1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích trường hợp tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cơ sở áp dụng Theo Hiến pháp năm 2013 thì các quyền con người, quyền công dân về dân sự được công nhận tôn trọng theo điều 14: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con n

Trang 1

THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng NhungMSV: 29UD08223

Lớp: 29UD -QT

HÀ NỘI, 2022

Trang 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;2 Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;3 Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;

4 Luật tổ chức tòa án nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2014

5 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

MỞ ĐẦU

Trang 3

Hiến pháp 2013 quy định nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về tay nhân dân Trong lĩnh vực tư pháp, Hiến pháp quy định tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Đối với những tranh chấp dân sự mà luật không quy định thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì Tòa án phảigiải quyết Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí do chưa có điều luật để áp dụng Đây là thẩm quyền mới được quy định trong bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Có thể nói đây là một bước tiến vượt bậc của hoạt động lập pháp về thẩm quyền của tòa án nhân dân Ngay từ bước dự thảo sửa đổi các nhà làm luật đã đặc biệt chú ý đến vấn đề này

NỘI DUNG

Trang 4

I Trường hợp tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí do chưa có điều luật áp dụng

1 Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể vừa là mục đích, vừa là động lực để chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự Nhà nước công nhận và bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng cho nhân dân Khi các quyền đó bị xâm phạm thì tòa án là cơ quan tiến hành xét xử phải giúp đương sự nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích đó Chủ thể có thể khởi kiện hoặc yêu cầu người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm đó, buộc người vi phạm pháp luật phải bồi thường thiệt hại nguyên tắc này được quy định tại điều 4 BLTTDS 2015.

2 Cơ sở áp dụng

Theo Hiến pháp năm 2013 thì các quyền con người, quyền công dân về dân sự được công nhận tôn trọng theo điều 14: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiếnpháp và pháp luật.”

Đồng thời Hiến pháp 2013 đã quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân: “là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (khoản 1 Điều 102 Hiến pháp), khoản 1 điều 2 luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 cũng đã một lần nữa khẳng định lại chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của tòa án, theo đó tòa án là cơ quan chuyên trách về việc xét xử các vụ việc mọi tranh chấp, khiếu kiện, yêu cầu của cơ quan tổ chức, cá nhân tòa án phải có trách nhiệm giải quyết, không được từ chối Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định tại điều 14 Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền để tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền dân sự

Trang 5

của cá nhân, pháp nhân Qua đó quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí do chưa có điều luật để áp dụng

Để đồng bộ với Hiến pháp 2013, bộ luật dân sự và luật khác có liên quan nên quy định “tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lí dochưa có điều luật để áp dụng” trong BLTTDS 2015 là rất cần thiết.

3 Nội dung áp dụng

Theo khoản 2, Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”

Từ quy định trên, có thể thấy Tòa án chỉ giải quyết các tranh chấp, các yêu cầu đối với quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Dân sự, đó là các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm; còn các tranh chấp, các yêu cầu khác không phải là Dân sự thì Tòa án không thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự

Trường hợp chưa có điều luật để áp dụng cho các tranh chấp, các yêu cầu Tòaán thụ lý giải quyết thì áp dụng theo nguyên tắc do Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự quy định Như vậy, hướng giải quyết cho vấn đề này là áp dụng lần lượt: áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng Đây được cho là một quy định tiến

Trang 6

bộ, là một bước ngoặt về tư duy, quan điểm lập pháp và có ảnh hưởng quyết định đến sự thay đổi của hoạt động tố tụng tại Tòa án nhân dân

II Cách giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng

1 Áp dụng tập quán pháp

Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được quy định tại Điều 45 BLTTDS 2015 Theo khoản 1 Điều 45 BLTTDS 2015, việc áp dụng các căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện được bắt đầu với việc áp dụng tập quán

Theo quy định tại Điều 5 BLDS 2015 thì một quy tắc xử sự được xác định là tập quán khi có đủ các tiêu chí:

- Có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể;

- Được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài; - Được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự

Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán Tập quán được áp dụng để giải quyết vụ việc dân sự khi có đủ các điều kiện sau:

- Các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định về nội dung giải quyết vụ việc dân sự đó;

- Tập quán không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS 2015

Trích theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 BLTTDS 2015 và Điều 5 BLDS 2015 thì khi không có quy định để điều chỉnh quan hệ phát sinh và các bên không có thỏa thuận để giải quyết thì ưu tiên áp dụng tập quán để giải quyết Nhưng điều đấy không có nghĩa là trường hợp nào không có quy định và các

Trang 7

bên không có thoả thuận thì chúng ta cũng được áp dụng tập quán Điều kiện để có thể áp dụng tập quán vào giải quyết các quan hệ đòi hỏi tập quán đó phải là tập quán được hình thành và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài và được thừa nhận, áp dụng rộng rãi như một quy tắc xử sự bắt buộc, có nội dung rõ ràng tại một địa phương, một cộng đồng, một ngành nghề, mộtlĩnh vực hoạt động nhất định Đồng thời, tập quán đó không được trái với các nguyên tắc cơ bản quy định trong BLDS

Ví dụ: Pháp luật không có quy định một chục bằng bao nhiêu, nên mỗi địa phương xác định khái niệm một chục một cách khác nhau Ở miền Bắc thì một chục được hiểu là mười Ở miền Nam, một chục lại được hiểu là mười hai hoặc mười bốn Do đó, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến khái niệm một chục thì tập quán tại nơi xảy ra tranh chấp sẽ được áp dụng để giải quyết tranhchấp.

Trang 8

định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luậtđiều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh, quan hệ dân tương tự Theo quy định khoản 2, Điều 45 BLTTDS 2015 quy định về việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như sau: “Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán áp dụng theo quy định tại điều 5 Bộ luật dân sự và khoản 1 của điều này Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lí của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự” Như vậy, áp dụng tương tự pháp luật là một trong những cách giải việc giải vụ việc dân sự trongtrường hợp chưa có điều luật để áp dụng Tùy vào từng trường hợp mà chúng ta sẽ có nguyên tắc áp dụng riêng sao cho phù hợp với tính chất vụ việc.3 Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằngLẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyềnvà nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó Tại Điều 3, BLDS 2015 quy định 05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự bao gồm: nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc tự do tự nguyện cam kết thỏa thuận; nguyên tắc thiện chí, trung thực; nguyên tắc tôn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp người khác và nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự.

Án lệ được xác lập nhằm bảo đảm việc áp dụng thống pháp luật trong trường hợp nội dung văn quy phạm pháp luật cần áp dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra và có khi có những vụ việc dân sự mà vấn đề pháp lý cần được giải quyết chưa được pháp luật quy định Việc áp dụng án lệ để giải

Trang 9

vụ án chưa có điều luật áp dụng còn có những giới hạn nhất định Tuy nhiên, thực tế đã có những án lệ được đưa ra vận dụng trong thực tiễn xét xử.Xét xử theo lẽ công bằng vi là một công việc khó khăn và phức tạp của tòa ánnói chung và các thẩm phán nói riêng Một là, nguyên tắc hàng đầu của thẩm phán khi xét xử là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và các thẩm phán đều được đào tạo để xét xử theo các phương thức cơ bản là áp dụng pháp luật hiệnhành để ra phán quyết cho các vụ án Hai là, khi không có sở luật định, thẩm phán bắt buộc phải dựa vào nhận thức và lương tâm của mình về lẽ công bằng Điều này đòi hỏi thấm phán cần phải có đạo đức, có lẽ công bằng ngự trị trong nhận thức và lương tâm, ban hành những bản án, quyết định không mang tính chất tùy tiện và thiên vị.

III Tình huống minh họa

Bà Chiêm Thị Mỹ Loan là chủ tàu đánh bắt hải sản đã thuê ông Trang Văn Hường làm tài công một tàu đánh bắt hải sản Ông Hường đã lập một “cây chà” bằng các vật liệu như dừa, đá, sọt tre và dây nhựa, … cách bờ biển huyện Long Hải 19 tiếng đồng hồ “tức là chỉ khoảng cách từ bờ đến cây chà đi hết 19 giờ” nên gọi là “cây chà 19 tiếng” và khai thác đánh bắt hải sản tại khu này từ năm 2014 Sau khi ông Hường nghỉ, ông Trần Văn Hùng được thuê làm tài công Đến năm 2018, Bà Loan phát hiện ông Hùng đã cho La Văn Thanh cây chà và kiện đòi ông Thanh trả lại cây chà, cũng như đòi lại quyền khai thác địa điểm đặt chà.

Về quyền ưu tiên khai thác điểm đánh bắt hải sản: Đây là vùng biển xa bờ, pháp luật chưa quy định về quyền ưu tiên khai thác Nên trong trường hợp này, chưa có điều luật để áp dụng giải quyết.

Theo khoản 1 điều 45 BLTTDS 2015 việc áp dụng các căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện được bắt đầu với việc áp dụng tập quán Theo xác minh của chính quyền địa

Trang 10

phương và cơ quan chuyên môn thì tài công (hay người lái tàu) là người có quyền chọn và cho người khác điểm đánh bắt và nếu một địa điểm bị bỏ hơn 3 tháng không khai thác thì có quyền khai thác Như vậy, việc ông Thanh sử dụng điểm đánh bắt hiện nay (điểm tranh chấp) là phù hợp với tập quán, không trái pháp luật và không vi phạm quyền lợi hợp pháp của bà Loan Do đó, bà Loan không có quyền đòi lại cây chà từ ông Thanh và cũng không có quyền đòi lại quyền khai thác địa điểm đã đặt chà.

Trang 11

KẾT LUẬN

Thực tiễn đã cho thấy nhiều trường hợp Tòa án từ chối giải quyết vụ việc dânsự vì lý do chưa có điều luật áp dụng Sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nói chung và khoản 2 điều 4 luật này nói riêng có thể được coi là một bước tiến mới trong xây dựng pháp luật của Nhà nước ta.

Tuy nhiên, để pháp luật thực sự đi vào đời sống, Chính phủ cần sớm rà soát và công bố danh mục các tập quán được áp dụng trong lĩnh vực dân sự; Tòa án nhân dân tối cần ban hành Nghị quyết hướng dẫn giải quyết vụ việc dân sựtrong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, đồng thời lựa chọn, công bố án lệ đối với những bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng.

Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao năng lực của đội ngũ Thẩm phán để bảo đảmThẩm phán có đủ trình độ, kiến thức, thái độ để có thể đủ mạnh dạn, tự tin giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, bảo đảm Tòa án thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyềncon người, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Từ đó, tạo ra nguồn các bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật đểáp dụng có thể được lựa chọn, công bố là án lệ cho việc giải quyết những vụ việc tương tự.

Ngày đăng: 09/08/2024, 18:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w