nhưng sự trợ giúp này không mang tính chất bảo hộ như đối với chiến lược thay thế hàng nhập khẩu bảo hộ thuế quan danh nghĩa, bảo hộ thuế quan thực tế, hạn ngạch, mà nhằm tạo điều kiện
Trang 2Bài tập lớn môn : Kinh tế ngoại thương
Họ và tên học sinh : Trương Tuấn Thịnh
Nguyễn Đức Huy
Vũ Kim Tuấn
Trang 3 nhưng sự trợ giúp này không mang tính chất bảo hộ như đối với chiến lược thay thế hàng nhập khẩu (bảo hộ thuế quan danh nghĩa, bảo hộ thuế quan thực tế, hạn ngạch), mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trương quốc tế, đặc biệt trong thời kỳ đầu khi công nghiệp trong nước chưa quen với môi trường kinh doanh quốc tế Vì vậy sau đây là một số chính sách được sử dụng :
* Đầu tiên là chính sách tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi đơn vị tiền tệ từ nước này ra những đơn vị tiền tệ của
nước khác, tỷ giá này phản ánh giá trị đồng tiền trong từng thời kỳ,
tỷ giá hối đoái có tác động lớn tới quan hệ ngoại thưong, khi đồng tiền trong nước giảm giá thì hàng hóa nhập khẩu vào nước đó sẽ đắt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa Ngược lại nếu đồng tiền trong nước lên giá thì hàng hóa nước ngoài nhập vào
sẽ rẻ hơn và hàng hóa xuất khẩu sẽ đắt hơn tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu Do đó khi thực hiện chiến lược này, điều cần thiết là duy trì tỷ giá hối đoái sao cho các nhà sản xuất trong nước có lãi khi bán các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của họ trên thị trường quốc tế
Trang 4- Trợ cấp trực tiếp như miễn, giảm thuế, hoàn thuế cho nguyên, vật liệu
Trang 5+ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với phân công lao động quốc tế Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động
kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển Ví
dụ với việc phát triển xuất khẩu các loại hàng hóa sẽ thúc đẩy các mối quan hệ tín dụng, vân tải quốc tế và chính các hoạt động hay quan hệ đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu
* Nhiệm vụ của xuất khẩu
- Khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trên cơ sở phân công lao động chuyên môn hoá của từng quốc gia
- Mở rộng thị trường ,đa phương hoá đối tác
- Hình thành các vùng,ngành sản xuất hàng xuất khẩu,tạo các chân hàng vững chắc ,phát
triển hệ thống thu mua hàng xuất khẩu
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao hàm lượng kỹ thuật và
công nghệ
- Xây dựng các danh mục các mặt hàng chủ lực ở phạm vi chiến lược từ
đó có các kế
hoạch phát triển và mở rộng mặt hàng chủ lực
Trang 6II.Biện pháp khuyến khích xuất khẩu
- Biện pháp về huy động vốn đầu tư: Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu
hút vốn từ các thành phần kinh tế, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn trong nhân dân và trong các thành phần kinh tế Đảm bảo Bình Phước
là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư ; hỗ trợ các nhà đầu tư hiện đang triển khai tốt các dự án đã đăng đầu tư, giải quyết kịp thời những khó khăn để các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, hiệu quả Không ngừng công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, các quy hoạch của tỉnh. Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước phục vụ yêu cầu phát triển xuất khẩu của tỉnh; vận dụng tốt các chính sách về vốn tín dụng xuất khẩu.
