LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Yêu sách phi lý “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc cùng những ảnh hưởng tiêu cực của nó, hay những biểu hiện, những tác động của nó đến suy nghĩ giới trẻ Việt Nam,
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Yêu sách phi lý “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc cùng những ảnh hưởng tiêu cực của nó, hay những biểu hiện, những tác động của nó đến suy nghĩ giới trẻ Việt Nam, các giải pháp để Việt Nam bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là một đề tài luôn khơi dậy sức nóng của dư luận, được khai thác một cách rộng rãi trong và ngoài nước dưới nhiều góc độ từ kinh tế, luật học đến chính trị, an ninh quốc phòng, Đây là một đề tài thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu, tiêu biểu như những công trình nghiên cứu sau:
2.1 “Yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp
Quốc tế” của PGS.TS Nguyễn Hồng Thao đăng trên tập san biên giới lãnh thổ số 5/4-
1999 Đây là bài viết đem đến cho người đọc thông tin khái niệm đường đứt khúc 9 đoạn (tên gọi khác của đường lưỡi bò), những điều phi lý, chưa rõ ràng của yêu sách này cùng những lập luận chặt chẽ nhận xét khách quan dưới góc độ của pháp luật quốc tế Qua đó có thể thấy, đường đứt khúc 9 đoạn, con đường không được xác định rõ cả về cơ sở pháp lý lẫn tọa độ địa lý, đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ không chỉ của các nước liên quan mà còn là sự thách thức đối với quyền lợi hàng hải, hàng không… của cộng đồng quốc tế
2.2 “Yêu sách Đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc và chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông” do PGS.TS Nguyễn Bá Diến chủ biên (NXB Thông tin và Truyền thông) Cuốn sách gồm 2 phần với hy vọng trở thành một tài liệu nhằm góp phần đưa ra những căn cứ khoa học phản bác sự phi lý, phi pháp và phản khoa học của yêu sách
"đường lưỡi bò", vạch trần âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc dưới góc độ
7 pháp lý và lịch sử, đồng thời khẳng định chủ quyền lịch sử lâu đời của Việt Nam trên Biển Đông cũng như đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
2.3 “Chủ quyền biển đảo Việt Nam – Minh chứng lịch sử và cơ sở pháp lý” do PGS.TS Đỗ Bang làm chủ biên (NXB Tri thức) Quyển sách tập hợp những tư liệu, luận điểm nghiên cứu mang tính lịch sử và pháp lý về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam, đưa ra những minh chứng lịch sử, những nhìn nhận khách quan của lịch sử và tầm nhìn thời đại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp hữu hiệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
2.4 “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông” với tác giả là PGS.TS Hà Minh Hồng, PGS.TS Trần Nam Tiến, TS Nguyễn Kim Hoàng, TS Ngô Hữu Phước (NXB Chính trị quốc gia Sự thật) Cuốn sách khái quát quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam với đầy đủ cơ sở khoa học và pháp lý, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học xác đáng về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
2.5 “Tranh chấp Biển Đông - Pháp lý và thực tiễn” của TS.Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên (NXB Chính trị quốc gia Sự thật) Cuốn sách đề cập đến vấn đề tranh chấp Biển Đông xảy ra bởi những mối quan hệ cũng như các lợi ích phức tạp, đan xen trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế… truyền tải thông tin pháp lý về tranh chấp trên Biển Đông, giúp người đọc có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề Biển Đông, từ đó góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, thực hiện thành công chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông
2.6 “Chính sách, pháp luật trên Biển Đông của Trung Quốc nhìn từ góc độ pháp luật quốc tế” của GS TS Nguyễn Bá Diến và TS Nguyễn Hùng Cường
(NXB Chính trị quốc gia Sự thật) Cuốn sách với những đánh giá, lập luận sắc bén đã làm rõ quá trình Trung Quốc sử dụng pháp lý làm công cụ để từng bước
“hợp thức hóa” yêu sách chủ quyền và tuyên truyền Luật Biển theo quan điểm của Trung Quốc và tính bất hợp lý, không tuân thủ pháp luật quốc tế trong các chính sách, pháp luật về Biển Đông của Trung Quốc Qua đó, củng cố thêm tính thuyết phục và vững chắc về cơ sở pháp lý của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo
8 2.7 “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của tác giả Monique Chemiller – Gendreau, do Nguyễn Hồng Thao dịch (NXB Chính trị quốc gia Sự thật) Dưới góc độ luật gia quốc tế, cuốn sách là những phân tích của tác giả về lập luận của các bên liên quan đến cuộc tranh chấp hai quần đảo và đưa ra những giải pháp cho vấn đề tranh chấp phức tạp này dựa trên cơ chế giải quyết tranh chấp luật quốc tế, giúp người đọc hiểu rõ hơn về hai quần đảo này cũng như việc giải quyết các tranh chấp, đóng góp cho các phân tích liên quan đến vấn đề này.
