Trong pháp luật quốc tế, theo Điều 6.2.2 của bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2016 PICC, một hoàn cảnh được xem là oàn cảnh thay đổi cơ bản Hardship, nếu xảy ra
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HỌC PHẦN: LUẬT DÂN SỰ
BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI: “BÌNH LUẬN VÀ SO SÁNH HỌC THUYẾT THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN (HARDSHIP) VÀ SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG (FORCE MAJEURE)”
sinh viên thực hiện Nhóm 8, bao gồm:
Huỳnh Minh Hằng (Nhóm trưởng) Trần Thị Châm Anh
Khiếu Đức Huy Trần Thị Thu Thuỷ Phạm Thị Hương
Lớp:
Giảng viên giảng dạy TS Đỗ Giang Nam
Hà Nội
Trang 20
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1 Học thuyết Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
1.1 Lí luận chung
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Điều kiện các hoàn cảnh về thay đổi cơ bản
1.1.3 Hậu quả pháp lý
1.2 Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong pháp luật
quốc tế
1.3 Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong pháp luật Việt
2 Học thuyết về Sự kiện bất khả kháng (Force majeure)
2.1 Li luận chung
2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Điều kiện
2.1.3 Hậu quả pháp lý
2.2 Sự kiện bất khả kháng trong pháp luật quốc tế
2.3 Sự kiện bất khả kháng trong pháp luật Việt Nam
3 So sánh, đánh giá và bình luận
ọ ế
3.1.1 Điểm giống nhau
3.1.2 Điểm khác nhau
3.3 Đánh giá và bình luận về hai học thuyết
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 31
MỞ ĐẦU
Hợp đồng dân sự là một loại giao dịch dân sự, chứa đựng các điều khoản làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên trong hợp đồng dân sự, giúp các bên thống nhất được các nội dung thỏa thuận để đạt được mục đích của mình Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda nguyên tắc về tính ràng buộc của hợp đồng là nguyên tắc cơ bản, quan trọng của pháp luật về hợp đồng thể hiện nếu đã giao kết hợp đồng hợp pháp thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng đó và việc thay đổi, chấm dứt hợp đồng là rất khó Nhưng trên thực tế, trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc xuất hiện những trường hợp mà hoàn cảnh để thực hiện hợp đồng có sự thay đổi đáng kể so với lúc các bên giao kết, làm cho một bên bị thiệt hại quá nhiều khiến mục đích ban đầu không đạt được là điều không thể tránh khỏi Trong trường hợp này, nếu cứ cứng nhắc áp dụng nguyên tắc Pacta Sunt Servanda thì vô tình đã tạo ra sự bất
công trong hợp đồng Chính vì vậy, học thuyết về “Thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản” “Sự kiện bất khả kháng” (Force majeure) đã ra đời nhằm điều chỉnh việc thực hiện hợp đồng
linh hoạt hơn giữa các bên trong những hoàn cảnh không thuận lợi mà không thể
dự báo trước
Trang 42
NỘI DUNG
1 Học thuyết Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
1.1 Lí luận chung
1.1.1 Khái niệm
Dù đã xuất hiện chính thức tại Bộ luật dân sự năm 2015 nhưng “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”
không được Pháp luật Việt Nam đưa ra bất kỳ định nghĩa cụ thể nào mà chỉ đưa
ra các điều kiện nhận biết cơ bản Do vậy, định nghĩa của hoàn cảnh thay đổi cơ bản cần được xem xét rộng hơn dưới góc độ quốc tế
Trong pháp luật quốc tế, theo Điều 6.2.2 của bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2016 (PICC), một hoàn cảnh được xem là
oàn cảnh thay đổi cơ bản (Hardship), nếu xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ
bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc giá trị nhận được do thực hiện nghĩa vụ giảm quá thấp
Dưới góc độ của bộ luật Dân sự Pháp, oàn cảnh thay đổi cơ bản
(imprévision) được định nghĩa là một hoàn cảnh không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng khiến cho việc thực hiện nghĩa vụ trở nên quá bất lợi cho một bên mà bên đó không chấp nhận rủi ro này thì có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng với bên ký kết kia Bên yêu cầu đàm phán lại hợp đồng phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời gian đàm phán lại hợp đồng
1.1.2 Điều kiện các hoàn cảnh về thay đổi cơ bản
Theo Khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015, cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
“a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về
sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn
Trang 53
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.”