- Biện pháp phát triển nguồn nhân lực: Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào
tạo của các doanh nghiệp và hướng dẫn, giúp đỡ để các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn tài trợ khác cho hoạt động đào tạo Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý cũng như đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp nhằm nâng cao cả về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ có thể làm việc độc lập và mang tính chuyên nghiệp cao Đáp ứng được xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa nền kinh tế Tích cực triển khai việc áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng trong tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Trang 7Về phía doanh nghiệp: Xây dựng Website của doanh nghiệp nhằm
quảng bá hoạt động và hình ảnh của doanh nghiệp. Đầu tư và xây dựng
hạ tầng cơ sở chuẩn bị cho việc thực hiện các phương thức kinh doanh thương mại hiện đại, đặc biệt là thương mại điện tử. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước, giúp các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm phù hợp với từng thị trường; phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp,
hiệp hội tiếp cận và tham gia các chương trình xúc tiến thương mại
trọng điểm của quốc gia, các nội dung của Chương trình xúc tiến
thương mại hàng năm của tỉnh; phát huy hiệu quả các chính sách thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
- Biện pháp về phát triển mặt hàng xuất khẩu: Đa dạng hóa sản
phẩm xuất khẩu, phát huy thế mạnh các ngành nghề, làng nghề, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống phát triển du lịch sinh thái ở các làng nghề. Xây dựng và thực hiện các chiến lược xuất khẩu theo mặt hàng/thị trường, chiến lược marketing xuất khẩu nhằm thực hiện quá trình đưa sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế trên cơ sở nghiên cứu toàn diện môi trường
kinh doanh quốc tế và lựa chọn các hình thức tham gia thị trường quốc
tế ban đầu phù hợp, tiến tới việc hợp tác với đối tác quốc tế trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh để phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế cho doanh nghiệp
Trang 8- Biện pháp về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu:
Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các dự án nghiên cứu ứng dụng, triển khai và đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường trong các dự án phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh (cao su, dệt may, da giày, gỗ, nhân hạt điều, tinh bột sắn )
Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản và thủ công mỹ nghệ trong chuyển giao công nghệ để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đưa ra thị trường; hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu hàng hoá, coi trọng công tác quảng bá sản phẩm nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; hỗ trợ doanh
nghiệp trong việc tiếp cận và tham gia vào các kênh phân phối hàng nông, lâm sản và thủ công mỹ nghệ tại các thị trường chủ yếu trên thế giới
Hỗ trợ các ngành xuất khẩu thu hút nhiều lao động như: Dệt may, da giày, nông sản, thủ công mỹ nghệ, ; giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và bảo vệ môi trường như: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các quy
trình và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường: thúc đẩy phát triển công nghệ, nhất là công nghệ thân thiện với môi trường; khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường; Hỗ trợ doanh nghiệp
áp dụng mô hình quản lý môi trường tiên tiến nhau ISO 14000 HACCP
Trang 9Tinh bột mì: Tăng cường đầu tư, xây dựng năng lực mới sản xuất sản phẩm mới
từ tinh bột sắn; xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội SA8000, xây dựng những công đoạn xử lý nước thải đạt yêu cầu về quản lý môi trường theo ISO 14000 Thực hiện sản xuất theo ISO 9000, HACCP
- Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Mặc dù có chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nghĩa là một nước không chỉ chuyên vào xuất khẩu một vài sản phẩm, nhưng các quốc gia đều có chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực - những con chủ bài - của nền ngoại thương
- Gia công xuất khẩu
Gia công xuất khẩu là một hoạt động mà một bên - gọi là bên đặt hàng, giao nguyên vật liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận gia công, để sản xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng Sau khi sản xuất xong, bên đặt hàng nhận hàng hoá đó từ bên nhận gia công và trả tiền công cho bên làm hàng gọi là hoạt động gia công Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia thì gọi là gia công xuất khẩu
- Đầu tư cho xuất khẩu
Đầu tư vốn là biện pháp cần được ưu tiên để gia tăng xuất khẩu Nhà nước áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư sau đây nhằm hướng vào xuất khẩu :
Trang 10- Khuyến khích đầu tư trong nước Đầu tư cho phát triển sản xuất hàng xuất khẩu phải được coi là ưu tiên số một Các hình thức ưu đãi cao nhất được giành cho sản xuất hàng xuất khẩu:
- Khuyến khích đầu tư qua thuế Các biện pháp trên đây mới chỉ khuyến khích được sản xuất hàng xuất khẩu về lượng, chưa thể hiện rõ sự khuyến khích đối với các thay đổi về chất, tức là đối với đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển từ sơ chế sang chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh
- Khuyến khích đầu tư bằng chính sách tạo nguồn vốn, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 462/TTg ngày 09/7/1996 về việc thành lập
"Quỹ hộ trợ đầu tư quốc gia" để cung cấp tín dụng chung và dài hạn cho các dự án đầu tư, trong đó có đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu Hạ lãi suất cho vay để khuyến khích đầu tư
- Khuyến khích đầu tư qua chính sách tín dụng, ngoài việc quy định mức lãi suất ưu đãi cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, Ngân hàng Nhà nước nên có biện pháp buộc các ngân hàng thương mại phải đạt một tỷ trọng vốn vay dài hạn và trung hạn nào đó trên tổng dư nợ, thí dụ 10 hay 20%, không "khuyến khích tăng tỷ trọng tín dụng dài hạn và trung hạn" một cách chung chung như hiện nay
- Khuyến khích đầu tư qua khu công nghệ cao và khu chế xuất: Việc phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay.