1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu vai trò của ứng dụng microsoft teams trong học tập ở trường đại học kinh tế quốc dân

47 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA ỨNG DỤNG MICROSOFT TEAMS TRONG HỌC TẬP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Tác giả Nguyễn Ngọc Minh Trang, Vũ Minh Anh, Trần Vân Như, Nguyễn Hoàng Minh Thuy, Phan Duy Hoàng
Người hướng dẫn TS. Vũ Minh Hoàn
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 534,28 KB

Cấu trúc

  • 1. Bối cảnh cuộc nghiên cứu (6)
  • 2. Tính cấp thiết của đề tài (0)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (0)
  • 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (0)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (0)
  • 6. Kết cấu của báo cáo (0)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ CỦA ỨNG DỤNG MICROSOFT (11)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (12)
      • 1.1.1. Cơ sở lý thuyết về học trực tuyến (12)
      • 1.1.2. Cơ sở lý thuyết về vai trò (13)
      • 1.1.3. Giới thiệu về ứng dụng Microsoft Teams (14)
    • 1.2. Mô hình nghiên cứu (15)
    • 1.3. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 2: CÁC VAI TRÒ CỦA ỨNG DỤNG MICROSOFT TEAMS TRONG HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (11)
    • 2.1. Đặc điểm và hành vi sử dụng các ứng dụng học trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân (17)
    • 2.2. Họp nhóm Meeting (20)
    • 2.3. Quản lý trong học tập (24)
      • 2.3.1. Quản lý thời gian (25)
      • 2.3.2. Quản lý học tập (27)
      • 2.3.3. Quản lý quyền riêng tư (28)
    • 2.4. Chia sẻ học liệu trong học tập (29)
    • 2.5. Tiếp nhận thông tin (30)
    • 3.1. Về vai trò Họp nhóm meeting trong học tập (32)
    • 3.2. Về vai trò Quản lý trong học tập (33)
    • 3.3. Về vai trò Chia sẻ dữ liệu trong học tập (35)
    • 3.4. Về vai trò Tiếp nhận thông tin trong học tập (0)
  • KẾT LUẬN (11)
  • Tài liệu tham khảo (38)
  • PHỤ LỤC (39)

Nội dung

Bài viết gồm có những mục đích chính: khám phá tác động của Microsoft Teamsđối với sự hài lòng về chất lượng hệ thống học tập trực tuyến; đánh giá vai trò củaMicrosoft Teams trong việc h

Bối cảnh cuộc nghiên cứu

Thực trạng áp dụng công nghệ truyền thông đa phương tiện trong giáo dục ở Việt Nam

Sự thông dụng của công nghệ thông tin, Internet có tác động lớn đến nền kinh tế, đời sống và đặc biệt là giáo dục Việt Nam Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, tính đến năm 2022, khoảng 70% dân số Việt Nam sử dụng Internet, hơn 60% sử dụng điện thoại và các thiết bị thông minh Ngoài ra, hệ thống cáp quang của Việt Nam đã triển khai đến 100% các xã, phường, thị trấn, trường học, 91% thôn bản Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành giáo dục thông qua các ứng dụng, các nền tảng học trực tuyến Những ứng dụng và các nền tảng giáo dục này ngày càng phát triển, cung cấp đầy đủ các tính năng hiện đại cho phép sinh viên tiếp cận các bài giảng, tài liệu và làm bài kiểm tra trực tuyến Hơn nữa các giáo viên cũng dễ dàng quản lý lớp học từ xa Sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến phát triển lên bậc cao hơn;

Trong bối cạnh này, việc phát triển công nghệ đa phương tiện là một xu thế tất yếu đối với nền giáo dục Việt Nam Công nghệ đa phương tiện là sự kết hợp của nhiều công nghệ và phương tiện truyền thông khác nhau nhằm tạo ra, xử lý, và truyền tải thông tin dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, và video hấp dẫn và thuyết phục Hơn nữa, trong thời kỳ dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống và không ngoại lệ đối với giáo dục đào tạo Nhiều cơ sở giáo dục, trường học các cấp, trường đại học tại Việt Nam áp dụng giảng dạy trực tuyến, trong suốt thời gian dịch Covid-19 diễn ra và cho đến thời gian sau đó; Đặc biệt, với sự phát triển của truyền thông đa phương tiện nói riêng và công nghệ số nói chung, E-learning nổi lên là một hình thức giáo dục, học tập dựa trên sự kết nối của internet Giảng viên và học viên đều có thể tham gia vào lớp học được mở trên hệ thống thông qua thiết bị điện tử có kết nối Internet Các ứng dụng như Microsoft Teams,Zoom là những ứng dụng được nhiều trường đại học sử dụng để thực hiện giảng dạy trực tuyến trong thời kỳ Covid bởi giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tích hợp nhiều tính năng phục vụ cho các hoạt động liên quan đến công tác giảng dạy một cách đầy đủ nhất có thể.

Tình hình nghiên cứu thực hiện trên toàn cầu

Nghiên cứu “Effectiveness of Online Learning with Microsoft Team applications in Polimas” (5/2022) chỉ ra Microsoft Teams là một công cụ hiệu quả trong học tập trực tuyến Bài viết gồm có những mục đích chính: khám phá tác động của Microsoft Teams đối với sự hài lòng về chất lượng hệ thống học tập trực tuyến; đánh giá vai trò của Microsoft Teams trong việc học trực tuyến và ảnh hưởng của ứng dụng đối với sự tương tác trong học tập;

Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đối với 4638 sinh viên đã sử dụng Microsoft Teams trong đại dịch Covid giai đoạn 2019 - 2020, thu được 901 phản hồi Những chủ đề chính được thảo luận bao gồm: cảm nhận về sự hài lòng, chất lượng hệ thống e-learning, nhận thức về năng lực của bản thân sinh viên, sự tương tác trong quá trình học và hiệu quả e-learning Bằng việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: từ mức độ

1 (rất không đồng ý) đến mức độ 5 (rất đồng ý), kết hợp với những phương pháp phân tích, so sánh và kế thừa các nghiên cứu tiền nhiệm, bài nghiên cứu đã chỉ ra một vài số liệu nổi bật: 86% sinh viên hài lòng khi sử dụng Microsoft Teams như một công cụ hỗ trợ học tập, 762/900 đáp viên tin Microsoft Teams có thể giúp quá trình học tập trở nên hiệu quả hơn;

Qua đó, tác giả đưa ra một số kết luận: Phần lớn những người tham gia nghiên cứu đều có cái nhìn tích cực về lớp học trực tuyến Microsoft Teams có tiềm năng mở rộng như một nền tảng học tập trực tuyến vì nó cung cấp các khả năng không có trong các phương pháp học tập khác Một trong những lợi thế của việc sử dụng Microsoft Teams là dễ dàng tích hợp vào hệ thống quản lý khóa học, hệ thống này sẽ cải thiện tương tác của người dùng và là một thành phần thiết yếu của học tập trực tuyến.

Tình hình nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam

Nghiên cứu "Sử dụng Microsoft Teams trong dạy học cho sinh viên năm thứ nhất không chuyên ngữ tại Trường Đại học Hoa Lư" được thực hiện vào tháng 5 năm 2020 với mục đích chính là giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm Microsoft Teams Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm này vào quá trình dạy học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ.

