1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Can thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt Nam

31 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Can thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Khánh Duy
Người hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Bảo, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam
Trường học Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế Phát triển
Thể loại Luận án tiến sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 127,94 KB

Nội dung

Can thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt NamCan thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1 Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Bảo

2 Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam

Phảnbiện 1:………

………

Phản biện 2:………

………

Phản biện 3:………

………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:………

……… Vào hồi…… giờ……ngày…….tháng…….năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Trang 3

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ

1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nguyen Khanh Duy, Nguyen Thi Hoang Oanh, Pham TienThanh, Nguyen Duy Tam, Truong Thanh Vu (2014),

Investment in human capital and labor productivity in Vietnam: the case study on small and medium enterprises,

research initiative managed by the Centre for Analysis and Forecasting (CAF) of the Vietnam Academy of Social Sciences (VASS) with financial support from the International Development Research Centre (IDRC), Canada ] Sẵn có tại:

https://idl-bnc-idrc.dspacedirect.org/server/api/core/bitstreams/a4dc36fe-3a9d-4dea-803c-476dbe1bd554/content

2 BÀI BÁO KHOA HỌC

Nguyen Khanh Duy, Pham Tien Thanh, Nguyen Thi HoangOanh, Nguyen Duy Tam, Truong Thanh Vu (2015),Impact Evaluation of Training on Firms’ Performance –The Case of the Small and Medium Enterprises in

Vietnam, Mediterranean Journal of Social Sciences,

Propensity Score Matching Method, Journal of Economic Development (Vietnam), No.215 January

3 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

Nguyen Khanh Duy, Nguyen Thi Hoang Oanh, Nguyen DuyTam, Pham Tien Thanh, Truong Thanh Vu (2014), The

Trang 4

usage of propensity score matching method for trainingimpact evaluation on productivity in Vietnam: the case ofsmall and medium enterprises (SMEs), The1st International Conference on Finance and Economics

2014, June 2nd-4th, 2014, HCMC, Ton Duc ThangUniversity (Vietnam)– Tomas Bata University in Zlín(Czech Republic), Corvinus University of Budapest(Hungary)

Nguyen Khanh Duy, Pham Tien Thanh, Nguyen Thi Hoang Oanh, Nguyen Duy Tam, Truong Thanh Vu (2015), Impact evaluation of training on firms' performance - The case of the small and medium enterprises in Vietnam, The Eighth Vietnam Economist Annual Meeting (VEAM 2015), 9th – 10th June 2015

Nguyễn Khánh Duy (2019), Can thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

và vừa về hỗ trợ đào tạo - tư vấn kinh doanh: bằng chứngthực nghiệm về tác động đến năng suất lao động, trongNguyễn Hữu Huy Nhựt (chủ biên) Năng lực lao động củacông nhân trên địa bàn TPHCM: thực tế và tương lai, NXBKinh tế TP.HCM

4 CÔNG BỐ KHÁC

Trang 5

Nguyễn Khánh Duy (2018), Đánh giá tác động các chương trình

hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,

trong Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Ngọc Vinh, Huỳnh Văn Hùng (chủ biên), Báo cáo thường niên năm 2017: Hoạt động Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn TPHCM,

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố, Sở Khoahọc và công nghệ TPHCM

Viet Hoang, Khanh-Duy Nguyen, Hoang-Le Nguyen (2023),

Framework and determinants of benchmarking: atheoretical analysis and case study in

Vietnam, International Journal of Emerging Markets, Vol.

18 No 10 pp 4651-4668

Trang 6

Tóm tắt

Hiện nay, mô hình logic (lý thuyết thay đổi) của can thiệp

hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) về đào tạo-tư vấn kinhdoanh được công bố chưa nhiều Thêm vào đó, những mô hìnhđược tìm thấy vẫn còn một số giới hạn về nền tảng lý thuyết,phương pháp xây dựng, và nội dung của mô hình Ngoài ra, việcthiết kế, thực thi, giám sát và đánh giá các chính sách, chươngtrình, dự án liên quan đến loại can thiệp này ở nhiều quốc giacũng còn một số hạn chế Do vậy, mục tiêu chính của đề tài là:(1) phát triển mô hình logic của can thiệp hỗ trợ SMEs về đàotạo-tư vấn kinh doanh; (2) đánh giá tác động của can thiệp hỗ trợSMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh của Chính phủ Việt Nam.Với phương pháp định tính, mô hình logic của can thiệp này đãđược bổ sung nhiều căn cứ lý thuyết và bằng chứng thực địa, mởrộng cho nhiều cấp độ (cá nhân-hộ; doanh nghiệp-ngành; địaphương-quốc gia), bổ sung các kết quả tiềm năng mới Bằngphương pháp định lượng với kỹ thuật PSM, DID-PSM và cáchtiếp cận Minimum Bayes Factor dựa trên dữ liệu khảo sát SMEs,

đề tài phát hiện rằng can thiệp do chính phủ Việt Nam thực hiện

đã có tác động tích cực lên các SMEs được thụ hưởng về thựctiễn kinh doanh, mạng lưới, đầu tư, hiệu quả hoạt động kinhdoanh, và đóng góp vào ngân sách nhà nước

Từ khóa: Đánh giá tác động, Mô hình logic, Can thiệp hỗ trợ

doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo-tư vấn kinh doanh, PSM, DID-PSM, MBF

Trang 7

1 GIỚI THIỆU

Đề tài này hướng đến hai mục tiêu nghiên cứu chính: (1) pháttriển mô hình logic (hay lý thuyết thay đổi) của can thiệp hỗ trợdoanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) về đào tạo-tư vấn kinh doanh; và(2) đánh giá tác động1 của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấnkinh doanh của Chính phủ Việt Nam lên các doanh nghiệp được thụhưởng Những lý do chính để thực hiện hai mục tiêu này là:

Thứ nhất, các chính sách, chương trình, dự án (gọi chung làcác can thiệp) về hỗ trợ SMEs đã và đang được chính phủ, doanhnghiệp (DN), tổ chức và các bên liên quan của nhiều quốc gia quantâm Mô hình logic của can thiệp hỗ trợ đào tạo-tư vấn về kinh doanh

cho SMEs (viết tắt là BTCI, business training–consulting intervention for SMEs) có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch

định, triển khai, giám sát loại can thiệp này Tuy nhiên, mô hìnhlogic của can thiệp này ít được đề cập trong lý thuyết, trong cácnghiên cứu thực nghiệm; đồng thời, một số mô hình logic hoặcnhững luận điểm chính của mô hình logic của can thiệp hiện có(Grimm & Paffhausen 2014 2015, McKenzies & Woodruff 2012

2014) vẫn còn một số hạn nhất định về căn cứ lý thuyết, về nội dung

và phương pháp xây dựng Ở thời điểm năm 2024, tác cũng chưa tìmthấy các mô hình logic của BTCI hợp lý hơn được công bố trên cáctạp chí học thuật

động của can thiệp chương trình hay dự án là việc nỗ lực tìm hiểu xem có phải sự thay đổi trong phúc lợi (the changes in well-being) của đối tượng thụ hưởng là do can thiệp chương trình hay dự án (project or program intervention) tạo nên hay

Trang 8

Thứ hai, SMEs chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và cóvai trò ngày càng lớn về tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách, thúcđẩy tăng trưởng; do vậy, các khía cạnh liên quan đến SMEs đượcnhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế phát triển và các nhàhoạch định chính sách quan tâm (Rand & Tarp 2020, Trần & Trần2023) Ở thời kỳ 2011-2015, 2016-2020, 2021-2025 cũng như trongtương lai, BTCI được Chính Phủ Việt Nam quan tâm và thực hiện.Trong gần 10 năm trong quá khứ, ở Việt Nam, Nghị định số56/2009/NĐ-CP của Chính phủ (mà trực tiếp là Thông tư liên tịch

số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC của Bộ Kế hoạch & đầu tư và Bộtài chính được áp dụng trên thực tế ở thời kỳ cuối 2011 đến cuối năm

2014, và Thông tư số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ở thời kỳ cuối

2014 đến cuối năm 2019) là văn bản chính liên quan đến can thiệpnày cho đến khi Luật hỗ trợ SMEs và các văn bản hướng dẫn thihành được ban hành đầy đủ, có hiệu lực và thực sự được triển khaimạnh mẽ trên thực tế (từ cuối năm 2019 trở về sau) 2 Tuy vậy, tínhhiệu quả của can thiệp này vẫn còn nhiều tranh luận (Nguyễn 2023)

và chưa tìm thấy nghiên cứu định lượng (với thiết kế thí nghiệm hoặcbán thí nghiệm) về đánh giá tác động can thiệp hỗ trợ SMEs về đàotạo-tư vấn kinh doanh của chính phủ Việt Nam nhằm thấy được canthiệp có thực sự mang lại lợi ích cho các SMEs được thụ hưởng haykhông Việc đánh giá tác động của can thiệp này bằng phương phápđịnh lượng (và kết hợp với phương pháp định tính) cũng sẽ góp phầngiúp chính phủ, chính quyền các địa phương và đơn vị liên quan có

Thông tư hướng dẫn chi tiết về hoạt động hỗ trợ đào tạo, tư vấn kinh doanh cho SMEs và cũng như hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí nhà nước cho các hoạt động này được ban hành, cập nhật tương đối đầy đủ ở thời điểm đầu năm 2024.

Trang 9

thêm thông tin trong việc điều chỉnh chính sách trong tương lai cũngnhư triển khai các chính sách mới có hiệu lực (ở thời kỳ sau 2019)được tốt hơn, và có thể góp phần bổ sung bằng chứng, bài học kinhnghiệm cho các can thiệp liên quan đến SMEs của các tổ chức hỗ trợSMEs, hay một số quốc gia có bối cảnh tương đồng với Việt Nam

2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1 Lý thuyết

Có một số lý thuyết (hoặc luận điểm lý thuyết), mô hình lý thuyết(hay có thể gọi là khung lý thuyết) lý giải ảnh hưởng của hoạt độngđào tạo-tư vấn trong doanh nghiệp nói chung, đào tạo-tư vấn về kinhdoanh cho chủ doanh nghiệp, người quản lý cũng như người laođộng trong doanh nghiệp và những người có ý định khởi sự kinhdoanh đến một số kết kết quả (trung gian hoặc cuối cùng) ở cấp độ cánhân cũng như cấp độ doanh nghiệp, ngành hay cấp độ cộng đồng.Hai nhánh lý thuyết/luận điểm lý thuyết quan trọng trong việc lý giảiảnh hưởng của đào tạo lên năng suất, sản lượng là lý thuyết vốn quản

lý của Bruhn và ctg (2010) và lý thuyết vốn con người của Becker(1993, 2010) cũng như những bổ sung phát triển lý thuyết vốn conngười của Chang và Wang (1996) và Acemoglu và Pischke (1998,

1999, 2009) khi có thông tin bất cân xứng, hay sự quan tâm đến kháiniệm vốn con người đổi mới của (McGuirk & ctg 2015, Xu & Li2019)

Trên nền tảng hai nhánh lý thuyết được đề cập, hai nhóm môhình kinh tế liên quan Mô hình của Bruhn và Zia (2013) đã sử dụngngôn ngữ toán kinh tế nhằm mô tả một số luận điểm Bruhn và ctg.(2010) về vốn quản lý trong việc lý giải một số kênh tác động của kỹ

Trang 10

năng kinh doanh hay quản lý (business or management skills) đến

năng suất, sản lượng, cũng như lợi nhuận (ở góc độ doanh nghiệphay ngành) Dựa trên khung khổ lý thuyết vốn con người, mô hìnhkinh tế lý giải ảnh hưởng của hoạt động đào tạo trong doanh nghiệpđến năng suất, sản lượng, tiền lương bình quân một lao độngcho cấp

độ doanh nghiệp/ngành đã được phát triển bởi Dearden và ctg (2000,2006) vàKonings vàVanoemlingen (2011) Các tác giả này cũng tiếnhành thu thập dữ liệu và kiểm định mô hình mà họ đề xuất

Ngoài ra, dựa trên khung lý thuyết quản trị nguồn nhân lựcchiến lược (Wright &McMahan 1992), khung lý thuyết về mối liên

hệ giữa đào tạo trong DN và kết quả quản trị nguồn nhân lực, kết quảcủa tổ chức, kết quả tài chính đã được Tharenou & ctg (2007) pháttriển Bên cạnh đó, một số luận điểm lý thuyết liên quan đến kháiniệm mạng lưới cũng như mối quan hệ giữa mạng lưới, cải tiến-đổimới và hiệu quả hoạt động của DN của nhiều tác giả (Ví dụ,Törnroos & ctg 2017, Granovetter 1973 1985, Coleman 1988,Hansen 1999, Uzzi 1997, Watson2007) sẽ là một trong những cơ sởcho việc bổ sung khái niệm mạng lưới vào khung phân tích, khunglogic của BTCI

Ảnh hưởng của BTCI cho DN lên một số kết quả tiềm năngcũng có thể được lý giải bởi nghiên cứu của Solow (1957) (ảnhhưởng lên tăng trưởng sản lượng thông qua sự thay đổi trong tốc độtăng/giảm TFP), các nghiên cứu của World Bank (2004 2005 20182019) và ADB và ctg (2014), của Mankiw, Romer và Weil (1992)(thông qua cải thiện vốn con người), của McGuirk & ctg (2015) và

Xu & Li (2019) (thông qua vốn con người đổi mới), của Schumpeter(1934) (trích trong Atkinson & Ezell 2017) (thông qua hoạt động cải

Trang 11

tiến-đổi mới) hay World Bank (2005) (thông qua môi trường đầu tưkinh doanh), của World Bank (2008) (khi lý giải các quốc gia giàuhơn nhờ kỹ năng của nguồn nhân lực và chất lượng thể chế được cảithiện) Ngoài ra, Blundell & ctg (1999), đã giới thiệu một số lýthuyết và nghiên cứu thực nghiệm trong việc lý giải ảnh hưởng củađầu tư vào vốn con người lên một số kết quả tiềm năng ở cấp độ cánhân, DN và quốc gia

2.2 Mô hình logic của can thiệp hỗ trợ đào tạo-tư vấn kinh doanh

Mô hình logic của các chương trình hỗ trợ SMEs3nói chungđược Grimm và Paffhausen (2015) đề xuất dựa trên việc tổng quancác nghiên cứu định lượng về đánh giá tác động có liên quan Cácchương trình hỗ trợ SMEs (các can thiệp phát triển) trong nghiên cứubao gồm 5 nhóm hoạt động can thiệp chính Đó là: (1) hỗ trợ về tài

chính; (2) hỗ trợ về đào tạo và tư vấn (training); (3) hỗ trợ liên quan

đến dịch vụ phát triển kinh doanh4 (4) đơn giản hóa thủ tục đăng ký;(5) và hệ thống khuyến khích khu vực tư nhân, mà chủ yếu tập trungvào hệ thống khuyến khích lương Grimm và Paffhausen (2015, tr.69) mô tả rằng5:

Các can thiệp được xem xét ảnh hưởng đến những doanhnghiệp hiện tại hoặc những doanh nghiệp trong tương lai theonhiều cách thức khác nhau Cách thức thứ nhất là nới lỏng những

ràng buộc của thị trường vốn, Cách thức thứ hai là cải thiện những kỹ năng quản lý (improve management skills) và thực tiễn kinh doanh (business practices), và cách thức thứ ba là giảm chi

Grimm & Paffhausen 2015); hay lý thuyết của chương trình (Posavac 2011)

5 Do Grimm và Paffhausen (2015) mô tả tương đối ngắn gọn, và có rất ít lý thuyết thay đổi của can thiệp tương tự được công bố chính thức nên tác giả luận án này đã trích dẫn trực tiếp để người đọc có được thông tin đầy đủ nhất.

Trang 12

phí lao động (reduce the cost of labor) hoặc là thuận lợi hơn trong các thủ tục chính thức hóa hoạt động kinh doanh ( )

Bước tiếp theo, kết quả liên quan đến tài chính của các kênh

mà chúng ta quan tâm, cũng có thể được thể hiện là những kết quả

trung gian (intermediate outcomes); đó là: đầu tư (investment), năng suất (productivity), sản lượng hay giá trị sản lượng (output)

và lợi nhuận (profits).

