Về mặt không gian: Tiểu luận chủ yêu tập trung nghiên cứu các chủ trương, chính sách đôi mới của Đáng và những thành tựu lẫn hạn chế khi thực hiện các kế hoạch đổi mới qua từng Đại hội,
Trang 1
TRUONG DAI HQC SU PHAM
THANH PHO HO CHI MINH
KHOA LICH SU - NGANH QUOC TE HOC
TIEU LUAN CONG CUOC DOI MOI DAT NUOC O VIET NAM (1996-2000)
HOC PHAN: 2121HIST105702 — Lịch sử Việt Nam cận hiện đại 2
HO VA TEN: DOAN NGUYEN ANH KHOA
MSSV: 46.01.608.032
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2022
Trang 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU cu 2u 00c ch nh nh HH nà nr nà nà nr Ha na nh nà tr xà ca xác CHƯƠNG I: VIỆT NAM BƯỚC VÀO THỜI KỲ PHỤC HÔI, XÂY DỰNG LAI DAT NƯỚC BƯỚC ĐẦU TIỀN LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1976-1985)
1.1 Tình hình đất nước khi thực hiện kế hoạch 5 năm 1976-1985 5 1.2 Tình hình đất nước khi thực hiện kế hoạch 5 năm Õ
CHUONG 2: CONG CUOC DOI MOI DAT NƯỚC Ở VIỆT NAM (1986-2000)
2.1 Việt Nam bắt đầu thực hiện đôi mới (1986-1990)
2.1.1 Đại hội lần thứ VI- Đại hội mở đầu công cuộc đôi mới, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội cc các cò cọ nh ch nh nh nh nh Hà na tr nà nhe co xá 9 2.1.2 Kết quả bước đầu c2 2à 2n c2 nh nh sec TÔ 2.2 Tiếp tục thực hiện đôi mới Đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội (1991-
1995)
2.2.1 Đại hội lần thứ VII- Đại hội tiếp tục công cuộc đôi mới 18
2.2.2 Thành tựu Đảng và nhân dân đạt được và hạn chê 23
2.3 Kế hoạch 5 năm 1996-2000 Đất nước chuyên sang thời kỳ đây mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa vì Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
2.3.1 Chủ trương của Đảng chuyên đất nước sang thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ttt hy Kha bi kh nee 28
2.3.2 Các chính sách, chương trình chủ yếu 30
2.3.3 Thành tựu và hạn chế c s22 n2 2n nen ec34 KẾT LUẬN c2 20222 2n nh nh nh HH ra sẻ co co có L3 TÀI LIỆU THAM KHÁO c2 38
Trang 3MO DAU
1.Li do chon chủ đề
Công cuộc đôi mới 1986-2000 là mốc quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước Qua các kế hoạch 5 năm từ năm 1986 đến 2000, những chủ trương mà Đáng đề ra từng bước phục hôi, đưa đất nước ngày càng phát triển Công cuộc đôi mới 1986-2000 là nền táng, cơ sở cho quá trình tiền lên xã hội chủ nghĩa của đất nước ta Vì thế, em chọn
đề tài này đề trình bày những chủ trương mà Đảng và nhân dân ta thành công thắng lợi trong công cuộc đổi mới
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nắm vững chủ trương trong đường lối Đảng đề ra để đôi mới đất nước Từ đó, có
đầy đủ nhận thức về tính đúng đắn của lịch sử về công cuộc đôi mới đất nước Dé hoc tap
và cho bán thân vôn hiểu biết dé vận dụng những tỉnh hoa của các chính sách vào tình
hình đất nước hiện nay
3 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Tiểu luận chủ yếu tìm hiểu những chủ trương của Đảng ở thời
kỳ đôi mới từ năm 1986-2000 Nhưng cũng đề cập đến khoảng thời gian trước đó dé làm
rõ bối cảnh trong nước trước đó đề tiến tới công cuộc đối mới đất nước
Về mặt không gian: Tiểu luận chủ yêu tập trung nghiên cứu các chủ trương, chính
sách đôi mới của Đáng và những thành tựu lẫn hạn chế khi thực hiện các kế hoạch đổi
mới qua từng Đại hội,
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử: Giúp tái hiện lại một cách trung thực nhất bối cảnh lịch sử, tình
hình trong và ngoài nước của các giai đoạn trong công cuộc đôi mới 1986-2000 Phương pháp logic: Giúp nghiên cứu tông quát nhất về các chủ trương, chính sách
công cuộc đổi mới Việt Nam, góp phần bộc lộ bản chất, tính tất yêu của các chính sách
hoặc chiến lược đôi mới trong thời kỳ này của lịch sử Việt Nam Ngoài ra, một số phương
pháp nghiên cửu khác như phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp thống kê, phương pháp tông hợp cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài
5.Bố cục đề tài
Trang 4Bồ cục đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, thì nội dung cơ bản
của đề tài bao gồm 2 chương, cụ thể như sau:
CHƯƠNG I: VIỆT NAM BƯỚC VÀO THỜI KỲ PHỤC HỎI, XÂY DỰNG LẠI
ĐẤT NƯỚC BƯỚC ĐẦU TIÊN LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1976-1985) Nội dung chương I chủ yếu thê hiện bối cảnh lịch sử, và tình hình đất nước trước khi bắt đầu công
cuộc đôi mới đất nước
CHƯƠNG 2: CÔNG CUỘC ĐỎI MỚI ĐÂT NƯỚC Ở VIỆT NAM (1986-2000) Nội dung chương 2 chủ yêu thể hiện các chính sách đôi mới đất nước và những thành tựu
đạt được.
Trang 5CHƯƠNG 1: VIET NAM BUGOC VAO THOI KY PHUC HOI, XAY DUNG LAI
ĐẤT NƯỚC BƯỚC ĐẦU TIẾN LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1976-1985)
1.1 Tình hình đất nước khi thực hiện kế hoạch 5 năm 1976-1985
Giai đoạn 1976-1980, thời gian này cả nước hoàn toàn độc lập va thông nhất đất
nước với nhau Là điều kiện cơ sở thuận lợi đề phát triển nền kinh tế và xây dựng Chủ nghĩa xã hội theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IV là bước mở đầu thời kỳ cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội họp vào ngày 14 đến 20-
12-1976 Tại đây đã nhân mạnh tầm quan trọng của việc đất nước phải tiến lên xã hội chủ nghĩa: “Ngày nay, Tô quốc ta đã hoàn toàn độc lập thì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội là một” vì “Chi có chủ nghĩa xã hội mới thực hiện được ước mơ lâu đời của nhân dân
lao động và vĩnh viễn thoát khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu để sống một
cuộc đời no cơm, ấm áo, ngày mai được bảo đảm một cuộc đời văn minh, hạnh phúc
Có chủ nghĩa xã hội, Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại, văn hoa, khoa học tiên tiến,
quốc phòng vững mạnh, do đó bảo đảm cho đất nước ta vĩnh viễn độc lập, tự do và ngày
càng phát triên phôn vinh”!
Với những khó khăn yếu kém về nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá dẫn đến lạc hậu Đảng đã đặt ra mục tiêu cơ bản làm cơ sở và tiền đề cho việc xây dựng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam Một lv, xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,
phái tổ chức lại nền sản xuất xã hội, phân bó lao động, cần các thiết bị khoa học - kỹ thuật hỗ trợ sản xuất; Hình thành một cơ cấu kinh tế phù hợp với đường lối của Dang
Hai là, cải thiện một bước đời sống của nhân dân, đáp ứng các nhu cầu thông thường về
ăn, mặc, ở, học tập, sức khỏe của người dân Chăm lo đời sống vật chất, phải chú
trọng cải thiện đời sống văn hóa của nhân dân, tạo ra cuộc sống mới, với những quan hệ
xã hội tốt đẹp
Miễn Bắc, nhà nước đầu tư vào các hợp tác xã để mở rộng quy mô nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn còn bị trì trệ Sản lượng nông nghiệp tăng, giảm không đồng đều: năm
1977 là 0%, năm 1978 là -5.5%, năm 1979 là 2.7%, năm 1980 là 2.8% Mô hình tập thé
1 GS Trương Hữu Quỳnh (1999) Đại Cương Lịch Sử Việt Nam toàn tập
Trang 6hóa trong nông nghiệp rơi vào khủng hoảng, nền nông nghiệp suy giảm nghiêm trọng và
rơi vào khủng hoáng Miền Nam cải tạo công, thương nghiệp, sau khi tiến hành cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế ở miền Nam cơ bán thống nhất Số xí nghiệp quốc
doanh cả nước năm 1976 là 2021, năm 1980 là 2538, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm là 0.6% Công nghiệp quôc doanh chiếm 65.9%, công nghiệp địa phương chiếm
34,1%, công nghiệp quốc doanh đóng vai trò chủ đạo chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp Thương nghiệp quốc doanh là nòng cốt trên thị trường và nắm độc quyền nhiệm
vụ xuất, nhập khâu, Tỷ lệ hàng hóa nhập khâu lớn hơn hàng hóa xuất khẩu Giá trị hàng hóa xuất khâu không bằng 30% giá trị hàng hóa nhập khâu Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gạo, sắt thép, phân bón, xăng dâu, bông vải sợi Giai đoạn này, nước ta phải chiến đâu với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (1978) và biên giới phía Bắc (1979) Nguồn
dự trữ hàng hóa cạn kiệt Giai đoạn 1976-1980 tổng sản phẩm cả nước chỉ tăng 0.8%
Từ năm 1976 đến năm 1980, cá nước bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa, nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm cuối kỳ bị thất bại, nông nghiệp khủng hoảng, công nghiệp đình đồn, nhiều xí nghiệp quốc doanh thua lỗ, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu
bị thiếu tram trọng, lạm phát luôn ở mức hai con số Kế hoạch hóa tập trung, những hạn chế của cơ quan liêu, bao cấp đã bộc lộ, làm nảy sinh những nhân tố mới, xuất hiện hiện tượng “xé rào” trong sản xuất kinh doanh Đây cũng là căn cứ, tiền đề để Đảng ta và Nhà
nước đi đến đường lối đôi mới ở Đại hội lần thứ VI (1986)
1.2 Tình hình đất nước khi thực hiện kế hoạch 5 năm
Kế hoạch 5 năm 1976-1980 thực hiện đã không thành công như dự định Đảng
phái có những chính sách, đường lỗi mới để phát triển đất nước Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa IV vào tháng 8-1979 đã cho ra phương hướng kế hoạch
5 năm 1981-1985 Với những mục tiêu kinh té-xA hội được đặt ra: một là, đáp ứng những
nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất, dần dần ôn định, tiền lên cai thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân; hai là, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật nhằm
thúc đây sản xuất nông nghiệp, và phát triển công nghiệp nặng: ba là, hoàn thành công
cuộc cải tạo XHCN ở miễn Nam, tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuât XHCN ở miện
Trang 7Bắc, củng có quan hệ sản xuất XHCN; bốn là, đáp ứng các nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cô quốc phòng và giữ vững an ninh trật tự
Nông nghiệp: nhà nước khắc phục tình trạng khủng hoảng về mô hình tô chức sán
xuất Năm 1980, sản lượng lương thực là 14.4 triệu tan, nam 1985 là 18.2 triệu tắn Công nghiệp: tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính
của các xí nghiệp quốc doanh Ä#ực điêu về xã hội: Đảng và Nhà nước chủ trương đặt
mục tiêu chăm lo đời sông nhân dân lên hàng đầu Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng cải
thiện đời sông nhân dân trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế Chứnh sách giá cả-iên
lương: giai đoạn 1981-1982, nhà nước tiễn hành điều chỉnh giá Nhưng cải cách giá đã
không đem lại kết quả, giá thị trường tự do lại tăng vọt, chênh lệch giữa hai loại giá vẫn
ngày càng lớn Ngân sách bội chi ngày càng tăng, mức độ lạm phát ngày càng cao Tình
hình đó đã làm trầm trọng thêm tình trạng gây mắt ôn định về kinh tế-xã hội, gây hỗn loạn trên thị trường và gây khó khăn cho đời sống người dân?
Với những thay đổi tích cực thì kế hoạch 5 năm 1981-1985 có những tiến bộ so với kế hoạch 5 năm trước: nền kinh tế tăng trưởng, tổng sản phâm xã hội bình quân tăng
7.3%/năm, thu nhập quốc dân tăng 6.4% Nhưng vẫn vận hành theo cơ chế quản lý cũ,
chưa thúc đây sản xuất kinh doanh phát triển, không đạt được các chỉ tiêu đặt ra Nền
kinh tế Việt Nam một lần nữa rơi vào khủng hoảng: quan hệ sản xuất chưa phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; kinh tế tăng trưởng thấp, nếu tính chung từ năm 1976 đến năm 1985, tông sản phẩm xã hội tăng 50.5%, bình quân mỗi năm tăng 4.6% Thu nhập quốc dân tăng 38.8%, bình quân tăng 3.7%/năm; sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; lạm phát diễn ra ở mức trầm trọng gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội Năm 1985, cải cách giá thất bại làm
cho tốc độ lạm phát tăng vọt; Đời sống nhân dân gặp khó khăn, pháp luật không nghiêm dẫn đến xã hội đi theo hướng tiêu cực Nhân dân giảm lòng tin với những chủ trương,
lãnh đạo của Đảng
2 Nguyễn Quang Ngọc (2007) TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
Trang 8Nguyên nhân của tình trang trên là do chúng ta chưa kiên quyết khắc phục những
sal lầm, hạn chế đã bộc lộ trong kế hoạch 5 năm trước như bệnh chủ quan nóng vội và
bao thủ trì trệ trong bồ trí cơ cầu kinh tế, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế Chúng ta lại
phạm những sai lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối lưu thông, buông lỏng trong quán lý kinh tế, xã hội3 Đi qua hai kế hoạch 5 năm là gồm 10 năm cải tạo, xây dựng nhưng đất nước vẫn roi vao tình trạng khủng hoảng, kinh tế trì trệ khiến nhận ra mô
hình kinh tế cũ với đặc trưng: công hữu hóa về tư liệu sản xuất với hai thành phần kinh tế
chủ yếu là quốc doanh và tập thê, quán lý nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là nguyên nhân cản trở nền kinh tế-xã hội nước ta phát triển Do đó, cần một sự đôi mới đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội
3 Nguyễn Quang Ngọc (2007) TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
Trang 9CHUONG 2: CONG CUOC DOI MOI DAT NUOC O VIET NAM (1986-2000) 2.1 Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990)
2.1.1 Đại hội lần thứ VI- Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi khúng hoảng kinh tế - xã hội
Sự vận động khách quan của thực tiễn cuộc sống và các quy luật của nên kinh tế
đòi hỏi Đáng ta phải đổi mới Cái cách địa phương trong Kế hoạch 5 năm 1981-1985 không đủ đề cải thiện tình hình Vì vậy, vấn đề nằm ở chỗ đôi mới căn bản, từ nhận thức
lý luận khách quan, khoa học về mô hình xã hội chủ nghĩa đến tô chức và thực hiện mô hình xã hội chủ nghĩa Chỉ bằng cách này, đất nước mới có thể thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Thủ
đô Hà Nội từ 15 đến 18/12/1986 Có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1.9 triệu đảng viên
cả nước, 35 đoàn đại biểu các đảng anh em, các tô chức cách mạng và bầu bạn khắp năm
châu dự Đại hội Đại hội diễn ra trong bối cảnh trong bối cánh cuộc cách mạng khoa học-
kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thê đôi thoại trên thế giới dần trở thành xu thế đối đối
Ở thể giới lúc này, đổi mới là xu hướng nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa tiến hành cái tổ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam lúc này vào thê bị các nước đề quốc và thế lực thù địch bao vây, cắm vận, tình hình trong
nước lúc này đang gặp khủng hoảng kinh tế- xã hội Lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng trở nên khan hiếm; lạm phát tăng 300% năm 1985 lên 774% năm 1986 Đứng trước những khó khăn: hiệu quá đầu tư và sản xuất thấp, tài nguyên chưa được khai thác
tot, bị sử dụng lãng phí, vật giá tăng nhanh, ngân sách thiếu hụt, sự mắt cân đôi giữa cung
và cầu, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng có, vai trò của kinh tế quốc
doanh suy yếu, đời sông nhân dân gặp nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống không được
cải thiện Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) Đảng đã phân tích sâu sắc, khách quan rằng: “Trong 5 năm 1981-1985, đã không nghiêm chính thực hiện những kết luận đúng đắn của Đại hội lần thứ V của Đảng cụ thê hóa đường lôi kinh tế trong
chặng đường đầu tiên chưa kiên quyết khắc phục chủ quan nóng vội và bảo thủ trì trệ
trong bồ trí co cau kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa va quan ly kinh tế, lại phạm những sai
9
Trang 10lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phôi, lưu thông, đã buông lỏng chuyên chính
vô sản trong quản lý kinh tế, xã hội, trong đấu tranh tư tưởng, văn hóa, trong việc chống
lại những âm mưu, thủ đoạn phá hoại thâm độc của kẻ thù” Tại Đại hội đã dựa trên tình
hình đất nước, nhìn nhận những sai lầm, khuyết điểm trong đường lồi, chủ trương của Đảng qua 2 lần kế hoạch 5 năm trước đó Đã chỉ ra những nguyên nhân căn bán dẫn đến
đất nước lâm vào khủng hoảng như hiện tại là sai lầm trong chủ trương, chính sách trong chỉ đạo chiến lược và tô chức thực hiện Những sai lầm chủ yếu là bệnh chủ quan, duy ý
chí, lỗi suy nghĩ và hành động giản đơn, quá nóng vội đi chạy theo nguyện vọng chủ
quan “Chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ôn
định tình hình kinh tế-xã hội, ôn định đời sống nhân dân”, “Những sai lầm và khuyết
điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tô chức và công tác cán bộ của Đảng Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”
Đảng trực tiếp nhìn nhận sai lầm Ở Đại Hội, Đảng đã rút ra bốn bài học: Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lây dân làm gốc” Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện
mới Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân
dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
Qua những bài học, kinh nghiệm của LŨ năm trước, Đại hội đã đặt ra nhiệm vụ,
mục tiêu của chặng đường đầu tiên tiến lên xã hội chủ nghĩa là: sán xuất đủ tiêu dùng và tích lũy, tạo ra một cơ cầu kinh tế hợp lý, đặc biệt chú trọng ba chương trình kinh tế lớn
là lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đó là sự cụ thê hóa nội dung
công nghiệp hóa trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ Mục tiêu của Ba chương
trình về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu: Bảo đám nhu cầu lương thực của xã hội và dự trữ, đáp ứng một cách ôn định nhu cầu thiết yêu về thực
phẩm Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động: Đáp ứng nhu
câu của nhân dân về những mặt hàng tiêu dùng thiệt yêu; Tạo được một sô mặt hàng xuât
* GS Trương Hữu Quỳnh (1999) Đại Cương Lịch Sử Việt Nam toàn tập
10
Trang 11khẩu chủ lực, tăng nhanh kim ngạch xuất khâu để đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập
khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết Nhưng để thực hiện được
các mục tiêu của Ba chương trình trên thì phải đảm bảo được nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp phải giữ đúng vai trò là mặt trận hàng đầu, phải đáp ứng được nhu cầu về
vốn, năng lực, lao động, kỹ thuật Thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa thường xuyên với
hình thức, bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp và lực lượng sản xuất
phát triển Quan trọng là phái đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cái cũ không còn thích hợp
và không hiệu quả Phái giải quyết được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông
Xây dựng và tô chức thực hiện một cách thiết thực, các chính sách xã hội phải thực sự có
hiệu quả Phái đảm bảo được quốc phòng, an ninh cho đất nước Đại hội VI nhân mạnh:
“Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sán
xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự
giúp đỡ quốc tế để phát triên mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cô
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”
Đại hội lần thứ VI đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương gồm 124 ủy viên chính
thức và 49 ủy viên dự khuyết Bộ chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết Nguyễn Văn Lĩnh được bầu làm Tổng bí thư của Đảng, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức THọ được giao trách nhiệm làm cô vấn cho BCH trung ương Đảng
Đại hội lần thứ VI là đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng” Sau nhiều lần nghiên cứu tìm tòi, thử nghiệm thực tiễn, đổi mới tư tưởng lý luận,
hiểu rõ hơn các quy luật khách quan của thời kỳ quá độ và thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa Hội nghị đã đề ra đường lỗi đối mới toàn diện, nội dung cơ bản như sau:
Đôi mới về nhận thức xã hội chủ nghĩa:
Đảng phải đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ về chủ nghĩa xã hội về các quy
luật khách quan những đặc trưng của thời kỳ quá độ Trong nhiều năm qua, những quan
niệm lạc hậu về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là về công nghiệp hóa, cải tạo xã hội Chủ
nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế về phân phối lưu thông chính là nguyên nhân chậm phát
3 GS Trương Hữu Quỳnh (1999) Đại Cương Lịch Sử Việt Nam toàn tập
11
Trang 12triển và cụ thê hóa đường lỗi chung và đường lối kinh tế trong chặng đường đầu của thời
kỳ quá độ Tại Đại hội lần thứ VI, Đảng vẫn tiếp tục khẳng định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa mà các Đại hội IV và V đã vạch ra Đến đại hội VI, Đảng nhận thức rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cá một chặng đường dài gồm những khó khăn, thách thức, trải qua nhiều chặng đường khác nhau Chặng đường đầu tiên là chặng đường nên táng, cơ sở cho những chặng đường này Nên ở giai đoạn đầu phải ôn định tình hình mọi mặt của kinh tế lẫn xã hội, xây dựng những tiền đề cần thiết để phục vụ trong việc quá độ lên chủ nghĩa
xã hội Trước hết, phải cần ôn định tình hình kinh tế-xã hội cần phải 6n định sản xuất, ôn định phân phối lưu thông, 6n định đời sống vật chat và văn hóa, tăng cường hiệu lực của
tô chức quán lý, thiết lập lại trật tự xã hội, công bằng xã hội Ôn định và phát triển luôn đi đôi với nhau, phải ôn định đề phát triển và phát triển thì mới ôn định được Vì vậy phải đôi mới, trước hết phái đổi mới tư duy Đối mới tư duy không có nghĩa phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được, phủ nhận những quy luật phô biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lỗi đúng đắn đã được xác định, trái lại chính là bô sung
và phát triển những thành tựu ấy
Đôi mới quan điểm chính sách kinh tế
Đại hội đã đưa ra những quan điểm đôi mới, trước hết là đổi mới, đầu tiên là đôi
mới tư duy kinh tế với nội dung: điều chỉnh lại cơ câu đầu tư theo hướng tập trung cho 3 chương trình mục tiêu: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; thực
hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất; tiên hành đôi mới cơ chế quản lý kinh tế, coi đây là động lực chủ yếu đề thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế trong kế hoạch 5 năm 1986-1990; chuyên từ chính sách kinh tế đóng kín sang chính sách kinh tế mở của, đa dạng hóa thị trường, từng bước gắn nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước với thị
trường quốc tế trên nguyên tắc báo đảm độc lập chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia Đại
hội đặt ra năm chỉ tiêu cần hoàn thành: một là, thu nhập quốc dân tăng bình quân mỗi năm 6-7%, Hai là, phần đấu năm 1990 sản xuất được 22-23 triệu tần lương thực quy thóc
Ba là, sán xuất hàng tiêu dùng tăng bình quân mỗi năm 13-15% Bồn là, giá trị xuất khâu
12
Trang 13trong 5 nam 1986-1990 tang 70% so vdi 5 nam 1981-1985 Nam la, ha ty 1é tang dân số
xuống chỉ còn tăng 1.7% vào năm 1990,
Năm phương hướng lớn phát triển kinh tế là: bồ trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh
cơ cầu đầu tư xây dựng và củng cô quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; sử dụng và cải tạo
đúng đắn các thành phần kinh tế; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ động
lực khoa học-kỹ thuật, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đôi ngoại
Đổi mới cơ cầu kinh tế: phải sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý,
phái có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phân kinh tế, chính sách đó cho
phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế với quy mô và trình độ kỹ thuật thích hợp trong
từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phân kinh tế liên kết với nhau, trong đó kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo Đại hội xác định rõ các thành phần kinh tế ở nước ta là: kinh tế xã hội chủ nghĩa (bao gom khu vực quốc doanh và khu vực tập thể), kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể), kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức mà hình thức cao là công tư hợp doanh: kinh tế tự nhiên, tự cập, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiêu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác Trong khi thực hiện chính sách kinh tế nhiều
thành phần, Đại hội VI cũng chủ trương điều chỉnh cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cầu
đầu tư, tập trung thực hiện ba kế hoạch mục tiêu lớn là lương thực, hàng tiêu dùng và hàng xuất khâu Các chương trình này là sự cụ thê hóa những nội dung chủ yếu của
chặng đường đầu tiên của quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: Dại hội VI cho rằng, việc bỗ trí lại cơ cầu kinh tế
phái đi đôi với đôi mới cơ chế quản lý kinh tế Đảng chỉ rằng: cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay đã không tạo được động lực phát triển làm suy yếu
nên kinh tẾ, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rồi loạn
trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội Phong cách
quản lý quan liêu, cửa quyền tư duy mang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí Vì vậy
“Phương hướng đôi mới cơ chế quản lý kinh tế đã được khẳng định là xóa bỏ tập trung
quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan, với trình độ
13
Trang 14phát triển của nền kinh tế” Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, chú trọng tính kế hoạch, sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng hóa- tiền tệ, các đơn vị sản xuất có quyên tự chủ sản xuất-kinh doanh, tự chủ về tài chính, sử
dụng tốt các đòn bây kinh tế Đôi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nội dung quan
trọng nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng
Trong công nghiệp, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định 217/HĐBT về việc mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh Đôi mới cơ chế quản lý, phát huy quyền tự chủ, năng động cho các doanh nghiệp và người lao động trong sản xuất Trong thương nghiệp, chính sách tự do hóa lưu thông và cơ chế giá thị trường
đã làm thay đôi căn bản phương thức kinh doanh của các cơ sở thương nghiệp, từ kinh doanh theo kiểu bao cấp chuyên sang kinh doanh theo cơ chế thị trường Lĩnh vực tài
chính, tiền tệ, bắt đầu cuỗi năm 1988, ngân sách bắt đầu không cấp phát vốn cho các đơn
vị kinh tế quốc doanh mà thực hiện tín dụng cho vay Một số công trình xây dựng cơ bản
cũng được chuyên từ cấp phát vốn sang tín dụng đầu tư Chế độ thu quốc doanh trong các
doanh nghiệp Nhà nước được thay bằng chính sách thuê như đối với mọi thành phần kinh
tế khác Hệ thông ngân hàng theo mô hình 2 cấp: Hệ thống ngân hàng Nhà nước và hệ
thống ngân hàng thương mại Kinh tế nông nghiệp, cơ chế quán lý nông nghiệp có sự
thay đôi căn bản, cải cách cơ chế quản lý của các đơn vị kinh tế cơ sở Hộ gia đình xã
viên được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, các chính sách bảo đảm quyền tự chủ sản
xuất của hộ xã viên về cá ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối Điều đó làm cho, hộ
nông dân được tự do trong sản xuất nông nghiệp, không còn những ràng buộc cho chế độ
cũ đem lại Kinh tế nông nghiệp cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 đã phát trién nang động Thay đổi vai trò kinh tế hộ tự chủ đã làm thay đổi kết cấu mô hình hợp tác ở nông thôn Theo cơ chế mới, các HTX nông nghiệp phái chấn chính lại bộ máy tô chức,
chuyền sang làm chức năng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng các phương thức quán lý theo cơ chế thị trường Đây là thử thách rất lớn đối với sự tồn tại của các HTX nông nghiệp
14
Trang 15Chuyên sang cơ chế giá thị trường, đây lùi lạm phát: ba năm liên tiếp nhau 1986,1987,1988 lạm phát luôn ở mức ba con số Đề ngăn cản lạm phát ngày càng tăng,
Nhà nước đã chỉ đạo chuyên từ cơ chế hai gia sang co ché giá thị trường, thực hiện chính sách tự do hóa lưu thông Cơ chế giá thị trường và chính sách tự do hóa lưu thông có tác
dụng xóa bỏ sự phân biệt hai thị trường, tạo ra một thị trường thống nhất điều hòa giữa cung và cầu Bên cạnh còn có những biện pháp khác như: giám bù lỗ cho khu vực kinh tế quốc doanh, giảm chỉ đầu tư xây dựng cơ bản, nâng lãi suất gửi tiền tiết kiệm cao hơn chỉ
số lạm phát Những nỗ lực của Đảng đã làm giảm mức độ lạm phát
Đối mới chính sách ngoại giao
Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đôi ngoại với chính sách giá và tý giá theo
cơ chế thi trường và kinh tế nhiều thành phân thì phải đổi mới chính sách ngoại giao để phát triển nền kinh tế xuất nhập khâu và đầu tư từ nước ngoài Vì Đảng nhận thức rõ nhiệm vụ ôn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu Đại hội VI nhắn mạnh sự
cần thiết phái: '“Công bó chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới
nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu Đi đôi với việc công bố luật đầu tư, cần có các chính sách và biện pháp tạo điều
kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta hợp tác kinh doanh” Từ
năm 1989, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng Nên kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên Hai mặt hàng xuất khẩu quan trọng là dầu thô và gạo Các đối tác, bạn hàng lớn của nước ta là Nhật Bản,
HongKong, Singapore Tháng 12/1987, Quốc hội cho thông qua Luật Đầu tư nước ngoài,
điều này thể hiện Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài sẽ nhắm
vào thị trường Việt Nam
Ngoại giao góp phân rất quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì
hoa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội nhằm tăng cường quan hệ hữu
nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đang làm Bình
thường hóa quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích của hai người, Đông Nam Á và hòa bình
thế giới Kết hợp sức mạnh của đất nước với sức mạnh của thời đại, chúng ta hướng tới
mục tiêu hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thể giới, tăng cường quan hệ đặc biệt
15
Trang 16giữa ba nước Đông Dương, thúc đây quan hệ hữu nghị và hợp tác rộng rãi giữa Liên Xô
và mỗi nước ở hệ thông xã hội chủ nghĩa
Đổi mới về vai trò quản lÿ, điều hành của Nhà nước
Đề thiết lập cơ chế quán lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ
máy nhà nước Tăng cường bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, có sự phân biệt rõ chức năng quán lý hành chính kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh,
kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ Nhà nước có nhiệm vụ thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể Xây dựng chiến lược kinh tế xã hội và cụ thê hoá chiên lược đó thành những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Đảng nhận thức rằng phải đôi mới nội dung và phong cách lãnh đạo của Đảng để tăng cường sức chiến đấu và năng lực tô chức thực tiễn của Đảng Đảng cần đối mới về nhiều mặt trong đó có đổi mới tư duy, quan trọng là tư duy kinh tế, đôi mới tô chức, đôi
mới đội ngũ cán bộ, đôi mới phong cách lãnh đạo và công tác Nhiệm vụ hàng đầu của đáng viên, cán bộ và nhân dân là phái cần đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất cách
mạng Đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các co quan lãnh đạo và quan ly Đồi mới
phong cách làm việc, trong đó phái cần tập trung dân chủ Đại hội yêu cầu nâng cao chất lượng đáng viên, đầu tranh chống các biêu hiện tiêu cực, nâng cao sức chiến đấu của tô chức cơ sở, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng
2.1.2 Kết quả bước đầu
Với những chủ trương đổi mới đất nước, bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội đã có những thành tựu, những bước tiễn tích cực trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội:
Về lương thực, thực phẩm: đã giải quyết được vấn nạn thiếu lương thực cho người dân Đã chủ động được để đáp ứng nhu cầu trong nước, ngoài ra còn dự trữ và xuất khâu
Sản lượng thực năm 1998 đạt 19.50 triệu tấn (vượt năm 1987 2 triệu tan) va nam 1989
đạt 21.40 triệu tan Hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa đạng về mẫu mã và lưu thông thuận lợi nhưng chưa đạt được kế hoạch mong muốn
Về kinh tế: hình thành được nền kinh tế nhiều thành phân, vận động theo cơ chế thị trường có sự quán lý của Nhà nước Chính sách kinh tế nhiều thành phần được người
16
Trang 17dân vô cùng ủng hộ vì quyền làm chủ của người dân được phát huy, khơi dậy nhiều tiềm
năng vả sức sáng tạo dé phat trién san xuat, tao thém nhiéu viéc lam cho người lao động,
tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng về quy mô
Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khâu tăng gấp 3 lần (từ 439 triệu rúp và 384 triệu
đô la lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đô la) Từ năm 1989, nước ta có những mặt hàng
đạt giá trị xuất khâu lớn như gạo, dầu thô Năm 1989, nước ta xuất khâu hơn I.5 triệu
tân gạo, cân bằng được giữa xuất khâu và nhập khẩu Nhiều công trình công nghiệp nặng
được khởi công và đưa vào sử dụng Một sé nganh san xuất mới, có triển vọng như dầu
khí Các ngành kinh tế dịch vụ ra đời và phát triển nhanh
Ngăn chặn được tốc độ lạm phát: Nếu chí sô tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20% năm 1987 là 10% năm 1988 là 14% thì năm 1989 là 2.5% và năm 1990 là 4.4% Kết quá này đã thê hiện được Ba chương trình kinh tế và đổi mới cơ
chế quản lý, đôi mới chính sách giá và lãi suất, điều hòa cung-câầu có hiệu quả tích cực
Bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan Trung ương và địa phương được
sắp xếp lại Ngày 19/4/1987, cuộc bầu cử Quốc hội khóa VIII diễn ra dân chủ hơn so với
kỳ trước Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày cảng được phát huy Nội dung và phương thức hoạt động của các tô chức trong hệ thống chính trị có một số đổi mới theo hướng
phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các
cơ quan dân cử, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp được nâng cao; bước đầu chỉnh
đồn Đảng đi đôi với đôi mới sự lãnh đạo của Đảng đôi với Nhà nước và xã hội
Quốc phòng, an ninh quốc gia được đám bảo Phá thế bao vây kinh tế lẫn chính trị,
quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng Là cơ sở để tạo ra
môi trường hòa bình, ôn định để phục hồi, phát triển xây dựng đất nước
Bên cạnh những thành tựu mà Đảng và nhân dân ta đạt được thì cũng có nhiều khó khăn,
hạn chế là: một là, nền kinh tế còn mắt cân đối lớn, lạm phát ở mức cao, lao động còn thiếu việc làm, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở sản xuất bị đình đồn kéo dài, chưa có
tích lñy từ nội bộ nền kinh tế; hai là, chế độ tiền lương không hợp lý, tốc độ tăng dân số
cao; ba là, sự nghiệp văn hóa còn những mặt không được nâng cao Tình trạng tham
17
Trang 18nhũng, ăn hồi lộ, mắt dân chủ, bất công xã hội, vi phạm pháp luật và nhiều tình trạng tiêu
CỰC Xảy Ta phô biến
Kế hoạch 5 năm 1986-1990 có những thành công nhất định là thắng lợi của Đảng
và nhân dân Trong bối cánh các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô khủng hoáng, Việt Nam tiến hành đổi mới trước đó nên tinh trạng chung nước ta không bị ảnh hưởng nhiêu
Nhưng công cuộc đổi mới ở nước ta chỉ mới đi được chặng đường đầu tiên sẽ càng xuất
hiện nhiều vấn đề cần đối mặt trước khi chúng ta xây dựng được chủ nghĩa xã hội Công
cuộc đôi mới bước đầu đạt được thành công nhưng vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế-xã hội nên cần tăng cường phát triển lý luận cho công cuộc đôi mới chủ động
sáng tạo để không vấp phải những sai lầm
2.2 Tiếp tục thực hiện đổi mới Đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội
(1991-1995)
2.2.1 Đại hội lần thứ VII- Đại hội tiếp tục công cuộc đỗi mới
Tình hình quốc tế: có những thay đôi lớn đã tác động sâu sắc đến nước ta Đang
diễn ra cuộc tắn công, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” phản động, chống phá các
lực lượng hòa bình nhằm tiên tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội bằng mọi thủ đoạn thâm độc
Cuộc khủng hoảng xảy ra trong hệ thông xã hội chủ nghĩa dẫn đến sự sụp đồ của chế độ
xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu (1989-1990) Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô lâm vào khủng hoảng nặng nề, đứng trước những thử thách nghiêm trọng và đi đến tan rã vào nửa cuối năm 1991
Tình hình trong nước: Ö trong nước, sau hơn 4 năm thực hiện đường lỗi đôi mới
tình hình kinh tế-xã hội có những chuyền biến tích cực, nhưng vẫn chưa thoát được khủng hoảng kinh tế-xã hội Sự tan rã của Liên Xô và của Hội đồng tương trợ kinh tế
(SEV) làm cho nền kinh tế mắt một nguồn viện trợ to lớn Quan hệ thương mại với các
nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa giảm sút đột ngột Liên Xô tan rã, Mỹ vẫn thi hành
chính sách cắm vận đối với nước ta, quan hệ với tổ chức tài chính quốc tế chưa đi đến
đâu Trước sự khủng hoảng và sụp đô của các nước xã hội chủ nghĩa đã tác động không
nhỏ tới lập trường, tư tưởng và niềm tin vào chủ nghĩa xã hội của một bộ phận cán bộ,
đáng viên và nhân dân, Mặc dù đứng trước vô vàn khó khăn, nhiều vẫn đề xã hội kinh tế
18
Trang 19chưa được giái quyết nhưng Đảng ta vẫn quyết định tiếp tục thi hành công cuộc đổi mới, coi đó là con đường đúng đắn nhất dé thoát ra khủng hoáng Bồi cánh quốc tế lẫn trong
nước đặt ra cho Đại hội VII một nhiệm vụ hết sức nặng nè là phải đề ra đường lối hợp lý
đê đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tô quốc xã hội chủ nghĩa
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp từ ngày 24 đến 27/6/1991 Đại hội đã đánh giá quá trình thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra trên các
lĩnh vực và nhận định như sau: Sau hơn 4 năm đưa Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống,
các chủ trương, chính sách mang lại những kết quả nhất định Tình hình chính trị quốc gia: ôn định, nền kinh tế có bước phát triển vượt bậc trong việc thực hiện các mục tiêu của 3 chương trình kinh tế (lương thực, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) Hoạt động
ngoại thương phát triển nhanh chóng, mở rộng phạm vi và hình thức, góp phần thực hiện
các mục tiêu kinh tế-xã hội Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận hàng trong khuôn khô cơ chế thị trường có sự quán lý của Nhà nước Quyền dân chủ của nhân dân càng được phát huy, Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc phòng được
đám báo, từng bước phá vỡ thế bao vây về kinh tế, chính trị Các vấn đề quốc tế đang phát triển và tạo ra môi trường thuận lợi đề thúc đây đối mới Bên cạnh những mặt đã đạt
được, những yếu kém, khó khăn vẫn còn lớn: đất nước chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng như lạm phát cao, lao động thiếu việc làm, nhiều cơ sở sản xuất chưa được giải quyết đã không bị trì trệ trong một thời gian dài Số
người thất nghiệp ngày càng tăng Lương bất công Tỷ lệ dân số vẫn còn quá cao Vĩ phạm dân chủ vẫn còn nhiều Văn hóa xã hội có mặt tiếp tục xuống cấp Tham những, tiêu cực, bất công trong xã hội ngày càng gia tăng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội còn phức tạp, còn tiềm ân những yếu tô gây mất ôn định về chính trị, thê chế nhà nước, đảng
phái chính trị và các đoàn thể, nhân dân làm việc quan liêu, phiến diện, kém hiệu quả
Qua đó, Đáng nhận thấy những sai sót, khuyết điểm, yếu kém trong chặng đường đầu tiên
của công cuộc đổi mới, đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm: một là, phải giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới; hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp; ba là, phát triển kinh tế
19