Người nhận định, giai cấp công nhân là sản phẩm của công nghiệp hiện đại, là lực lượng tiêu biểu của lực lượng sản xuất tiến bộ, dẫn đầu xu thế tiến bộ của phương thức sản xuất; là giai
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP LỚN
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đề: So sánh đặc điểm của giai cấp công nhân (lượng và chất) thế kỉ XIX
và XXI Giai cấp công nhân hiện nay còn mang sứ mệnh lịch sử đó không? Tại sao?
HÀ NỘI - 9/2023
Nhóm: 4
Họ và tên: Nguyễn Thảo Ngân
Lớp: LLNL1107(123)_18-Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã SV: 11224574
Trang 2M C L C Ụ Ụ
I Cơ sở lý luận 3
1 Khái niệm giai cấp công nhân 3
2 Đặc điểm về lượng của giai cấp công nhân 3
2.1 Đặc điểm về lượng của giai cấp công nhân trong thế kỷ XIX 3
2.2 Đặc điểm về lượng của giai cấp công nhân trong thế kỷ XXI 5
3.1 Đặc điểm về chất của giai cấp công nhân trong thế kỷ XIX 7
3.2 Đặc điểm về chất của giai cấp công nhân trong thế kỷ XXI 9
II Giai cấp công nhân hiện nay còn mang sứ mệnh lịch sử đó không? Tại sao? 12
1 Về địa vị kinh tế-xã hội 12
2 Về địa vị chính trị - xã hội 16
III Tài liệu tham khảo 18
Trang 3I Cơ sở lý luận
1 Khái niệm giai cấp công nhân
C Mác và P Ăngghen cho rằng, giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm công ăn lương trong thời kỳ công nghiệp, do không có tư liệu sản xuất nê phải bán sức lao động
để sống
Lênin sau đó đã phát triển khái niệm giai cấp công nhân lên một tầm cao mới Người nhận định, giai cấp công nhân là sản phẩm của công nghiệp hiện đại, là lực lượng tiêu biểu của lực lượng sản xuất tiến bộ, dẫn đầu xu thế tiến bộ của phương thức sản xuất; là giai cấp
có tinh thần cách mạng triệt để, có tính tổ chức và kỷ luật cao, mang tính chất quốc tế Giai cấp công nhân vì vậy có sứ mệnh lịch sử trên toàn thế giới, là tổ chức lãnh đạo xã hội thông qua Đảng Cộng sản, đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng toàn xã hội khỏi
sự áp bức bất công trong xã hội, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, từng bước xây dựng chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên quy mô toàn cầu Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân đại diện cho sự phát triển tất yếu của lịch sử, là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới ưu việt hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
2 Đặc điểm về lượng của giai cấp công nhân
2.1 Đặc điểm về lượng của giai cấp công nhân trong thế kỷ XIX
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn”, được xuất bản vào ngày 24/2/1848 tại London, Anh C.Mác và Ph.Ăngghen đã gọi giai cấp công nhân bằng những thuật ngữ vô cùng đa dạng
Có thể kể đến trong số đó như giai cấp vô sản; giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện đại; giai cấp công nhân Đại công nghiệp… “Giai cấp công nhân” – “sản phẩm” và cũng là “chủ thể” của nền Đại công nghiệp Tư bản chủ nghĩa, giai cấp “đại biểu” cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại Thêm vào đó, C Mác và Ph.Ăngghen còn dùng những thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để phân loại công nhân trong các ngành sản xuất khác nhau, trong những giai đoạn phát triển khác nhau của công nghiệp
Trang 4như: công nhân khoáng sản, công nhân công trường thủ công, công nhân công xưởng, công nhân nông nghiệp
Dẫu phụ thuộc vào các giai đoạn lịch sử khác nhau, giai cấp công nhân vẫn mang những nét đặc trưng cơ bản Tuy nhiên, dù diễn đạt theo bất kỳ thuật ngữ nào, song giai cấp công nhân được các nhà kinh đánh giá trên hai khía cạnh cơ bản: về “chất” và “lượng” Nhìn chung, giai cấp công nhân trên thế giới vào thế kỷ XIX có những đặc trưng về lượng to lớn và ổn định, mà theo chủ nghĩa Mác - Lênin - được xem như là “một tập đoàn xã hội” Trước hết, giai cấp công nhân lúc bấy giờ xuất thân chủ yếu từ nông dân và công nhân, lấy lao động chân tay làm phương tiện để kiếm sống Họ lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại với những đặc điểm nổi bật, có thể kể đến như: “sản xuất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao động cao và tạo ra những tiền
đề của cải vật chất cho xã hội mới” - theo quan điểm của Mác - Lênin Những công việc thường thấy có sự góp mặt của lực lượng lao động chính là giai cấp công nhân có thể kể đến như: khai mỏ, luyện kim, đóng tàu, dệt may, Tuy nhiên, theo dòng chảy của nền Đại công nghiệp,ở thời điểm này, lao động chân tay đã có sự hỗ trợ của máy móc, chứ không đơn thuần là lao động chân tay ở hình thái kinh tế - xã hội phong kiến Và theo cách nói khác của C.Mác và Ăngghen là: trong công trường thủ công và trong nghề thủ công Có nghĩa là người công nhân sử dụng công cụ của mình để lao động, tựa như hình thái kinh
tế - xã hội Phong kiến để kiếm sống và người công nhân sử dụng công cụ của mình trong công xưởng thì người công nhân phải phục vụ máy móc - đây là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp công nhân thời hiện đại Và cũng giống như máy móc, giai cấp công nhân là phát minh của thời đại mới với số lượng vô cùng đông đảo Cùng với đó, đây là giai cấp tạo ra năng suất lao động vô cùng cao, với số lượng sản phẩm lao động khổng lồ Và cũng từ quá trình lao động như trên, họ đã bị xã hội hóa, để rồi trở thành một tập đoàn người gắn
bó không thể tách rời, mang những phẩm chất tiêu biểu của Giai cấp công nhân thế kỉ XIX Những đặc điểm này đã tạo ra một giai cấp công nhân mạnh mẽ và quyền lực trong
Trang 5thế kỷ 19, đồng thời dẫn đến những cuộc cách mạng công nhân và sự phát triển của phong trào lao động
Trên thực tế, vào thế kỷ 19, những người công nhân chủ yếu là những người lao động làm thuê, bị bóc lột bởi giai cấp tư bản - vốn là giai cấp thống trị trong nhà nước Tư bản chủ nghĩa Giai đoạn này, gần giống như giai đoạn trước đó được đánh dấu bởi số lượng rất lớn người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, nạn thất nghiệp, thù lao ít ỏi và nạn mại dâm vì không đủ nguồn thu nhập Tiếp theo đó, lượng công nhân của giai cấp công nhân trên toàn cầu tăng đáng kể do sự phát triển của cuộc cách mạng Đại công nghiệp Dân số tăng nhanh, đặc biệt là ở các khu vực công nghiệp hóa như Anh, Đức, Mỹ và Pháp, tạo ra một lực lượng lao động lớn Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng Di cư
từ nông thôn vào thành thị cũng đẩy mạnh số lượng công nhân trong các thành phố công nghiệp, dẫn tới quá trình đô thị hóa thời cận đại Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành, làm chuyển biến nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, nâng cao năng suất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội Trong thời
kỳ này, lao động trẻ và phụ nữ được tuyển dụng rộng rãi, nhờ mức lương thấp hơn so với đàn ông Sự tăng trưởng ngành công nghiệp cũng đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho công nhân
Tuy nhiên, đặc điểm về lượng công nhân giai cấp công nhân trong thế kỷ 19 có thể có sự khác biệt ở từng quốc gia và vùng lãnh thổ cụ thể
2.2 Đặc điểm về lượng của giai cấp công nhân trong thế kỷ XXI
Giai cấp công nhân hiện nay là những tập đoàn người sản xuất và dịch vụ bằng phương thức công nghiệp có tính xã hội hoá ngày càng cao tạo nên cơ sở vật chất phục vụ cho sự tồn tại và phát triển thế giới hiện nay So với Giai cấp công nhân thế kỉ XIX, giai cấp công nhân thế kỷ XXI có nhiều điểm tương đồng Song, vẫn tồn tại những điểm khác biệt, những biến đổi mới trong điều kiện lịch sử mới
Trang 6Giai cấp công nhân thế kỷ XXI đã phát triển thành một giai cấp đầy hùng hậu trong xã hội Thế kỷ XXI đồng thời chứng kiến sự bùng nổ về mặt số lượng người công nhân cổ cồn trắng (white collar) nhờ vào sự biến đổi của thế giới Số liệu từ Brookings Institution cho thấy, tầng lớp trung lưu, tầng lớp chủ yếu của công nhân cổ cồn trắng, đạt ngưỡng 3,5
tỷ người vào năm 2020, và dự báo sẽ đạt 4,8 tỷ người vào năm 2030
Về mặt thành phần kinh tế giai cấp công nhân thế kỉ XXI phát triển về số lượng, đa dạng
về cơ cấu ngành nghề Giai cấp công nhân hiện nay hoạt động trong ba lĩnh vực chủ yếu: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ Mặc dù có sự chuyển dịch lao động giữa các ngành nhưng xu hướng chung là số lượng lao động trong khu vực dịch vụ ngày càng tăng mạnh, trong khi số lượng lao động trong khu vực công nghiệp và nông nghiệp giảm nhẹ Số liệu của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) về tỷ trọng trong các lĩnh vực lao động cuối thế kỉ
XX, đầu thế kỷ XXI thể hiện rõ xu hướng trên
TỶ TRỌNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ
Khu vực ngành Tỷ trọng lao động
Nông nghiệp (%) Công nghiệp (%) Dịch vụ (%) Năm 1996 2005 2006 1996 2005 2006 1995 2005 2006
Toàn thế giới 43,1 39,7 38,7 21,4 20,8 21,3 35,5 39,5 40,0
Các nền kinh tế phát
triển và EU 5,2 3,3 3,2 28,4 24,3 23,1 66,4 72,4 73,7 Trung, Đông Âu và các
quốc gia độc lập 26,2 23,7 22,0 27,9 27,5 27,9 45,9 48,8 50,1
Trang 7Đông Á (Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nhật Bản) 54,0 50,3 48,3 24,6 24,6 25,9 20,8 25,1 25,8
Nguồn: ILO, Global Employment Trends, Model, 2005
Bên cạnh đó, hiện nay trên thế giới có khoảng 23.000 nghề nghiệp liên quan đến máy móc
và phương thức lao động công nghiệp; và dự đoán rằng, đến giữa thế kỷ XXI sẽ có thêm khoảng 10.000 nghề nghiệp mới, chủ yếu là ở lĩnh vực dịch vụ Nhà xã hội học mác-xít Erik Olin Wright (1947 - 2019) đã lập một mô hình cơ cấu giai cấp theo nghề nghiệp, gồm
9 nhóm khác nhau, dựa vào trình độ, kỹ năng và thẩm quyền
CƠ CẤU GIAI CẤP THEO NGHỀ NGHIỆP THEO 9 NHÓM KHÁC NHAU
Chuyên gia quản
lý
Quản lý có trình độ
chuyên môn
Quản lý không có trình độ chuyên môn
Chuyên gia giám
sát
Giám sát có trình độ
chuyên môn
Giám sát không có trình độ chuyên môn
Chuyên gia Lao động có tay nghề Lao động phổ thông
3 Đặc điểm về chất của giai cấp công nhân
3.1 Đặc điểm về chất của giai cấp công nhân trong thế kỷ XIX
3.1.1 Về trình độ
Giai cấp công nhân thế kỉ XIX chủ yếu là những người lao động chân tay (blue-collar) trong các ngành nghề như khai mỏ, luyện kim, đóng tàu, dệt may Một nhà nghiên cứu nhận định: “Vào năm 1900 hay khoảng đó, gần 95% người ở khắp thế giới làm công việc chân tay.”
Các công nhân chủ yếu là giai cấp làm thuê bị bóc lột và xuất thân chủ yếu từ nông dân
và nông thôn Điều này là do sự chuyển dịch mạnh mẽ từ từ nền kinh tế dựa trên nông
Trang 8nghiệp tạo ra nhu cầu lớn về lao động trong các thành phố vì thế nhiều người dân di cư vào thành phố để tìm kiếm việc làm Ngoài ra sự cải tiến trong kỹ thuật nông nghiệp và
tự động hóa quy trình, sự khó khăn ở nông thôn khan hiếm đất đai khiến cho người nông dân không ổn định việc làm
Người công nhân bị thiếu hụt giáo dục, giáo dục phổ thông và truyền thống không được học hành hoặc chỉ được ít giáo dục cơ bản Họ thường bắt đầu làm việc từ lúc trẻ, đặc biệt
có rất nhiều trẻ em làm việc nên cũng không thể đi học Trong nền công nghiệp sơ khai các công việc chủ yếu là công việc tay chân đơn giản lặp đi lặp lại điều đó không đòi hỏi trình độ học vấn Trong một số trường hợp người công nhân tự học và truyền đạt kỹ năng
từ thế hệ lớn hơn và trở thành người tạo việc trong một số ngành nghề
3.1.2 Về địa vị kinh tế
Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của của xã hội (hay không có đủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, cần thiết, quyết định) Nếu như người nông dân vẫn còn có sở hữu tư nhân nhỏ về ruộng đất; người trí thức vẫn được giới chủ trọng dụng và gắn bó chặt chẽ với sự thống trị của giai cấp tư sản, thì đại bộ phận giai cấp công nhân vẫn chỉ có thể kiếm sống bằng việc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản Tư liệu sản xuất bao gồm máy móc, nhà xưởng, đất đai đều thuộc sở hữu và kiểm soát bởi giai cấp tư sản Người công nhân chỉ được làm thuê để cung cấp lao động của mình trong quá trình sản xuất, đổi lại họ nhận được đồng lương nhưng họ không có quyền sở hữu hay kiểm soát quyết định về quá trình sản xuất hay phân chia lợi nhuận Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), thế
kỉ XIX, tỷ suất bóc lột giá trị thặng dư trung bình là 20%
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại - tức
là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản - cũng phát triển theo Những công nhân ấy,
Trang 9buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác; vì thế, học phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường với mức độ như nhau" Hay tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” có nhắc đến: “công nhân là nô lệ của giai cấp có của, của giai cấp tư sản; họ bị nô lệ đến mức có thể bị bán đi như hàng hoá, và cũng lên giá xuống giá như hàng hoá Nhu cầu về công nhân tăng thì họ lên giá, nhu cầu giảm thì họ xuống giá, nếu nhu cầu giảm đến nỗi một số công nhân trở nên không thể bán được, phải "tồn kho", thì họ đành không có việc làm, mà không có việc làm thì không sống được, phải chết đói.” Như vậy, đối diện với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân trong chế độ tư bản chủ nghĩa theo C.Mác, Ph.Ăngghen, là giai cấp vô sản,
“giai cấp công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”
3.2 Đặc điểm về chất của giai cấp công nhân trong thế kỷ XXI
3.2.1 Về trình độ
Gắn liền với cách mạng khoa học và công nghê hiện đại, với sự phát triển kinh tế tri thức, công nhân thế kỉ thứ XXI có xu hướng trí tuê hóa Tri thức hóa và trí thức hóa công nhân
là hai mặt của cùng một quá trình, của xu hướng trí tuệ hóa đối với công nhân và giai cấp công nhân Trên thực tế đã có thêm nhiều khái niệm mới để chỉ công nhân theo xu hướng này Đó là “công nhân tri thức”, “công nhân trí thức”, “công nhân áo trắng”, lao động trình độ cao Nền sản xuất và dịch vụ hiện đại hỏi người lao đông phải có hiểu biết sâu rộng tri thức và kỹ năng nghề nghiệp
Báo cáo phát triển nhân lực của Ngân hàng Thế giới từ đầu thế kỷ XXI (2002) đã nêu rõ:
“Tri thức là môt động lực cơ bản cho việc gia tăng năng suất lao động và cạnh tranh toàn cầu Nó là yếu tố quyết định trong quá trình phát minh, sáng kiến và tạo ra của cải xã hôi” Ngày nay, công nhân được đào tạo chuẩn mực và thường xuyên được đào tạo lại, đáp ứng
sự thay đổi nhanh chóng của công nghê trong nền sản xuất Hao phí lao đông hiện đại
Trang 10chủ yếu là hao phí về trí lực chứ không còn thuần túy là hao phí sức lực cơ bắp Cùng với nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần và văn hóa tinh thần của công nhân ngày càng tăng, phong phú đa dạng hơn và đòi hỏi chất lượng hưởng thụ tinh thần cao hơn Công nhân hiện đại với trình độ tri thức và làm chủ công nghê cao, với sự phát triển của năng lực trí tuệ trong kinh tế tri thức, đã trở thành nguồn lực cơ bản, nguồn vốn xã hội quan trọng nhất trong các nguồn vốn của xã hội hiện đại
Hiện nay, lực lượng lao động có trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, được đào tạo nghề nghiệp nhất định trong cơ cấu lao động chung, nhóm người lao động đang từng bước được tiếp xúc với khoa học – công nghệ tiên tiến, được rèn luyện tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp
Trình độ phát triển ngày càng cao làm cho cơ cấu giai cấp công nhân hiện đại trở nên đa dạng và luôn phải điều chỉnh theo hướng mở rộng: theo lĩnh vực (công nhân làm ở lĩnh vực công - nông - dịch vụ), theo trình độ công nghệ (công nhân áo xanh, công nhân áo trắng, công nhân áo vàng - công nhân của các ngành công nghệ mới, công nhân áo tím - công nhân dịch vụ), theo chế độ chính trị,…
Nói riêng tại Việt Nam, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của công nhân nước ta trong những năm gần đây được nâng lên đáng kể Tuy nhiên so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và so với trình độ của công nhân phạm vi quốc tế thì trình độ học vấn của công nhân nước ta còn thấp và công nhân trình độ cao phân bố không đồng đều, thường tập trung ở một số thành phố lớn và một số ngành kinh tế mũi nhọn
3.2.2 Về địa vị kinh tế
Không ít người cho rằng, hiện nay ở các tư bản phát triển, giai cấp công nhân được chia
cổ phần, họ có tư liệu sản xuất và có lợi nhuận, giai cấp công nhân không còn là giai cấp