PHẦN MỞ ĐẦU:TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀIMột trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới mọimặt trong đời sống xã hội của nhân dân Việt Nam chính là tôn giáo.. Một ví dụ điển
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN
Học phần: Văn hóa Việt Nam và Hội nhập Quốc tế
ĐỀ TÀI: “Tam giáo đồng nguyên” và sự tồn tại của nó trong xã hội Việt
Nam thời phong kiến và nay
Hà Nội, tháng 01 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU: 3
B PHẦN NỘI DUNG: 3
I CƠ SỞ LÝ LUẬN: 3
1. Khái niệm “tôn giáo”: 3
2. Khái niệm “Tam giáo đồng nguyên”: 3
3. Cơ sở hình thành “Tam giáo đồng nguyên” tại Việt Nam: 3
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 4
1. Sự du nhập của Tam giáo và những đặc trưng cơ bản của Tam giáo: 4
2. “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam thời phong kiến: 6
3. “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam ngày nay: 13
III QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM VỀ HIỆN TƯỢNG TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM XƯA VÀ NAY: 14
C PHẦN KẾT LUẬN: 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
PHỤ LỤC 18
Phụ lục 1: Những điểm hạn chế của “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội phong kiến Việt Nam: 18
Phụ lục 2: Những điểm hạn chế của Tam giáo trong đời sống xã hội nước ta ngày nay: 19
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU:
TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới mọimặt trong đời sống xã hội của nhân dân Việt Nam chính là tôn giáo Có thể nói, tôn giáo củng cố tính đoàn kết, thống nhất và
tự do tôn giáo chính là nền móng để giữ vững nền an ninh quốc gia Hơn ai hết, chính quyền và nhân dân Việt Nam – một quốc gia tôn giáo, đa tín ngưỡng là những người có một cái nhìn sâu sắc nhất về tầm quan trọng của vấn đề này Một ví dụ điển hìnhnhất chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên đã từng xuất hiện trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đồng thời, tính chất liên hợp của ba đại tôn giáo đã thể hiện những ý nghĩa quan trọng với đời sống tinh thần cũng như đời sống chính trị của nhân dânViệt Nam, hơn cả là trong thời kì đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Khi chọn đề tài “ Tam giáo đồng nguyên và sự tồn tại của
nó trong xã hội Việt Nam thời phong kiến và hiện nay”, bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu, phân tích và đánh giá những ảnh hưởng, vị trí của Tam giáo đồng nguyên trong toàn bộ tiến trìnhlịch sử của dân tộc cũng như khẳng định tính cấp thiết của việc nhân dân Việt Nam cần phát huy những tinh hoa của hiện tượng này khi đất nước đang trong quá trình chuyển mình nhanh chóng, hiện đại hóa, toàn cầu hóa
B PHẦN NỘI DUNG:
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Khái niệm “tôn giáo”:
Tôn giáo là các tổ chức xã hội lấy sự sùng tín vào mộtđấng siêu phàm (giáo chủ) làm hạt nhân gắn kết với nhau, cùngvới một hệ thống tín điều, lý thuyết (giáo lý) do một hệ thốngtăng lữ giới thuyết, quảng diễn (giáo phẩm) và một hệ thống tổchức hoàn thiện từ trên xuống dưới (giáo hội).1
2. Khái niệm “Tam giáo đồng nguyên”:
“Tam giáo” bao gồm 3 tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Đạogiáo; “đồng nguyên” nghĩa là dung hợp, hợp thể Từ đó, “Tamgiáo đồng nguyên” mang ý nghĩa là sự dung hợp của Phật giáo,Nho giáo và Đạo giáo Không những không gây ra sự tươngkhắc mà ngược lại còn bổ trợ lẫn nhau tạo nên một hệ tư tưởng
1 TS Huỳnh Công Bá (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Thuận Hóa, tr.416-417
Trang 4cũng như thấm nhuần và ăn sâu vào đời sống văn hóa của nhândân
3. Cơ sở hình thành “Tam giáo đồng nguyên” tại Việt Nam:
dTrên phương diện địa lý, Việt Nam là một đất nước Đông
Nam Á, phía đông nam giáp với biển Đông và Thái Bình Dương
Vị trí đặc biệt này giúp cho nước ta có nhiều cơ hội được tiếpxúc và giao lưu văn hóa với nhiều nền văn minh, hệ tư tưởngngoại lai và là cơ sở cho sự đa dạng văn hóa ở Việt Nam Nhữngtôn giáo như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo được du nhập vàonước ta từ những thời kì đầu của lịch sử, đóng vai trò là cơ sơ đểhình thành và phát triển Tam giáo đồng nguyên
dTrên phương diện lịch sử, trong thời kì tiền Tam giáo
đồng nguyên, ba tôn giáo trên được phổ biến rộng rãi ở nước taqua hai hình thức chủ yếu là cưỡng bức và phi cưỡng bức trongtừng thời điểm khác nhau Vốn dĩ, ngay từ những ngày đầu,người dân Việt Nam chỉ có những tín ngưỡng đơn thuần nên sau
đó những tôn giáo và hệ tư tưởng mới từ bên ngoàid được đónnhận một cách dễ dàng Thế nhưng những Nho giáo, Phật giáohay Đạo giáo lại chủ yếu được du nhập mạnh mẽ vào tư tưởngcủa người dân Việt Nam qua hình thức chinh phạt cưỡng bức do
sự cai trị của các triều đại phong kiến Trung Hoa là chủ yếusuốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, đó là khi người dân bị bắt buộctiếp nhận các tư tưởng tôn giáo kể trên
Trên phương diện văn hóa, có hai yếu tố chính dẫn đến
sự hình thành của Tam giáo đồng nguyên Thứ nhất là các yếu
tố chủ quan: Người Việt vốn có đặc tính hòa hảo, vị tha, cởi mở
và bao dung văn hóa nên những văn hóa mới được đón nhận và
dễ dàng chung sống trong xã hội Việt Nam Thứ hai là yếu tốkhách quan: Ba tôn giáo kể trên dễ dàng tồn tại song song trênđất nước là vì chúng đều có đặc điểm phiếm thần, tôn trọng tínngưỡng truyền thống thờ phụng tổ tiên và phù hợp với một xãhội nông nghiệp như Việt Nam
Trang 5II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Sự du nhập của Tam giáo và những đặc trưng
cơ bản của Tam giáo:
1.1 Sự du nhập của Tam giáo vào Việt Nam:
1.1.1 Phật giáo:
Từ những thời kì đầu của lịch sử, Phật giáo đã được dunhập vào Việt Nam theo nhiều con đường khác nhau Những ghichép lịch sử từ đầu thế kỉ I đã cho thấy rằng Phật giáo đã dunhập vào Bắc Việt qua đường biển và vào Nam Việt theo đường
bộ Luy Lâu thuộc tỉnh Bắc Ninh khi ấy thuộc Giao Chỉ sớm trởthành một trong những trọng điểm của Phật giáo Vào thời kì
đó, Phạt giáo vẫn còn mang những âm hưởng của tư tưởng Phậtgiáo nguyên thủy, hay còn gọi là tiểu thừa (Nam tông)
Trong thời kì Bắc thuộc của nước ta, các triều đại phong kiếnTrung Hoa là tác nhân chính khiến cho Phật giáo được du nhậpvào nước ta qua sự cai trị của chính quyền phong kiến Phậtgiáo lúc bấy giờ là Phật giáo Đại thừa (Bắc tông), được lấy cốtlõi từ Thiền tông và Tịnh Độ tông
1.1.3 Đạo giáo:
Sự du nhập của Đạo giáo vào Việt Nam bắt đầu từ cuối thế
kỉ II - thời kỳ mà Trung Quốc thường xuyên xảy ra tranh chấp,chiến tranh khiến cho người dân phải bỏ chạy từ phương Bắcxuống phương Nam để lánh nạn bao gồm số lượng lớn các đạo
sỹ Trung Hoa
Trang 6Các tín ngưỡng bản địa là môi trường để Đạo giáo dễ dàngthâm nhập vào đời sống của cư dân tại Giao Chỉ Chính vì thâm
nhập bằng con đường đó, nên Đạo giáo với tư cách là một triết
lý sống ít được người dân Việt Nam biết đến, mà chủ yếu người
ta quan niệm về nó như Đạo phù thủy với các bùa chú và pháp thuật.2
1.2 Đặc trưng cơ bản của Tam giáo ở Việt Nam:
1.2.1 Phật giáo:
Từ xa xưa khi Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn dựng nước
và giữ nước, Phật giáo khi đó đã gắn liền với người dân cho nêntrong tư tưởng của người Việt đã thấm nhuần chủ nghĩa ái quốc
và là tiền đề để gây dựng nên khối đại đoàn kết các dân tộc dọckhắp chiều dài lãnh thổ Hơn nữa, đặc điểm thường thấy ở Phậtgiáo Việt Nam thể hiện tính tổng tổng hợp, tính dung chấp cao
và mang xu hướng nhập thể
1.2.2 Nho giáo:
Nho giáo được tiếp thu bởi người Việt theo một hướng đặc biệt khi Nho giáo đã bị khúc xạ khi du nhập vào mảnh đất Việt Kết quả của việc này đã tạo ra những đặc tính độc đáo của Nho giáo khi tồn tại Việt Nam:
thay đổi khi người dân cho rằng Nho giáo là học vấn của tầng lớp thống trị và trờ nên e dè giữa khoảng cách nhất định
không giống nhau
khi đượcd người Việt tiếp nhận và đã bị biến đổi không còn
là ý nghĩa nguyên thủy
1.2.3 Đạo giáo:
“Vô vi” là điều mà Đạo giáo muốn đề cao trong hệ thống
tư tưởng Bởi lẽ, nó chính là điểm phân biệt Đạo giáo so với cáctôn giáo còn lại Về cơ bản đạo giáo có các đặc trưng sau:
2
TS.PhạmTháiViệt,TS.ĐàoNgọcTuấn,ĐạicươngvềvănhóaViệtNam,NxbVănhóa-Thông tin,2004.
Trang 7 Quan niệm về vũ trụ và vạn vật: Theo Đạo giáo, có mộtchất sinh được gọi là Đạo có mặt trước cả khi vũ trụ được hìnhthành và tạo ra 2 khái niệm Âm Dương, 2 khái niệm này xô đẩyrồi từ đó mới tạo ra vạn vật
đề cao vật chất, phải kiếm chế sự ham muốn mà thay vào đóxoáy sâu vào đời sống bên trong, bỏ đi cái lợi mới giữ được 2 từĐạo và Đức
con người sống theo tự nhiên đồng thời cùng với tự nhiên tiếnhóa Lý Vô Vi gồm: Vô cầu, Vô tranh, Vô đoạt, Vô chấp
2. “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam thời phong kiến:
2.1 Sự tồn tại của “Tam giáo đồng nguyên” dưới các triều đại phong kiến Việt Nam:
từ bi trong dân chúng”, mối quan hệ giữa vua và quan, giữa giai cấp thống trị và nhân dân trở nên rất gần gũi “vua tôi đồng lòng” Nhắc đến các vị thiền sư, pháp sư, quốc sư nổi tiếng thời Lý ta không thể không nhắc đến thiền sư Vạn Hạnh - người cố vấn chính trị về mọi mặt cho vua Lý Thái Tổ, và dưới thời Trần có Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông - một ông vua đã từng lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Nguyên - Mông bởi đã biết quy tụ lòng dân phát huy "dân chủ" Người là vị Tổ thứ nhất của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử - dòng Thiền đặc sắc
đã góp phần tạo ra cơ sở cho sự vững bền của triều đại nhà Trần trong gần 200 năm Mặt khác, với mục tiêu kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nền độc lập dân tộc lâu dài, Phật giáo đã trở thành một loại vũ khí tinh thần giúp triều đình thu phục lòng dân, thống nhất và gắn kết các lực lượng trong xã hội
Trang 8 Nho giáo:
Nho giáo với tư cách học thuyết chính trị – đạo đức cũng
đã dần khẳng định ưu thế của mình trong việc tổ chức bộ máynhà nước, quản lý xã hội và có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng
càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giaicấp thống trị Trong xã hội bắt đầu hình thành tầng lớp nho sĩ.Nhiều trường học dưới thời Trần được xây dựng với chữ Nho lànội dung học tập chính cùng với các sách kinh sử
“Nho giáo được dùng để quản lý và tạo ra một xã hội yênbình, có trật tự trên dưới rõ ràng Thuyết thiên mệnh của Nhogiáo với quan niệm vua là thiên tử, mọi quyết định của vuađược xem như là những quyết định của trời Trong xã hội phongkiến giai cấp cầm quyền sử dụng tư tưởng mệnh trời như vũ khísắc bén để củng cố chế độ quân quyền Nhà vua tự nhận mình
là người lĩnh mệnh trời, là người “thế thiên hành đạo” là ngườichịu trách nhiệm trước trời Nên tư tưởng mệnh trời được pháttriển nước ta thời kì nhà Trần nhằm phục vụ cho việc xây dựngchế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền Thuyếtchính danh của Nho giáo là một học thuyết chính trị – xã hộidạy về cách hành xử của một “chính nhân quân tử” trong xãhội Nho giáo lấy việc tạo sự ổn định và phát triển làm trọngbằng cách sử dụng đường lối đức trị và lễ trị từ nhà Chu Khổng
Tử xây dựng nên học thuyết: “Nhân – Lễ – Chính danh”, “Nhân”tức là nội dung, “Lễ” là hình thức và “Chính danh” là con đườngđạt đến điều nhân.” 4
Đạo giáo:
Về phương diện guồng máy trị nước, một bộ phận quan lại triềuđình từ trung ương đến các địa phương vốn ban đầu có xuấtthân là một đạo sĩ Không những thế, có rất nhiều đạo sĩ vừa làcận thần của vua và vừa đóng góp, cống hiến nhiều ý kiến,chính sách quan trọng thậm chí ngay cả trong đường lối điềuhành đất nước của các vị vua.d
Đời sống văn hóa - tinh thần:
3 Sự phát triển Của Nho Giáo Thời Kỳ Lý - Trần (2018) Tạp chí Triết học, số 12 (187), tháng 12 - 2006.
4
ThụyDương.(2022)Ảnh Hưởng Của Phật Giáo và Nho Giáo Trong chính Sách Nội Trị thời Trần ,
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo.NgọcChí.
Trang 9 Phật giáo:
Không những được thể hiện qua các hoạt động liên quanđến Phật giáo mà ở thời đại nhà Lý, tinh thần theo đạo Phật cònđược thấy ở các sự kiện như các lễ hội: Lễ Vu lan báo hiếu, Lễtắm Phật; nhìn chung chúng vẫn tồn tại và duy trì đến ngàynay Chưa kể đến một số lễ hội đặc biệt do vua chúa tổ chứchay trọng làng, chùa cũng có một số nghi lễ như “phóng sinh” -một hành đồng thể hiện tính từ bi của đức Phật, nhà Phật.Không những vậy, Phật giáo đã đóng góp vào những thành tựurực rỡ của xã hội thời Trần - nơi mà chân, thiện, mỹ, an vui,hạnh phúc được đề cao (Ngũ giới và Thập thiện) Đồng thời, rấtnhiều công trình chùa tháp được hình thành dựa trên niềm tinvào tín ngưỡng của người dân thời xưa Chùa Một Cột và ChùaLáng là hai công trình tiêu biểu được xây dựng ở Hà Nội màkhông thể không nhắc đến khi đề cập đến Phật giáo
Nho giáo:
Văn học phát triển mạnh, mang đậm tính yêu nước, niềm
tự hào dân tộc Điển hình như bản tuyên ngôn độc lập "NamQuốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt đề cao tính dân tộc, nguyệnvọng giành độc lập của Nhân dân Việt Nam, trong đó ở tácphẩm "Nam Quốc Sơn Hà" có kể đến câu: "Sông núi nước Nam,vua Nam ở, rành rành định phận tại sách Trời" đã nhắc đếnnước Nam đã có chủ quyền và luôn chống lại sự uy hiếp từ phíaphương Bắc, chủ quyền đó đã được Trời cao công nhận và do
đó xâm chiếm nước Nam là hành động chống lại mệnh Trời Ýtưởng này chịu ảnh hưởng từ tư tưởng mệnh trời của Hán Nho.d
Về giáo dục và khoa học – kỹ thuật: Quốc Tử Giám đượcxây dựng và mở rộng, đào tạo con em quý tộc, quan lại, lộ, phủ,kinh thành có trường công, các kỳ thi quốc gia được tổ chức đều
để chọn nhân tài (như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, ChuVăn An…) Thời Trần nhiều trường học được mở ra, nội dunghọc tập là chữ Nho và các sách kinh sử
Đạo giáo:
Khi xét trên phương diện kiến trúc, Đạo giáo không phổbiến bằng phật giáo, nhưng nhiều cung quán cũng đã được xâydựng bởi các vua nhà Lý Phải kể đến nhiều ngôi chùa và quán
Trang 10đã được vua Lý Thái Tông- đương thời rất sùng Đạo giáo - choxây dựng khi còn tại vị.
