Một số khái niệm Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ qua đó mà thu được lợi ích tối đa Kinh tế thị tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐỀ ÁN NGÀNH MARKETING
ĐỀ TÀI:
Thái độ của sinh viên ngành Marketing Đại học Kinh tế Quốc dân về In -stream Ads trên YouTube
Họ và tên sinh viên : Trần Văn Quý
Lớp : Marketing 62D
Giảng viên hướng dẫn : Ths Trần Hồng Nhung
Hà Nội, tháng 5 năm 2021
MỤC LỤC
Trang 2MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1 Một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và độc quyền 3
1.1 Một số khái niệm 3
1.2 Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan 5
1.3 Quan hệ cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường……… 6
1.4 Vai trò của cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường 6
2 Thực trạng cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam 7
3 Nguyên nhân của những tồn tại trong cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam: 10
4 Biện pháp duy trì cạnh tranh, kiểm soát độc quyền: 11
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó
có quy luật cạnh tranh Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế Muốn như vậy chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh Chúng ta cần một chính sách cạnh tranh đúng đắn
Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường, nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, tuy vẫn có những mặt hạn chế nhưng nó không phải là vấn đề quan trọng Nhiều nước đã vận dụng tốt quy luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt nhiều thành tựu to lớn Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta
đã áp dụng quy luật này và một số thành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế phát triển ổn định, xã hội phát triển hơn…
Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành mạnh đem lại
Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của nước ta Chính vì
vậy em chọn đề tài: “Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” cho tiểu luận môn học.
NỘI DUNG
1 Một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và độc quyền
1.1 Một số khái niệm
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ qua đó mà thu được lợi ích tối đa
Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở lên thường xuyên quyết liệt hơn, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh có thể diễn ra
Trang 4giữa các chủ thể trong nội bộ ngành cũng có thể diễn ra các chủ thể thuộc các ngành khác
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngày hàng hóa Đây là một trong những phương thức để thực hiện lợi ích của doanh nghiệp cùng một ngành sản xuất
Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuấ,t tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa, làm cho giá trị của hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất thấp hơn giá trị
xã hội của hàng hóa đó
Kết quả quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hóa Cùng một loại hàng hóa được sản xuất ra trong các doanh nghiệp khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề của người lao động…) khác nhau, cho nên hàng hóa có những giá trị khác biệt khác nhau nhưng trên thị trường hàng hóa được trao đổi theo giá trị thị trường chấp nhận
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể để sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau.Cạnh tranh giữa các ngành, vì vậy, cũng trở thành phương thức để thực hiện lợi ích của các chủ thể thuộc các ngành sản xuất khác nhau trong điều kiện kinh tế thị trường
Cạnh tranh giữa các ngành là phương thức để các chủ thể sản xuất kinh doanh ở các ngành sản xuất khác nhau tìm kiếm lợi ích của mình Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là nơi đầu tư có lợi nhất
Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là tất cả doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau
Có hai dấu hiệu để xác định hành vi hạn chế cạnh tranh: (i) Chủ thể thực hiện hành vi có thể là một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp, các doanh nghiệp này hoặc đã có sức mạnh thị trường, hoặc hướng đến hình thành sức mạnh thị trường bằng cách thỏa thuận hoặc tập trung kinh tế; và (ii) Các hành vi được thực hiện nhằm mục tiêu làm biến dạng cạnh tranh, tức là có thể là làm thay đổi cấu trúc thị trường, thay đổi tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, loại bỏ đối thủ, ngăn cản đối thủ tiềm năng để làm giảm đi sức ép cạnh tranh hiện có hoặc sẽ
có, bóc lột khách hàng Thông thường, hạn chế cạnh tranh bao gồm ba dạng hành
Trang 5vi là: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền để hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước thực hiện nắm giữ vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định của chế độ chính trị xã hội ứng với điều kiện phát triển nhất định trong các thời kỳ lịch sử Độc quyền nhà nước mang tính phổ biến trong nền kinh tế thị trường Để duy trì sức mạnh của mình, các quốc gia, ở các mức độ khác nhau luôn nắm giữ những vị thế độc quyền theo phạm vi nhất định Tùy theo trình độ phát triển mà có thể xuất hiện ở những mức độ khác nhau Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, độc quyền nhà nước được hình thành trên cơ sở cộng sinh giữa các độc quyền tư nhân, độc quyền nhóm và sức mạnh kinh tế của nhà nước, sự chi phối của tầng lớp tư bản độc quyền (đặc biệt là tư bản tài chính) đối với bộ máy nhà nước
1.2 Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hành hóa bao gồm các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất Trên thị trường các nhà sản xuất, người tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa Như vậy, thực chất thị trường là các hoạt động kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi, lưu thông hàng hóa và mối quan hệ về kinh tế giữa người với người
Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa Kinh
tế là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi
và buôn bán trên thị trường Nền kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất đều được quy định bởi thị trường
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có được những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: Thuê được lao động rẻ mà
có kĩ thuật, mua được nguyên nhiên vật liệu rẻ, có thị trường các yếu tố đầu ra tốt Điều đó dẫn đến sự canh tranh giữa các doanh nghiệp để chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi Sự cạnh tranh này chỉ kết thúc khi nó được đánh dấu bởi
Trang 6một bên chiến thắng và một bên thất bại Tuy vậy, cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường Cạnh tranh là sự sống còn của các doanh nghiệp Muốn tồn tại được buộc các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng cách: nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh về giá cả, cải tiến khoa học, kỹ thuật… Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng làm cho xã hội phát triển nhờ kinh tế phát triển, khoa học – kĩ thuật phát triển do đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, cải tiến khoa học – kĩ thuật
Như vậy, cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường Cạnh tranh giúp cho sự phân bố nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi lớn cho xã hội Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích lũy về lượng để từ đó thực hiện các bước nhảy thay đổi về chất Mỗi bước nhảy thay đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển đi lên, tốt đẹp hơn Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan
1.3 Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do Nhưng sự xuất hiện của độc quyềnkhông thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau: Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống để đánh bại đốỉ thủ Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau Loại cạnh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyềnkhác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật
Trang 7Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền Những nhà tư bản tham gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành
tỷ lệ sản xuất cao hơn Các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn
1.4 Vai trò của cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
Thứ nhất là, cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh
trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau
Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnh tranh nhằm dành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về sản phẩm, do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá trị thị trường cùa từng loại mặt hàng Đó là giá trị của hàng hóa được tính dựa vào điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội Nếu như doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn Còn những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành với nhau, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất với những mặt hàng khác nhau Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn Cạnh tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hòa chuyển thành giá cả sản xuất
Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hóa và tỉ suất lợi nhuận bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường Với giá trị thị trường của hàng hóa cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có hiệu quả Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động
Thứ hai, cạnh tranh và độc quyền giúp phân bố lại nguồn lực của xã hội một
cách hiệu quả nhất Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng hóa cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, do đó nâng cao được năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh Điều đó giúp cho việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại lợi ích cho xã hội cao hơn
Trang 8Thứ ba, cạnh tranh điều tiết cung cầu, hàng hóa trên thị trường, kích thích
thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và tăng vốn đầu
tư vào sản xuất trên thị trường, khi cung một hàng hóa nào đó lớn hơn cầu hàng hóa thì làm cho giá cả của hàng hóa giảm xuống, làm cho lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống Còn độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội vì sự thống trị của độc quyền tạo sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, áp đặt giá bán hàng hóa cao và giá mua thấp thực hiện trao đổi không ngang giá…
Thứ tư, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những người lao động với nhau, để có được một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp, điều đó khiến cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ tay nghề của mình Với ý nghĩa đó, cạnh tranh làm cho con người ta hoàn thiện hơn, cạnh tranh đóng góp một phần trong việc hình thành nên con người mới trong xã hội mới, thông minh, năng động và sáng tạo
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻ thắng và người thua Kẻ mạnh ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả, kẻ yếu sẽ bị phá sản Sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực Bởi
vì có như vậy thì các nguồn lực của xã hội mới được chuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả dẫn đến việc xuất hiện độc quyền, nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh mà còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng và càng gay gắt hơn Do đó, muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội cao buộc chúng ta phải chấp nhận sự phá sản của các doanh nghiệp yếu kém Sự phá sản này không phải là sự hủy diệt hoàn toàn mà đó là sự hủy diệt sáng tạo
2 Thực trạng cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam
Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước ta chưa nhất quán, chưa nhận thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nên chưa có quan điểm dứt khoát về ủng hộ cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh Nhà nước chưa có những quy định cụ thể, những cơ quan chuyên trách theo dõi giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền Bên cạnh đó tư tưởng chưa coi trọng khu vực kinh tế tư nhân cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường cạnh tranh Do những tồn tại đấy mà thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam còn nhiều bất cập, thể hiện:
a) Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng:
Trang 9Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: các ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ, Ngoài ra các doanh nghiệp này còn tập trung trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng: điện, nước, than, dầu lửa, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải , các doanh nghiệp tư nhân không được coi trọng Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động theo một qui chế riêng, không được ưu đãi từ nhà nước Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế, bởi về một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả, chây ì, trông chờ vào nhà nước gây ra lãng phí nguồn lực xã hội, trong khi các công ty tư nhân hoạt động năng nố và hiệu quả hơn Ngoài ra do những qui định không họp lí trong hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài gây nên sự e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài sự e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài
b) Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiêp
- Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội, để từ đó mà loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách ngăn cản không cho các doanh nghiệp khác tham gia hoạt động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động, tẩy chay không cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, chèn ép các doanh nghiệp phải tham gia vào hiệp hội hoặc cho phá sản Sự câu kết giữa các doanh nghiệp dẫn tới việc độc quyền chi phối một số mặt hàng trong một thời gian nhất định làm cho giá cả một số mặt hàng tăng cao Ví dụ như thuốc tân dược vừa qua ở nước ta giá đắt gấp 3 lần so với mặt hàng cùng loại ở nước ngoài, làm thiệt hại cho người tiêu dùng, triệt tiêu động lực cạnh tranh
- Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường Hành vi này xuất phát từ một số tổng công ty độc quyền hoặc các công ty lớn
có khả năng chi phối thị trường Các công ty này dựa vào thế mạnh của mình mà sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trù’ đối thủ cạnh tranh, thao túng thị trường Với sức mạnh độc quyền các công ty áp đặt giá cả độc quyền, độc quyền mua thì mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán với giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch, hoặc để loại trừ đối thủ cạnh tranh họ có thể hạ giá bán xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất
Sự lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp dẫn đến việc áp dụng các điều kiện trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu hơn, chi phối các doanh
Trang 10nghiệp này Hơn nữa việc lạm dụng này còn hạn chế khả năng lựa chọn của người tiêu dùng, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác Nó có thể dẫn đến việc áp đặt giá cả sản phẩm, loại sản phẩm
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Các hình thức quảng cáo gian dối, thổi phồng ưu điểm của hàng hoá mình làm giảm ưu điếm của các hàng hoá khác cùng loại, rồi đưa ra những mức giá cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm Điều này cũng gây thiệt hại cho người tiêu dùng và những doanh nghiệp sản xuất chân chính Các hành vi thông đồng với
cơ quan quản lý nhà nước đế cản trở hoạt động của các đối thủ trong các ký kết hợp đồng, hối lộ các giao dịch kinh tế, lôi kéo lao động lành nghề, những chuyên gia giỏi của các doanh nghiệp Nhà nước một cách không chính đáng còn phổ biến trong nền kinh tế
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vê … người tiêu dùng (Bô … Công Thương), tính đến hết năm 2018, có gần 400 hồ sơ khiếu nại, trong đó hơn 200 vụ đã được điều tra, xử lý Các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thường diễn ra dưới nhiều hình thức, theo nhiều dạng khác nhau Thông qua xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các cơ quan quản lý đã thu về cho ngân sách nhà nước với tổng số tiền phạt và chi phí xử lý đáng kể Nếu năm 2007, tổng số tiền phạt là 85 triệu đồng, thì năm 2008, tổng số tiền phạt đã tăng lên gần gấp 10 lần (tương đương 805 triệu đồng, đến năm 2016 là 2,114 tỷ đồng) Như vâ …y, số vụ vi phạm cạnh trạnh tranh không lành mạnh không chỉ dừng lại như con số công bố chính thức hiê …n nay Điều này đồng nghĩa với việc số tiền xử phạt vi phạm cạnh tranh không lành mạnh sẽ tăng lên một khi các chế tài mới được áp dụng từ ngày 1/12/2019 theo Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh
c) Độc quyền của một số tổng công ty.
Một số tổng công ty với thế mạnh về kinh tế của mình đã kiến nghị với chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khẩu, chính sách bao cấp, lãi suất
ưu đãi để duy trì vị thế độc quyền của mình Nhiều tổng công ty đã thể chế hoá những ưu đãi đặc quyền của mình và đưa ra những quy định bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh
- Với ưu thế độc quyền, nhiều công ty đă định ra những sản phẩm mà họ sản xuất tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người kinh doanh với nhau trên thị trường