6 được thực hiện trên 186 người bao gồm cả sinh viên và giáo viên tại một số lớp tiếng Anh không chuyên của trường Đại học Hoa Lư bằng phương pháp định tính (phỏng vấn sâu) kết hợp đối chiếu điểm số trong quá trình giảng dạy Thông qua phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả khi sử dụng Microsoft Teams trong dạy học Tiếng Anh như sau: Có 64,8% sinh viên tỏ ra yêu thích môn học và thấy hứng thú hơn so với những học phần ứng dụng Microsoft Teams Với Microsoft Teams, sinh viên có thể tiếp cận được nguồn học liệu vô cùng phong phú mà giảng viên đã tải lên Hầu hết sinh viên đều đề nghị sử dụng Microsoft Teams cho các học kỳ tiếp theo vì ứng dụng này giúp các em học tập hiệu quả hơn;

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ứng dụng Microsoft Teams vẫn còn một số nhược điểm, điển hình là: Gian lận, sinh viên không tập trung học, đôi lúc vẫn còn tình trạng tắc nghẽn mạng Từ những dữ liệu trên, tác giả đã đi đến một số kết luận: Việc tích hợp nhiều bộ công cụ trên nền Microsoft Teams giúp việc dạy học triển khai nhiều hoạt động dễ dàng, nhanh chóng, sinh động Sinh viên đã tự chủ hơn trong việc học tập của mình và họ cảm thấy hứng thú, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập cũng như tự học để nâng cao trình độ học vấn Vấn đề quản lý lớp học, đánh giá sinh viên được cải thiện rõ rệt Vẫn còn một số nhược điểm khi sử dụng Microsoft Teams cần được khắc phục để cải thiện chất lượng giảng dạy

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh trên, cuộc cách mạng công nghệ giáo dục, chỉ nói riêng đến lĩnh vực giáo dục đại học, trong thời đại công nghệ số với sự bùng nổ của Internet, việc người học sở hữu những chiếc máy tính hay điện thoại thông minh có kết nối internet ngày càng trở nên phổ biến Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp dạy và học, đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức giáo dục truyền thống, vươn tới một không gian giáo dục chủ động và toàn cầu Đặc biệt, các trường Đại học ở Hà Nội rất được chú trọng và được triển khai, áp dụng những phương pháp học hiện đại Những ứng dụng và các nền tảng giáo dục này ngày càng phát triển, cung cấp đầy đủ các tính năng hiện đại cho phép sinh viên tiếp cận các bài giảng, tài liệu và làm bài kiểm tra trực tuyến ở các trường Đại học tại HàNội Hơn nữa, sự bùng phát của dịch COVID-19 đã buộc các trường Đại học phải chuyển sang hình thức học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho sinh viên và giảng viên.Trong quá trình này, Microsoft Teams đã nổi lên như một trong những công cụ quan trọng nhất để hỗ trợ việc giảng dạy, học tập và giao tiếp từ xa Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về tác động và tiềm năng thực sự của Microsoft Teams trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, việc nghiên cứu và đánh giá sâu hơn về cách mà nó được triển khai và sử dụng tại các trường Đại học tại Hà Nội là hết sức cần thiết.

Tại thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều trường đại học lớn, việc ứng dụng Microsoft Teams vào học tập rất được quan tâm bởi chúng ta hướng đến sự phát triển trong giáo dục Sự thay đổi trong nền giáo dục nhằm hướng tới tương lai tốt hơn cho các sinh viên đang theo học tại địa bàn Hà Nội Điều này dẫn đến sự phát triển trong giáo dục mà chính ứng dụng Microsoft Teams đã và đang hỗ trợ sinh viên rất nhiều trong học tập và phát triển bản thân Hơn 13 triệu người hiện đang sử dụng Teams trên cơ sở hàng ngày, xuất hiện ở 181 quốc gia bằng 53 ngôn ngữ, Teams đang góp phần hỗ trợ cho công cuộc làm việc, học tập nhóm trên khắp thế giới Hiện Microsoft Teams đang là ứng dụng dạy và học trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với hơn 2 triệu lượt truy cập hàng ngày

Vì tất cả lý do trên nên cuộc nghiên cứu được tiến hành với đề tài: Nghiên cứu vai trò của ứng dụng Microsoft Teams trong học tập ở các trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu vai trò của ứng dụng Microsoft Teams trong học tập ở các trường Đại học Kinh tế Quốc dân” được tiến hành với mục tiêu như sau:

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm kiếm và đánh giá vai trò của ứng dụng Microsoft Teams trong học tập ở các trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Mục tiêu cụ thể Để hướng tới mục tiêu tổng quát, nghiên cứu này được thực hiện hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau: a) Xác định vai trò của Microsoft Teams trong việc học tập ở các trường Đại học Kinh tế Quốc dân; b) Đánh giá vai trò của Microsoft Teams trong học tập tới sinh viên ở các trường Đại học Kinh tế Quốc dân;

8 c) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hạn chế nhược điểm của ứng dụng Microsoft Teams ở các trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ CỦA ỨNG DỤNG MICROSOFT

Cơ sở lý luận

1.1.1 Cơ sở lý thuyết về học trực tuyến

Học trực tuyến là một khái niệm được những người trong ngành giáo dục quan tâm nhiều trong hai thập kỷ vừa qua Cho đến nay, khái niệm học trực tuyến có nhiều định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau Thuật ngữ học trực tuyến (Online learning) được sử dụng đầu tiên vào năm 1995 Học trực tuyến dựa trên nền tảng Web được phát triển thành Hệ thống quản lý học tập đầu tiên (Learning Management System - LMS) Khi đó, học trực tuyến chủ yếu sử dụng LMS hoặc tải tài liệu học tập dạng văn bản hoặc dạng PDF trực tuyến (Bates, 2014);

Học trực tuyến cũng có thể được định nghĩa là việc sử dụng Internet theo một cách nào đó nhằm tăng sự tương tác giữa người dạy và người học (Curtain, 2002). Theo đó, các hình thức tương tác có thể là cung cấp tài liệu khóa học, thông qua email, nhóm tin (newsgroups), nhóm trò chuyện (chat groups) Với sự ra đời và phát triển của các công nghệ, học trực tuyến được xem là cầu nối không gian giữa người dạy và người học Singh and Thurman (2019) cho rằng có nhiều quan điểm khác nhau về học trực tuyến, tuy nhiên, định nghĩa được sử dụng rộng rãi là trải nghiệm học tập thông qua Internet/máy tính trực tuyến trong một lớp học, nơi người dạy tương tác với người học và không phụ thuộc vào vị trí thực tế của người học;

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nội dung và tạo điều kiện tương tác hiệu quả giữa giáo viên và học viên trong môi trường học từ xa Theo Ryan et al (2016), học trực tuyến là các lớp học được cung cấp hoàn toàn trực tuyến Tuy nhiên, ngày càng có nhiều cách tiếp cận kết hợp giữa học trực tuyến và hướng dẫn trực tiếp Để tránh nhầm lẫn, chúng tôi sử dụng định nghĩa của Singh và Thurman (2019) trong nghiên cứu này.

1.1.2 Cơ sở lý thuyết về vai trò

Thuật ngữ “vai trò” ban đầu có nguồn gốc từ lĩnh vực sân khấu, trong đó, người diễn viên giữ những vai diễn nhất định, được thể hiện trong kịch bản (Biddle and Thomas, 1986) Từ những năm 1930, các nhà khoa học nhận thấy vai trò xã hội có mối liên hệ với những vai diễn được dự đoán trước trong lĩnh vực sân khấu, khi đó, thuật ngữ “vai trò” được sử dụng với ý nghĩa kỹ thuật Một số tác giả đã phân tích lý thuyết vai trò ở những góc độ liên quan đến hành vi của mỗi cá nhân Khi đó, vai trò được hiểu như quyền, nghĩa vụ và cách hành xử mong đợi liên quan đến vị thế xã hội cụ thể.

Vai trò được định nghĩa như tập hợp các hoạt động thường ngày của con người, tập hợp các khái niệm chịu ảnh hưởng bởi vị trí xã hội và kỳ vọng gắn với chúng Định nghĩa của Linton (1945; 1995) cho rằng vai trò là quyền và nghĩa vụ được xác định bởi vị trí tổ chức của một cá nhân, bao gồm cả các mô hình hành vi dự kiến đáp ứng kỳ vọng của người khác Trong phạm vi tổ chức, vai trò là một hệ thống hành vi liên quan đến vị trí cụ thể trong hệ thống xã hội (Katz và Kahn, 1977).

Với nhiều cách hiểu khác nhau, suy cho cùng, Abercrombie et al., (1994) đã giải thích rằng, khi mỗi người nắm giữ những vị trí xã hội, thì hành vi của họ được xác định chủ yếu bởi những kỳ vọng liên quan đến vị trí đó, chứ không phải do đặc điểm riêng cá nhân quyết định Mỗi vai trò xã hội là một tập hợp các

12 quyền, nghĩa vụ, kỳ vọng, định mức và hành vi mà một người phải đối mặt và thực hiện đầy đủ.

Có thể thấy một số điểm đặc trưng khi tiếp cận lý thuyết vai trò Trước hết, lý thuyết vai trò là quan điểm xã hội học và tâm lý học xã hội, xem xét hầu hết các hoạt động thường ngày được xác định theo các loại vai trò khác nhau Bên cạnh đó, lý thuyết vai trò nhằm lý giải sự tương tác giữa các cá nhân trong tổ chức bằng cách tập trung vào các vai trò mà cá nhân đó nắm giữ Hành vi vai trò chịu ảnh hưởng bởi sự kỳ vọng vai trò đối với hành vi thích hợp trong vai trò đó Ví dụ, người giảng viên có vai trò tư vấn, hướng dẫn sinh viên trong học tập thì hầu hết các hành vi của họ đều chịu sự chi phối của sự kỳ vọng đối với vai trò đó Ngoài ra, lý thuyết vai trò cũng chỉ ra rằng, để thay đổi hành vi thì cần thiết phải thay đổi vai trò, vai trò liên quan đến hành vi và ngược lại Ngoài ảnh hưởng lớn đến hành vi, vai trò còn ảnh hưởng đến niềm tin và thái độ; mỗi cá nhân sẽ thay đổi niềm tin, thái độ và hành vi cho tương ứng với vai trò của họ (Deacon and Firebaugh, 1988).

1.1.3 Giới thiệu về ứng dụng Microsoft Teams

Microsoft Teams là nền tảng nhắn tin dành cho các nhóm doanh nghiệp được Microsoft ra mắt vào năm 2017 Microsoft Teams hỗ trợ tạo phòng họp hay nhắn tin trực tiếp và cả trò chuyện âm thanh cũng như video, người dùng cũng có thể gửi kèm tệp với nền tảng này Nền tảng này tích hợp với bộ Office 365 cho thuê của công ty, bao gồm bộ Microsoft Office và Skype, và các tính năng mở rộng mà có thể tích hợp với các sản phẩm không phải của Microsoft. Ứng dụng Microsoft Teams đem lại cho người dung những tính năng sau:

(1) Tổ chức cuộc họp ở bất kỳ mọi nơi: Tổ chức hội thảo âm thanh, video và hội thảo web với bất kỳ ai Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Microsoft Teams, người dùng còn nhận các tính năng khác lập lịch biểu, ghi chú cuộc họp, chia sẻ màn hình, ghi cuộc họp và nhắn tin tức thời Người dùng có thể lên lịch cuộc họp Teams với bất kỳ ai có địa chỉ email người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp hợp lệ.

Họ chỉ cần bấm vào liên kết được gửi qua email để tham gia ngay cuộc họp trên trình duyệt web

(2) Tổ chức các cuộc họp lớn, các sự kiện trực tiếp: Microsoft Teams còn cho phép mở các cuộc họp lớn, hội thảo trực tuyến, sự kiện toàn công ty và thuyết trình với tối đa 10.000 người dự với trải nghiệm nhất quán trên các nền tảng

(3) Hỗ trợ người dung dễ dàng nắm bắt thông tin cuộc họp: Người dùng có thể ghi âm, quay video và ghi lại hoạt động của cuộc họp bằng chia sẻ màn hình bằng hoặc tạo ghi chú cuộc họp ngay trên Teams Ngoài ra, bạn còn có thể ghi âm cuộc họp với tính năng được hỗ trợ trên nền tảng Teams Các ghi chú này cũng dễ dàng truy cập giúp người tham gia cuộc họp mới dễ dàng nắm bắt thông tin từ các cuộc họp trước đây hơn

(4) Chia sẻ nội dung và cộng tác một cách dễ dàng: Một trong những ưu điểm của Microsoft Teams đó là bạn có thể chia sẻ nội dung của mình và cộng tác dễ dàng trong suốt cuộc họp thông qua tích hợp liền mạch với Office 365.

Nhìn chung, ứng dụng Microsoft Teams mang đến nhiều vai trò thiết thực cho người dùng Bài viết này sẽ tập trung vào việc phân tích và đánh giá vai trò của Microsoft Teams trong mắt sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân Phân tích này được thực hiện trong Chương 2 của bài viết, giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về cách ứng dụng này hỗ trợ hiệu quả quá trình học tập, hợp tác và giao tiếp của sinh viên.

Mô hình nghiên cứu

Dựa và cơ sở lý thuyết về học trực tuyến và vai trò, mô hình nghiên cứu đề xuất được mình họa với hình vẽ như sau:

Hình 1 1Mô hình nghiên cứu đề xuất

14 Quản lý trong học tập

Chia sẻ học liệu Họp nhóm Meeting

Học tập ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

CÁC VAI TRÒ CỦA ỨNG DỤNG MICROSOFT TEAMS TRONG HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Đặc điểm và hành vi sử dụng các ứng dụng học trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Mẫu phiếu khảo sát được gửi đến đối tượng là sinh viên của Trường Đại học Kinh

Tế Quốc Dân đã biết và sử dụng về ứng dụng học tập Microsoft Teams Sau khi làm sạch dữ liệu, nhóm đã thu thập được 450 phiếu trả lời hợp lệ với tỷ lệ Nữ giới tham gia khảo sát là 54%, Nam giới chiếm 45% và 1% còn lại thuộc giới tính “Khác”, chứng minh rằng Microsoft Teams là ứng dụng học tập dành cho tất cả mọi người và không có sự phân biệt về giới tính khi sử dụng Dựa vào tổng mẫu nhóm đã thu thập được, phần lớn đáp viên đều là sinh viên năm 2 (54%), cho thấy sinh viên năm hai nhu cầu sử dụng phổ biến và sự ưa chuộng dành cho ứng dụng Microsoft Team trong quá trình học tập của họ.

2.1.1 Ứng dụng học tập trực tuyến được biết đến

Biểu đồ 2 1 Những ứng dụng học trực tuyến được biết đến

Microsoft Teams Zoom Google Meet

Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS

Dựa vào kết quả khảo sát, Microsoft Teams là ứng dụng học tập trực tuyến được sinh viên NEU biết đến rộng rãi và phổ biến nhất chiếm 29% Ngoài ra ứng dụng Zoom, Google Meet và các ứng dụng do người Việt sáng lập như: Shub,

Azota được người tham gia khảo sát cũng được biết đến và sử dụng cho mục đích học tập Có thể thấy, đây là những ứng dụng có mức độ nhận biết tương đối cao để duy trì việc học tập và giao tiếp trực tuyến trong cộng đồng sinh viên Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

2.1.2 Thông tin về ứng dụng Microsoft Teams

Thông tin về ứng dụng Microsoft Teams sẽ được phân tích theo bao tiêu chí bao gồm: tỷ lệ sử dụng, tần suất và mục đích sử dụng Dựa theo các tiêu chí, nhóm tiến hành phân tishc dưới đây:

Tỷ lệ sử dụng Microsoft Teams

Biểu đồ 2 2 Tỷ lệ sử dụng Microsoft Teams

Chưa sử dụng Đã sử dụng

Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS

Từ dữ liệu khảo sát, ta thấy rằng đa số các sinh viên (96%) đều đã sử dụng ứng dụng học tập trực tuyến Microsoft Teams và có rất ít (4%) người tham gia khảo sát chưa từng sử dụng ứng dụng Thông tin này cho thấy sự chấp nhận và sử dụng của sinh viên đối với ứng dụng học tập trực tuyến Microsoft Teams là rất cao.

Sự phổ biến và tính tiện lợi của ứng dụng này có thể là một yếu tố quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, đặc biệt trong bối cảnh học tập từ xa được thúc đẩy bởi các yếu tố như dịch bệnh hay sự linh hoạt trong lịch trình học tập.

Tần suất sử dụng Microsoft Teams

Biểu đồ 2 3 Tần suất sử dụng Microsoft Teams

5% Ít hơn 1 lần 1 - 5 lần 5 - 10 lần Trên 10 lần

Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS Theo số liệu từ bảng khảo sát, các đáp viên có xu hướng sử dụng Microsoft Teams từ 0-5 lần với 77%, trong đó số sinh viên sử dụng ứng dụng học trực tuyến này 1-5 lần chiếm 50% tổng mẫu thu được Lý giải cho điều này, đa số sinh viên có thể sử dụng Microsoft Teams ít nhất một lần trong một học kỳ để tham gia các buổi học trực tuyến, thảo luận nhóm, hoặc làm bài tập Bên cạnh đó, tần suất các sinh viên sử dụng ứng dụng học tập trực tuyến có xu hướng giảm dần bởi những công việc và quá trình học tập đã được diễn ra trực tiếp thay vì trực tuyến sau đại dịch.

Mục đích sử dụng Microsoft Teams

Biểu đồ 2 4 Mục đích sử dụng Microsoft Teams

Học nhóm Học trực tuyến Lưu trữ tài liệu Nhận thông báo lịch học Khác

Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS

Dựa trên số liệu nghiên cứu, Microsoft Teams được sinh viên NEU ưu tiên sử dụng cho mục đích học tập, cụ thể là "học trực tuyến" với 35% (345 phiếu) và "học nhóm" với 33% (322 phiếu) Ngoài ra, 18% sinh viên coi Teams là công cụ lưu trữ tài liệu, còn 14% dùng Teams để cập nhật thông tin lớp học Điều này cho thấy Microsoft Teams không chỉ hỗ trợ tổ chức và tham gia lớp học trực tuyến mà còn là nền tảng đa năng, hỗ trợ các hoạt động học tập và quản lý thông tin cho sinh viên.

Họp nhóm Meeting

Họp nhóm Meeting là một trong trong những vai trò có tầm quan trọng bậc nhất với người dùng ứng dụng Microsoft nói chung và sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng Vai trò sẽ được đánh giá chung và tiến đến đánh giá theo vai trò nhỏ đem lại ý nghĩa cho bài nghiên cứu Vai trò họp nhóm Meeting được đánh gia như sau:

Biểu đồ 2 5 Đánh giá về vai trò họp nhóm Meeting

7 Tính năng tương tác thời gian thực giúp tăng kết nối giữa giảng viên và sinh viên

8 Tôi có thể tạo cuộc họp nhóm dễ dàng

9 Các biểu tượng cảm xúc giúp tăng tính tương tác trong cuộc họp

10 Tôi có thể sử dụng bảng trắng cộng tác để lên ý tưởng.

11 Tôi có thể tham gia lớp học, học tập nhóm và làm bài tập nhóm mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị

12 Tôi có thể hỏi giảng viên về các vấn đề tôi gặp phải trong quá trình học tập

13 Tôi có thể sử dụng tính năng lập bảng khảo sát để thăm dò ý kiến của sinh viên khác trong lớp học

14 Tính năng lưu lại Record cuộc họp rất tiện lợi

Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS

Từ bảng thống kê trên, những yếu tố yếu tố liên quan đến vai trò họp nhóm meeting qua Microsoft Teams đều được sinh viên đánh giá ở mức cao, từ 3.55 trở lên Có thể thấy, sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân đồng thuận với những quan sát mà nhóm đưa ra, và đánh giá cao vai trò họp nhóm meeting của ứng dụng Microsoft Teams

Trong đó, các sinh viên rất quan tâm đến vấn đề học tập, mong muốn được hiểu bài và ôn lại bài học sau giờ học Vậy nên, tính năng “Lưu lại Record cuộc họp” được sinh viên đánh giá cao nhất với giá trị trung bình bằng 3.98 với độ lệch chuẩn không quá lớn Tiếp đó, kết quả cho thấy yếu tố “Hỏi giảng viên về các vấn đề gặp phải” cũng được nhiều đáp viên quan tâm với giá trị trung bình là 3.9, yếu tố được đánh giá cao thứ hai.

Có thể thấy ở trình độ đại học yêu cầu tiếp thu lượng kiến thức lớn trong khoảng thời gian ngắn, điều này dẫn đến nhiều sinh viên mong muốn xem lại bài giảng trên Teams để giúp họ ôn lại những kiến thức đã học Không chỉ thể, các sinh viên cũng quan tâm nhiều đến việc trao đổi kiến thức với thầy cô để có thể hiểu sâu nội dung kiến thức, cũng như được trợ giúp làm các bài tập dự án được giao

Yếu tố truy cập đa thiết bị và đa địa điểm cũng được quan tâm Sự phát triển của công nghệ hiện đại giúp con người, đặc biệt là sinh viên, đòi hỏi tính tiện lợi và liền mạch trong trải nghiệm ứng dụng.

Về vai trò hỏi kiến thức giảng viên

Bảng 2 1 Nhu cầu hỏi giảng viên theo mục đích sử dụng ứng dụng

Nhận thông báo lịch học

12 Tôi có thể hỏi giảng viên về các vấn đề tôi gặp phải trong quá trình học tập

Trung lập 13.9% 15.3% 8.8% 8.3% 0.5% 21.8% Đồng ý 32.9% 37.5% 19.9% 16.2% 0.0% 44.9% Rất đồng ý 24.1% 24.1% 10.2% 9.3% 0.0% 26.9%

Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS

Thực hiện phân tích bảng chéo, ta thấy 44,9% đáp viên đồng ý với vai trò này. Trong đó, 37,5% những người đồng ý đến với Microsoft Teams với mục đích học trực tuyến, 32,9% với mục đích học nhóm

Dễ hiểu khi những sinh viên học trực tuyến sẽ có sự hạn chế nhất định khi tương tác và xin sự hỗ trợ giảng viên sau giờ học Nguyên nhân có thể vì tâm lý e ngại làm phiền thầy cô sau giờ học khiến họ không nhắn tin để được nhận sự hỗ trợ cần thiết Một nguyên nhân khác có thể do lịch trình bận rộn của thầy cô khiến họ khó có thể thường xuyên kiểm tra tin nhắn Điều này dẫn tới những sinh viên mong muốn được giải đáp thắc mắc có thể không nhận được phản hồi hoặc nhận được phản hồi sau một khoảng thời gian

Ngoài ra, những sinh viên sử dụng Microsoft Teams với mục đích hoc nhóm cũng đánh giá cao vai trò này Đó là vì khi học nhóm để làm bài tập, các sinh viên có thể gặp phải những câu hỏi khó hay những vấn đề, thắc mắc trong quá trình thực hiện dự án Kết hợp với việc họ cũng gặp những khó khăn tương tự như những sinh viên học trực tuyến trong việc liên lạc với giảng viên sau giờ học.

