KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ:Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bênkí kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được
Trang 1HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
ĐỀ TÀI 8:
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ TÌM HIỂU CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ (CISG)
Giáo viên hướng dẫn: Lớp: 23ĐHKV01
THS LÊ THỊ KHÁNH HOÀ Nhóm: 4
TP Hồ Chí Minh – 2024
Trang 2ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Trang 3M C L C: ỤC LỤC: ỤC LỤC:
PHÁP LU T V H P ẬT VỀ HỢP ĐỒ Ề HỢP ĐỒ ỢP ĐỒ ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QU C T ỐC TẾ Ế
I KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 3
II.ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 3
1 Đặc điểm chung của một hợp đồng mua bán 3
2 Đặc điểm riêng của hợp đồng mua bán quốc tế 4
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ C VIÊN 1980 V H P Ề HỢP ĐỒ ỢP ĐỒ ĐỒ NG MUA BÁN HÀNG HOÁ QU C T ỐC TẾ Ế (CISG) I KHÁI NIỆM CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 (CISG) 6
II.NHỮNG LỢI ÍCH VÀ BẤT CẬP CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA CISG 6
1 Lợi ích đối với hệ thống pháp luật Việt Nam 6
2 Lợi ích đối với các doanh nhân Việt Nam 6
III.NỘI DUNG CHÍNH CỦA CISG 7
IV.PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG 9
1 Khi các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên Công ước 9
2 Khi một bên có nhiều trụ sở thương mại tại nhiều quốc gia 9
V.QUY TRÌNH KÍ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ 11
1 Chào hàng 11
2 Chấp nhận chào hàng 12
VI.QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 15
VII.MIỄN TRÁCH NHIỆM 17
1 Khái niệm 17
2 Các trường hợp miễn trách nhiệm 17
Trang 4PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
I KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ:
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên
kí kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sangnước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên kí kết được thiết lập ở cácnước khác nhau
- Căn cứ Điều 27 Luật Thương mại 2005: mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dướicác hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyểnkhẩu Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bảnhoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
- Dựa vào điều 50 của bộ luật thương mại 1997 và mục 2 chương 2 của bộ luật thương mại2005: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các điều khoản thường bao gồm mô tả
cụ thể về sản phẩm, quy cách và chất lượng của sản phẩm, giá cả, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, điều kiện vận chuyển và bảo hiểm, trách nhiệm pháp lý của haibên, cũng như các điều khoản liên quan đến xử lý tranh chấp
II ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ:
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế vìvậy có những đặc điểm chung của một hợp đồng mua bán và đặc điểm riêng dựa trên tínhchất quốc tế của nó
1 Đặc điểm chung của một hợ p đồng mua bán:
Hợp đồng mua bán theo luật Việt Nam là sự thỏa thuận giữa các bên, bên bán chuyểnquyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán Hợp đồng mua bán cóđặc điểm là hợp đồng ưng thuận, có tính đền bù và là hợp đồng song vụ:
- Hợp đồng ưng thuận tức là hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm các bên thỏa thuận xong
về việc mua bán hàng hóa, hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào hành vi giaohàng vì đây chỉ được xem là việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng
Trang 5- Hợp đồng có tính đền bù tức là khi bên bán thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì sẽ đượcnhận một khoản lợi ích tương đương giá trị hàng hóa từ bên mua Hợp đồng song vụ làhợp đồng hai bên đều có nghĩa vụ với bên còn lại.
2 Đặc điể m ri êng của hợ p đồng mua bá n qu ốc tế:
a.Về chủ thể:
Chủ thể của hợp đồng sẽ có trụ sở ở các quốc gia khác nhau Tuy nhiên, các bêngiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vẫn có thể có trụ sở nằm trên cùng mộtquốc gia/vùng lãnh thổ
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường là các thương nhân trựctiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại
Theo pháp luật Việt Nam, thương nhân bao gồm cá nhân, pháp nhân có đầy đủ cácđiều kiện theo quy định của pháp luật quốc gia quy định để tham gia vào các hoạt độngthương mại Tùy vào từng quốc gia mà quy định đối với thương nhân sẽ có sự khácbiệt Vì thế, trước khi ký kết hợp đồng, các bên cần xem xét kỹ về điều kiện cụ thể ởquốc gia nơi thương nhân đó đăng ký hoạt động
b Về đối tượng của hợp đồng:
Đối tượng của hợp đồng mua bán quốc tế là hàng hóa Hàng hóa theo nghĩa rộng
là tất cả những gì có thể mua và bán được
Theo pháp luật Việt Nam hàng hoá là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hìnhthành trong tương lai; và những vật gắn liền với đất đai có thể mua bán được để có thểchuyển dịch qua biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan Đây là một căn cứ để xácđịnh tính quốc tế của một hợp đồng mua bán quốc tế theo pháp luật Việt Nam Theo đó,trường hợp hai chủ thể Việt Nam tiến hành giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thì có thểxác định đây là một hợp đồng quốc tế
c Về đồng tiền thanh toán:
Đồng tiền để thanh toán có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ (nội tệ với 1 trong 2 hay đều
là ngoại tệ) Các bên có quyền lựa chọn đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua bán Vớihợp đồng mua bán hàng hóa trong nước bắt buộc dùng đồng Việt Nam
d Về ngôn ngữ của hợp đồng:
Trang 6Hợp đồng không bắt buộc về ngôn ngữ nhưng thường là được kí bằng tiếng anh.
e Về hình thức của hợp đồng:
Theo pháp luật của từng quốc gia và pháp luật quốc tế sẽ yêu cầu hình thực hợpđồng mua bán khác nhau Chẳng hạn, theo CISG 1980 tại điều 11 “Hợp đồng mua bánkhông bắt buộc phải được giao kết hoặc chứng minh bằng văn bản cũng như không bắtbuộc phải tuân thủ bất kỳ quy định nào về hình thức Hợp đồng có thể được chứng minhbằng mọi cách, kể cả bằng nhân chứng.”
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam yêu cầu hình thức hợp đồng mua bán hàng hoáquốc tế bằng văn bản hoặc một hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (điện báo,telex, fax, thông điệp dữ liệu) Trong thực tế, vì tính chất quốc tế của hợp đồng mua bánquốc tế nên khuyến nghị chung cho các chủ thể trong hợp đồng quốc tế là nên lập hợpđồng bằng văn bản hoặc các hình thức tương đương để bảo vệ quyền lợi của mình
f Về cơ quan giải quyết tranh chấp:
Trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nếu cóphát sinh tranh chấp, các bên có thể giải quyết tranh chấp tại tòa án của 1 trong 2 quốcgia nơi các bên giao kết hợp đồng đặt trụ sở hoặc tại cơ quan trọng tài quốc tế
g Về luật điều chỉnh của hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng):
Các bên có thể thỏa thuận để lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng, có thể lựa chọnluật của bên trong giao kết hay lựa chọn pháp luật của bên thứ 3 Bên cạnh đó, các điềuước quốc tế như CISG có hiệu lực điều chỉnh cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế thuộc phạm vi áp dụng của Công ước này
Trang 7CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC
TẾ (CISG)
I KHÁI NIỆM CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 (CISG):
CISG là viết tắt của Convention on Contracts for the International Sale of Goods đượcbiết đến là Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế được soạn thảo bởi Ủy ban LiênHợp Quốc về Luật thương mại Quốc tế (UNCITRAL)
Công ước này được tạo ra nhằm mục đích hướng tới việc thống nhất nguồn luật ápdụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đối với mọi quốc gia, đồng thời thúc đẩyviệc loại trừ các trở ngại pháp lý trong thương mại quốc tế và sẽ hỗ trợ cho việc phát triểnthương mại quốc tế
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 94 quốc gia là thành viên, trong đó, có sự góp mặtcủa nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển trên Thế giới
CISG chính thức có hiệu lực tại Việt Nam 01/01/2017
II NHỮNG LỢI ÍCH VÀ BẤT CẬP CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA CISG:
1. Lợi ích đối với hệ thống pháp luật Việt Nam: có 4 lợi ích chính
a Có khung pháp luật thống nhất về mua bán hàng hoá quốc tế, được áp dụng một cách
tự động cho hợp đồng của mình Từ đó giúp giảm thời gian, chi phí, xung đột trongviệc lựa chọn pháp luật cho hợp đồng
b Đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tế đaphương về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam
c Giúp hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng và pháp luật về muabán hàng hoá nói chung của Việt Nam
d Là điều kiện để giải quyết tranh chấp từ các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thuậnlợi hơn
2. Lợi ích đối với các doanh nhân Việt Nam:
Trang 8a Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiết kiệm được chi phí và tránh được các tranhchấp trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng (Điều 1.1.a CISG)
- Giảm bớt chi phí và thời gian đàm phán để thống nhất lựa chọn luật áp dụng chohợp đồng
- Giảm bớt các khó khăn và chi phí có thể phát sinh do luật được lựa chọn để áp dụngcho hợp đồng là luật nước ngoài
- Tránh được việc phải sử dụng đến quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế để xácđịnh luật áp dụng cho hợp đồng
b Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được một khung pháp lý hiện đại, công bằng và antoàn để thực hiện hợp đồnh mua bán hàng hoá quốc tế và có căn cứ hợp lý để giảiquyết tranh chấp nếu phát sinh, từ đó có điều kiện cạnh tranh công bằng hơn trên thịtrường quốc tế
c Giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được những tranh chấp phát sinh trong kih doanhquốc tế
Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nềnkinh tế thế giới, đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó thương mại hànghóa vẫn là hoạt động sôi động nhất Trong quá trình tiến hành mua bán trao đổi hàng hóavới các đối tác nước ngoài, việc áp dụng các văn bản luật quốc gia sẽ gây nhiều khókhăn, bất lợi, làm phát sinh những xung đột pháp luật với các nước khác và khi giảiquyết tranh chấp cũng khó khăn Khi gia nhập Công ước Viên 1980, Việt Nam sẽ thốngnhất nguồn luật áp dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế với các nước đối tác khi ký kếthợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Khi đó, các thương nhân Việt Nam và thương nhânnước ngoài sẽ cùng chung “tiếng nói”, cùng chung một cơ sở pháp lý và các mối quan hệmua bán hàng hóa sẽ gắn chặt hơn, lâu bền hơn và rộng mở hơn nữa, tránh được tranhchấp phát sinh
III NỘI DUNG CHÍNH CỦA CISG:
Công ước Viên 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội dung chính sau:
Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1 - 13)
Trang 9Như tên gọi của nó, phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng (từ Điều 1đến Điều 6), đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giảicác tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng.Công ước cũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóaquốc tế.
Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)
Trong phần này, với 11 điều khoản, Công ước đã quy định khá chi tiết, đầy đủ cácvấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế CISGnếu rõ quy định về chào hàng (Điều 14); hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chàohàng (Điều 15, 16 và 17); Nội dung chấp nhận chào hàng, thời hạn chấp nhận chào hàng(Điều 18, 19, 20 và 21) Ngoài ra, Công ước còn có quy định về thu hồi chấp nhận chàohàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực
Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88)
Với tên gọi là “mua bán hàng hóa”, nội dung của phần này là các vấn đề pháp lý trongquá trình thực hiện HĐ, gồm 5 chương với những nội dung cơ bản như sau:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Nghĩa vụ của người bán
Công ước quy định rất rõ nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặcbiệt là nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực tếcũng như về mặt pháp lý) Công ước nhấn mạnh đến việc kiểm tra hàng hóađược giao (thời hạn kiểm tra, thời hạn thông báo các khiếm khuyết của hànghóa)
Chương III: Nghĩa vụ của người mua
Gồm nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng, được quy định tại cácđiều từ Điều 53 đến Điều 60
Chương IV: Chuyển rủi ro
Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua
Quy định về vấn đề tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm trướchợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợp giao hàng từngphần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Trang 10Dựa trên nhiều án lệ, một biện pháp được áp dụng phổ biến nhất trong giảiquyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: đó là tính toán tiềnbồi thường thiệt hại (Điều 74, 75, 76, 77, 78)
Các điều khoản khác trong chương này đề cập đến vấn đề miễn trách, hậuquả của việc hủy hợp đồng và bảo quản hàng hóa trong trường hợp có tranhchấp
Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 - 101)
Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Côngước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số vấn đề khácmang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước này
IV PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG:
1 Trường hợp thứ nhất (áp dụng trực tiếp): Khi các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên Công ước
Điều 1.1: Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên cótrụ sở thương mại tại các Quốc gia khác nhau
a Khi các Quốc gia này là các Quốc gia thành viên của Công ước;
Đây là trường hợp áp dụng phổ biến nhất của CISG 1980 Ví dụ, CISG 1980 sẽ được
áp dụng thay cho pháp luật quốc gia đối với hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty ViệtNam và công ty có trụ sở ở Pháp, Đức, Úc, Hàn Quốc, bởi lẽ Việt Nam và các nước nàyđều là thành viên của Công ước Quy định này đáp ứng mục tiêu trọng tâm của Công ước làxây dựng một khung pháp lý thống nhất cho các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế diễn
ra trên toàn cầu Theo đó, khi các quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước thì Công ướctrở thành một phần nội luật của quốc gia đó và sẽ đương nhiên được áp dụng đối với cácgiao dịch giữa các công dân của quốc gia thành viên đó
Hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ, Nhật, Pháp,… thuộcphạm vi áp dụng của CISG vì các nước này cùng là thành viên của công ước nên công ước
sẽ được áp dụng cho các hợp đồng này
Trang 112 Trường hợp thứ 2 (áp dụng gián tiếp): Khi một bên có nhiều trụ sở thương mại tại nhiều quốc gia
Điều 10: Trong Công ước này:
a nếu một bên có nhiều hơn một địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanhđược xác định là nơi có mối quan hệ gần gũi nhất với việc giao kết và thực hiệnhợp đồng, có xem xét đến hoàn cảnh mà các bên biết hoặc dự liệu vào bất kỳ thờiđiểm nào trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng;
b nếu một bên không có địa điểm kinh doanh thì sẽ dẫn chiếu đến nơi thường trúcủa họ
a Quy tắc Tư pháp quốc tế của một nước dẫn chiếu đế n lu ật của mộ t qu ốc gia thành viên công ước
VD: trong một tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán giày giữa công ty Đức vàcông ty Italia vào năm 19894 Tại thời điểm ký kết hợp đồng, Đức không không phải
là thành viên của CISG 1980 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên phát sinhtranh chấp liên quan đến chất lượng hàng hóa; do đó, người mua Đức đã đệ trình mộtđơn khởi kiện lên Tòa án quận Aachen (Đức) Để xác định luật áp dụng đối với hợpđồng này, Tòa án quận Aachen đã áp dụng các quy tắc Tư pháp quốc tế của Đức vàkết luận rằng: Luật của nước nơi người bán thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu sẽ
là luật áp dụng, mà ở đây là luật của Italia Tuy nhiên, Italia bấy giờ đã là một thànhviên của CISG 1980, do đó, theo định tại điểm b khoản 1 Điều 1, Công ước sẽ trởthành nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng này
VD: trong một vụ tranh chấp giữa người bán Hoa Kỳ và người mua Anh phát sinh từhợp đồng mua bán trứng cá muối, Tòa án Quận liên bang Kentucky (Hoa Kỳ) lại đưa
ra một quyết định khác biệt Tòa án này đã áp dụng Mục 188 của Luật xung đột (Bảnsửa đổi thứ hai) dẫn chiếu tới “luật của tiểu bang mà có mối quan hệ gần gũi nhất vớihợp đồng và các bên ” Trên cơ sở đó, Tòa án xác định luật của bang Kentucky, tức làpháp luật Hoa Kỳ (thành viên của CISG 1980) sẽ là luật áp dụng đối với tranh chấpnày Về nguyên tắc, trong trường hợp này, CISG sẽ được áp dụng thay cho pháp luậtHoa Kỳ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của CISG (Tại thời điểm ký kết hợp