Khái niệm và các loại hình nhóm xã hội - Khái niệm nhóm xã hội Nhóm là một thuật ngữ dùng để chỉ tập hợp người có mối quan hệ tương tácđa chiều, hình thành trên cơ sở tự nguyện hoặc sắp
Trang 1NHÓM XÃ HỘI
1 Khái niệm và các loại hình nhóm xã hội
- Khái niệm nhóm xã hội
Nhóm là một thuật ngữ dùng để chỉ tập hợp người có mối quan hệ tương tác
đa chiều, hình thành trên cơ sở tự nguyện hoặc sắp đặt, có chung mục đích, một hay nhiều mối quan tâm hoặc lợi ích và các thành viên chia sẻ trách nhiệm để thực hiện mục đích chung đó.
Để hình thành và duy trì nhóm cần có những điều kiện cơ bản: Các thành viên có chung mục đích và cùng chia sẻ trách nhiệm để đạt mục đích đó; Giữa các thành viên có mối quan hệ tác động qua lại - sự tương tác thông qua giao tiếp, sinh hoạt và hành động; Nhóm sinh hoạt theo những qui tắc, tiêu chuẩn do nhóm tự thống nhất đề ra hoặc do phải tuân theo (quy định, điều lệ của tổ chức, cơ quan, đơn vị, nhà trường, chuẩn mực đạo đức, pháp luật ); Mỗi thành viên có vị trí, vai… trò nhất định trong suốt quá trình tồn tại, hoạt động nhóm, trong từng giai đoạn và
ở từng nhiệm vụ, hoạt động cụ thể
- Các loại hình nhóm:
+ Căn cứ vào thời gian tồn tại của nhóm: Có nhóm tạm thời và nhóm lâu dài
- bền vững Nhóm tạm thời chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, dễ thay đổi, được thành lập nên vì mục đích cụ thể nào đó và khi đã hoàn thành nhiệm vụ, công việc
đó thì sự tồn tại của nhóm kết thúc Ví dụ: nhóm học tập thảo luận nhóm, nhóm sinh viên tình nguyện hàng năm, nhóm cảnh sát thực hiện một chuyên án, nhóm các nhà khoa học cùng thực hiện một công trình khoa học trong một thời gian nhất định; nhóm những người thực hiện một bộ phim hay một tác phẩm nghệ thuật (kịch, hát, múa…)… Nhóm lâu dài bền vững có thời gian tồn tại lâu dài do sự cần -thiết của công việc hay nhu cầu của các thành viên tạo nên Ví dụ: nhóm bạn thân; ban nhạc hay nhóm nhạc; ban lãnh đạo một đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc êkip làm
Trang 2việc; tổ, nhóm trong lớp học, trong lao động, sản xuất - kinh doanh; đội bóng đá, bóng chuyền, cầu lông ; nhóm sinh hoạt câu lạc bộ… …
+ Căn cứ vào quy mô - số lượng thành viên: Có nhóm nhỏ, nhóm vừa, nhóm
lớn Nhóm nhỏ quy mô 4 đến 6 người, nhóm vừa từ 7 đến 9 người; nhóm lớn trên
10 người Các nhóm có quy mô khác nhau, sự biểu hiện mối quan hệ tương tác giữa các thành viên, việc phát huy năng lực và hiệu quả hoạt động đối với từng công việc sẽ khác nhau
+ Căn cứ vào mức độ tương tác và sự tham gia của nhóm viên: Có nhóm
chính thức và nhóm không chính thức Nhóm chính thức do tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, chính quyền, cơ quan, trường học đặt ra Nhóm không chính thức… chủ yếu do sự tự nguyện thành lập, tham gia như nhóm bạn thân, nhóm sinh viên tình nguyện, nhóm “fan” hâm mộ ca sỹ, minh tinh màn bạc, vận động viên, cầu thủ, đội bóng đá…
+ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành: có nhóm tự nhiên nhóm tất yếu và
-nhóm tự nguyện -nhóm được thành lập Ở -nhóm tự nhiên, thành viên của -nhóm -được hình thành một cách tự nhiên và tất yếu (điển hình và phổ biến là gia đình, dòng họ) Đối với nhóm được thành lập, sự tham gia của thành viên trên cơ sở tự nguyện hoặc được bố trí, sắp đặt
Phân loại các loại hình nhóm như trên giúp cho việc tiếp cận nghiên cứu được thuận lợi hơn, trên cơ sở đó có những định hướng biện pháp tác động nhằm phát huy tối ưu sự tương tác giữa các thành viên, hiệu quả hoạt động của từng loại hình Trên thực tế các loại hình nhóm có sự tồn tại đan xen nhau, một nhóm có thể
ở nhiều loại hình khác nhau
2 Các yếu tố cấu thành của nhóm xã hội
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, mức độ phổ biến đồng thời là điều kiện quy định sự tương tác, thái độ, trách nhiệm của mỗi thành viên thuộc nhóm, trong đời sống xã hội có hai loại hình nhóm điển hình là nhóm tự nhiên tất yếu và-
Trang 3nhóm được thành lập Mặc dù có sự khác nhau nhất định về mức độ biểu hiện giữa hai loại hình nhóm này, nhưng về cơ bản, đã là một nhóm xã hội phải hội tụ bốn yếu tố: (1)Lý do và mục đích hình thành và tồn tại của nhóm; (2)Sự tương tác giữa các thành viên; (3)Quy tắc/quy định/điều lệ hoạt động của nhóm; (4)Vị trí, vai trò đảm nhận của mỗi thành viên
- Mục đích chung lý do gia nhập, tham gia nhóm -
+ Động lực bên trong yếu tố chủ quan: - Để trở thành thành viên của nhóm, trước hết phải bắt nguồn từ nhu cầu của người tham gia khi người đó cảm thấy nhóm có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của họ (trước mắt hoặc lâu dài), cảm nhận mình là một bộ phận của nhóm, được cần tới, có giá trị, được cơ hội để làm việc, cống hiến, khẳng định và phát triển
+ Động lực bên ngoài yếu tố khách quan: - Sự tồn tại của nhóm như là một
sự tất yếu và hấp dẫn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, giúp cá nhân thực hiện nhu cầu và giải quyết vấn đề gặp phải Nhóm chỉ có ý nghĩa thực sự và phát huy vai trò cao khi có các nhóm viên và cần đến sự tham gia của mỗi cá nhân
- Sự tương tác giữa các thành viên chia sẻ trách nhiệm thực hiện mục -tiêu chung
Một tập hợp người, mặc dù có chung mục đích, có sự giao tiếp xã hội nhưng vẫn không được coi là một nhóm nếu họ không cùng chia sẻ trách nhiệm để thực hiện mục tiêu chung sự tương tác giữa các thành viên Sự tương tác không diễn ra- một cách ngẫu nhiên, tùy hứng mà phải mang tính mục đích, tính có tổ chức Thông qua sự tương tác, mối quan hệ giữa các nhóm viên được thể hiện, củng cố, đồng thời năng lực và thái độ của mỗi cá nhân được bộc lộ Sự tương tác diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, ở những mức độ, quy mô khác nhau và là điều kiện mang lại kết quả/sự thành công khác nhau trong công việc/hoạt động
- Hệ thống quy tắc - tiêu chuẩn hoạt động
Trang 4Hệ thống quy tắc là tiêu chuẩn hay khung giá trị định hướng đối với thái độ
và hành vi của mỗi cá nhân thuộc nhóm Đây cũng là điều kiện đảm bảo sự ổn định, trật tự và duy trì hoạt động, sự tồn tại của nhóm Những quy tắc này có thể được thảo luận thông qua hoặc mặc nhiên chấp nhận thực hiện Quy tắc có thể được áp đặt từ bên ngoài lên nhóm vì nó mang tính phổ biến (nội quy, quy định chung của xã hội hoặc là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung mà bất kỳ ai tham gia vào lĩnh vực/hoạt động/tổ chức đó cũng phải chịu sự tác động, ràng buộc, quy định) hoặc do nhóm xây dựng nên Nhờ có hệ thống quy tắc này mà sự tác động của nhóm đối với mỗi thành viên là rất lớn Quy tắc hoạt động của nhóm xác lập các hình thức kiểm soát xã hội đối với từng nhóm viên.“ ”
- Vị trí, vai trò đảm nhận của thành viên trong nhóm
Bất kỳ một hoạt động hay một tổ chức tập thể nào cũng cần phải có sự phân công vị trí và đảm nhận vai trò, trách nhiệm một cách rõ ràng Sự phân công vị trí một cách phù hợp, dựa trên năng lực, ưu thế của mỗi người là yếu tố quan trọng đoàn kết, tập hợp sức mạnh, tạo động lực to lớn thực hiện mục tiêu đặt ra Ngược lại sẽ là lực cản, thậm chí dẫn đến thất bại trong công việc Nhóm xã hội, nhất là đối với những nhóm có cơ cấu phi chính thức, nhóm tự nguyện, việc phân công vị trí đảm nhiệm cần hết sức chú trọng Trong nhóm, mỗi người đều có một vị trí, vai trò nhất định chính là sự hiện thực hóa việc chia sẻ trách nhiệm thực hiện mục tiêu chung, phát huy động lực bên trong và là điều kiện gắn kết thành viên nhóm Qua công việc đảm nhận, mỗi người tự đánh giá về bản thân và về người khác, từ đó hoàn thiện bản thân và trưởng thành
3 Các giai đoạn phát triển nhóm
Nhóm hình thành, tồn tại thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quan trọng là mục đích hay mục tiêu của nhóm và sự gắn kết, mối quan hệ hay sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm vì mục tiêu đó
Sự đa dạng về nhóm xã hội cũng như sự đa dạng về thành viên nhóm, về mục đích, mục tiêu đặt ra của từng nhóm khiến cho việc chia nhóm thành các giai đoạn cũng
Trang 5chỉ mang tính tương đối Có những cách tiếp cận khác nhau về các giai đoạn phát triển của nhóm hay còn gọi là những mô hình về giai đoạn phát triển nhóm xã hội
- Các giai đoạn phát triển nhóm theo mô hình tiếp cận dựa trên sự tương tác hay mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm Theo cách tiếp cận này,
nhóm hình thành và phát triển qua 5 giai đoạn: Giai đoạn hình thành; Giai đoạn bão tố - cạnh tranh và liên kết; Giai đoạn ổn định - lập chuẩn mới; Giai đoạn trưởng thành - phát huy tối đa năng suất; Giai đoạn kết thúc
+ Giai đoạn hình thành: Nhóm chưa phải là một nhóm đúng nghĩa, mà là
một tập hợp các cá thể Nhiều cá nhân trong nhóm còn e dè, phòng vệ, ít chia sẻ, thiếu thống nhất, có thái độ thăm dò nhau Cá nhân muốn khẳng định cá tính trong nhóm và có thể gây ấn tượng Sự tham gia bị hạn chế vì các cá nhân còn chú trọng, quan tâm đến việc làm quen với môi trường mới Công việc trước mắt cần thực hiện là thảo luận, xây dựng hoặc định hướng về mục đích hoạt động, tồn tại của nhóm Nhóm tham gia vào xây dựng những qui định cơ bản mà sau này sẽ dựa vào
đó để ra quyết định và hoạt động tương lai
+ Giai đoạn bão tố - cạnh tranh và liên kết: Nhóm chú trọng vào hoạt động,
thực hiện các công việc xác định, mối quan hệ tương tác giữa các thành viên bắt đầu tăng lên Nhóm viên tìm cách đóng góp cho nhóm và thích nghi với môi trường nhóm, với đặc điểm, cá tính của nhau Xuất hiện các mâu thuẫn nội bộ, thiếu thống nhất trong nhóm, có cạnh tranh để thiết lập vị trí, vai trò của mình trong nhóm Bất đồng, xung đột có thể xảy ra, cá nhân bộc lộ cá tính và thể hiện cái "tôi" riêng tư Hình thành các qui định, phương pháp làm việc mới và tạo mối quan liên kết giữa các thành viên có cùng sở thích (cơ cấu phi chính thức) Vai trò lãnh đạo nhóm là giúp các thành viên tương tác tích cực, tái lập sự cân bằng, giải quyết mẫu thuẫn Nếu thành công, vượt qua trở ngại, các thành viên sẽ gắn bó, tin tưởng lẫn nhau hơn, nhóm tiến đến bối cảnh mới trong đó mục tiêu, giá trị và qui chuẩn mới thực tế hơn
Trang 6+ Giai đoạn ổn định - lập chuẩn mới: Sự ổn định với chuẩn mới được xác
lập thể hiện qua bầu không khí nhóm thân thiện, các thành viên lắng nghe nhau, chấp nhận nhau một cách tích cực Phát triển liên kết nhóm trong đó các qui chuẩn
và các cách tiến hành được thiết lập Nhóm viên hòa đồng với nhóm Lòng trung thành với nhóm được phát triển và mỗi nhóm viên nỗ lực, phấn đấu để duy trì lòng trung thành này Phát triển tinh thần nhóm cao độ, đặc biệt khi có sự cạnh tranh với bên ngoài hoặc lợi ích của nhóm bị xâm hại/ảnh hưởng/đe dọa Sự hài hòa, tin tưởng nhau và niềm tin nhóm trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của nhóm
+ Giai đoạn trưởng thành - phát huy tối đa năng suất: Thể hiện qua trưởng
thành toàn diện và phát huy năng suất tối đa Giai đoạn này chỉ có thể đạt được bằng sự hoàn tất tốt đẹp cả ba giai đoạn trước Nhóm viên đảm nhận vai trò để hoàn thành các công việc, nhiệm vụ đặt ra Giai đoạn này nhóm viên biết phối hợp với nhau, các vai trò trở lên linh hoạt và sáng tạo theo chức năng nhiệm vụ Thành viên cảm thấy tự do, tự tin biểu hiện nhân cách, phát huy năng lực của mình Thông tin nội bộ cao và bình đẳng, xuất hiện những cách nhìn và cách giải quyết mới cho những vấn đề của nhóm
+ Giai đoạn kết thúc: Đánh giá mức độ hoàn thành so với mục tiêu đề ra.
Mỗi nhóm viên tự đánh giá về bản thân và rút kinh nghiệm hay giá trị cho riêng mình Mỗi nhóm viên thấy nhóm thực sự quan trọng và có ý nghĩa với mình Qua hoạt động cùng nhóm trong một thời gian đã giúp nhóm viên trưởng thành hơn, mở rộng và tăng cường các mối quan hệ Nhóm viên cảm thấy khó khăn khi phải chia tay nên có những hành động níu kéo chống lại sự tan rã nhóm Xuất hiện những nhóm mới với quy mô, mục tiêu mới và có tính bền vững cao
- Các giai đoạn phát triển nhóm theo mô hình tiếp cận dựa trên cảm xúc –
sự gần gũi tình cảm của thành viên nhóm Theo cách tiếp cận này, nhóm cũng
trải qua năm giai đoạn với những đặc điểm cảm xúc được thể hiện và phát triển khác nhau Mô hình này chỉ ra những vấn đề thường biểu hiện và có thể nảy sinh
Trang 7trong suốt quá trình từ khi nhóm bắt đầu hình thành, vận động và tiếp tục phát triển cho đến giai đoạn kết thúc Đặc trưng cơ bản làm căn cứ xác định và tiếp cận theo mô hình nhóm này là dựa trên sự bộc lộ tình cảm – sự gần gũi hay thân thiện giữa các nhóm viên trong tất cả các giai đoạn phát triển nhóm
+ Khi mới thành lập: Thái độ cảm xúc của nhóm viên thường bỡ ngỡ, có sự
háo hức trong lòng nhưng thể hiện ra bên ngoài thường e dè, ngần ngại, băn khoăn, thăm dò lẫn nhau, mặc dù cố gắng tỏ ra thân thiện, lịch sự, có văn hóa Tuy nhiên,
có những nhóm viên vượt qua cảm xúc ngập ngừng ban đầu rất nhanh và hòa nhập nhóm một cách cởi mở, tự tin, chủ động Những nhóm viên này trở thành những hạt nhân gắn kết ban đầu và là nguồn động lực lôi cuốn các nhóm viên khác
+ Giai đoạn phân cấp quyền lực và kiểm soát: Nhóm viên cảm nhận hoặc ý
thức việc phân cấp quyền lực, vị trí trong nhóm thông qua sự phân chia vai trò, nhiệm vụ cho mỗi người Chính việc phân chia này, hoặc là thông qua sự phân công, hoặc là tự giác đảm nhận và thực hiện nhiệm vụ khiến các thành viên có xu hướng tự khẳng định và bảo vệ “quyền lực” của bản thân Ở những nhóm có quy
mô vừa và nhóm quy mô lớn, sự phân cấp quyền lực và kiểm soát còn thể hiện ở
xu hướng xuất hiện các nhóm nhỏ (nhóm trong nhóm) Cảm xúc và những sự thể hiện này tạo ra một số khó khăn đáng kể cho quá trình duy trì, tạo dựng, tương tác, phát huy tinh thần, sức mạnh nhóm Đây chính là giai đoạn đòi hỏi lãnh đạo nhóm
và những cá nhân tích cực phát huy vai trò ảnh hưởng của mình Năng lực và niềm tin của người lãnh đạo nhóm có ý nghĩa quyết định đến bầu không khí nhóm và sự gắn kết của các nhóm viên Sự kiểm soát bản thân và kiểm soát lẫn nhau được thể hiện rõ nét ở giai đoạn này Mục đích đặt ra và cần phải vượt qua đó là giải quyết những mâu thuẫn phát sinh và tạo dựng niềm tin, sự gần gũi trong nhóm
+ Giai đoạn gắn kết và hợp tác: Trong giai đoạn này, các thành viên trong
nhóm có sự hiểu biết nhau hơn, nhóm viên chấp nhận nhóm và chấp nhận nhau thông qua việc bộc lộ cảm xúc gắn bó, tin tưởng Những rào cản về tâm lý, về sự thăm dò, phòng vệ hay kiểm xoát lẫn nhau được thay thế bằng sự dễ dàng chia sẻ,
Trang 8bộc lộ cảm xúc, tình cảm và sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ, thể hiện vai trò bản thân Thành viên nhóm cảm thấy thoải mái khi trải nghiệm và thay đổi thái độ, hành vi phù hợp với nhóm Vai trò của lãnh đạo nhóm hướng trọng tâm vào việc khích lệ, động viên nhóm viên phát huy năng lực nhiều hơn là việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột Đây là giai đoạn tinh thần nhóm, sự gần gũi, gắn kết thành viên nhóm được tăng cường
+ Giai đoạn cảm xúc tách biệt – hành động hợp tác dựa trên ý thức độc lập:
Vượt qua những nhiệm vụ và sự trải nghiệm cụ thể, các nhóm viên cảm thấy tự do
và tự tin hơn khi thử nghiệm bản thân, tham gia vào nhiệm vụ mới Giai đoạn này, mỗi cá nhân ý thức rất rõ về "cái tôi" trong nhóm nên đòi hỏi có sự thừa nhận về quyền và nghĩa vụ, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cống hiến và đóng góp với lợi ích và nhu cầu Nhóm viên nhận thức về bản thân một cách rõ ràng và sự khác biệt giữa các thành viên được biểu hiện thông qua việc phân công đảm nhiệm vai trò mới Những vấn đề về quyền lực giảm tối thiểu, sức mạnh chung của nhóm được nâng cao và việc ra quyết định của nhóm khách quan hơn, dựa trên lý trí tập thể nhiều hơn là trí tuệ, tình cảm cá nhân Tuy nhiên, mỗi cá nhân trong quá trình hợp tác vẫn luôn khẳng định những giá trị cá nhân Vì vậy, một mặt nhóm phát hiện, thừa nhận, khuyến khích những ý tưởng, hành động độc lập, mặt khác mỗi cá nhân tự ý thức, trách nhiệm về phát huy vai trò bản thân đối với nhóm
+ Giai đoạn cảm xúc níu kéo: Cảm xúc này thường xuất hiện ở giai đoạn kết
thúc Vào thời điểm này, vì những lý do khác nhau, nhưng quan trọng nhất là mục tiêu nhóm đặt ra đã hoàn thành, sự kết thúc là một tất yếu Đối với nhóm viên, một quá trình gắn bó với nhau, đi đến sự kết thúc không phải dễ dàng Cảm xúc hụt hẫng, mất mát khi phải chia tay sẽ xảy đến với mỗi thành viên Một lần nữa, nhóm viên phải vượt qua khó khăn Lúc này, vai trò của người lãnh đạo nhóm là tạo ra một tâm thế sẵn sàng chia tay và cảm xúc níu kéo sẽ được thay thế bằng cảm xúc
hy vọng gắn kết trong tương lai
Trang 9- Các giai đoạn phát triển nhóm theo mô hình tiếp cận dựa trên sự đảm nhận và thực hiện nhiệm vụ Theo cách tiếp cận này, sự hình thành, tồn tại của
nhóm chủ yếu dựa vào việc thực hiện nhiệm vụ cho mục tiêu đặt ra Do đó, sự phát triển của nhóm được chia thành năm giai đoạn tương ứng với việc tập trung vào giải quyết nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn
+ Giai đoạn giải quyết rào cản cá nhân Rào cản cá nhân là vấn đề quan tâm
hàng đầu cần giải quyết trong giai đoạn hình thành nhóm Có nhiều vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn hình thành nhóm, như số lượng nhóm viên, nhu cầu, đặc điểm cá nhân (tuổi, giới tính, nhận thức, gia đình, công việc ) Chính những sự… khác biệt về đặc điểm riêng là cơ sở tạo nên những rào cản về tâm lý, thái độ của
cá nhân khi tham gia nhóm Vì vậy, trong giai đoạn hình thành nhóm, ý thức và nỗ lực cần đạt được của mỗi nhóm viên là làm thế nào để xóa bỏ ngăn cách rào cản tâm lý, hòa nhập nhóm Khuynh hướng dựa vào người lãnh đạo nhóm là rất cao và
rõ nét Sự định hướng đúng đắn về mục đích của nhóm, các phương pháp mà người lãnh đạo, tổ chức nhóm thực hiện phù hợp sẽ giúp cho nhóm viên cảm giác an toàn, tự tin và hấp dẫn khi tham gia nhóm Vượt qua rào cản tâm lý ban đầu, nhóm bước sang giai đoạn thứ hai với nhiệm vụ mới, tương ứng
+ Giai đoạn giải quyết xung đột trong nhóm Xung đột trên phương diện cá
nhân, xuất phát từ cá nhân là một tất yếu trong nhóm Những mâu thuẫn hay xung đột này có thể diễn ra ngay trong giai đoạn hình thành, có thể nảy sinh trong những thời điểm nhất định, có thể tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của nhóm Đó là những xung đột nảy sinh do sự bất đồng quan điểm sống, sự chưa phù hợp về giá trị giữa các cá nhân, về đặc điểm, nhu cầu, sự tham gia, đóng góp, thể hiện bản thân, về quyền lực, về xây dựng nội quy, phương thức sinh hoạt nhóm Có những… dạng xung đột khác nhau, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm và giữa các nhóm nhỏ trong nhóm với nhau Xung đột có thể diễn ra ngấm ngầm, có khi công khai, có khi đơn giản, tạm thời, thoáng qua, có khi dữ dội, phức tạp gây ảnh hưởng đến bầu khí chung của nhóm Giải quyết xung đột vừa là một nhiệm vụ tất
Trang 10yếu, vừa là điều kiện để duy trì nhóm, vừa thể hiện năng lực của người tổ chức, lãnh đạo nhóm vừa là thước đo thái độ, sự tham gia của nhóm viên Vượt qua các xung đột, sự gắn kết, tạo sức mạnh của nhóm đối với việc thực hiện công việc sẽ được củng cố và tăng cường - yếu tố quyết định đến thành công cho những mục tiêu cụ thể
+ Giai đoạn hình thành quy ước chung và quy ước cụ thể Sự hình thành quy
ước chung thường được đặt ra trong giai đoạn hình thành nhóm, nhưng đối với mỗi hoạt động cụ thể, ở từng giai đoạn cụ thể, nhóm vẫn cần phải có những quy ước phù hợp Một nhóm bền vững và thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ cho những mục tiêu đặt ra phải có những điều chỉnh linh hoạt về quy ước, quy chuẩn hành động Sự quá cứng nhắc và phụ thuộc vào quy chuẩn được xây dựng ở giai đoạn hình thành sẽ làm hạn chế sự năng động, sáng tạo của các thành viên nhóm khi tham gia hoạt động, bởi chính nó sẽ tạo ra phản ứng mang tính đối phó với quy ước Nếu nhóm bỏ qua các dấu hiệu mâu thuẫn và những khó khăn mà nhóm đang trải qua, hoặc quá tập trung vào việc giải quyết xung đột thì vai trò của các quy ước được định trước sẽ trở nên (thực tế hiển hiện) mờ nhạt Ngược lại, mọi hành động của nhóm cứ tuân thủ quy ước, cả những cái phù hợp và không phù hợp sẽ tạo sự khiên cưỡng, chống đối, hình thức và do đó, quy ước làm nảy sinh những quy ước mới mâu thuẫn với chính nó
Mọi vấn đề được nhóm đưa ra thỏa thuận trước khi quyết định hành động là quy ước mang tính nguyên tắc, vừa chung, vừa cụ thể Quy ước hay chuẩn mực phản ánh nhu cầu và giá trị của mọi thành viên nhóm Nếu một nhóm có thể hình thành được các chuẩn mực, quy ước mà tương thích với nhu cầu của đại đa số thành viên thì nó đã chứa đựng tính hiệu quả về khả năng hoạt động và phát huy vai trò của thành viên nhóm Đây cũng chính là sự thể hiện ý thức nhóm, sự chia
sẻ, gắn kết của thành viên nhóm Những quy ước, chuẩn mực nhóm là yếu tố nền tảng cho việc nhóm viên tập trung vào thực hiện nhiệm vụ vì những mục tiêu cụ thể và mục đích chung của nhóm