1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nhà nước và pháp luật việt nam sự thay đổi của bộ giao thông công chính trong giai đoạn 1945 195

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự thay đổi của Bộ Giao thông công chính trong giai đoạn 1945 - 1954
Tác giả Phạm Thị Hạnh, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thúy Hiền
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Văn Ngọc
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhà nước và pháp luật Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

đánh địch trên khắp các chiến trường đồng thời gia tăng phụcvụ sản xuất. Vận tải hàng hoá, hành khách, vận chuyển lương thực,quân đội tham gia các chiến dịch tấn công giai đoạn 1945 –19

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

-TIỂU LUẬN Môn: Nhà nước và pháp luật Việt Nam

Sinh viên thực hiện: 1.PhạmThị Hạnh – 21030937

2 Nguyễn Thị Huyền - 21030941

3 Nguyễn Thúy Hiền - 21030938 Khóa: K66 Lưu trữ học

Khoa: Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Ngọc

Lớp học phần: ARO1150

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 3

II NỘI DUNG 3

1 Sự thay đổi của Bộ Giao thông công chính trong giai đoạn 1945-1954 3

2 Sự thay đổi của Bộ Giao thông công chính giai đoạn 1954-1964 4

3 Sự thay đổi của Bộ Giao thông và Bưu điện giai đoạn 1964-1985 4

4 Sự thay đổi của Bộ giao thông vận tải giai đoạn 1985-2000 4

4.1 nghị định 151/HĐBT 5

4.2 Nghị Định 22-CP 7

III KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

I MỞ ĐẦU

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng Giao thông xấu thì các việc đình trệ” Câu nói của Bác nhấn mạnh vai trò quan trọng của GTVT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở nhiệm vụ đối với những người làm công tác GTVT trong quá khứ, hiện tại và tương lai sau này

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 28/8/2945, Hồ Chủ tịch đã chính thức ký Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam dân chủ công hòa thành lập Bộ giao thông công chính Đến ngày 3/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc luật số 41, quyết định chuyển giao các công sở, cơ quan và toàn bộ bất động sản, động sản của Nha giao thông từ chính quyền cũ sang Bộ Giao thông công chính Nhân sĩ yêu nước Đào Trọng Kim được giao giữ chức Bộ trưởng, ông Đặng Phúc Thông giữ chức Thứ trưởng

Sự thay đổi về tên gọi:

- Ngay sau khi thành lập 1945: Bộ giao thông công chính

- 1955: bộ Giao thông và Bưu điện

- 1960: Bộ Giao thông vận tải

- 1990: Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện

- 1992: Bộ Giao thông vận tải

II NỘI DUNG

1 Sự thay đổi của Bộ Giao thông công chính trong giai đoạn 1945-1954.

 Vị trí: Bộ Giao thông công chính là một trong 13 Bộ thuộc Chính phủ

lâm thời sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Cũng từ đây, hệ thống giao thông đã thực sự trở thành tài sản của người dân Việt Nam, phục vụ người dân Việt Nam

 Chức năng, nhiệm vụ: thời kỳ mới thành lập, Bộ Giao thông công chính

bao gồm 6 nhiệm vụ

 Vận tải quân, lương phục vụ cho kháng chiến Nam Bộ và các chiến trường khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra (12.1946)

 Phá hoại cầu đường ngăn chặn quân địch tiến quân đánh chiến các vùng tự do, các căn cứ kháng chiến với âm mưu đánh nhanh thắng nhanh

 Thiết lập các đường dây giao liên, giữ giao thông liên lạc thông suốt các miền Bắc - Trung - Nam phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ

 Sửa chữa, mở đường các vùng tự do, vùng kháng chiến và

đi sâu vào các vùng hậu cứ của địch để phục vụ các chiến dịch

Trang 4

đánh địch trên khắp các chiến trường đồng thời gia tăng phục

vụ sản xuất

 Vận tải hàng hoá, hành khách, vận chuyển lương thực, quân đội tham gia các chiến dịch tấn công giai đoạn 1945 – 1954

 Làm nhiệm vụ quốc tế chi viện cho Lào, Campuchia v.v

 Về cơ cấu tổ chức của Bộ gồm: Sở Thanh tra công chính, Sở Hỏa xa T.Ư, Sở Bưu điện T.Ư, Sở Thiên văn và Đài Thiên văn Phủ Liễn, Sở Vô tuyến điện T.Ư, Sở Hàng hải thương thuyền, Sở Hàng không thương thuyền, Sở Hải chính, Phòng Hàng không thương thuyền