Rõ ràng là tất cả các can thiệp không nhất thiết sẽ làm thayđổi số lượng việc làm Nếu sự không hoàn hảo trong thị trườngvốn được nới lỏng và đầu tư tăng lên, tác động lên việc làm chỉxuất hiện khi sự đầu tư là đủ lớn và khi lao động là một yếu tố bổsung chứ không phải là yếu tố thay thế Nếu sự đầu tư có tính chấttiết kiệm lao động thì có thể dẫn đến giảm số lượng việc làm Cáckhoản tín dụng mà được sử dụng để làm tăng lượng hàng tồn khothì không chắc dẫn đến tăng việc làm

Cơ chế mà ảnh hưởng của BTCI cho SMEs có thể dẫn đếntăng việc làm là thông qua việc tăng năng suất, tăng sản lượng, giảmchi phí; Grimm và Paffhausen (2015, tr 69)đã trình bày cơ chế này

và đưa ra một số giả định6:

Những can thiệp mà làm tăng năng suất, chẳng hạn nhưcan thiệp đào tạo, sẽ chỉ dẫn đến tăng việc làm nếu như sản lượng(hay giá trị sản lượng) tăng lên kết hợp với sự hạ thấp chi phí.[…] Chỉ tăng trưởng theo chiều rộng mới có liên quan chặt chẽvới sự tăng thêm số lượng việc làm Nếu như số lượng việc làmchưa tăng lên, sự tăng năng suất có thể duy trì sự sống sót củadoanh nghiệp và do vậy ngăn chặn sự mất đi các công việc hiệnhữu; trên phương diện này, sự cải thiện năng suất cũng có mộtđóng góp vào số lượng việc làm

Grimm và Paffhausen (2014, tr 22) mô tả mô hình logic củacan thiệp hỗ trợ đào tạo và tư vấn về kinh doanh cho SMEs như sau:

6 ngoài giả định rằng lao động là yếu tố bổ sung cho vốn, tăng trưởng theo chiều

rộng, còn có những giả định khác về sự thuận lợi trong việc tuyển dụng lao động đáp ứng được yêu cầu của DN

Trang 13

Với giả định rằng đối tượng mục tiêu của can thiệp thamgia chương trình đào tạo kinh doanh và tận dụng các dịch vụ,can thiệp đào tạo về kinh doanh sẽ cải thiện các kỹ năng quản lý7

của chủ các doanh nghiệp đang tồn tại hoặc các doanh nghiệptrong tương lai (ví dụ như các kỹ năng giải quyết vấn đề và các

kỹ năng liên quan đến tài chính được cải thiện, nâng cao nhậnthức về các sản phẩm tài chính và lợi ích mà họ có thể nhậnđược)

Do đó, nếu các đối tượng thụ hưởng sử dụng các kết quả

từ can thiệp trên (cải thiện kiến thức, kỹ năng quản lý) vào doanhnghiệp của họ thì họ có thể làm tăng năng suất của doanh nghiệp

(giả định rằng: những kiến thức/kỹ năng được học từ khóa huấn luyện thực sự có tính ứng dụng và phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp); hàm ý rằng có sự tăng lên về quy mô của ảnh

hưởng biên Lợi nhuận cũng sẽ tăng lên do sự tăng năng suất này

Nếu vốn quản lý (managerial capital) ảnh hưởng đến năng

suất cận biên của các đầu vào khác (the marginal productivity of other inputs) (ví dụ như như lao động)8 thì mức tăng trong quy

mô của ảnh hưởng cận biên mở rộng9 cũng có thể kể phụ thuộcvào mức độ cạnh tranh và nhu cầu; vì tối đa hóa lợi nhuận, các cánhân cũng có thể tăng cường đầu tư vào doanh nghiệp

(investment in the enterprise) và sử dụng đầu vào nhiều hơn để

mở rộng sản xuất và thu được những khoản lợi nhuận tiềm năng

bổ sung Kết quả là: số lượng việc làm của các MSMEs được đào

tạo sẽ tăng lên

McKenzie và Woodruff (2012, tr 14) mô tả chuỗi nhân quảcủa can thiệp như sau:

Trang 14

-Can thiệp đào tạo kinh doanh có ảnh hưởng đến tình trạng sốngsót10 cũng như sự khởi sự kinh doanh11.

-Can thiệp đào tạo kinh doanh có thể có tác động ngắn hạn lênviệc khởi sự kinh doanh Tuy nhiên nó không nhất thiết làm tăngviệc làm vì có thể có người chuyển đổi từ công việc làm công ănlương sang công việc tự kinh doanh

-Mối liên hệ trong chuỗi nhân quả từ can thiệp đào tạo kinh doanhđến hiệu quả/kết quả hoạt động kinh doanh (sự có lãi, tăngtrưởng) như sau: can thiệp đào tạo kinh doanh giúp nâng cao kiếnthức của chủ doanh nghiệp, và từ đó chủ doanh nghiệp thực hiện

ít nhất một vài hoạt động (hay thực tiễn) và có các hành vi màkhóa đào tạo đã hướng dẫn cho họ Cũng có thể có một cơ chếtiềm năng khác là: can thiệp đào tạo kinh doanh ảnh hưởng đếnkết quả hoạt động kinh doanh thông qua việc thay đổi thái độ củangười lao động hay giờ làm việc Tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổitrong thực tiễn nào cũng có thể thất bại; và khi đó sự thay đổitrong thực tiễn kinh doanh có thể hạn chế khả năng tác động tíchcực của can thiệp đào tạo đến việc cải thiện kết quả/hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá tác động

Nhiều can thiệp hỗ trợ đào tạo-tư vấn kinh doanh cho SMEs

ở các quốc gia đã được đánh giá tác động Một số can thiệp do chínhphủ các quốc gia thực hiện (độc lập hoặc có sự hỗ trợ từ các tổ chứcquốc tế) trên phạm vi rộng (về số doanh nghiệp, số ngành được thụhưởng; về phạm vi địa lý) được đánh giá bởi Jaramillo & Diaz(2011) (ở Pêru); (Indonesia); López-Acevodo và Tinajero (2010) vàLópez-Acevodo và Tan (2011) (Ở Mê-hi-cô); Dumas & Hanchane

2010 (ở Ma-rốc) Cancino & ctg (2015) (ở Chi Lê); Castillo (2010) (ở

10 Có thể đo bằng sự xuất hiện thông tin của các biến kết quả, hay tỷ lệ mất dần các

đóng cửa của doanh nghiệp thường là nguyên nhân của sự mất dần trong trong các đợt khảo sát

thể được thể hiện bởi khởi sự một hoạt động kinh doanh thứ hai

Trang 15

2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm khác

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác liên quan đếnmối quan hệ giữa các khái niệm được sử dụng trong mô hình logiccủa can thiệp (ở nhiều cấp độ phân tích khác nhau) cũng đã đượctổng quan Chẳng hạn, những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởngđến đào tạo của DN; về ảnh hưởng của đào tạo đến hiệu quả hoạtđộng, tiền lương; về mối quan hệ giữa mạng lưới, cải tiến-đổi mới vàhiệu quả hoạt động; về mối quan hệ giữa một số biến số vĩ mô củađịa phương/quốc gia; về ảnh hưởng của đào tạo trong DN đến thunhập, tiền lương của cá nhân người lao động

Từ các lý thuyết, mô hình kinh tế, khung lý thuyết, mô hìnhlogic của can thiệp liên quan, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan,

đề tài đã phác thảo một khung phân tích

3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Với thiết kế nghiên cứu hỗn hợp, đề tài sử dụng phương phápnghiên cứu định tính kết hợp với định lượng Phương pháp nghiêncứu định tính được sử dụng để phát triển mô hình logic của can thiệp(mục tiêu 1) cũng như giúp bạn đọc có thêm thông tin để có thể thểhiểu sâu hơn về các kết quả định lượng, và đóng góp vào việc gợi ýchính sách Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng đểđánh giá tác động của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinhdoanh do Chính phủ Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 56 (mụctiêu 2)

Ngày đăng: 07/08/2024, 09:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w