1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tieng viet 6 9

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng hợp kiến thức Tiếng Việt từ lớp 6 tới lớp 9 bộ sách Kết Nối Tri Thức với cuộc sống
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Sổ tay kiến thức
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 72,06 KB

Nội dung

Nghĩa của từ: - Từ là đơn vị nhỏ nhất, mang cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh và nó góp phần ghép thành một câu văn hoàn chỉnh.+ Tra cứu bằng những cuốn từ điển của Việt Nam+ Mô tả

Trang 1

Nghĩa của từ: - Từ là đơn vị nhỏ nhất, mang cấu tạo ổn định, mang nghĩa

hoàn chỉnh và nó góp phần ghép thành một câu văn hoàn chỉnh

- Từ chia ra làm 3 loại:

+ Danh từ (VD: người, cây cối, chó mèo, sự vật,…)+ Động từ (VD: đi, đứng, chạy, nhảy, )

+ Tính từ (VD: xấu/đẹp, thẳng/ cong, nhỏ/to,…)

- Có nhiều cách để giải nghĩa của từ:

+ Tra cứu bằng những cuốn từ điển của Việt Nam+ Mô tả về đối tượng muốn nói đến khi nói đến một từ mình chưa tìm ra

+ So sánh hoặc phân biệt từ ngữ+ Phân tích các thành phần của từ (nếu là từ ghép)+…

Biện pháp tu từ

so sánh:

- Là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu các sự vật, sự việc,… với các sự vật, sự việc khác mà chúng có nét tương đồng ở điểm nào đó/giống nhau

- Có tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

- Có 2 kiểu so sánh1) So sánh ngang bằng: như, là,…

2) So sánh không ngang bằng (so sánh hơn kém): chưa bằng, hơn, kém…

Biện pháp tu từ

ẩn dụ:

- Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, sự việc hoặc hiện tượng nàybằng tên của sự vật, sự việc hoặc hiện tượng khác khi giữa

chúng có NÉT TƯƠNG ĐỒNG với nhau

- Tác dụng: làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho chủ thể nhắc đến trong câu

Trang 2

cơ sở có sự tương đồng.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nghĩa là từ diễn đạt tính chất, đặcđiểm của sự vật được cảm nhận bằng giác quan này nhưng lại được dùng để miêu tả cảm nhận trên giác quan khác

Dấu câu: - Có nhiều loại dấu câu:

+ Dấu chấm (.) – Báo hiệu rằng câu văn trước nó đã kết thúc, hết, khi gặp dấu chấm phải ngắt nghỉ hơi dài

+ Dấu phảy (,) – Báo hiệu rằng phải ngắt nghỉ hơi (ngắn) khi gặp dấu phảy, giúp ngăn cách các vế câu rõ ràng

+ Dấu chấm hỏi (?) – Báo hiệu rằng câu văn đứng trước nó là câu hỏi, dùng để hỏi, thời gian nghỉ lấy hơi lâu như dấu chấm + Dấu chấm than (!) – Để bộc lộ cảm xúc, đặt sau câu cảm hoặc câu cầu khiến, ngắt nghỉ lâu

+ Dấu (;) – Đặt giữa các vế câu hoặc bộ phận đẳng lập với nhau, ngắt nghỉ lâu hơn dấu phảy

+ Dấu chấm lửng (…) – Dùng để biểu thị còn nhiều điều chưa thể diễn tả, hoặc ngập ngừng theo cảm xúc người viết,…

+ Dấu gạch ngang: (-) – Đặt trước câu nói nhằm báo hiệu đó là câu hội thoại/đối thoại/độc thoại (các kiểu câu thoại của nhân vật), hoặc đặt trước các bộ phận liệt kê, hoặc để tách phần giải thích với các bộ phận khác trong câu

+ Dấu hai chấm (:) – Báo hiệu lời nói tiếp theo là lời trực tiếp của người khác được dẫn lại, hoặc báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết minh cho bộ phận đứng trước nó