1.1.3 Hậu quả pháp lý
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản yêu cầu các bên tiến hành sửa đổi các điều
khoản trong hợp đồng theo hướng cân bằng lại lợi ích giữa các bên để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại Bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý (Khoản 2 Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015) Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý thì theo Khoản 3 Điều 420 Bộ luật Dân
sự năm 2015, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Tuy nhiên, Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi Và trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Khoản 4 Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015)
1.2 Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong pháp luật quốc tế
Trong Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được quy định từ Điều 6.2.1 đến Điều 6.2.3 Ở, Điều 6.2.1 nguyên tắc chung về việc áp dụng
Hardship đã được thiết lập: “Các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình, ngay cả khi chi phí thực hiện nghĩa vụ đó tăng lên, với điều kiện tuân thủ các quy định dưới đây về hardship” Điều 6.2.2 cũng đưa ra định nghĩa về
“Hoàn cảnh hardship được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đối trừ giảm xuống, và:
Trang 64
các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng;
b) bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng;
c) các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi; và
d) rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu.”
Điều 6.2.3 của Bộ Nguyên tắc UNIDROIT năm 2016 cũng quy định về hệ quả của trường hợp Hardship Có hai phương thức xử lý trong trường hợp Hardship Phương thức thứ nhất chú trọng vào thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên bị bất lợi có quyền yêu cầu tiến hành đàm phán lại hợp đồng Yêu cầu này phải được đưa ra không chậm trễ và phải có căn cứ Khi các bên đàm phán lại hợp đồng,
họ phải nỗ lực đạt được thỏa thuận và phải tuân thủ nguyên tắc thiện c
Phương thức thứ hai, nếu các bên không thỏa thuận được trong một thời hạn hợp
lý thì mỗi bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết Và nếu Toàn án xác định có hoàn cảnh Hardship và nếu thấy hợp lý, tòa án có thể chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo các điều kiện do tòa án quyết định hoặc sửa đổi hợp đồng nhằm thiết lập lại sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng
Ngoài ra, theo Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng châu Âu (PECL) được xây
dựng bởi Ủy ban châu Âu về Luật Hợp đồng, Điều 6:111 với tên gọi “Change of umstances” (hoàn cảnh thay đổi) đã quy định điều kiện và hậu quả pháp lý
của hợp đồng khi gặp các sự kiện thay đổi khách quan Bên cạnh nguyên tắc hiệu lực bất biến buộc phải tôn trọng, một bên buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình ngay cả khi việc thực hiện trở nên nặng nề hơn, cho dù do chi phí thực hiện đã tăng lên hay do giá trị của việc thực hiện mà họ nhận được đã giảm đi theo quy định của Khoản 1, thì ở khía cạnh nào đó, hợp đồng cũng cần được giải quyết theo hướng khác Theo đó, Khoản 2 quy định như “Nếu việc thực hiện hợp đồng trở nên quá khó khăn, bởi vì có sự thay đổi về hoàn cảnh, các bên buộc phải tiến hành thỏa thuận với quan điểm là chỉnh sửa hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng,với điều kiện:
(a) sự thay đổi hoàn cảnh xảy ra sau thời điểm giao kết hợp đồng,
(b) khả năng thay đổi hoàn cảnh không phải là khả năng có thể được tính đến một cách hợp lý tại thời điểm ký kết hợp đồng, và
(c) rủi ro do hoàn cảnh thay đổi không phải là rủi ro mà theo hợp đồng, bên bị ảnh hưởng phải chịu.”
Bên cạnh đó, trong trường hợp nếu các bên không đạt được thỏa thuận trong một khoảng thời gian hợp lý thì theo Khoản 3, tòa án có thể:
Trang 75
“(a) chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo các điều khoản do tòa án quyết định; hoặc
(b) điều chỉnh hợp đồng để phân chia giữa các bên một cách công bằng và hợp lý các tổn thất và lợi ích do thay đổi hoàn cảnh.
Trong cả hai trường hợp, tòa án có thể phán quyết bồi thường thiệt hại do một bên từ chối thoả thuận hoặc cắt đứt thoả thuận trái với nguyên tắc thiện chí và công bằng.”
ực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong pháp luật Việt Nam
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 lần đầu tiên đã có quy định về việc hực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ở Điều 420 Đây là quy định mới
có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự tiến bộ trong tư duy lập pháp, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như nguyên tắc thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đảm bảo quyền lợi cho bên bị thiệt hại không vì lỗi của mình Hơn nữa, các bên trong hợp đồng còn có thể tự do thỏa thuận và quyết định cách xử lý tốt nhất khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
với Sự kiện bất khả kháng Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
được chú ý hơn và không được quy định rõ ràng như một điều khoản trong hợp
đồng Vấn đề Hoàn cảnh thay đổi cơ bản cũng chỉ mới được đưa vào Bộ luật Dân
sự và được quan tâm nhiều hơn khi đại dịch COVID 19 xảy ra Một số doanh nghiệp đã vận dụng quy định này để bảo vệ quyền lợi của mình
Ví dụ: Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam (CGV), hoạt động trong lĩnh vực chiếu phim đã khởi kiện Công ty cổ phần Quốc tế truyền thông (IMC) sau khi các bên không thỏa thuận được việc giảm giá thuê mặt bằng do ảnh hưởng của
19 Bên phía CGV đã yêu cầu tòa án tuyên chấm dứt hợp đồng sử dụng mặt bằng ngày 23 2018 do hoàn cảnh thay đổi cơ bản và không bên nào có lỗi khi chấm dứt hợp đồng CGV không có nghĩa vụ thanh toán cho IMC bất kỳ khoản phạt hay bồi thường thiệt hại vì chấm dứt hợp đồng Đồng thời, CGV muốn được hoàn lại toàn bộ tiền đặt cọc là 3,4 tỉ đồng
Thực tiễn áp dụng cho thấy, quy định về hực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản vẫn còn nhiều bất cập, gây nhiều khó khăn cho các bên liên quan: Thứ nhất, khoản 2, Điều 420 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định:
“Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng
có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp
Trang 86
lý” Thời gian hợp lý ở đây là bao lâu thì luật chưa quy định cụ thể dẫn
đến khó khăn trong việc áp dụng
Thứ hai, về cơ chế giải quyết tranh chấp khi các bên đàm phán lại hợp
đồng không thành công, quy định hiện hành chỉ trao quyền giải quyết cho Tòa án Có lẽ quy định này đã thiếu sót khi không trao quyền giải quyết thêm cho một chủ thể khác cũng có quyền giải quyết tranh chấp là Trọng tài làm xuất hiện một số mâu thuẫn, thiếu đi mối liên hệ giữa quy định giữa Điều 420 Bộ Luật Dân sự năm 2015 với các quy định tại Luật Trọng tài thương mại năm 2010
Học thuyết về Sự kiện bất khả kháng (Force majeure)
luận chung
2.1.1 Khái niệm
Sự kiện bất khả kháng được thể hiện bằng thuật ngữ “ ”bắt nguồn từ tiếng có nghĩa là sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi” Sự kiện này xảy ra không phải do lỗi của bất kỳ bên nào mà hoàn
toàn là ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước cũng như không thể tránh khỏi và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ
ng Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015,khoản 1 Điều 156 đã định nghĩa
sự kiện bất khả kháng là: “sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”
Như vậy, có thể hiểu sự kiện bất khả kháng là sự kiện nằm ngoài ngoài phạm vi, tầm kiểm soát của con người như thiên tai, chiến tranh dịch bệnh, mà tại thời điểm thực hiện thỏa thuận hoặc trong quá trình thực hiện thỏa thuận các bên không thể biết được, lường trước được hậu quả có thể xảy đồng thời không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng tất cả các biện pháp trong khả năng cho
2.1.2 Điều kiện
Một sự kiện sẽ được coi là Sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(1) Sự kiện xảy ra một cách khách quan, nằm ngoài phạm vi kiểm soát, ý chí của các bên,
Trang 97
