1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận triển vọng giải quyết vấn đề đài loan

28 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triển Vọng Giải Quyết Vấn Đề Đài Loan
Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Mẫn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,31 MB

Nội dung

Để làm được điều đó, từ khi thực hiện cải cách, Trung Quốc đã điều chỉnh một số chính sách đối ngoại, trong đó có một số điều chỉnh về vấn đề Đài Loan nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nư

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM

THANH PHO HO CHi MINH

KHOA LICH SU

TIEU LUAN

TRIEN VONG GIAI QUYET VAN DE

DAI LOAN

HOC PHAN: HIST114402

Nguồn gốc - hiện trạng van dé Đài Loan trong quan hệ

Trung - Mỹ (từ 1949 - nay)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 1 năm 2022

Trang 2

TRUONG DAI HOC SU PHAM

THANH PHO HO CHi MINH

KHOA LICH SU

TIEU LUAN

TRIEN VONG GIAI QUYET VAN DE

DAI LOAN

HOC PHAN: HIST114402

Nguồn gốc - hiện trạng van dé Đài Loan trong quan hệ

Trung - Mỹ (từ 1949 - nay)

Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt

Mã số sinh viên: 4501608116

Lớp học phần: HIST114402

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Minh Mẫn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 1 năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC

/e200 8 1

1 Khái quát về vấn đề Đài Loan nền nho 2

2 Dự báo khả năng giải quyết vấn đề Đài Loan 4 2.1 Giữ nguyên hiện trạng ‹ nền nh nhe 4 2.2 Tiến tới thống nhất trong hòa bình ‹ : 9 2.3 Xung đột vũ trandQ ‹.cccccctnccnnnnnn nghe He 11

3 Một số nhận xét về vấn đề Đài Loan trong tương lai 16

40m 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

MỞ ĐẦU

Vấn đề Đài Loan từ xưa đến nay vẫn luôn là một chủ đề nóng hổi, thu hút sự chú ý trên toàn thế giới Trung Quốc vẫn luôn cho rằng đây là một vấn đề phức tạp gây ảnh hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, nhất là từ khi Trung Quốc bước vào quá trình cải cách đất nước đến nay

Trung Quốc từ trước đến nay vẫn luôn thực hiện nguyên tắc

“một nước Trung Quốc” và tìm mọi cách để các nước khác phải công nhận nó, không ủng hộ Đài Loan độc lập dưới mọi hình thức Để làm được điều đó, từ khi thực hiện cải cách, Trung Quốc đã điều chỉnh một số chính sách đối ngoại, trong đó có một số điều chỉnh về vấn

đề Đài Loan nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước, tạo môi trường hoà bình, ổn định phục vụ cho công cuộc củng cố sức mạnh quốc gia

và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế Ngược lại với Trung Quốc, Đài Loan luôn cho rằng họ là một quốc gia độc lập có chủ quyền và họ chỉ chấp nhận đối thoại để phát triển trong hòa bình Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Đài Loan không chấp nhận nguyên tắc “một nước Trung Quốc” và luôn nỗ lực tìm mọi cách để đi đến

là trong thời gian gần đây, mối quan hệ không phát triển theo hướng tốt đẹp mà còn trở nên căng thẳng hơn

Trong bối cảnh như vậy, việc giải quyết vấn đề Đài Loan nhu thế nào không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc hay Đài Loan, mà nó còn ảnh hưởng tới tình hình khu vực Đông Bắc Á nói riêng và tình hình hình thế giới nói chung Chính vì vậy, bài tiểu luận này nhằm nghiên cứu về đề tài “ Triển vọng giải quyết vấn đề Đài Loan” để tìm hiểu về những khả năng có thể xảy ra trong tương lai Từ đó đưa ra

Trang 5

những phân tích, đánh giá về xu thế giải quyết vấn đề gây tranh cãi này

NỘI DUNG

1 Khái quát về vấn đề Đài Loan

Đài Loan nằm ở phía Đông Trung Quốc, đối diện tỉnh Phúc Kiến, gồm hơn 80 đảo lớn nhỏ, trong đó Đài Loan là đảo lớn nhất, có diện tích 36.180 km2, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 394 km, chiều rộng

từ Đông sang Tây là 144 km

Trước đây, trong cuộc nội chiến Trung Quốc vốn là một cuộc nội chiến xảy ra giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng Đến năm 1949, với sự chiến thắng thuộc về Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giành thắng lợi đã kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế

độ phong kiến đồng thời cũng đưa Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội Bên cạnh đó, lực lượng Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch thua cuộc nên kéo ra Đài Loan

đã làm nảy sinh vấn đề hình thành sự phân cách và phân trị giữa Trung Quốc đại lục với lãnh thổ Đài Loan

Về phía Trung Quốc, ban đầu Mao Trạch Đông chủ trương giải phóng Đài Loan bằng biện pháp vũ lực Tuy nhiên sau khi có sự can

dự của Hoa Kỳ thì giới lãnh đạo Trung Quốc buộc phải chuyển sang chủ trương “hòa bình giải phóng Đài Loan” với mục tiêu Đài Loan phải trở về với Trung Quốc, thống nhất tổ quốc Quan điểm của Trung Quốc vẫn luôn kiên trì với lập trường: vấn đề Đài Loan là vấn đề nội chính của quốc gia, giải quyết vấn để Đài Loan dựa trên cơ sở chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là chính phủ đại diện diện duy nhất và hợp pháp và Đài Loan là vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc

Trang 6

Trung Quốc áp dụng nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” để xử lý các vấn đề liên quan đến Đài Loan Đây làm tham vọng muốn thống nhất chủ quyền quốc gia, là kiên trì đạt được một nước CHND Trung Hoa đại diện trên thế giới Nhất quyết không tán thành phương án Đài Loan hoàn toàn tự trị, nghĩa là có thể tự trị nhưng là tự trị có giới hạn, vì nếu để Đài Loan hoàn toàn tự trị nghĩa là có “hai đất nước Trung Quốc” Kiên trì lập trường chỉ có một Trung Quốc, tức là kiên trì lập trường nước CHND Trung Hoa Quyết không để cho lực lượng ngoại quốc can thiệp vào nội bộ Trung Quốc để tạo nên “hai Trung Quốc” hoặc “một Trung một Đài”

Như vậy, lập trường của CHND Trung Hoa từ trước đến nay vẫn luôn giữ nguyên rằng: “Chính phủ CHND Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đối với Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc.” CHND Trung Hoa không muốn đàm phán với Trung Hoa Dân Quốc về bất kỳ một hình thức nào khác ngoài chính sách “Một Trung quốc” Chính phủ CHND Trung Hoa coi việc vi phạm vào chính sách “Một Trung Quốc”, hay những hành động mâu thuẫn với chính sách đó như việc cung cấp vũ khí cho Trung Hoa Dân Quốc là một sự vi phạm vào quyền toàn vẹn lãnh thổ của họ

Về phía Đài Loan, kể từ khi Lý Đăng Huy! lên cầm quyền đến nay, Đài Loan vẫn luôn kiên trì với con đường đi tới độc lập Bước vào thế kỉ 21, cùng với sự thay đổi cục diện các nước, sự hợp tác kinh tế văn hóa được nâng cao, nên chính quyền hai bên bờ cũng thúc đẩy quan hệ giao lưu văn hóa, kinh tế, góp phần phát triển mối quan hệ hai bên, bảo vệ sự ổn định của eo biển Đài Loan Tuy quyết định hợp tác, phát triển như phía Đài Loan, cụ thể là Lý Đăng Huy vẫn khẳng định “hai bên có mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với nhà nước”

và giữ nguyên quan điểm “một nước Trung Hoa đó là một nước Trung Hoa dân chủ trong tương lai” ? Dưới thời của Trần Thụy Biển, ông từng tuyên bố “"thống nhất không phải là lựa chọn duy nhất cho Đài

1 Lý Đăng Huy là một chính trị gia của Trung Hoa Dan Quốc (thường được gọi là Đài Loan) Ông là Tổng thống của Trung Hoa Dân Quóc trong các nhiệm kỳ thứ 7 (thay chp

Tưởng Kinh Quốc qua đời), thứ 8 và thứ 9 của Trung Hoa Dân Quốc giai đoạn 1988-2000

2 Bộ Quốc phòng Mỹ (2009), Báo cáo Sức mạnh quốc phòng của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Military Power of People’s Republic of China), Oa-sinh-tơn, tr.438.