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Trình bày một cách có hệ thống về đề tài thông qua việc nghiên cứu tài liệu, khảo sát và đánh giá về vấn đề góc nhìn của giới trẻ hiện nay về “đường lưỡi bò” và chủ quyền biển đảo Từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học giúp xây dựng xã hội con người Việt Nam tiến bộ hơn
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích các khái niệm và vấn đề cơ bản như: đường lưỡi bò, chủ quyền biển đảo, lịch sử chủ quyền nước ta, các tác nhân gây sai lệch tư tưởng cho thế hệ trẻ,…
Thực hiện khảo sát nhận thức của giới trẻ về vấn đề chủ quyền biển đảo đặc biệt nhấn mạnh vào đường lưỡi bò thông qua các cách thức như phỏng vấn, số liệu, phân tích nội dung, thăm dò ý kiến,… từ đó rút ra thực tế hiện nay nhận thức chủ quyền biển đảo của sinh viên Đại học Cần Thơ
Phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến giới trẻ hiện nay thông qua phỏng vấn, thăm dò ý kiến, khảo sát như giáo dục, truyền thông, văn hóa, mạng xã hội
Từ đó đề xuất các giải pháp biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của giới trẻ hiện nay đối với vấn đề chủ quyền biển đảo hiện nay gớp phần đấu tranh chống lại các thế lực thù địch làm cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của khóa luận là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic Trên cơ sở này, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như định tính, định lượng, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, so sánh nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về đề tài: “Đường lưỡi bò” dưới góc nhìn của giới trẻ hiện nay trong quá trình nhận thức về chủ quyền biển đảo quê hương của bài khóa luận.
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Bài nghiên cứu sẽ nhìn ra được các góc nhìn đa chiều của giới trẻ Việt Nam hiện nay về vấn đề chủ quyền lãnh thổ nói chung và các chính sách của Trung Quốc trên biển đông mà cụ thể là chính sách đường lưỡi bò nói riêng Từ đây chúng ta sẽ đặt ra được một giả thuyết khoa học như sau: Kết quả sẽ cho ra hai hướng là tích cực và tiêu cực Thứ nhất là tích cực, chúng ta có thể thấy được hướng tích cực thông qua kết quả khảo sát về sự hiểu biết của giới trẻ về lịch sử chủ quyền đất nước trên biên đông, và các sự kiện lịch sử liên quan đến quan hệ trên biển đông của Việt Nam với các nước Nếu kết quả khảo sát đạt trên 75% số người khảo sát có được sự hiểu biết về những vấn đề vừa nêu thì chúng ta sẽ có sự đánh giá tích cực về góc nhìn của giới trẻ hiện nay về vấn đề chủ quyền đất nước
10 Thứ hai là tiêu cực, chúng ta cũng sẽ dựa vào kết quả khảo sát để đánh giá Nếu kết quả dưới 60% người khảo sát có ít hiểu biết hoặc không biết về các vấn đề chủ quyền ở biển đông thì chúng ta có đánh giá rằng đây là một sự tiêu cực trong quá trình đấu tranh giữ gìn và bảo vệ chủ quyền tổ quốc Từ các kết quả trên nhóm nghiên cứu đề tài sẽ rút ra được bài học thực tiễn nhằm điều chỉnh, tham mưu cho công tác tuyên truyền, giáo dục về vấn đề giữ gìn chủ quyền biển đảo Việt Nam.
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài sẽ có những đóng góp vào quá trình đánh giá công tác tuyên truyền và giáo dục thế hệ trẻ trong công cuộc bảo vệ và giữ gìn chủ quyền tổ quốc hiện nay Bài nghiên cứu cũng góp phần làm rõ được hiện trạng các góc nhìn và sự hiểu biết của giới trẻ hiện nay về các vấn đề chủ quyền và lịch sử dân tộc Ngoài ra, đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo rất đáng để quan tâm dành cho giáo viên cấp THPT trong quá trình giảng dạy.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu sẽ là bản đánh giá khách quan về thực trạng góc nhìn của học sinh, sinh viên trong tiến trình bảo vệ chủ quyền đất nước, rút ra được các bài học về công tác tuyên truyền giáo dục của hệ thống chính trị Từ đó thông qua các điều chỉnh hợp lý sẽ nâng cao được tinh thần của nhân dân, học sinh, sinh viên trong công cuộc bảo vệ giữ gìn biển đảo về hương.
Ý nghĩa khoa học
Bài nghiên cứu sẽ có đóng góp vào việc đánh giá thực trạng giới trẻ hiện nay đối với các vấn đề của đất nước Có ý nghĩa quan trọng trong công tác giảng dạy ở các trường học.
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bài nghiên cứu sẽ bao gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1 “Đường lưỡi bò” dưới các góc nhì
Chương 2 Nhận thức của sinh viên Đại học Cần Thơ cùng các yếu tố tác động Chương 3 Đề xuất các giải pháp cho sinh viên Đại học Cần Thơ trong quá trình nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo quê hương
NỘI DUNG CHƯƠNG I “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” DƯỚI CÁC GÓC NHÌN
Khái niệm
Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn” đều là cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc Dân đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc
Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn).
Các yêu sách và các tuyên bố ngộ nhận
Với công hàm ngày 07 tháng 5 năm 2009 có kèm bản đồ “đường chữ U”, có vẻ như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của đường lưỡi bò, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử” Đường này sẽ được ngộ nhận là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam) Như vậy, toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành ao hồ của Trung Quốc.
THỰC TRẠNG BIỂN ĐÔNG
1.2.1.1 Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Tây Sa, mở đầu thời kỳ tranh chấp chủ quyền biển Đông và các cuộc chiến tranh chấp đã diễn ra
Mặc dù “Sách Trắng” Trung Quốc khẳng định từ thời Hán Vũ Đế, Trung Quốc đã phát hiện ra hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa), nhưng hoàn toàn không có bất cứ tài liệu nào chứng minh cho điều đó Bản đồ Trung Quốc cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX vẫn chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam với những lời giải thích tuyệt đối chính xác rằng “điểm tận cùng của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu trên đảo Quỳnh Châu tức 18⁰13’ vĩ độ Bắc”
1.2.1.2 Trung Quốc đơn phương đăng tải thông tin “đường lưỡi bò” trên bản đồ địa lý
"Đường đứt khúc", "đường chữ U" hoặc còn gọi bằng cái tên khác là "đường lưỡi bò" - đơn giản là nhìn trên bản đồ, nó giống hình lưỡi con bò liếm xuống Biển Đông và xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ do chính quyền Cộng hòa Trung Hoa xuất bản vào tháng 2-1948 dựa theo bản đồ của Bai Meichu
❖ Góc nhìn lịch sử và góc nhìn pháp lý
Dưới góc nhìn lịch sử, Trung Quốc luôn khẳng định đã đặt tên cho các thực thể ở biển Đông từ thời kỳ cổ đại Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh việc Trung Quốc xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Hơn nữa, Việt Nam đã có đầy đủ bằng chứng chứng minh Việt Nam đã quản lý hiệu quả hai quần đảo này từ thời kỳ phong kiến Đó là việc tổ chức đơn vị hành chính hai quần đảo này trong hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước Việt Nam từ thời phong kiến
Dưới góc nhìn pháp lý, yêu sách "đường lưỡi bò" có nội dung rất mập mờ và không có căn cứ pháp lý rõ ràng Trên thực tế, từ khi xuất hiện cho đến nay, Trung Quốc cũng không có một văn bản cũng như lời giải thích cụ thể nào về bản chất pháp lý của yêu sách này cho cộng đồng quốc tế Vì vậy, rất khó để xác định dựa trên căn cứ nào để Trung Quốc đưa ra yêu sách các quyền cũng như chủ quyền hay quyền tài phán đối với các vùng biển trong khu vực Biển Đông
1.2.1.3 Hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981)
Ngày 02/05/2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou
981 (Hải Dương – 981/HD-981) nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và 03 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc phần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam
1.2.1.4 Khảo sát trái phép ở khu vực phía nam biển Đông
Tháng 07 và tháng 08/2019, tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã sử dụng các trang thiết bị và tiến hành thăm dò và khảo sát trong quá trình đi lại trong vùng đặc quyền kinh tế cho thấy dấu hiệu vi phạm quyền chủ quyền về thăm dò tài nguyên thiên nhiên tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
1.2.1.5 Tăng cường hoạt động tàu trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam
Tháng 03/2021, Trung Quốc đưa hàng trăm tàu cá xâm nhập phạm vi lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam
Tháng 05/2023, tàu thăm dò Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Biển Đông đang chứng kiến nhiều sự cạnh tranh và tranh chấp chủ quyền giữa các nước lớn Hiện tại, có hai loại tranh chấp chính trên Biển Đông:
Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo này Gần đây, vào ngày 2/4, đã xảy ra vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trên vùng biển thuộc Quần đảo Hoàng Sa, khiến tàu Việt Nam chìm
Tranh chấp trong việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa: Các nước có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau ở xung quanh Biển Đông đang tranh chấp về việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình Điều này đã tạo ra những vùng chồng lấn, gây khó khăn trong việc xác định ranh giới
1.3 CÁC GÓC NHÌN NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
VỀ VẤN ĐỀ “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” BIỂN ĐÔNG
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng phát biểu khẳng định quan điểm phản đối đòi hỏi vô lý của Trung Quốc "Quan điểm của Việt Nam là kiên trì phản đối đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra bởi nó không có cơ sở nào về pháp lý và thực tiễn”
GS.TS Nguyễn Bá Diến (Chủ nhiệm khoa Luật Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, qua các tư liệu lịch sử mà ông nghiên cứu, có thể khẳng định rằng, những lập luận của Trung Quốc về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa là hết sức yếu và mơ hồ, thiếu căn cứ khoa học và lịch sử
“Giới luật học đang tiếp tục nghiên cứu thêm về vấn đề này, nhưng tới nay có thể tự tin rằng về mặt căn cứ khoa học pháp lý, Việt Nam có đầy đủ căn cứ chứng minh chủ quyền về Hoàng Sa, Trường Sa và bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc về chủ quyền 2 quần đảo này cũng như đường lưỡi bò”
GS sử học Đỗ Bang (ĐH Huế) cũng khẳng định, theo nghiên cứu của ông, từ thời Tự Đức tới thời Pháp thuộc, các tài liệu đều xác định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Ông và các cộng sự chưa tìm thấy 1 trang sử, một bản đồ chính thống nào nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc dưới thời nhà Thanh
Tất cả bản đồ của Trung Quốc trước thế kỷ 20 chỉ vẽ tới đảo Hải Nam Trước
1984 (thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa), tất cả tài liệu lịch sử đều chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
“Đường đứt khúc 9 đoạn” của Trung Quốc không ổn định và chính xác Theo
TS Hoàng Việt, giảng viên trường Đại học Luật TP HCM, một con đường như vậy, không thể nào được coi là “biên giới quốc gia”: “Nếu nó là một đường biên giới thì có được không? Câu trả lời là không vì đường biên giới nó phải ổn định, nhưng cái đường này của Trung Quốc, họ gọi là “biên giới” nhưng không có toạ độ chính xác, tuỳ tiện Ban đầu 11 đoạn, sau bỏ bớt còn 9 đoạn Biên giới mà cứ điều chỉnh như vậy đâu thể là biên giới quốc tế được”
1.3.2 Nghiên cứu của nước ngoài
Tiến sỹ Marvin C.OTT – Giáo sư Đại học John Hopskins, cho biết: “Ý đồ chiến lược của Trung Quốc, cái mà họ muốn theo đánh giá của tôi là hiện thực hóa đường lưỡi bò 9 đoạn, chiếm gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, "gặm "sâu cả vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và của nhiều nước khác trong khu vực Trung Quốc định thực hiện mục tiêu biến đường lưỡi bò này thành biên giới lãnh thổ được công nhận trong dài hạn” Ông Shoichi Gondai – Giảng viên tiếng Nhật Dự án Hedspi, Đại học Bách Khoa
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ CÙNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐH CẦN THƠ
2.1.1 Kết quả khảo sát sinh viên
Sau đây là các kết quả khảo sát của nhóm với sinh viên Đại học Cần Thơ
Câu 5: Bạn có biết việc hạ đặt trái phép dàn khoan HD 981 của
Câu 6: Góc nhìn của các bạn về vấn đề biển đảo như thế nào?
Không quan tâm Quan tâm
Câu 8: Chiều dài đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu kilomet?
3,260 km 3,200 km 1200 km 4,190 km Đà Nẵng 11%
Câu 7: Huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố nào của nước ta? Đà Nẵng Nha Trang Khánh Hoà Cà Mau
20 Thông qua kết quả khảo sát trên là một cơ sở thực tiễn cho việc rút ra các bài học kinh nghiệm về giáo dục hiện nay cái nào có kết quả tốt thì tiếp tục phát huy, còn kết quả nào có kết quả không tốt thì ta cần phải nghiêm túc xem xét và chỉnh đốn ngay lập tức Ở đó các tổ chức có thẩm quyền và giáo viên cũng đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc định hình và giáo dục về chủ quyền biển đảo cho các em
2.1.2 Đánh giá và nhận định về kết quả khảo sát
Phần lớn các sinh viên đều đưa ra được các đáp án chính xác nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều trường hợp sai Nhìn chung thì kết quả khá khả quan phản ánh được tầm hiểu biết và suy nghĩ riêng của từng cá thể sinh viên Từ đó nhằm đề xuất, hoạch định ra các biện pháp tuyên truyền giáo dục làm sao có thể giúp hình thành và định Câu 9: Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành giáp biển?
Câu 10: Đường bờ biển nước ta kéo dài từ đâu đến đâu?
Móng Cái - Cà Mau Móng Cái - Hà Tiên Cà Mau - Quy Nhơn Nha Trang - Hà Tiên
21 hướng đầy đủ và chính xác các thông tin về phạm vi, chủ quyền biển đảo của đất nước đến các thế hệ trẻ nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung
Với nhận thức đúng đắn, hành động chuẩn mực sẽ gián tiếp hình thành được một lớp phòng vệ vững chắc, kiên cố đủ sức đánh bật được dã tâm muốn thâu tóm Biển Đông một cách ngang nhiên, vô phép từ phía Trung Quốc Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước Hơn ai hết chúng ta phải biết, phải hiểu và nhận thức đúng về lịch sử của dân tộc nói chung và lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo nói riêng để từ đó khơi dậy, củng cố tình yêu Tổ quốc, nâng cao ý thức học tập, phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Ra sức học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên cương hải đảo nhằm giúp ích cho đất nước ngày càng tốt đẹp, phát triển và trực tiếp khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước mọi thế lực có ý định xấu.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRONG QUÁ TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG
2.1 NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐH CẦN THƠ
2.1.1 Kết quả khảo sát sinh viên
Sau đây là các kết quả khảo sát của nhóm với sinh viên Đại học Cần Thơ
Câu 5: Bạn có biết việc hạ đặt trái phép dàn khoan HD 981 của
Câu 6: Góc nhìn của các bạn về vấn đề biển đảo như thế nào?
Không quan tâm Quan tâm
Câu 8: Chiều dài đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu kilomet?
3,260 km 3,200 km 1200 km 4,190 km Đà Nẵng 11%
Câu 7: Huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố nào của nước ta? Đà Nẵng Nha Trang Khánh Hoà Cà Mau
20 Thông qua kết quả khảo sát trên là một cơ sở thực tiễn cho việc rút ra các bài học kinh nghiệm về giáo dục hiện nay cái nào có kết quả tốt thì tiếp tục phát huy, còn kết quả nào có kết quả không tốt thì ta cần phải nghiêm túc xem xét và chỉnh đốn ngay lập tức Ở đó các tổ chức có thẩm quyền và giáo viên cũng đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc định hình và giáo dục về chủ quyền biển đảo cho các em
2.1.2 Đánh giá và nhận định về kết quả khảo sát
Phần lớn các sinh viên đều đưa ra được các đáp án chính xác nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều trường hợp sai Nhìn chung thì kết quả khá khả quan phản ánh được tầm hiểu biết và suy nghĩ riêng của từng cá thể sinh viên Từ đó nhằm đề xuất, hoạch định ra các biện pháp tuyên truyền giáo dục làm sao có thể giúp hình thành và định Câu 9: Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành giáp biển?
Câu 10: Đường bờ biển nước ta kéo dài từ đâu đến đâu?
