Do đó, việc nghiên cứu đề tài: ‘‘Các giải pháp gia tăng lợi nhuận đối với tư bản sản xuất’’ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện những lý luận có liên quan về quy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI
TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Khánh Linh
Lớp hành chính : Anh 01 CLC KDQT
Giảng viên hướng dẫn : TS Hoàng Văn Vinh
HÀ NỘI, năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương I: Tư bản sản xuất 4
1 Sự tuần hoàn và tư bản sản xuất 4
1.1 Sự tuần hoàn 4
1.2 Tư bản sản xuất 5
2 Tổng quan về chu chuyển tư bản và thời gian sản xuất 6
2.1 Chu chuyển của tư bản 6
2.2 Thời gian sản xuất 6
3 Các bộ phận của tư bản sản xuất 6
3.1 Tư bản cố định 6
3.2 Tư bản lưu động 7
Chương II: Lí luận cơ bản về lợi nhuận và lợi nhuận thương nghiệp 9
1 Khái niệm về lợi nhuận 9
2 Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp 9
2.1 Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp 9
2.2 Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp 10
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thương nghiệp 10
3.1 Chi phí nguyên liệu 10
3.2 Chi phí tiền lượng 11
3.3 Chi phí quản lý sản xuất kinh doanh 11
4 Vai trò của lợi nhuận 11
Chương III: Giải pháp gia tăng lợi nhuận đối với tư bản thương nghiệp 12
1 Hạ thấp chi phí lưu thông 12
2 Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến 12
3 Tổ chức lao động và sử dụng con người 12
4 Tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Học thuyết Mác-Lênin đã trình bày sáng tỏ bản chất và nội dung của hình thái giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa trên cơ sở xây dựng hệ thống lý luận và hình thành phương pháp tư duy khoa học về các quá trình kinh tế Nổi bật trong hệ thống quan điểm đó là các học thuyết về giá trị thặng dư và các hình thái biểu hiện có liên quan Trong đó, lợi nhuận của tư bản sản xuất là một bộ phận không thể tách rời và có vai trò quan trọng trong việc hình thành quan hệ phân chia giá trị thặng dư giữa các tập đoàn tư bản Do đó, việc nghiên cứu đề tài: ‘‘Các giải pháp gia tăng lợi nhuận đối với
tư bản sản xuất’’ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện những
lý luận có liên quan về quy luật giá trị thặng dư, nhất là trong quá trình lưu thông tư bản
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác Lênin, cụ thể là học thuyết về giá trị và học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác, Để làm rõ vấn đề, bài luận đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hình thức có liên quan trong quy luật giá trị thặng dư để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề Với việc nghiên cứu đề tài tiểu luận “Các giải pháp gia tăng lợi nhuận của tư bản thương nghiệp” nhằm đạt những mục đích về cá nhân và nội dung đề tài Đối với cá nhân, bài nghiên cứu giúp củng cố kiến thức và nâng cao tầm nhìn về môn kinh tế chính trị, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học dựa trên việc nghiên cứu và tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau Đối với nội dung đề tài, bài cung cấp những kiến thức khách quan, cơ bản nhất về lợi nhuận đồng thời nghiên cứu, tìm ra những phương pháp mới, hiệu quả nhằm nâng cao lợi nhuận đối với tư bản thương nghiệp
Dù rất cố gắng hoàn thành bài tiểu luận nghiên cứu khoa học nhưng em không thể tránh khỏi những sai sót Em mong nhận được sự góp ý từ thầy cô để những đề tài nghiên cứu tiếp theo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Trân trọng
Trang 4Chương I: Tư bản sản xuất
1 Sự tuần hoàn và tư bản sản xuất
1.1 Sự tuần hoàn
Tư bản công nghiệp trong quá trình tuần hoàn đều vận động theo công thức:
SLĐ
T-H …SX……H’-T’
TLSX
Sự vận động này trải qua ba giai đoạn:
1Giai đoạn lưu thông T-H
2 Giai đoạn sản xuất
H-H’
3 Giai đoạn lưu thông
H’-T’
Trang 5- Giai đoạn 1: Giai đoạn lưu thông T-H
Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất để mua tư liệu sản xuất và sức lao động Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ(T) Tiền được sử dụng để mua tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ), những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất Đối với người mua đó là tiền biến thành hàng Còn đối với người bán, thì đó là biến hàng thành tiền Đây là một hành vi lưu thông hàng hóa thông thường Nhưng nếu nhìn vào nội dung vật chất của việc mua bán đó, ta sẽ thấy tính chất tư bản chủ nghĩa của nó
- Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất H-H’
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư Trong các giai đoạn tuần hoàn của
tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Thành phần tăng lên của sản phẩn là do lao động thặng dư làm ra Nhà tư bản đã thu được một lượng giá trị thặng dư mà không phải trả bằng vật ngang giá
- Giai đoạn 3: Giai đoạn lưu thông H-T’
Hàng hóa được tạo ra trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mang hình thái tư bản hàng hóa (H), trong đó chứa đựng không chỉ có giá trị tư bản ứng trước mà còn có giá trị thặng dư Trong giai đoạn này, tư bản hàng hóa có chức năng thực hiện giá trị hàng hóa trong đó có giá trị thặng dư hay chức năng chuyển hóa tư bản hàng hóa thành tư bản tiền tệ Tốc độ lưu thông hàng hóa trên thị trường ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, tốc độ nhanh thì quy mô sản xuất là mở rộng và ngược lại
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi quay trở về hình thái ban đầu kèm theo giá trị thặng dư Để tái sản xuất diễn ra một cách bình thường thì tư bản xã hội cũng như từng bản cá biệt đều tổn tại cùng một lúc dưới ba hình thái Ba hình thái của tư bản không phải là ba loại tư bản khác nhau, mà là ba hình thái của một tư bản công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận động của nó Song cũng trong quá trình vận động ấy đã chứa đựng khả năng tách rời của ba hình thái tư bản
1.2 Tư bản sản xuất
Đây là giai đoạn thứ 2 trong vòng tròn tư bản:
Được hình thành sau khi nhà tư bản mua các yếu tố cho sản xuất Chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư
Trang 62 Tổng quan về chu chuyển tư bản và thời gian sản xuất
2.1 Chu chuyển của tư bản
Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới
và thường xuyên lặp đi lặp lại, thì gọi là chu chuyển của tư bản
Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm: thời gian sản xuất và thời gian lưu thông
2.2 Thời gian sản xuất
Thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất chính là thời gian sản xuất
Thời gian sản xuất bao gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ lao động Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của các nhân tố sau:
- Tính chất của ngành sản xuất, như ngành đóng tàu thời gian sản xuất nhất định phải dài hơn ngành dệt vải; dệt thảm trơn thời gian ngắn hơn dệt thảm trang trí hoa văn
- Quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm, như xây dựng một xí nghiệp mất thời gian dài hơn xây dựng một nhà ở thông thường
- Thời gian vật sản xuất chịu tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn
- Năng suất lao động
3 Các bộ phận của tư bản sản xuất
3.1 Tư bản cố định
- Khái niệm:
Là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của những máy móc, thiết bị, nhà xưởng Tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần mà chuyển dần từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất
- Đặc điểm:
Tư bản cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh, không thay đổi hình thái vật chất Với đặc điểm này, các doanh nghiệp chỉ cần bỏ vốn ban đầu để đầu tư hình thành nên tư bản cố định, sau đó có thể khai thác sử dụng tư bản cố định trong thời gian dài
Để quản lý tư bản cố định, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra tình trạng sử dụng của tài sản Điều này không có nghĩa là không chỉ quản lý, giữ gìn về mặt vật chất của nó mà còn phải duy trì khả năng hoạt động bình thường của tài sản do đó phải thường xuyên bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những bộ phận hư hỏng để đạt hiệu suất
sử dụng tối đa
- Có 2 loại hao mòn :
+ Hao mòn hữu hình: Hao mòn về vật chất, về cơ học có thể nhìn thấy được Trong quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của tư bản
cố định dần hao mòn đi và phải thay thế
+ Hao mòn vô hình: Sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị Hao mòn vô hình xảy ra ngay cả khi máy móc còn tốt nhưng bị mất giá vì xuất hiện các máy móc hiện đại hơn,
rẻ hơn hoặc có giá trị tương đương, nhưng công suất cao hơn Để tránh hao mòn vô
Trang 7hình, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng ca kíp làm việc,…
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, những máy móc, thiết bị được sản xuất ra có giá cả thấp hơn và có hiệu suất lớn hơn, làm cho những máy móc, thiết bị cũ giảm giá trị ngay khi giá trị sử dụng của nó vẫn còn nguyên vẹn hoặc mới suy giảm một phần
Bởi vậy, việc thu hồi nhanh giá trị tư bản cố định có ý nghĩa rất quan trọng trong cạnh tranh trên thương trường Trong điều kiện đó, buộc các nhà tư bản phải tìm mọi cách để khấu hao nhanh tư bản cố định Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định thường được tính rất cao ngay từ những năm đầu chế tạo sản phẩm, lợi dụng giá sản phẩm cao của đầu chu kỳ sản phẩm, sau đó giảm dần tỷ lệ khấu hao cùng với việc giảm giá sản phẩm
ở cuối chu kỳ của nó Quy mô sản lượng ban đầu càng lớn càng có lợi cho việc thu hồi giá trị tư bản cố định Những yêu cầu đó không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách dễ dàng
Bởi vậy, các nhà tư bản, một mặt, tìm cách phát triển hệ thống tự động hoá linh hoạt, cùng với những máy móc thiết bị tương ứng để có thể tạo ra nhiều dạng sản phẩm hoặc những sản phẩm chuyên môn hoá theo các đơn đặt hàng khác nhau; mặt khác, phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ để dễ dàng đổi mới tư bản cố định trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và cạnh tranh gay gắt Đồng thời, các nhà tư bản vẫn tiếp tục sử dụng những biện pháp cổ điển như tăng cường độ lao động, tổ chức lao động theo ca kíp, tiết kiệm chi phí bảo quản và chi phí cải thiện điều kiện lao động của người công nhân Bằng cách đó nhằm thu hồi nhanh giá trị tài sản cố định đã sử dụng và góp phần rút ngắn khoảng cách lạc hậu về các thế
hệ kỹ thuật và công nghệ
3.2 Tư bản lưu động
- Khái niệm
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động,… giá trị của nó lưu thông toàn bộ cùng với sản phẩm
và được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất
- Đặc điểm
Tư bản lưu động là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
+ Khi tham gia vào kinh doanh, tài sản lưu động luôn vận hành, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau qua các công đoạn của quá trình kinh doanh
Trang 8+ Chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh Với đặc điểm này, dòi hỏi đoanh nghiệp luôn phải duy trì một khối lượng vốn lưu động nhất định để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiến hành liên tục
Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng Một mặt, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do
đó tiết kiệm được tư bản ứng trước; mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hằng năm tăng lên
Việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động sẽ góp phần tăng hiệu quả
sử dụng của vốn tư bản, tiết kiệm tư bản ứng trước, đồng thời tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư cho nhà tư bản
Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ diễn ra đối với tư bản sản xuất, căn cứ vào tính chất chuyển giá trị vào trong sản phẩm mới Tuy sự phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động thật sự chưa làm rõ bản chất bóc lột của tư bản nhưng
có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp trong việc bảo tồn và tái sản xuất
tư bản cố định và lưu động, xác định đúng những chi phí hình thành sản xuất hàng hóa Trong quản lý kinh tế và trong sản xuất, doanh nghiệp cần có cách thức tác động phù hợp với tính chất vận động của từng loại tư bản để nâng cao hệ số sử dụng của tư bản
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên tránh được thiệt hại hao mòn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mòn vô hình gây ra Nhờ đó mà có điều kiện đổi mới thiết bị, nhanh tiếp cận được thành tựu mới của khoa học, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động
Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng Một mặt, tốc độ chu chuyển tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước, mặt khác, tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hằng năm tăng lên
Trang 9Chương II: Lí luận cơ bản về lợi nhuận và lợi nhuận thương nghiệp
1 Khái niệm về lợi nhuận
Một nền sản xuất chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có tích lũy Xét về mặt bản chất, tích lũy là sử dụng một phần của cải xã hội tạo ra để tái đầu tư vào các yếu tố sản xuất nhằm tang quy mô và năng lực của nền kinh tế Muốn tích lũy thì phải có lợi nhuận
Thực tế một thời chúng ta đã không coi trong lợi nhuận thậm chí coi nó là sản phẩn của chủ nghĩa tư bản xấu xa Lợi nhuận của doanh nghiệp luôn là một đề tài nghiên cứu, tranh luận của nhiều trường phái kinh tế và nhiều nhà kinh tế Vì vậy, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận:
- Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: “Lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông, lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt”
- Chủ nghĩa trọng nông cho rằng: “Nguồn gốc của sự giàu có của xã hội là thu nhập trong sản xuất nông nghiệp”
- Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh mà đại diện là Adam Smith cho rằng:
“Lợi nhuận trong phần lớn trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho việc mạo hiểm
và cho lao động khi đầu tư tư bản” Vì vậy ông không nhận thấy được sự khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư nên ông đã đưa ra quan điểm: “Lợi nhuận
là hình thái khác của giá trị thặng dư”
- Kế thừa có chọn lọc các nhân tố khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ điển kết hợp với những phương pháp biện chứng duy vật, C.Mác đã xây dựng thành công lí luận về hàng hóa, sức lao động, đây là cơ sở để xây dựng được quan điểm là con
đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra mang hình thái biến tướng là lợi nhuận” Như vậy bản chất của lợi nhuận là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư, là kết quả lao động không được trả công do nhà tư bản chiếm lấy
2 Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp
2.1 Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp
- Việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn đề khác nhau Lĩnh vực lưu thông cũng như hoạt động của các nhà tư bản thương nghiệp đúng là không tạo ra được giá trị thặng dư, nhưng do vị trí, tầm quan trọng của lưu thông đối với sự phát triển của sản xuất và tái sản xuất nên các nhà tư bản thương nghiệp vẫn được tham gia vào việc phân chia giá trị thặng dư cùng với các nhà tư bản công nghiệp và phần giá trị thặng dư mà các nhà tư bản thương nghiệp được chia chính
là lợi nhuận thương nghiệp
- Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo
ra trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp, để nhà tư bản thương nghiệp tiêu thụ hàng cho mình
• Ví dụ minh họa:
Trang 10phân chia thành 720c + 180v Giả định m’ = 100% thì giá trị hàng hóa sẽ là: 720c + 180v + 180m = 1.080 Nên ta có tỷ suất lợi nhuận bình quân là: ´p =
(180/900)x100%= 20%
+ Nhưng khi nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh thì công thức trên đây sẽ thay đổi Giả sử nhà tư bản thương nghiệp ứng ra 100 tư bản để kinh doanh Như vậy, tổng tư bản ứng ra của cả hai nhà tư bản công nghiệp và thương nghiệp sẽ là: 900 + 100 = 1.000, và tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ là: ´p = (180/1000)x100%= 18%
+ Theo tỷ suất lợi nhuận chung này, nhà tư bản công nghiệp chỉ thu được số lợi nhuận bằng 18% của số tư bản ứng ra (tức là 18% của 900, bằng 162) và nhà tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp theo giá: 900 + 162= 1.062
+ Còn nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng cho người tiêu dùng theo giá bàng giá trị hàng hóa, tức là 1.080
+ Chênh lệch giữa giá bán và giá mua của nhà tư bản thương nghiệp chính là lợi nhuận thương nghiệp Trong ví dụ này lợi nhuận thương nghiệp sẽ là: Pthương nghiệp = 1.080 - 1.062= 18
2.2 Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp
Tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư? Điều đó được giải thích như sau:
- Tư bản thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một giai đoạn của quá trình tái sản xuất Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó Vì vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nó một phần lợi nhuận
- Tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng quy mô tái sản xuất
- Tư bản thương nghiêp góp phần mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển
- Do tư bản thương nghiệp đảm nhận khâu lưu thông, nên tư bản công nghiệp có thể rảnh tay trong lưu thông và chỉ tập trug đẩy mạnh sản xuất Vì vậy, tư bản của nó chu chuyển nhanh hơn, năng suất lao động cao hơn và nhờ đó lợi nhuận cũng tăng lên
- Tư bản thương nghiệp tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, nhưng góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, do đó làm cho tỷ suất lợi nhuận chung của xã hội cũng tăng lên, góp phần tích lũy cho tư bản công nghiệp
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thương nghiệp
3.1 Chi phí nguyên liệu
Chi phí nguyên vật liệu chiếm chủ yếu trong tồn tại giá thành sản phẩm, do đó nếu tiết kiệm được chi phí này sẽ làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận Để sử dụng hợp lý