1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương 4 Đặc Điểm Nhận Thức Của Học Sinh Tiểu Học.pdf

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Nhận Thức Của Học Sinh Tiểu Học
Tác giả Nhóm Sinh Viên 9 Tốt
Người hướng dẫn Thầy Trương Thanh Chí
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Tp. HCM
Chuyên ngành Cơ Sở Tâm Lý Học Của Hoạt Động Giáo Dục Ở Tiểu Học
Thể loại Nội Dung
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC4.4 TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC4.4.1 Khái lược về trí nhớ Cơ sở sinh lý của trí nhớ - Là quá trình hình thành, lưu giữ, củng cố và kh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC



MÔN HỌC: CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TIỂU HỌC

NỘI DUNG Chương 4: ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

Phần bài : 4.4 TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 4.5 NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 4.6 CHÚ Ý CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

GVHD: Thầy Trương Thanh Chí Nhóm sinh viên: Nhóm Sinh viên 9 tốt

Tp Hồ Chí Minh, 3 tháng 3 năm 2022

Trang 2

Mục lục

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

4.4 TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 3

4.4.1 Khái lược về trí nhớ 3

4.4.2: Đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học 6

4.5 NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC: 8

4.5.1 Khái lược về ngôn ngữ: 8

4.5.2 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của học sinh tiểu học 12

4.6 CHÚ Ý CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC: 14

4.6.1 Khái lược về chú ý: 14

4.6.2 Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học 16

BÀI TẬP CỦNG CỐ 18

Trang 3

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC4.4 TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

4.4.1 Khái lược về trí nhớ

Cơ sở sinh lý của trí nhớ

- Là quá trình hình thành, lưu giữ, củng cố và khôi phục lại các đường liên hệ thần kinh tạm thời

- Về bản chất, ngay sau tác động của kích thích, trong não bộ diễn ra phản ứng điện hóa ngắn hạn do sự thay đổi sinh lý trong tế bào

- Sau đó, trong não bộ diễn ra các phản ứng sinh hóa học mà kết quả là hình thành nên các protein mới nhằm duy trì tính dẫn truyền ổn định qua synapse và sự hình thành cơ chất giữ trí nhớ

- Cấp độ thứ nhất của quá trình này diễn ra trong ngắn hạn khoảng vài giây hoặc vài phút và là

cơ chế sinh lý của trí nhớ ngắn hạn

+Trí nhớ ngắn hạn được hình thành do sự tuần hoàn liên tục của xung thần kinh trong các vòngneuron trên vỏ não

+Sự xuất hiện và duy trì liên tục các luồng xung thần kinh này đảm bảo cho cơ chế củng cố đường liên hệ thần kinh tạm thời

- Cấp độ thứ hai lâu hơn chính là cơ chế sinh lý của trí nhớ dài hạn

+Để trí nhớ ngắn hạn chuyển thành trí nhớ dài hạn đòi hỏi phải có sự chú ý, phải lặp lại nhiều lần, phải liên hệ với những gì đã có, phải có động cơ đủ mạnh, hoạt động tổng hợp protein diễn

ra bình thường (não hoạt động bình thường), chất lưu giữ trí nhớ (RNA, DNA) phải được tiết

ra và hệ nội tiết hoạt động bình thường

+Cơ chế chuyển các xung thần kinh thành dạng ổn định là nhờ sự củng cố và các cơ chất giữ trí nhớ -> Sự củng cố diễn ra trên cơ sở biến đổi trong cấu trúc, biến đổi về mặt điện, hóa sinh + Về hình thái tế bào thần kinh, có sự tăng lên số lượng các synapse hoạt động, hình thành synapse mới, thay đổi khoảng không gian synapse, tăng sợi nhánh và các tế bào glia

+Xét về sự phát triển cá thể, còn có sự tăng nhanh trọng lượng của não bộ, trong đó có cả trọnglượng của vỏ não làm cho trí nhớ dài hạn tăng nhanh về số lượng, chất lượng và thời gian lưu trữ

Trang 4

a Khái niệm của trí nhớ

- Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và làm xuất hiện lại những điều mà con người trải qua

Nguồn ảnh : Giải mã khả năng ghi nhớ của con người

b Sản phẩm tạo ra trí nhớ là gì?

- Sản phẩm tạo ra trí nhớ được gọi là biểu tượng

- Biểu tượng là những hình ảnh của sự vật hiện tượng nảy sinh trong óc chúng ta khi không còn sự tác động của trực tiếp vào giác quan ta

Ví dụ: nhớ những ngày đầu tiên nộp hồ sơ nhập học tại trường lúc đó có nhiều điều bỡ ngỡ

Rõ ràng những cái mà ta nhớ nó không có ở hiện tại và không tác động gì đến các giác quan của ta cả

- Biểu tượng mang tính trực quan và khái quát

- So sánh giữa biểu tượng của tưởng tượng và biểu tượng của trí nhớ thì:

+ Biểu tượng của trí nhớ không khái quát bằng của tưởng tượng

+ Biểu tượng của trí nhớ mang tính sáng tạo

Trang 5

+ Biểu tượng của tưởng tượng mang tính tái tạo (tức là phản ánh trung thành 1 những gì đã trải qua)

c Phân loại của trí nhớ

Ví dụ: nhớ đã từng tập tạ

Nguồn ảnh : diendandoanhnghiep.vn

+ Trí nhớ xúc cảm: là loại trí nhớ về tình cảm rung động mà chủ thể cảm nhận trước đó

Ví dụ: thấy crush thì tim đập nhanh, mặt đỏ, thổn thức

+ Trí nhớ hình ảnh là kích thích vào thị giác, não ghi nhớ hình ảnh mà ta thấy Ví dụ: nhìn những món đồ trên bàn học, nhắm mắt lại mần tượng về đồ vật đó

Trang 6

Nguồn ảnh : Nhật Minh Ngô

+ Trí nhớ từ ngữ-logic: là loại trí nhớ về mối quan hệ, liên kết, suy luận xuất hiện khi cóngôn ngữ, nó là cơ sở sinh ra hệ thống tín hiệu thứ 2 và đây cũng là đặc trưng của con người

Ví dụ: kiến thức hôm nay học được về khí cạnh trí nhớ giúp chúng ta có thêm kiến thức

và hiểu hơn về trí nhớ của lứa tuổi từ 6-11.

- Dựa vào tính mục đích của hoạt động phân thành trí nhớ chủ định và không chủ định

+ Trí nhớ có chủ định là có mục đích đặt ra trước để ghi nhớ, để ghi nhớ có hiệu quả cao

Ví dụ: lập sơ đồ tư duy, làm đề cương….

Trang 7

—> Trí nhớ có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động con người Tích luỹ vốn kinh nghiệm, vận dụng vào cuộc sống

4.4.2: Đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học

a.Đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học

- Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ưu thế, nên ở học sinh tiểu học, trí nhớ trực quan - hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic

- Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hình ảnh, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng

Nguồn ảnh: vnexpress.net

- Trí nhớ vẫn mang tính chất hình ảnh, cụ thể, trực tiếp

- Ở học sinh tiểu học, tính không chủ định ( ghi nhớ máy móc ) vẫn chiếm ưu thế cả trong ghi nhớ lẫn tái hiện, nhất là ở các lớp đầu tiểu học

- Khi ghi nhớ, trẻ dễ nhớ các bài hát, bài thơ, truyện cổ tích hơn là các tài liệu học tập

Vd : Khi trên lớp cô giao học thuộc một bài thơ thì các em sẽ dễ thuộc bài thơ đó rất nhanh nhưng lại gần như không hiểu kĩ nội dung của nó

- Khi tái hiện, trẻ thường không thích nhớ lại những gì đã quên nhưng lại rất thích nói lại những gì vừa mới khắc vào trí nhớ -> là 1 việc rất khó đối với học sinh tiểu học

Ví dụ như việc học khi nhìn vào sách học 1 cách nhàm chán thì khi về nhà các em sẽ không nhớ kêu các em nhớ lại thì cũng không muốn nhớ, còn bài học mà sinh động, có hình ảnh học sinh sẽ dễ nhớ hơn

Trang 8

Nguồn ảnh: hellobacsi.com

+ Tình cảm có ảnh hưởng lớn đến độ bền vững và độ nhanh của sự ghi nhớ Trẻ dễ nhớ và nhớ lâu những gì làm cho các em xúc cảm mạnh (ngạc nhiên, thích thú, sợ hãi )

Vd: Khi mà các em thấy được một số hành động quan tâm của bố dành cho mẹ các em thì các

em sẽ nhớ rằng đó là hành động nên làm và hành động đó giúp mẹ vui lòng

Nguồn ảnh: pgdtienhai.edu.vn

b Các phương pháp ghi nhớ

- Tuỳ vào nội dung cần ghi nhớ và sự cần thiết của nó mà tổ chức việc ghi nhớ cho học sinh cóhiệu quả nhất, điều quan trọng nhất là dạy cho trẻ sử dụng các biện pháp ghi nhớ và nhớ lại ngay từ những lớp đầu tiểu học, đặc biệt là biện pháp lập dàn ý

- Ngoài ra, nhiều thực nghiệm đã chứng tỏ rằng hiệu quả của việc ghi nhớ không chỉ phụ thuộcvào mức độ tích cực của trí tuệ mà còn phụ thuộc vào kĩ năng nhận biết, phân biệt các nhiệm

vụ ghi nhớ (nhớ nguyên văn hay nhớ nội dung chính ) cũng như việc hiểu rõ mục đích của ghi nhớ

- Vì thế, nhiệm vụ của giáo viên là tạo ra tâm thế thích hợp để ghi nhớ ở học sinh bằng việc giúp các em nhận rõ nhiệm vụ ghi nhớ, hiểu mục đích ghi nhớ và biết sử dụng các biện pháp ghi nhớ thích hợp

Trang 9

4.5 NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC:

4.5.1 Khái lược về ngôn ngữ:

a.Khái niệm

- Ngôn ngữ là quá trình mọi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nói để giao tiếp, để truyền đạt và

lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử hoặc kế hoạch hóa hoạt động của mình

+ Phổi đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm, là kho chứa không khí Luồng không khí

từ phổi đi ra làm rung động dây thanh, cọ xát vào các bộ phận khác để tạo ra việc chú ý đến tư thế của trẻ khi học, khi nói cũng như việc rèn luyện cho trẻ biết cách thở ra hít vào là điều rất cần thiết

Ví dụ: Để giúp trẻ điều khiển cơ môi và luyện hơi thở có thể sử dụng trò chơi: Thổi bóng hay làm chuồn chuồn bay lâu hơn.

+ Hầu và dây thanh: là chỗ gô ra ở cổ có bốn miệng sụn chính tạo thành một hộp có dây thanh Dây thanh có hai màng mỏng có thể mở ra khép vào, lúc căng lúc chùng khi nói Dây thanh dàikhoảng 20mm và dày lên theo lứa tuổi

+ Khoang miệng và khoang mũi: có vai trò như hộp cộng hưởng biến đổi âm thanh do dây thanh phát ra Âm thanh phát ra từ dây thanh được uốn nắn qua miệng và hốc mũi trở nên đa dạng, dễ nghe Muốn nói được con người không chỉ có bộ máy phát âm bình thường mà bộ máy này cần phải được rèn luyện đúng lúc, đúng mức Cần phải tìm mọi cách tác động đến thời kỳ phát triển ngôn ngữ quan trọng này (từ sơ sinh đến 7 tuổi), thời kỳ mà bắt đầu sử dụng

cơ chế vận động ngôn ngữ và những khuyết tật của người lớn đều do sự phát triển không đầy

đủ của cơ chế vận động từ khi còn rất bé

12

Ví dụ: Để luyện cơ quan phát âm cho trẻ có thể sử dụng các bài tập luyện cơ môi, cơ hàm, hàm dưới sau đây: Đánh răng: luyện cơ lưỡi; Trốn tìm lưỡi: luyện cơ lưỡi, hàm dưới; Thi

Trang 10

cười: luyện cơ môi.

- Tai nghe: muốn học nói được thì trước tiên trẻ phải xem người lớn nói như thế nào mới bắt chước được

Trẻ bị điếc không thể học nói được Muốn nói được đòi hỏi cơ quan thính giác của trẻ phát triển bình thường để thu nhận và phân biệt âm thanh ngôn ngữ một cách chính xác tinh tế

Ở trường mầm non cần chú ý vấn đề rèn luyện thính giác cho trẻ

Ví dụ: có thể sử dụng các trò chơi luyện thính giác: Tiếng kêu ở đâu hay Nghe thấy tiếng gì?

b Chức năng:

Hai chức năng chính: công cụ của giao tiếp và công cụ của tư duy và được thể hiện ở những

chức năng cụ thể, đó là:

(1) Chức năng chỉ nghĩa: là quá trình dùng một từ, một câu để chỉ một nghĩa nào đó,

tức là quá trình gắn từ đó, câu đó với một sự vật, hiện tượng, được dùng thay thế cho sự

vật, hiện tượng; là chức năng xã hội của ngôn ngữ.

(2) Chức năng thông báo: còn gọi là chức năng giao tiếp.

Mỗi quá trình ngôn ngữ đều chứa đựng một nội dung thông tin, sự biểu cảm dùng để truyền đạt từ người này tới người kia, hay tự mình nói với bản thân mình bằng ngôn ngữthầm,

=> Cho thấy ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, để biểu cảm và nhờ đó

thúc đẩy, điều chỉnh hành động của con người chính là chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.

Trang 11

VD: - Đang trên đường đến trường đi học, có bạn thông báo: “Hôm nay nghỉ học”, sau khi tiếp nhận thông tin đó ta lập tức thay đổi hoạt động của mình thay vì đi đến trường.

- Khi buồn bã, nếu giấu trong lòng ta sẽ sinh bệnh, thay vào đó ta có thể bộc lộ ra bên ngoài để bạn bè hay người thân an ủi, đưa ra hướng giải quyết tốt

(Qua giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người tự biểu hiện mình: tình cảm, sở thích, khuynh hướng, trạng thái…)

Nguồn: Báo Ấp Bắc

(3) Chức năng khái quát hoá: còn được gọi là chức năng nhận thức hay chức năng làm

công cụ hoạt động trí tuệ

 Nhờ chức năng này, ngôn ngữ trở thành phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ

 Ở đây, ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt động này

 Đặc biệt, chức năng này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ với tư duy

VD: Khi nhắc đến “cá” các em nhỏ sẽ liền biết được đó là loài động vật có vây và sống dưới nước

Khi nói tới hình vuông thì các em sẽ hình sung ra được là hình có 4 cạnh bằng nhau

(4) Chức năng nhận thức: Ngôn ngữ là hình thức tồn tại của ý tưởng, ý nghĩ

VD: Con người trong quá trình giao tiếp nhận được thông tin từ người khác và cũng phát ra thông tin cho người khác

 Nhận được thông tin ấy con người thường kịp thời điều chỉnh hành vi, hoạt động của mìnhcho phù hợp với nội dung thông tin đó và hoạt động của bản thân

c Kết luận

Các chức năng của ngôn ngữ nằm trong mối quan hệ mật thiết với nhau

- Chức năng thông báo (giao tiếp) là chức hành cơ bản nhất

(Bởi vì, chỉ trong quá trình giao tiếp, con người mới thu nhận được các tri thức mới về hiện thực khách quan, có cơ sở hình thành động cơ, tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục

Trang 12

đích thỏa mãn nhu cầu mong đợi).

- Về thực chất, chức năng khái quát hoá (nhận thức) cũng là một quá trình giao tiếp (giao tiếp với chính bản thân mình)

- Chức năng chỉ nghĩa là điều kiện thực hiện hai chức năng trên

d Phân loại:

Dựa vào hình thái tồn tại của ngôn ngữ, chia ngôn ngữ làm 2 loại: ngôn ngữ bên ngoài và ngônngữ bên trong

+ Ngôn ngữ bên ngoài:

 Hướng vào người khác, dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng, ý nghĩa

 Tồn tại dưới dạng vật chất là âm thanh và vật chất hoá là chữ viết Vì thế, ngôn ngữ bên ngoài gồm hai loại ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Nguồn: cauvong.vn Nguồn: Báo Người Lao Động

VD: Ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ viết

Bằng các tác phẩm văn học, hay truyện ngụ ngôn , truyện dân gian, các nhà văn nhà thơ đã truyền đạt con người ta về những lý lẽ sống ở đời, để ta có phẩm chất, đạo đức tốt hơn.

+ Ngôn ngữ bên trong:

 Là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình, dùng để suy nghĩ, tự điều chỉnh và tự giáo dục bản thân

 Ngôn ngữ bên trong chỉ là hình ảnh âm thanh, là biểu tượng về âm thanh hay con chữ, tồn tại dưới dạng những cảm giác vận động do cơ chế đặc biệt của nó quy định

 Ngôn ngữ bên trong là phương tiện của tư duy (cái vỏ từ ngữ của tư duy)

Ví dụ, ngôn ngữ của nhà khoa học khi họ tư duy về công trình nghiên cứu của mình

Hoạt động ngôn ngữ khi đọc sách, khi lắng nghe, thấu hiểu

Trang 13

 Trong đời sống cá thể, ngôn ngữ bên trong được hình thành sau ngôn ngữ bên ngoài và

do ngôn ngữ bên ngoài chuyển vào, rút gọn lại

Nguồn: Gia sư Tiểu học Nguồn: Táo Giáo Dục

Hai loại ngôn ngữ trên có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau và có thể

chuyển hoá cho nhau.

e Vai trò:

- Là một yếu tố góp phần tích cực làm cho các quá trình tâm lý của người khác về chất so với của con vật, ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lý của con người, đặc biệt là các quá trình nhận thức:

(1) Với nhận thức cảm tính: nó làm cho các quá trình này ở người mang một chất lượng mới.

+ Đối với cảm giác: Khi ngôn ngữ tác động đồng thời với sự tác động của sự vật, hiện tượng sẽlàm cho quá trình cảm giác diễn ra nhanh hơn, hình ảnh do cảm giác đem lại rõ ràng hơn đậm nét hơn, chính xác hơn…

Ví dụ: mùa hè nghe thấy một người nói:” Trời nóng quá” ta cũng cảm thấy trời nóng hơn

Khi ăn một món ăn ngon nếu trầm trồ khen thì cảm thấy ngon hơn

Khi ăn một trái chua người ta nói “ Chua quá” ta cũng cảm thấy chua hơn

+ Đối với tri giác: Ngôn ngữ làm cho tri giác của con người diễn ra dễ dàng hơn nhanh chóng, khách quan hơn, đầy đủ và rõ ràng hơn

VD: khi ta đang xem xét môt vấn đề gì đó, nếu có một sự chỉ dẫn hay gợi ý sẽ giúp tri giác vấn đề nhanh hơn Nhờ ngôn ngữ có thể tiến hành sự tri giác tích cực, có chủ định và mục đích được điều khiển bởi ý thức

Khi nghe nhạc chỉ cần nghe giọng ta cũng sẽ biết được ca sĩ đó là ai

+ Đối với trí nhớ: Ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ của con người Nó tham gia tích

Trang 14

cực các quá trình trí nhớ gắn chặt với các quá trình đó

Ví dụ: việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn và có kết quả tốt nếu ta nói lên thành lời điều ghi nhớ.

Nguồn: VnExpresss

(2) Với nhận thức lý tính:

+ Đối với tư duy:

- Ngôn ngữ và tư duy không có mối quan hệ song song Ngôn ngữ càng không phải là tư duy

và ngược lại tư duy cũng không phải là ngôn ngữ

- Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với tư duy của con người là ở chỗ tư duy dùng ngôn ngữ làm phương tiện,công cụ

=> Chính nhờ điều này tư duy của con người khác về chất so với tư duy của con vật: con người

có tư duy trừu tượng, không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy trừu tượng và khái quát được

- Mối quan hệ không tách rời của tư duy và ngôn ngữ thể hiện trong ý nghĩa của các từ Mỗi từ đều có quan hệ với một lớp sự vật ,hiện tượng đó

- Không có ngôn ngữ thì không thể có tư duy khái quát –logic được

VD: Khi nghĩ về ai đó, người ta hay nói lẩm nhẩm (lời nói bên trong)

+ Đối với tưởng tượng:

- Ngôn ngữ cũng giữ một vai trò to lớn trong tưởng tượng Nó là phương tiện chủ yếu để hình thành, biểu đạt và duy trì các hình ảnh mới của tượng tưởng

- Ngôn ngữ giúp con người chính xác hoá các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh tách ra trong chúng những mặt bản chất, gắn chúng lại với nhau, cố định chúng lại bằng từ và lưu giữ chúng trong trí nhớ

=> Nhờ ngôn ngữ, tưởng tượng trở thành một quá trình có ý thức và được điều khiển

Ngày đăng: 11/08/2024, 21:50

w