1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam

260 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
Tác giả Trần Thị Thanh Thanh
Người hướng dẫn PGS. TS. Bùi Văn Dương
Trường học Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 260
Dung lượng 2,95 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (16)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (19)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (19)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (0)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (20)
  • 7. Đóng góp của luận án (20)
  • 8. Kết cấu luận án (22)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU (22)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CBTT tích hợp (24)
    • 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp và ảnh hưởng của CBTT tích hợp đến hiệu quả hoạt động và giá trị (28)
      • 1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài (28)
      • 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước (43)
    • 1.3. Khoảng trống nghiên cứu (46)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (23)
    • 2.1. Khái niệm về CBTT tích hợp (50)
    • 2.2. Lợi ích và thách thức của CBTT tích hợp (53)
      • 2.2.1. Lợi ích của CBTT tích hợp (53)
      • 2.2.2. Thách thức của CBTT tích hợp (56)
    • 2.3. Các nội dung chính đƣợc quy định tại Khuôn khổ Báo cáo tích hợp quốc tế (IIRF – 2021) (57)
      • 2.3.1. Các khái niệm cơ bản quy định tại IIRF (2021) (58)
      • 2.3.2. Nguyên tắc hướng dẫn quy định tại IIRF (2021) (60)
      • 2.3.3. Các yếu tố nội dung quy định tại IIRF (2021) (61)
    • 2.4. Bối cảnh CBTT tích hợp tại Việt Nam (65)
    • 2.5. Khái niệm và nội dung các biến trong nghiên cứu (67)
      • 2.5.1. Khái niệm và nội dung về cổ đông lớn (67)
      • 2.5.2. Khái niệm và nội dung về đòn bẩy tài chính (68)
      • 2.5.3. Khái niệm và nội dung về cạnh tranh ngành (69)
      • 2.5.4. Khái niệm và nội dung về chiến lược cạnh tranh (71)
      • 2.5.5. Khái niệm và nội dung về giá trị DN (73)
    • 2.6. Mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu (74)
      • 2.6.1. Mối liên hệ giữa CBTT tích hợp và giá trị DN (74)
      • 2.6.2. Mối liên hệ giữa cổ đông lớn, ĐBTC, cạnh tranh ngành, CLKD và CBTT tích hợp (75)
      • 2.6.4. Vai trò trung gian của CBTT tích hợp (81)
    • 2.7. Các lý thuyết nền (82)
      • 2.7.1. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) (82)
      • 2.7.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) (83)
      • 2.7.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) (85)
    • 2.8. Mô hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết nghiên cứu (86)
      • 2.8.1. Mô hình nghiên cứu ban đầu (86)
      • 2.8.2. Các giả thuyết nghiên cứu (88)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (103)
    • 3.1. Phương pháp và thiết kế quy trình nghiên cứu (103)
      • 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu (103)
      • 3.1.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu (104)
    • 3.2. Thang đo các khái niệm nghiên cứu (106)
      • 3.2.1. Thang đo khái niệm cổ đông lớn (106)
      • 3.2.2. Thang đo khái niệm ĐBTC (106)
      • 3.2.3. Thang đo khái niệm cạnh tranh ngành (107)
      • 3.2.4. Thang đo khái niệm CLKD (108)
      • 3.2.5. Thang đo khái niệm giá trị DN (110)
      • 3.2.6. Thang đo khái niệm CBTT tích hợp (110)
    • 3.3. Nghiên cứu định tính (116)
      • 3.3.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu định tính (116)
      • 3.3.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (117)
    • 3.4. Nghiên cứu định lƣợng (120)
      • 3.4.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu định lượng (120)
      • 3.4.2. Phương pháp chọn mẫu khảo sát (121)
      • 3.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu (122)
      • 3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu (123)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (23)
    • 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính (127)
    • 4.2. Mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu (132)
      • 4.2.1. Mô hình nghiên cứu chính thức (132)
      • 4.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu (134)
    • 4.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng (136)
      • 4.3.1. Kết quả mức độ CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam (136)
      • 4.3.2. Mẫu và thống kê mô tả (145)
      • 4.3.3. Kiểm tra khuyết tật của mô hình (147)
      • 4.3.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết (149)
    • 4.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu (153)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý (23)
    • 5.1. Kết luận (157)
    • 5.2. Hàm ý (159)
      • 5.2.1. Hàm ý về mặt khoa học (159)
      • 5.2.2. Hàm ý quản trị (161)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai (165)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 2 (0)
  • PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 28 (0)

Nội dung

Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt NamCác nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam

Tính cấp thiết của đề tài

Sự sụp đổ của các DN trong quá khứ cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm các bên liên quan phải đặt câu hỏi về khả năng cung cấp thông tin của hệ thống báo cáo truyền thống hiện tại trong việc ra quyết định (Africa, 2011, Steyn, 2012) Báo cáo truyền thống bị chỉ trích vì chỉ chú trọng đến thông tin trong quá khứ (Hughen và cộng sự, 2014, Hoque, 2017), thiếu công bố đầy đủ về các rủi ro và sự không chắc chắn (Cabedo và Tirado, 2004, Serafeim, 2015), không đủ để đáp ứng nhu cầu thông tin của nhiều bên liên quan (Adams và cộng sự, 2011, Cohen và cộng sự, 2012) Do đó, các DN đã khắc phục nhược điểm trên bằng cách công bố các loại thông tin khác nhau trên các báo cáo khác nhau gọi chung là báo cáo bền vững như: BCTNXH, báo cáo môi trường, BCPTBV Tuy nhiên, thử thách đối với các bên liên quan là các báo cáo bền vững khó có thể đáp ứng được nhu cầu về trách nhiệm ngày càng cao (Adams, 2004, Milne và Gray, 2010) Các báo cáo bền vững chủ yếu thúc đẩy những lo ngại về tính hợp pháp, không chú trọng đến công bố và trách nhiệm giải trình (Milne và Gray, 2010, Cho và cộng sự, 2015) Trong nhiều trường hợp, mối liên kết giữa các bên là không rõ ràng, các báo cáo bền vững vẫn còn chắp vá (Jeyaretnam và Niblock-Siddle (2010), (Stubbs và Higgins, 2018) Ngay sau đó, Hội đồng Báo cáo tích hợp quốc tế (IIRC) đã giới thiệu một hình thức báo cáo mà cả thông tin tài chính và phi tài chính được tích hợp trong một tài liệu duy nhất, chú trọng CBTT về chiến lược, quản trị, hiệu quả hoạt động, cách thức tạo ra giá trị và triển vọng của một tổ chức, được trình bày gắn liền với bối cảnh bên ngoài (IIRF, 2013, 2021) Với cách thức CBTT tích hợp như vậy, báo cáo này có thể giải quyết được những thách thức mà các hình thức công bố khác đang gặp phải (De Villiers và cộng sự, 2014, Stubbs và Higgins, 2018), hỗ trợ xây dựng chiến lược (Adams, 2015), đánh giá giá trị DN (De Villiers và Hsiao, 2017), tạo điều kiện tăng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài (Macias và Farfan-Lievano, 2017), cho thấy vai trò của tổ chức đối với nhân quyền và các vấn đề toàn cầu khác (Abeysekera,

2013), do đó, mang lại lợi ích cho nhiều bên liên quan (Guthrie và cộng sự, 2017)

CBTT tích hợp ngày càng được hỗ trợ với sự tăng trưởng về số lượng DN áp dụng và nhiều nghiên cứu từ các viện nghiên cứu các chính phủ, các tổ chức, cá nhân (Guthrie và cộng sự, 2017) Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở Nam Phi và Châu Âu, trong khi đó, số lượng nghiên cứu ở các nước đang phát triển vẫn còn hạn chế, thực hiện nhiều hơn các nghiên cứu ở các nước đang phát triển là cần thiết, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thực hiện phúc lợi xã hội và cải thiện môi trường toàn cầu (Nwachukwu, 2022) Về nội dung nghiên cứu, nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về lý do tại sao các DN theo đuổi CBTT tích hợp, cách tiếp cận và cơ chế nội bộ mà những DN sớm áp dụng sử dụng để thực hiện CBTT tích hợp hay xem xét liệu CBTT tích hợp có vai trò thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức ở giai đoạn đầu hay không Một số nghiên cứu gần đây đã cung cấp bằng chứng về vai trò của CBTT tích hợp đối với hiệu quả hoạt động và giá trị DN; nhiều nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp của

DN, tuy nhiên, chưa thực sự đầy đủ Một đề xuất cho việc xem xét yếu tố chiến lược kinh doanh (CLKD) của DN có tác động như thế nào đến mức độ CBTT tích hợp là phù hợp vì các bằng chứng của nó đối với thực tiễn CBTT của DN (xem Bentley và cộng sự, 2013; Lim và cộng sự, 2018; Bentley-Goode và cộng sự, 2019; Weber và Mỹòig, 2022; Li và cộng sự, 2022)

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, tại Việt Nam, các báo cáo của DN được tuân thủ theo Luật DN 2020, Luật Kế toán 2015, Luật Chứng khoán 2019 và các chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành năm 2000 – 2005, đến nay chưa sửa đổi, thay thế, các BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đơn giản, ―rời rạc‖, quan trọng hơn các báo cáo này chỉ chú trọng CBTT tài chính Điều này làm giảm lợi ích của nhà đầu tư, gây trở ngại cho các cơ quan chức năng trong việc giám sát Để cải thiện vấn đề này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 155/2015/TT – BTC, sau đó được thay thế bằng Thông tư số 96/2020/TT – BTC, ban hành ngày 16/11/2020 hướng dẫn CBTT trên TTCK Theo đó, các DNNY Việt Nam phải công bố thêm thông tin về môi trường, xã hội và mục tiêu phát triển bền vững trong BCTN của DN Tuy nhiên, các quy định tại thông tư được cho là ―sơ sài‖ (Vu và cộng sự, 2023), còn hạn chế (Nguyen và cộng sự, 2021), thiếu tính thống nhất, thiếu các tiêu chuẩn cụ thể (Dũng Nguyễn, 2022), trên thực tế, những thông tin công bố chỉ là những thông tin cơ bản nhất, ngay cả trong giới hạn đó thì các quy định hiện hành cũng không đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng thông tin cần công bố (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2019), theo đó, đã gây khó khăn cho các DN khi thực hiện Về vấn đề này, UBCK cho rằng cần thiết phải có thêm các tiêu chuẩn mới, hướng đến tính thống nhất chung trong khối ASEAN (Dũng Nguyễn, 2022) Trong khi đó, CBTT tích hợp đang là vấn đề thời sự, đã cho thấy nhiều lợi ích đối với thị trường tài chính, đồng thời cũng nhận được sự chú ý từ các nước trong khối ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia (IIRC,

2020) Khi áp dụng CBTT tích hợp, Việt Nam không chỉ tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển bền vững mà còn xây dựng hệ thống quản lý tiên tiến trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế đang thịnh hành Về phía DN, áp dụng CBTT tích hợp thể hiện DN đã tuân thủ các tiêu chí quốc tế, qua đó, nhận được sự tin cậy của nhà đầu tư, đây là tấm vé thông hành trong việc tiếp cận vốn trên thị trường thế giới và hội nhập quốc tế Trên thực tế, một số DNNY Việt Nam đã nhận thấy hạn chế trong việc CBTT như hiện nay, theo đó, hướng đến cách thức CBTT tự nguyện theo các chuẩn mực quốc tế, như tiêu chuẩn GRI hay IIRF, tuy nhiên, số DN áp dụng còn hạn chế Những phát hiện về các yếu tố tác động được cho là có thể khuyến khích và thúc đẩy các DNNY Việt Nam áp dụng khuôn khổ theo IIRC khi phát hành báo cáo của DN (Nguyen và cộng sự, 2021) Ở góc độ nghiên cứu, tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung nhận định khả năng áp dụng CBTT tích hợp của các DN Việt Nam, không nhiều các nghiên cứu tìm hiểu yếu tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp của DN Hơn nữa, theo hiểu biết của tác giả, chưa có nghiên cứu nào xác định vai trò của CBTT tích hợp đối với giá trị DN tại các DNNY Việt Nam, dòng nghiên cứu này cần được thực hiện, vì qua đó, có thể xác định sự phù hợp hay không của mô hình báo cáo mới này tại một nước đang phát triển như Việt Nam Với các ý nghĩa đó, đề tài “Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam” được thực hiện.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là xác định các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp, kiểm định ảnh hưởng của mức độ CBTT tích hợp đến giá trị DN, qua đó, kiểm định vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa các nhân tố với giá trị DN tại các DNNY Việt Nam

Từ mục tiêu chung, luận án có ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

(1) Xác định các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam

(2) Kiểm định ảnh hưởng của mức độ CBTT tích hợp đến giá trị DN của các DNNY Việt Nam

(3) Kiểm định vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa các nhân tố với giá trị DN tại các DNNY Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận án cần trả lời ba câu hỏi sau:

(1) Các nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố phản ánh CLKD và áp lực của các bên liên quan của DN tác động đến mức độ CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam?

(2) CBTT tích hợp ảnh hưởng đến giá trị DN của các DNNY Việt Nam như thế nào?

(3) CBTT tích hợp có vai trò trung gian như thế nào trong các mối quan hệ giữa các nhân tố phản ánh CLKD, áp lực của các bên liên quan của DN với giá trị

DN của các DNNY Việt Nam?

4 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là CBTT tích hợp, giá trị DN, cổ đông lớn, ĐBTC, cạnh tranh ngành, các CLKD của các DNNY Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm phạm vi về không gian và thời gian như sau:

- Phạm vi không gian: Luận án chỉ nghiên cứu các nhân tố thuộc nhóm nhân tố phản ánh CLKD và áp lực của các bên liên quan của DN

- Phạm vi thời gian: Luận án sử dụng nguồn dữ liệu là các BCTH, BCPTBV, BCTN của các DNNY Việt Nam (ngoại trừ các tổ chức tín dụng) giai đoạn 2018 –

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp nhằm khám phá, hiệu chỉnh mô hình và xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Cụ thể:

- Nghiên cứu định tính nhằm khám phá những nhân tố mới tác động đến mức độ CBTT tích hợp ảnh hưởng đến giá trị DN của các DNNY Việt Nam Nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn chuyên gia là phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng trong luận án Thông qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu các lý thuyết nền và thực tiễn CBTT tại các DNNY Việt Nam, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu Sau đó, bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia, tác giả điều chỉnh và xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức

- Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết đặt ra sau khi thực hiện nghiên cứu định tính Dữ liệu được thu thập từ các BCTH, BCPTBV, BCTN của các DNNY Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 16 nhằm thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu kiểm tra các khuyết tật của mô hình và thực hiện các kiểm định với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

7 Đóng góp của luận án Đóng góp về mặt khoa học

Bằng cách kiểm tra mức độ CBTT tích hợp của DN, xác định các nhân tố tác động đến mức độ CBTT, xác định ảnh hưởng của CBTT tích hợp đối với giá trị DN và vai trò trung gian của CBTT tích hợp, luận án đã cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu quan trọng về vấn đề CBTT của DN.

Thông qua kết quả nghiên cứu về mức độ CBTT tích hợp của các DN, luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về khả năng áp dụng CBTT tích hợp ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam Điều này càng có ý nghĩa hơn khi các nghiên cứu xoay quanh vấn đề này tại các quốc gia đang phát triển còn hạn chế (chỉ tập trung vào một số quốc gia)

Tại Việt Nam, luận án là nghiên cứu đầu tiên xem xét vai trò của CBTT tích hợp đối với giá trị DN của các DNNY Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy CBTT tích hợp tác động tích cực, làm gia tăng giá trị DN CBTT tích hợp được đón nhận cả từ hai phía, DN và nhà đầu tư, qua đó, có thể thấy phần nào sự phù hợp của mô hình báo cáo mới này ở một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam

Luận án cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa các CLKD và mức độ CBTT tích hợp, qua đó, cho thấy sự khác biệt trong môi trường thông tin của các DN, ít nhất một phần, là do các quyết định liên quan đến CLKD của họ

Luận án bổ sung vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa cổ đông lớn, ĐBTC, CLKD và giá trị DN, qua đó, cung cấp bằng chứng về lợi ích của CBTT tích hợp trong việc gia tăng giá trị DN, tuy nhiên, không phải hoàn toàn, trong một số trường hợp, CBTT tích hợp có thể làm giảm giá trị DN Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đã mang lại những hiểu biết mới về mặt lý luận, điều này có ý nghĩa hơn khi dòng nghiên cứu này theo hiểu biết của tác giả chưa được nhiều nghiên cứu thực hiện Đóng góp về mặt thực tiễn

Mức độ CBTT tích hợp trung bình của các DNNY Việt Nam giai đoạn 2018 -

2022 là 56,7% và tăng dần qua các năm là khả quan để kỳ vọng các DNNY Việt Nam sẽ áp dụng các yêu cầu đối với một hình thức CBTT mới như CBTT tích hợp trong một nền kinh tế mới nổi, qua đó, mang lại nhiều lợi ích cho thị trường tài chính mới nổi như Việt Nam Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan quản lý vì nó ngụ ý các hành động khả thi có thể thúc đẩy CBTT tích hợp tại Việt Nam

Ngày càng nhiều các DN CBTT về môi trường, xã hội, qua đó, cho thấy các DNNY Việt Nam đã chú trọng hơn đến phát triển bền vững Tuy vậy, không nhiều các

DN CBTT định lượng đối với vấn đề môi trường, xã hội như KPI kết hợp các biện pháp tài chính với các thành phần khác, ý nghĩa tài chính của các tác động đáng kể đối với các nguồn vốn Sự thiếu sót này có thể là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách trong việc cải thiện chất lượng thông tin về môi trường và xã hội, nhất là khi thông tư ban hành được cho là thiếu các tiêu chuẩn cụ thể để thực hiện

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp nhằm khám phá, hiệu chỉnh mô hình và xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Cụ thể:

- Nghiên cứu định tính nhằm khám phá những nhân tố mới tác động đến mức độ CBTT tích hợp ảnh hưởng đến giá trị DN của các DNNY Việt Nam Nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn chuyên gia là phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng trong luận án Thông qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu các lý thuyết nền và thực tiễn CBTT tại các DNNY Việt Nam, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu Sau đó, bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia, tác giả điều chỉnh và xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức

- Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết đặt ra sau khi thực hiện nghiên cứu định tính Dữ liệu được thu thập từ các BCTH, BCPTBV, BCTN của các DNNY Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 16 nhằm thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu kiểm tra các khuyết tật của mô hình và thực hiện các kiểm định với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Đóng góp của luận án

Đóng góp về mặt khoa học

Bằng cách kiểm tra mức độ CBTT tích hợp của DN, xác định các nhân tố tác động đến mức độ CBTT, xác định ảnh hưởng của CBTT tích hợp đối với giá trị DN và vai trò trung gian của CBTT tích hợp, luận án đã cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu quan trọng về vấn đề CBTT của DN.

Thông qua kết quả nghiên cứu về mức độ CBTT tích hợp của các DN, luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về khả năng áp dụng CBTT tích hợp ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam Điều này càng có ý nghĩa hơn khi các nghiên cứu xoay quanh vấn đề này tại các quốc gia đang phát triển còn hạn chế (chỉ tập trung vào một số quốc gia)

Tại Việt Nam, luận án là nghiên cứu đầu tiên xem xét vai trò của CBTT tích hợp đối với giá trị DN của các DNNY Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy CBTT tích hợp tác động tích cực, làm gia tăng giá trị DN CBTT tích hợp được đón nhận cả từ hai phía, DN và nhà đầu tư, qua đó, có thể thấy phần nào sự phù hợp của mô hình báo cáo mới này ở một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam

Luận án cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa các CLKD và mức độ CBTT tích hợp, qua đó, cho thấy sự khác biệt trong môi trường thông tin của các DN, ít nhất một phần, là do các quyết định liên quan đến CLKD của họ

Luận án bổ sung vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa cổ đông lớn, ĐBTC, CLKD và giá trị DN, qua đó, cung cấp bằng chứng về lợi ích của CBTT tích hợp trong việc gia tăng giá trị DN, tuy nhiên, không phải hoàn toàn, trong một số trường hợp, CBTT tích hợp có thể làm giảm giá trị DN Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đã mang lại những hiểu biết mới về mặt lý luận, điều này có ý nghĩa hơn khi dòng nghiên cứu này theo hiểu biết của tác giả chưa được nhiều nghiên cứu thực hiện Đóng góp về mặt thực tiễn

Mức độ CBTT tích hợp trung bình của các DNNY Việt Nam giai đoạn 2018 -

2022 là 56,7% và tăng dần qua các năm là khả quan để kỳ vọng các DNNY Việt Nam sẽ áp dụng các yêu cầu đối với một hình thức CBTT mới như CBTT tích hợp trong một nền kinh tế mới nổi, qua đó, mang lại nhiều lợi ích cho thị trường tài chính mới nổi như Việt Nam Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan quản lý vì nó ngụ ý các hành động khả thi có thể thúc đẩy CBTT tích hợp tại Việt Nam

Ngày càng nhiều các DN CBTT về môi trường, xã hội, qua đó, cho thấy các DNNY Việt Nam đã chú trọng hơn đến phát triển bền vững Tuy vậy, không nhiều các

DN CBTT định lượng đối với vấn đề môi trường, xã hội như KPI kết hợp các biện pháp tài chính với các thành phần khác, ý nghĩa tài chính của các tác động đáng kể đối với các nguồn vốn Sự thiếu sót này có thể là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách trong việc cải thiện chất lượng thông tin về môi trường và xã hội, nhất là khi thông tư ban hành được cho là thiếu các tiêu chuẩn cụ thể để thực hiện

Những phát hiện về vai trò của CBTT tích hợp đối với giá trị DN là động lực để các DN gia tăng áp dụng CBTT tích hợp, qua đó, cải thiện sự minh bạch thông tin và thị trường vốn, vấn đề này càng có ý nghĩa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay

Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra hàm ý đối với các DNNY, cổ đông lớn, nhà cung cấp vốn và các bên liên quan khác xoay quanh vấn đề CBTT của DN

Kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học về ảnh hưởng của các CLKD đối với mức độ CBTT tích hợp cũng như vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa cổ đông lớn, ĐBTC, CLKD và giá trị DN Bên cạnh đó, luận án gợi mở các hướng nghiên cứu có thể thực hiện trong tương lai.

Kết cấu luận án

Phần mở đầu: Phần này tác giả trình bày tính cấp thiết của đề tài, các mục tiêu nghiên cứu câu hỏi nghiên cứu đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đóng góp của luận án và kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương như sau:

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

Quá trình hình thành và phát triển của CBTT tích hợp

Trên cơ sở ý tưởng tích hợp thông tin, năm 1997, John Elkington đã xây dựng báo cáo ―bộ ba cốt lõi‖ (Triple Bottom Line) và được cho là rất phổ biến trong giai đoạn này Báo cáo ―bộ ba cốt lõi‖ được xem là một ngôn ngữ mới để diễn đạt khái niệm bền vững cho các bên liên quan dưới góc độ kinh tế, chú trọng đến CBTT về kinh tế, xã hội, môi trường (Adams và cộng sự, 2013) Tuy nhiên, đã có nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này, các nhà phê bình cho rằng bản thân thuật ngữ ―công bố bền vững‖ ít liên quan đến tính bền vững mà nói nhiều hơn về nỗ lực của DN nhằm kết nối với khái niệm tính bền vững theo cách tượng trưng, trong khi vẫn tiếp tục kinh doanh như thường lệ (Milne và cộng sự, 2009, Buhr và cộng sự, 2014)

Mặc dù dựa trên nhiều khía cạnh, nhưng sự phát triển ban đầu của các chính sách và thông lệ CBTT tích hợp dường như phần lớn đã được thúc đẩy với những cân nhắc liên quan đến báo cáo xã hội và môi trường (De Villiers và cộng sự, 2014) Cho đến cuối thế kỷ XX, nhiều thông tin về xã hội và môi trường đã được thực hiện thông qua các BCTN của DN Mặc dù các báo cáo này chủ yếu mang tính định hướng tài chính, nhưng một số tổ chức đã CBTT chọn lọc về các tác động xã hội và môi trường cũng như một số chính sách qua một số nội dung trong báo cáo của họ (Unerman, 2000)

Năm 2004, dự án kế hoạch phát triển bền vững (A4S) được thành lập từ Hoàng tử xứ Wales và Tổ chức GRI đã xây dựng chuẩn mực chung cho BCPTBV gọi chung là tiêu chuẩn GRI Tuy vậy, các BCPTBV được biên soạn theo tiêu chuẩn GRI dường như phức tạp và dài dòng hơn, thiếu tính kết thông tin một cách có hệ thống giữa các chính sách, thực hành và tác động khác nhau, gây trở ngại cho người đọc (De Villiers và cộng sự, 2014)

Năm 2009, dự án kế hoạch phát triển bền vững (A4S) đưa ra khung báo cáo hướng dẫn trình bày cách kết nối, tích hợp yếu tố xã hội và môi trường với thông tin kế toán nhằm tạo ra tính bền vững trong báo cáo chính thống

Năm 2009, quy định tại King III yêu cầu các DNNY Nam Phi phải kết hợp thông tin hiệu suất tài chính và thông tin hiệu suất bền vững trong BCTN của DN Năm 2010, ở Hoa Kỳ, Eccles và Krzus đã xuất bản cuốn sách với tựa đề ―một báo cáo‖ để giới thiệu CBTT tài chính và phi tài chính theo cách cho thấy tác động của chúng đối với nhau Cuốn sách đại diện cho phản ứng quốc tế đối với cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng môi trường (Eccles và Krzus, 2010) Eccles và Krzus (2010) ủng hộ việc sử dụng Internet và Web 2.0 để chuyển từ cung cấp thông tin một chiều sang đối thoại giao tiếp liên tục giữa DN và các bên liên quan Điều thú vị là ―một báo cáo‖ tiếp tục phát triển độc lập với các sáng kiến hiện tại của IIRC (Eccles và Krzus, 2014)

Tháng 8 năm 2010, Ủy ban BCTH quốc tế (International Integrated Reporting Committee - gọi tắt là IIRC) được thành lập từ A4S và GRI, bao gồm các tổ chức chuyên môn như Hiệp hội Kế toán Công chứng - ACCA, Ban Chuẩn mực Kế toán tài chính - FASB, Ban Chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB, IRCSA, IIRC tại Vương quốc Anh, Đại học Harvard, KPMG, PwC Mục tiêu của IIRC là phát triển khuôn khổ báo cáo mà trọng tâm là kết nối thông tin tài chính và phi tài chính vào một báo cáo

Tháng 12 năm 2013, Khuôn khổ Báo cáo tích hợp quốc tế (IIRF) ra đời IIRF

(2013) thiết lập các nguyên tắc hướng dẫn và nội dung chính hình thành nội dung tổng thể của một báo cáo được lập theo cách thức tích hợp IIRF (2013) không cung cấp định dạng chuẩn cho một báo cáo được lập theo cách thức tích hợp hay chỉ định các yêu cầu công bố cụ thể, thay vào đó, IIRF (2013) quy định bảy nguyên tắc và tám nội dung của loại báo cáo này

Tháng 1 năm 2021, IIRC đã công bố các bản sửa đổi IIRF (2021), tập trung vào việc đơn giản hóa tuyên bố trách nhiệm bắt buộc đối với vấn đề CBTT tích hợp, cải thiện cái nhìn sâu sắc về chất lượng và tính toàn vẹn của quy trình báo cáo cơ bản, phân biệt rõ ràng hơn giữa đầu ra và kết quả, đồng thời nhấn mạnh hơn vào việc báo cáo cân bằng về kết quả và các kịch bản bảo tồn, xói mòn giá trị

Kể từ tháng 8 năm 2022, IASB và ISSB làm việc cùng nhau để thống nhất về cách xây dựng IIRF hướng dẫn CBTT tích hợp Tổ chức IFRS và Chủ tịch của IASB và ISSB tích cực khuyến khích những tổ chức chuẩn bị tiếp tục áp dụng IIRF

Bảng 1 1: Tổng hợp quá trình phát triển của CBTT tích hợp

Dự án kế hoạch phát triển độc lập (A4S) được thành lập A4S đưa ra khung báo cáo hướng dẫn

King III yêu cầu các DNNY Nam Phi phải kết hợp thông tin hiệu suất tài chính với thông tin hiệu suất bền vững trong các BCTN Ủy ban BCTH quốc tế được thành lập (gọi tắt là IIRC) IIRC phát hành tài liệu thảo luận đầu

IIRF (2013) ra đời IIRC đã công bố các bản sửa đổi của IIRF (2021) IFRS Foundation đảm nhận trách nhiệm đối với IIRF (2021)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

CBTT tích hợp ra đời thông qua sáng kiến chung của IIRC được thành lập năm 2010 Tuy nhiên, lịch sử của CBTT tích hợp bắt đầu trước sáng kiến của IIRC Trong những năm 2000, DN Sản phẩm Sinh học Công nghiệp Đan Mạch, Novozymes đã thực hiện báo cáo của mình dưới hình thức tích hợp thông tin tài chính và phi tài chính Đây là báo cáo mang ý tưởng tích hợp đầu tiên trên thế giới Ngày nay, CBTT tích hợp đã nhận được chú ý của nhiều nước từ các châu lục khác nhau Theo IFRS (2020, 2022), động lực của tổ chức là khi mục tiêu CBTT tích hợp được áp dụng trên toàn cầu, trong tất cả các lĩnh vực đang tiếp tục được thực hiện với số lượng DN áp dụng CBTT tích hợp ngày càng tăng, đến năm 2022, đã có 2.500 DN tại hơn 70 quốc gia đã áp dụng CBTT tích hợp, hơn 40 SGDCK tham khảo IIRF trong các hướng dẫn của họ Chủ tịch IASB và ISSB khuyến khích việc tiếp tục sử dụng IIRF — hiện là một phần của IFRS Foundation — và cam kết sử dụng các nguyên tắc và khái niệm của khuôn khổ này sẽ giúp hệ thống báo cáo DN đạt được sự toàn diện, được chấp nhận trên toàn cầu (IFRS, 2022) Theo số liệu thống kê vào năm 2022 của IFRS (2022), hầu hết các báo cáo được lập theo IIRF đều đến từ Châu Á với tỷ lệ 43,1%, Trung Đông và Châu Phi với tỷ lệ 26,3%, Châu Âu với tỷ lệ 25,1%, các châu lục khác chiếm tỷ lệ rất ít 5,5% Trong khu vực, một số quốc gia đi đầu trong việc áp dụng CBTT tích hợp Các

DN Nhật Bản chiếm phần lớn trong các báo cáo mẫu ở Châu Á (IIRF, 2022) CBTT tích hợp đã được áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản kể từ năm 2015 khi Bộ Quy tắc Quản trị DN của Nhật Bản được ban hành, theo đó, IIRF được khuyến nghị sử dụng như một phương tiện để truyền đạt tốt hơn giá trị của các DN Nhật Bản (Alexis,

2019) Trong khi đó, Nam Phi đại diện cho hầu hết các báo cáo mẫu ở khu vực Trung Đông và Châu Phi (IFRS, 2022) Nam Phi là quốc gia đầu tiên yêu cầu các DNNY áp dụng CBTT tích hợp Bắt đầu từ tháng 3 năm 2011, tất cả các DNNY trên SGDCK Johannesburg đều phải nộp báo cáo hoặc giải thích lý do vì sao không áp dụng loại báo cáo này Đây là kết quả của báo cáo về Quản trị Nam Phi 2009 (King III) được thực hiện dưới sự chủ trì của Giáo sư Mervyn King Báo cáo theo IIRF được thực hiện rộng rãi trên khắp châu Âu, có thể kể đến như Vương quốc Anh, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Đức, Pháp, Ý, Thụy Điển, Hà Lan, và Hy Lạp (Zenkina, 2018) Đối với khối ASEAN, theo IIRC (2019) khối này đã đạt được ―bước chuyển mình‖ trong việc áp dụng CBTT tích hợp với sự ra mắt của Ủy ban BCTH ASEAN vào năm 2019 và các giải thưởng về CBTT tích hợp Trong khối ASEAN, Malaysia được xem là đơn vị dẫn đầu về áp dụng CBTT tích hợp, 100 DN áp dụng theo hướng dẫn của IIRC vào năm 2018 và trọng tâm sắp tới tại quốc gia này là xây dựng chất lượng thông qua việc tăng cường đào tạo và điều chỉnh các tiêu chí giải thưởng báo cáo của DN theo IIRC (IIRC, 2019) Thủ tướng và cơ quan quản lý ở Malaysia năm 2014 đã kêu gọi các DN áp dụng báo cáo theo IIRF trong quy hoạch tổng thể thị trường vốn của họ (Nurkumalasari và cộng sự, 2019).

Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp và ảnh hưởng của CBTT tích hợp đến hiệu quả hoạt động và giá trị

1.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Để thực hiện tổng quan các nghiên cứu tác giả tiến hành tìm kiếm các bài nghiên cứu theo các từ khóa: ―CBTT tích hợp‖ (Integrated information disclosure),

―Nhân tố tác động đến CBTT tích hợp‖ (Factors affecting integrated information disclosure), ―Công bố/Kỹ thuật tích hợp‖ (Integrated reporting), ―Báo cáo tích hợp‖ (Integrated report) Tác giả lựa chọn các bài báo liên quan đến chủ đề nghiên cứu được công bố từ năm 2013 đến nay vì năm 2013, IIRF được công bố trên toàn cầu từ IIRC Các bài báo được kiểm chứng khoa học sẽ đảm bảo tính hợp lệ của dữ liệu tổng quan, do đó, tác giả thực hiện tìm kiếm nghiên cứu trên Google Scholar, chọn các bài báo thuộc danh mục Scopus/ISI có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu Trên cơ sở các tiêu chí đã đề ra, tác giả lựa chọn được 60 bài báo để thực hiện tổng quan các nghiên cứu Theo đó, nghiên cứu thực hiện tổng quan theo hai nội dung bối cảnh nghiên cứu và nội dung nghiên cứu qua đó, làm cơ sở cho việc xác định các khoảng trống nghiên cứu

1.2.1.1 Bối cảnh nghiên cứu Đóng góp cụ thể cho nghiên cứu về CBTT tích hợp xét về mặt toàn cầu hóa được thể hiện qua bối cảnh của các nghiên cứu Nhiều nghiên cứu tập trung vào các

DN kinh doanh quốc tế hoặc các DN có trong chương trình thí điểm của IIRC với

19 bài (31,7%), Châu Phi là 17 bài (28,3%), Châu Á là 17 bài (28,3%), Châu Âu là

6 bài (10%), Châu lục khác là 1 bài (1,7%) Các DN có trong chương trình thí điểm của IIRC chủ yếu là DN ở Châu Âu, Nhật Bản và Nam Phi Số lượng nghiên cứu tại Nam Phi đại diện cho số lượng nghiên cứu tại Châu Phi Trong khi đó, tại Châu Á, số lượng nghiên cứu tập trung ở một số nước như Sri Lanka, Maylaisia, một số ít nghiên cứu tại Indonesia

Sau khi lược khảo 60 nghiên cứu xoay quanh nội dung nghiên cứu của luận án, tổng quan nội dung nghiên cứu được luận án phân loại thành ba nội dung chính, cụ thể: (1) Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp (29 bài);

(2) Nghiên cứu về ảnh hưởng của CBTT tích hợp đối với hiệu quả hoạt động và giá trị DN (29 bài); (3) Nghiên cứu về vai trò trung gian của CBTT tích hợp (2 bài)

(1) Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp

Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp đa số được thực hiện theo hai hướng, ở cấp độ quốc gia (xem xét đặc điểm của quốc gia mà DN hoạt động) hoặc cấp độ DN (xem xét đặc điểm của DN) Trong 29 bài báo liên quan đến nội dung này, có 5 bài thực hiện ở cấp độ quốc gia và 24 bài thực hiện ở cấp độ

 Các nghiên cứu ở cấp độ quốc gia

Xem xét các nhân tố ở cấp độ quốc gia, có thể kể đến các nghiên cứu được thực hiện từ các tác giả Dragu và Tiron-Tudor (2013), Frias-Aceituno và cộng sự

(2013), García-Sánchez và cộng sự (2013), Vaz và cộng sự (2016), Girella và cộng sự (2019)

Nghiên cứu 58 DN từ chương trình thí điểm của IIRC giai đoạn 2010 - 2012, Dragu và Tiron-Tudor (2013) cho thấy các DN có trụ sở chính ở các quốc gia có hệ thống chính trị theo luật dân sự có xu hướng CBTT tích hợp, trong khi đó, đáng ngạc nhiên các tập đoàn từ các quốc gia có chỉ số trách nhiệm cao hơn thì sự quan tâm đến mức độ tích hợp thông tin theo IIRC thấp hơn Đồng quan điểm, kết quả nghiên cứu của Frias-Aceituno và cộng sự (2013) tại

750 DN giai đoạn 2008 - 2010 chỉ ra rằng các DN hoạt động ở các quốc gia có luật dân sự có nhiều khả năng CBTT tích hợp hơn Điều này càng đúng với các DN ở các quốc gia có các biện pháp thực thi pháp luật nghiêm ngặt

Khai thác đặc điểm văn hóa của quốc gia từ 1.590 DN giai đoạn 2008 - 2010, García-Sánchez và cộng sự (2013) chỉ ra rằng các DN ở các quốc gia có hệ thống văn hóa tập thể, nữ quyền, tức là các xã hội được đặc trưng với mối quan tâm đến từ lợi ích chung, chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề bền vững, đạo đức và quản trị tốt Ngược lại, sự tồn tại của khoảng cách quyền lực lớn hơn hoặc nhỏ hơn, định hướng dài hạn hoặc ưu tiên cho sự không chắc chắn/ rủi ro không phải là yếu tố quyết định

Theo một cách khác, nghiên cứu của Vaz và cộng sự (2016) xác nhận có sự khác biệt lớn trong CBTT tích hợp giữa các quốc gia khi nghiên cứu trên 1.449 DN ở các quốc gia có đăng ký trong GRI với số liệu năm 2012 Cụ thể, các DN hoạt động tại các quốc gia có quy định tuân thủ hoặc giải thích cho vấn đề thực hiện CBTT tích hợp và các DN đặt tại quốc gia có chiều hướng tập thể cao hơn dường như quan tâm nhiều hơn đến lợi ích công cộng, do đó, có nhiều khả năng CBTT tích hợp Tuy nhiên, trái với mong đợi, nghiên cứu cho thấy khả năng CBTT tích hợp thấp hơn tại các DN đặt ở các quốc gia có sự bảo vệ nhà đầu tư cao hơn Ngoài ra, nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng nào về ảnh hưởng từ loại hệ thống pháp luật, phát triển kinh tế, nữ quyền đối với khả năng CBTT tích hợp từ các quốc gia

Nghiên cứu trên 349 DNNY trong năm 2016, nghiên cứu của Girella và cộng sự (2019) nhận thấy các DN hoạt động ở các quốc gia có có mức độ tham nhũng cao hơn nhận thức, đánh giá rủi ro tốt hơn, có tính tập thể tốt hơn, văn hoá nữ quyền và có định hướng lâu dài có khả năng áp dụng CBTT tích hợp cao hơn, trong khi đó, hệ thống pháp luật không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu

Như vậy đứng ở góc độ quốc gia, có sáu nhân tố tác động tích cực đến mức độ CBTT tích hợp của DN, bao gồm: (1) Hệ thống chính trị luật dân sự; (2) Biện pháp thực thi pháp luật mạnh mẽ; (3) Văn hóa tập thể; (4) Quốc gia có quy định tuân thủ hoặc giải thích cho CBTT tích hợp; (5) Mức độ tham nhũng cao hơn nhận thức; (6) Đánh giá rủi ro tốt hơn Văn hóa nữ quyền có sự tương quan không giống nhau trong các nghiên cứu Nhân tố chỉ số trách nhiệm xã hội tác động tiêu cực đến CBTT tích hợp

 Nghiên cứu ở cấp độ DN Ở cấp độ DN, các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp có thể được phân thành hai nhóm: nhóm nhân tố phản ánh đặc điểm bên trong DN và nhóm nhân tố phản ánh áp lực của các bên liên quan

Nhóm nhân tố phản ánh đặc điểm bên trong DN

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm về CBTT tích hợp

Theo từ điển Tiếng Việt, ―tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng; là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp‖

Theo từ điển tiếng Anh thương mại, ―tích hợp là sự kết hợp lại để tạo thành điều duy nhất‖

Trong hoạt động CBTT của DN, ý tưởng tích hợp các khía cạnh khác nhau của báo cáo DN nhằm cung cấp thông tin cho nhiều bên liên quan ngày càng được ủng hộ (Salvioni và Bosetti, 2014) Theo đó, cách thức tích hợp thông tin tài chính và phi tài chính xuất hiện như một tính năng chính để CBTT một cách có chất lượng (European Lab, 2021) Với ý nghĩa này, IIRC đã xây dựng một mô hình báo cáo mới mà trong đó tư duy tích hợp được lồng ghép vào thực tiễn kinh doanh của DN, được hỗ trợ vì cách thức CBTT tích hợp như là tiêu chuẩn báo cáo của DN (IIRF,

2021) IIRF (2021) định nghĩa: CBTT tích hợp là một phần của hệ thống báo cáo

DN đang phát triển Hệ thống này được hỗ trợ bằng các khuôn khổ và tiêu chuẩn toàn diện, giải quyết vấn đề đo lường và CBTT liên quan đến tất cả các loại vốn, quy định phù hợp và đảm bảo hiệu quả CBTT tích hợp theo IIRC nhất quán với sự phát triển trong lĩnh vực BCTC và các báo cáo khác, nhưng sản phẩm của CBTT tích hợp sẽ khác với các báo cáo và thông tin liên lạc khác ở một số điểm (IIRF,

2021) CBTT tích hợp theo IIRC không chỉ là sự tổng hợp các thông tin tài chính và phi tài chính trong một tài liệu duy nhất mà nó có vai trò quan trọng hơn nhiều (Stubbs & Higgins, 2014) CBTT tích hợp theo IIRC tập trung vào khả năng của một tổ chức trong việc tạo ra giá trị trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và khi thực hiện điều đó cần nhấn mạnh sự kết hợp của tính ngắn gọn, trọng tâm chiến lược và định hướng tương lai, sự kết nối giữa thông tin và các loại vốn cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng (IIRF, 2021) Theo đó, đầu ra chính của CBTT tích hợp là một báo cáo duy nhất mà IIRC dự đoán sẽ trở thành báo cáo chính của tổ chức, thay thế thay vì bổ sung vào các yêu cầu hiện có, tập hợp các chuỗi báo cáo khác nhau thành một báo cáo mạch lạc, tích hợp toàn bộ (IIRC, 2011)

Như vậy, ngay từ đầu, một trong những đặc điểm nổi bật chính của cách thức CBTT tích hợp theo IIRC là cung cấp một báo cáo ngắn gọn để chỉ ra các hành động, kết quả, rủi ro và cơ hội về xã hội, môi trường và kinh tế quan trọng nhất của một tổ chức, theo cách phản ánh bản chất tích hợp của các yếu tố này đối với tổ chức Theo đó, CBTT tích hợp theo IIRC được cho là cách thức CBTT sáng tạo và hiệu quả (Vitolla và Raimo, 2018), là một công cụ nổi bật của tổ chức (Morros,

Trên thực tế, vấn đề CBTT tích hợp cũng được một số tác giả và tổ chức khác đề cập đến, tuy nhiên, với mục tiêu và ý nghĩa khác nhau

Eccles và Krzus (2010) đã đề cập đến vấn đề CBTT tích hợp, theo các tác giả, đó là quá trình tích hợp các thông tin về môi trường, xã hội và quản trị của DN vào BCTN của DN và gọi đó là ―một báo cáo‖ ―Một báo cáo‖ vừa là công cụ vừa là biểu tượng thể hiện cam kết của DN đối với sự bền vững (Eccles và Krzus, 2010)

―Một báo cáo‖ không chỉ đơn thuần là kết hợp thông tin tài chính và phi tài chính vào báo cáo định kỳ hàng năm mà còn cung cấp một nền tảng khái niệm được bổ sung từ nền tảng công nghệ qua trang Web của DN, từ đó dữ liệu chi tiết hơn có thể và nên được cung cấp để đáp ứng nhu cầu thông tin của nhiều bên liên quan (Eccles và Krzus, 2010) Nội dung CBTT tích hợp của Eccles và Krzus (2010) không chú ý cách thức tạo ra giá trị như IIRC

Tại Nam Phi, CBTT tích hợp là hình thức CBTT bắc buộc và thực hiện theo khuôn khổ do Ủy ban BCTH của Nam phi soạn thảo, khuôn khổ khuyến nghị cách tiếp cận quản trị có sự tham gia của các bên liên quan (Dumay và cộng sự, 2017) Hiện nay, có nhiều khuôn khổ khác nhau qui định CBTT có chú trọng đến thông tin phi tài chính được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới như Sáng kiến Báo cáo toàn cầu (GRI), Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC), Hội đồng DN thế giới về phát triển bền vững (WBCSD) (FEE, 2016) Các khuôn khổ đưa ra các hướng dẫn công bố khác nhau đối với thông tin phi tài chính, cụ thể:

CBTT theo GRI được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới với tư cách là cách thức CBTT đi đầu trong việc tiêu chuẩn hóa BCPTBV, một phần nhờ vào cách tiếp cận ba điểm mấu chốt gồm kinh tế, môi trường và xã hội (Stenzel, 2010) GRI đưa ra các tiêu chuẩn báo cáo về ―ba điểm mấu chốt‖ nhằm thúc đẩy sự rõ ràng, chính xác, hữu ích, có thể so sánh và ảnh hưởng (Stenzel, 2010) Hướng dẫn của GRI giúp tổ chức quản lý tác động tổng thể của mình đối với kinh tế, môi trường và xã hội, cải thiện chất lượng và tính minh bạch của BCPTBV, đồng thời cung cấp cách trình bày hiệu quả hoạt động một cách hợp lý và cân bằng (Stenzel, 2010)

UNGC là nền tảng dành cho các DN để phát triển, thực hiện và công bố các chính sách và thông lệ DN có trách nhiệm và bền vững (FEE, 2016) UNGC tìm cách điều chỉnh các hoạt động và chiến lược kinh doanh theo mười nguyên tắc hướng dẫn và bao quát được chấp nhận rộng rãi trong các lĩnh vực nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng (FEE, 2016)

WBCSD hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, báo cáo theo WBCSD nhằm cung cấp cho các bên liên quan bên trong và bên ngoài một bức tranh về vị trí và hoạt động của DN trên các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội (Heemskerk và cộng sự, 2002)

Như vậy, đã tồn tại sự khác biệt trong mục tiêu và cách thức CBTT giữa các khuôn khổ Khuôn khổ theo IIRC không phải là một khuôn khổ cho tính bền vững hoặc BCTNXH, với cách thức CBTT tích hợp, khuôn khổ nêu bật cách thức tạo ra giá trị phù hợp với hoạt động của DN (FEE, 2016), qua đó, cải thiện chất lượng thông tin sẵn có cho các nhà cung cấp vốn tài chính (IIRF, 2021), trong khi đó, các khuôn khổ GRI, UNGC, WBCSD đều hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Trên cơ sở tổng quan các cách thức CBTT từ các tổ chức khác nhau, luận án sử dụng cách thức CBTT theo IIRC để giải thích cho khái niệm CBTT tích hợp được sử dụng trong luận án, điều này được thực hiện vì lý do khuôn khổ theo IIRC nhấn mạnh cách thức tạo ra giá trị của DN, phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án là xem xét ảnh hưởng của mức độ CBTT tích hợp đến giá trị DN.

Lợi ích và thách thức của CBTT tích hợp

2.2.1 Lợi ích của CBTT tích hợp

Theo IIRF (2021), tầm nhìn dài hạn của IIRC là một thế giới trong đó tư duy tích hợp được đưa vào thông lệ kinh doanh trong khu vực công và tư nhân, được hỗ trợ bằng cách tích hợp thông tin như là tiêu chuẩn báo cáo của DN Chu kỳ báo cáo và tư duy tích hợp, dẫn đến phân bổ vốn hiệu quả, sẽ đóng vai trò là động lực cho sự ổn định và phát triển bền vững của thị trường tài chính (IIRF, 2021) IIRC hướng đến các mục đích chính được trình bày tại IIRF (2021), bao gồm:

- Cải thiện chất lượng thông tin có sẵn cho các nhà cung cấp vốn tài chính để cho phép phân bổ vốn hiệu quả và hiệu quả hơn

- Thúc đẩy cách tiếp cận gắn kết và hiệu quả hơn đối với hoạt động báo cáo

DN dựa trên chuỗi báo cáo khác nhau và truyền đạt đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tạo ra giá trị của tổ chức theo thời gian

- Nâng cao trách nhiệm giải trình và quản lý đối với các loại vốn và thúc đẩy sự hiểu biết về sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng

- Hỗ trợ tư duy tích hợp, ra quyết định và hành động tập trung vào việc tạo ra giá trị

- Đáp ứng nhu cầu thông tin cho tất cả các bên liên quan quan tâm đến khả năng tạo ra giá trị theo thời gian của tổ chức

Với mục đích đề ra, CBTT tích hợp đã mang lại nhiều lợi ích cho DN và thị trường tài chính, ngày càng được ghi nhận thông qua thực tiễn áp dụng, thể hiện qua nhiều nghiên cứu Nghiên cứu của Eccles và Saltzman (2011) đã phân tích lợi ích của CBTT tích hợp dưới góc độ của tổ chức bao gồm lợi ích nội bộ và lợi ích bên ngoài Theo các tác giả, ―lợi ích nội bộ liên quan đến việc phân bổ nguồn lực tốt hơn, vai trò của các bên liên quan thể hiện nhiều hơn thông qua việc họ tham gia nhiều hơn vào một số công việc của DN; trong khi đó, lợi ích bên ngoài là khả năng đáp ứng thông tin của DN đối với các nhà đầu tư xung quanh các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị cũng như vấn đề giảm thiểu các rủi ro‖ (Eccles và Saltzman, 2011, trang 5) Theo đó, nghiên cứu này thực hiện tổng quan các lợi ích của CBTT tích hợp trên hai khía cạnh, bao gồm lợi ích bên trong và lợi ích bên ngoài DN

