1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ở thế kỷ 19 trong cuốn sách tình cảnh giai cấp công nhân anh

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen. Nêu suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản trong xã hội hiện đại ngày nay.
Tác giả Nguyễn Ngọc An Thái
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 662,37 KB

Nội dung

Để làm rõ hơn phần này tác giả quyết định phân tích và đánh giá quan hệ giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngg

Trang 1

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

……0O0……

BÀI TẬP LỚN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề 2:

“ Phân tích mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen Nêu suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản trong xã hội hiện đại ngày

nay ”

Họ tên Sinh Viên: Nguyễn Ngọc An Thái

Mã Sinh Viên: 11219346

Lớp:EBDB 3

Hà Nội – 09/2022

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

CHƯƠNG I MỐI QUAN HỆ GIỮAGIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ GIAI CẤP TƯ SẢN 1

1.1 Khái niệm, đặc điểm của giai cấp công nhân 1

1.1.1 Khái niệm giai cấp công nhân 1

1.1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân 1

1.2 Khái niệm, đặc điểm giai cấp tư sản 2

1.2.1 Khái niệm giai cấp tư sản 2

1.2.2 Đặc điểm của giai cấp tư sản 2

1.3 Những tư tưởng căn bản của Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 3

1.3.1 Giai cấp công nhân trên phương diện Kinh tế - Xã hội 3

1.3.2 Giai cấp công nhân trên phương diện Chính trị - Xã hội 3

1.4 Ph.Ăngghen góp phần làm rõ quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 4

1.5 Ý nghĩa của tác phẩm “Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ph.Ăngghen .4

1.5.1 Ph.Ăngghen đã tổng kết, phát triển lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 5

1.5.2 Mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ở thế kỷ 19 trong tác phẩm 5

1.5.3 Giá trị đóng góp của tác phẩm cho lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 7

CHƯƠNG 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ GIAI CẤP TƯ SẢN TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY 7

2.1 Giai cấp công nhân hiện đại đã có nhiều biến đổi so với thế kỷ 19 7

Trang 3

2.2 Sự tác động qua lại giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trong xã hội ngày nay 8

2.3 Một số nhận thức về giai cấp công nhân Việt nam hiện nay 9

2.3.1 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay 9

2.3.2 Giải pháp nhằm thúc đẩy giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình 10

KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 12

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong thời đại xã hội nào, những người lao động sản xuất trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những người công nhân đều có vai trò sáng tạo chân chính ra lịch sử và là những người giữ vai trò quyết định sáng tạo công

cụ sản xuất, giá trị thặng dư và chính trị xã hội Tuy nhiên trong tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người luôn tồn tại những mâu thuẫn mà điển hình là trong nội tại mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản Để làm rõ hơn phần này tác giả quyết định phân tích và đánh giá quan hệ giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ở thế kỷ 19 trong cuốn sách

“Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen và mối quan

hệ giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản trong xã hội hiện

đại ngày nay.

NỘI DUNG CHƯƠNG I MỐI QUAN HỆ GIỮA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ GIAI

CẤP TƯ SẢN 1.1 Khái niệm, đặc điểm của giai cấp công nhân 1.1.1 Khái niệm giai cấp công nhân

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất họ lao động với phương thức công nghiệp ngành càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất mang tính hoạt động là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao Họ là người làm thuê do không có nguyên liệu sản xuất, buộc bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ

Trang 5

tư bản chủ nghĩa xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới

1.1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân

Thứ nhất: Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu (với trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất) Vì thế, giai cấp công nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội

Thứ hai: Giai cấp công nhân đại diện cho lao động bằng phương thức công nghiệp Đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến Có tinh thần cách mạng triệt để

Có tổ chức, kỷ luật có tinh thần hợp tác tâm lý lao động

Thứ ba: Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản Giai cấp công nhân góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội Trong khi giai cấp tư sản là giai cấp bóc lột và không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản đó Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để Đây là “giai cấp dân tộc” – vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình

1.2 Khái niệm, đặc điểm giai cấp tư sản

1.2.1 Khái niệm giai cấp tư sản

Giai cấp tư sản có nguồn gốc từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có Giai cấp tư sản có thể thấy

là giai cấp chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội tư bản và sống bằng sự bóc lột lao động làm thuê của giai cấp công nhân Trong thời kì suy tàn của chế độ phong kiến và

Trang 6

hình thành chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản là giai cấp cách mạng và tiến bộ

1.2.2 Đặc điểm của giai cấp tư sản

Thứ nhất, Giai cấp tư sản đã có một vai trò chính trị rất quan trọng trong các xã hội hiện đại Khi nó chiếm nhiều quyền lực kinh tế hơn, nó đã tiến hành cuộc đấu tranh để có được quyền lực chính trị lớn hơn Các giá trị tư sản bao gồm tự do dân

sự, bao gồm: tự do thờ cúng, tự do ngôn luận, tự do ngôn luận

và tự do báo chí

Thứ hai, Họ cũng xem xét các quyền tự do kinh tế, như: tự

do doanh nghiệp, tự do làm việc và tự do thị trường Nhưng trên hết, nó ám chỉ một chính phủ có quyền hạn hạn chế và sự can thiệp tối thiểu vào cuộc sống của công dân

Thứ ba, giai cấp tư sản cũng bao gồm sự di chuyển xã hội giữa các giá trị của nó Điều này có nghĩa là khả năng leo lên quy mô xã hội nhờ vào công việc và trí tuệ, bất kể huyết thống hay di sản gia đình

1.3 Những tư tưởng căn bản của Ăngghen về sứ mệnh lịch sử

của giai cấp công nhân

Sức sống bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn động lực cho nhiều quốc gia trên thế giới và nhân loại chính thức có một hệ thống các quan điểm khoa học và thực tiễn Trong những cống hiến vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin có đóng góp của Ph.Ăng-ghen - người luôn sát cánh cùng C.Mác trong xây dựng, hoàn thiện và truyền bá tư tưởng cách mạng giúp phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động nhận thức và hành động, chuyển từ trạng thái mộng tưởng sáng bừng tỉnh để bước lên vũ đài chính trị với vai trò là một giai cấp cấp tiến nhất của xã hội loài người

Trang 7

1.3.1 Giai cấp công nhân trên phương diện Kinh tế - Xã hội

Đối với giai cấp công nhân, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân đối lập trực tiếp với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản Lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân đồng nhất với lợi ích của đại

đa số nhân dân lao động, vì nếu muốn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột thì giai cấp công nhân phải ra sức xóa bỏ quyền sở hữu Sản xuất Nếu điều này trở thành hiện thực, giai cấp công nhân

sẽ không chỉ tự giải phóng mình mà còn giải phóng toàn xã hội khỏi mọi áp bức, bóc lột Ngoài ra, do điều kiện sống và làm việc chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp và các thành phố lớn nên giai cấp công nhân có khả năng tập hợp sức mạnh, đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp nhân dân khác, nhân dân lao động tự giải phóng mình và toàn xã hội đấu tranh chống lại giai cấp tư sản

1.3.2 Giai cấp công nhân trên phương diện Chính trị - Xã hội

Do địa vị kinh tế xã hội, giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị xã hội mà các giai cấp, tầng lớp khác không có Giai cấp công nhân có tinh thần tiên phong và cách mạng triệt

để nhất Công cuộc tiên phong của giai cấp công nhân thể hiện

ở chỗ nó tiêu biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến thời bấy giờ Do yêu cầu khách quan của sự đổi mới công nghệ không ngừng trong sản xuất công nghiệp, giai cấp công nhân phải tiếp tục học tập và rèn luyện, trau dồi kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, trình độ ngày càng cao Giai cấp công nhân

là giai cấp có tổ chức và kỷ luật cao Nền sản xuất công nghiệp hiện đại tinh gọn và chuyên môn hoá cao đã khách quan rèn luyện tính tổ chức và kỷ luật cao trong quá trình sản xuất của giai cấp công nhân Đồng thời, chính cuộc đấu tranh một mất một còn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản làm cho giai

