1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tính đối kháng của một số chủng bacillus phân lập từ trùn quế đối với vi khuẩn vibrio gây bệnh trên tô

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tính đối kháng của một số chủng Bacillus phân lập từ trùn quế đối với vi khuẩn Vibrio gây bệnh trên tôm
Tác giả Hà Thị Bảo Yến
Người hướng dẫn ThS. NGUYỄN VĂN MINH, ThS. DƯƠNG NHẬT LINH
Trường học Trường Đại Học Mở Tp.HCM
Chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (0)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM (12)
      • 1.1.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới [3, 5] (12)
      • 1.1.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam [3, 4, 29] (12)
    • 1.2. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM VÀ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ (13)
      • 1.2.1. Bệnh thường gặp ở tôm [3] (13)
      • 1.2.2. Vi khuẩn Vibrio – tác nhân thường gây bệnh trên tôm [2, 4, 13] (14)
      • 1.2.3. Bệnh do vi khuẩn Vibrio ở động vật thuỷ sản [3, 4, 13, 28] (14)
      • 1.2.4. Phương án xử lý bệnh và những tác động tiêu cực của việc dùng thuốc (15)
    • 1.3. PROBIOTIC - CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (18)
      • 1.3.1. Định nghĩa probiotic [4, 11] (18)
      • 1.3.2. Điều kiện yêu cầu cho probiotic [6] (18)
      • 1.3.3. Cơ chế tác dụng của probiotic trong nuôi trồng thủy sản [21, 25, 34] (19)
      • 1.3.4. Vai trò của probiotic trong nuôi trồng thủy sản [11, 17, 27] (23)
      • 1.3.5. Chế phẩm từ trùn quế trong NTTS [1, 27, 33] (25)
    • 1.4. VI KHUẨN BACILLUS (26)
      • 1.4.1. Đặc điểm chung của Bacillus [2, 7, 32] (26)
      • 1.4.2. Đặc điểm sinh trưởng [2, 7] (27)
      • 1.4.3. Quá trình tạo bào tử của Bacillus [8, 9] (27)
      • 1.4.4. Ứng dụng của Bacillus trong nuôi trồng thủy sản [4, 14, 19, 35, 36] (28)
  • CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. VẬT LIỆU (31)
      • 2.1.2. Chủng vi khuẩn thử nghiệm đối kháng (31)
      • 2.1.3. Môi trường (31)
      • 2.1.4. Thiết bị - dụng cụ (31)
    • 2.2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM (33)
    • 2.3. TÁI PHÂN LẬP BACILLUS (33)
    • 2.4. THỬ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI VIBRIO (35)
      • 2.4.1. Phương pháp cấy vạch vuông góc [19] (35)
      • 2.4.2. Phương pháp đổ thạch 2 lớp [19] (36)
      • 2.4.3. Phương pháp đồng nuôi cấy [15, 19, 24] (37)
    • 2.5. THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG GÂY DUNG HUYẾT CỦA CÁC CHỦNG (38)
    • 2.6. XỬ LÝ KẾT QUẢ (39)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (0)
    • 3.1. KẾT QUẢ TÁI PHÂN LẬP BACILLUS (41)
    • 3.2. KẾT QUẢ THỬ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG (42)
      • 3.2.1. Phương pháp cấy vạch vuông góc (42)
      • 3.2.2. Phương pháp đổ thạch hai lớp (45)
      • 3.2.3. Phương pháp đồng nuôi cấy (49)
    • 3.3. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DUNG HUYẾT (59)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 4.1. KẾT LUẬN (62)
    • 4.2. KIẾN NGHỊ (62)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (64)
  • PHỤ LỤC (68)
    • LOG 10 CFU mL -1 ) (52)

Nội dung

VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

VẬT LIỆU

2.1.1 Chủng vi khuẩn dùng để tái phân lập và sàng lọc khả năng đối kháng đối với vi khuẩn gây bệnh

Có 12 chủng vi khuẩn Bacillus đã được phân lập từ trùn quế và phân trùn quế (F14, F2, F27, F28, F3, F34, F6, F7, T1, T12, T5, T9) do Phòng thí nghiệm Vi Sinh, khoa Công Nghệ Sinh Học trường ĐH Mở TPHCM cung cấp

2.1.2 Chủng vi khuẩn thử nghiệm đối kháng

Chủng vi khuẩn gây bệnh cho tôm dùng để thử đối kháng được cung cấp bởi PTN Vi sinh Trường ĐH Mở Tp.HCM

Vi khuẩn gây bệnh cho tôm gồm có: V harveyi, V parahaemolyticus, V alginolyticus

− Môi trường dinh dưỡng thông thường: Nutrient broth (NB) bổ sung 1,5 % NaCl (w/v), Nutrient agar (NA), Nutrient agar (NA) bổ sung 1,5 % NaCl (w/v)

− Môi trường tăng sinh cho Vibrio: pepton kiềm

− Môi trường đồng nuôi cấy Bacillus và Vibrio: Luria Bertani (LB)

− Môi trường chọn lọc cho Vibrio: Thạch Thiosulfate Citrate Bile Sucrose

− Máy bể ổn nhiệt MEMMERT

- Micropipette và đầu tip tương ứng

- Que cấy vòng, que cấy gỗ, que cấy trang

- Một số dụng cụ khác trong PTN vi sinh

TÁI PHÂN LẬP BACILLUS

Chủng nhận từ PTN, hoạt hóa trên ống thạch NA Cấy ria trên đĩa NA để làm thuần Ủ 30 o C/ 24 giờ đọc kết quả, kiểm tra tính đồng nhất của khuẩn lạc

Nhuộm Gram, vi khuẩn Bacillus là vi khuẩn hình trực, bắt màu gram dương màu tím, có bào tử

Thử catalase, dương tính khi có hiện tượng sủi bọt khí o Nhuộm Gram và thử catalase [2]

Sự khác nhau giữa vách tế bào Gram (+) và Gram (-) làm cho khả năng bắt màu màng tế bào với thuốc nhuộm khác Dựa vào đặc điểm này người ta phân thành hai nhóm vi khuẩn

Việc nhuộm Gram được thực hiện như sau:

− Nhỏ giọt nước lên một phiến kính sạch Tạo huyền phù với vi khuẩn cần nhuộm, hơ nóng nhẹ phiến kính cho đến khô

− Phủ hoàn toàn vết bôi với crystal violet Để yên 1 – 2 phút rồi nhẹ nhàng rửa trôi thuốc nhuộm dư bằng nước

− Nhỏ dung dịch lugol trong khoảng 30 giây rồi lại rửa nhẹ nhàng với nước

− Tẩy cồn 96 o từ 15 – 30 giây, sau đó rửa nước Phủ hoàn toàn vết bôi với Safranin O và để yên trong 1 phút Rửa với nước

− Thấm khô phiến kính với giấy thấm Khi phiến kính khô hoàn toàn, quan sát dưới kính hiển vi với vật kính 100X, có dầu soi Đọc kết quả: Vi khuẩn Gram âm sẽ thấy màu hồng; Gram dương sẽ thấy màu tím; vi khuẩn đã hình thành bào tử, bào tử trong suốt không bắt màu nằm bên trong tế bào sinh dưỡng bắt màu Gram, hoặc bào tử đã phóng thích ra ngoài sẽ tạo một rìa màu hồng xung quanh khối trong suốt

Các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí tuỳ ý đều có enzyme catalase (trừ

Streptococcus sp.) Catalase thủy phân hydrogen peroxide (H2O2) thành H2O và O2

Sự thủy phân hydrogen peroxide sẽ giải phóng O2 được ghi nhận qua hiện tượng sủi bọt khí, vì thế ta sử dụng đặc tính này để thử khả năng sinh enzyme catalase của vi khuẩn

Dùng que cấy lấy một ít sinh khối từ khuẩn lạc thuần đặt lên một phiến kính sạch Nhỏ một giọt H2O2 3% lên sinh khối vi sinh vật trên phiến kính và quan sát

Vi khuẩn sinh catalase sẽ sủi bọt khí, vi khuẩn không sinh catalase sẽ không thấy sủi bọt.

THỬ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI VIBRIO

2.4.1 Phương pháp cấy vạch vuông góc [19]

Sử dụng phương pháp vạch thẳng vuông góc trên đĩa thạch NA có bổ sung 1,5% NaCl (w/v) theo mô tả của Purivirojkul W., và cs (2007) để tiến hành thử khả năng đối kháng của Bacillus trên các chủng Vibrio gây bệnh cho tôm như: V harveyi và V parahaemolyticus, V alginolyticus

Nhiều vi khuẩn có khả năng sinh ra 1 số chất có tính chất kháng khuẩn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh Khi cấy vạch vuông góc vi khuẩn thử nghiệm với vi khuẩn gây bệnh Nếu tại vị trí giao nhau, vi khuẩn gây bệnh không mọc được chứng tỏ chủng vi sinh vật gây bệnh mẫn cảm với chất kháng khuẩn do vi khuẩn thử nghiệm tạo ra Nếu chất ức chế không làm ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh thì sẽ không thấy vùng vi sinh vật này không sinh trưởng

Nếu vi khuẩn gây bệnh vẫn mọc tại vùng giao nhau, nhưng vi khuẩn thử nghiệm mọc lan ra đường cấy của vi khuẩn gây bệnh chứng tỏ vi khuẩn thử nghiệm có khả năng xâm lấn (cạnh tranh dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh)

Môi trường hoạt hoá vi khuẩn thử nghiệm: Nutrient Agar (NA)

Môi trường thử nghiệm: NA bổ sung 1,5 % NaCl (w/v)

Môi trường NA bổ sung 1,5 % NaCl (w/v) được đun tan agar và đem hấp vô trùng ở 121 o C trong 20 phút, đổ vào đĩa petri đường kính 60 mm đã được vô trùng sao cho có được lớp thạch dày khoảng 4 mm Để cho nguội trên mặt phẳng, bảo quản lạnh ở 4 – 8 o C

Chuẩn bị vi khuẩn thử nghiệm

Vi khuẩn thử nghiệm được tăng sinh trên môi trường NA, ủ 30 o C/ 24 giờ

Vi khuẩn gây bệnh được tăng sinh trên môi trường pepton kiềm, ủ 30 o C/ 24 giờ

Dùng que cấy gỗ vô trùng lấy khuẩn lạc của chủng vi khuẩn gây bệnh cấy thẳng vạch thứ nhất trên đĩa môi trường NA + 1,5 % NaCl (w/v) Ngay sau đó, cũng dùng que cấy gỗ vô trùng lấy khuẩn lạc vi khuẩn thử nghiệm cấy thẳng 1 vạch vuông góc với vạch thứ nhất (xem hình 2.1)

Sau đó quan sát tại vị trí giao nhau của 2 vạch cấy, ghi nhận kết quả sau 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ

Bước 1 Bước 2 Hình 2.1 Phương pháp cấy vạch thẳng vuông góc 2.4.2 Phương pháp đổ thạch 2 lớp [19]

Thử nghiệm khả năng đối kháng của vi khuẩn Bacillus đối với vi khuẩn vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp đổ thạch 2 lớp theo mô tả của Purivirojkul và cs (2007) trong 3 trường hợp: vi khuẩn Bacillus được cấy chấm, ủ 1 ngày, 2 ngày và 3 ngày trước khi đổ lớp thạch thứ 2

Bacillus được cấy trên đĩa thạch sau 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ sẽ sinh ra lượng chất ức chế khác nhau khuếch tán trên môi trường Khi đổ lớp thạch thứ 2 chứa vi khuẩn gây bệnh lên, chất ức chế đã sinh ra sẽ ức chế, vi khuẩn gây bệnh không mọc được,

(1) tạo vòng vô khuẩn quanh khuẩn lạc Bacillus Đường kính vòng vô khuẩn càng lớn chứng tỏ vi khuẩn gây bệnh càng mẫn cảm với chất ức chế của Bacillus Theo Avendaủo-Herrera và cs (2005) [10], Leyton và cs (2010) [26] thỡ giỏ trị đường kính vòng sáng lớn hơn 5 mm được xem là có khả năng ức chế

− Dùng que cấy gỗ lấy khuẩn lạc Bacillus chấm nhẹ trên mặt thạch (tiến hành cấy đồng loạt cho 3 trường hợp nói trên)

− Hoạt hóa vi khuẩn gây bệnh trong canh NB + 1,5 % NaCl (w/v) /24 giờ

− Hút 0,2 ml dịch vi khuẩn gây bệnh trộn vào 20 ml NA + 1,5 % NaCl (w/v), được giữ ở nhiệt độ 40 - 45 o C, lắc đều rồi đổ lên đĩa thạch đã được cấy chấm để tạo lớp thạch thứ 2

− Giữ trong tủ ấm 30 o C/ 24 giờ, đọc kết quả Dùng thước đo đường kính vòng vô khuẩn

2.4.3 Phương pháp đồng nuôi cấy [15, 19, 24]

Vi khuẩn thử nghiệm (mật độ ban đầu 10 5 , 10 7 , 10 8 , 10 9 CFU mL -1 ) được kiểm tra khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh (mật độ ban đầu 10 3 CFU mL -1 ) bằng thử nghiệm đồng nuôi cấy và kiểm tra lại mật độ vi khuẩn gây bệnh

Nhiều vi khuẩn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và làm giảm mật độ của chúng

Vi khuẩn Bacillus và Vibrio được nuôi cấy riêng rẽ 24 giờ

Các chủng vi khuẩn này được pha trong NaCl 0,85% tạo huyền dịch vi khuẩn sao cho mật độ vi khuẩn gây bệnh sao khi cho vào LB là 10 3 CFU mL -1 và vi khuẩn thử nghiệm đạt 10 5 , 10 7 , 10 8 , 10 9 CFU mL -1

Cấy trang trên đĩa TCBS để kiểm tra lại mật độ vi khuẩn ban đầu và sau 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày, 6 ngày, 7 ngày đồng nuôi cấy.

THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG GÂY DUNG HUYẾT CỦA CÁC CHỦNG

Sau khi thử nghiệm khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus, chúng tôi tiến hành thử nghiệm kiểm tra khả năng làm dung huyết của các chủng để kiểm tra khả năng sinh hemolysin của các chủng thử nghiệm

Một vài loài vi sinh vật có khả năng sinh enzym hemolysin làm tan máu (dung huyết) Khi nuôi cấy trên môi trường thạch máu BA (Blood Agar), có bổ sung 5 – 10% máu cừu, tùy theo loài vi khuẩn, có 1 trong 3 loại tan máu sau

- Tan máu α: tan máu không hoàn toàn

- Tan máu β: tan máu hoàn toàn

- Tan máu γ: không tan máu

− Dùng que cấy vòng lấy vi khuẩn cấy lên môi trường thạch máu BA, có bổ sung 5% máu cừu, có thể tiến hành với VK đối chứng không dung huyết

− Cho vào tủ ấm 30 o C, ủ trong 24 giờ Đọc kết quả

Tùy loại vi khuần, sẽ cho 1 trong 3 kiểu tiêu huyết sau

− Tiêu huyết α (tiêu huyết không hoàn toàn): vùng tiêu huyết trong phần thạch dưới khuẩn lạc, màu tối, hơi xanh lục Tan máu α do hydrogen peroxide do vi khuẩn sản xuất, oxy hóa hemoglobin thành methemoglobin màu xanh [4, 30]

− Tiêu huyết β (tiêu huyết hoàn toàn): hồng cầu bị ly giải hoàn toàn do hemolysin, tạo nên vòng tiêu huyết rộng, sáng (màu vàng) và trong suốt bao quang khóm vi khuẩn trên thạch máu [4, 30]

− Tiêu huyết γ (không tiêu huyết): hồng cầu không bị ly giải nên không tạo ra vòng tiêu huyết [4, 30].

XỬ LÝ KẾT QUẢ

Kết quả được xử lý thống kê ANOVA của phần mềm Excel của Microsoft Office với độ tin cậy P< 0,05 Kết quả trình bày gồm giá trị trung bình ± sai số

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

KẾT QUẢ TÁI PHÂN LẬP BACILLUS

Từ 12 chủng Bacillus phân lập từ trùn quế và phân trùn quế, chúng tôi tiến hành phân lập lại trên môi trường NA, chọn khuẩn lạc điển hình, nhuộm Gram, thu được kết quả là chủng Bacillus thuần Kết quả được trình bày trong bảng 3.1 Các chủng này được tiếp tục được thử nghiệm khả năng đối kháng với 3 chủng Vibrio

Bảng 3.1 Đặc điểm khuẩn lạc Bacillus trên NA sau 24 giờ nuôi cấy

STT Mã chủng ĐẶC ĐIỂM ĐẠI THỂ KHUẨN LẠC ĐẶC ĐIỂM VI THỂ TẾ BÀO Catalase

1 F14 Rìa nhăn, bóng, ướt Hình que, xếp thành chuỗi, gram

Rìa nhăn, khuẩn lạc khô

Hình que, xếp thành chuỗi, gram

3 F28 Rìa nhăn, khô Hình que, xếp thành chuỗi, gram

Rìa nhăn, khuẩn lạc khô, bám sát mặt thạch

Hình que, xếp thành chuỗi, gram

Rìa nhăn, bờ nhô cao, khô

Hình que, xếp thành chuỗi, gram

Rìa nhăn, xù xì, mọc phân lớp Hình que, xếp thành chuỗi, gram

7 F6 Rìa nhăn, lồi Hình que, xếp thành chuỗi, gram

8 F7 Rìa nhăn, khô, dẹp Hình que, xếp thành chuỗi, gram

9 T1 Rìa nhăn, dẹp, ướt Hình que, xếp thành chuỗi, gram

10 T12 Rìa nhăn, dẹp, ướt, bóng

Hình que, xếp thành chuỗi, gram

Rìa nhăn, khuẩn lạc khô, xù xì

Hình que, xếp thành chuỗi, gram

12 T9 Rìa trơn, khuẩn lạc ướt Hình que, xếp thành chuỗi, gram

Hình 3.1 Hình ảnh nhuộm Gram của Bacillus

Hình 3.2 Đặc điểm khuẩn lạc Bacillus trên NA sau 24 giờ nuôi cấy

KẾT QUẢ THỬ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG

3.2.1 Phương pháp cấy vạch vuông góc

Từ 12 chủng Bacillus được thử khả năng đối kháng với 3 chủng Vibrio gây bệnh trên tôm

Tiến hành thử nghiệm phương pháp cấy vạch vuông góc và đọc kết quả sau

24 giờ nuôi cấy Các thử nghiệm được lặp lại 3 lần

Bảng 3.2 Kết quả thử đối kháng bằng phương pháp cấy vuông góc

KY: kháng yếu XL: xâm lấn (cạnh tranh dinh dưỡng)

Trong số 12 chủng được thử nghiệm, có 6 chủng F27, F28, F2, F3, F6, T5 có khả năng đối kháng với vi khuẩn V harveyi nhưng không đối kháng với V parahaemolyticus, V alginolyticus

Chủng T9 không có hiện tượng đối kháng đối với cả 3 chủng Vibrio nhưng có hiện tượng xâm lấn đối với V harveyi sau 72 giờ cấy vuông

Kết quả thí nghiệm cho thấy Bacillus có khả năng đối kháng tương tự với một số báo cáo như: đối kháng với Vibrio gây bệnh của Domrongpokkaphan và cs

(2006) [15], kiểm soát Vibrio bằng Bacillus subtilis của Vaseeharan và cs (2003)

[24], kiểm soát vi khuẩn gây bệnh trong nuôi thủy sản của Karunasagar [18]

Tuy nhiên vẫn có những báo cáo cho thấy Bacillus không có khả năng đối kháng với V harveyi như nghiên cứu của Purivirojkul và cs (2007) [19] Kết quả trong thí nghiệm này cho thấy các chủng vi khuẩn F14, F34, F7, T1, T12 hầu như không đối kháng với cả 3 chủng Vibrio,tương tự với kết quả báo cáo trên

24 giờ 48 giờ 72 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ

Trong số 6 chủng có đối kháng, đáng chú ý nhất là 3 chủng (F2, F3, F6) đối kháng mạnh với khuẩn V harveyi mạnh nhất trong số các chủng khảo sát

Hình 3.3 Kết quả thử khả năng đối kháng bằng cấy vạch vuông góc sau 72 giờ

3.2.2 Phương pháp đổ thạch hai lớp

Tổng số 12 chủng Bacillus đều được thử nghiệm khả năng đối kháng bằng phương pháp đổ thạch 2 lớp Kết quả được biểu diễn là: đường kính trung bình vòng kháng khuẩn (mm) ± sai số

Bảng 3.3 Đường kính trung bình vòng khángkhuẩn

C hủ ng V k V parahaemolyticus V alginolyticus V harveyi

Tg 24 giờ 48 giờ 72 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ

Hình 3.4 Kết quả thử nghiệm đổ thạch 2 lớp

Biểu đồ 3.1 Khả năng đối kháng của Bacillus với V parahaemolyticus

Biểu đồ 3.2 Khả năng đối kháng của Bacillus với V alginolyticus

Biểu đồ 3.3 Khả năng đối kháng của Bacillus với V harveyi Trong số 12 chủng thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy 6 chủng (F27, F28, F2, F6, F7,

T9) có khả năng kháng tốt với cả 3 chủng vi khuẩn Vibrio gây bệnh ở 48 và 72 giờ

Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Yanett Leyton và cs (2010) [26] Đối với V parahaemolyticus thì F14, F7, T9 có kết quả đối kháng cao nhất (đường kính vòng kháng khuẩn > 20 mm) V alginolyticus bị F27, F28, F6 đối kháng mạnh nhất V harveyi thì bị F27, F28 và F2 đối kháng mạnh nhất (đường kính vòng kháng khuẩn > 20 mm)

Trong các chủng còn lại, 3 chủng (F34, T1, T12) không kháng chủng Vibrio nào Chủng F3 chỉ đối kháng với V harveyi, V parahaemolyticus mà không đối kháng V alginolyticus

Nhìn chung ở các chủng có khả năng đối kháng với Vibrio trong thử nghiệm này cho kết quả đường kính vòng kháng khuẩn lớn nhất ở 48 giờ và 72 giờ nuôi cấy

Tổng hợp kết quả của 2 phương pháp thử đối kháng trên, từ 12 chủng Bacillus thử nghiệm, chúng tôi thu được 6 chủng (F27, F28, F2, F3, F6, T9) có khả năng kháng cả 3 chủng Vibrio Kết quả này tương tự với một số kết quả nghiên cứu trước đây về

Bacillus đối kháng Vibrio của một số tác giả: Nguyễn Văn Minh và cs (2010), Kurunasagar và cs (2005), Domrongpokkaphan và Wanchaitanawong (2006)

Sau khi tiến hành 2 thử nghiệm tính đối kháng bằng phương pháp cấy vạch vuông góc và đổ thạch hai lớp, chúng tôi tuyển chọn ra 3 chủng (F27, F2, F28) để tiếp tục tiến hành thử đối kháng bằng phương pháp đồng nuôi cấy dựa trên tiêu chí:

⮚ Có khả năng đối kháng với cả 3 chủng Vibrio gây bệnh

⮚ Có khả năng đối kháng mạnh với Vibrio harveyi

3.2.3 Phương pháp đồng nuôi cấy

Mật độ Vibrio được kiểm tra ban đầu và sau 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày, 6 ngày, 7 ngày đồng nuôi cấy cùng 3 chủng Bacillus ở 4 mật độ khác nhau cho kết quả như sau

Hình 3.5 Cấy trang V parahaemolyticus và V alginolyticus trên TCBS

Bảng 3.4 Kết quả đồng nuôi cấy chủng vi khuẩn F27 với V parahaemolyticus

(tính trên LOG10CFU mL -1 )

Mật độ V parahaemolyticus tại các thời điểm (LOG10 (CFU mL -1 ))

0 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày

Biểu đồ 3.4 Sự biến đổi mật độ của V parahaemolyticus khi đồng nuôi cấy với chủng F27 ở những mật độ khác nhau

Theo biểu đồ 3.4, chúng tôi nhận thấy rằng chủng F27 ở 4 mật độ (10 5 , 10 7 , 10 8 ,

10 9 CFU mL -1 ) đều có khả năng đối kháng với V parahaemolyticus, đặc biệt ở mật độ 10 9 CFU mL -1 là đối kháng mạnh nhất, mật độ vi khuẩn gây bệnh ở ngày thứ 7 giảm 1,9 lần so với đối chứng

Bảng 3.5 Kết quả đồng nuôi cấy chủng vi khuẩn F27 với V alginolyticus

(tính trên LOG10CFU mL -1 )

Mật độ V alginolyticus tại các thời điểm (LOG10 (CFU mL -1 ))

0 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày

Biểu đồ 3.5 Sự biến đổi mật độ của V alginolyticus khi đồng nuôi cấy với chủng F27 ở những mật độ khác nhau

Theo biểu đồ 3.5, chúng tôi nhận thấy rằng chủng F27 ở 4 mật độ (10 5 , 10 7 , 10 8 ,

10 9 CFU mL -1 ) đều có khả năng đối kháng với V alginolyticus, đặc biệt ở mật độ

10 9 CFU mL -1 là đối kháng mạnh nhất, mật độ vi khuẩn gây bệnh ở ngày thứ 7 giảm 1,9 lần so với đối chứng

Bảng 3.6 Kết quả đồng nuôi cấy chủng vi khuẩn F27 với V harveyi

(tính trên LOG10CFU mL -1 )

Mật độ V harveyi tại các thời điểm (LOG10 (CFU mL -1 ))

0 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày

10 9 3.3 ± 0.11 8.4 ± 0.08 8.13 ± 0.15 7.65 ± 0.17 6.52 ± 0.17 6.34 ± 0.11 4.93 ± 0.17 4.39 ± 0.07 ĐC 3.09 ± 0.05 8.58 ± 0.02 9.58 ± 0.01 8.55 ± 0.04 8.49 ± 0.01 8.19 ± 0.11 7.52 ± 0.64 8.29 ± 0.2 Đồng nuôi cấy F27 với V harveyi

Thời gian khảo sát (ngày)

Biểu đồ 3.6 Sự biến đổi mật độ của V.harveyi khi đồng nuôi cấy với chủng F27 ở những mật độ khác nhau

Theo biểu đồ 3.6, chúng tôi nhận thấy rằng chủng F27 ở 4 mật độ (10 5 , 10 7 ,

10 8 , 10 9 CFU mL -1 ) đều có khả năng đối kháng với V harveyi, đặc biệt ở mật độ

10 9 CFU mL -1 là đối kháng mạnh nhất, mật độ vi khuẩn gây bệnh ở ngày thứ 7 giảm 1,9 lần so với đối chứng

Bảng 3.7 Kết quả đồng nuôi cấy chủng vi khuẩn F28 với V parahaemolyticus

(tính trên LOG10 CFU/mL)

Mật độ V parahaemolyticus tại các thời điểm (LOG10 (CFU mL -1 ))

0 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày

10 9 3,85±0,07 8,79±0,03 8,04±0 7,94±0,13 8,25±0,13 7,79±0,08 6,79±0,09 6,41±0 ĐC 3,85±0,03 10,21±0,00 10,26± 0,09 10,56±0,52 11,11±0,06 11,29±0,15 11,26±0,02 10,68±0,10 Đồng nuôi cây F28 với V.parahaemolyticus

Thời gian khảo sát (ngày)

Biểu đồ 3.7 Sự biến đổi mật độ của V parahaemolyticus khi đồng nuôi cấy với chủng F28 ở những mật độ khác nhau Theo biểu đồ 3.7, chúng tôi nhận thấy rằng chủng F28 ở 4 mật độ (10 5 , 10 7 , 10 8 ,

10 9 CFU mL -1 ) đều có khả năng đối kháng với V parahaemolyticus, đặc biệt ở mật đô 10 9 CFU mL -1 là đối kháng mạnh nhất, mật độ vi khuẩn gây bệnh ở ngày thứ 7 giảm 1,7 lần so với đối chứng

Bảng 3.8 Kết quả đồng nuôi cấy chủng vi khuẩn F28 với V alginolyticus(tính trên LOG10 CFU/mL)

Mật độ V alginolyticustại các thời điểm (LOG10 (CFU mL -1 ))

0 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày

Biểu đồ 3.8 Sự biến đổi mật độ của V alginolyticus khi đồng nuôi cấy với chủng F28 ở những mật độ khác nhau Theo biểu đồ 3.8, chúng tôi nhận thấy rằng chủng F28 ở 4 mật độ (10 5 , 10 7 , 10 8 ,

10 9 CFU mL -1 ) đều có khả năng đối kháng với V alginolyticus, đặc biệt ở mật độ

10 8 CFU mL -1 là đối kháng mạnh nhất, mật độ vi khuẩn gây bệnh ở ngày thứ 7 giảm 1,5 lần so với đối chứng Đồng nuôi cấy F28 với V.alginolyticus

Thời gian khảo sát (ngày)

Bảng 3.9 Kết quả đồng nuôi cấy chủng vi khuẩn F28 với V harveyi

(tính trên LOG10CFU mL -1 )

Mật độ V harveyitại các thời điểm (LOG10 (CFU mL -1 ))

0 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày

10 9 3,84±0,1 8,48±0,09 10,16±0,01 6±0,09 5,86±0,06 5,69±0,2 5,3±0,11 4,42±0,08 ĐC 4,74±0,03 9,37±0,35 10,31±0,42 9,27±0,49 9,5±0,08 9,4±0,02 9,62±0,2 9,57±0,09 Đồng nuôi cấy F28 với V.harveyi

Thời gian khảo sát (ngày)

Biểu đồ 3.9 Sự biến đổi mật độ của V harveyi khi đồng nuôi cấy với chủng F28 ở những mật độ khác nhau Theo biểu đồ 3.9, chúng tôi nhận thấy rằng chủng F28 ở 4 mật độ (10 5 , 10 7 , 10 8 ,

10 9 CFU mL -1 ) đều có khả năng đối kháng với V harveyi, đặc biệt ở mật độ 10 9

CFU mL -1 là đối kháng mạnh nhất, mật độ vi khuẩn gây bệnh ở ngày thứ 7 giảm

2,2 lần so với đối chứng

Bảng 3.10 Kết quả đồng nuôi cấy chủng vi khuẩn F2 với V parahaemolyticus

(tính trên LOG10 CFU mL -1 )

Mật độ V parahaemolyticus tại các thời điểm (LOG10 (CFU mL -1 ))

0 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày

10 9 3,36±0,01 8,47±0,44 8,63±0,05 6,76±0,15 6,86±0,03 6,55±0,2 5,11±0,06 4,98±0,02 ĐC 3,85±0,03 10,21±0,00 10,26± 0,09 10,56±0,52 11,11±0,06 11,29±0,15 11,26±0,02 10,68±0,10 Đồng nuôi cấy F2 với V parahaemolyticus

Thời gian khảo sát (ngày)

Biểu đồ 3.10 Sự biến đổi mật độ của V parahaemolyticus khi đồng nuôi cấy với chủng F2 ở những mật độ khác nhau Theo biểu đồ 3.10, chúng tôi nhận thấy rằng chủng F2 ở 4 mật độ (10 5 , 10 7 , 10 8 ,

10 9 CFU mL -1 ) đều có khả năng đối kháng với V parahaemolyticus, đặc biệt ở mật độ 10 9 CFU mL -1 là đối kháng mạnh nhất, mật độ vi khuẩn gây bệnh ở ngày thứ 7 giảm 2,1 lần so với đối chứng

Bảng 3.11 Kết quả đồng nuôi cấy chủng vi khuẩn F2 với V alginolyticus

(tính trên LOG10CFU mL -1 )

Mật độ V alginolyticus tại các thời điểm (LOG10 (CFU mL -1 ))

0 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày

10 9 2,39±0,21 9,45±0,05 9,2±0,03 11,37±0,03 8,68±0,02 8,94±0,06 7,31±0 6,63±0,44 ĐC 3,91±0,02 9,73±0,25 11,24±0,09 11,7±0,07 13±0,11 11,71±0,16 11,68±0,09 11.38±0 Đồng nuôi cấy F2 với V alginolyticus

Thời gian khảo sát (ngày)

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DUNG HUYẾT

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm khả năng làm tan máu của 3 chủng (F27, F28,

F2) Đây là một trong những bước xác định tính gây bệnh của các chủng chọn lọc, đây là đặc tính quan trọng để có thể ứng dụng và an toàn cho người khi bị lây nhiễm qua chuỗi thức ăn [23] Kết quả được thể hiện ở bảng 3.13

Bảng 3.13 Kết quả khả năng gây dung huyết

Hình 3.6 Kết quả thử khả năng gây dung huyết

Ghi chú: α : tan máu không hoàn toàn γ : không tan máu

Trong 3 chủng thử khả năng sinh hemolysin thì có 2 chủng gây tan máu không hoàn toàn (F2, F28), 1 chủng không gây tan máu (F27) và không có chủng nào gây tan máu hoàn toàn

Theo FAO/WHO, thử nghiệm hemolysin là một bước sàng lọc tính gây bệnh của các chủng để đảm bảo tính an toàn của probiotic [16]

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Ngày đăng: 09/08/2024, 17:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Văn Bảy, (2004), Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trùn đất, NXB Nông Nghiệp , TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trùn đất
Tác giả: Nguyễn Văn Bảy
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2004
[3]. Nguyễn Văn Hảo (2003), Tình hình dịch bệnh ở tôm sú nuôi trên thế giới và tại Việt Nam, Viện NCNTTS II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình dịch bệnh ở tôm sú nuôi trên thế giới và tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Hảo
Năm: 2003
[4]. Nguyễn Văn Minh ,Dương Nhật Linh và cs., (2010), Phân lập và sàng lọc một số vi khuẩn tiềm năng làm probiotic trong nuôi trồng thủy sản từ trùn quế (Perionyx excavatus), Hội Nghị CNSH Thủy sản toàn quốc, pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập và sàng lọc một số vi khuẩn tiềm năng làm probiotic trong nuôi trồng thủy sản từ trùn quế (Perionyx excavatus)
Tác giả: Nguyễn Văn Minh ,Dương Nhật Linh và cs
Năm: 2010
[5]. Phạm Thị Tuyết Ngân ,Trần Thị Kiều Trang và Trương Quốc Phú, (2008), Biến động mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm sú (penaeus monodon) ghép với cá rô phi đỏ ở Sóc Trăng, Tạp chí Khoa học ĐH Cần Thơ, pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến động mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm sú (penaeus monodon) ghép với cá rô phi đỏ ở Sóc Trăng
Tác giả: Phạm Thị Tuyết Ngân ,Trần Thị Kiều Trang và Trương Quốc Phú
Năm: 2008
[6]. Nguyễn Văn Thanh ,Trần Cát Đông, (2006), Công nghệ sinh học dược, Đại học Y Dược TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sinh học dược
Tác giả: Nguyễn Văn Thanh ,Trần Cát Đông
Năm: 2006
[7]. Phạm Văn Ty ,Vũ Nguyên Thành, (2006), Công nghệ sinh học- công nghệ vi sinh và môi trường, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sinh học- công nghệ vi sinh và môi trường
Tác giả: Phạm Văn Ty ,Vũ Nguyên Thành
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
[8]. A. Drisks, (1999), Bacillus subtilis spore coat, Microbiology and Molecular Biology Review 63, pp.1-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bacillus subtilis spore coat
Tác giả: A. Drisks
Năm: 1999
[9]. Aroson A. I. ,Fitz-Jame P., (1976), Structure and morphogeniesis of the bacterial spore coat, Bacteriol. Rev 40, pp.360-402 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Structure and morphogeniesis of the bacterial spore coat
Tác giả: Aroson A. I. ,Fitz-Jame P
Năm: 1976
[10]. Rubộn Avendaủo-Herrera ,et al., (2005), Production of inhibitory substances among bacterial biofilms on marine substrates, Rev. Biol. biol. Tues mar.oceanogr [online] 40(2), pp.117-125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", (2005), "Production of inhibitory substances among bacterial biofilms on marine substrates
Tác giả: Rubộn Avendaủo-Herrera ,et al
Năm: 2005
[12]. Jose Luis Balcazar ,Tyrone Roja-Luna, (2007), Inhibitory activity of Probiotic Bacillus subtilis UTM 126 against Vibrio Species confers protection against Vibriosis in Juvenle Shrimp (Litopeaneaus vannamiei), Current Microbiology 55, pp.409-412 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inhibitory activity of Probiotic Bacillus subtilis UTM 126 against Vibrio Species confers protection against Vibriosis in Juvenle Shrimp (Litopeaneaus vannamiei)
Tác giả: Jose Luis Balcazar ,Tyrone Roja-Luna
Năm: 2007
[13]. S.I. Bửer, K. Luden, E.A. Heinemeyer, G. Reifferscheid, N. Brennholt, Pathogenic Vibrio spp. – a health hazard in the German North Sea?, pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pathogenic Vibrio spp. – a health hazard in the German North Sea
[14]. D. J. W. Moriarty ,et al., (2005), Probiotics in aquaculture, AQUA Culture AsiaPacific Magazine, pp.14-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Probiotics in aquaculture
Tác giả: D. J. W. Moriarty ,et al
Năm: 2005
[15]. Vichai Domrongpokkaphan ,and Penkhae Wanchaitanawong, (2006), In vitro Antimicrobial Activity of Bacillus spp. Against PathogenicVibrio spp. in Black Tiger Shrimp (Penaeus monodon), Kasetsart J. (Nat. Sci.) 40, pp. 949 - 957 Sách, tạp chí
Tiêu đề: In vitro Antimicrobial Activity of Bacillus spp. Against Pathogenic "Vibrio spp. in Black Tiger Shrimp (Penaeus monodon)
Tác giả: Vichai Domrongpokkaphan ,and Penkhae Wanchaitanawong
Năm: 2006
[17]. A. Farzanfar, (2006), The use of probiotics in shrimp aquaculture, FEMS Immunol Med Microbiol 48(2), pp.149-158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The use of probiotics in shrimp aquaculture
Tác giả: A. Farzanfar
Năm: 2006
[18]. I. Karunasagar, M. Vinod, B. Kennedy, A. Vijay, A. Deepanjali, K. Umesh, and I. Karunasagar, (2005), Biocontrol of bacterial pathogens in aquaculture with emphasis on phage therapy, Diseasesin Asian Aquaculture V, pp.535-542 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biocontrol of bacterial pathogens in aquaculture with emphasis on phage therapy
Tác giả: I. Karunasagar, M. Vinod, B. Kennedy, A. Vijay, A. Deepanjali, K. Umesh, and I. Karunasagar
Năm: 2005
[19]. Watchariya Purivirojkul ,and Nontawith Areechon, (2007), Application of Bacillus spp. Isolated from the Intestine of Black Tiger Shrimp (Penaeus monodon Fabricius) from Natural Habitat for Control Pathogenic Bacteria in Aquaculture, Kasetsart J. (Nat. Sci.) 41 pp.125 - 132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Application of Bacillus spp. Isolated from the Intestine of Black Tiger Shrimp (Penaeus monodon Fabricius) from Natural Habitat for Control Pathogenic Bacteria in Aquaculture
Tác giả: Watchariya Purivirojkul ,and Nontawith Areechon
Năm: 2007
[20]. Rengpipat S., Piyatiratitivorakul S., Phianpaik W., Menasveta P., (1998), Effects of probiotic bacterium on black tiger shrimp Peanaeus monodon survial and growth, Aquaculture 167, pp.301-313 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of probiotic bacterium on black tiger shrimp Peanaeus monodon survial and growth
Tác giả: Rengpipat S., Piyatiratitivorakul S., Phianpaik W., Menasveta P
Năm: 1998
[22]. S. Sambasivam, R. Chandran, S. A. Khan, (2003), Role of probiotics on the environment of shrimp pond, J Environ Biol 24(1), pp.103-106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Role of probiotics on the environment of shrimp pond
Tác giả: S. Sambasivam, R. Chandran, S. A. Khan
Năm: 2003
[23]. Shafiqur R. ,Niamul N. M. Shakila N. K., and Manjurul K. M., , (2009), Application of probiotic bacteria: A novel approach towards ensuring food safety in shrimp aquaculture, Journal of Bangladesh Academy of Sciences 33(1), pp.139-144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Application of probiotic bacteria: A novel approach towards ensuring food safety in shrimp aquaculture
Tác giả: Shafiqur R. ,Niamul N. M. Shakila N. K., and Manjurul K. M
Năm: 2009
[24]. B. Vaseeharan ,P. Ramasamy, (2003), Control of pathogenic Vibrio spp. by Bacillus subtilis BT23, a possible probiotic treatment for black tiger shrimp Penaeus monodon, Lett Appl Microbiol 36(2), pp.83-87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Control of pathogenic Vibrio spp. by Bacillus subtilis BT23, a possible probiotic treatment for black tiger shrimp Penaeus monodon
Tác giả: B. Vaseeharan ,P. Ramasamy
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w