+ Dấu ngoặc kép (“”) – Báo hiệu lời trích dẫn trực tiếp.Cặp dấunày thường bao gồm một dấu ngoặc kép mở và dấu ngoặc kép đóng khi trích dẫn tương ứng bắt đầu và kết thú câu trích dẫn.+ Dấu ngoặc đơn ( ) – Bổ sung thông tin về nguồn gốc trích dẫn, chỉ ra lời giải thích

Đại từ: - Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay

thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động

từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần

Trang 3

- Có nhiều kiểu đại từ:

+ Đại từ nhân xưng: dùng để xưng hô (VD: tôi, tao, mày, tớ, cậu, mình, chúng, nó, chúng nó, bọn, hắn,…)

+ Đại từ sử dụng với mục đích để hỏi: ai,cái gì, con gì, là ai…+ Đại từ thay thế các từ khác nhằm tránh việc lặp từ hoặc không muốn đề cập trực tiếp

Biện pháp tu từ

hoán dụ: - Sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, CÓ TÍNH CHẤT TƯƠNG ĐỒNG của sự vật - hiện tượng này với sự vật - hiện

tượng khác để độc giả dễ dàng liên tưởng đến hai đối tượng màkhông cần so sánh chúng (VD: Ngôi nhà đó thật hạnh phúc)

Dấu ngoặc kép: - Ở trên (cùng với mục “dấu câu”)

Biện pháp tu từ

nhân hoá:

- Nhân hoá là một phép tu từ gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người Biện pháp này được sử dụng khá phổ biến trong các tác phẩm văn học, khiến tác phẩm ấy trở nên sinh động, có hồn hơn (VD: chàng gió, ông mặt trời,…)

Trang 4

- Có nhiều kiểu nhân hoá:

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: chàng dế màn, chị ong nâu, chú kiến nhỏ,…

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người đểchỉ hoạt động, tính chất của vật, ví dụ:

“Bão bùng thân bọc lấy thân”

“Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn”

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Dấu chấm phẩy: - Ở trên ( cùng với mục “dấu câu”).

Trạng ngữ: - Trạng ngữ là thành phần phụ của câu Bổ sung ý nghĩa cho

thành phần chính, là thành phần cho câu trả lời: khi nào, ở đâu,

vì sao,…( thời gian, địa điểm/nơi chốn, nguyên nhân)

- Trạng ngữ trong câu có thể là 1 hoặc nhiều

- Trạng ngữ thường xuyên đứng đầu câu, ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phảy

Lựa chọn cấu

trúc câu:

- Việc lựa chọn cấu trúc có tác dụng thể hiện ý nghĩa của câu nói, nếu thay đổi cấu trúc thì ý nghĩa có thể thay đổi theo

Văn bản: -Văn bản gồm tập hợp các câu văn có nội dung và liên kết chặt

chẽ với nhau để hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định

Đoạn văn trong

văn bản: -Đoạn văn là một đơn vị văn bản nhỏ, được sắp xếp theo một luồng ý để trình bày một ý kiến, một suy nghĩ hoặc một phần

Trang 5

của nội dung Nó bao gồm một tập hợp các câu văn có liên quan, có mục đích chung và được sắp xếp một cách logic.

-Về bố cục, đoạn văn trong dạng lí tưởng được chia thành ba phần chính: phần mở đoạn (M), phần triển khai đoạn (T), và phần kết đoạn (K) Phần triển khai đoạn (T) luôn có mặt trong mỗi đoạn văn, dù là một đoạn tối giản chỉ gồm một câu Tuy nhiên, phần mở đoạn (M) và phần kết đoạn (K) có thể có hoặc không, tùy thuộc vào cách tác giả muốn trình bày và tổ chức nội dung của mình

-Phần mở đoạn (M) thường đặt ở đầu đoạn văn và có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề hoặc ý chính của đoạn Nó có thể giới thiệu ngắn gọn các thông tin cần thiết để đưa người đọc vào bối cảnhhoặc tạo ra sự gợi mở và thu hút từ đầu đoạn

-Phần triển khai đoạn (T) là trung tâm của đoạn văn, nơi các ý

bộ phận được trình bày và phát triển Đây là phần quan trọng nhất trong việc truyền đạt thông tin, lập luận và ý kiến của tác giả Phần này có thể bao gồm nhiều câu và các ý bộ phận được sắp xếp một cách mạch lạc và logic

-Phần kết đoạn (K) đưa ra sự tổng kết hoặc kết luận của đoạn văn Nó có thể tóm lược lại ý chính, đưa ra một quan điểm cuốicùng hoặc mở ra những suy nghĩ tiếp theo Tuy nhiên, không phải đoạn văn nào cũng cần phải có phần kết đoạn (K), đặc biệt

là trong các đoạn văn ngắn hoặc trong trường hợp ý chính đã được diễn đạt rõ ràng trong phần triển khai đoạn (T)

- Đoạn văn trình bày thụt lùa 1 ô, không xuống dòng và viết liền 1 đoạn

Trang 6

Ví dụ:

Sáng, lớp em trực tuần

⇒ Mở rộng trạng ngữ: Một sáng tinh mơ, lớp em trực tuần

→ Thông tin được rõ ràng, chi tiết hơn về đặc điểm buổi sáng(tinh mơ)

Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ:

- Giúp giải thích rõ thời gian, địa điểm cụ thể trong một tìnhhuống giao tiếp, giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung câuchuyện đó

- Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu

- Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết,người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung

Các cách mở rộng trạng ngữ của câu:

1 Thêm thành phần trạng ngữ

- Bổ sung trạng ngữ cho chủ ngữ:

+ Thêm trực tiếp trạng ngữ vào thành phần chủ ngữ của câu

để bổ sung thêm ý nghĩa hoặc cung cấp thêm thông tin về chủthể muốn nói tới

+ Ví dụ: Cậu bé sáng nay là bạn thân của Lan.

Trạng ngữ “sáng nay” được bổ sung để bổ trợ cho chủ ngữ

“cậu bé”

- Bổ sung trạng ngữ cho vị ngữ:

+ Bổ sung trực tiếp trạng ngữ vào thành phần vị ngữ của câu

để bổ sung thêm ý nghĩa hoặc cung cấp thêm thông tin vềhành động, tính chất muốn nói tới

+ Ví dụ: Anh ấy lái xe rất cẩn thận

Trạng ngữ “rất cẩn thận” được bổ sung để bổ trợ cho vị ngữ

“lái xe”

- Tách trạng ngữ thành câu riêng

+ Trạng ngữ được tách thành một thành phần hay một câuriêng để nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc của người nói về sựviệc Khi đó, trạng ngữ đứng cuối câu sẽ được tách riêng

Trang 7

thành một câu riêng.

+ Ví dụ: “Hắn không còn kinh rượu nhưng cố gắng uống cho

thật ít Để cho khỏi tốn tiền” (Nam Cao)

Lúc này trạng ngữ “để khỏi tốn tiền” được tách riêng ra 1 câu

với mục đích nhấn mạnh lý do tại sao hắn uống ít rượu

2 Sử dụng cụm chủ vị để mở rộng câu

Trong một câu hoàn chỉnh, các thành phần như chủ ngữ, vịngữ hay các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụmtính từ đều có thể được cấu tạo từ các cụm chủ vị

- Câu có chủ ngữ là cụm chủ – vị (C-V):

Ví dụ câu có chủ ngữ là 1 cụm C-V là:

+ Những chú bướm đầy màu sắc bay đi bay lại hút nhụy hoa

Chủ ngữ: Những chú bướm đầy màu sắc là một cụm chủ vị

- Câu có thành phần vị ngữ là cụm C – V:

+ Người phụ nữ ấy làm việc không lúc nào ngơi

Vị ngữ: làm việc không lúc nào ngơi là một cụm chủ vị

- Câu có thành phần phụ ngữ là cụm C -V:

+ Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo vừa ra

Thành phần phụ ngữ: thầy giáo vừa ra

Trang 8

Biện pháp tu từ

nói giảm nói

tránh

1 Khái niệm Nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tếnhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ,nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự

2 Ví dụ minh họa

Ví dụ 1 : Chúng ta thường dùng từ “tử thi” thay cho từ “xác

chết” hoặc muốn nói lịch sự chúng ta không dùng từ “già” màdùng từ “có tuổi”,…

Ví dụ 2: Trong các bài thơ, đoạn văn, ta thường gặp biện pháp

tu từ này như: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, ápmặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹvuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấyngười mẹ có một êm dịu vô cùng.”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Từ “bầu sữa” được dùng để thay thế cho một từ vốn chỉ một

bộ phận cơ thể của người người phụ nữ, giữ chức năng sảnsinh ra sữa nuôi con

Trang 9

Số từ 1 Khái niệm Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật Khi biểuthị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ Khi biểuthị thứ tự, số từ đứng sau danh từ Bên cạnh đó có một số danh

từ chỉ đơn vị mang ý nghĩa biểu thị số lượng, cần phân biệtvới số từ

2 Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dân tộc Việt Nam là một.

Ví dụ 2: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng và

voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗithứ một đôi”

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)Trong đoạn văn trên có các số từ là: hai (chàng), một trăm(ván cơm nếp), một trăm (nệp bánh trưng), chín (ngà), chín(cựa), chín (hồng mao), một (đôi) Các số từ đều bổ sungnghĩa cho danh từ đứng sau

Phó từ là các từ ngữ luôn đi liền với các từ loại khác là tính từ,động từ và trạng từ với tác dụng bổ sung, giải thích rõ hơn ýnghĩa của các từ mà nó đi kèm

Phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động, tính chấtnhư danh từ, động tự, tính từ Vì vậy phó từ là một loại hư từ,còn danh từ động từ, tính từ là những thực từ

2 Ví dụ minh họa

Thông thường phó từ phổ biến được sử dụng nhiều là: Vẫn,chưa, rất, thật, lắm, … Ví dụ:

+ Cô ấy học rất giỏi

Phó từ rất bổ sung cho tính từ giỏi để bộc lộ sự khen ngợi về

cá nhân học tốt

+ Mẹ rất yêu con

Trang 10

Phó từ rất đi kèm yêu thể hiện mức độ tình cảm của mẹ dànhcho con.

- Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta thường nói ra những câu, những phát ngôn, chứ không phải là những từ rời rạc Tại đó, các từ kết hợp với nhau theo những quy tắc và chuẩn mực của ngôn ngữ Cũng trong câu hoặc phát ngôn cụ thể, người ta mới biết được rằng: tại trường hợp, hoàn cảnh cụ thể này, từ có nghĩa gì (tức là nó bộc lộ nghĩa nào trong số các nghĩa của nó)

+ Đối với người nói (viết): ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ

+ Đối với người nghe (đọc): ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích của lời nói

2 Ví dụ:

Đọc hai dòng thơ sau, chú ý nghĩa của từ thơm:

Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

(Lâm Thị Mỹ Dạ, Chuyện cổ nước mình) Khi đọc (nghe) chỉ một từ thơm thôi thì ta không thể biết được người viết (nói) muốn dùng nghĩa nào của từ này Thế nhưng, từng nghĩa một của từ thơm sẽ được xác định nếu ta đặt nó trong ngữ cảnh, xem xét trong sự kết hợp với các từ bên cạnh

Trang 11

Từ thơm trong thị thơm có nghĩa là có mùi hương dễ chịu còn

từ thơm trong người thơm lại mang nghĩa là phẩm chất, tốt đẹp, thơm thảo, được mọi người yêu mến, ca ngợi

Từ ngữ địa

phương

1 Từ đại phương là gì?

Từ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một

số địa phương nhất định

2 Từ địa phương có những loại nào?

Thường thì người ta chia từ địa phương theo vùng miền và theo ý nghĩa

- Theo vùng miền có 3 loại là: từ ngữ địa phương Bắc Bộ, từ ngữ địa phương Trung Bộ, từ ngữ địa phương Nam Bộ

- Theo ý nghĩa có 2 loại: tương ứng với từ toàn dân và đồng âmkhác nghĩa với từ toàn dân

3 Ví dụ minh họa

– Theo vùng miền, từ địa phương được chia làm 3 loại là:

+ Từ ngữ địa phương Bắc Bộ: bố, mẹ, bát, béo, cốc, chăn, cơm rang, dọc mùng, dứa, hoa, …

+ Từ ngữ địa phương Trung Bộ: mi – mày, tau – tao, chủi – chổi, đọi – bát, tru – trâu, bổ – ngã, mần – làm, vô – vào, mô – đâu / nào, …

+ Từ ngữ địa phương Nam Bộ: ba, má, bạc hà, chả lụa, chảnh, bắp, trễ, nói xạo, xỉn, …

– Theo ý nghĩa, từ địa phương được chia làm 2 loại:

+ Từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với nghĩa của từ toàndân: tô – bát, tê – kia, honda – xe máy, xỉn – say, trứng gà – hột gà, xà bông – xà phòng, …

+ Từ đồng âm nhưng khác nghĩa so với từ toàn dân: cậu (nghĩatoàn dân là em trai của mẹ, nghĩa địa phương là anh trai của mẹ), té (nghĩa toàn dân là hắt nước, nghĩa địa phương là ngã), râu (nghĩa toàn dân chỉ một bộ phận trên cơ thể, nghĩa địa

Trang 12

phương là trâu), lái (nghĩa toàn dân chỉ hành động điều khiển các phương tiện vận tải đi đúng hướng, nghĩa địa phương là lưới – vật thường dùng để ngăn chặn hoặc đánh bắt cá), …

- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vụ ngữ trong câu hay làmphụ ngữ trong cụm danh từ, động từ…

- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểucảm cao

Biện pháp tu từ

nói quá 1 Khái niệm- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của

đối tượng để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười

- Để nhận ra biện pháp nói quá cần điều chiếu nội dung lời nóivới thực tế Phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (tức

là hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen)

- Nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ

- Trong văn chương, nói quá thường thích hợp với những loạivăn bản: châm biếm, trữ tình, anh hùng ca, … những văn bản

có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu

2 Ví dụ minh họa

- Trong khẩu ngữ:

Ví dụ: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, bầm gan tím ruột, mệt đứthơi, đói rã họng, vỡ mặt, lo sốt vó, người đen như cột nhàcháy, nói như rồng leo…

- Trong văn chương:

Ví dụ: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đaunhư cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da,nuốt gan uống máu quân thù Dẫu trăm thân này phơi ngoài

Trang 13

nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

(Trần Quốc Tuấn)

Mạch lạc và liên

kết

1 Khái niệm mạch lạc và liên kết trong văn bản

– Mạch lạc là sự liền mạch về nội dung của một đoạn văn hoặc văn bản; chủ yếu dựa trên sự thống nhất về đề tài và sự tiếp nốitheo một trình tự hợp lí giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản

– Liên kết là quan hệ về mặt hình thức giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn trong văn bản, thể hiện qua các phươngtiện ngôn ngữ như từ ngữ nối, từ ngữ lặp lại, từ ngữ thay thế (từ đồng nghĩa, đại từ…)

2 Cách nhận biết mạch lạc và liên kết trong văn bản

– Để nhận biết được tính mạch lạc trong đoạn văn cần chú ý những điểm sau:

+ Cần nhận biết chủ đề của văn bản (Văn bản viết về điều gì? Nội dung các đoạn trong văn bản, các câu trong đoạn văn có hướng về chủ đề đó không?)

+ Cần xác định số lượng các câu trong đoạn văn và xem xét sự sắp xếp theo trình tự của các câu (Các đoạn trong văn bản hoặccác câu trong đoạn văn sắp xếp theo trình tự nào? Trình tự không gian, thời gian, trình tự nguyên nhân kết quả hay theo trình tự tư duy lô-gic của người viết?)

– Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết:

+ Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau

+ Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng phép liên kết thích hợp

Trang 14

3 Các phép liên kết thường dùng

– Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau và các từ ngữ đã có ở câu trước – Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước

– Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệvới câu

- Tác dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng:

+ Tức ý vẫn còn chưa diễn đạt hết, vẫn còn điều muốn nói.+ Sử dụng với mục đích ngập ngừng, ngắt quãng trong câu.+ Hoặc trong một vài trường hợp dấu chấm lửng còn là dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai

+ Dấu chấm lửng còn là đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó

Chú ý: Khi đọc bài có dấu chấm lửng cần ngắt nghỉ

Ví dụ 2: Ngày mai cậu đi du học rồi à? Sao nhanh quá

=> Tác dụng của dấu chấm lửng trên biểu thị cảm xúc bất ngờ, lời nói bị dừng lại, ngắt quãng đột ngột không nói nên lời

Trang 15

Biện pháp liên

kết

1 Khái niệm

- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn

bản, làm cho văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức

- Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽvới nhau Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của vănbản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủđề); các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình

Ví dụ: “Trước hết, cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi

bộ ấy Tự học cũng như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc,

một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó

là du lịch trong không gian lẫn thời gian.”

(Tự học - Một thú vui bổ ích, Nguyễn Hiến Lê)

→ Lặp từ “tự học”.

- Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan

hệ với câu trước

Ví dụ: “Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi

ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ

hết Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ

lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.”

(Tôi đi học, Thanh Tịnh)

Trang 16

→ Sử dụng quan hệ từ “Nhưng”.

=> Những phép liên kết trên khi được sử dụng ở những đoạnvăn khác nhau sẽ có chức năng liên kết đoạn Ví dụ: Với phép

nối, người ta thường dùng các từ ngữ như “thứ nhất , thứ

hai , thứ ba ”, “trước hết , hơn nữa , quan trọng hơn cả ” Chẳng hạn:

“Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.

[ ] Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.”

(Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm)

- Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụngthay thế từ ngữ đã có ở câu trước

Ví dụ: “Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ

tích luỹ Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn.”

(Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm)

→ Sử dụng từ “nó” thay cho “sách”.

- Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùngtrường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

Ví dụ: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người

khác để thỏa mãn lòng ích ki Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình.”

(Đời thừa, Nam Cao)

→ Các từ in đậm thuộc trường liên tưởng quan điểm về kẻmạnh

Thuật ngữ 1 Khái niệm

Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ,

thường được dùng trong các văn bản thông tin thuộc lĩnh vực

Trang 17

khoa học, công nghệ và văn bản nghị luận.

2 Đặc điểm của thuật ngữ

- Trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ, mỗi thuật ngữ chỉbiểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ đượcbiểu thị bằng một thuật ngữ

- Thuật ngữ không có tính biểu cảm

Ví dụ: Trong ngôn ngữ học có thuật ngữ “câu” (đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông báo), “câu đơn” (câu chỉ có

một cụm chủ vị)

3 Cách sử dụng thuật ngữ

- Thuật ngữ được dùng để biểu thị các khái niệm khoa học,công nghệ Nhờ sử dụng chính xác và hợp lí các thuật ngữ,văn bản có tính chuyên môn cao và cách biểu đạt hàm súc, tạothuận lợi cho những cuộc trao đổi, thảo luận bổ ích xungquanh nội dung của văn bản

Cước chú 1 Khái niệm

- Cước chú là một đoạn chú thích đặt ở cuối trang trong mộtquyển sách hoặc văn bản Đoạn chú thích đó có thể là nhậnhoặc trích dẫn đến một tham khảo một phần đoạn văn bản

- Cước chú thường được là một con số nằm phía trên sau đoạnvăn bản mà nó muốn chú thích

2 Ví dụ minh họa

Những miếng đánh trong keo vật thờ được thể hiện rất chậm, người xem cảm nhận được từng nhịp thở: đâu là miếng bốc, đâu là miếng gồng; hay bất chợt đây là miếng mới, đó là miếng sườn (1) Tất cả được hai đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt Cái hay của keo vật thờ chính là ở chỗ có thể giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công Những người dự khán (2)

Trang 18

keo vật thờ đều vô cùng cảm kích (3) trước tài năng của cả hai đô vật.”

→ Các số (1), (2), (3) được giải thích ghi ở chân trang hoặccuối văn bản là cước chú

(1) Miếng bốc, miếng gồng, miếng mỏi, miếng sườn : tên cácmiếng (mẹo) đánh trong keo vật

(2) Dự khán: có mặt để xem hoặc theo dõi một hoạt độngchung nào đó (dự: tham dự; khán: xem, nhìn)

(3) Cảm kích: cảm động và được kích thích tinh thần trướchành vi tốt đẹp của người khác

Tài liệu tham

khảo 1 Khái niệm - Tài liệu tham khảo là những tài liệu mà người tạo lập văn

bản tìm đọc và khai thác các thông tin cần thiết, có liên quantới vấn đề được trình bày trong văn bản

- Ví dụ:

+ L M Montgomery (2017), Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh (tái bản), NXB Nhã Nam, Hà Nội.

2 Thao tác trích dẫn tài liệu tham khảo

- Đặt trong dấu ngoặc kép đoạn trích dẫn nguyên văn một ýkiến, nhận định nào đó

- Nêu thông tin về họ, tên tác giả của ý kiến, nhận định đượctrích dẫn (có thể đặt trước hoặc sau đoạn trích dẫn)

- Ghi đầy đủ tên tài liệu được trích dẫn cùng nơi xuất bản, thờigian xuất bản vào vị trí thích hợp (ghi như một cước chú; ghingay sau đoạn trích dẫn; ghi ở phần cuối văn bản trong mụcTài liệu tham khảo)

3 Ý nghĩa của việc trích dẫn tài liệu tham khảo

- Thông qua danh mục tài liệu tham khảo được tác giả ghi lại,người đọc có thể có được những nhận định bước đầu về độ tincậy của nội dung thông tin trong văn bản hay giá trị chuyênmôn, khoa học của văn bản

+ Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt

+ Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghibằng chữ cái Latinh và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không

Trang 19

phải âm đọc tiếng Hán).

- Ví dụ: Gia đình, phụ mẫu,…

2 Đặc điểm của từ Hán Việt

- Từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt góp phần làm tăng và

mở rộng vốn từ; giúp từ mang thêm nhiều sắc thái, biểu hiệnkhác nhau

+ Sắc thái ý nghĩa: mang tính trừu tượng và khái quát hơn

Ví dụ: Thổ huyết (hộc máu), viêm (loét),

+ Sắc thái biểu cảm: Thể hiện được cảm xúc tốt hơn

Ví dụ: băng hà (chết), phu nhân (vợ),

+ Sắc thái phong cách: Từ Hán Việt khi được sử dụng trongcác lĩnh vực như hành chính, chính trị, khoa học, chính luậngiúp sắc thái câu văn trang trọng hơn

Ví dụ: thiên thu (ngàn năm), huynh đệ (anh em),

3 Từ Hán Việt có mấy loại?

- Phân loại: Từ Hán Việt được chia làm 3 loại:

Từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán đương thời, tiếng Hán

sử dụng trong thời nhà Đường

Ví dụ: Tự nhiên, lịch sử,…

+ Từ Hán Việt Việt Hóa:

Từ Hán Việt Việt hóa có quy luật biến đổi âm không giốnghoàn toàn với từ Hán Việt và từ Hán Việt cổ Ví dụ:

Từ cầu trong “cầu đường” âm Hán Việt đọc là “kiểu”.

Từ góa trong “góa phụ”, âm Hán Việt đọc là “quả”.

Từ cướp được đọc là “kiếp” trong âm Hán Việt.

4 Nhận diện từ Hán Việt

Ngày đăng: 09/08/2024, 11:04

w