Không chỉ vậy, trong đời sống tâm linh của con người thờiLý-Trần, các đạo sĩ Đạo giáo đã trở thành những nhân tố đóngvai trò quan trọng Họ được triều đình mời đi trấn yểm các núisông trong nước, vào cung làm lễ tống trừ ma quỷ đêm 30 Tết,giảng giải cho vua về phép tu luyện, trấn trạch, cầu tự cho
giáo dục cho nhân dân về lòng yêu nước.d
2.1.2 Thời Lê Sơ - Nguyễn:
Chính trị - tư tưởng:
Phật giáo:
Phật giáo dường như không có tác động đến chính trị - tưtưởng ở thời kì này Bởi lẽ, giai đoạn Lê Sơ - Nguyễn đã chứngkiến sự độc tôn của Nho giáo lên tư tưởng của bộ máy nhànước, các giai cấp cầm quyền
Nho giáo:
Nho giáo vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh mẽtrong thời Lê sơ và trong thời kì đầu của nhà Nguyễn, Nho giáovẫn giữ vững thế độc tôn trong tư tưởng của nhân dân Việt Namtrong mọi tầng lớp Những tư tưởng của Nho giáo đã thấmnhuần vào bộ máy chính trị và trở thành công cụ đắc lực để trịnước, an dân là điểm tựa cho việc duy trì bộ máy chính trị, thểchế nhà nước Tuy nhiên, sự độc tôn này không phải chỉ cònmột mình Nho giáo, mà còn có sự dung hợp với hai tôn giáo cònlại Sự dung hòa này là kết quả của sự du nhập, giao như vănhóa, có sự lai tạo, bổ trợ cho nhau ở thời kì này Mặc dù vậy sựảnh hưởng cửa Nho giáo vẫn bao trùm
“Các vị vua Lê sơ đều rất uyên thâm và tôn sùng Nho giáo,cho thấy Nho giáo đã có những ảnh hưởng rất sâu sắc tới hệ tưtưởng chính trị của chế độ phong kiến lúc bấy giờ Đồng thời,Nho giáo cũng trở thành một trong những cơ sở để vua thời Lê
sơ ban hành bộ “Quốc triều hình luật” Nội dung chính của bộluật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, quan lại, giai cấpthống trị, địa chủ phong kiến Đặc biệt, bộ luật còn bảo vệ chủ
5 PGS.TSNguyễnQuangNgọc,Tiến trình Lịch sử Việt Nam,NhàXuấtBảnGiáoDục,2016
Trang 11quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.” 6
Đạo giáo:
Năm 1461, nỏ ra một cuộc thanh lọc các nhóm tu sĩ vànhững người lấy chùa chiền, đền, miếu để làm nơi trú ngụ,thoát khỏi tầm ngắm của xã hội hoặc không thừa nhận tráchnhiệm của bản thân đều bị ép phải hoàn tục qua các lệnh cấm
mở bừa bãi và tự tiện xây các đạo quán hay chùa được vua LêThánh Tông ban hành thời bấy giờ, với cốt là nâng cao vị thếcủa những người tu luyện một cách chân chính Nhờ đó mà vàothời kì này các triết lí Đạo giáo được đề cao và thấm nhuần vào
tử tưởng của người dân trong xã hội
Đời sống văn hóa - tinh thần:
Phật giáo:
Mặc dù ảnh hưởng của Phật giáo đối với giới cai trị dướitriều Lê Sơ - Nguyễn không còn đáng kể như trong thời giannhà Lý trị vì, song thực tế, trong đời sống tâm linh, các vị vuachúa, quan lại vẫn thường dựa vào Phật đạo, thường hướng vềnơi cửa Phật Kể từ những ngày trị vì của vua Gia Long haytrong những triều đại những nhà vua Nguyễn khác, đã có nhữngđiều kiện cụ thể được quy định tường tận để một người có thểxuất gia và tu hành Đồng thời, giới quý tộc nhà Nguyễn gópphần giúp đỡ cho công cuộc tôn tạo, sửa chữa các ngôi chùa, cóthể kể đến : chùa Phúc Long( xây năm 1618), chùa Thiền Tây ởVĩnh Phúc(xây năm 1727), chùa Thiên Mụ ở Huế (xây năm1601) Hơn nữa, Phật giáo còn được duy trì với vai trò văn hóa
tư tưởng được thấm nhuần trong cuộc sống hằng ngày của dânchúng
Nho giáo:
Đời sống làng xã thời bấy giờ được phổ biến Nho giáo rộngrãi nhờ có đội ngũ Nho sĩ đông đảo trên cả nước Các lễ nghiNho giáo cũng như những tư tưởng Nho giáo được thực hànhngay cả trong đời sống xã hội ở mọi tầng lớp.d
6
Vũ Thị Mai Lương, Nho Giáo Thời Lê Sơ , Nguồn Luật Của Bộ "Quốc Triều Hình luật", Tạp chí Văn hóa Nghệ Thuật, số 422, tháng 8-2019.