ất

3.1, Các văn bản hướng dẫn lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội;

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc Hội;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;

- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 và Luật Di sản văn hoá sửa đổi số32/2009/QH12 ngày 18 tháng 06 năm 2014;

- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;

- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN ViệtNam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 và Luật sửa đổi bổ sung Luật Điện lực số24/2012/QH13;

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khoá XI;

- Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10, Luật sửa đổi bổ sung một số điềucủa Luật Phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13;

- Luật chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hộikhoá XI;

- Nghị định 44/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung vềquy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về lập, thẩm định,phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

- Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 02/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020,định hướng đến năm 2030;

Trang 13

- Văn bản số 2343/TTg-KTN ngày 24/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việcđiều chỉnh quy hoạch các Khu công nghiệp tỉnh Nam Định đến năm 2020;

- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Banhành Tiêu chí Huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấptỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việcphê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việcban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 01/2013/TT-BXD ngày 08/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng vềviệc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng vềviệc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện tiêu chí đạt chuẩn nông thônmới giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về quy định hồ

sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạchxây dựng khu chức năng đặc thù;

- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/4/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kếhoạch số 52/KH-UBND ngày 29/6/2016 của UBND tỉnh Nam Định về xây dựngnông thôn mới tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020;

- Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh thôngqua báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụngđất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Nam Định;

Trang 14

- Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 14/5/2012 của UBND tỉnh Nam Định phêduyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và muối tỉnh Nam Địnhgiai đoạn 2010-2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 17/5/2012 của UBND tỉnh Nam Định phêduyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020 vàđịnh hướng đến năm 2025;

- Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 04/4/2017 của UBND tỉnh Nam Định phêduyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnhNam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Quyết định số 783/QĐ-UBND ngày 28/5/2012 của UBND tỉnh Nam Định phêduyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020 và địnhhướng đến năm 2025;

- Quyết định số 1013/QĐ-UBND ngày 16/7/2012 của UBND tỉnh Nam Định phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2020 và địnhhướng đến năm 2025;

- Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 30/7/2014 của UBND tỉnh Nam Định phêduyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Nam Định theo hướng nâng cao giá trị giatăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020;

- Quyết định số 1531/QĐ-UBND ngày 10/10/2012 của UBND tỉnh Nam Định phêduyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Nam Định đến năm

2020 và định hướng đến năm 2025;

- Quyết định số 1755/QĐ-UBND ngày 08/11/2012 của UBND tỉnh Nam Định phêduyệt Quy hoạch phát triển khoa học công nghệ tỉnh Nam Định đến nưm 2020 vàđịnh hướng đến năm 2025;

- Quyết định số 2559/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 của UBND tỉnh Nam Định v/vphê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nam Định

Trang 15

- Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 của UBND tỉnh Nam Định v/v phêduyệt hệ thống thuỷ lợi Nam Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Thuỷ, Bắc Nam Hàthuộc địa phận tỉnh Nam Định;

- Quyết định số 1005/QĐ-UBND ngày 2/6/2015 của UBND tỉnh Nam Định phêduyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Ý Yên đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030;

- Nghị quyết số 12/NQ – HĐND ngày 21/7/2016 cyar HĐND tỉnh thông qua báocáo điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kìcuối (2016 – 2020) tỉnh Nam Định

- Văn bản số 71/UBND-VP5 ngày 15/2/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc lậpquy hoạch xây dựng vùng Huyện;

- Thông báo số 43/TB-UBND ngày 14/3/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việclập quy hoạch xây dựng vùng huyện Ý Yên;

- Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 20/7/2017 của UBND tỉnh Nam Định vềviệc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ý Yên,tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

3.2, Đề cương soạn thảo lập dư án quy hoạch sử dụng đất

Trang 16

Hồ sơ Lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm

2021 của huyện Ý Yên sau khi được xét duyệt bao gồm những sản phẩm sau:

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp Lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kếhoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ;

- Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Ý Yên ;

- Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Ý Yên ;

- Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Ý Yên ;

- Bản đồ quy hoạch các khu vực chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2030 chi tiếtđến đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn;

- Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, thông qua Hội đồng nhândân, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt

Chương 3

Đánh giá điều kiện cơ bản

I, Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

1.1, Vị trí địa lý

Huyện Ý Yên nằm ở phía tây của tỉnh Nam Định, huyện lỵ của huyện là thị trấn Lâm, cách thành phố Nam Định 27 km về phía tây, cách trung tâm thủ đô Hà

Nội 117 km, có vị trí địa lý:

 Phía đông giáp huyện Vụ Bản

 Phía tây giáp huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư và thành phố Ninh

Bình thuộc tỉnh Ninh Bình

 Phía nam giáp huyện Nghĩa Hưng và huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

 Phía bắc giáp huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục thuộc tỉnh Hà Nam

Trang 17

Dân số năm 2009 là 247.718 người 10% dân số theo đạo Thiên Chúa

Ý Yên có đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đi qua các xã phía Tây của huyện,

có đường sắt Bắc-Nam đi qua và có các tuyến quốc lộ như quốc lộ 10, quốc lộ 38B, quốc lộ 37B, quốc lộ 37C Trên tuyến quốc lộ 37B có phà Đống Cao nối liền hai huyện Nghĩa Hưng và Ý Yên Quốc lộ 37C nối từ Hưng Thi (Lạc Thủy)

qua Nho Quan, Gia Viễn (Ninh Bình) tới Quốc lộ 37B tại xã Ninh Cường Trong huyện còn có các tuyến tỉnh lộ như 484 (Đường 64 cũ); tỉnh lộ 485 (Đường 57 cũ); tỉnh lộ 486 (Đường 12 cũ)

Ý Yên có sông Đáy, sông Đào hay còn gọi là sông Nam Định và sông Chanh chảy qua, tạo nên các tuyến giao thông thủy quan trọng

1 2, Địa hình, địa mạo

Là một vùng đồng bằng chiêm trũng điển hình trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, huyện Ý Yên tỉnh Nam Định là vùng đất có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng để phát triển kinh tế, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp

Là vùng đất hình thành sớm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Ý Yên nằmtrong vùng đất trũng hơn cả, địa hình không đồng đều Địa hình Ý Yên chủ yếu là đồng bằng nhưng có vùng tương đối cao có vùng lại rất thấp và bị chia cắt nhiều bởi

hệ thống kênh mương dày đặc Nhìn chung địa hình chính của vùng là địa hình đồng bằng độ dốc < 1% và có xen kẽ đồi thấp với một số đặc điểm riêng

1.3, Địa chất thủy văn

Là một vùng có địa hình đồng bằng thấp trũng, trên địa bàn huyện Ý Yên có một hệ thống sông ngòi tương đối dày, hướng dốc đặc trưng của lưu vực là hướng Bắc Nam Đặc biệt là có hai con sông lớn chảy qua phía Tây và phía Nam của huyện, đólà:Sông Đào : Dài 10km và Sông Đáy: Dài 30 km

1.4, Tài nguyên đất

Trang 18

Huyện Ý Yên có tổng diện tích đất tự nhiên là 24.612,54 ha Đất nông nghiệp chiếmchủ yếu với tổng 68,28% tổng diện tích (trong đó đất trồng lúa cũng chiếm tới54,26%).Đất đai Ý Yên có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vực sông Hồng Trên địabàn Ý Yên có các loại đất chính là đất phù sa, đất cổ có nguồn gốc từ phù sa sôngHồng và các bãi cát ven sông

1.5,Tài nguyên nước

Ý Yên có sông Đáy, sông Đào, hay còn gọi là sông Nam Định và sông Chanh chảy qua, tạo ra các tuyến giao thông thủy quan trọng

1.6, Tài nguyên rừng

Ý Yên không có rừng tự nhiên Toàn huyện hiện có 26,29 đất rừng phòng hộ chủ yếu là bạch đàn, phi lao, xà cừ, phượng Nguồn tài nguyên rừng không lớn nhưng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, điều hòa môi trường và phát triển chăn nuôi kết hợp với vườn rừng làm cây ăn quả, cây lâu năm

1.7, Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện Ý Yên chủ yếu là các nguyên liệu đất sét Các mỏ đất sét mới được nghiên cứu sơ bộ chưa đánh giá chính xác về quy mô, trữ lượng, chất lượng để

có phương án khai thác, sử dụng Đất sét làm gốm sứ phân bố ở núi Phương Nhi, trữ lượng không nhiều nhưng chất lượng khá Đất sét làm gạch, ngói phân bố ở rải rác các xã trong huyện Ngoài ra còn có trữ lượng cát trên sông Đào, sông Đáy có thể khai thác

1.8, Tài nguyên nhân văn và du lịch

Quần thể di tích thờ vua Đinh ở Nam Định với các di tích nằm trên huyện Ý Yên như đền Vua Đinh ở Yên Thắng, đình Thượng Đồng, đình Cát Đằng và đền Cộng Hòa ở xã Yên Tiến và đình Viết ở xã Yên Chính

Phủ nghĩa Hưng (thời Pháp thuộc).Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) xã Yên Đồng - Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất

Trang 19

Đình Cổ Hương, xã Yên Phương thờ thánh tổ Nguyễn Minh Không Lễ hội đình Tràn ngày 14-3 âm lịch -Làng Tràn (Trần Xá), xã Yên Đồng

Đình Ông Bốn, thuộc làng Đống Cao Thượng, xã Yên Lộc, Đình Ruối xã Yên Nghĩa, Đền vua Đinh xã Yên Thắng, Cây cổ thụ Dã Hương hơn 500 tuổi, xã Yên Nhân,Hai cây gạo đại thụ hơn 200 tuổi tại Làng Đống Cao, xã Yên Lộc; Đình Đông Phú (làng Gạo) xã Yên Thành.Đình Phúc Thọ xã Yên Thành thờ thánh tổ Nguyễn Minh Không; Đình Kinh Thanh xã Yên Thọ thờ Thánh Linh Lang Đại Vương

Đây là tiềm năng lớn cho việc phát triển dịch vụ du lịch

1.9, Cảnh quan môi trường

Là huyện đồng bằng của tỉnh nhưng không phải là huyện trọng điểm để phát triển các ngành công nghiệp Nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp

Vì vậy môi trường trên địa bàn huyện còn ở mức ổn định, chưa bị ô nhiễm bởi hoạt động sản xuất công nghiệp Tình trạng ô nhiễm môi trường sống xảy ra cục bộ do bão lụt, thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ cỏ, ốc sên…) Tuy nhiên các cấp chính quyền và các ban ngành liên quan đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt, phổ biến rộng rãi kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân Vì vậy trong thời gian quakhông xảy ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn huyện

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cảnh quan huyện Ý Yêncũng được chú trọng thông qua việc quy hoạch, xây dựng các công trình văn hóa phúc lợi công cộng… làm cho cảnh quan huyện ngày càng đẹp hơn Tuy nhiên, cảnh quan huyện cũng tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi cần được đầu tư, cải tạo trong những năm tới Chính quyền cũng đã sát sao trong việc xử lý các vấn đề liên quan tới vệ sinh môi trường như xử lý rác thải, trồng cây, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp ở các khu dân cư Những nỗ lực và cố gắng của chính quyền và người dân đã tạo nên một huyện Ý Yên ngày càng phát triển và mạnh mẽ Sự phát triển của thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi

Trang 20

nhưng điều cần quan tâm ở đây là phải làm giảm thiểu những tác hại của việc ô nhiễm môi trường Nhiều nhà máy, khu công nghiệp mọc lên sẽ làm tăng giá trị kinh tế của huyện nhưng đổi lại thì sẽ chịu sự ô nhiễm do lượng khí thải của các nhàmáy đó thải ra Huyện và người dân cùng chung tay làm giảm thải khí thải ô nhiễm

và tạo nên một cảnh quan môi trường có ích cho xã hội

II, Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội tác động tới đất đai

2.1, Tăng trưởng kinh tế

Toàn huyện hiện có 5.576 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động trong các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề; nhất là các cơ

sở may mặc, đóng tàu, xây dựng, đúc, sản xuất gạch, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan xuất khẩu đều xây dựng và định vị được thương hiệu trên thị trường, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và các vùng lân cận Trong nhiệm kỳ 2015-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện

Ý Yên đạt 11,5%/năm, cao hơn bình quân chung của tỉnh; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13,1%; thu ngân sách tăng 1,8 lần so với chỉ tiêu đề ra Trong

9 tháng đầu năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (theo giá

so sánh năm 2010) trên địa bàn huyện đạt 7.246 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước Huyện Ý Yên đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 100 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với nông, lâm, thuỷ sản chiếm 11%; công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm 89%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 2,5%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20%/năm; giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân

9%/năm; tổng thu ngân sách Nhà nước từ kinh tế trên địa bàn của năm cuối nhiệm

kỳ đạt trên 700 tỷ đồng

2.2, Dân số, lao động và việc làm

Ý Yên là một huyện đông dân, dân số toàn huyện năm 2010 là: 227.200 người, mật

độ dân số 9,418 người/km2 Dân số theo thống kê tăng thành 228100 người

Dân số lao động trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện 135 nghìn người

Trang 21

Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và UBND các xã, thị trấn của huyện mỗi năm tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, bồi dưỡng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho hàng nghìn hội viên và người dân địa phương Qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tănglao động ngành nghề, tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập Ngoài ra, phát huy thế mạnh có nhiều làng nghề truyền thống như: Đúc đồng mỹ nghệ thị Trấn Lâm, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ xã Yên Ninh, tre nứa chắp, sơn mài xã Yên Tiến các xã, thị trấn đã khuyến khích các cơ sở sản xuất uy tín ở các làng nghề tổ chức các lớp truyền nghề, tạo việc làm cho người dân ở địa phương Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn còn thu hút sự tham gia của nhiều công ty, cơ

sở sản xuất hàng may mặc, điển hình như các doanh nghiệp sản xuất may mặc ở cácxã: Yên Trị, Yên Đồng, Yên Bình, Yên Thọ , tham gia dạy nghề và tạo việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần nâng cao đời sống người dân Cùng với công tác đào tạo nghề, huyện huy động các nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ người lao động đầu

tư phát triển sản xuất, kinh doanh; khuyến khích các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp

mở rộng quy mô sản xuất Hàng năm, có hàng nghìn lượt hộ, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong huyện được vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh với tổng dư

nợ hàng chục tỷ đồng Với sự nỗ lực của các cấp, ngành cùng với những giải pháp hiệu quả, đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của huyện hiện đạt 48,6%

2.3 Kết quả sản xuất các ngành

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 11%/năm Thu nhậpbình quân đầu người/năm 12,35 triệu đồng, tăng 2,7 lần so với năm 2005 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp giảm, cụ thể cơ cấu kinh tế như sau :

+ Nông nghiệp: 38,45%

+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Xây dựng: 36,75%

+ Thương mại - Dịch vụ: 24,80%

Trang 22

Trong sản xuất nông nghiệp, một mặt huyện thu hút doanh nghiệp trong nước đầu tưxây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế và vệ sinh an toàn thực phẩm Mặt khác, huyện động viên các xã có tiềm năng tham gia chương trình hợp tác quốc tế với Nhật Bản để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bền vững Đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung: Vùng trồng lúa đặc sản nếp cái hoa vàng tại các xã Yên Quang, Yên Bằng, Yên Hồng; vùng sản xuất rau màu sạch, hữu cơ tại các xã Yên Cường, Yên Đồng, Yên Nhân, Yên Dương, Yên Thắng, Yên Lộc, Yên Phúc; vùng chuyên trồng màu chủ lực của huyện (lạc, khoai tây, ngô) Vùng sản xuất rau an toàn theo công nghệ Nhật Bản và sản xuất phân hữu cơ tại xã Yên Cường Chuỗi liên kết chăn nuôi lợn của hộ bà Đinh Thị Nhuận (Yên Hồng) với Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam theo hình thức chăn nuôi gia công, quy mô 2.000 con lợn thương phẩm, chất thải chăn nuôi được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, giá trị sản xuất đạt 18-20 tỷ đồng/năm Nhờ phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản của huyện Ý Yên đã tăng từ 1.354,5 tỷ đồng (năm 2010) lên 3.253,9 tỷ đồng (năm 2018); 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1.584 tỷđồng.

Giai đoạn 2010-2019, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn của huyện tăng trưởng bình quân 15,23%/năm

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Ý Yên đạt 11,5%/năm, cao hơn bình quân chung của tỉnh; giá trị sản xuất công nghiệp tăngbình quân 13,1%; thu ngân sách tăng 1,8 lần so với chỉ tiêu đề ra Trong 9 tháng đầunăm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) trên địa bàn huyện đạt 7.246 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước

2.4, Cơ sở hạ tầng

2.4.1, Về cơ sở hạ tầng giao thông

Một số tuyến tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện đã được nâng lên thành quốc lộ, được đầu tư nâng cấp tăng năng lực giao thông vận tải đường bộ như các tuyến Quốc lộ:

Trang 23

37B, 38B kết hợp với tuyến đường sắt, đường cao tốc Bắc - Nam tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và toàn vùng.

Hệ thống đường bộ như đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 16,4km quy mô 4 làn xe; Quốc lộ 10 từ cầu Tào đến cầu Non Nước dài 10km quy mô đường cấp III đồng bằng, mặt đường rộng 11m; Quốc lộ 38B từ cầu Ngăm đến ngã ba Cát Đằng dài 10,75km quy mô cấp III, cấp IV đồng bằng, mặt đường rộng từ 7-11m; Quốc lộ 37B với tổng chiều dài 13,2km quy mô đường cấp IV, cấp V đồng bằng, mặt đường rộng từ 5-8m sau thời gian thi công đã hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu giao thương của người dân

Trang 24

2.4.2, Giáo dục đào tạo và phát triển nhân lực

Trong thời gian qua, phòng giáo dục và đào tạo huyện Ý Yên đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Trong đó tập trung đổi mới phương pháp dạy và học, thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành GD và ĐT phát động Nhà trường luôn coi trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh cho học sinh

Trang 25

Đến nay, toàn huyện đã huy động 2.731 trẻ ra lớp nhà trẻ, đạt tỷ lệ 28%, 11.347 trẻ

ra lớp mẫu giáo, đạt tỷ lệ 93% Cả 33 trường đều tổ chức cho trẻ ăn bán trú, với tỷ

lệ trẻ ăn bán trú ở nhà trẻ đạt 84%, ở mẫu giáo đạt 94%; 100% trẻ đến trường được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở nhà trẻ giảm còn 4,85%, ở mẫu giáo giảm còn 5,75%, suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 5,8% Đối với cấp tiểu học, các nhà trường tập trung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh Có 5 trường tiếp tục dạy học theo mô hình VNEN, 100% các trường tổ chức cho học sinh lớp 3,4,5 học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa của Bộ GD và ĐT, 32 trường dạy môn Tin học cho học sinh lớp 3,4,5 Trong năm học vừa qua, bậc học đã

có 80/156 học sinh đạt giải trong Hội thi hùng biện tiếng Anh cấp huyện, 4 học sinh đạt giải trong Hội thi hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh Ở bậc THCS đã thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy nội dung chương trình, đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giáo dục Hầu hết giáo viên đã sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, từ đó, chủ động trong quá trình tiếp cận kiến thức Trong năm học, đã có 100% trường THCS với 34 dự án khoa học kỹ thuật và 16 sản phẩm Stem dự thi sáng tạo khoa học kỹ thuật và ngày hội Stem cấp huyện, trong đó có 1 giải nhất, 1 giải nhì, 4 giải ba và 12giải khuyến khích Trong 4 dự án khoa học kỹ thuật và sản phẩm Stem dự thi cấp tỉnh có 1 sản phẩm Stem của Trường THCS Yên Phú đoạt giải xuất sắc, 1 dự án khoa học kỹ thuật của Trường THCS Yên Thắng đoạt giải ba Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, được sự quan tâm của cáccấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, Phòng GD và ĐT huyện chỉ đạo các nhà trường tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia Đến nay, toàn huyện có 77/97trường đạt chuẩn quốc gia, 43 trường đạt chuẩn xanh - sạch - đẹp - an toàn

2.4.3, Y tế

Trang 26

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, những năm qua Trung tâm Y

tế huyện Ý Yên đã chú trọng nâng cao y đức, trình độ chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc, đổi mới, cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng yêu cầu, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Trung tâm Y tế Ý Yên có quy mô 225 giường bệnh, 12 khoa, phòng với 159 cán bộ, viên chức, nhân viên y tế; trong đó có 34 bác sĩ, 5 dược sĩ đại học, 27 điều dưỡng đại học, 1 nữ hộ sinh đại học.Từ đầu năm 2020 đến nay, Trung tâm đã khám cho trên 65 nghìn lượt bệnh nhân, điều trị nội trú cho gần 5.000 lượt bệnh nhân, phẫu thuật 376 bệnh nhân Cùng với nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, Trung tâm Y

tế huyện Ý Yên chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, tập trung chỉ đạo công tác phòng chống, giám sát dịch bệnh theo mùa như: dịch sởi, tay chân miệng, cúm A, dịch bệnh COVID-19

Với việc khôi phục, phát triển các môn thể thao truyền thống thông qua các lễ hội, huyện Ý Yên đã giới thiệu với nhân dân địa phương và khách thập phương những nét đẹp tiêu biểu về nền văn hóa thể thao dân gian của địa phương; qua đó đã bảo tồn, khôi phục các môn thể thao truyền thống của cha ông

2.4.5, Các công trình di tích lịch sử

Trang 27

Ý Yên là vùng đất cổ, lưu giữ nhiều di sản văn hóa đình, chùa, miếu, phủ…và những làng nghề nổi tiếng được lưu truyền; là mảnh đất anh hùng, một vùng đất địa linh với văn phong thành thái 3 lần rồng vàng xuất hiện, với nhiều tầng văn hóa hơn

2000 năm lịch sử mang đậm dấu ấn trong các giai đoạn lịch sử cách mạng của quê hương Trong đó, có 13 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia; 26 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh và 2 bảo vật được công nhận là bảo vật Quốc gia Văn hóa tâm linh của người Việt cổ cùng với lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của huyện nhà còn được lưu giữ tại nhiều di tích lịch sử, là kho báu văn hóa tâm linh vô cùng to lớn cho mọi thế hệ Các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện Ý Yên đều có giá trị về lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc

III, Đánh giá về tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất

3.1, Đánh giá tình hình quản lý đất đai

3.1.1, Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Do nhận thức đây là công tác quan trọng để quản lý đất đai theo luật định, định hướng cho người sử dụng đất đúng mục đích có hiệu quả UBND huyện Ý Yên đã giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý đất đai của huyện phối hợp với các cơ quan Trung ương, tỉnh xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật đất đai năm 1993, 2003 và Luật đất đai năm 2013, cụ thể:

- Chỉ đạo các phòng, ban, ngành cấp huyện, các xã, thị trấn và các đơn vị, tổ chức,

cá nhân có liên quan thực hiện tốt các tiêu chí đã được phê duyệt trong quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2030; kế hoạch sử dụng đất năm cấp huyện Các loại quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của cấp xã đã được UBND huyện Yên Định phê duyệt

- Chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, thị trấn cắm mốc giới các vị trí quy hoạch và quản lý tốt các vị trí đất quy hoạch cho các mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt

- Hoàn thành việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm báo cáo sở Tài nguyên môi trường để trình UBND tỉnh phê duyệt đúng nội dung, thời gian quy định

Ngày đăng: 14/08/2024, 16:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w