Hiện trạng hệ thống thóat nước trên địa bàn các đô thị cả nước: Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy: Hệ thống thoát nước tại các đô thị ở Việt Nam hiện bị xuống cấp rất nghiêm trọng, chỉ đ
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Giới thiệu chung về công ty
Tên : Công ty TNHH một thành viên Thoát nước và Phát triển đô thị tình Bà Rịa- Vũng Tàu ( BUSADCO) Địa chì : số 6 đường 3/2 phường 8 TP Vũng Tàu , tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Điện thoại : 064.3853125 – 064.3511103 Fax : 064.3511385
Email: busadco@hcm.vnn.vn - Website: www.busadco.com.vn
Lĩnh vực hoạt động
- Làm chủ đầu tư, xây dựng các công trình thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn và các công trình khác từ nguồn vốn ngân sách do UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao
- Quản lý các nguồn vốn ODA do UBND tỉnh BR-VT giao để đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh
- Quản lý khai thác sử dụng hệ thống các hồ điều hoà, điều tiết, kênh, mương đê bao, các cống ngăn triều phục vụ yêu cầu thoát nước đô thị
- Duy tu, duy trì, bảo vệ, vận hành hệ thống thoát nước tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Kiểm soát chặt chẽ nguồn xả thải từ hộ gia đình, khu vực sản xuất, kinh doanh và các đơn vị được đấu nối vào hệ thống thoát nước của đô thị.
- Quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Tư vấn: điều tra Khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, nước thải, chất thải Lập dự án đầu tư xây dựng Đánh giá tác động môi trường Kiểm định chất lượng công trình Quản lý dự án các công trình xây dựng Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các công trình xây dựng Thẩm tra dự toán Thẩm tra thiết kế Lập hồ sơ mời thầu Giám sát thi công các công trình xây dựng Kiểm toán công trình Kiểm toán kế toán Đánh giá công trình Đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành nước và vệ sinh môi trường Thí nghiệm vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường
- Đấu nối hệ thống thoát nước cục bộ vào hệ thống thoát nước chung
- Bao tiêu trọn gói hệ thống cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường cho các tổ chức và hộ gia đình
- Thu gom, chuyên chở các loại chất thải sinh hoạt đô thị và công nghiệp
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, các thiết bị, phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường
2.3 Nhận thầu thi công và xây lắp :
- Các loại công trình chuyên ngành cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình điện dưới 35KV
- Các công trình nạo vét sông, hồ, bến cảng
- Các công trình nông lâm thủy
- Các công trình cầu, đường giao thông vận tải
- Các công trình hoa viên
2.4 Đầu tư và phát triển :
- Hệ thống xử lý nước thải, các chất thải rắn
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Kinh doanh: bất động sản, du lịch, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, phát triển nhà ở, chứng khoán
- Sản xuất: vật liệu xây dựng, các loại thiết bị, phụ kiện ngành nước và vệ sinh môi trường
- Sản xuất và phân phối nước sạch đô thị, nông thôn
- Khai thác tài nguyên đất, nước, cát, đá
- Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần
- Nghiên cứu ứng dụng các công trình khoa học, công nghệ bảo vệ môi trường
- Hợp tác với các tổ chức và các nhà khoa học trong và ngoài nước trong lĩnh vực sáng tạo khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất và đời sống
- Cung cấp hoặc chuyển giao công nghệ các sản phẩm khoa học
- Hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành nước và vệ sinh môi trường; Thí nghiệm vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường; Kiểm định chất lượng các công trình khoa học.
Các thành tích đạt được
Ông Hoàng Đức Thảo - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh BR - VT được Chủ tịch nước trao tặng 03 Huân chương lao động hạng Nhất, Huân chương lao động hạng Nhì và Huân chương lao động hạng Ba ghi nhận những thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2003 đến năm 2008 Những đóng góp của ông góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Huân chương lao động hạng Ba do Chủ tịch nước tặng công ty Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh BR-VT vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm
2003 đến năm 2008 góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và vảo vệ Tổ Quốc
- Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng 04 Cúp Vàng TECHMART Việt Nam ASEAN +3 tháng 9/2009 cho 04 sản phẩm công nghệ mới của BUSADCO
- 04 đề tài Sáng tạo Khoa học-Công nghệ đoạt Giải thưởng VIFOTEC năm 2004,
2005, 2007, 2008 03 Bằng Danh dự năm 2004, 2005, 2006-2007 do Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) trao tặng
- Bộ Khoa học và Công nghệ & Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam trao tặng 02 Cờ thi đua đơn vị áp dụng xuất sắc các công trình đoạt giải thưởng VIFOTEC vào đời sống và sản xuất 2007-2008, 2008-2009 cho Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh BR-VT
- Đoạt Huy chương vàng và bằng chứng nhận của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Hiệp hội các nhà sáng tạo quốc tế (IFIA), Hiệp hội sáng kiến, sáng chế Hàn Quốc (KIATA), Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc, (KIPO) trao tặng cho đề tài bể phốt kiểu mới
- Đoạt Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2009 do Trung ương đòan TNCS HCM và Hội các nhà DNT Việt Nam trao tặng
- Đoạt Cúp Vàng vì sự nghiệp bảo vệ Môi trường năm 2008 do Bộ Tài Nguyên và Môi trường & Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng
- Đoạt Giải thưởng “Doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng thành công khoa học - công nghệ” (giải thưởng BUTEC) do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng
- Đoạt Cúp “ Dòng Xanh Nước Việt ” năm 2007, 2008 do Trung ương Hội Cấp thoát nước Việt Nam trao tặng
- Bằng khen của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh BR-VT vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn 2005-2010
- Bằng khen của Liên đoàn Lao động Tỉnh BR-VT vì là cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn 2005-201
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
Hiện trạng hệ thống thóat nước trên địa bàn tỉnh BR-VT
Công ty Thoát nước và phát triển đô thị hiện đang thực hiện quản lý, duy tu, duy trì, bảo vệ và vận hành hệ thống thoát nước tại các đô thị trên địa bàn tỉnh BR-VT với tổng chiều dài: 585 Km cống các loại ( cống ngầm, cống hộp, kênh mương), trong đó: thành phố Vũng Tàu: 237Km; Thị xã Bà Rịa: 114km; Tân Thành: 93km; Long Điền: 55km; Đất Đỏ: 17km; Xuyên Mộc: 25km; Châu Đức 44km, 02 Cống điều tiết triều, 07 cống ngăn triều, 01 trạm bơm tăng áp, 123 cửa xả, 13 hồ điều hòa với tổng diện tích khoảng 210 ha
1.1 Hiện trạng cống thoát nước và hố ga thành phố Vũng Tàu :
* Hệ thống cống ngầm trờn cỏc trục đường chớnh:ỉ400 – ỉ1500 + Cống BTCT ly tõm ỉ400 : 4.731 m
+ Tổng cộng chiều dài cống BTCT : 102.457m
+ Số lượng hố ga : 2.907 cái
* Hệ thống cống ngầm tại các hẻm và các khu hạ tầng dân cư : + Cống BTCT ly tõm ỉ300 : 4.869 m
+ Tổng cộng chiều dài cống BTCT : 47.654m
+ Số lượng hố ga : 1.427 cái
1.2 Hiện trạng cống thoát nước và hố ga thị xã Bà Rịa :
+ Tổng cộng chiều dài cống BTCT : 54.289 m
+ Số lượng hố ga : 1.951 cái
1.3 Hiện trạng cống thoát nước và hố ga huyện Tân Thành :
+ Tổng cộng chiều dài cống BTCT: 4.930 m
+ Số lượng hố ga : 206 cái
1.4 Hiện trạng cống thoát nước và hố ga huyện Long Điền :
* Hệ thống cống ngầm thị trấn Long Điền : ỉ300 – ỉ1200
+ Cống BTCT ly tõm ỉ1000 : 737 m + Cống BTCT ly tõm ỉ1200 : 78 m
+ Tổng cộng chiều dài cống BTCT : 26.121 m
+ Số lượng hố ga : 819 cái
* Hệ thống cống ngầm thị trấn Long Hải : 600 – ỉ1200
+ Cống BTCT ly tõm ỉ1000 : 1.085 m + Cống BTCT ly tõm ỉ1200 : 3.208 m
+ Tổng cộng chiều dài cống BTCT : 13.658 m
+ Số lượng hố ga : 367 cái
1.5 Hiện trạng cống thoát nước và hố ga huyện Đất Đỏ :
+ Cống BTCT ly tõm ỉ1000 : 19 m + Tổng cộng chiều dài cống BTCT : 11.571 m
+ Số lượng hố ga : 346 cái
1.6 Hiện trạng cống thoát nước và hố ga huyện Xuyên Mộc :
+ Tổng cộng chiều dài cống BTCT: 10.580 m + Số lượng hố ga : 284 cái
1.7 Hiện trạng cống thoát nước và hố ga huyện Châu Đức :
+ Cống BTCT ly tõm ỉ1000 : 2.899 m + Cống BTCT ly tõm ỉ1200 : 749 m
+ Tổng cộng chiều dài cống BTCT : 18.635m
+ Số lượng hố ga : 617 cái
* Tổng cộng hố ga trên toàn tỉnh: 8.399 cái.
Hiện trạng hệ thống thóat nước trên địa bàn các đô thị cả nước
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hệ thống thoát nước đô thị tại Việt Nam đang xuống cấp nghiêm trọng và chỉ đáp ứng 60% nhu cầu thoát nước, dẫn đến tình trạng ngập úng thường xuyên Tình trạng này gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
Nguyên nhân: Hiện có tới 59/64 tỉnh, thành chưa có quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước trong khi tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh trong những năm gần đây
Hầu hết hệ thống thoát nước của các đô thị Việt Nam hiện tại được xây dựng từ nhiều năm trước, không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên
Mặc dù vẫn còn nhiều thiếu sót trong ý thức đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước khi xây dựng công trình mới Nhiều công trình xây dựng còn lấn chiếm đất công, thậm chí xây đè lên hệ thống thoát nước gây hư hỏng Hệ thống thoát nước tại Việt Nam thường được thiết kế để thoát chung cả nước mưa và nước thải nên khi mưa lớn thường xảy ra tình trạng vỡ, hỏng do áp suất quá lớn (Theo TTXVN)
Trong “Định hướng phát triển thoát nước đô thị VN đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ 35/1999/QĐ-TTg, ngày 5/3/1999) có nêu rõ: “Xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa tại các đô thị Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước đô thị từ 50-60% lên 80-90%; đối với các đô thị loại 1 và 2, các đô thị thuộc vùng trọng điểm kinh tế phát triển đạt 90-100%" Trước mắt, đến năm 2005 là “ưu tiên giải quyết thoát nước mưa, xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở Hà Nội và TP HCM ”
Hệ thống thoát nước tại hầu hết các đô thị Việt Nam còn lạc hậu và thiếu sự đồng bộ cần thiết Có thể khẳng định, tại các đô thị của Việt Nam, hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội Phần lớn hệ thống là chung cho thoát nước mưa và cả nước thải, được xây dựng trên địa hình tự nhiên, nước tự chảy và độ dốc thủy lực thấp Hệ thống thoát nước của các thành phố lớn mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu trong khi các đô thị khác phạm vi phục vụ chỉ đạt 20 - 25% Theo đánh giá của các công ty thoát nước, môi trường đô thị tại các địa phương hiện nay, 50% tuyến cống đã bị hư hỏng, 30% tuyến cống cũ bị xuống cấp, chỉ khoảng 20% tuyến cống mới xây dựng là còn tốt Hệ quả tất yếu là tình trạng úng ngập xảy ra thường xuyên đặc biệt trong những năm gần đây khi tốc độ xây dựng tăng mạnh Số điểm ngập úng ngày càng nhiều và thời gian úng ngập cũng kéo dài 2-3 tiếng đồng hồ
Ngoài ra, tại hầu hầu hết cửa thu nước mưa kiểu hàm ếch không đảm bảo ngăn mùi bốc ra từ các hố ga, đặc biệt là mùa khô, mùi hôi trong cống thoát ra (qua miệng thu nước mưa) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng dân cư đô thị, đặc biệt là các hộ dân sống hai bên đường và khách bộ hành Do vậy, một số hộ dân gần hố ga đã dùng đủ mọi vật liệu có thể lấp các cửa thu nước để ngăn mùi hô thối làm ảnh hưởng đến việc thu và thóat nước trong mùa mưa và làm mất mỹ quan đô thị
H.1 Hình ảnh ngập lụt tại Tp Hà Nội H.2 Hình ảnh ngập lụt tại Tp Hồ Chí Minh
H.3 Hình ảnh miệng thu nước dạng mương dẫn + song chắn rác
H.4 Hình ảnh miệng thu nước bị người dân bịt bao tải để ngăn mùi hôi
H.5 Hình ảnh miệng thu nước dạng mương dẫn không có lưới chắn rác
H.6 Hình ảnh miệng thu nước bị người dân xây chắn để ngăn mùi hôi
H.7 Hình ảnh công nhân thoát nước phải chui vào lòng cống, hố ga để nạo vét H.8 Hình ảnh Bao cát được móc lên từ lòng cống ở đường Tân Kỳ - Tân Quí
H.9 Hình ảnh Bao cát được móc lên từ lòng cồng ở đường Tân Kỳ - Tân Quí
H.10 Hình ảnh Cống đặt nổi lên mặt đường hay chìm xuống lòng đất tùy thích?!
Đánh giá hiện trạng
Thực tế chung hiện nay tại hầu hết các khu vực, nhất là tại các đô thị, HTTN đều còn nhỏ bé, cũ kỹ, hoặc nếu có xây mới, nâng cấp thì cũng chưa hoàn chỉnh và bắt kịp yêu cầu phát triển của các đô thị Các thành phố, thị xã đều đã có HTTN chung (thoát chung cho cả nước mưa và nước thải Tại các đô thị cũ, mạng thoát nước đã quá cũ, khẩu độ nhỏ không đáp ứng khả năng theo sự phát triển của đô thị Kết cấu của các HTTN tại các đô thị này là hỗn hợp: Cống ngầm, mương nắp đan, mương hở kết hợp với hệ thống hố điều hòa và các trạm bơm Tại các KCN và các khu đô thị mới đều đã xây dựng HTTN riêng, tuy vậy vẫn chưa triệt để
Ngay với một đô thị như Hà Nội, tình trạng úng ngập mỗi khi mưa lớn, cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra Hay với khu vực miền Trung, năng lực thoát nước tại các đô thị mới chỉ đạt 50 – 70% Mạng lưới cống thoát nước của các thị xã tỉnh lỵ, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năng lực thoát nước cũng mới đạt 50 – 70%
Chỉ ra nguyên nhân của tình trạng úng ngập thường xuyên tại các đô thị trong 3 vùng KTTĐ, Bộ Xây dựng cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do sự phát triển mở rộng đô thị nhanh hơn sự đầu tư về hạ tầng, đặc biệt là HTTN Một thực tế hiển hiện khác là HTTN chưa hoàn chỉnh: Thiếu các tuyến cống, thiếu công trình đầu mối, các tuyến cống cũ năng lực thoát kém (các tuyến cũ đều tập trung tại các trung tâm cũ của các đô thị) Công tác duy tu bảo dưỡng chưa tốt gây bồi lắng và làm cho hệ thống chuyển nước ách tắc Nghiêm trọng hơn là hệ thống ao hồ trong đô thị (nơi điều hòa nước tự nhiên) bị san lấp không theo quy hoạch cũng là nguyên nhân gây úng ngập cho các đô thị Các dự án thoát nước và xử lý nước thải đang thực hiện tiến độ thi công chậm, các quy trình, cơ chế còn phức tạp nên hiệu quả đầu tư chưa cao, các công nghệ xử lý nước thải của các dự án rất đa dạng do nhiều quốc gia đưa vào Các khu công nghiệp đã có trạm xử lý nước thải nhưng chưa vận hành Đầu tư còn dàn trải, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước chưa được xây dựng đầy đủ, các cơ sở dữ liệu về môi trường chưa đáp ứng được công tác thiết kế, quản lý về thoát nước và xử lý nước thải các đô thị tại 3 vùng KTTĐ nói riêng và toàn quốc nói chung Vấn đề đào tạo nâng cao năng lực quản lý vận hành HTTN còn yếu kém Công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường còn yếu Công tác xã hội hóa về thoát nước và bảo vệ môi trường đô thị còn hạn chế
Thực hiện Định hướng phát triển thoát nước đô thị đến năm 2020, môi trường đô thị nước ta tuy còn ở mức thấp nhưng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá Tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế chúng ta mới tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách như cải tạo, mở rộng hệ thống thoát nước chính còn hầu hết các đô thị chưa có các công trình xử lý nước thải tập trung, nước thải của nhiều cơ sở công nghiệp chưa được xử lý cục bộ trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Có thể nói thoát nước và xử lý nước thải đang là thách thức lớn đối với lĩnh vực thoát nước Việc nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp, các cơ sở chế biến hải sản thực phẩm, nước thải bệnh viện, làng nghề chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào hệ thống nước thải chung gây ô nhiễm rất nghiêm trọng đối với môi trường sống của con người Các dòng sông và kênh mương nội đô, nước có màu xám và bốc mùi hôi thối, đã đổ trực tiếp vào các sông lớn gây ô nhiễm cả một vùng rộng lớn, nguy hại hơn là nó đang huỷ hoại nguồn tài nguyên thiên nước vô cùng quý giá của quốc gia Trong khi đó thể chế, chính sách phát triển và quản lý thoát nước còn thiếu, Chiến lược và Định hướng phát triển lĩnh vực này còn một số bất cập, chưa đảm bảo các yếu tố bền vững về tài chính,… đã hạn chế lớn đến hiệu quả quản lý thoát nước Trong những năm tới, vấn đề khắc phục ô nhiễm, bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đất nước, gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo phát triển bền vững Việc tổ chức nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng của ngành thoát nước, xác định nguyên nhân của những tồn tại, bất cập và định hướng cho những giải pháp từ cơ chế chính sách, mô hình tổ chức, công tác quy hoạch, đầu tư cho đến lựa chọn công nghệ thích hợp,… là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa để thực hiện thành công các mục tiêu của kế hoạch 5 năm cũng như bảo đảm sự phát triển bền vững lâu dài trong tương lai.
THIẾT KẾ ĐỀ TÀI
Ý tưởng về sự cẩn thiết phải đổi mới công nghệ hố ga thu nước
Hiện nay hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là hệ thống thoát nước chung bao gồm thoát nước thải và thoát nước mưa, các hệ thống hố ga thu nước mưa được lắp đặt chỉ có bộ phận ngăn mùi bằng kết cấu lưỡi gà với độ ngập nước khoảng 10cm chỉ có thể ngăn mùi trong khoảng 5 đến 10 ngày sau mưa còn lại phần lớn thời gian hệ thống hố ga gây ra mùi hôi ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân Vào mùa mưa, lưu lượng nước thải lẫn nước mưa chảy đầy trong lòng cống đã đẩy được phần nào các chất thải trong hố ga ra ngoài nên mùi hôi ít được thể hiện rõ Tuy nhiên vào mùa khô lưu lượng nước trong lòng cống chảy yếu hơn nên các chất cặn thải nằm lại trong hố ga khá nhiều, kết hợp với trời nắng hanh khô làm mùi hôi tăng cao, khả năng lan tỏa rộng, ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ dân sinh sống dọc đường, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tham gia lưu thông và ô nhiểm môi trường đô thị Ngoài ra do ảnh hưởng của mùi hôi các hộ dân thường xuyên dùng bao tải, ni lông hoặc dùng vữa xây trám các cửa thu làm ảnh hưởng đến việc thu và thoát nước gây ra ngập úng cho các khu vực dân cư làm mất vẽ mỹ quan đô thị Ngoài ra, các miệng thu nước cũng là nơi trú ngụ của các loại côn trùng có hại (chuột, muỗi, gián, …), nguồn ủ và phát sinh dịch bệnh nguy hiểm Việc bố trí các miệng thu nước mưa mặt đường nằm ngay trong bó vỉa đã tạo ra những vết đứt gãy của bó vỉa đường làm giảm độ bền vững của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (do bó vỉa bị sụt lún, gãy cục bộ)
Với mục tiêu vì sự phát triển bền vững và một môi trường trong sạch, việc đầu tư xây dựng nghiên cứu công nghệ mới thay thế cho hố ga thu nước hiện hữu của hệ thống thoát nước trên các tuyến đường đô thị tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu nói riêng cũng như các đô thị trên cả nước nói chung là điều thiết thực nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ thống thoát nước, bảo vệ kết cấu nền đường và tạo vẽ mỹ quan đô thị góp phần vào sự phát triển chung của đất nước
Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh BR-VT đã nghiên cứu thử nghiệm công trình Nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng hệ thống hố ga thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới cho các đô thị Việt Nam góp phần cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước, trong đó mục tiêu là cải tạo, nâng cấp ngay từ hố ga thu nước của hệ thống cống chung.
Tiêu chí
Hố ga thoát nước và ngăn mùi hiện đại phải có khả năng ngăn mùi hôi từ hệ thống thoát nước phát tán ra bên ngoài Yêu cầu này xuất phát từ thực tế các hố ga thu nước cũ không ngăn được mùi hôi bốc lên từ cống.
- Hố ga thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới phải đảm bảo thu thoát nước.Tiêu chí này được xác lập xuất phát từ nhiệm vụ quan trọng nhất là phải đảm bảo thu thoát được hết lượng nước mưa của lưu vực
- Kết cấu phải bền vững, chống ăn mòn, chống xâm thực.Tiêu chí này xuất phát từ thực trạng kết cấu hố ga thu nước hiện nay được xây dựng rất tùy tiện: xây dựng bằng gạch, bê tông, do đó chất lượng công trình không thể kiểm soát được, trong điều kiện làm việc là môi trường nước thải có tính ăn mòn, xâm thực rất cao thì tuổi thọ công trình không đảm bảo, chỉ sau một thời gian sử dung bị xuống cấp hư hỏng nặng nề, việc khắc phục sửa chữa là rất khó khăn, tốn kém
- Sử dụng các loại nguyên vật liệu có sẵn trong nước.Tiêu chí này được xác lập nhằm mục đích chủ động trong nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, dễ dàng triển khai ứng dụng rộng rãi đồng thời giá thành phải phù hợp với điều kiện thực tế trong nước
- Không rò rỉ, thấm nước, không gây ô nhiễm nguồn nước.Tiêu chí này được xác lập trên cơ sở đảm bảo vệ sinh môi trường, sản phẩm phải tuyệt đối chống thấm, không xảy ra tình trạng rò rỉ nước thải, không gây ô nhiễm nguồn nước.Phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu thuỷ văn, phong tục tập quán
- Phù hợp với điều kiện đô thị sử dụng hệ thống thoát nước chung.Tiêu chí này được xuất phát từ thực trạng là hầu hết các đô thị trên cả nước hiện nay đang sử dụng hệ thống thoát nước chung ( nước mưa và nước thải thoát chung), hoặc hệ thống thoát nước nửa riêng ( nước mưa và nước thải thoát chung, sau đó nước thải được tách ra thoát vào tuyến cống bao đón riêng tại các vị trí giao cắt nhờ hệ thống giếng tách dòng)
- Chi phí đầu tư thấp hơn các loại hố ga thu nước hiện hữu.Tiêu chí này được xác lập nhằm mục đích sản phẩm phải được nghiên cứu thiết kế sản xuất chế tạo với một giá thành cạnh tranh rẻ nhất có thể, để có thể ứng dụng rộng rãi trên các đô thị, phù hợp với khả năng kinh tế, vốn đầu tư của các dự án khi lựa chọn sử dụng sản phẩm Một sản phẩm đạt được các tiêu chí kỹ thuật, chất lượng với giá thành rẻ sẽ là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu, quyết định khả năng ứng dụng của sản phẩm.
Giải pháp
3.1 Giải pháp về công nghệ và kết cấu :
- Chọn dạng hố ga cấu tạo bằng bê tông cốt thép
Giải pháp này được lựa chọn trên cơ sở phân tích so sánh đánh giá các dạng kết cấu hiện đang sử dụng cho công tác thiết kế, xây dựng các loại hố ga thu nước hiện hữu, từ kết cấu bằng gạch, bê tông cho đến bê tông cốt thép thì kết cấu bê tông cốt thép với sự lựa chọn vật liệu đầu vào cát, đá, xi măng, thép theo một tiêu chuẩn chất lượng riêng biệt và với một công nghệ đổ bê tông tiên tiến, sẽ là một lựa chọn tối ưu
- Vật liệu xi măng sử dụng loại xi măng bền sunphát nhằm chống xâm thực, chống ăn mòn trong môi trường nước thải, nước ngầm bị nhiễm mặn
Giải pháp này lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích so sánh đánh giá các loại xi măng hiện có trên thị trường: xi măng Pooclăng (Portland), xi măng aluminat, xi măng pouzoland Khác nhau chủ yếu là thành phần khoáng vật Trong đó xi măng Pooclăng là phổ biến nhất Với yêu cầu chống xâm thực, chống ăn mòn trong môi trường nước thải, nước ngầm bị nhiễm mặn thì giải pháp lựa chọn loại xi măng bền sunphát là loại vật liệu thích hợp góp phần nâng cao tuổi thọ cho các công trình bê tông và bê tông cốt thép xây dựng trong môi trường nước thải
- Sản xuất trên dây chuyền công nghệ đầm rung lắc đảm bảo kết cấu bê tông đặc chắc, đạt mác theo thiết kế Sản phẩm được đúc sẵn, lắp đặt tại chỗ
Giải pháp này được lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích so sánh đánh giá các công nghệ hiện đang áp dụng trong công tác sản xuất các sản phẩm bê tông cốt thép: Trong thời gian qua việc sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép chủ yếu vẫn được thực hiện bằng phương pháp phương pháp thủ công khi sản xuất hay quay ly tâm, rung lõi, va rung đối với loại cống thoát nước, hố ga Quy trình sản xuất này thường cho chất lượng sản phẩm không đều bê tông bị phân tầng, cốt thép phân bố không đều, mối hàn không chắc…, năng suất thấp, chủng loại sản phẩm không đa dạng Cần thiết phải áp dụng một công nghệ mới trong sản xuất cấu kiện bê tông trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng bê tông đặc chắc, đạt mác bê tông theo thiết kế M250
- Nghiên cứu lý thuyết, kết hợp khảo sát thực tế, thử nghiệm, thực nghiệm để xác định dung tích nước cần thiết cho hố ga ngăn mùi đảm bảo lượng nước không bị bay hơi quá mức cần thiết ngay cả trong 6 tháng mùa khô
Giải pháp được lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích so sánh đánh giá các phương pháp tính toán thiết kế, các tiêu chuẩn qui phạm có liên quan đến công tác thiết kế xây dựng, hầu hết các thiết kế miệng thu nước kết hợp ngăn mùi hiện nay ( hàm ếch, lưỡi gà ) đều không ngăn được mùi hôi
3.2 Giải pháp về quản lý vận hành :
- Duy trì bảo dưỡng nạo vét bùn cặn rác trong hố ga thu nước và ngăn mùi
Giải pháp được lựa chọn dựa trên cơ sở giảm tối đa việc phải nạo vét bùn cặn rác trong hố ga thu nước và ngăn mùi, dựa trên cơ sở tính toán thủy lực, bố trí đáy hố ga dạng parabol để tạo áp lực, dòng chảy thủy lực khi có mưa sẽ cuốn trôi bùn cặn, rác xuống hố ga chính của hệ thống thoát nước
- Thông tin, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi toàn bộ qui trình sản xuất, lắp đặt, duy trì bảo dưỡng hệ thống hố ga ngăn mùi cho người dân được biết, nắm rõ và ủng hộ không xả rác, đổ chất thải sinh hoạt vào hố thu nước
Thực hiện tốt giải pháp này đảm bảo cho việc đông đảo người dân đô thị hiểu, nắm rõ và hưởng ứng ủng hộ không xả rác, đổ chất thải sinh hoạt vào hố thu nước đảm bảo hiệu quả thoát nước và ngăn mùi của hệ thống.
Vẽ cấu tạo
H.11 Bản vẽ phối cảnh hệ thống hố ga ngăn mùi
Chọn kích thước hố ga thu nước và ngăn mùi
Bao gồm : + Hố thu nước mặt đường: Kích thước LxBxH = 500x300 x400mm, với chiều dày thành là 40mm, kết cấu sử dụng 1 lớp thép kéo nguội ỉ3.2,a0mm, Ra=3.800 kG/cm2
+ Lưới chắn rác bằng gang kích thước 550x350x45mm thu nước dọc đường, bố trí 18 lỗ thu nước kt 0.03x0.14 (Σdt=0.076m2) song song với hướng dòng chảy
Hệ thống ngăn mùi hố thu nước có kích thước LxBxH là 500x400x1170mm và có chiều dày thành là 40mm Kết cấu của hệ thống này được làm từ 1 lớp thép kéo nguội có mác thép là i3.2,a0mm và có độ bền kéo là 3.800 kG/cm2.
Cửa phai chặn kích thước LxBxD = 830x450x40mm.
Bố trí các đường ống công nghệ
- Ống nối giữa hố thu và hệ thống ngăn mùi với hệ thống thoát nước hiện hữu là 2 ống PVC ỉ150 Tựy thuộc vào thực tế thi cụng cụng trỡnh sẽ bổ sung cỏc phụ tùng cút 90độ , cút 45độ, cút 30độ cho phù hợp.
Thử nghiệm trên mô hình
Tiến hành sản xuất thử nghiệm HGNM: Tại xưởng công nghệ Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh BR-VT
+ Công tác sản xuất ván khuôn: sử dụng ván khuôn thép định hình + Kiểm nghiệm các mẫu vật liệu đạt tiêu chuẩn thiết kế
+ Sản xuất và lắp đặt cốt thép đạt tiêu chuẩn thiết kế + Lắp đặt ván khuôn, cốt thép theo thiết kế
+ Kiểm tra ván khuôn, cốt thép đạt tiêu chuẩn thiết kế + Đổ bê tông trên dây chuyền công nghệ đầm rung lắc đạt tiêu chuẩn thiết kế
+ Lấy mẫu để kiểm tra mác bê tông, độ sụt bê tông theo thiết kế + Di dời thiết bị đến địa điểm tập kết và tháo dỡ ván khuôn
Trước khi đưa thiết bị vào lắp đặt, cần tiến hành kiểm tra thử áp lực, thẩm định độ rò rỉ và khả năng chống thấm Song song đó, quá trình bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo theo tiêu chuẩn Cuối cùng, kích thước hình học và cường độ bê tông phải đạt yêu cầu thiết kế, được kiểm nghiệm và đủ điều kiện thì mới được sử dụng.
+ Chuyên chở thiết bị đến địa điểm lắp đặt bằng phương tiện chuyên dùng
+ Kiểm tra xác định tim, cốt tại vị trí lắp đặt + Lắp đặt hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới bằng palăng xích kết hợp với con lăn và kê, lót, dây chằng…
+ Lắp đặt hệ thống ống dẫn theo thiết kế + Kiểm tra thủy lực đạt yêu cầu
+ Toàn bộ công tác thử nghiệm tại dây chuyền xưởng công nghệ được thực hiện theo Qui trình thử nghiệm, thực nghiệm đã được phê duyệt
+ Khả năng chống thấm của sản phẩm BTCT thành mỏng được biểu thị bằng khả năng chịu được áp lực thuỷ tĩnh khi chứa đầy nước mà không xuất hiện nước thấm qua thành bê tông
+ Chuẩn bị mẫu thử: Từ mỗi lô sản phẩm BTCT thành mỏng lấy ra 03 sản phẩm bất kỳ đã đủ tuổi 28 ngày để thử độ chống thấm nước
+ Các bước thử + Đổ nước cho đầy và giữ nước một thời gian là 48h Kết thúc thời gian thử, quan sát bề mặt ngoài xem có hiện tượng thấm ướt và giọt nước đọng trên bề mặt không Đánh giá kết quả + Nếu không có hiện tượng thấm nước hoặc xuất hiện giọt nước đọng thì sản phẩm thử nghiệm đạt yêu cầu về độ chống thấm
Nếu trong 03 sản phẩm đem thử mà có 01 sản phẩm bị thấm, thì phải chọn 03 sản phẩm khác để thử tiếp Nếu lại có 01 sản phẩm bị thấm nước thì lô sản phẩm đó không đạt yêu cầu về độ chống thấm
* Kiểm tra mác bê tông :
Theo thiết kế mác bê tông là 250 kG/cm2
Trường hợp 1: Kiểm tra bằng súng bật nẩy + Kiểm tra mác bê tông của sản phẩm BTCT thành mỏng được thực hiện bằng phương pháp dùng súng bật nẩy
+ Cường độ bê tông của các sản phẩm BTCT thành mỏng được kiểm tra bằng phương pháp không phá huỷ súng bật nẩy theo tiêu chuẩn TCVN 178:1989 Trường hợp 2:
+ Kiểm tra bằng khoan mẫu từ sản phẩm và thí nghiệm nén mẫu tại phòng thí nghiệm
Trường hợp 3 : + Kiểm tra bằng thí nghiệm trên mẫu bê tông lấy từ mẻ bê tông đúc sản phẩm theo lô
+ Từ mỗi lô sản phẩm BTCT thành mỏng lấy ra 03 sản phẩm bất kỳ đã đủ tuổi 28 ngày để kiểm tra
Các bước thử + Tiến hành thử nghiệm tại các vị trí của sản phẩm được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 178:1989 Đánh giá kết quả :
Để kiểm tra chất lượng mác bê tông của một lô sản phẩm, nếu trong 3 mẫu thử có 1 mẫu không đạt mác thiết kế, thì tiếp tục lấy 3 mẫu khác để thử tiếp Nếu trong số 3 mẫu thử tiếp theo vẫn có 1 mẫu không đạt mác thiết kế, thì lô sản phẩm đó không đạt yêu cầu về mác bê tông.
Nhận xét: Toàn bộ qúa trình từ thiết kế → chế tạo → lắp đặt → vận hành của HGNM được thực hiện đạt yêu cầu, đảm bảo được các mục tiêu, tiêu chí, giải pháp đặt ra.
Thực nghiệm trên thực tế
Toàn bộ công tác thực nghiệm tại hiện trường được thực hiện theo Qui trình thử nghiệm, thực nghiệm đã được phê duyệt
+ Thực hiện thực nghiệm HGNM Tại hiện trường: đường Lê Văn Lộc (02 cụm HGNM); đường Hòang Hoa Thám (02 cụm HGNM)
+ Điều kiện lắp đặt: đường có vỉa hè, có xe tải trọng H30 đi qua + Tiến hành lắp đặt HGNM (bằng cơ giới), đường ống kỹ thuật, hoàn trả vỉa hè Tiến hành thử thủy lực, kiểm tra độ thấm nước
+ Sau 02 tuần tiến hành thử tải cho xe tải trọng H30 chạy qua vị trí lắp đặt hố thu nước mưa Việc thử nghiệm được thực hiện nhiều lần đến khi đạt yêu cầu
* Thử nghiệm tại hiện trường
Chuẩn bị và huy động các loại thiết bị phục vụ thử nghiệm
+ Cần thiết phải chuẩn bị xe ô tô có tải trọng H30 (01 ô tô)
+ Chọn 03 HGNM đã lắp đặt trước đó, đủ điều kiện để thử nghiệm : 02 HGNM tại 121, 147 Ngô Đức Kế và 01 HGNM tại 116 Hòang Hoa Thám
Thử khả năng chịu tải của hố thu :
Bước 1: Cho ô tô H30 chạy qua nhiều lần tại vị tri tấm trên bề mặt hố thu Và dừng trên hố thu
Bước 2: Kiểm tra hố thu nước mưa sau khi kết thúc thử tải: Kiểm tra bề mặt, tháo tấm đan gang để kiểm tra thành bê tông bên trong Nếu không xuất hiện vết nứt, đánh giá thử tải thành công.
Qua quá trình thử nghiệm và thực nghiệm, giải pháp nghiên cứu đã đáp ứng các tiêu chí đặt ra, đem lại kết quả khả quan Do đó, giải pháp nghiên cứu đã đạt đến độ chín muồi, sẵn sàng được ứng dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề cụ thể.
Kiểm định chất lượng sản phẩm – Do trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện
Cơ sở k ỹ thu ậ t, pháp lý
+ Công văn của Công ty Thoát nước & Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gửi cho Trung tâm Kỹ thuật 3 về việc kiểm định chất lượng sản phẩm hố thu nước mưa & thế hệ mới và hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới thế hệ mới vào ngày 09/07/2008;
+ Bản vẽ chi tiết của loại sản phẩm cho đề tài trên
+ 22 TCN 18 : 1979 Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn; + TCXDVN 239 : 2006 Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình;
+ TCVN 3118 : 1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén; + TCVN 3105 : 1993 Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng
+ Số lượng sản phẩm kiểm định để thử nghiệm sức chịu tải và cường độ nén bê tông trên cấu kiện được lấy tại xưởng sản xuất của công ty có sự thống nhất giữa các bên có liên quan;
+ Biên bản sẽ được lập vào cuối mỗi ngày làm việc có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia, chứng kiến
An toàn lao độ ng
+ Tất cả các cán bộ tham gia trong quá trình kiểm định tại hiện trường phải tuân thủ theo quy định an toàn về lao động tại công trường;
+ Mẫu bê tông khoan lấy từ các cấu kiện của 02 loại sản phẩm trên này được bảo quản cẩn thận, được ký hiệu rõ ràng, có sự chứng kiến của các bên liên quan; + Chấp hành nội quy làm việc tại công trường,
+ Lấy mẫu, kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào dùng để sản xuất sản phẩm + Lấy mẫu ngẫu nhiên các sản phẩm sau khi đã đủ độ tuổi để thử nghiệm + Kiểm tra ngoại quan, kích thước hình học & chiều dày lớp bê tông bảo vệ trên các mẫu cấu kiện đã đưọc lấy mẫu;
+ Kiểm tra sức chịu tải + Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ và vật tư để bố trí mô hình thử nghiệm như thiết kế đề ra;
+ Tiến hành thử nghiệm để xác định sức chịu tải bằng xe tải trục đơn, bánh đơn với tải trọng như thiết kế đề ra;
+ Đánh giá hiện trạng bề mặt sản phẩm sau khi thử nghiệm
+ So sánh kết quả thử nghiệm tại hiện trường với yêu cầu của thiết kế để đánh giá sự phù hợp
+ Kiểm tra cường độ bê tông hiện trường + Khoan lấy mẫu để thử cường độ nén của mẫu bê tông;
+ Xác định cường độ hiện trường và đánh giá theo cường độ yêu cầu, gồm: + Tính toán cường độ bê tông hiện trường theo TCXDVN 239 : 2006
+ So sánh các kết quả cường độ hiện trường (Rht) với cường độ bê tông yêu cầu (Ryc) để đánh giá sự phù hợp về cường độ nén thực tế của 02 loại sản phẩm kiểm tra tại hiện trường
Ti ến độ và th ờ i gian th ự c hi ệ n :
+ Tiến độ: Kể từ ngày ký kết hợp đồng, bàn giao mặt bằng đến khi kết thúc, hoàn tất báo cáo kiểm định là 11 ngày làm việc, trong đó:
+ Lấy mẫu, kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào:
+ Lấy mẫu sản phẩm, kiểm tra kích thước hình học:
+ Bố trí vị trí và thử tải & tại khoan lấy mẫu bê tông hiện trường: 07 ngày + Thử nghiệm trong phòng, xử lý số liệu và lập báo cáo: 03 ngày
+ Thời gian: Tiến hành thử nghiệm tại hiện trường trong quá trình thực hiện hợp đồng
+ Buổi sáng : Từ 7h30 đến 11h30 + Buổi chiều : Từ 13h00 đến 17h00
Trình t ự th ự c hi ệ n : Kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào:
+ Lấy mẫu cát, đá (5-10) mm, xi măng bền sunfát, thép cường độ cao 3,2 mm và nước để kiểm tra sự phù hợp các chỉ tiêu cơ lý cho bê tông và phục cụ cho việc thiết kế cấp phối bê tông M25
+ Đá (5-10) mm : 01 mẫu (250 kg) + Xi măng bền sunfát : 01 bao (50 kg) + Nước : 01 mẫu (05 lít)
+ Thép cường độ cao 3,2 mm : 02 tổ (06 thanh)
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Số lượng: 06 cấu kiện (02 loại sản phẩm);
+ Cấu kiện chọn để thử tải không xuất hiện vết nứt
+ Khoan lấy mẫu bê tông:
Số lượng: 12 viên (06 cấu kiện/ 02 loại sản phẩm);
+ Tiến hành đo cốt thép để hạn chế cốt thép trong mẫu khoan, khoan xuyên vào cấu kiện kiểm tra không nhỏ hơn 70 mm, mỗi cấu khoan 01 tổ mẫu (02 viên) để kiểm tra cường độ nén Đường kính danh nghĩa của mẫu khoan 70 mm
+ Đào hố và lắp đặt:
+ Hố đào được thực hiện trên nền đất xét pha cát với số lượng là: 03 hố đào với kích thước (1 500 x 2 000 x 1 500) mm dùng để thử nghiệm hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới và 03 hố đào với kích thước (1 500 x 2 000 x 1 500) mm dùng để thử nghiệm hố thu nước mưa & hố ga ngăn mùi;
+ Đưa các hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới vào hố đào, lèn chặt tương tự như trong điều kiện tự nhiên;
+ Lắp đặt nắp hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới, phủ lớp đất đắp dày
300 mm lên trên nắp hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới
+ Chuẩn bị tải: Xe tải trục đơn, bánh đơn, với tải trọng trục sau không nhỏ hơn tải trọng thử nghiệm (P = 7,8 tấn/ bánh)
Trong đó: P0 : Tải trọng trục sau ( lấy P0 = 6 tấn) à : Hệ số xung kớch ( lấy à = 1,3)
+ Và các thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho công tác thử nghiệm
+ Lấy mẫu vật liệu đầu vào để thử nghiệm các chỉ tiêu cơ lý ở trong phòng thử nghiệm như đã nêu ở mục 8.1 trong đề cương này
+ Kiểm tra vết nứt hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới trước khi thử nghiệm Nếu hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới có xuất hiện vết thì không dùng làm mẫu để thử nghiệm;
+ Cân tải trọng trục xe, tải trọng dùng để thử nghiệm 15,6 tấn;
+ Tiến hành cho xe đi qua vị trí thử nghiệm sao cho bánh xe cách đều hai thành bên hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới;
+ Ghi nhận lại hiện trạng hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới sau khi thử nghiệm
+ Sau khi hoàn thành công việc, các hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới được đưa lấy lên và tái lập lại các hố đào
+ Khoan lấy mẫu bê tông
Tiến hành khoan mẫu theo phương vuông góc hướng đổ bê tông có đường kính từ 70mm, gia công phù hợp theo TCVN 3105 : 1993 Sau đó tiến hành thử nén trên mẫu khoan tại phòng thí nghiệm theo TCVN 3118 : 1993 và TCXDVN 239 :
Sau khi kết thúc thi công, các hố khoan trên thực địa sẽ được trám bằng vữa cường độ cao Để đảm bảo chất lượng công trình, cần đánh giá chất lượng vật liệu đầu vào nhằm đảm bảo các yếu tố kỹ thuật theo thiết kế.
+ Thử nghiệm các chỉ tiêu cơ lý vật liệu:
Các loại vât liệu gồm cát, đá (5-10) mm, thép cường độ cao 3,2 mm, xi măng bền sunfát, nước được thử nghiệm theo các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam + Đánh giá chất lượng vật liệu:
Vật liệu đã thử nghiệm được đánh giá theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam và yêu cầu kỹ thuật sản phẩm kiểm tra Đánh giá chất lượng sản phẩm
+ Kiểm tra sản phẩm + Kiểm tra kích thước hình học + Kiểm tra sức chịu tải:
+ Khối lượng thể tích tự nhiên nền đất đặt hố đào;
+ Hiện trạng hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới sau khi thử nghiệm: Vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu hay bị phá hoại;
Tải trọng thực tế thử nghiệm (Ptt);
Số liệu vết nứt (nếu có): Số lượng, bề rộng và chiều dài
Tính toán kết quả cường độ nén bê tông:
Xác định cường độ chịu nén của từng mẫu khoan (Rmk) theo công thức:
P là tải trọng phá hoại thực tế khi nén mẫu
F = πd 2 mk/4 là diện tích bề mặt chịu lực của mẫu khoan, với dmk là đường kính thực tế của mẫu khoan
Xác định cường độ bê tông hiện trường của từng mẫu khoan (Rhti), tính bằng MPa, theo công thức sau: mk hti D R k
D là Hệ số ảnh hưởng của phương khoan so với phương đổ bê tông:
D = 2,5 khi phương khoan vuông góc với phương đổ bê tông;
D = 2,3 khi phương khoan song song với phương đổ bê tông λ = h/dmk Là hệ số ảnh hưởng của tỷ lệ chiều cao (h) và đường kính (dmk) của mẫu khoan đến cường độ bê tông và phải nằm trong khoảng từ 1 đến 2 với: h : Là chiều cao của mẫu khoan sau khi đã làm phẳng bề mặt để ép; dmk : Là đường kính thực tế của mẫu khoan k là hệ số ảnh hưởng của cốt thép trong mẫu khoan, với mẫu khoan bê tông không có cốt thép thì k = 1
Xác định cường độ bê tông hiện trường của các cấu kiện được tính như sau: n R R n i hti ht
Rht : Cường độ bê tông hiện trường của các cấu kiện kiểm tra
Rhti : Cường độ bê tông hiện trường của mẫu khoan thứ i
N : Là số mẫu khoan trong tổ mẫu Xác định cường độ bê tông yêu cầu:
M : Mác bê tông, theo hồ sơ thiết kế thì M = 25 MPa (250 daN/cm 2 ) ν : Hệ số biến động cường độ bê tông, theo TCXDVN 356:2005 thì ν
= 0,135 Đánh giá kết quả thử nghiệm + Kích thước hình học: Theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm kiểm tra và tham khảo theo TCVN 5593 : 1991 (Công trình xây dựng dân dụng Sai số hình học cho phép)
NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC
Khi có mưa lưu lượng nước mưa dọc đường sẽ được thu vào hố thu nước dọc đường sau đú chảy sang hố thu nước kế tiếp bằng 2 ống nhựa PVC ỉ150, trong hố thu nước kế tiếp có cửa phai chặn bằng bêtong cốt thép, nước sẽ chảy qua lỗ có tiết diện BxH = 400x200mm bên dưới hố thu do cửa phai tạo ra, mực nước trong hố thu sẽ dâng lên một khoảng trên 600mm thì nước mưa sẽ chảy sang hố ga thu nước hiện hữu trờn đường thụng qua 2 ống nhựa PVC ỉ150 Khi lưu lượng nước mưa chảy vào hố thu không còn nữa thì mực nước trong hố thu sẽ giảm xuống còn 600mm và lượng nước được giữ lại trong hố thu có tác dụng ngăn mùi là 400mm Lượng nước này sẽ được giữ trong hố ga và bị bốc hơi trong khoảng thời gian là 7 tháng Kết cấu tấm phai kín có tác dụng ngăn mùi và kết cấu đáy hố ga theo đường cong Parabol đã làm giảm được tổn thất cục bộ đảm bảo cho việc lưu thông dòng chảy trong hố ga.
ĐIỀU KIỆN VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
“Hệ thống ngăn mùi và hố thoát nước mưa trên đường phố” chỉ áp dụng đối với các tuyến đường đô thị có hệ thống thoát nước, vỉa hè và lòng đường Lưu vực tính toán : =