Trang 8

cấp công nhân có tính tổ chức cao Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế Bản chất quốc tế của giai cấp công nhân thể hiện

ở địa vị kinh tế – xã hội, ở nội dung sứ mệnh lịch sử của họ giống nhau trên toàn thế giới

1.4 Ph.Ăngghen góp phần làm rõ quá trình thực hiện sứ mệnh

lịch sử của giai cấp công nhân

Ph.Ăngghen xây dựng học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân Tuy luôn khiêm nhường nhận mình chỉ là người thể hiện những ý tưởng của C.Mác, nhưng trên thực tế, Ph.Ăngghen có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển học thuyết này Chính Ph.Ăngghen là người đã tiếp cận đa diện và hệ thống về giai cấp công nhân hiện đại, là người đã luận chứng khoa học về sứ mệnh lịch sử bao gồm tính tất yếu, nội dung, điều kiện, lộ trình cùng nhiều bổ sung quan trọng để hoàn thiện học thuyết này Đồng thời, Ph.Ăngghen còn chỉ rõ, phải đặt lý luận ấy dưới góc nhìn thực tế để hiện thực hóa và phát triển nó

Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Giai cấp tư sản không những

đã rèn những vũ khí giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy – những công nhân hiện đại, những người vô sản” Điều đó có nghĩa, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản

hiện đại là tất yếu khách quan Ph.Ăngghen đã chỉ rõ:

“ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra một lực lượng

bị buộc phải hoàn thành cuộc cách mạng ấy, nếu không thì sẽ

bị diệt vong” và “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, đó

là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”’.

1.5 Ý nghĩa của tác phẩm “Tình cảnh giai cấp Công nhân

Anh” của Ph.Ăngghen

Cuốn sách được viết ở Barmen từ tháng Chín 1844 đến tháng Ba 1845 Trong thời gian ở Anh (tháng Mười một 1842 đến

Trang 9

tháng Tám 1844), Ph.Ăngghen đã chú ý nghiên cứu điều kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản Anh, dự định trình bày vấn đề này trong một chương trình của một tác phẩm về lịch sử xã hội nước Anh Nhưng để làm sáng tỏ vai trò đặc biệt của giai cấp vô sản trong xã hội tư sản, Người đã dành riêng hẳn một tác phẩm nghiên cứu tình cảnh giai cấp công nhân Anh

1.5.1 Ph.Ăngghen đã tổng kết, phát triển lý luận về sứ mệnh

lịch sử của giai cấp công nhân.

Trong quyển sách này, chỗ nào cũng thấy dấu vết của sự bắt nguồn của chủ nghĩa xã hội hiện đại từ một tổ tiên của nó là triết học cổ điển Đức Chẳng hạn, trong sách (nhất là về cuối)

đã nhấn mạnh rằng chủ nghĩa cộng sản không đơn thuần là học thuyết về đảng của giai cấp công nhân mà là lý luận có mục đích cuối cùng là giải phóng toàn thể xã hội, kể cả các nhà tư bản, khỏi khuôn khổ chật hẹp của những quan hệ hiện có Người cho rằng sự suy yếu của phong trào Hiến chương từ sau năm

1848 và thắng lợi tạm thời của chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân Anh có quan hệ trực tiếp với địa vị lũng đoạn công nghiệp của Anh trên thị trường thế giới, và tin chắc rằng

"chủ nghĩa xã hội sẽ lại xuất hiện ở Anh" một khi Anh mất đi địa

vị lũng đoạn của mình

1.5.2 Mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản

ở thế kỷ 19 trong tác phẩm

Sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự hiểu biết về bản chất của xã hội tư bản giữa kinh tế và chính trị, cộng với bộ óc thiên tài đã khẳng định rằng cốt lõi của xã hội tư bản có nhiều nhân tố tác động và phủ nhận bản thân xã hội tư bản, các quan hệ kinh tế và các yếu tố cấu thành của xã hội tư bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

và kiến trúc thượng tầng Sau đó, Ph.Ăngghen khẳng định tính

Trang 10

tất yếu khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó là thay chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa cộng sản, đồng thời chỉ rõ bản chất giai cấp trong ý thức xã hội của giai cấp công nhân - sứ mệnh lịch sử của công nhân - giai cấp công nhân thế giới Hoàn cảnh của giai cấp công nhân Anh là bức tranh chính xác và sâu sắc về cuộc sống khốn khó của giai cấp công nhân Anh Đây cũng là hình ảnh chung của giai cấp công nhân trên toàn thế giới thời Ph.Ăngghen Từ những điều mắt thấy tai nghe được viết vào tác phẩm, Ph.Ăng-ghen đã có một nhận định quan trọng trong sự nghiệp của mình: Giai cấp công nhân không chỉ

là những con người cùng cực nhất trong xã hội tư bản mà còn mang sứ mệnh tự giải phóng cho giai cấp mình cũng như dẹp bỏ xiềng xích cho nhân loại

Trong nền sản xuất công nghiệp ngày càng quy mô lớn của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân đã trở thành bộ phận cách mạng, quan trọng nhất trong các yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất Lao động sống của giai cấp công nhân tạo ra phần lớn của cải vật chất cho xã hội và có vai trò quyết định đối với sự tồn tại

và phát triển của xã hội Trong chủ nghĩa tư bản, do thiếu hoặc rất ít tư liệu sản xuất, giai cấp công nhân buộc phải bán sức lao động để trở thành người làm công ăn lương cho giai cấp tư sản,

bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề Trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản chỉ có thể bóc lột giai cấp công nhân khi họ có quyền làm chủ và kiểm soát tư liệu sản xuất xã hội Vì vậy, giai cấp tư sản phải duy trì quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bằng mọi giá Mặt khác, chỉ khi xóa bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và thay thế bằng sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất thì giai cấp công nhân mới có thể thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột Hơn nữa, trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp nông dân, tầng lớp trí

Trang 11

thức cũng bị giai cấp tư sản bóc lột, song giai cấp công nhân là đối tượng bị bóc lột trực tiếp và nặng nề nhất

Tác phẩm này của Ph.Ăng-ghen là kết quả của quá trình nghiên cứu đời sống kinh tế - chính trị Anh và việc ông tham gia hoạt động trong các phong trào đấu tranh của công nhân Anh;

do vậy tác phẩm là sự đúc kết, trải nghiệm từ chính những điều kiện thực tế phong phú và chân thực nhất Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Ph.Ăng-ghen đã rút ra kết

luận: “Bản thân hoàn cảnh kinh tế của giai cấp công nhân tất

nhiên buộc họ phải đấu tranh với xã hội tư bản Chính vì thế giai cấp vô sản không những là giai cấp đau khổ nhất mà còn là giai cấp đấu tranh và giai cấp vô sản đấu tranh để tự cứu lấy mình”.

Đồng thời, Ph.Ăng-ghen còn phân tích tính ưu việt về tri thức và đạo đức của giai cấp công nhân so với giai cấp tư sản Ông nhấn mạnh rằng, giai cấp vợ sản đã bảo tồn trong bản thân minh những lực lượng dân tộc và khả năng phát triển hơn nữa của lực lượng ấy Tác phẩm này có ý nghĩa là vũ khí đắc lực trong cuộc đấu tranh tư tưởng và lý luận chống những trào lưu tư tưởng, lý luận tiểu tư sản, tư sản phản động; đề xuất những quan điểm tư tưởng có tính chất khoa học và cách mạng

1.5.3 Giá trị đóng góp của tác phẩm cho lý luận về sứ mệnh

lịch sử của giai cấp công nhân

Qua tác phẩm, Ph.Ăng-ghen bác bỏ những quan điểm lý luận tôn sùng chế độ tư hữu nói chung, chế độ sở hữu tư sản nói riêng; vạch trần chế độ bóc lột, áp bức, chế độ cạnh tranh vợ chính phủ dẫn đến khủng hoảng và thất nghiệp, nạn bần cùng đói khổ, địa vị kinh tế - xã hội thấp kém của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản Qua việc tiếp xúc, đi sâu vào phong trào của giai cấp công nhân, Ph.Ăngghen đã nhận thấy sức mạnh

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w