Các cơ quan tham mưu của Bộ có: Văn phòng, Ty tố tụng và pháp chế, Ty Chuyên môn công chính, Ty Giao thông, Ty Kiến thiết đô thị và kiến trúc, Trường Đại học công chính Ở các tỉnh

có Ty Giao thông công chính

Sắc Lệnh số 50 về việc tổ chức Bộ giao thông công chính

do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành đã quy định cụ thể cơ cấu, nhiệm vụ của các cơ quan trong Bộ, và sau đây nhóm xin đưa ra một số ví dụ điển hình:

 Trong điều 6 của văn bản quy định, Văn Phòng có nhiệm vụ: Cứu xét các việc hành chính; Lập biên bản các kỳ hội đồng

do Bộ trưởng hay Thứ trưởng chủ toạ; Liên lạc giữa các phòng giấy trong Bộ;Tuyên truyền, xã giao, nghi lễ; Thu nhập và vào sổ công văn ở các nơi gửi về Bộ; Phân phát công văn cho các phòng giấy; Đánh máy công văn của các phòng giấy thảo; Cấp giấy đi tàu và giấy lộ trình; Lập lương viên chức công nhật; Mua vật liệu và làm sổ sách chi tiêu trong Bộ; Điện thoại, lưu trữ công văn, quản lý thư viện; Thu xếp các sắc lệnh, nghị định, quyết nghị, chủ trì, huân lệnh, v.v Các việc linh tinh không thuộc phòng giấy nào

 Hay nhiệm vụ của ty Tố tụng và Pháp chế được quy định

trong điều 12, 13:

Phòng tố tụng: Sưu tập các luật lệ và qui tắc về hành chính; Cứu xét và giải quyết các vấn đề nguyên tắc; Xét các khoản ước; Giải quyết các việc can phạm đến đường giao thông, hay lãnh thổ thiết lộ cùng công sản; Phụ trách các việc tung tranh hay truy tố; Đề cử người đại diện cho Bộ hay các Sở thuộc

Bộ ở các toà án

Phòng pháp chế: Sưu tập các luật lệ và qui tắc cũ để khảo cứu và khởi thảo luật lệ qui tắc mới; Xét và dự thảo các dự án Quyết định, Nghị định, Sắc lệnh

Trang 5

2 Sự thay đổi của Bộ Giao thông công chính giai đoạn 1954-1964.

Trong thời kỳ này, do nhiệm vụ mới của đất nước là khôi phục phát triển kinh tế miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam

 Chức năng, nhiệm vụ: Khôi phục lại hệ thống giao thông

đã bị phá hỏng, trong kháng chiến chống Pháp để phục vụ và phát triển kinh tế miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam

 Cơ cấu tổ chức:

 Văn phòng Bộ, Tổng cục Đường sắt, Tổng cục Bưu điện, Nha Giao thông

 Ngành vận tải Đường thủy

 Sở Vận tải, Ty Công chính phi trường và Trường Cao đẳng giao thông công chính

3 Sự thay đổi của Bộ Giao thông và Bưu điện giai đoạn 1964-1985.

 Chức năng, nhiệm vụ: chống chiện tranh phá hoại ở

miền Bắc và chi viện cho giải phóng miện Nam Sau khi giành được chính quyền vào năm 1975 thì Bộ giao thông vận tải tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

 Cơ cấu, tổ chức:

Quyết định 263-CP

Năm 1978 Hội đồng chính phủ đã ban hành quyết định 263-CP sửa đổi cơ cấu tổ chức của Bộ giao thông vận tải Theo đó, sẽ sáp nhập Vụ kế hoạch và Vụ thống kê thành Vụ kế hoạch - thống kê; Giải thể vụ giai thông vận tải địa phương

4 Sự thay đổi của Bộ giao thông vận tải giai đoạn 1985-2000.

Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995, do đất nước vẫn đang bị bao vây cấm vận, ngân sách Nhà nước hết sức khó khăn nên Ngành GTVT tập trung chủ yếu nguồn lực cho công tác duy tu bảo dưỡng để đảm bảo an toàn giao thông và triển khai xây dựng một số công trình thực sự cấp bách

Về mặt tổ chức, năm 1992, ngành Bưu điện và ngành Hàng không tách ra khỏi Bộ Giao thông vận tải Tuy nhiên, đến năm

2003, Cục Hàng không dân dụng trở lại trực thuộc Bộ Biao thông vận tải

Trang 6

4.1 nghị định 151/HĐBT

Ngày 12/5/1990 Hội đồng bộ trưởng ban hành văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ giao thông vận tải và bưu điện

 Vị trí: Bộ Giao thông vận tải và bưu điện là cơ quan của

Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước đối với các ngành Giao thông vận tải và Bưu điện

 Chức năng, nhiệm vụ: Trong Điều 2 của nghị định quy

định nhiệm vụ và quyền hạn của bộ Giao thông vận tải và Bưu điện gồm:

 Trên cơ sở đường lối, chính sách, chiến lược kinh tế - xã hội của Nhà nước, xây dựng trình Hội đồng Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phương hướng mục tiêu

và các cân đối lớn của kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về toàn ngành giao thông vận tải và bưu điện

 Soạn thảo trình Hội đồng Bộ trưởng các dự án Luật, Pháp lệnh, các chế độ, chính sách về giao thông vận tải, bưu chính và viễn thông để Hội đồng Bộ trưởng trình Quốc hội, Hội đồng Nhà nước ban hành hoặc Hội đồng Bộ trưởng ban hành

 Căn cứ luật pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công ước quốc tế:

 Quy định và công bố hệ thống cảng biển, cảng sông, sân bay dân dụng, hệ thống luồng lạch, đường sông, đường sắt và đường bộ trong phạm vi cả nước, về phương tiện vận tải đường sắt, đường sông và đường bộ của nước ngoài ra vào lãnh thổ Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài

 Cho phép phương tiện vận tải đường thuỷ, đường sắt, đường bộ của nước ngoài được ra, vào lãnh thổ nước ta; cho phép phương tiện hàng không dân dụng nước ngoài được vào,

ra các sân bay, hoặc bay theo hành lang và không phận được phân công quản lý

 Kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với các phương tiện vận tải

và các đài thông tin trên các phương tiện vận tải theo đúng luật pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và luật lệ hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ, bưu chính và viễn thông quốc tế

 Tổ chức việc tìm kiếm và cứu hộ các tai nạn trên biển và trên không theo Công ước quốc tế và luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 Trình Nhà nước phê chuẩn và công bố việc gia nhập (hoặc rút khỏi), thừa nhận và tham gia (hoặc không thừa nhận, không tham gia) các tổ chức, các Công ước quốc tế về giao thông - vận tải - bưu điện và hàng không dân dụng

Trang 7

 Quản lý và phân phối tần số phát sóng cho các đài vô tuyến điện thuộc các nghiệp vụ thông tin liên lạc, phát thành, truyền hình và các thiết bị có phát sóng vô tuyến điện thuộc các nghiệp vụ khác của các cơ quan, tổ chức, tư nhân đặt trên lãnh thổ Việt Nam

Quản lý việc cấp bằng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế các sĩ quan hàng hải, hàng không dân dụng, trưởng đài điện báo, điện báo viện hàng hải, hàng không, sĩ quan tầu sông, tài

xế xe lửa trong phạm vi cả nước

 Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật;

tổ chức và hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học

kỹ thuật, cán bộ quản lý giao thông vận tải - bưu điện

Quan hệ với các tổ chức liên Chính phủ, tổ chức và hướng dẫn việc hợp tác quốc tế của toàn ngành theo quy định của Đảng và Nhà nước về quan hệ hợp tác với nước ngoài

 Trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc Bộ ban hành theo quy định của Nhà nước các quy định về hệ thống tổ chức của ngành, về cơ quan giúp Bộ và giúp chính quyền địa phương quản lý Nhà nước đối với ngành giao thông vận tải - bưu điện; các chính sách, chế độ, quản lý về tổ chức và cán bộ, về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ, công nhân viên giao thông vận tải và bưu điện

 Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ và thuộc ngành theo quy định của Nhà nước

 Thanh tra, kiểm tra các Bộ, các Uỷ ban nhân dân địa phương, tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, kể

cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài trong việc chấp hành các luật lệ, chính sách, chế độ, quy trình, quy phạm về giao thông vận tải bưu chính viễn thông

Kiến nghị việc sửa đổi, bãi bỏ, hoặc sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền, các quy định, thể lệ của các ngành, địa phương vi phạm luật lệ, chính sách, chế độ về giao thông vận tải và bưu điện

 Cơ cấu tổ chức được quy định trong điều 3 của nghị định

gồm:

 Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước

 Các Vụ quản lý tổng hợp:

Trang 8

1 Vụ Kế hoạch

2 Vụ Khoa học - Kỹ thuật

3 Vụ Tổ chức cán bộ và lao động

4 Vụ Tài chính - kế toán

5 Vụ Quan hệ quốc tế

6 Thanh tra Bộ

7 Văn phòng

 Các Vụ quản lý chuyên ngành:

8 Vụ Giao thông

9 Vụ Vận tải

10 Vụ Bưu điện

11 Vụ Hàng không

Và một số cơ quan giúp việc khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông

và Bưu điện quyết định

 Các tổ chức sự nghiệp:

 Các tổ chức sản suất kinh doanh

 Tổ chức ngành ở tỉnh

4.2 Nghị Định 22-CP

Vào ngày 22/3/1994, Chính phủ đã ban hành nghị định 22-CP, quy định

về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức của

Bộ giao thông vận tải

 Chức năng, nhiệm vụ

Trong Điều 2 của Nghị Định quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ giao thông vận tải gồm:

 Xây dựng trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch tổng thể về phát triển giao thông vận tải trong cả nước

Chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Cục chuyên ngành xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải của địa phương và của chuyên ngành phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển mạng lưới giao thông vận tải cả nước để trình Chính phủ phê duyệt

 Chỉ đạo các Cục quản lý chuyên ngành xây dựng các dự án pháp luật (luật, pháp lệnh), chế độ chính sách về quản lý giao thông vận tải chuyên ngành để trình Chính phủ ban hành hoặc

Bộ ban hành theo thẩm quyền

Trang 9

 Theo quy định của Chính phủ ban hành tiêu chuẩn quốc gia, cấp hạng hệ thống cảng biển, cảng sông, cảng hàng không dân dụng và đường bay dân dụng, hệ thống giao thông đường

bộ, đường sắt, đường sông, các luồng hàng hải và chỉ đạo các Cục chuyên ngành thực hiện việc công bố vấn đề trên đây

 Trình Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt những công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đồ án thiết kế kỹ thuật, phương án thi công và nghiệm thu công trình giao thông vận tải theo quy định của Chính phủ về quản lý xây dựng cơ bản Kiểm tra các Cục chuyên ngành trong việc phê duyệt các công trình phân cấp cho Cục phê duyệt

Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng các công trình giao thông trong cả nước theo qui định của Chính phủ

 Hướng dẫn và kiểm tra việc cấp, gia hạn, thu hồi các chứng chỉ, giấy phép về xây dựng, khai thác, hoạt động của mọi

cơ quan, tổ chức có ảnh hưởng đến giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển

và hàng không dân dụng, kể cả khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay theo luật định và các quy định của Chính phủ

 Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật các phương tiện giao thông vận tải, thiết bị và phụ tùng về phương tiện giao thông vận tải được sản xuất, nhập khẩu cho phù hợp với đặc tính kỹ thuật, điều kiện kinh tế và an toàn về giao thông ở nước ta

 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật pháp, chính sách

và các quy định của Bộ về quản lý Nhà nước đối với giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước

 Cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải gồm (Điều 3):

 Các tổ chức làm chức năng tham mưu:

 Vụ Kế hoạch - đầu tư,

 Vụ Pháp chế,

 Vụ Quan hệ quốc tế,

 Vụ Khoa học - kỹ thuật,

 Vụ Tài chính - kế toán,

 Vụ tổ chức cán bộ và lao động

 Thanh tra,

 Văn phòng

Trang 10

 Các tổ chức quản lý chuyên ngành:

 Cục Đường bộ Việt Nam (thực hiện nhiệm vụ theo Nghị định số 7/CP ngày 30/1/1993 của Chính phủ),

 Cục đường sông Việt Nam (thực hiện nhiệm vụ theo Nghị định số 8/CP ngày 30-1-1993 của Chính phủ)

 Cục Hàng hải Việt Nam (thực hiện nhiệm vụ theo Nghị định số 239/HĐBT ngày 29/6/1992 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 31/TTg ngày 2/2/1993 của Thủ tướng Chính phủ),

 Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (thực hiện nhiệm vụ theo Nghị định số 242/HĐBT ngày 30/6/1992 của Hội đồng

Bộ trưởng và Quyết định số 36/TTg ngày 6/2/1993 của Thủ tướng Chính phủ),

 Cục Đăng kiểm Việt Nam,

 Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông

 Các tổ chức sự nghiệp:

 Viện Khoa học kỹ thuật giao thông vận tải,

 Viện Kinh tế giao thông vận tải,

 Trường Đại học hàng hải,

 Trường Trung học giao thông vận tải khu vực I,

 Trường Trung học giao thông vận tải khu vực II,

 Trường Trung học giao thông vận tải khu vực III,

 Sở Y tế giao thông vận tải,

 Trung tâm Thông tin khoa học kỹ thuật giao thông vận tải,

 Báo Giao thông vận tải

Đặc biệt nghị định này sẽ thay thế cho nghị định số 151/HĐBT ngày 12/5/1990

Ngày đăng: 09/08/2024, 18:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w