Chính vì vậy, những sinh viên sử dụng Microsoft Teams để học trực tuyến và học nhóm đặc biệt coi trọng vai trò họp nhóm meeting vì sự tiện lợi và sự hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng

Bảng 2 2 Vai trò hỏi giảng viên theo trình độ học vấn

12 Tôi có thể hỏi giảng viên về các vấn đề tôi gặp phải trong quá trình học tập

Không đồng ý 0.9% 2.8% 09% 0.5% 5.1% Trung lập 2.8% 11.6% 4.6% 2.8% 21.8% Đồng ý 7.9% 21.8% 10.6

% 11.6% 100.0%Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS

Bên cạnh đó, khi đánh giá vai trò dưới góc độ học vấn, ta có thể thấy 21,8% trong 44,9% đáp viên coi trọng sự hỗ trợ của giảng viên là sinh viên năm hai Nguyên nhân dẫn đến kết quả như này có thể vì năm thứ hai đại học yêu cầu sinh viên làm nhiều bài nhóm hơn năm nhất Điều này yêu cầu sinh viên năm hai cần đầu tư công sức của mình đề hoàn thành bài tập, dẫn tới những vấn đề cần được giảng viên hỗ trợ nhanh chóng Trong khi đó, sinh viên năm nhất lại ít quan tâm do năm nhất đa phần học những môn đại cương, ít học muôn chuyên ngành, không yêu cầu cao về sự đầu tư nguồn lục Kết hợp với tâm lý dè chừng của sinh viên năm nhất khi mới tham gia vào môi trường học tập mới Cũng dễ hiểu khi họ không đánh giá cao tính năng này Thêm đó, sinh viên năm ba và năm tư cũng ít quan tâm do giai đoạn này đòi hỏi sinh viên đi thực tập và chuẩn bị làm luận án tốt nghiệp, không yêu cầu cao về sự đầu tư làm việc nhóm.

Như vậy, sinh viên năm thứ hai đánh gia cao nhất vai trò hỏi giảng viên của tính năng họp nhóm meeting vì yêu cầu sự chú tâm cao của bài tập.

Về vai trò lưu Record

Bảng 2 3 Nhu cầu lưu Record theo mục đích sử dụng ứng dụng

Nhận thông báo lịch học

Record cuộc họp rất tiện lợi

Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS

Xét từ bảng số liệu, 40.8% sinh viên đồng ý với vai trò này Trong đó, sinh viên sử dụng với mục đích học nhóm chiếm 32.9%, trong khi sinh viên sử dụng với mục đích lưu trữ tài liệu chỉ chiếm 21.1%

Sinh viên có nhu cầu học nhóm thường mong muốn ghi lại bản ghi để có thể xem lại kiến thức, nội dung nhóm đã thảo luận với nhau sau khi kết thúc Lý do là vì não bộ sẽ có xu hướng ghi nhớ thông tin tốt hơn khi được củng cố thông qua việc ghi chép hoặc ghi lại thông tin đó.

22 bộ dễ quên kiến thức nếu như nội dung đó không được nhắc lại nhiều lần Vì vậy, sinh viên mong muốn có thể xem lại nội dung record để có thể ôn lại nội dung đã họp với các sinh viên khác Song, những sinh viên mong muốn lưu trữ tài liệu lại không đánh giá cao vai trò lưu record của Teams Với sinh viên ưu tiên tính năng lưu trữ tài liệu ở mức cao nhất thường có xu hướng sửa dụng cả những ứng dụng bên ngoài Đôi khi, họ lưu trữ bên ngoài Microsoft Teams nhiều hơn vì giao diện dễ thao tác, dễ tổng hợp tài liệu Thêm đó, những ứng dụng lưu trữ bên ngoài thường có dung lượng lưu trữ nhiều hơn của Microsoft Teams (5GB) Nếu sinh viên muốn dùng nhiều dung lượng hơn, họ sẽ phải trả phí để sử dụng bản nâng cấp.

Vì những lý do trên, những sinh viên ưu tiên tính năng lưu trữ không đánh giá cao tính năng lưu Record của ứng dụng Microsoft Teams

Bảng 2 4 Vai trò lưu Record theo trình độ học vấn

12 Tôi có thể hỏi giảng viên về các vấn đề tôi gặp phải trong quá trình học tập

Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS Đánh giá thêm về tính năng với phương diện trình độ học vấn, trong 40.8% đáp viên đồng ý có 21.6% là sinh viên năm hai Lý do sinh viên năm hai chiếm phần hơn ở vai trò họp nhóm là khối lượng kiến thức, cũng như yêu cầu đầu tư công sức cao của những môn học năm thứ hai

Quản lý trong học tập

Microsoft Teams không chỉ là nền tảng họp nhóm đơn thuần mà còn cung cấp chức năng quản lý trong học tập Chức năng này bao gồm ba yếu tố chính: quản lý thời gian, quản lý nội dung học tập và quản lý quyền riêng tư Quản lý thời gian giúp học sinh sắp xếp thời khóa biểu và quản lý thời gian học tập hiệu quả Quản lý nội dung học tập hỗ trợ học sinh truy cập tài nguyên học tập, bài tập và bài đánh giá Cuối cùng, quản lý quyền riêng tư đảm bảo dữ liệu của học sinh được bảo mật và không bị truy cập trái phép.

Biểu đồ 2 6 Đánh giá vai trò quản lý thời gian

17 Tôi có thể dễ dàng xếp lịch họp với thành viên

16 Tôi có thể sắp xếp học liệu một cách khoa học

(theo thời gian, theo thể loại, theo tên, )

15 Tính năng lịch giúp tôi quản lý được thời gian của mình.

Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS Mức độ đồng ý trung bình cho tính năng lịch khi xếp lịch họp với các thành viên của Microsoft Teams đạt 3.80 điểm, điều này thể hiện một tín hiệu về sự linh hoạt và sự tiện ích của tính năng này, cho thấy không chỉ là một công cụ đơn giản để ghi chú thời gian của các thành viên trong nhóm để thống nhất lịch họp.

Mặc dù tính năng lịch họp trực tuyến được đánh giá cao, nhưng tính năng quản lý thời gian lại gặp khó khăn với mức đồng ý trung bình chỉ đạt 3,46 điểm Điều này cho thấy sinh viên gặp khó khăn trong việc sử dụng tính năng này để quản lý thời gian cá nhân và sắp xếp lịch học tập của mình Cần cải thiện tính năng này để dễ sử dụng hơn và cung cấp hướng dẫn rõ ràng hơn cho người dùng.

Tổng kết lại, dữ liệu này là một cơ hội để hiểu rõ hơn về cách mà công nghệ có thể hỗ trợ sinh viên trong việc quản lý thời gian và công việc của họ.

Bảng 2 5 Vai trò tính năng lịch theo mục đích sử dụng

Nhận thông báo lịch học

15 Tính năng lịch giúp tôi quản lý được thời gian của mình

% 0.5% 100.0% Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS

Theo số liệu, kết quả chỉ ra rằng 28.7% sinh viên sử dụng Microsoft Teams với mục đích học trực tuyến trong 34.7% đáp viên đồng ý với vai trò của tính năng lịch

Trong khi đó, sinh viên có nhu cầu nhận thông báo lịch học lại chỉ chiếm10.2% Lý giải cho kết quả không tương xứng với nhu cầu có thể là sự tiện ích của tính năng lịch chưa cao, vẫn còn những bất cập khó khăn khi sử dụng.Những khó khăn có thể kể đến như Teams có quá nhiều tác vụ khiến cho họ gặp khó khăn khi thao tác hay thiết kế giao diện chưa đủ thân thiện với người dùng.Ngoài ra, nguyên nhân có thể đến từ việc thị trường hiện đang có những đơn vị cũng cấp tính năng lịch được ưa chuộng như Google Calendar hoặc Notion; hoặc chính trên máy tính cá nhân của mỗi sinh viên cũng đã có lịch được cài sẵn Vì vậy, đây là một vai trò chưa được đánh giá cao và chú trọng sử dụng từ chính những sinh viên có nhu cầu.

Biểu đồ 2 7 Đánh giá về vai trò quản lý học tập

23 Tôi có thể dễ dàng quản lý thành viên nhóm

21 Tôi có thể dễ dàng theo dõi tiến độ học tập của bản thân qua việc sử dụng các chức năng như bài tập, khảo sát và điểm danh

19 Tính năng theo dõi điểm số giúp tôi cải thiện kết quả học tập

Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS

Theo kết quả thống kê mô tả, đều thu về giá trị trung bình từ mức đồng ý. Trong đó, đáng chú ý nhất là vai trò “có thể tạo nhóm dễ dàng” có giá trị trung bình cao nhất – 3.96 với độ lệch chuẩn thấp nhất, cho thấy khả năng tạo và quản lý nhóm là một vai trò quan trọng đối với sinh viên NEU Đây là một minh chứng rõ ràng cho việc ứng dụng Microsoft Teams được người dùng tin tưởng về sự linh hoạt, dễ dàng và nhanh chóng trong việc thiết lập và quản lý các buổi họp nhóm, giúp tăng cường hiệu suất học tập

Tính năng tích hợp các ứng dụng như OneNote, Planner, Stream, PowerPoint, Excel và Word vào Microsoft Teams được người dùng đánh giá cao, với mức trung bình là 3,87/5 Điều này cho thấy các ứng dụng tích hợp này giúp cải thiện hiệu suất, tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho việc hợp tác và quản lý công việc trong môi trường học tập Cụ thể, OneNote cho phép sinh viên vừa ghi chú vừa tổ chức học liệu, trong khi Planner giúp sinh viên theo dõi tiến độ công việc và giao việc cho các thành viên nhóm.

Ngoài ra, các đáp viên đánh giá hai tính năng “theo dõi điểm số giúp tôi cải thiện kết quả học tập” và “dễ dàng theo dõi tiến độ học tập của bản thân qua việc sử dụng các chức năng như bài tập, khảo sát và điểm danh” khá tương đồng về mức độ đánh giá, có giá trị trung bình lần lượt là 3.71 và 3.73 Tuy sinh viên

26 đồng tình rằng cả hai tính năng đều có vai trò trong việc quản lý và theo dõi tiến độ học tập bằng tính năng đặt lời nhắc, nhưng chưa có tác động lớn đối với việc cải thiện kết quả học tập của họ.

2.3.3 Quản lý quyền riêng tư

Biểu đồ 2 8 Đánh giá vai trò quản lý quyền riêng tư

26 Dung lượng quán lý mặc định của Microsoft Teams

(5GB) phù hợp với nhu cầu của tôi

25 Tôi có thể quản lý quyền truy cập tài liệu của bản thân

24 Tôi hài lòng với chính sách bảo mật của Teams

3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 4 Ng uồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS Dựa trên kết quả khảo sát, các giá trị trung bình đều trên 3.6 cho thấy sự đồng thuận của phần lớn sinh viên về ba vai trò quản lý quyền riêng tư của Microsoft Teams nhưng mỗi vai trò lại có sự khác biệt trong cách sinh viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đánh giá chúng.

Với vai trò "Tôi có thể quản lý quyền truy cập tài liệu của bản thân" có giá trị trung bình cao nhất (3.91) đã cho thấy sinh viên có đánh giá tích cực về sự chủ động quản lý tài liệu cá nhân, và tính hiệu suất mà nó mang lại trong quá trình học tập Điều này có thể lý giải khi các sinh viên được ủy quyền và kiểm soát trực tiếp việc quyết định ai có thể xem, chỉnh sửa hoặc chia sẻ các tài liệu của họ Vai trò quản lý quyền truy cập giúp người dùng tin tưởng vào tính bảo mật và sự an toàn thông tin nên họ sẽ yên tâm hơn khi chia sẻ các học liệu quan trọng Đối với vai trò bảo mật của Teams, các sinh viên có đánh giá tương đối tốt khi vai trò "Tôi có thể quản lý quyền truy cập tài liệu của bản thân" có giá trị trung bình cao nhất (3.91) đã cho thấy sinh viên có đánh giá tích cực về sự chủ động quản lý tài liệu cá nhân, và tính hiệu suất mà nó mang lại trong quá trình học tập Đáng chú ý, vai trò

“Dung lượng quán lý mặc định của Microsoft Teams (5GB) phù hợp với nhu cầu của tôi” mang giá trị trung bình thấp nhất (3.66) và độ lệch chuẩn thấp, cho thấy sự đồng tình của sinh viên về vấn đề quản lý dung lượng của ứng dụng Có thể giải thích khi nhu cầu lưu trữ học liệu của sinh viên ngày càng cao, đặc biệt là với những sinh viên học các ngành học yêu cầu nhiều tài liệu học tập và dung lượng5GB có thể không đủ cho một số sinh viên, đặc biệt là những sinh viên cần lưu trữ nhiều tệp tin video, hình ảnh hoặc tài liệu âm thanh.

Chia sẻ học liệu trong học tập

Biểu đồ 2 9 Đánh giá vai trò chia sẻ học liệu trong học tập

31 Tôi có thể chia sẻ tài liệu có sự sắp xếp bằng tệp (folder) một cách khoa học

30 Tôi có thể dễ dàng xem, chia sẻ, phản hồi và nhận xét học liệu với nhiều thành viên cùng lúc

29 Tôi có thể gửi tài liệu tới một cá nhân trong lớp học

28 Tôi có thể gửi tài liệu tới nhiều người cùng lúc

27 Tôi có thể dễ dàng chia sẻ học liệu trong cuộc họp meeting

Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS

Nhìn chung, các tính năng của ứng dụng Microsoft Teams trong vai trò chia sẻ học liệu trong học tập có mức đánh giá tích cực và tương đối giống nhau, đều trên 3.8 tương đương mức đồng ý

Theo kết quả phân tích dữ liệu khảo sát, cả hai tính năng "Gửi tài liệu tới nhiều người cùng lúc" và "Gửi tài liệu tới một cá nhân trong lớp học" đều đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ học tập của sinh viên, đạt giá trị trung bình lần lượt là 3.99 và 3.83 Sinh viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân dường như có xu hướng chia sẻ tài liệu tới nhiều người cùng lúc hơn là tới một cá nhân cụ thể, có thể dễ dàng lý giải khi sinh viên thường xuyên sử dụng ứng dụng Microsoft Teams cho việc họp nhóm meeting, tham gia các hoạt động học tập, cộng tác theo nhóm, đòi hỏi họ phải chia sẻ tài liệu để cùng nhau thảo luận giúp tiết kiệm thời gian cho sinh viên mà không cần phải gửi tài liệu cho từng người một Còn tính năng "Gửi tài liệu riêng tư tới một cá nhân trong lớp học" đạt

28 giá trị trung bình có phần thấp hơn, điều này có thể lý giải khi sinh viên có thể sử dụng các phương pháp chia sẻ khác như email, tin nhắn trên các nền tảng mạng xã hội,

Hầu hết sinh viên đồng tình với hai vai trò “Tôi có thể xem, chia sẻ và phản hồi học liệu và bài tập một cách dễ dàng” và “Tôi có thể dễ dàng chia sẻ học liệu trong cuộc họp meeting” với giá trị trung bình đều là 3.88 Điều này cho thấy sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá cao tính linh hoạt và hiệu quả trong vai trò “xem, chia sẻ và phản hồi về học liệu và bài tập” của Microsoft Teams, cũng như “chia sẻ học liệu trong các cuộc họp meeting” Điều này có thể dễ dàng lý giải khi Teams cho cho phép nhiều người dùng cùng lúc xem, chỉnh sửa và để lại nhận xét, phản hồi vào học liệu trên máy

Ngoài ra, vai trò “Có thể chia sẻ tài liệu có sự sắp xếp bằng tệp (folder) một cách khoa học” có giá trị trung bình thấp nhất - 3.8, dù vẫn ở mức đồng ý nhưng điều này cho thấy sinh viên NEU chưa vận dụng tối ưu chức năng này, có thể chưa có thói quen sắp xếp tài liệu mà chỉ lưu trữ trong máy đơn thuần, gặp khó khăn trong việc xác định cách phân loại và lựa chọn cấu trúc thư mục phù hợp hay một số cảm thấy tốn thời gian và công sức khi sắp xếp

Tiếp nhận thông tin

Biểu đồ 2 10 Đánh giá vai trò tiếp nhận thông tin

40 Kênh tiếng trên Microsoft Teams rõ ràng

38 Kênh chữ trên Microsoft Teams dễ nhìn

36 Tôi hài lòng với giao diện và bố cục của Microsoft

34 Tôi có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin bằng tính năng chia sẻ màn hình

32 Tôi dễ dàng nhận được tài liệu từ Giảng viên (Word,

Nguồn: Số liệu nhóm 8 qua SPSS

Xuất phát từ khảo sát, sau khi thống kê lượt đánh giá của sinh viên trường Đại học

Kinh Tế Quốc Dân, với tính năng “Có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin bằng tính năng chia sẻ màn hình” có giá trị trung bình cao nhất là 4.09 với cho thấy Microsoft Teams có vai trò trong việc truyền tải thông tin hiệu quả giúp sinh viên theo dõi trực tiếp các bài giảng, tài liệu và các nội dung trong học tập.

Bên cạnh đó, các sinh viên của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân cũng đồng thuận đánh giá tốt về vai trò “Có thể tiếp cận tài liệu bài học nhanh chóng” và “Dễ dàng nhận được tài liệu từ Giảng viên (Word, Excel, PowerPoint, PDF, )” khi mức độ đồng ý tương đối cao 3.94 Điều này có thể lý giải bởi hai vai trò này tạo điều kiện cho việc học tập chủ động cho sinh viên đồng thời cũng rất phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại - tích hợp công nghệ vào quá trình học tập, giảng dạy, cho thấy sự thuận tiện và linh hoạt mà nền tảng này mang lại trong việc tiếp nhận học liệu từ giảng viên, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận và tiêu hóa thông tin học tập một cách hiệu quả.

Với vai trò “Microsoft Teams có khả năng sử dụng đa dạng các phương thức truyền đạt thông tin (văn bản, hình ảnh, video, v.v.)” và “Kênh chữ trên Microsoft Teams dễ nhìn” đều mang giá trị trung bình tương đối cao - 3.98, cho thấy cả hai vai trò này đã có tác động tích cực và thu hút sự chú ý của sinh viên NEU, còn giúp sinh viên tăng cường hứng thú học tập khi họ có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách trực quan. Chính vì vậy, kênh hình luôn đóng góp phần quan trọng trong vai trò tiếp nhận thông tin của sinh viên NEU Tuy nhiên, kết quả phân tích "Kênh hình trên Microsoft Teams rõ nét" lại có giá trị trung bình thấp nhất là 3.84 và "Kênh tiếng trên Microsoft Teams rõ ràng" giá trị là 3.88, dù kết quả vẫn tương đương mức đồng ý nhưng điều này mâu thuẫn với mong đợi về hiệu quả tích cực của các kênh này trong vai trò tiếp nhận thông tin của ứng dụng Microsoft, vậy nên cần có một số giải pháp để cải thiện vấn đề này.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY, NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ỨNG DỤNG MICROSOFT TEAMS TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục ngày càng phổ biến,đặc biệt là trong bối cảnh thời kỳ công nghệ số, kỹ thuật số vô cùng phát triển, được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống, vì vậy chúng ta cũng không thể tránh khỏi những vấn đề, bất cập trong khi sử dụng các ứng dụng, đặc biệt Microsoft Teams là một nền tảng giao tiếp, cộng tác được đa số sinh viên trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thường xuyên sử dụng với đa dạng các tính năng và vai trò.

Về vai trò Họp nhóm meeting trong học tập

Tích hợp công cụ vẽ, chú thích đa dạng và các công cụ lưu trữ ghi chú từ bảng trắng

Theo kết quả phân tích từ bảng khảo sát, vai trò của Microsoft Teams được các sinh viên NEU đánh giá chưa thực sự hiệu quả và có ảnh hưởng quan trọng trong học tập, cụ thể đó là “Có thể sử dụng bảng trắng cộng tác để lên ý tưởng”, đạt giá trị trung bình thấp nhất trong các tính năng của vai trò Họp nhóm meeting là 3.68, dù vẫn ở mức đồng tình nhưng điều này chỉ ra rằng có một số vấn đề hoặc hạn chế về tính hiệu quả Có thể đưa ra một số lý do là môi trường làm việc cộng tác trên bảng trắng không đủ linh hoạt và không hỗ trợ đủ tính tương tác thời gian thực, khiến cho quá trình lên ý tưởng và trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong nhóm trở nên khó khăn và không hiệu quả Để cải thiện hiệu quả của tính năng này, Microsoft Teams cần tích hợp công cụ vẽ trực tiếp trên màn hình được chia sẻ và ghi chú đa dạng như cung cấp các công cụ vẽ (bút, bảng màu, hình ảnh và ký tự toán học) để sinh viên có thể trình bày ý tưởng một cách trực quan và sáng tạo trên bảng trắng và cho phép nhiều người dùng truy cập và chỉnh sửa bảng trắng cùng một lúc trong khi họp nhóm, giúp tạo ra một môi trường học tập cộng tác thú vị và linh hoạt Đồng thời, ứng dụng tích hợp công cụ lưu trữ ghi chú, ghi lại các phiên/sheet đã ghi trên bảng trắng Điều này sẽ giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp tục làm việc và xem lại ý tưởng đã được thảo luận và tập trung vào các nội dung chính và dễ dàng tìm lại thông tin cần thiết khi họp nhóm.

Theo kết quả phân tích từ bảng khảo sát, vai trò của Microsoft Teams được các sinh viên NEU đánh giá chưa thực sự hiệu quả và có ảnh hưởng quan trọng trong học tập, cụ thể đó là “Có thể sử dụng bảng trắng cộng tác để lên ý tưởng”, đạt giá trị trung bình thấp nhất trong các tính năng của vai trò Họp nhóm meeting là 3.68, dù vẫn ở mức đồng tình nhưng điều này chỉ ra rằng có một số vấn đề hoặc hạn chế về tính hiệu quả Có thể đưa ra một số lý do là môi trường làm việc cộng tác trên bảng trắng không đủ linh hoạt và không hỗ trợ đủ tính tương tác thời gian thực, khiến cho quá trình lên ý tưởng và trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong nhóm trở nên khó khăn và không hiệu quả Để cải thiện hiệu quả của tính năng này, Microsoft Teams cần tích hợp công cụ vẽ và ghi chú đa dạng như cung cấp các công cụ vẽ (bút, bảng màu, hình ảnh và ký tự toán học) để sinh viên có thể trình bày ý tưởng một cách trực quan và sáng tạo trên bảng trắng và cho phép nhiều người dùng truy cập và chỉnh sửa bảng trắng cùng một lúc trong khi họp nhóm,giúp tạo ra một môi trường học tập cộng tác thú vị và linh hoạt Đồng thời, ứng dụng tích hợp công cụ lưu trữ ghi chú, ghi lại các phiên/sheet đã ghi trên bảng trắng Điều này sẽ giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp tục làm việc và xem lại ý tưởng đã được thảo luận và tập trung vào các nội dung chính và dễ dàng tìm lại thông tin cần thiết khi họp nhóm.

Về vai trò Quản lý trong học tập

Tăng cường tính năng theo dõi điểm số, sắp xếp học liệu, dung lượng lưu trữ

Dựa trên kết quả phân tích, Microsoft Teams thể hiện tiềm năng to lớn trong việc hỗ trợ vai trò Quản lý trong học tập của các bạn sinh viên NEU, bao gồm vai trò về quản lý thời gian, quản lý trong học tập và quản lý quyền riêng tư, nhìn chung các vai trò được thể hiện trong form khảo sát đều có kết quả khả quan, được các bạn sinh viên đánh giá cao (đều trên 3.6 tương đương mức đồng ý) Bên cạnh đó, trong việc quản lý của ứng dụng Microsoft Teams không thể tránh khỏi những hạn chế khi sử dụng, theo kết quả khảo sát, vai trò “Theo dõi điểm số giúp tôi cải thiện kết quả học tập” và tính năng “Có thể sắp xếp học liệu một cách khoa học (theo thời gian, theo thể loại, theo tên, )” có giá trị trung bình lần lượt là 3.71 và 3.69 khá sát nhau Đáng chú ý, vai trò “Dung lượng quán lý mặc định của Microsoft Teams (5GB) phù hợp với nhu cầu của tôi” mang giá trị

32 trung bình thấp nhất (3.66) và độ lệch chuẩn thấp, cho thấy sự đồng tình của sinh viên về vấn đề quản lý dung lượng của ứng dụng Các đánh giá tuy không quá thấp nhưng cũng không quá cao, trong tương lai nếu Microsoft Teams không cải thiện thì đây có thể là một rủi ro làm giảm mức độ hài lòng của sinh viên và họ sẽ chuyển sang sử dụng các công cụ khác

Nhóm đề xuất các giải pháp cải tiến tính năng theo dõi điểm số thông qua hệ thống báo cáo chi tiết Hệ thống này phân tích dữ liệu tiến độ học tập như tỷ lệ hoàn thành bài tập, điểm số bài kiểm tra, mức độ thảo luận Ứng dụng Microsoft Teams cần nâng cao tính năng sắp xếp học liệu bằng cách phân loại tự động tài liệu học tập, giúp sinh viên tìm kiếm dễ dàng Các bộ lọc tìm kiếm nâng cao cho phép sinh viên lọc tài liệu theo nhiều tiêu chí, chẳng hạn như thời gian cập nhật và mức độ phổ biến Ngoài ra, việc mở rộng dung lượng lưu trữ trên Microsoft Teams hoặc tích hợp giải pháp lưu trữ đám mây (OneDrive/SharePoint) sẽ thu hút sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nâng cấp khả năng tích hợp tính năng lịch của Microsoft Team

Dựa trên kết quả các đáp viên đánh giá "Tính năng lịch giúp tôi quản lý được thời gian của mình" được 33.8% đáp viên đánh giá ở mức trung lập – 3.46, có thể thấy rằng tính năng này chưa thực sự thu hút hay mang lại hiệu quả rõ rệt, cho thấy sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân còn gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian học tập cá nhân qua ứng dụng Microsoft Teams Để giải quyết cho vấn đề này, nhóm có đề xuất giải pháp cần thực hiện, đầu tiên Microsoft Teams cần nâng cấp khả năng tích hợp lịch Teams với các lịch khác (như Google Calendar, Outlook) và phát triển thêm các tính năng cho chức năng tạo lịch (như tạo lịch theo lặp, đặt lời nhắc, chia sẻ lịch với người khác) kèm theo đó là cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ sử dụng chi tiết cho sinh viên giúp tận dụng tối đa vai trò của ứng dụng Microsoft Teams, và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Để lý giải cho đề xuất giải pháp nêu trên, ta có thể thấy nhiều sinh viên có thói quen sử dụng các ứng dụng chuyên về cài đặt thời gian, kế hoạch như Google Calendar hoặc Notion từ trước khi tiếp cận Microsoft Teams, nếu có thể tích hợp thành công sẽ để lại cho người dùng một trải nghiệm học tập liền mạch Ngoài ra, việc mở rộng, phát triển thêm tính năng tạo lịch sẽ hỗ trợ việc tạo lịch theo hình thức lặp lại, đặt lời nhắc, chia sẻ lịch với người khác để tối ưu hóa quản lý thời gian và công việc Đối với sinh viên, việc này có thể giúp họ tổ chức thời gian học tập và cuộc sống cá nhân một cách hiệu quả hơn.

Về vai trò Tiếp nhận thông tin trong học tập

trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Chương 2: Các vai trò của ứng dụng Microsoft Teams trong học tập ở trường Đại học

Chương 3: Đề xuất giải pháp thúc đẩy vai trò trong học tập của ứng dụng Microsoft

Teams ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ngày đăng: 14/08/2024, 16:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Liên Anh & Thủy Nguyên (2016), Vai trò của các phương tiện truyền thông trong xây dựng xã hội học tập, Bộ giáo dục và đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của các phương tiện truyền thông trongxây dựng xã hội học tập
Tác giả: Liên Anh & Thủy Nguyên
Năm: 2016
[2] Bùi Thị Huế, Bùi Đức Thịnh & Vũ Thị Tuyết Lan (2022), Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo: Thực trạng và Giải pháp, Tạp chí khoa học & công nghệ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển đổi số tronggiáo dục và đào tạo: Thực trạng và Giải pháp
Tác giả: Bùi Thị Huế, Bùi Đức Thịnh & Vũ Thị Tuyết Lan
Năm: 2022
[3] Dương Thị Ngọc Anh, Đinh Thị Thùy Linh & Hoàng Thị Tuyết (2020), Sử dụng Microsoft Teams trong dạy tiếng anh cho sinh viên năm thứ nhất không chuyên ngữ tại Trường Đại học Hoa Lư, Tạp chí Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụngMicrosoft Teams trong dạy tiếng anh cho sinh viên năm thứ nhất không chuyênngữ tại Trường Đại học Hoa Lư
Tác giả: Dương Thị Ngọc Anh, Đinh Thị Thùy Linh & Hoàng Thị Tuyết
Năm: 2020
[4] Mohd Lutfi Bin Mohd Khidir, Saiful Nizam Bin Sa’ari & Abu Seman Bin Mohammad (2022), Effectiveness of Online learning with Microsoft Teams applications in Polimas, EPRA International Journal of Environmental Economics, Commerceand Educational Management Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effectiveness of Online learning with Microsoft Teamsapplications in Polimas
Tác giả: Mohd Lutfi Bin Mohd Khidir, Saiful Nizam Bin Sa’ari & Abu Seman Bin Mohammad
Năm: 2022
[5] Phạm Lê Hồng Nhung, Bành Ngọc Trâm & Đinh Công Thành (2022), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên Trường kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhântố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên Trường kinh tế,Trường Đại học Cần Thơ
Tác giả: Phạm Lê Hồng Nhung, Bành Ngọc Trâm & Đinh Công Thành
Năm: 2022

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w