Móng Cái - Cà Mau Móng Cái - Hà Tiên Cà Mau - Quy Nhơn Nha Trang - Hà Tiên
21 hướng đầy đủ và chính xác các thông tin về phạm vi, chủ quyền biển đảo của đất nước đến các thế hệ trẻ nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung
Với nhận thức đúng đắn, hành động chuẩn mực sẽ gián tiếp hình thành được một lớp phòng vệ vững chắc, kiên cố đủ sức đánh bật được dã tâm muốn thâu tóm Biển Đông một cách ngang nhiên, vô phép từ phía Trung Quốc Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước Hơn ai hết chúng ta phải biết, phải hiểu và nhận thức đúng về lịch sử của dân tộc nói chung và lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo nói riêng để từ đó khơi dậy, củng cố tình yêu Tổ quốc, nâng cao ý thức học tập, phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Ra sức học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên cương hải đảo nhằm giúp ích cho đất nước ngày càng tốt đẹp, phát triển và trực tiếp khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước mọi thế lực có ý định xấu
2.2 CÁC YẾU TỐ CÓ THỂ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC SINH VIÊN HIỆN NAY
❖ Khả năng chọn lọc thông tin còn kém
Do bản thân sinh viên không thường xuyên cập nhật, tìm hiểu thông tin làm cho khả năng hiểu biết bị giới hạn
Một số sinh viên học sinh nói riêng hay giới trẻ nói chung hiện nay vẫn chưa có các kỹ năng đánh giá và chọn lọc thông tin tiếp thu đúng cách, dẫn đến tình trạng các bạn ấy tiếp thu một cách máy móc các thông tin có nội dung xuyên tạc, kích động sai lệch từ các nguồn thông tin đa dạng hiện nay, mà không hề biết đó là sai hay đúng
Trong thời đại thế giới phẳng hiện nay thông tin truyền đi từ nơi này đến nơi khác chỉ được tính bằng giây nên việc nâng cao ý thức và trang bị cho mình kỹ năng chọn lọc thông tin là cực kỳ quan trọng Cho nên mỗi bạn trẻ hôm nay cần trang bị cho
22 mình các kỹ năng chọn lọc thông tin để không hiểu sai về các vấn đề nhạy cảm hiện nay trong đó có vấn đề chủ quyền biển đảo
❖ Bị lôi kéo, kích động
Vì việc một số bạn trẻ chưa có khả năng chọn lọc thông tin như đã trình bài ở trên, nên chính vì thế các đối tượng hoạt động chống phá phản động trong nước có cơ hội dụ dỗ lôi kéo kích động các bạn tham gia vào các hội nhóm các tổ chức phản động để thực hiện các hành vi trái pháp luật mà các bạn không hề hay biết
Ngoại ra lợi dụng các bạn sinh viên với nhu cầu tiền bạc khá lớn mà chứng đã dụ dỗ cho tiền các bạn đề thực hiện các hành vi trái pháp luật
Chúng còn lợi dụng việc mua hàng online dễ dàng như ngày hôm nay đề truyền bá thông tin sai lệch như sách giả, các trang phục, hình vẽ phản động,…
“Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản của các thế lực thù địch nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự Và chủ đề Biển Đông cũng bị lợi dụng rất nhiều cho “diễn biến hòa bình”
Thực chất, chiến lược diễn biến hoà bình là căn cứ vào tình hình, diễn biến từng nước xã hội chủ nghĩa để tạo nên những nhân tố chống chế độ bên trong mỗi nước để tác động, tấn công một cách thích hợp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, quân sự, ngoại giao…, trong đó mặt trận tư tưởng nổi lên hàng đầu
❖ Các thế lực bên ngoài lôi kéo kích, kích động
Không những hoạt động trong nước mà các tổ chức phản động còn hoạt động mạnh mẽ ở nước ngoài vẫn với các hình thức lôi kéo, xuyên tạc, mua chuộc,… chúng tìm mọi cách cố gắng tẩy não nhiều người Việt Nam càng nhiều càng tốt nhất là về vấn đề biển đảo quê hương, lịch sử dân tộc
❖ Tư duy sùng ngoại quá mức
Hiện tượng đam mê thần tượng hiện nay cũng là vấn đề lớn khi mà giới trẻ hiện nay yêu thích một cách qua mức nào người nào đó ở nước ngoài đến nổi không còn quan tâm đến hành động và lời nói của người đó đúng hay sai nữa Từ đó giới trẻ bị tẩy não và dễ bị kích động khi có ai chỉ trích hay nói xấu thần tượng của họ Đây cũng là một thực trạng đáng lo ngại hiện nay
23 Hiện nay cũng có một số người Việt có tư duy sùng hàng ngoại quá mức dẫn đến việc cái gì mà của nước làm ra thì khen tắm tắt còn cái gì do người Việt ta làm ra thì tự nhục tìm mọi cách, mọi lỗi sai, mọi thủ đoạn để chê trách cố gắng hạ thấp uy tín của các mặt hàng Việt Nam khiến cho đất nước ta vô cùng khó phát triển được vì các thành phần này Vì thế các đối tượng này cũng dễ bị các kẻ xấu nước ngoài dụ dỗ, lợi dụng