(2) Các bên tham gia không thể lường trước được một cách hợp lý về sự xuất hiện của sự kiện tại thời điểm giao kết hợp đồng
(3) Hậu quả của sự kiện không thể khắc phục được mặc dù các
nghĩa vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép
2.1.3 Hậu quả pháp lý
Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại Việt Nam đều ghi nhận nguyên tắc chung là bên không thực hiện đúng hay đầy đủ, nghĩa vụ theo hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm, nếu các bên không có thỏa thuận Bên cạnh
đó, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục (Khoản 1 Điều 296 Luật Thương mại năm 2005) Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm
ự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Khoản 2 Điều 351 Luật Dân sự năm 2015) Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (Khoản 2 Điều 584 Luật Dân sự năm 2015)
2.2 Sự kiện bất khả kháng trong pháp luật quốc tế
ộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm
2016, điều 7.1.7 cũng đã đề cập đến Sự kiện bất khả kháng (Force majeure):
“1) Bên có nghĩa vụ được miễn trừ hậu quả do việc không thực hiện của bên mình, nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện là do một trở ngại vượt khỏi tầm kiểm soát của mình, và không thể mong chờ một cách hợp lý ở mình xem xét được những trở ngại này vào thời điểm ký kết hợp đồng, dự đoán hay vượt qua được trở ngại hoặc dự đoán được hay vượt qua được hậu quả của trở ngại đó
2) Khi trở ngại chỉ có ý nghĩa tạm thời, sự miễn trừ có hiệu lực trong một thời hạn hợp lý có tính đến các hậu quả của trở ngại đối với việc thực hiện hợp đồng
Trang 108
3) Bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền về sự tồn tại của trở ngại và ảnh hưởng của chúng đối với khả năng thực hiện của mình Nếu thông báo không đến tay người nhận trong khoảng thời hạn hợp lý kể từ khi bên có nghĩa vụ biết hoặc buộc phải biết về trở ngại, bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do không nhận được thông báo
4) Những quy định của điều khoản này không ngăn cấm các bên thực hiện quyền huỷ hợp đồng, hoãn thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thanh toán tiền lãi cho khoản tiền đến hạn.”
Như vậy điều khoản bất khả kháng thường quy định rằng bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên kia về việc sự kiện bất khả kháng cản trở việc công việc của mình trong một thời hạn nhất định, bao gồm thông tin chi tiết về sự kiện bất khả kháng và tác động của nó đến khả năng thực hiện nghĩa vụ Thông thường, yêu cầu thông báo sẽ là điều kiện tiên quyết để bên đó có thể dựa vào sự cứu trợ
do điều khoản cung cấp Đây là lý do tại sao điều quan trọng là tất cả các yêu cầu thủ tục phải được đáp ứng, nếu không một bên sẽ không thể dựa vào điều khoản Ví dụ: Một số quốc gia, chẳng hạn như Trung Quốc, các cơ quan chính
phủ đôi khi cấp “giấy chứng nhận bất khả kháng” cho các công ty trong trường
hợp xảy ra sự kiện có tác động lớn (ví dụ: bùng phát COVID 19 năm 2020) Trong bối cảnh thông luật, chứng chỉ như vậy có thể tạo thành bằng chứng hữu ích cho thấy sự kiện bất khả kháng đã xảy ra, nhưng sự tồn tại của bản thân chứng chỉ chưa chắc đã đủ để áp dụng điều khoản bất khả kháng
2.3 Sự kiện bất khả kháng trong pháp luật Việt Nam
Pháp luật Việt nam trước đây chấp nhận một cách rất dè dặt trường hợp bất khả kháng Thực tế Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đã ghi nhận tại khoản 1 Điều
161, nhưng suốt thời gian Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành cho đến khi Bộ luật Dân sự năm 2015 thay thế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng vẫn chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải thích, liệt kê những
trường hợp được coi là “sự kiện bất khả kháng”. trường hợp bất khả kháng đã được các nhà lập pháp quan tâm hơn
Khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là
sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, khoản 2 điều 351 của Bộ luật dân sự
2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do