1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các giải pháp gia tăng lợi nhuận đối với tư bản thương nghiệp liên hệ ví dụ thực tiễn

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP LIÊN HỆ VÍ DỤ THỰC TIỄN
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Quế Anh
Trường học ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
Chuyên ngành KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LENIN
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Với tầm quan trọng của lợi nhuận, em xin phép được thực hiện tiểu luận liên quan đến đề tài: “Các giải pháp gia tăng lợi nhuận đối với tư bản sản xuất.” Đây là một chủ đề vô cũng quan tr

Trang 1

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG -*** -

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LENIN

ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI TƯ BẢN

THƯƠNG NGHIỆP LIÊN HỆ VÍ DỤ THỰC TIỄN

Giảng viên giảng dạy : TS Vũ Thị Quế Anh

Hà Nội, tháng 4 năm 2022

Trang 2

PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1

4 Đối tượng nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

I – CÁCH TƯ BẢN TẠO RA LỢI NHUẬN 3

1 Công thức chung của tư bản 3

2 Nguồn gốc giá trị thặng dư 4

3 Sự sản xuất giá trị thặng dư trong tư bản chủ nghĩa 6

II – CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI TƯ BẢN SẢN XUẤT 7

1 Lợi nhuận 7

2 Các giải pháp gia tăng lợi nhuận 7

III – VÍ DỤ THỰC TẾ 10

1 Ứng dụng khoa học kỹ thuật 10

2 Khai thác điều kiện thuận lợi của tự nhiên 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử phát triển của tư bản sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận vẫn luôn là mục tiêu mà mọi nhà tư bản đều hướng đến Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả là một doanh nghiệp đạt được lợi nhuận đi kèm với tăng trưởng Lợi nhuận phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

có tác động đến mọi mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh Nó đóng vai trò là động lực, mục tiêu phấn đấu cũng như điều kiện để doanh nghiệp tồn tại Với tầm quan trọng của lợi nhuận, em xin phép được thực hiện tiểu luận liên quan đến đề tài: “Các giải pháp gia tăng lợi nhuận đối với tư bản sản xuất.” Đây là một chủ đề vô cũng quan trọng, bởi lẽ nó giúp cá nhân em không chỉ hiểu hơn về những học thuyết, lý luận của

tư bản sản xuất, về bản chất của giá trị thặng dư và gia tăng lợi nhuận, em có thể vận dụng những kiến thức được dạy để phân tích và đánh giá những ví dụ thực tế

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích cách thức tạo ra lợi nhuận của nhà tư bản dưới chủ nghĩa tư bản trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, tiểu luận đề xuất những giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận đối với tư bản sản xuất, đưa ra một số ví dụ thực tiễn, từ

đó góp phần hỗ trợ nhà tư bản thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị thặng dư và thúc đẩy

sự thịnh vượng của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về việc tư bản tạo ra lợi nhuận như thế nào qua công thức chung của tư bản, nguồn gốc sản sinh giá trị thặng dư và sự sản xuất giá trị thặng

dư trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản

Trang 4

2

- Đề xuất những phương thức chủ yếu thực hiện việc gia tăng lợi nhuận trong tư bản sản xuất nhằm hiện thực hóa giấc mơ của nhà tư bản, từ đó thúc đẩy sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

- Liên hệ thực tiễn bằng những thành tựu được ghi nhận từ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc áp dụng các biện pháp cải tiến sản xuất, gia tăng lợi nhuận

4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về bản chất của giá trị thặng dư, lợi nhuận và những phương thức tối

đa hóa giá trị thặng dư của người sử dụng lao động trong quan hệ với người lao động, cộng đồng và xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Do mới chỉ được tiếp cận bộ môn Kinh tế chính trị không lâu nên bài tiểu luận này

sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của cô để hoàn thiện hơn bài nghiên cứu Em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 5

3

PHẦN NỘI DUNG

I – CÁCH TƯ BẢN TẠO RA LỢI NHUẬN

1 Công thức chung của tư bản

Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, có biểu hiện giống như nền kinh tế hàng hóa thông qua sự vận động của các yếu tố cơ bản

là hàng hóa và tiền, những hoạt động kinh tế cơ bản là mua và bán, những quan hệ kinh

tế cơ bản là giữa người mua và người bán

Quan hệ lưu thông hàng hóa thị trường tư bản chủ nghĩa vận động theo công thức: T – H – T’, trong đó ta có:

T : Số tiền ứng ra để mua tư liệu lao động

H : Hàng hóa

T’ : Số tiền thu về qua quá trình trao đổi hàng hóa và lớn hơn T

Gọi ∆T = T’ – T là phần tiền gia tăng thêm, hay Các Mác còn gọi là giá trị thặng

Tuy nhiên, đâu mới là nguồn gốc của ∆T - giá trị thặng dư? Trước khi đi vào tiến hành xác định nguồn gốc của nó, ta cần tuân thủ quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hóa:

 Sự trao đổi, mua bán được tiến hành theo nguyên tắc ngang giá: “Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.” 1

 Điều kiện sản xuất hàng hóa thuộc mức trung bình trong xã hội chứ không phải điều kiện sản xuất hàng hóa cá biệt, phụ thuộc vào từng cá nhân người sản xuất Khi đó, ta có nhận xét: Trong lưu thông, hay trong trao đổi mua bán, giá trị thặng dư không được sinh ra Nhưng đồng thời, nếu không tham gia trao đổi mua bán thì cũng chẳng có giá trị nào được sinh ra cả Bởi vậy, ta có mâu thuẫn trong công thức chung

1 Wikipedia: Quy luật giá trị

Trang 6

4

của tư bản: giá trị thặng dư không được sinh ra trong lưu thông nhưng cũng không được sinh ra ngoài lưu thông

2 Nguồn gốc giá trị thặng dư

Đa số các loại hàng hóa, tài sản tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện tại đều phải chịu ảnh hưởng bởi sự hao mòn giá trị:

 Hao mòn hữu hình: sự mất giá mát giá trị sử dụng, giá trị do sử dụng và tác động tự nhiên gây ra Chẳng hạn như một chiếc áo sơ mi sau một thời gian sử dụng sẽ mất màu, sờn vải, mất đi tính thẩm mỹ và công dụng ban đầu của sản phẩm

 Hao mòn vô hình: sự mất giá thuần túy do sự tăng năng suất lao động và sự xuất hiện của những tư liệu mới hiện đại, tân tiến hơn Ví dụ, những dòng điện thoại ra mắt trước sẽ mất giá do sự ra đời của những đời điện thoại mới hiện đại hơn

Để có được giá trị thặng dư mà vẫn tuân thủ các quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hóa, đặc biệt là quy luật giá trị, thì trên thị trường cần xuất hiện phổ biến một loại hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt là tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó Hàng hóa đó là hàng hóa sức lao động “Sức lao động hay năng lực lao động :

là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.2

Sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất trong mọi thời đại Để sức lao động trở thành hàng hóa phổ biến, theo thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế thế giới, cần phải có hai điều kiện cơ bản:

Một là, “người chủ sức lao động ấy có thể bán được nó với tư cách là hàng hóa, thì người đó phải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó, người ấy phải là kẻ tự

do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể của mình”3 , đồng thời “người sở hữu sức lao động bao giờ cũng chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định”.4

2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.256

3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.251

4 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.251-252

Trang 7

5

Hai là, “người chủ sức lao động phải không còn có khả năng bán những hàng hóa trong

đó lao động của anh ta được vật hóa, mà trái lại, anh ta buộc phải đem bán, với tư cách

là hàng hóa, chính ngay cái sức lao động chỉ tồn tại ở trong cơ thể sống của anh ta thôi”.5

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường hiện đại, sức lao động vẫn là một trong những hàng hóa phổ biến và quan trọng, tuy nhiên những điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa có sự thay đổi lớn Người lao động có thể bán sức lao động khi lao động làm thuê có thể mang lại lợi ích cao hơn

Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử dụng “Giá trị của sức lao động, cũng như của mọi hàng hóa khác, được quyết định bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất, và do đó, để tái sản xuất ra thứ sản phẩm đặc biệt ấy”.6

Quá trình đó chỉ có thể thực hiện với một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định, vì vậy “thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác, giá trị của sức lao động là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của con người có sức lao động ấy”.7

Giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm không chỉ giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động ở mức giản đơn mà còn bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cho những người thay thế (con cái, thế hệ sau, ) và chi phí đào tạo (trường lớp, bằng cấp,…), đồng thời có ý nghĩa tinh thần và lịch sử

Giá trị sử dụng của sức lao động mà người sử dụng lao động nhận được khi trao đổi, chỉ thể hiện ra trong quá trình sử dụng thực sự, tức là trong quá trình tiêu dùng sức lao động Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, “quá trình tiêu dùng sức lao động đồng thời cũng là quá trình sản xuất ra hàng hóa và giá trị thặng dư”.8

5 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.252-253

6 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.255

7 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.256

8 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.2562-263

Trang 8

6

3 Sự sản xuất giá trị thặng dư trong tư bản chủ nghĩa

Sản xuất giá trị thặng dư trước hết là sản xuất hàng hóa, là quá trình tạo ra một giá trị sử dụng với quy cách, phẩm chất nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất Tuy nhiên, đó là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua được, nên có những đặc điểm khác biệt so với sản xuất hàng hóa giản đơn: công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản Đồng thời đó là quá trình sản xuất giá trị và giá trị thặng dư dựa trên cơ sở của quy luật giá trị

Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư bản Quá trình sản xuất giá trị thặng dư không chỉ là sự thống nhất giữa sản xuất giá trị sử dụng và giá trị, mà còn là sự thống nhất giữa sản xuất giá trị sử dụng và giá trị thặng dư Đó là quá trình sản xuất giá trị, nhưng kéo dài quá một điểm, mà nếu dừng lại ở điểm đó thì giá trị mới do công nhân làm thuê tạo

ra mới chỉ đạt mức ngang bằng giá trị sức lao động Xét theo phương diện tạo ra giá trị mới và giá trị thặng dư, ngày lao động được chia thành hai phần: thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư Từ đó có thể khẳng định, nguồn gốc của giá trị thặng

dư cũng như giá trị phải là lao động sản xuất đã kết tinh trong hàng hóa, song đó là lao động được thực hiện bởi công nhân làm thuê nhưng người nhận được là nhà tư bản Như vậy, giá trị thặng dư có bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp, trong đó giai cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sở lao động làm thuê

Trang 9

7

II – CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI TƯ BẢN SẢN XUẤT

1 Lợi nhuận

Lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài như là kết quả của tài kinh doanh của nhà tư bản và vốn đầu tư của nhà tư bản mang lại Theo C Mác, ta có công thức tính lợi nhuận như sau:

Lợi nhuận = doanh thu – chi phí sản xuất

p = (c + v + m) – (c + v) = m Lợi nhuận là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư nhưng nó phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm người

ta hiểu lầm rằng lợi nhuận không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra Bởi lẽ, thứ nhất, lợi nhuận p được sinh ra bởi bộ phận v nay được thay thế bằng k = c + v khiến cho p được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước Thứ hai, nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa với giá cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là có thể thu được lợi nhuận, điều này làm cho lợi nhuận đôi khi khác với giá trị thặng dư Nếu nhà tư bản bán giá cả bằng giá trị thì p = m, nếu giá cả lớn hơn giá trị thì p > m và nếu giá cả nhỏ hơn giá trị thì p < m Tuy nhiên, xét trên phạm vi toàn xã hội và trong một thời gian dài thì tổng giá cả bằng tổng giá trị, tức là tổng lợi nhuận bằng tổng giá trị thặng dư Sự không thống nhất giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư càng che giấu bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

2 Các giải pháp gia tăng lợi nhuận

Các lý luận trên đã phần nào giúp ta hình dung được mâu thuẫn trong tư bản và giúp ta hiểu được bản chất cũng như tầm quan trọng của lợi nhuận Vậy nên sau đây em xin đề xuất một số phương pháp các nhà tư bản có thể áp dụng vào quá trình sản xuất nhằm gia tăng lợi nhuận

 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Trang 10

8

Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối Với lòng tham vô hạn, các nhà tư bản tìm đủ mọi cách để kéo dài ngày lao động, nâng cao trình độ bóc lột sức làm thuê Nhưng một mặt,

do giới hạn tự nhiên về sức lực con người, giới hạn về tinh thần, xã hội, mặt khác do đấu tranh quyết liệt của công nhân đòi rút ngắn ngày lao động nên ngày lao động không thể kéo dài vô hạn Tuy nhiên ngày lao động cũng không thể rút ngắn đến mức bằng thời gian lao động tất yếu Một hình thức khác của sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường độ lao động vì nó giống kéo dài thời gian lao động trong ngày

 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao đọng không đổi và giá trị thặng dư sản xuất ra bằng phương pháp này gọi là giá trị thặng

dư tương đối

Việc tăng năng suất lao động trước hết ở các ngành sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng,

sẽ làm giá trị sức lao động giảm xuống do đó là giảm thời gian lao động cần thiết Khi

độ dài ngày lao động không thay đổi, thời gian lao động cần thiết giảm sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư-thời gian sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản

Để giành ưu thế cạnh tranh, thu được nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản đã áp dụng tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất, hoàn thiện phương pháp quản lí kinh tế nâng cao năng suất lao động Kết quả là giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội Nhà tư bản nào thực hiện được điều đó sẽ thu được giá trị thặng

dư vượt trội hơn (giá trị thặng dư siêu ngạch)

Áp dụng vào thực tế, sau đây là một số phương pháp cụ thể để tư bản sản xuất có thể gia tăng lợi nhuận:

 Nâng cao trình độ người lao động, đào tạo lao động hoặc trả lương cao để thuê lao động trình độ cao

Ngày đăng: 10/08/2024, 20:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w