1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hiện trạng trạm biến áp 110kv nmtđ nậm củm 4 và địa điểm xây dựng

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiện trạng trạm biến áp 110KV NMTĐ Nậm Củm 4 và địa điểm xây dựng
Tác giả Ngô Quang Luân
Người hướng dẫn Phạm Thị Hương Sen
Trường học Trường Đại học Điện lực
Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển
Thể loại Thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,42 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan công ty TNHH xây lắp Điện Lực Bắc miền trung (8)
    • 1.1.1. Giới thiệu chung (8)
    • 1.1.2. Ngành kinh doanh chính (8)
    • 1.1.3. Mục tiêu chiến lược (8)
  • 1.2. Cơ cấu quản lí Công ty TNHH Xây lắp Điện lực BẮC MIỀN TRUNG (9)
    • 1.2.1. Mô hình tổ chức quản lí (9)
    • 1.2.2. Các phòng ban chính trong công ty (9)
  • CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TRẠM BIẾN ÁP 110KV NMTĐ NẬM CỦM 4 VÀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG (12)
    • 2.1. Hiện trạng trạm biến áp 110KV NMTD Nậm Củm 4 (12)
      • 2.1.1. Phần điện (12)
      • 2.1.2. Phần SCADA - Thông tin liên lạc (13)
      • 2.1.3. Hệ thống điện tự dùng (13)
    • 2.2. Địa điểm xây dựng (13)
    • 2.3. Chủ đầu tư và nguồn vốn (13)
    • 2.4. Thời hạn xây dựng (13)
  • CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG GIÁM SÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM CỦM 4 VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA THIẾT BỊ NHỊ THỨ (14)
    • 3.1. Hệ thống thông tin (14)
      • 3.1.1. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin (14)
      • 3.1.2. Yêu cầu kỹ thuật chung (14)
      • 3.1.3. Giải pháp công nghệ (15)
    • 3.2. Hệ thống SCADA (19)
      • 3.2.1. Yêu cầu chung đối với thiết bị SCADA tại NMTĐ Nậm Củm 4 (19)
      • 3.2.2. Yêu cầu danh sách dữ liệu đối với Nhà máy Thủy điện Củm 4 (20)
      • 3.2.3. Yêu cầu điều khiển thiết bị tại TPP 110kV và Nhà máy Thủy điện (20)
      • 3.2.4. Phạm vi thực hiện các dịch vụ kỹ thuật (20)
    • 3.3. Hệ thống điều khiển (22)
      • 3.3.1. Nhiệm vụ và phạm vi hệ thống (22)
      • 3.3.2. Tiêu chuẩn áp dụng (23)
      • 3.3.3. Giải pháp công nghệ chính (25)
      • 3.4.1. Thiết bị điều khiển (31)
      • 3.4.2. Thiết bị viễn thông (31)
    • 3.5. Đặc tính kĩ thuật của thiết bị nhị thứ (32)
      • 3.5.1. Đặc tính chung (32)
      • 3.5.2. Thiết bị điều khiển bảo vệ và đo lường (34)
      • 3.5.3. Cáp kiểm tra và phụ kiện (36)

Nội dung

Tổng quan công ty TNHH xây lắp Điện Lực Bắc miền trung

Giới thiệu chung

Tên công ty : Công ty TNHH xây lắp Điện Lực Bắc miền trung

Người đại điện theo pháp luật : Ông Lê Duy Mạnh Chức vụ : giám đốc

Loại hình hoạt động : Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, Mã số thuế 2802530622 do Chi chục thuế tỉnh Thanh Hóa cấp lần đầu ngày 12/03/2018

Ngày hoạt động : 13/03/2018 Điện thoại trụ sở : 0967383306

Ngành kinh doanh chính

- Phối hợp thực hiện đầu tư, xây lắp,cải tạo, vận hành thử nghiệm và đưa vào hoạt động các công trình, đường dây và trạm biến áp đến 500kV.

- Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện quản lý theo phân cấp

Mục tiêu chiến lược

Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan chức năng, Công ty TNHH xây lắp Điện lực Bắc miền trung đã định ra những hướng đi cụ thể mà trước hết phải tập trung ổn định tổ chức, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ công nhân viên tại các phòng ban và đơn vị, đảm bảo hoạt động hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc cho đơn vị Công ty xác định phải xây dựng một tập thể đoàn kết, mọi người làm việc với tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn cao, có khả năng trong nhiều lĩnh vực công tác theo phương châm: giỏi một việc và thành thạo nhiều việc Đơn vị cũng xây dựng và triển khai nhanh chóng các kế hoạch sản xuất kinh doanh:

- Ưu tiên số 1 về người, thực hiện đúng kỹ thuật an toàn điện

- Xây dựng và thử nghiệm đưa lưới điện vào hoạt động theo đúng quy trình kỹ thuật, an toàn.

- Giảm tỷ lệ tổn thất điện năng; phát triển khách hàng.

- Công tác xây dựng và sửa chữa lưới điện được đặt lên hàng đầu

- Nhiệm vụ đầu tiên là phải cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển của phụ tải.

Cơ cấu quản lí Công ty TNHH Xây lắp Điện lực BẮC MIỀN TRUNG

Mô hình tổ chức quản lí

Khối gián tiếp : Các phòng chuyên môn nghiệp vụ như sau :

- Phòng kế hoạch kỹ thuật

- Phòng kinh doanh tổng hợp

- Các đội sản xuất, quản lí điện

- Tổ kiểm tra giám sát Đơn vị đã có quy định chức năng nhiệm vụ cho các cá nhân từ lãnh đạo đến công nhân, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người, bố trí công việc đảm bảo phát huy tốt năng lực, hiệu quả công việc của từng cá nhân, lập kế hoạch công việc theo tuần, tháng cho từng đội, tổ, nhóm công tác Hàng tháng căn cứ vào kết quả thực hiện để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ từng người, từng bộ phận để làm cơ sở tính lương theo quy chế phân phối tiền lương của đơn vị.

Các phòng ban chính trong công ty

Là đầu mối quản lý, chỉ đạo, triển khai và điều hành thực hiện 2 chức năng sau:

- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, kinh doanh điện năng, chăm sóc, phát triển khách hàng và kinh doanh các dịch vụ khác

- Tham mưu cho khách hàng, đơn vị và chính quyền địa phương trong công tác quy hoạch, phát triển lưới điện, an toàn hành lang lưới điện và chăm sóc, phát triển khách hàng trên địa bàn kinh doanh.

- Xây dựng, vận hành thử nghiệm, sửa chữa, thí nghiệm hệ thống lưới điện tại dự án hoạt động.

- Phối hợp thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, phát triển lưới điện, phát triển khách hàng theo phân công phân cấp.

- Nghiệm thu, bàn giao theo phân cấp công trình đã hoàn thành cho khách hàng, đơn vị

- Quản lý, sử dụng nhân lực, vật tư, trang thiết bị, tài sản của công ty.

- Tổ chức tuyên truyền hướng dẫn khách hàng về tiết kiệm điện, an toàn điện.

- Nắm bắt và dự báo nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để phục vụ quy hoạch, phát triển lưới điện và đảm bảo cấp điện.

- Giải quyết kịp thời thắc mắc, khiếu nại của khách hàng sử dụng điện theo đúng các quy phạm hiện hành.

- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, quản lý lao động, tiền lương, đào tạo, hạch toán kế toán, quản lý tài chính theo ủy quyền, phân cấp; tổng hợp và thống kê báo cáo theo quy định của ngành và pháp luật.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khác được giao.

Phòng Kế hoạch kỹ thuật :

- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác lập và giao kế hoạch và đôn đốc thực hiện kế hoạch SXKD, ĐTXD và dịch vụ khách hàng; công tác mua sắm, tiếp nhận, quản lý, điều động, cấp phát vật tư, thiết bị nhằm phục vụ công tác SXKD và ĐTXD của Công ty; tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện các công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng.

Phòng tổ trực vận hành :

- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác xây dựng lưới điện; trực điều hành xây dựng lưới điện thuộc công ty quản lý, xử lý những hiện tượng bất thường và sự cố xảy ra trên công trình theo đúng quy định, quy trình, quy phạm, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của, chủ động phân tích nguyên nhân sự cố và đề ra các biện pháp phòng ngừa; công tác thí nghiệm điện.

Phòng Kinh doanh tổng hợp :

Tham mưu cho Giám đốc về công tác kinh doanh, dịch vụ khách hàng theo đúng Quy trình kinh doanh của EVN, EVNNPC, phát hành quyết toán hóa đơn vật liệu, lập và quản lý hợp đồng công trình, tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, đơn vị, kiểm tra giám sát mua bán vật liệu, phối hợp xử lý các trường hợp phát sinh trong khi xây dựng và vận hành thử nghiệm công trình điện

Xử lý, triển khai, giải quyết các văn bản của Công ty liên quan đến các công tác gồm: tài chính, biên bản,

- Làm đầu mối lập kế hoạch tài chính Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện;

- Thực hiện ghi hóa đơn, dự toán chi phí, tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu,… tổng hợp báo cáo về công ty

- Làm đầu mối giao kế hoạch, kiểm tra, theo dõi quản lý, tổng hợp tình hình thu/chi, công nợ, tiền lãi hàng quý, năm của đơn vị;

- Quản lý tổn thất điện năng, thống kê tính toán chỉ tiêu tổn thất điện năng, phối hợp cùng Ban chỉ đạo giảm TTĐN phân tích và đề xuất biên pháp giảm tổn thất điện năng;

- Làm đầu mối quản lý, tính toán giá thành, đề xuất điều chỉnh kế hoạch quý, 6 tháng và cả năm để giao cho các Đội sản xuất trực thuộc đơn vị;

- Chủ trì xây dựng kế hoạch giao khoán các chỉ tiêu kinh doanh bán điện cho các

- Phối hợp cùng Ban chỉ đạo giảm TTĐN xây dựng kế hoạch giảm tổn thất điện năng cho các tổ và toàn Điện lực Có biện pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh.

- Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục liên quan đến cấp điện của khách hàng sau khi bàn giao Thực hiện đúng quy định về thời gian giải quyết.

- Thực hiện ký kết hợp đồng xây dựng công trình điện, thử nghiệm điện với các khách hàng, đơn vị sử dụng điện thuộc địa bàn Điện lực quản lý theo phân cấp của EVN NPC.

HIỆN TRẠNG TRẠM BIẾN ÁP 110KV NMTĐ NẬM CỦM 4 VÀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

Hiện trạng trạm biến áp 110KV NMTD Nậm Củm 4

Trạm biến áp 110kV Nậm Củm 4 nằm tại địa phận huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Trạm biến áp 110kV của NMTĐ Nậm Củm 4 được thiết kế với 05 ngăn lộ 110kV, vận hành với sơ đồ 2 thanh cái cái có máy cắt liên lạc Trạm biến áp 110kV của NMTĐ Nậm Củm 4 có kích thước 54x31,5m.

Hiện trạng các lộ vận hành phía 110kV:

+ Lộ E01, E02 ngăn máy biến áp tăng T1, T2;

+ Lộ E03 ngăn máy cắt liên lạc

+ Lộ E05 đi TBA 110kV NMTĐ Pắc Ma

+ Lộ E06 đi TBA 220kV Mường Tè.

Trên các cột pooctich cao 15m đặt các kim thu sét nhằm nhiệm vụ chống sét đánh thẳng vào trạm Tất cả các thiết bị cấu kiện của trạm biến áp, bao gồm toàn bộ các vị trí ngăn lộ hiện trạng đều nằm trong vùng bảo vệ của các kim thu sét.

Trạm biến áp 110kV trang bị hệ thống nối đất được bố trí trong toàn bộ trạm Lưới nối đất được nối với hệ thống lưới nối đất của NMTĐ Nậm Củm 4 và có trị số nối đất đảm bảo theo các tiêu chuẩn, quy định nối đất của Việt Nam và quốc tế.

Hệ thống mương cáp được xây dựng nội bộ trong trạm và dẫn vào các buồng phòng của NMTĐ Nậm Củm 4, kích thước mương cáp chính là 1,2m và các mương nhánh là 0,75m, đảm bảo cho các ngăn lộ đấu nối cáp điều khiển bảo vệ vào các tủ điếu khiển bảo vệ trạm đặt trong phòng điều khiển trung tậm của nà máy. b Tủ thiết bị bảo vệ, điều khiển và đo lường trạm

Các tủ thiết bị bảo vệ, điều khiển và đo lường trạm 110kV, các tủ thông tin được bố trí lắp đặt trong phòng điều khiển trung tâm (ĐKTT) Hệ máy tính điều khiển chung của nhà máy thủy điện Nậm Củm 4 (gồm cả trạm biến áp 110kV) cũng được đặt ở trong phòng ĐKTT của nhà máy.

Hệ thống phân phối điện tự dùng xoay chiều 400/230V AC của NMTĐ Nậm Củm 4 được đặt trong phòng phân phối điện tự dùng xoay chiều của nhà máy.

Hệ thống phân phối điện tự dùng một chiều 220V DC và hệ thống ắc quy được lắp đặt trong phòng phân phối DC.

Hệ thống mương cáp trong nhà đã được xây dựng đầy đủ phục vụ cho việc đấu nối từ trạm biến áp 110kV vào các tủ điều khiển, bảo vệ và đo lường trong phòng ĐKTT.

2.1.2 Phần SCADA - Thông tin liên lạc

Trạm 110kV Nậm Củm 4 được kết nối SCADA và thông tin liên lạc với trung tâm điều độ miền Bắc (A1) và trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) và chịu sự điều độ và giám sát của 2 trung tâm này.

2.1.3 Hệ thống điện tự dùng

+ Nguồn điện xoay chiều 400/230V AC được lấy từ tủ phân phối tự dùng xoay chiều 400/230V AC của nhà máy.

+ Nguồn điện một chiều 220V DC được lấy từ hệ thống phân phối điện tự dùng một chiều 220V DC của nhà máy.

+ Nguồn điện một chiều 48V DC được lấy từ hệ thống phân phối điện tự dùng một chiều 48V DC của nhà máy.

Địa điểm xây dựng

Ngăn lộ 110kV mở rộng được xây dựng tại phần dự kiến mở rộng của trạm biến áp

110kV NMTĐ Nậm Củm 4, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Chủ đầu tư và nguồn vốn

 Chủ đầu tư của công trình là Công ty cổ phần Phát triển điện Mường Tè.

 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Chủ đầu tư.

Thời hạn xây dựng

 Theo kế hoạch, công trình sẽ được thi công vào quý I năm 2022.

HỆ THỐNG GIÁM SÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM CỦM 4 VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA THIẾT BỊ NHỊ THỨ

Hệ thống thông tin

3.1.1 Yêu cầu đối với hệ thống thông tin Đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ thông tin phục vụ công tác vận hành hệ thống điện, bao gồm:

3.1.1.1 Kênh thông tin phục vụ hệ thống Điều khiển - Điều độ (SCADA/EMS)

- Theo phân cấp điều độ, NMTĐ Nậm Củm 4 có công suất đặt lớn hơn 10MW sẽ do Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc (A1) giám sát Do vậy, cần thiết lập các tuyến thông tin liên lạc giữa A1 với NMTĐ Nậm Củm 4, trong đó:

- Thiết lập kênh liên lạc điện thoại trực thông Hotline IP giữa NMTĐ Nậm Củm

4 với Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc (A1) Kênh điện thoại trực thông đảm bảo tính tức thời, cấp bách và riêng biệt trong công tác điều độ hệ thống điện.

- Thiết lập kênh thông tin SCADA để trao đổi thông tin (truyền tín hiệu đo lường, báo trạng thái, điều chỉnh, điều khiển từ xa ) giữa NMTĐ Nậm Củm 4 với Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc (A1) theo chuẩn kết nối IEC60870-5-104.

3.1.2 Yêu cầu kỹ thuật chung

3.1.2.1 Yêu cầu chung đối với hệ thống thông tin NMTĐ Nậm Củm 4

- Đồng bộ, ổn định, đảm bảo độ an toàn cao và có khả năng mở rộng và phát triển

- Đảm bảo nhu cầu thông tin hiện tại và tương lai.

- Đảm bảo chất lượng và số lượng các dịch vụ thông tin truyền thống chuyên dụng (kênh thoại, kênh SCADA).

- Sử dụng các phương tiện truyền dẫn chất lượng cao, các kỹ thuật công nghệ mới, các dịch vụ cấp cao, hiện đại, đáp ứng yêu cầu tự động hóa hệ thống, giảm tổn thất và sự cố cho hệ thống điện.

3.1.2.2 Yêu cầu kỹ thuật chung đối với thiết bị thông tin

- Tất cả các trang thiết bị cung cấp cho dự án này phải được tổ chức tiêu chuẩn,chất lượng quốc tế ISO cấp chứng chỉ, người bán sản phẩm hoặc trực tiếp là nhà chế tạo hoặc là doanh nghiệp được nhà chế tạo uỷ quyền phân phối và có các cam kết hỗ trợ sản phẩm từ nhà sản xuất.

- Các thiết bị vật tư phải chế tạo theo chuẩn của Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), của liên minh viễn thông quốc tế (ITU), phải tuân thủ các yêu cầu nêu trong bộ Quy chuẩn Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, các điều khoản trong qui định tạm thời về CNTT trong ngành Điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành và các tiêu chuẩn ngành trong bộ Quy phạm trang bị điện do

Bộ Công nghiệp ban hành.

3.1.3.1 Giải pháp tổ chức hệ thống thông tin

Kênh thông tin truyền dẫn tín hiệu giám sát Điều khiển - Điều độ (SCADA/Hotline)

Bao gồm cung cấp các kênh thông tin để truyền các tín hiệu Hotline và kênh thông tin SCADA Kênh cho điện thoại Hotline IP

- Tại NMTĐ Nậm Củm 4: Trang bị 01 điện thoại trực thông Hotline IP để liên lạc với Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc (A1), sử dụng kênh Ethernet để liên lạc về A1 để truyền tín hiệu Hotline IP.

- Tại Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc (A1)-11 Cửa Bắc, Hà Nội: đấu nối kênh thoại Hotline qua hệ thống mạng LAN-SCADA và tổng đài UNIFY để thiết lập kênh Hotline IP của NMTĐ Nậm Củm 4 về A1.

Kênh cho truyền tín hiệu SCADA/EMS

Các tín hiệu của hệ thống SCADA/EMS qua máy tính điều khiển (Gateway) tại nhà máy sẽ sử dụng giao thức truyền tin IEC60870-5-104 (thủ tục 104).

+ Trang bị 02 thiết bị Secure Router (phục vụ kết nối kênh SCADA theo giao thức 104) để kết nối với Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc chính tại 11 Cửa Bắc và Trung tâm dự phòng tại 18 Trần Nguyên Hãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

+ Trang bị 02 thiết bị Switch (phục vụ kết nối kênh SCADA theo giao thức 104) để kết nối với Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc chính tại 11 Cửa Bắc và Trung tâm dự phòng tại 18 Trần Nguyên Hãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

+ 01 lô cáp thông tin, cáp nguồn các loại phục vụ đấu nối.

- Tại Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc – Trung tâm chính ( A1- Main):

+ Cấu hình thiết bị Router hiễn hữu tại Trung tâm Điều độ HTĐ miền bắc (A1 Main) để kết nối đường truyền với phía nhà máy.

- Tại Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc – Trung tâm dự phòng ( A1- Backup):

+ Cấu hình thiết bị Router hiễn hữu tại Trung tâm Điều độ HTĐ miền bắc (A1 Backup) để kết nối đường truyền với phía nhà máy.

Do ngành điện không còn quản lý và kinh doanh viễn thông, mặt khác để giảm chi phí đầu tư, chủ đầu tư có thể thuê bao kênh thông tin để phục vụ kết nối SCADA với các đơn vị có chức kinh doanh viễn thông như VNPT hoặc Viettel Vì vậy dự án này sẽ đưa ra định tuyến kênh thông tin cho NMTĐ Nậm Củm 4 theo định tuyến như sau: NMTĐ Nậm Củm 4 - Trạm BTS của VNPT hoặc Viettel – Phòng máy tầng 3 - 11 Cửa Bắc, Hà Nội – A1 Căn cứ hiện trạng chủ đầu tư NMTĐ Nậm Củm 4 thuê bao kênh, có thể thuê kênh của VNPT hoặc Viettel để kết nối SCADA theo định tuyến này để về Trung tậm điều độ HTĐ miền Bắc (A1).

3.1.3.2 Cấp nguồn, tiếp đất, chống sét cho thiết bị thông tin

- Nguồn chính: Sử dụng nguồn xoay chiều tự dùng qua bộ chỉnh lưu DC-220V/AC-220V/30A.

- Các thiết bị thông tin hiện đại đều có các mạch tích hợp rất nhạy cảm với điện từ trường và đòi hỏi nguồn cung cấp có độ ổn định cao.

- Tiếp đất cho hệ thống viễn thông tại NMTĐ Nậm Củm 4 và (A1) – 11 Cửa Bắc, A1-18 Trần Nguyên Hãn, Hà Nội đều sử dụng tiếp đất chung của nhà trạm hoặc hệ thống tiếp đất của phòng máy Mỗi loại tiếp đất (chống sét, bảo vệ, công tác) được đấu với hệ thống bằng các dây nối đất riêng rẽ Khi thực hiện đấu nối phải đo kiểm tra, nếu giá trị đo đạt mới thực hiện đấu nối Thực hiện nối đẳng thế giữa tiếp đất công tác của tổng đài và tiếp đất bảo vệ.

- Chống sét lan truyền trên đường cấp nguồn AC.

- Chống sét lan truyền trên đường cáp thông tin.

- Trang bị chống sét hợp bộ với các phiến đấu dây của giá MDF để chống sét lan truyền trên đường cáp thông tin.

(4) Phòng lắp đặt cho thiết bị thông tin

Phòng lắp đặt thiết bị thông tin tại NMTĐ Nậm Củm 4 phải đảm bảo điều kiện môi trường theo tiêu chuẩn TCN 68-149:1995.

- Trang bị điều hòa nhiệt độ chuyên dụng.

- Độ ẩm tương đối: max 80% ở 27 0 C.

- Trang bị bình cứu hoả CO2.

Căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật nêu trên, dự án “Nhà máy thuỷ điện Nậm Củm 4” cần phải đầu tư các thiết bị thông tin như sau:

(5) Tại Nhà máy thuỷ điện Nậm Củm 4

Cáp quang và phụ kiện

- Trang bị mới 01 lô cáp quang phi kim loại nhập trạm NMOC loại 12 sợi đơn mốt cùng ống nhựa xoắn HDPE bảo vệ cáp quang.

- Trang bị mới 01 dàn phân phối sợi quang (ODF) kèm hộp đầu cuối cáp quang (TB) loại 1 cáp quang đầu vào, có 12 cổng.

- Trang bị 01 hộp nối cáp quang JB (OPGW-NMOC) loại 12 sợi quang.

Thiết bị định tuyến và truy cập

- Trang bị mới 02 thiết bị Router(phục vụ kết nối kênh SCADA theo giao thức 104).

- Trang bị mới 02 thiết bị Switch(phục vụ kết nối kênh SCADA theo giao thức 104).

- Trang bị 02 thiết bị chuyển đổi E1/FE

- 01 tủ thông tin rack 19 inch

- Trang bị 01 điện thoại trực thông hotline IP.

(6) Tại Trung tâm viễn thông và công nghệ thông tin (EVNICT) – 11 Cửa Bắc

- Trang bị mới 01 thiết bị chuyển đổi E1/FE

- 01 lô ống nhựa, cáp thông tin, cáp nguồn cùng phụ kiện đấu nối.

(7) Tại Trung tâm viễn thông và công nghệ thông tin (EVNICT) – 18 Trần Nguyên Hãn

- Trang bị mới 01 thiết bị chuyển đổi E1/FE

- 01 lô ống nhựa, cáp thông tin, cáp nguồn cùng phụ kiện đấu nối.

- Đường truyền giao tiếp mạng LAN: 100/1000Mbps auto sense.

- Đường truyền giao tiếp mạng WAN: E1, Fast Ethernet (FE) hoặc các giao thức phù hợp hiện trạng.

- Bảo mật: Mã hóa/ Giải mã, tường lửa Firewall, bảo mật IP-Sec

- Định tuyến: OSPF, định tuyến tĩnh.

- Hỗ trợ giao thức: IPv4, IPv6, SNMP v2c/v3, NTP, HTTP, HTTPS, Telnet, SSH, Syslog, PPTP, Qos.

- Đường truyền giao tiếp mạng LAN: 100/1000Mbps auto sense.

- Hỗ trợ giao thức: SNMP v2c/v3, NTP, HTTP, HTTPS, Telnet, SSH, Syslog, PPTP, Qos.

- Hỗ trợ giao thức mạng Layer2: VLAN, 802.1q trunking, LACP, IEEE 802.1d, QoS.

- Hỗ trợ giao thức mạng Layer3: Access list support security and Qos, Inter- VLAN routing, layer 3 routing.

- Hiệu năng: chuyển mạch tốc độ cao (Wire-speed switching), high-speed ring recovery.

- Số cổng kết nối RJ45 :  12 cổng

(2) Thiết bị điện thoại IP

- Điện thoại IP hoàn toàn tương thích với các chuẩn mở.

- Chất lượng âm thanh HD.

- Chức năng phong phú (hiển thị số gọi đến, số địa chỉ …).

- Cho phép tuỳ biến nhạc chuông.

- Tương thích và tương tác với các SIP platforms.

- 2 cổng 10/100Mbps Ethernet RJ (1LAN, 1PC).

- Loa ngoài với chức AEC, hỗ trợ PoE.

- Các tính năng và chức năng điện thoại chuẩn.

- Chức năng cao cấp gồm 3-way conference and SRTP.

Hệ thống SCADA

3.2.1 Yêu cầu chung đối với thiết bị SCADA tại NMTĐ Nậm Củm 4

- Thời gian đáp ứng của tín hiệu :

 Đối với tín hiệu TSS, TSD : 10ms

 Đối với giá trị đo lường TM : 2,0 giây

- Sai số đo lường của hệ thống SCADA : Không vượt quá 1,0% trên toàn dải đo

- Độ trễ của tín hiệu TSS, TSD và TM : Không vượt quá 4,0 giây

- Các thay đổi trạng thái đều phải được truyền kèm theo nhãn thời gian, loại đầy đủ năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, mili-giây (CP56Time2a của thủ tục IEC 60870- 5-104), phản ánh chính xác thời gian diễn ra thay đổi trạng thái ;

- Phải có bộ nhớ trung gian (buffer) đủ lớn để có thể duy trì các thông tin thay đổi trạng thái trong trường hợp mất kết nối với Trung tâm Điều độ trong thời gian tối thiểu là 10 ngày Các thông tin này sẽ được truyền sau khi kết nối được phục hồi ;

- Bộ nhớ cơ sở dữ liệu của GW (gateway) phải đảm bảo duy trì được tối thiểu 30 ngày trong điều kiện GW không được cung cấp điện Nếu mất điện trong thời gian

30 ngày, GW phải khởi động lại mà không cần nạp cơ sở dữ liệu ;

- Các mạch đo lường của hệ thống SCADA phải dùng chung mạch TU (biến điện áp), TI (biến dòng điện) với mạch đo lường của Nhà máy.

3.2.1.2 Số cổng ghép nối với các Trung tâm Điều độ

Theo quy định, Nhà máy Thủy điện Nậm Củm 4 phải có tối thiểu hai cổng ghép nối với các Trung tâm Điều độ, một cho Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc – Trung tâm chính và một cho Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc (A1) – Trung tâm dự phòng.

3.2.2 Yêu cầu danh sách dữ liệu đối với Nhà máy Thủy điện Củm 4

- Tín hiệu trạng thái 2 bit : Tất cả các tín hiệu của các máy cắt, các dao cách ly và các dao nối đất ;

- Tín hiệu trạng thái 1 bit : Các tín hiệu cảnh báo, các tín hiệu của các Rơ le bảo vệ, tín hiệu báo chế độ điều khiển của các tổ máy và các Máy biến áp, tín hiệu báo chế độ vận hành của các tổ máy Tín hiệu báo trạng t

- Đối với thanh cái : Tần số (Hz), điện áp (kV) ;

- Đối với các tổ máy : Công suất tác dụng (MW), công suất phản kháng (MVar), điện áp đầu cực máy phát (kV), giới hạn điều chỉnh cao (MW), giới hạn điều chỉnh thấp (MW), tổng công suất tác dụng của Nhà máy Thủy điện (MW), tổng công suất phản kháng của Nhà máy Thủy điện (MVar) ;

- Đối với các máy biến áp : Công suất tác dụng (MW), công suất phản kháng (MVar), điện áp (kV), cường độ dòng điện (A) ở các cấp điện áp khác nhau và các nấc điều chỉnh của Máy biến áp ;

- Đối với các ngăn lộ đường dây : Công suất tác dụng (MW), công suất phản kháng (MVar), điện áp (kV), cường độ dòng điện (A) ;

- Đối với Nhà máy Thủy điện : Ngoài các giá trị đo lường trên còn có thêm các giá trị về thông số của hồ chứa nước như : mức nước thượng lưu, mức nước hạ lưu,

3.2.3 Yêu cầu điều khiển thiết bị tại TPP 110kV và Nhà máy Thủy điện

- Phải có hai chế độ điều khiển là : Điều khiển tại các Trung tâm điều độ và điều khiển tại Trạm phân phối 110kV và Nhà máy Thủy điện ;

- Phải có khóa chuyển đổi chế độ điều khiển Remote/Local cho toàn Nhà máy Thủy điện và Trạm phân phối 110kV ;

- Phải có khóa chuyển đổi chế độ điều khiển Remote/Local cho từng ngăn thiết bị của Trạm phân phối 110kV và Nhà máy Thủy điện.

3.2.4 Phạm vi thực hiện các dịch vụ kỹ thuật

- Lắp đặt và thử nghiệm cáp các loại ;

- Lắp đặt, thử nghiệm và hiệu chỉnh kênh viễn thông (cùng phối hợp với các Trung tâm Điều độ) ;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu ;

- Xây dựng các sơ đồ trên màn hình ;

- Khai báo và trao đổi số liệu ICCP giữa các Trung tâm Điều độ ;

- Lắp đặt, thử nghiệm và hiệu chỉnh máy tính chuyển đổi giao thức của hệ thống điều khiển toàn Nhà máy Thủy điện Nậm Củm 4 sang giao thức truyền tin quy định (máy tính Gateway) ;

- Thực hiện kết nối, thử nghiệm, hiệu chỉnh và tích hợp vào hệ thống SCADA của Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc (A1).

3.2.4.2 Tại Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc (A1)

- Xây dựng cơ sở dữ liệu;

- Xây dựng các sơ đồ trên màn hình;

- Khai báo và trao đổi số liệu ICCP giữa các Trung tâm Điều độ;

- Cấu hình lại các máy tính chủ;

- Thực hiện các kết nối, thử nghiệm, hiệu chỉnh và tích hợp vào hệ thống SCADA/EMS;

- Làm đầu mối cho việc kiểm tra End to End cho kết nối SCADA/EMS và thực hiện kiểm tra End to End tại phía các Trung tâm Điều độ.

- Thí nghiệm, hiệu chỉnh các tín hiệu SCADA.

Số lượng các tín hiệu tối thiểu cần trao đổi giữa NMTĐ Nậm Củm 4 và Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc (A1) thể hiện trong bảng sau:

STT Tên tín hiệu kết nối với A1 Số lượng

1 Tín hiệu Analog Input (AI) 47

2 Tín hiệu đơn Single Input (SI) 103

3 Tín hiệu kép Double Input (DI) 26

4 Tín hiệu kép Double Output (DO) 12

5 Tín hiệu điều khiển Công suất tổ máy

BẢNG 3.1 : Số lượng các tín hiệu tối thiểu cần trao đổi giữa NMTĐ Nậm Củm 4 và

Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc

Hệ thống điều khiển

3.3.1 Nhiệm vụ và phạm vi hệ thống

Nhà máy Thuỷ điện Nậm Củm 4 được trang bị một hệ thống điều khiển, giám sát và thu nhập dữ liệu (SCADA) hiện đại, với cấu trúc phân cấp dựa trên công nghệ máy tính hoá đa chức năng theo cấu trúc mở Các thiết bị điều khiển giám sát phải tuân theo các tiêu chuẩn Quốc tế thông dụng áp dụng cho các nhà máy thuỷ điện và phù hợp với các quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hệ thống điều khiển, giám sát cho NMTĐ Nậm Củm 4 bao gồm tất cả các thiết bị và các công cụ phần mềm chuyên dụng cần thiết nhằm điều khiển, thu thập dữ liệu cho giám sát, điều khiển và quản lý tối ưu mọi hệ thống thiết bị thuộc và liên quan trực tiếp đến nhà máy với độ an toàn và tin cậy cao nhất.

Hệ thống điều khiển, giám sát và bảo vệ nhà máy được phân bố theo các hạng mục công trình như sau:

- Hệ thống ĐKGS cho mỗi tổ máy, bao gồm cả máy biến áp chính;

- Hệ thống ĐKGS cho TPP-110kV;

- Hệ thống ĐKGS cho các hệ thống thiết bị phụ của NMTĐ;

- Hệ thống ĐKGS cho các hệ thống kích từ, điều tốc;

- Hệ thống ĐKGS cho cửa nhận nước (có thể không trang bị để giảm chi phí)

Các trang thiết bị điều khiển, giám sát phải tuân theo các tiêu chuẩn Quốc tế thông dụng được áp dụng cho nhà máy thuỷ điện và phù hợp với các quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Hệ thống điều khiển toàn nhà máy được thiết kế với cấu trúc phân cấp, dựa trên công nghệ máy tính hoá, đa chức năng, cấu trúc mở và đảm bảo các yêu cầu sau đây :

- Hệ thống điều khiển phải có cấu trúc hiện đại, phù hợp với quan điểm mới nhất về điều khiển nhà máy thuỷ điện và xu thế phát triển công nghệ kỹ thuật số hiện nay.

- Có kết cấu modul nhằm đơn giản hoá việc thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm, vận hành và bảo trì.

- Chức năng điều khiển được xây dựng bằng phần mềm tạo cho hệ thống có tính linh hoạt khi có nhu cầu mở rộng.

- Cung cấp các chức năng cho SCADA như giám sát, báo tín hiệu, ghi sự kiện, liên lạc dữ liệu và điều khiển từ xa, giao diện vận hành thuận tiện, ổn định và tin cậy.

- Hệ thống điều khiển phải có chức năng tự kiểm tra để đảm bảo tính sẵn sàng cao và giảm thời gian bảo dưỡng.

- Với các chức năng điều khiển được xây dựng bằng phần mềm tạo cho hệ thống tín linh hoạt khi có nhu cầu mở rộng.

- Phù hợp với xu thế phát triển công nghệ kỹ thuật số hiện nay.

- Liên lạc kết nối mạng giữa các thiết bị máy tính.

Thiết kế hệ thống điều khiển tuân theo các tiêu chuẩn và quy định sau đây :

- ANSI/IEEE STD-1010 – 1987 : Hướng dẫn điều khiển NMTĐ.

- IEC 62270 : Hướng dẫn điều khiển máy tính và tự động NMTĐ

- IEC 61850 : Giao thức truyền thông mạng

- IEC 60870 : Thiết bị và hệ thống điều khiển từ xa

- IEC 60050 : Từ ngữ kỹ thuật điện Quốc tế (IEV)

- IEC 60051 : Khuyến nghị cho thiết bị đo lường điện và phụ kiện

- IEC 60144 : Cấp bảo vệ tủ thiết bị đóng cắt hạ thế và điều khiển.

- IEC 60297 : Kích thước các panel và giá đỡ các bộ phận điện tử.

- IEC 60848 : Ngôn ngữ GRAFCET cho sơ đồ trình tự chức năng.

- IEC 61082 : Lập hồ sơ thiết kế công nghệ phần điện

- IEEE 802 : Các đặc tính kỹ thuật Ethernet

- IEEE 61131 : Bộ điều khiển khả trình

- ISA S18.1 : Các đặc điểm và trình tự cảnh báo.

- ISA S5.5 : Các ký hiệu thiết bị công nghệ trên màn hình hiển thị.

- ISA RP60 : Các thiết bị điều khiển trung tâm

- ICCP : Giao thức kết nối trung tâm điều khiển

- Các khuyến nghị của CCITT ;

- Quy định đấu nối vào hệ thống điện quốc gia (Ban hành kèm theo Quyết định số37/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/ 2006 và Quyết định số 02/2007/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp).

- Yêu cầu kỹ thuật trang thiết bị đo đếm điện năng đối với các nhà máy điện (Ban hành kèm theo Thông tư số 27 /2009/TT-BCT ngày 25 tháng 09 năm 2009, Quyết định số 02/2007/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương, Quyết định số1214/2010/QĐ-EVN ngày 01-12-2010 của EVN và Quyết định số 56/QĐ-ĐTĐL của Cục trưởng Cục điều tiết điện lực).

3.3.3 Giải pháp công nghệ chính

Hệ thống điều khiển, giám sát nhà máy sẽ được tổ chức với 4 cấp điều khiển cơ bản, phù hợp với quan điểm mới nhất về điều khiển nhà máy thuỷ điện với việc sử dụng thiết bị điều khiển kỹ thuật số theo cấu trúc modul có thể mở rộng thêm khi cần thiết Sơ đồ cấu trúc hệ thống điều khiển NMTĐ được thể hiện trong tập bản vẽ phần công nghệ. a) Cấp 1- Điều khiển giám sát từ xa Đây là cấp điều khiển, giám sát được thực hiện từtrung tâm điều độ A1 Ở cấp điều khiển này các đối tượng chính được điều khiển gồm máy cắt các ngăn lộ đường dây, máy cắt đầu cực, các thông số vận hành của khối máy phát-MBA. a) Cấp 2 - Điều khiển nhà máy Được thực hiện từ hệ thống máy tính trong phòng điều khiển trung tâm nhà máy, đây là cấp điều khiển chính, hệ thống SCADA được trang bị cùng các trạm vận hành (Operators Workstation) đặt trong phòng điều khiển trung tâm sẽ thực hiện các chức năng điều khiển, giám sát chung toàn nhà máy, TPP-110kV Các chức năng điều khiển và giám sát nhà máy được thực hiện ở chế độ tự động hoặc bán tự động nhờ khoá lựa chọn chế độ Dữ liệu được thu thập về máy tính trung tâm (Server) đồng thời các quá trình lập báo cáo, sự kiện, đồ thị quá trình, cảnh báo lỗi sẽ liên tục được đưa ra đảm bảo cho vận hành được chính xác, hiệu quả. b) Cấp 3 -Điều khiển nhóm thiết bị Được thực hiện từ các tủ điều khiển tại chỗ theo nhóm thiết bị Cấp điều khiển này phải được trang bị cho từng nhóm thiết bị của nhà máy như tổ tua bin – máy phát, máy biến áp tăng, TPP-110kV, thiết bị phụ trợ cấp điều khiển này bao gồm các bộ vi xử lý điều khiển, điều khiển số, điều khiển khả trình (PLC) và hệ thống giao diện Người - Máy (HMI)

Cấp điều khiển này làm nhiệm vụ dự phòng cho cấp điều khiển nhà máy Cách phân bố nhóm điều khiển này đảm bảo độ tin cậy của hệ thống Bất cứ hư hỏng nào trong điều khiển đều ảnh hưởng rất ít tới phần khác và dễ dàng phát hiện, thay thế. c) Cấp 4- Điều khiển trực tiếp tại chỗ thiết bị

- Được thao tác trực tiếp từ các nút bấm bố trí trên các tủ điều khiển tại chỗ, được đặt tại nơi bố trí đối tượng điều khiển, đây là chế độ điều khiển bằng tay hoặc tự động tại chỗ cho từng thiết bị riêng rẽ, cấp điều khiển này thường được sử dụng trong công tác thử nghiệm và bảo trì thiết bị.

Nguồn cung cấp cho hệ thống điều khiển bao gồm :

- Nguồn điện xoay chiều : sử dụng điện áp 230V-AC.

- Nguồn điện một chiều : sử dụng điện áp 220V-DC.

Nguồn cung cấp cho hệ thống được bố trí riêng rẽ để đạt được độ an toàn cao nhất khi có sự cố trong mạch cấp nguồn.

3.3.3.2 Điều khiển - giám sát từ trung tâm điều độ

Danh sách các dữ liệu trao đổi với hệ thống SCADA/EMS của các trung tâm điều độ sẽ được Chủ đầu tư thỏa thuận với EVN và ghi rõ trong thỏa thuận đấu nối nhưng ít nhất phải bao gồm các dữ liệu sau :

(9) Các dữ liệu trạng thái:

- Tổ máy phát (vận hành/ không vận hành)

- Máy cắt đầu cực (đóng/cắt/không xác định)

- Máy cắt của trạm biến áp 110kV (đóng/cắt/không xác định)

- Dao cách ly (đóng/mở)

- Dao tiếp địa (đóng/mở)

(10) Các dữ liệu thông số vận hành:

- Điện áp thanh cái (kV)

- Công suất tác dụng và phản kháng của các lộ đường dây (kW/kVAr)

- Công suất đang phát của tổ máy (kW/kVAr)

(11) Các dữ liệu của mạch đo đếm:

- Điện năng phát của tổ máy (kWh/kVArh)

- Điện năng truyền tải trên các lộ đến và lộ đi (kWh/kVArh)

(12) Các dữ liệu điều khiển đầu ra:

- Máy cắt trạm biến áp (đóng/cắt)

- Máy cắt các xuất tuyến (đóng/cắt)

- Dao cách ly (đóng/mở)

Các loại tín hiệu cảnh báo quan trọng khác theo yêu cầu của điều độ hệ thống điện.

3.3.3.3 Cấp điều khiển toàn nhà máy:

Hệ thống điều khiển và giám sát nhà máy làm nhiệm vụ điều khiển và giám sát toàn bộ quá trình vận hành các hệ thống thiết bị trong nhà máy Tất cả các thông tin phải được hiển thị để người vận hành có thể nhanh chóng thu nhận một cách chính xác, từ đó đưa ra các lệnh điều khiển cần thiết.

Các chức năng SCADA (đối thoại vận hành, thu thập dữ liệu, cảnh báo và thông báo sự kiện, lưu trữ dữ liệu, hiển thị và in ấn) được thực hiện bằng trạm vận hành bằng máy tính.

Ngoài ra các thiết bị cần thiết cho tiếp nhận dữ liệu và đo lường, hệ thống thanh cái dữ liệu, các bộ đấu nối thanh cái, thiết bị giám sát và truyền tín hiệu cần phải được trang bị đồng bộ với các thiết bị trên.

Các thiết bị điều khiển chính ở cấp điều khiển nhà máy được bố trí tại phòng điều khiển trung tâm bao gồm:

- Hai (02) trạm vận hành số 1 và số 2 (Operating Work Stations-OWS).

- Màn hình khổ rộng “MIMIC” đứng độc lập, cùng trạm thao tác.

- Một (01) trạm kỹ thuật (Engineering station-ES).

- Một (01) trạm đồng bộ thời gian (GPS/NTP).

- Một máy chủ quản lý thông tin.

- Hai cổng kết nối với trung tâm điều độ.

Đặc tính kĩ thuật của thiết bị nhị thứ

3.5.1 Đặc tính chung Để thực hiện các chức năng điều khiển và giám sát hoạt động cho các phần lắp mới trong trạm, sẽ thực hiện các giải pháp thiết kế gồm:

- Tủ điều khiển và bảo vệ 02 ngăn lộ 110kV mở rộng

Ngoại trừ rơ le trung gian & rơle phụ, tất cả các rơle chính sử dụng cho các thiết bị lắp mới cho dự án phải là rơle số được trang bị bộ vi xử lý 32 bit.

Các thiết bị rơ le bảo vệ được trang bị mới thuộc thế hệ rơ le số có bộ vi xử lý là sản phẩm của 1 trong các nhà sản xuất: SIEMENS, AREVA, ABB, SEL…

Các thiết bị điều khiển bảo vệ trang bị mới cho ngăn lộ mở rộng phải phù hợp với các thiết bị điều khiển bảo vệ hiện có của trạm:

+ Các rơ le bảo vệ phù hợp để ghép nối hoàn toàn và đồng bộ với hệ thống điều khiển tích hợp của hãng Nari tại trạm về các mặt : giao thức truyền tin IEC 61850 Đảm bảo kết nối, cấu hình, cài đặt, phân tích bản tin sự cố các rơ le tại máy tính kỹ thuật

+ Các cơ sở dữ liệu, chức năng, lệnh điều khiển, của phần mở rộng ghép nối ngăn lộ E14 phải là một phần tử trong hệ thống tích hợp đang vận hành; đảm bảo sự phù hợp, đồng bộ với các chức năng của hệ thống tích hợp tại trạm và không làm thay đổi các chức năng của hệ thống Sau khi mở rộng, hệ thống tích hợp phải đảm bảo hoạt động đúng các chức năng điều khiển, thu thập dữ liệu, kể cả trên các thiết bị đang vận hành. Điều kiện làm việc của các rơle bảo vệ:

- Điện áp nguồn nuôi : 220 VDC

- Dòng điện định mức (Iđm) : 1A

- Điện áp định mức (Uđm) : 110 VAC

- Tần số định mức : 50 Hz

- Độ ẩm : có thể lên tới 90%

Rơle bảo vệ phải hỗ trợ giao thức IEC61850 để ghép nối với hệ thống giám sát, điều khiển bằng máy tính.

Các rơle thực hiện chức năng bảo vệ có thể tích hợp các tính năng của BCU (Bay

Control Unit) giám sát, đo lường và điều khiển với các thông số như sau :

+ Có phím điều khiển đóng, cắt máy cắt và dao cách ly

+ Có khóa chuyển mức điều khiển tại chỗ và từ xa

+ Có khóa chuyển chế độ thao tác có liên động hoặc bỏ qua liên động

+ Có đầy đủ số lượng đầu ra/vào (I/O) để thu thập thông tin và điều khiển các thiết bị như máy cắt, dao cách ly,…

+ Có các đầu vào dòng điện, điện áp phù hợp để thực hiện chức năng bảo vệ cũng như đo lường.

+ Có khả năng lập trình các chức năng điều khiển tự động, liên động mức ngăn lộ giữa các ngăn lộ trong toàn trạm thông qua giao thức truyền tin IEC61850.

+ Cổng truyền thông RS232 phía trước của thiết bị.

+ Hỗ trợ giao thức truyền thông IEC61850 để kết nối với hệ thống giám sát, điều khiển.

+ Khả năng đo lường, hiển thị các đại lượng V, A, W, Var, Wh, Varh, f, cos

+ Ghi trình tự sự kiện thời gian thực độ phân giải đến 1 ms.

Nếu rơle bảo vệ không tích hợp tính năng BCU thì mỗi ngăn lộ phải được trang bị 01 bộ BCU để đảm bảo việc thu thập thông tin và điều khiển mức năng, cũng như tính năng liên động trong trạm mức ngăn (Bay level) một cách độc lập (để hoạt động như hệ thống điều khiển dự phòng cho hệ thống điều khiển máy tính, trong trường hợp mức trạm bị sự cố).

Nhà thầu được yêu cầu thiết kế các mạch bảo vệ tuân theo sơ đồ logic bảo vệ do phía người mua cung cấp Trong trường hợp nhà thầu có giải pháp thiết kế khác, nhà thầu có thể nêu ra các sơ đồ logic bảo vệ khác để phía người mua lựa chọn. Để đảm bảo ổn định cho hệ thống và an toàn cho thiết bị lắp đặt trong trạm, thiết bị rơ le bảo vệ cho trạm cần phải đảm bảo các yếu tố: Thời gian tác động ngắn, đủ độ nhậy và độ tin cậy khi làm việc với mọi dạng sự cố

Thiết bị bảo vệ của các phần tử được lắp đặt trong các tủ bảo vệ đặt trong phòng điều khiển và tại các tủ trung áp.

Tất cả các rơ le bảo vệ đáp ứng tiêu chuẩn IEC 255.

3.5.2 Thiết bị điều khiển bảo vệ và đo lường a Tủ điều khiển và bảo vệ tích hợp cho mỗi ngăn 110kV mở rộng

Tủ được thiết kế để bảo vệ cho ngăn lộ đường dây, sử dụng các rơle kỹ thuật số làm bảo vệ chính và bảo vệ dự phòng, cùng các rơle phụ khác đảm bảo thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu đưa ra trong hồ sơ.

Rơle bảo vệ so lệch đường dây với các chức năng:

- Bảo vệ so lệch dọc (87L).

- Bảo vệ quá dòng pha và quá dòng chạm đất có hướng (67/67N).

- Bảo vệ quá dòng pha cắt nhanh và quá dòng pha có thời gian (50/51).

- Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và quá dòng có thời gian (50/51N).

- Khóa chống dao động công suất (68).

- Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt (50BF).

- Mạch tăng tốc độ bảo vệ khi đóng máy cắt vào điểm ngắn mạch (SOTF).

- Ghi sự cố và xác định điểm sự cố (FR, FL).

- Khóa lựa chọn ON/OFF chức năng 87L.

- Nhận và gửi tín hiệu bảo vệ và cắt liên động đến đầu đường dây đối diện (85).

- Rơ le giám sát mạch cắt (74).

- Các rơ le trung gian, rơ le thời gian, biến dòng trung gian, cầu chì, con nối, áp tô mát, hàng kẹp, nhãn, dây điện đấu nối trong nội bộ tủ,

- Tín hiệu dòng điện được lấy từ TI đường dây Tín hiệu điện áp được lấy từ TU đường dây (3 pha) cho chức năng bảo vệ.

Bảo vệ quá dòng có hướng với các chức ngăn:

- Bảo vệ quá dòng pha và quá dòng chạm đất có hướng (67/67N).

- Bảo vệ quá dòng pha cắt nhanh và quá dòng có thời gian (50/51).

- Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và quá dòng có thời gian (50/51N).

- Nhận và gửi tín hiệu bảo vệ và cắt liên động đến đầu đường dây đối diện (85).

- Ghi sự cố và xác định điểm sự cố (FR).

- Rơ le giám sát mạch cắt (74).

- Các rơ le trung gian, rơ le thời gian, biến dòng trung gian, cầu chì, con nối, áp tô mát, hàng kẹp, nhãn, dây điện đấu nối trong nội bộ tủ,

- Tín hiệu dòng điện, tín hiệu điện áp cấp cho bảo vệ lấy từ TI, TU đường dây.

- Tín hiệu điện áp cho chức năng kiểm tra đồng bộ, tự đóng lại đường dây lấy từ

Khối điều khiển mức ngăn với các chức ngăn:

- Điều khiển và hiển thị (BCU).

- Giao thức truyền thông IEC 61850

Các Rơle, thiết bị phụ trợ khác:

- Rơle Trip/Lockout (F86): thời gian làm việc 10ms

- Các rơle trung gian, cầu chì, con nối, áptômát, hàng kẹp, nhãn, đèn chiếu sáng, sấy cùng các thiết bị phụ trợ khác.

Liệt kê thiết bị trong tủ điều khiển và bảo vệ tích hợp cho mỗi ngăn 110kV mở rộng:

STT Chức năng S.lg Ứng dụng

A Chức năng bảo vệ chính

Rơ le bảo vệ so lệch đường dây (87L, 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 68, 50BF, SOTF, 74,

01 Bảo vệ so lệch ĐZ

Bảo vệ quá dòng có hướng, (67Bảo vệ quá dòng có hướng, (67/67N, 50/51, 50/51N, 79/25, 27/59, 74, 85, FR, IEC 61850)

01 Bảo vệ quá dòng có hướng

3 Khối điều khiển mức ngăn,

(BCU, IEC61850) 01 Khối điều khiển mức ngăn

1 F86 01 Cắt và khóa mạch đóng

3 Test block 02 Khối thí nghiệm rơle

4 TF 01 Công tơ đa chức năng

5 CTB 01 Khối thí nghiệm dòng điện

6 VTB 01 Khối thí nghiệm điện áp

BẢNG 3.4: Số lượng thiết bị trong tủ điều khiển b Phần tủ đấu dây ngoài trời:

Tủ đấu dây trung gian: Biến dòng, dao cách ly, dao nối đất…

- IP : IP55 sử dụng ngoài trời

+ Khoá tủ : Bao gồm trong tủ

+ Đèn và công tắc cửa : Bao gồm trong tủ

+ Bộ sấy và điều chỉnh nhiệt độ : Bao gồm trong tủ

- Phụ kiện và dây nối:

Cầu chì, con nối, áptômat, hàng kẹp, nhãn, đèn chiếu sáng, sấy… cùng các thiết bị phụ trợ khác.

3.5.3 Cáp kiểm tra và phụ kiện

- Cáp kiểm tra: Điện áp 600/1000V, đáp ứng tiêu chuẩn chống cháy nổ IEC3/C, đặc tính các lớp từ trong ra ngoài:

+ Lõi bằng dây đồng bện theo tiêu chuẩn IEC - 228.

+ Lớp cách điện tổng hợp, có phân biệt giữa các lõi bằng số thứ tự.

+ Lớp đệm bằng chất dẻo tổng hợp.

+ Lớp bọc bên trong bằng nhựa tổng hợp.

+ Lớp đồng xoắn chống nhiễu…

+ Lớp bảo vệ ngoài bằng nhựa tổng hợp màu đen.

Trong bảng kê thiết bị chỉ đưa vào con số tạm tính về số lượng và chủng loại cáp kiểm tra dùng để dự trù kinh phí công trình Các số liệu chính xác về cáp kiểm tra sẽ được đưa ra khi thiết kế chi tiết.

- Các phụ kiện bao gồm: Đầu cốt, chi tiết cố định cáp vào khung tủ, các chi tiết để đánh số cáp, đánh số lõi cáp.

Nhà máy thủy điện Nậm Củm cùng với các nhà máy thủy điện trong cả nước có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường và giải quyết vấn đề năng lượng sạch, để nhà máy hoạt động sản xuất tốt đòi hỏi công nghệ tiên tiến, ứng dụng rất nhiều kiến thức của nhiều ngành đặc biệt như nghành hệ thống điện và tự động hóa.

Trong thời gian em được phòng tổ chức nhân sự Công ty TNHH xây lắp điện lực Bắc miền trung phân công về thực tập tại phòng Kỹ thuật công ty Qua quá trình thực tập tại phòng và cùng làm việc với các cô chú trong phòng, em đã học hỏi được rất nhiều điều, nó là nguồn kiến thức cơ sở quý giá cho tương lai của sinh viên như em Em học được cách thiết kế hệ thống giám sát vận hành nhà máy thủy điện, tìm hiểu các thiết bị bảo vệ và đo lường, học được các quy tắc ứng xử và mô hình quản lí nhân sự khi làm việc tại công ty

Ngày đăng: 07/08/2024, 19:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w