Trang 7

Loan” và thậm chí còn có cả kế hoạch “tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc” Những động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc và Trung Quốc còn đưa ra cả Sách trắng và Luật chống chia cắt đất nước (2005) để chống lại sự “Đài độc”

Như vậy, vấn đề Đài Loan căng thẳng kéo dài chủ yếu xuất phát từ những bất đồng trong quan điểm của Trung Quốc và giới chức Đài Loan về vị thế của mỗi bên, đồng thời xuất phát từ thực tế là: đa số người dân Đài Loan không nhất trí thống nhất đất nước mà muốn duy trì nguyên trạng Theo 30 cuộc trưng cầu dân ý từ tháng 1 năm 1994 đến tháng 5 năm 1997 của “Trung tâm Nghiên cứu bầu cử”, trường Đại học Chính trị Quốc lập Đài Loan cho thấy, tỷ lệ “tán thành thống nhất” chiếm từ 20 - 30%, ủng hộ “duy trì nguyên trạng” chiếm 40 - 60%, ủng hộ “Đài Loan độc lập” chiếm 10 - 20% Như vậy, tỷ lệ người dân Đài Loan ủng hộ “nguyên trạng” và “độc lập” chiếm từ 60 - 80%.3 Bên cạnh đó, Đài Loan và Trung Quốc cũng có những cách hiểu khác nhau về “một nước Trung Quốc” Phía Đài Loan không đồng ý với việc Trung Quốc luôn coi Đài Loan không có chủ quyền của một quốc gia độc lập nên không có quyền đại diện cho “một quốc gia là Trung Hoa”

2 Dự báo khả năng giải quyết vấn đề Đài Loan

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ

19 đã chỉ ra rằng việc thực hiện thống nhất hoàn toàn đất nước mẹ

là một yêu cầu tất yếu của Trung Quốc Trong khoảng 30 năm tới sẽ

là một khoảng thời gian quan trọng và việc giải quyết vấn đề Đài Loan và sự thống nhất hoàn toàn của đất mẹ là điều không thể tránh khỏi Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa hai bờ

eo biển Đài Loan đang trở nên căng thẳng hơn do những quan điểm trái ngược nhau từ hai phía Một câu hỏi được đặt ra liệu Đài Loan sẽ duy trì hiện trạng như hiện tại hay tiến tới thống nhất bằng phương

3 Trình Hiểu Nông (1999), Chiều hướng kinh tế - chính trị Trung Quốc lúc chuyển giao thế kỷ, Nxb Trung Quốc ngày nay, tr.300.

Trang 8

pháp hòa bình hay bạo lực sẽ nổ ra Dưới đây là một số phân tích về những khả năng có thể xảy ra trong tương lai:

2.1 Giữ nguyên hiện trạng

Trong khoảng thời gian tới, đây được đánh giá là một khả năng cao nhất có thể xảy ra bởi các bên liên quan đều có những tính toán riêng cho lợi ích của mình, đồng thời cũng không muốn gây nên tình trạng đối đầu, căng thẳng

Thứ nhất, quan điểm từ phía Trung Quốc

Hiện nay, cả thế giới đang bước vào xu thế hợp tác phát triển,

do đó cần phải có một môi trường ổn định, hòa bình để phát triển đất nước Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3, khoá 11 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế

ba bước Bước một: giải quyết được vấn đề no ấm; bước hai: đạt được mức sống trung bình; bước ba: đạt được mức bình quân GDP đầu người tương đương các nước phát triển trung bình Hiện nay, Trung Quốc đã thành công hai bước đầu Để đạt được bước thứ ba, điều then chốt là phải tranh thủ được môi trường hoà bình quốc tế tương đối dài đến năm 2050 Trong khi đó, Trung Quốc xác định vấn

đề Đài Loan là nguy cơ lớn nhất khiến Trung Quốc bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh quy mô lớn trong thế kỷ XXI Chính vì vậy, Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để duy trì được môi trường hoà bình vì khi xung đột xảy ra, lợi ích, vị thế và uy tín của Trung Quốc sẽ bị tác động mạnh mẽ, khiến Trung Quốc bị quốc tế cô lập và nghi ngờ Tuy nhiên, thay vì sử dụng khái niệm “duy trì hiện trạng” thì chính phủ Trung Quốc lại ưu tiên sử dụng “gìn giữ hòa bình” hơn Điều này có nghĩa là “giữ gìn hòa bình” bằng cách chấp nhận và tuân thủ nguyên tắc “một nước Trung Quốc” Nguyên tắc Một Trung Quốc là chiến lược thống nhất đất nước của Trung Quốc đối với Đài Loan nhằm kêu gọi sự thống nhất của hai bên theo hệ thống “một quốc gia, hai chế độ”, như đã được thực hiện ở Hồng Kông và Ma Cao Nó cũng thể hiện sự phản đối độc lập của Đài Loan Trung Quốc muốn Đài Loan, đặc biệt là Tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn

Trang 9

của Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP), chấp nhận cách giải thích của họ

về hiện trạng đồng thuận bằng cách diễn đạt của “Đồng thuận năm 1992”, điều mà Tổng thống Thái Anh Văn đã từ chối làm

Chính phủ Trung Quốc đề xướng ra chính sách “thống nhất hoà bình, một nước hai chế độ” bởi Đặng Tiểu Bình năm 1978 Với hi vọng sau khi thống nhất, Đài Loan vẫn có thể tiếp tục giữ chế độ kinh tế và xã hội của mình Từ đó đưa ra những nguyên nhân chính khiến cho vấn đề Đài Loan vẫn chưa được giải quyết:

(1) ` Nguyên nhân chủ quan

Do phía Đài Loan nhất quyết muốn hướng tới một Đài Loan “độc lập”, với mơ ước xây dựng một mô hình nhà nước như mô hình Trung Hoa Dân Quốc trong quá khứ Bên cạnh đó, tiểm lực quân sự của Đài Loan hiện nay tương đối mạnh, có thể cầm cự được trong một thời gian dài trước các cuộc tấn công của Trung Quốc, kể cả không có sự can thiệp của Mỹ Dù sức mạnh của Trung Quốc vẫn không ngừng tăng nhanh theo thời gian nhưng vẫn chưa đủ để ngăn cản các thế lực khác can thiệp vào công việc nội bộ đất nước

(2) Nguyên nhân khách quan

Đài Loan có các nhân tố bên ngoài để dựa vào, đặc biệt là Mỹ

để thực hiện chiến lược kiểm chế Trung Quốc, Mỹ luôn sử dụng con bài Đài Loan để thực hiện mục tiêu chiến lược kiềm chế Trung Quốc, đảm bảo cho an ninh của Mỹ cũng như các đồng minh ở khu vực Thực tế cho thấy, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì quan hệ không chính thức với Đài Loan, tiếp tục thực hiện các cam kết trong các thoả thuận với Đài Loan trong đó có việc bảo vệ Đài Loan và tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan Ngoài ra, Nhật Bản cũng sử dụng con bài Đài Loan, phối hợp với Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc cạnh tranh vai trò lãnh đạo khu VUC

Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 17 năm 2007, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từng nói: “Nếu Đại Lục và Đài Loan không thống nhất, thì sự thật chúng ta vẫn thuộc về một quốc gia và

Trang 10

tên gọi Trung Quốc không bao giờ thay đổi.”^ Điều này có nghĩa rằng đối với Trung Quốc, “duy trì hiện trạng” hoàn toàn khác với khái niệm

từ phía Đài Loan Chính phủ Trung Quốc vẫn luôn nhấn mạnh rằng hiện trạng giữa Đài Loan và Trung Quốc vẫn luôn là một quốc gia thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thô không thể bị chia cắt và một số vấn đề sẽ được quyết định bởi toàn bộ người dân Trung Quốc,

kể cả người dân ở Đài Loan

Để thực hiện được điều này thì việc chấp nhận và duy trì nguyên tắc “một nước Trung Quốc” là hoàn toàn cần thiết Việc Đài Loan đưa

ra khái niệm “duy trì hiện trạng” thực chất là đang kéo dài quá trình thống nhất hai bên Do đó, “thống nhất hoà bình, một nước hai chế độ” vẫn là phương châm cơ bản giải quyết vấn đề Đài Loan, nhưng

để ngăn chặn Đài Loan độc lập cần phải chuẩn bị sử dụng vũ lực khi cần thiết

Thứ hai, quan điểm từ phía Đài Loan

Đây là con đường được Đài Loan coi trọng và mong muốn thực hiện nhất Thái Anh Văn cũng thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “duy trì hiện trạng” Điều này đã rõ ràng từ bài diễn văn nhậm chức đầu tiên của bà: “Kể từ năm 1992, sau hơn 20 năm đàm phán vấn đề eo biển đã tạo điều kiện và đạt được các kết quả

mà cả hai bên cùng nhau trân trọng và duy trì; và dựa trên những thực tế và cơ sở chính trị đó, sự phát triển ổn định và hòa bình của hai bờ eo biển phải được tiếp tục thúc đẩy.”

Tuy nhiên, khái niệm “duy trì hiện trạng” được chính quyền Đài Loan đề cập đến có sự khác biệt với Trung Quốc “Giữ nguyên hiện trạng” có thể được hiểu là: “giữ nguyên hiện trạng sau đó thống nhất”; “giữ nguyên hiện trạng bây giờ và độc lập sau này”; “giữ nguyên hiện trạng vĩnh viễn”; Thậm chí là “Giữ nguyên hiện trạng

là Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền và độc lập bởi hội tụ đủ các

4 Nguyễn Minh Mẫn, Chính sách của Trung Quốc và Hoa Kỳ đối với Đài Loan (1949-

2020), NXB Dai hoc Su Pham TP HCM, tr.200

5 Diễn văn nhậm chức của Tổng thống nhiệm kỳ 14 của Trung Hoa Dân Quốc Thái

Anh Văn, được sửa đối lần cuối ngày 20 tháng 5 năm 2016, https://

english.president.gov.tw/

Trang 11

điều khoản và nghĩa vụ quốc gia theo công ước Montevideo”.° Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt về quan điểm của chính phủ hai bên bờ

Năm 2007, cựu lãnh đạo Đài Loan, Mã Anh Cửu, đã đề xuất khái niệm “duy trì hiện trạng” cũng như chính sách của ông đối với quan

hệ hai bờ eo biển trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình Chính sách của ông được thành lập dựa trên công thức “Ba không”: không thống nhất, không độc lập và không sử dụng vũ lực Khái niệm

“duy trì hiện trạng” của Mã Anh Cửu khá giống với quan điểm của các nghị sĩ hạ viện của Mỹ, đó là “không thống nhất” và “không độc lập” Ý tưởng về hiện trạng trong chương trình chính sách của ông vẫn được duy trì đặc điểm “Ba Không” dưới thời của Thái Anh Văn vì

nó mang lại sự yên tâm cho người dân trong nước và quốc tế Tổng thống Trần Thủy Biển khi đại diện Đảng Dân Tiến tham gia bầu cử Tổng thống cũng đã định nghĩa trạng thái “giữ nguyên hiện trạng” của Đài Loan bằng công thức “Bốn không” như sau:

(1) Không tuyên bố Đài Loan độc lập;

(2) Không thay đổi quốc hiệu từ “Trung Hoa Dân Quốc” thành

“Cộng hòa Đài Loan”;

(3) Không đưa học thuyết “mối quan hệ giữa các quốc gia” vào Hiến pháp;

(4) Không tổ chức trưng cầu dân ý về thống nhất hay độc lập.” Như vậy, khái niệm “giữ nguyên hiện trạng” của chính phủ Đài Loan có sự khác nhau giữa các đảng phái nói chung và với Trung Quốc nói riêng Theo một cuộc thăm dò vào tháng 11 năm 2005 từ Hội đồng các vấn đề Đài Lục cho biết: 37,7% người sống ở Trung Hoa Dân Quốc ủng hộ việc duy trì hiện trạng cho đến khi có quyết định trong tương lai, 18,4% ủng hộ việc duy trì hiện trạng vô thời hạn, 14% ủng hộ việc duy trì hiện trạng cho đến khi độc lập, 12% ủng hộ việc duy trì nguyên trạng cho đến khi thống nhất, 10,3% ủng hộ độc

6 Nguyễn Minh Mẫn

7 President Chen's Inaugural Address”, News Releases, Office of the president, Republic of China (Taiwan),2000.

Trang 12

lập càng sớm càng tốt và 2,1% ủng hộ tái thống nhất càng sớm càng

tốt.?

Cục diện quan hệ hai bờ eo biển hiện nay đã có một vài sự thay đổi, và có thể nói, lợi thế đang hướng về phía Đài Loan Ý tưởng về hiện trạng trong bài phát biểu của Thái Anh Văn đã vượt ra ngoài công thức “Ba Không” với đặc điểm mới nổi bật Hiện trạng này ngụ

ý rằng Đài Bắc đang nỗ lực “duy trì hiện trạng” để giành được thiện cảm của cộng đồng quốc tế Sự nỗ lực này có thể nâng cao hình ảnh của Đài Loan, cũng như bù đắp áp lực từ phía Trung Quốc Nói cách khác, Đài Bắc muốn tiếp tục định hình hiện trạng xung quanh vấn đề

eo biển Đài Loan như một vấn dé đa phương, thay vì một vấn đề song phương hoặc nội bộ Theo nghĩa này, hiện trạng không phải là tĩnh mà là động, và nó đang chuyển động theo hướng có lợi cho Thái Anh Văn và chương trình nghị sự chính trị ủng hộ độc lập của Đảng Dân chủ Tiến bộ của bà

Thứ ba, quan điểm từ phía Hoa Kỳ

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Mỹ đã cam kết thực hiện “một nước Trung Hoa”, nhưng Đài Loan vốn có vị trí rất quan trọng trong chiến lược của Mỹ Hoa Kỳ một mặt duy trì quan hệ chính thức với Trung Quốc, một mặt lại có quan hệ không chính thức với Đài Loan thông qua “Đạo luật quan hệ Đài Loan” vào năm 1979, nhằm bảo vệ lợi ích an ninh và thương mại của Hoa Kỳ ở Đài Loan Mặt khác thì sử dụng “quân bài Đài Loan” với chiến lược “lấy Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc”

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Crít-tốp-phơ Hin đã từng đưa ra nhận xét:

“Không nên đối địch với Trung Quốc, tiếp tục dựa vào nguyên tắc hoà bình để giữ nguyên hiện trạng eo biển Đài Loan, duy trì quan hệ cân bằng giữa hai bờ” Có thể thấy, việc “giữ nguyên hiện trạng” Đài Loan “không độc lập, không thống nhất” như bây giờ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cho Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, đồng thời vừa

8 Trích từ “Tóm tắt kết quả của cuộc điều tra dư luận về “Quan điểm của người dân

về mối quan hệ xuyên eo biển hiện nay” Hội đồng các vấn đề về Đại Lục, 2007.

Trang 13

10

duy trì được vị thế ảnh hưởng ở Đài Loan, vừa đảm bảo cho chiến lược kiểm chế và ngăn chặn Trung Quốc Ngoài ra, nhiều nước khác cũng không muốn xảy ra xung đột tại khu vực, ảnh hưởng đến môi trường hoà bình, ổn định và phát triển

Các học giả Đài Loan nhận định, “trong tương lai, Mỹ vẫn sẽ cho rằng, vấn đề Đài Loan không thể giải quyết bằng vũ lực, Đài Loan mất ổn định có thể được xem là mối đe doạ đối với lợi ích và an ninh quốc gia của Mỹ Vì vậy, Mỹ sẽ tiếp tục dựa vào Luật quan hệ Đài Loan, giúp Đài Loan duy trì khả năng tự vệ đầy đủ, tiếp tục bán cho Đài Loan vũ khí mang tính phòng thủ; nhưng khi Đài Loan tìm kiếm vai trò nhất định trên trường quốc tế, cũng cần phải phù hợp với chính sách “một nước Trung Hoa” và sẽ theo đuổi mục tiêu này

Mỹ sẽ không ủng hộ “hai nước Trung Quốc”, “một Trung Quốc, một Đài Loan”, hoặc là “Đài Loan độc lập”.?

Dưới thời tổng thống Brush, khái niệm “giữ nguyên hiện trạng” được hiểu là chính phủ Trung Quốc không được thực hiện các biện pháp phi hòa bình để thống nhất Đài Loan, tiếp tục duy trì “không độc lập, không thống nhất” Đồng thời, phía Đài Loan cũng không được tuyên bố độc lập hay tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý

Bên cạnh đó, để duy trì sự ổn định, một số chính trị gia Mỹ thậm chí còn đề xuất các hình thức để củng cố hiện trạng như Kenneth Lieberthal với khái niệm “Thỏa ước có thời hạn”; Stanley Roth với “Sắp đặt có thời hạn”; hay Harry Harding với “Tạm ước” để Đài Loan và Trung Quốc có sự lựa chọn phù hợp nhất với mô hình trong tương lai Các quan điểm được Mỹ đưa ra cũng chỉ với một mục đích là ngăn cản quá trình thống nhất, đem lại lợi ích cho Mỹ

Chính vì vậy, quan hệ hai bờ chủ yếu là đẩy mạnh đàm phán,

mở rộng quan hệ hợp tác song phương vừa đảm bảo cho lợi ích kinh

tế, vừa từng bước thu hẹp những bất đồng giữa hai bên Mỹ sẽ tiếp tục lợi dụng vấn đề Đài Loan làm con bài mặc cả với Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế Khi cần gây áp lực và sức

9 Trình Hiểu Nông (1999), Chiều hướng kinh tế - chính trị Trung Quốc lúc chuyển giao thế kỷ, Nxb Trung Quốc ngày nay, tr.238,239.

Trang 14

11

ép với Trung Quốc, Mỹ lại sử dụng các con bài như bán vũ khí cho Đài Loan, bật đèn xanh để Đài Loan "tuyên bố trưng cầu dân ý đòi độc lập" hoặc gia nhập LHQ , khiến Trung Quốc phải đàm phán, thậm chí nhượng bộ Mỹ một số vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước, hoặc xử lý các vấn đề quốc tế có lợi cho Mỹ

2.2 Tiến tới thống nhất trong hòa bình

Bắc Kinh luôn bày tỏ hy vọng giải quyết vấn đề Đài Loan bằng cách thống nhất trong hòa bình là cách tốt đẹp nhất, đảm bảo được lợi ích từ hai phía Đối với Bắc Kinh, các phương pháp hòa bình vẫn là một phương pháp “hợp pháp” Quân sự chỉ là phương sách cuối cùng

và là phương án phòng thủ, và nó sẽ không bao giờ được sử dụng trừ khi nó thực sự cần thiết Bắc Kinh thực sự đặt hy vọng vào các biện pháp hòa bình như đã làm với Ma Cao, Hong Kong với chính sách

“một quốc gia, hai chế độ”

Hiện nay, các kế hoạch tạo cơ sở cho việc thống nhất trong hòa bình đã được Trung Quốc đặt ra nhưng vẫn chưa có được sự thống nhất từ hai phía Hai bên vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược nhau

về vấn đề: Ai sẽ thống nhất vào ai; ai là là lãnh đạo sau khi thống nhất Và kế hoạch “thống nhất hòa bình, một quốc gia hai chế độ” của Trung Quốc vẫn chưa thuyết phục được Đài Loan Do đó, trong thời gian sắp tới khả năng thống nhất trong hòa bình này khá khó đạt được, nhưng về lâu dài chỉ xảy ra khi Mỹ có những mặc cả, hoặc thoả thuận với Trung Quốc trong một số vấn đề chiến lược quan trọng, liên quan đến lợi ích, an ninh của Mỹ trên thế giới

Để tiếp tục theo đuổi con đường thống nhất trong hòa bình này, Trung Quốc phải chịu một nhược điểm đó là không có một thời gian biểu xác định Tất nhiên, Trung Quốc hy vọng sẽ hoàn thành việc thống nhất càng sớm càng tốt, và không thể chờ đợi để thống nhất vào ngày mai Nhưng nếu thống nhất hòa bình thì cần phía bên kia đồng ý Theo cách này, thời gian thống nhất sẽ không thể đoán trước được Bên cạnh đó, sự phản kháng của lực lượng “Đài Loan độc lập”

và sự cản trở của các yếu tố quốc tế là hai trở ngại lớn cho sự thống nhất của đất mẹ

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN