Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam.Trong phạm vi này, các ngân hàng cả công ty con, chi nhánh và ngân hàng đặc biệt sẽđược
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ XÂY DỰNG LỢI THẾ CẠNH
TRANH CHO NGÂN HÀNG
NHÓM: 7 MÔN: QUẢN TRỊ VÀ CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG
THÀNH VIÊN:
NGUYỄN HOÀNG QUÂN NÔNG TÂM NHƯ NGUYỄN TUYẾT MINH NGUYỄN ĐỨC KHÁNH HOÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2023
Trang 2MỤC LỤC
1 Giới thiệu 3
1.1 Lý do chọn đề tài 3
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
2 Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết 4
2.1 Cơ sở lý thuyết 4
2.1.1 Lợi thế cạnh tranh 4
2.1.2 Quy mô ngân hàng 5
2.1.3 Giá trị thương hiệu 5
2.1.4 Tính rủi ro thanh khoản 5
2.1.5 Chuyển đổi số 6
2.2 Các giả thuyết 6
2.2.1 Quy mô ngân hàng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh 6
2.2.2 Giá trị thương hiệu ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh 7
2.2.3 Tính rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh 8
2.2.4 Dịch vụ ngân hàng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh 9
2.2.5 Chuyển đổi số ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh 10
3 Kết luận và thảo luận 11
3.1 Thảo luận 11
3.2 Kết luận 12
3.3 Khuyến nghị 13
3.4 Hạn chế của đề tài 13
Tóm tắt phần 3 14
Tài liệu tham khảo 15
Trang 31 Giới thiệu
1.1 Lý do chọn đề tài
Trải qua sự biến đổi mạnh mẽ trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, ngành ngân hàng đang trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng và cạnh tranh nhất trên thế giới Với sự gia tăng của các công ty tài chính thay thế, sự xuất hiện của công nghệ số và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, các ngân hàng đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thời gian gần đây Vì vậy, việc hiểu rõ về các yếu tố xây dựng lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng là vô cùng cần thiết Qua việc nghiên cứu về chủ đề “Các yếu tố xây dựng lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng”, bài tiểu luận nhằm giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về những yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng
1.2 Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu này là nhằm phân tích, đánh giá và đưa ra những khuyến nghị về các yếu tố quan trọng có thể giúp ngân hàng gia tăng sức mạnh cạnh tranh Bằng việc
đi sâu vào từng yếu tố, chúng ta hy vọng có được cái nhìn toàn diện về những ưu điểm
và hạn chế của từng yếu tố này, từ đó giúp hiểu rõ những yếu tố này và áp dụng chúng vào hoạt động kinh doanh, ngân hàng có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh vượt trội trong ngành công nghiệp ngân hàng hiện đại
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam Trong phạm vi này, các ngân hàng cả công ty con, chi nhánh và ngân hàng đặc biệt sẽ được nghiên cứu
Để làm được điều này, công việc nghiên cứu sẽ tập trung vào việc xác định các yếu tố quan trọng như: ngoài việc nghiên cứu các cơ sở lý thuyết, khái niệm liên quan
và mối quan hệ giữa chúng, nhóm đã xây dựng mô hình gồm 5 giả thuyết: (1) Quy mô ngân hàng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh; (2) Giá trị thương hiệu ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh; (3) Rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh; ( 4) Dịch vụ ngân hàng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh; (5) Chuyển đổi số ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh
Với việc nghiên cứu các yếu tố trên, chúng ta hy vọng sẽ có cái nhìn tổng quan
về các yếu tố xây dựng lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng Bài tiểu luận sẽ góp phần đề xuất các chiến lược và hướng đi mới để ngân hàng nâng cao lợi thế cạnh tranh và tồn tại trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt
Trang 41.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng định tính và dựa trên các bài nghiên cứu để thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu quả của các yếu tố xây dựng lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng
2 Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là một hoặc nhiều đặc tính doanh nghiệp này có được nhưng doanh nghiệp khác không có, mà nhờ vào đó doanh nghiệp có thể kinh doanh có lãi Lợi thế cạnh tranh bền vững của một doanh nghiệp giúp doanh nghiệp ấy liên tục mang lại một giá trị đặc biệt cho thị trường mà không một doanh nghiệp nào khác có thể đáp ứng (Nguyễn, 2015)
Theo Porter (1998), chiến lược cạnh tranh là việc doanh nghiệp đi tìm các đặc điểm có lợi nhằm cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành của mình hoặc tạo ra một vị thế thuận lợi và có khả năng trụ vững được trong một môi trường cạnh tranh năng động
Slater và Narver (1994, trang 22) thì cho rằng để đạt được hiệu suất cao, doanh nghiệp cần phát triển và duy trì một lợi thế cạnh tranh, với trọng tâm là khả năng mang lại được cho khách hàng của mình giá trị vượt trội một cách liên tục
Như vậy, một lợi thế cạnh tranh được doanh nghiệp thường xuyên tìm kiếm thông qua các chiến lược cạnh tranh và được ứng dụng nhằm khiến doanh nghiệp trở nên ưu việt hơn các đối thủ cùng ngành của mình về mặt hiệu suất, duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai và hướng tới mục tiêu cung ứng liên tục các giá trị vượt trội cho khách hàng và đối tác của doanh nghiệp
Thông qua lợi thế cạnh tranh, các ngân hàng bảo đảm cho mình được năng lực cạnh tranh, mà theo Nguyễn (2010) thì năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
“ là những thế mạnh mà ngân hàng vốn có và dựa vào đó mà phát triển, cũng cố và mở rộng; giúp tăng cao lợi nhuận và bền bĩ vững chắc vượt qua các khó khăn do môi trường gây ra”
Nghiên cứu của Phạm & Đào (2021) cho thấy năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam “ bị tác động bởi các thành phần như quy mô ngân hàng, tỷ
lệ dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô tín dụng, thị phần huy động vốn, mức độ đa dạng hóa, thu nhập, các yếu tố vĩ mô và sự hiện diện của các ngân hàng thương mại nước ngoài”
2.1.2 Quy mô ngân hàng
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Đinh Thị Mỹ T (2018) cho rằng hiện nay tổng tài sản ngân hàng được sử dụng như một chỉ tiêu để đánh giá quy mô ngân hàng, trong đó bao gồm các tài sản sinh lợi
và tài sản không sinh lợi
2.1.3 Giá trị thương hiệu
Theo Lassar và cộng sự (1995), thương hiệu đem lại cho sản phẩm một lượng tăng thêm về độ hữu dụng được cảm nhận và mức độ mong muốn của khách hàng thông qua giá trị thương hiệu Giá trị thương hiệu là nhận thức của người tiêu dùng đối với sự vượt trội tổng thể của một sản phẩm khi so sánh nó với các sản phẩm tương tự thuộc thương hiệu khác
Aaker (1991) thì định nghĩa giá trị thương hiệu là tập hợp các tài sản và khoản phải trả được gắn liền với thương hiệu (tên và biểu trưng của thương hiệu) mà làm tăng hoặc giảm giá trị được cung cấp cho một doanh nghiệp hoặc khách hàng của doanh nghiệp thông qua các sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu ấy
Aaker (1996) và Nguyễn Bảo N (2023) nêu ra 10 phương pháp nhằm lượng hóa giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp và được gom thành 5 nhóm, đó là:
● Lòng trung thành dựa trên mức độ hài lòng hoặc chênh lệch giữa giá tiềm năng và giá thực tế;
● Chất lượng tương đối và khả năng quản lý trong nhận thức của khách hàng;
● Giá trị và cá tính của thương hiệu trong nhận thức của khách hàng;
● Nhận biết về tổ chức và cảm nhận sự khác biệt so với thương hiệu khác của khách hàng;
● Thị phần, thị giá và độ phủ của mạng lưới phân phối
2.1.4 Tính rủi ro thanh khoản
Theo A., Nguyễn (2023), thì rủi ro thanh khoản là “khả năng một tài sản không thể nhanh chóng được chuyển đổi thành tiền mặt mà không ảnh hưởng gì đến giá trị của nó” và bắt nguồn từ:
● Thị trường: Khi thị trường đang trong giai đoạn suy thoái, người nắm giữ tài sản sẽ
cố gắng bán ra tài sản của mình nhưng lại gặp khó khăn trong việc tìm người mua Điều này làm hạn chế khả năng thu hồi vốn của người nắm giữ tài sản và dẫn tới rủi
ro thanh khoản
● Loại tài sản: Các loại tài sản khác nhau thì có tính thanh khoản khác nhau
● Cân bằng giữa cung và cầu: Khi số lượng người bán tài sản vượt quá số lượng người mua tài sản, việc bán tài sản sẽ trở nên khó khăn hơn và có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản
● Sự kiện bất ngờ: Đây cũng là một yếu tố gây ra rủi ro thanh khoản đối với người nắm giữ tài sản Ví dụ: một cuộc khủng hoảng tài chính khiến cho giá trị và tính thanh khoản của tài sản bị giảm xuống
Rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại, theo đánh giá của Nguyễn, Dương & Phan (2023), là rủi ro xảy ra khi ngân hàng tạm thời không có khả năng thanh toán hoặc phải huy động vốn với chi phí cao để duy trì thanh khoản hoặc do một số nguyên
Trang 6nhân chủ quan khác, và rủi ro này có thể đến từ tài sản, nguồn vốn hoặc từ hoạt động bên ngoài báo cáo tài chính tổng hợp của ngân hàng
2.1.5 Chuyển đổi số
Theo định nghĩa của Cục phát triển doanh nghiệp (2020), một doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số là khi doanh nghiệp làm gia tăng hiệu quả quản lý bằng cách tích hợp công nghệ kỹ thuật số, kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và để cung cấp những giá trị mới Một số hoạt động chuyển đổi số bao gồm, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình quản lý, nghiệp vụ, kết hợp và đổi mới các hoạt động trong doanh nghiệp cho đến đổi mới mô hình kinh doanh, đem đến nhiều giá trị mới cho doanh nghiệp
Chuyển đổi số trong ngân hàng là sự thay đổi trong văn hóa, tổ chức và hoạt động của ngân hàng có được thông qua việc ứng dụng công nghệ Về cơ bản, chuyển đổi số là quá trình ngân hàng chuyển dần sang cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số cho khách hàng thông qua mạng internet Còn về nghĩa rộng, chuyển đổi số muốn nói đến các cải tiến trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ cung cấp, tự động hóa, tích hợp dữ liệu, trải nghiệm khách hàng, doanh số và tính linh động của tổ chức (Lugovsky, 2021)
2.2 Các giả thuyết
2.2.1 Quy mô ngân hàng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh
Quy mô ngân hàng có các ảnh hưởng tích cực nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng, điều này được chứng minh qua các bài nghiên cứu khác nhau Theo Xuân Vinh & Ánh Tiên (2017), quy mô ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với sức cạnh tranh Vì thế, để gia tăng sức cạnh tranh, ngoài việc kiểm soát chi phí, cải thiện năng suất và quản lý nguồn lực, ngân hàng cần thực hiện tăng vốn Các ngân hàng trong một thị trường cạnh tranh thì ít bị tổn thương hơn, đặc biệt là đối với các ngân hàng có quy mô lớn Trong điều kiện cạnh tranh, vốn hóa dường như chỉ có tác động tích cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng lớn hơn (Benjamin M Tabak
và cộng sự, 2012) Có bài nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng trung bình có mối quan hệ tiêu cực và đáng kể với những hạn chế vay mượn của doanh nghiệp Bằng chứng này phù hợp với Berger và đồng nghiệp (2007) và quan điểm cho rằng các ngân hàng lớn không nhất thiết gặp bất lợi trong việc cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vì
họ có thể được hưởng lợi từ thị trường vốn nội bộ và có thể có khả năng vượt trội để thích ứng với điều kiện cạnh tranh của thị trường địa phương quy mô ngân hàng có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường
Chúng tôi còn thấy rằng các yếu tố khác mà một ngân hàng có quy mô lớn sẽ ảnh hưởng tích cực lên lợi thế cạnh tranh Quy mô ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngân hàng bởi vì nó có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cung cấp dịch vụ và sản phẩm cạnh tranh của ngân hàng
Trang 7Quy mô của mạng lưới chi nhánh của ngân hàng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh Một ngân hàng với mạng lưới chi nhánh rộng khắp có thể thu hút khách hàng từ nhiều địa phương và nâng cao khả năng phục vụ khách hàng
Ngân hàng có quy mô lớn thường có khả năng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Điều này giúp ngân hàng giữ được sự cạnh tranh và thu hút khách hàng
Quy mô tài chính cũng ảnh hưởng đến khả năng của ngân hàng để cung cấp tài trợ lớn và đối phó với rủi ro Một ngân hàng có quy mô tài chính lớn có thể cung cấp cho vay với mức tài trợ cao hơn và khả năng xử lý rủi ro tốt hơn Điều này có thể thu hút các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với nhu cầu tài trợ lớn
Quy mô cũng ảnh hưởng đến sức mạnh thương hiệu của ngân hàng Một ngân hàng lớn có thể tạo dựng được thương hiệu mạnh mẽ và uy tín, tăng khả năng thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng hiện tại Điều này có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với các ngân hàng nhỏ hơn hoặc mới thành lập
Tóm lại, quy mô ảnh hưởng lớn đến lợi thế cạnh tranh của ngân hàng thông qua mạng lưới chi nhánh, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, khả năng tài trợ và rủi ro, và sức mạnh thương hiệu Tuy nhiên, việc duy trì quy mô lớn cũng đòi hỏi đầu tư và quản lý hiệu quả để đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong ngành ngân hàng
Vì vậy ta có thể suy ra rằng quy mô ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều lên lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
2.2.2 Giá trị thương hiệu ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh
Bộ mặt nhận diện của một ngân hàng hay doanh nghiệp được đánh giá qua giá trị thương hiệu của họ, qua đó chỉ cho khách hàng biết rằng ngân hàng hay doanh nghiệp
họ đang giao dịch hay sử dụng dịch vụ có thể biết rằng họ đang sử dụng các snar phẩm dịch vụ có chất lượng (Ofori và cộng sự 2010)
Tu và cộng sự (2012) và Ofori và cộng sự (2017) nhận định rằng “ giá trị thương hiệu là tài sản vô hình, dễ nhận biết nhưng khó bắt chước ” Ofori và cộng sự (2017)
đề xuất rằng hình ảnh thương hiệu có liên quan chặt chẽ đến sự hài lòng của khách hàng
Trong thời buổi hiện nay sản phẩm tốt và dịch vụ tốt là chưa đủ để có được lợi thế trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt này thế nên một hình ảnh và giá trị thương hiệu tốt và độc nhật trở thành lợi thế cực lớn cho các ngân hàng Sự hài lòng của khách hàng trong ngành ngân hàng (Pérez & Rodríguez del Bosque, 2015) Arshad và cộng sự (2016) cho thấy rằng sự tin tưởng của khách hàng bị tác động bởi giá trị thương hiệu, không những thế giá trị thương hiệu có ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng Tu và cộng sự (2012) cũng cho rằng “ các tổ chức nên tạo
ra hình ảnh thương hiệu tốt hơn sẽ gia tăng được sự hài lòng của khách hàng” Giá trị thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong xác định lợi thế cạnh tranh của một ngân hàng Nó thể hiện mức độ sự tin tưởng, uy tín và giá trị mà khách hàng gắn kết với ngân hàng đó
Trang 8Một thương hiệu mạnh mẽ giúp ngân hàng xây dựng lòng tin và sự uỷ thác với khách hàng Khách hàng cảm thấy tự tin và an tâm khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng và đặt niềm tin vào khả năng của ngân hàng để duy trì và tăng cường tài sản của
họ
Thương hiệu mạnh giúp ngân hàng phân biệt mình trong một thị trường cạnh tranh Nó giúp ngân hàng tạo ra một hình ảnh độc đáo, một giá trị độc nhất và một cái nhìn đặc biệt trong mắt khách hàng Điều này có thể cho phép ngân hàng thu hút các đối tác, khách hàng và nhân viên tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh
Một thương hiệu mạnh có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng Nó tạo
ra một ấn tượng tích cực và gợi lên những cảm xúc thuận lợi, giúp khách hàng cảm thấy gắn kết và tin tưởng vào ngân hàng của bạn hơn
Một thương hiệu tốt giúp tăng giá trị đối với dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng Khách hàng sẽ có khả năng chấp nhận chi phí cao hơn, vì họ coi đó là đáng giá cho chất lượng và tín nhiệm của thương hiệu
Thương hiệu mạnh mẽ có thể tạo động lực và sự hứng thú từ khách hàng, nhân viên và cộng đồng Sự hứng thú này có thể đóng góp vào việc thu hút và giữ chân khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và tăng trưởng của ngân hàng Vì vậy, giá trị thương hiệu có một sự ảnh hưởng đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của một ngân hàng Nó tạo ra lòng tin, khác biệt hóa, ảnh hưởng tâm lý, tăng khả năng giá thành và sự động lực cho sự tăng trưởng của ngân hàng
Qua đó ta cũng thấy rằng giá trị thương hiệu có sự ảnh hưởng cùng chiều lên lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
2.2.3 Tính rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh
Các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu không thanh lý tài sản ở mức giá hợp lý Việc lấy giá vẫn bấp bênh do điều kiện bán hàng khó khăn, đồng thời thanh lý khẩn cấp toàn bộ tài sản của ngân hàng Điều này có thể dẫn đến thua lỗ và giảm đáng kể thu nhập Có nhiều bài nghiên cứu cho rằng tính rủi ro thanh khoản ảnh hưởng xấu đến lợi thế cạnh tranh của ngân hàng và dẫn đến nhiều hệ lụy Các vấn đề
về thanh khoản có thể ảnh hưởng đến thu nhập và vốn của ngân hàng và trong những trường hợp cực đoan có thể dẫn đến sự sụp đổ của một ngân hàng vốn có khả năng thanh toán cao (Central Bank of Barbados, 2008) Rủi ro thanh khoản có thể gây ra việc bán tài sản của ngân hàng và có thể lan sang vào tình trạng suy giảm nguồn vốn của ngân hàng (Diamond and Rajan, 2001; Falconer, 2001) Nếu bất kỳ tổ chức tài chính nào gặp phải tình huống phải bán một số lượng lớn tài sản kém thanh khoản của mình để đáp ứng yêu cầu tài trợ (có thể để giảm đòn bẩy phù hợp với yêu cầu về đủ vốn) có thể phát sinh rủi ro bán cháy Kịch bản này có thể yêu cầu giảm giá để thu hút người mua Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán của các tổ chức khác vì họ cũng sẽ có nghĩa vụ đánh dấu tài sản của mình theo giá bán cháy (Goddard
và cộng sự., 2009) Diamond và Rajan (2001) cho rằng ngân hàng có thể từ chối cho vay, thậm chí đối với một doanh nhân tiềm năng, nếu ngân hàng cảm thấy nhu cầu thanh khoản của ngân hàng là khá cao Đây là một cơ hội bị mất đi đối với ngân hàng
Trang 9Nếu một ngân hàng không thể đáp ứng các yêu cầu về tiền gửi không kỳ hạn thì có thể xảy ra hiện tượng tháo chạy ngân hàng (Diamond và Rajan, 2005) Bên cạnh các kết luận, nhận định và ảnh hưởng từ các bài nghiên cứu trước đó, bài nghiên cứu của chúng em còn đưa ra các ảnh hưởng khác của rủi ro thanh khoản lên lợi thế cạnh tranh của ngân hàng
Rủi ro thanh khoản có thể khiến ngân hàng phá sản, ngay cả khi ngân hàng đó vẫn hoạt động kinh doanh có lãi Do nhu cầu thanh khoản nhất định vượt quá mức dự trữ của ngân hàng hoặc tài sản của ngân hàng chưa được chuyển thành hoạt động thanh khoản Thiếu thanh khoản là rủi ro rất nguy hiểm đối với ngân hàng
Rủi ro thanh khoản có thể dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản tạm thời của ngân hàng Khi thiếu thanh khoản tạm thời, các ngân hàng phải tìm cách bổ sung thanh khoản bằng cách vay ngân hàng khác hoặc vay ngân hàng trung ương để đáp ứng nhu cầu vốn Thiếu thanh khoản tạm thời có thể có tác động tiêu cực khiến các ngân hàng nhanh chóng cạn kiệt và mất khả năng thanh toán
Rủi ro thanh khoản có thể làm giảm uy tín của ngân hàng Do sự bất cân xứng thông tin trong giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng, dấu hiệu thiếu thanh khoản có thể nhanh chóng khiến khách hàng phải rút số tiền lớn để bảo vệ vốn Điều này dẫn đến việc các ngân hàng cạn kiệt thanh khoản, thậm chí phá sản
Rủi ro thanh khoản ngân hàng có tác động lan tỏa và có thể gây ra sự gián đoạn cho toàn bộ hệ thống Việc cho vay lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngân hàng là mối quan hệ biện chứng và có đi có lại Khi một ngân hàng không trả được nợ sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và có thể khiến toàn bộ hệ thống sụp đổ
Từ các ảnh hưởng và kết luận trên, bài nghiên cứu của chúng em kết luận rằng rủi ro thanh khoản có sự ảnh hưởng ngược chiều lên lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
2.2.4 Dịch vụ ngân hàng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh
Nhiều nhà nghiên cứu nói rằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ ảnh hưởng đến
sự thành công của ngân hàng nhiều, ví dụ: tăng lợi nhuận (Levesque & McDougall, 1996; Duncan & Elliot, 2002), thị trường (Fisher, 2001) Có thể nói chất lượng dịch vụ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ càng dễ dàng trong thị trường lớn và phát triển
vì thế cho nên các ngân hàng sẽ có lợi thế nếu có chất lượng dịch vụ cao hơn Bởi vì,
do đặc điểm cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường dịch vụ ngân hàng thường khó phân biệt nên chất lượng dịch vụ đã trở thành vũ khí cạnh tranh chính của các ngân hàng (Stafford, 1996; trích dẫn trong Quân, 2020) Các ngân hàng đạt được các lợi thế tiếp thị rõ rang, có chất lượng trong dịch vụ tốt có thể dẫn đến tăng doanh thu, bán kèm và tỷ lệ giữ chân khách hàng cao hơn (Bennett, 2003; trích dẫn trong Quan, 2020) Enaworu và cộng sự (2018) cũng chứng minh mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Trang 10Ở quy mô nhỏ hơn, Cinjarevic và cộng sự (2010), Abdul Rehman (2012), Lau và cộng sự (2013), Vera & Trujillo (2013), Ali & Raza (2017) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng và mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng chất lượng phục vụ lòng trung thành
Các ngân hàng ở các nước đang phát triển ở các khu vực khác nhau trên thế giới Ngân hàng bán lẻ cho thấy nó bị ảnh hưởng như thế nào và ở mức độ nào
Từ đây ta có thể suy ra rằng các ảnh hưởng của dịch vụ ngân hàng lên lợi thế cạnh tranh của ngân hàng là tích cực.
2.2.5 Chuyển đổi số ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh
Để tạo ra được lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời buổi công nghệ hiện đại ngày nay các ngân hàng phải nhanh chóng chủ động tích hợp công nghệ chuyển đổi số King (2018) tin rằng Ngân hàng 4.0 là sự chuyển đổi mô hình cơ bản trong việc cung cấp và cung cấp dịch vụ ngân hàng, tích hợp dịch vụ ngân hàng vào cuộc sống của khách hàng ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào họ có nhu cầu sử dụng Ernst and Young (2017) cho rằng “việc chuyển đổi số làm tăng sức hấp dẫn cũng như tiện ích cho người dùng qua các nền tảng số và đồng thời làm giảm các chi phí hoạt động Bằng cách hạn chế và cắt bớt các quy trình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì các ngân hàng gia tăng và nâng cấp các nền tảng hệ thống số để tối ưu hóa quy trình” Hoàng và cộng sự (2019) nói rằng các ngân hàng có thể tăng sự kết nối cũng như sự hài lòng của khách hàng , nâng cao hiệu quả và năng suất ngân hàng bằng các nền tảng cũng như các quy trình thông minh trên mạng Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thủy (2021) cho thấy chuyển đổi số thành công có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Các nghiên cứu khác của King (2018) và Ernst and Young (2017) cũng đã bắt đầu thảo luận về mối liên hệ này và chỉ ra rằng “chuyển đổi số thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại” Nghiên cứu của Liu, M Các doanh nghiệp khỏe mạnh và có tính cạnh tranh sẽ thành công Thủy (2022) kết luận sau khi thực hiện mô hình và tiến hành thử nghiệm “Chuyển đổi số có tác động có lợi đến cạnh tranh tại các
tổ chức tài chính”
Từ đó ta cũng có thể kết luận rằng việc chuyển đổi số sẽ có sự ảnh hưởng tích cực đến lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
3 Kết luận và thảo luận
Phần 3 sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của từng kết quả nghiên cứu Trên cơ sở đó rút ra kết luận và khuyến nghị của nghiên cứu dựa trên mục đích của nghiên cứu, thông qua việc phân tích những nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh đối với ngân hàng và các giới hạn của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai