1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề những vi phạm thường gặp trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và giải pháp xử lí

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luật thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sựđể xác định bản chất của h

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

-o0o -TIỂU LUẬN Môn: Luật kinh doanh CHỦ ĐỀ: NHỮNG VI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG THỰC HIỆN HỢP

ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÍ

Mã lớp học phần: 24D1LAW51100115 Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Luật Kinh Tế

Nhóm 6:

- Đỗ Nhật Lan - 31231025333

- Nguyễn Phạm Hồng Tâm - 31231026938

- Cao Hữu Vinh – 31231021110

- Nguyễn Trương Khiết Nhiên - 31231025162

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Họ tên

STT

theo

danh

sách

lớp

Nhiệm vụ

Tinh thần làm

thành công việc

Ý kiến của nhóm

Cao Hữu

Thuyết trình, soạn nội dung

Tích cực, họp

Đỗ Nhật Lan 10

Chuẩn bị nội dung, câu hỏi

Tích cực, họp

Nguyễn

Trương Khiết

Nhiên

22 Soạn ppt,

câu hỏi

Tích cực, họp

Nguyễn

Phạm Hồng

Tâm

24

Thuyết trình, soạn nội dung

Tích cực, họp

2

Trang 3

MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 2

I QUY ĐỊNH CHUNG 4

II NỘI DUNG CHUẨN MỰC 5

1.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản 5

1.2 Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán 8

1.3 Các yếu tố của báo cáo tài chính 10

a) Tình hình tài chính 10

b) Tình hình kinh doanh 14

1.4 Ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính 16

a) Ghi nhận tài sản 17

b) Ghi nhận nợ phải trả 17

c) Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác 18

d) Ghi nhận chi phí 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

I Định nghĩa:

1 Mua bán hàng hoá là gì?

3

Trang 4

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao

hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận (Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại)

1.1 Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa

thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán Luật thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự

để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.” Hợp đồng được hiểu là động sản,

kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất Như vậy, hợp đồng thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản

Từ đó cho thấy, hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản

2 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá

Nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau

mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật, tức là những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng

Luật thương mại Việt Nam không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm nội dung bắt buộc nào Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng sự thỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng

3 Vấn đề chuyển quyền sở hữu, chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa Việc nắm vấn đề chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro có thể giúp ích trong việc giải quyết các vi phạm theo một số cách:

4

Trang 5

 Xác định bên chịu trách nhiệm: Việc xác định ai sở hữu tài sản hoặc chịu rủi ro tại thời điểm vi phạm xảy ra có thể giúp xác định bên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

 Xác định mức độ thiệt hại: Việc hiểu rõ các rủi ro liên quan đến tài sản hoặc giao dịch có thể giúp xác định mức độ thiệt hại do vi phạm gây ra

 Lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp: Việc nắm rõ các quyền và nghĩa vụ liên quan đến chuyển quyền sở hữu và rủi ro có thể giúp lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp, chẳng hạn như thương lượng, kiện tụng, hoặc trọng tài 3.1 Chuyển quyền sở hữu: Sự chuyển quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua nhằm xác định thời điểm kết thúc quyền sở hữu đối với tài sản của một chủ thể và bắt đầu quyền

sở hữu đối với cùng một tài sản đó của một chủ thể khác (từ thời điểm được pháp luật công nhận bắt đầu quyền sở hữu, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về tài sản của mình)

Theo Khoản 1 Điều 161 Bộ Luật dân sự 2015 Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản:

1 Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản

Theo Điều 62 Luật thương mại 2005 Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao

Ví dụ: Bên A và bên B có giao dịch về hàng hoá với nhau Tại thời điểm bên A kí xác nhận đã kiểm tra và nhận hàng, quyền sở hữu về hàng hoá đã chuyển từ Bên B sang bên A

3.2 Chuyển rủi ro

Trong thực tiễn mua bán hàng hóa có thể xảy ra những sự kiện khách quan làm mất mát,

hư hỏng hàng hóa như bị trộm cắp, do thiên tai, địch họa… Trong những trường hợp đó, yêu cầu rất quan trọng đặt ra là phải xác định trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa Về nguyên tắc chung, việc xác định trách nhiệm rủi ro đối với hàng hóa trước hết cần căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng quy định của pháp luật

Điều 441 Bộ luật dân sự 2015 Thời điểm chịu rủi ro

5

Trang 6

1 Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác

2 Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Luật Thương mại năm 2005 quy định về cách xác định trách nhiệm về rủi ro đối với hàng hóa như sau:

– Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: Điều 57

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá

Ví dụ, hai bên thỏa thuận thời điểm bên bán giao hàng và bên mua nhận hàng là 13 giờ ngày 20/6/2015 tại một địa điểm xác định Đúng 13 giờ ngày 20/6/2015, bên bán đã chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng giao cho bên mua, nhưng tại thời điểm đó, bên mua vẫn chưa tới nhận hàng Vào 13 giờ 40 phút, trời đổ mưa to, một bộ phận hàng đã bị ngấm nước Trường hợp này, bên phải chịu rủi ro là bên mua vì đã vi phạm nghĩa vụ nhận hàng

Cũng ví dụ nêu trên nhưng thời gian giao, nhận hàng được quy định: bên bán giao hàng cho bên mua vào ngày 20/6/2015 và bên mua có quyền nhận hàng vào bất kì thời điểm nào trong ngày 20/6/2015 Vào 13 giờ 40 phút cùng ngày, trời đổ mưa và một bộ phận hàng hóa bị ẩm ướt, lúc này bên bán sẽ là bên phải chịu rủi ro vì tuy bên mua chưa nhận hàng nhưng không bị vi phạm nghĩa vụ nhận hàng, vì thời gian quy định cho việc bên mua nhận hàng chưa hết

– Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: Điều 58

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên

Dù cho bên nào thực hiện kí hợp đồng vận chuyển hàng hóa, và qua bao nhiêu người vận chuyển, thì rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên

6

Trang 7

– Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển Điều 59:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1 Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;

2 Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua Trong trường hợp trên, công ty B thuê dịch vụ vận chuyển của anh C để giao hàng cho

A Thì những rủi ro như: cà phê bị ẩm mốc khi vận chuyển, cà phê bị rơi rớt trên đường vận chuyển thì rủi ro về hàng hóa sẽ vẫn thuộc về công ty B cho đến khi đại diện của công ty A hoặc người được ủy quyền nhận hàng, tiến

hành ký nhận hàng

– Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển: Điều 60

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng

Ví dụ thứ nhất: hai bên trong hợp đồng thỏa thuận: bên bán (có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh) giao hàng cho bên mua tại kho của bên mua (có trụ sở tại Thành phố Hà Nội) Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, tới

Đà Nẵng thì gặp phải sự cố về thời tiết nên hàng bị hư hỏng Đây không phải là trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển, mà là hàng hóa đã được mua bán

và đang trong thời gian vận chuyển Do bên bán chưa giao hàng đến được địa điểm xác định mà các bên thỏa thuận, nên bên bán sẽ phải gánh chịu rủi ro luật sư uy tín

Ví dụ thứ hai: bên A (có trụ sở tại Việt Nam) thỏa thuận bán cho bên B (có trụ sở tại Lào) một số lượng gia cầm và bên A chịu trách nhiệm giao hàng đến trụ sở của B Khi

xe chuyên chở gia cầm của bên A đang trên đường giao hàng cho bên B, tới cửa khẩu Cha Lo của Việt Nam chuẩn bị làm thủ tục xuất khẩu thì bên A nhận được thông báo của bên B rằng tại Lào đang xuất hiện vùng dịch và hàng hóa là gia cầm bị cấm nhập khẩu, vì vậy bên A không thể giao hàng tới và bên B cũng không thể nhận hàng Lúc này bên C (trụ sở tại Việt Nam) biết tin bên A có lượng gia cầm đó và có nhu cầu mua lại, bên A đồng ý và hai bên tiến hành giao kết hợp đồng Như vậy, kể từ thời điểm bên

A và bên C giao kết hợp đồng, thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng đối với số gia cầm trên được chuyển giao cho bên mua Đây là trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển

7

Trang 8

– Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác: Điều 61

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

1 ngoài các trường hợp đã phân tích ở trên thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng

hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;

2 Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác

4 Giới thiệu tình huống pháp lý: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường phát sinh về các chủ đề gây tranh cãi như:

 Người bán giao hàng chậm;

 Bên bán giao hàng không đúng chủng loại, số lượng hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết;

 Bên mua vi phạm về nghĩa vụ thanh toán cho bên bán;

 Bên bán vi phạm các điều khoản khi giao hàng cho bên mua;

 Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng giữa các bên

4.1 Tóm tắt nội dung bản án

Ngày 01/10/2021, bên bán và bên mua giao kết hợp nghĩa vụ giao máy có xuất xứ Nhật Bản với các quy cách, chất lượng cũng như các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng Ngày 01/11/2021, bên bán giao máy phát điện có xuất xứ từ Singapore Tuy nhiên, ngay từ khi nhận bộ chứng từ vận tải trong đó có ghi mã xuất xứ

từ Singapore, bên mua vẫn thanh toán 70 % giá trị hàng cho bên bán sau khi thông báo cho bên bán về xuất xứ của máy không đúng như thỏa thuận của các bên,đồng thời đã nhận máy và được chuyển giao lắp đặt vào ngày 01/12/2021 với cam kết sẽ nghiệm thu máy sau khi lắp ráp Máy phát điện được các bên xác nhận về chất lượng và các thông

số kỹ thuật phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng Tuy nhiên sau đó, bên mua căn cứ vào việc bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng (máy phát điện có xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản), yêu cầu trả lại máy và đòi lại tiền Theo Luật Thương mại

2005, bên mua có quyền khiếu nại bên bán, yêu cầu trả lại hàng và đòi tiền lại? 4.2 Cơ sở pháp lý

THEO LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa

8

Trang 9

1 Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng

 Theo Khoản 1 điều 34 luật thương mại 2005 thì bên bán và bên mua giao kết hợp đồng mua bán máy phát điện, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao máy có xuất xứ Nhật Bản với các quy cách, chất lượng cũng như các chỉ tiêu kĩ thuật cơ bản theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 39 : Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

1 Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua kết hợp đồng;

c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng

hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;

d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá

đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không

có cách thức bảo quản thông thường

 Theo Khoản 1 Điều 39 bên bán đã tự ý thay đổi bán máy phát điện theo thỏa thuận trong hợp đồng (máy phát điện có xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản), mà không có

sự cho phép của bên người mua thì đó là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nên người bán đã vi phạm hợp đồng

Căn cứ theo Khoản 2,3 Điều 40 và Điều 318

Điều 40 : Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

1 Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;

2 Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá

đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

3 Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng

Điều 318: Thời hạn khiếu nại

Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại

do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:

1 Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;

9

Trang 10

2 Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;

3 Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác

 Theo các quy định trên, thì hàng hóa mà bên bán đã giao không phù hợp với hợp đồng mà lúc đầu hai bên thỏa thuận nên bên bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.Đồng thời nếu còn trong thời hạn khiếu nại thì người mua hoàn toàn có quyền được khiếu nại bên bán để được hoàn trả lại sản phẩm và đòi lại tiền

Điều 297 : Buộc thực hiện đúng hợp đồng

1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh

 Theo các quy định trên, khi bên bán giao máy phát điện sai theo hợp đồng đã thỏa thuận trước đó ( giao máy phát điện xuất xứ từ Singapore thay vì xuất xứ Nhật Bản theo thỏa thuận) thì bên bán phải buộc thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh nên bên mua có quyền thanh toán tiền hàng tương ứng với giá trị của hàng hóa (máy phát điện có xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản)

Kết luận lại , bên bán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn khi đã vi phạm hợp đồng đã thỏa thuận ban đầu (máy phát điện có xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản), bên mua có quyền khiếu nại bên bán và yêu cầu trả lại hàng và đòi tiền lại Bên cạnh đó , do bên bán vi phạm trước nên phải chịu tất cả chi phí chênh lệch phát sinh nếu bên mua yêu cầu đổi hàng hoặc có quyền thanh toán tiền hàng tương ứng với giá trị của hàng hóa (máy phát điện có xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản)

5 Giải pháp xử lý – Cơ sở pháp lý:

THEO LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa

1 Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng

10

Ngày đăng: 10/08/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w