- Thúc đẩy tư duy tích hợp trong quản lý, phá vỡ tư duy đơn lẻ trong DN

IIRC (2021) nhấn mạnh quá trình CBTT tích hợp phải được xây dựng trên cơ sở tư duy tích hợp ―Tư duy tích hợp càng được đưa vào các hoạt động của tổ chức, thì khả năng kết nối của luồng thông tin vào báo cáo quản lý, phân tích và ra quyết định càng tự nhiên‖ (IIRF, 2021, trang 26) SAICA (2015) khẳng định: đã có sự nhận thức mạnh mẽ về khái niệm tư duy tích hợp và những lợi ích mang lại từ tư duy tích hợp ở các tổ chức có CBTT tích hợp chất lượng cao Kết quả cho thấy hơn 70% người được hỏi tin rằng CBTT tích hợp là động lực của tư duy tích hợp, tư duy tích hợp sẽ cải thiện việc ra quyết định ở cấp quản lý cũng như ở cấp HĐQT, giúp các tổ chức phát triển báo cáo với các thông tin mang tính kết nối cao hơn, đồng thời nâng cao chất lượng đối thoại với các nhà cung cấp vốn tài chính và các bên liên quan khác; đa số kỳ vọng rằng các tổ chức sẽ thu được nhiều lợi ích hơn nữa trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ tư duy tích hợp Trong công bố của ACCA, Massimo Romano - người đứng đầu Trung tâm Báo cáo và Giám đốc tài chính tại Tập đoàn Bảo hiểm Toàn cầu Generali đã nhận định: ―Chúng tôi đã chuyển từ giai đoạn công bố tích hợp sang giai đoạn tư duy tích hợp rõ ràng hơn, chúng tôi thực sự gắn liền cách tiếp cận này vào các quy trình kinh doanh của chúng tôi; ví dụ chúng tôi vận dụng tư duy tích hợp để quản lý sự chuyển đổi dự án trong nhóm và các mối quan hệ với các đơn vị kinh doanh trên toàn cầu, điều này mang đến sự tích cực hơn trong tư duy quản trị của chúng tôi‖ (ACCA, 2017, trang 9)

- Nâng cao giá trị nội tại của DN

Báo cáo theo IIRF không chỉ đơn thuần là báo cáo DN, về cơ bản nó là một cách tiếp cận quản lý DN dựa trên nhận thức rõ ràng về nhiều cách mà các thực thể tạo ra và phá hủy giá trị Những DN tham gia công bố báo cáo theo IIRF cho rằng các báo mà DN tạo ra thể hiện tích hợp giữa tư duy và quản lý nội bộ (Chen và Perrin, 2017) ―Tư duy tích hợp sẽ giảm sự trùng lặp trong công việc, kết nối các phòng ban và thúc đẩy việc tạo ra giá trị trong ngắn, trung và dài hạn‖ (Vu và cộng sự, 2023, trang 3) Thông qua thực tiễn CBTT tích hợp tại Tập đoàn Bảo hiểm toàn cầu Generali, Vitolla và Raimo (2018) nhận thấy tư duy tích hợp khuyến khí ch các phòng ban cả i thi ện khả năng giao tiếp và tư duy báo cáo nhằm đạt được sự thống nhất cao trong quá trình phối hợp và thông qua quá trình phối hợp đó, ― nhân viên của

DN hiểu rõ hơn các chiến lược và mục tiêu chung của DN, qua đó, cùng phấn đầu vì mục tiêu chung Giá trị nội tại của DN khi CBTT tích hợp còn được đánh giá cao vì sự ngắn gọn và tính trọng yếu của các thông tin trình bày trong báo cáo ‖ (Vitolla và Raimo, 2018) Nhiều nghiên cứu đã trích dẫn báo cáo của tập đoàn Generali với việc nhấn mạnh hiệu quả kinh tế của tập đoàn này khi áp dụng công cụ báo cáo mới

- Giúp DN tiếp cận thị trường vốn dễ dàng hơn vì tính minh bạch của thông tin

CBTT tích hợp là một bước tiến lớn hướng tới hiệu quả và tính minh bạch cao hơn cho DN vì số lượng và chất lượng của thông tin có trong báo cáo, theo đó, cho phép các nhà đầu tư đưa ra những lựa chọn đầu tư sáng suốt hơn, được hỗ trợ với kiến thức sâu hơn về hiệu quả hoạt động của DN (Vitolla và Raimo, 2018) Trong khi đó, Steyn (2014) và Hoque (2017) cho rằng nhờ tuân thủ các yêu cầu của IIRF, báo cáo của DN đã cải thiện uy tín và danh tiếng của DN, qua đó, nhận được sự tin cậy của các nhà đầu tư

- Thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn cầu

Theo Eccles và Saltzman (2011, trang 5), ―CBTT tích hợp ngoài việc đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư chính thống, những người mong muốn các thông tin về chỉ số bền vững và các dữ liệu về thông tin phi tài chính, đây cũng là làn sóng để thúc đẩy quá trình hội tụ quốc tế đáp ứng nhu cầu của thị trường chứng khoán‖ Trong khi đó, Vitolla và Raimo (2018, trang 5) nhấn mạnh ―CBTT tích hợp không chỉ đơn giản là sự phát triển của một loại hình báo cáo mới mà là kết quả của một hành trình dài để hướng tới việc hội nhập kinh doanh trên toàn cầu‖

- Tăng tính so sánh được giữa các DN cùng lĩnh vực trên toàn cầu

Trên thực tế, sứ mệnh của IIRC là tạo ra một khuôn khổ báo cáo được chấp nhận trên toàn cầu (Singh và cộng sự, 2019), khi được áp dụng một cách đồng bộ sẽ làm tăng khả năng so sánh về thông tin kế toán của các DN ở cùng một quốc gia và ở các quốc gia khác nhau Jensen và Berg (2012) đã nghiên cứu về lợi ích của CBTT tích hợp trong việc tăng khả năng so sánh của các thông tin kế toán ở mỗi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy trong một quốc gia, khả năng so sánh giữa các báo cáo trong cùng ngành đối với các DN CBTT tích hợp được thực hiện dễ dàng hơn

2.2.2 Thách thức của CBTT tích hợp

Trên cả phương diện lý thuyết và thực nghiệm, CBTT tích hợp đã mang lại nhiều lợi ích cho các DN, bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số thách thức Thách thức của CBTT tích hợp có thể được tổng hợp trên một số vấn đề sau:

- Phát sinh chi phí lớn khi CBTT tích hợp lần đầu

CBTT tích hợp không chỉ đơn thuần là công bố một báo cáo mới mà là thay đổi DN theo tư duy tích hợp, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, theo đó, vai trò của kế toán trong việc lập báo cáo cũng thay đổi (Joshi và Lal Joshi, 2018)

Hệ thống chuẩn bị để CBTT tích hợp đã hoạt động trong DN sẽ tạo ra chi phí liên tục như thu thập dữ diệu, lượng hóa các thông tin phi tài chính, các cam kết của DN khi CBTT tích hợp, hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn, … (Izma, 2014), tuy nhiên, các khoản chi phí sẽ được bù đắp từ những lợi ích tiềm năng mà CBTT tích hợp mang lại (Hoque, 2017, Joshi và Lal Joshi, 2018)

- Phức tạp, chưa được sử dụng phổ biến

―Một trong những đặc điểm nổi bật của BCTT tích hợp theo IIRC là trái ngược với báo cáo dựa trên tuân thủ, không có báo cáo mẫu – mọi báo cáo phải được xây dựng xung quanh ―mô hình kinh doanh độc đáo‖ của người chuẩn bị ‖ (Bray và Chapman, 2012) Bên cạnh đó, các yêu cầu của IIRC thể hiện sự thay đổi đáng kể trong việc nhấn mạnh từ CBTT về hiệu quả hoạt động trong quá khứ sang CBTT về những thông tin hướng tới tương lai như các mục tiêu và chỉ tiêu hoạt động và do đó, thách thức đối với những người lập báo cáo là làm thế nào để chuyển từ cách tiếp cận cấu trúc truyền thống sang cách tiếp cận tích hợp hơn hướng tới tương lai (Steyn, 2014) ― Thêm vào đó CBTT tích hợp là một hình thức báo cáo mới, chưa phổ biến, vì vậy, kinh nghiệm thực tiễn ở các tổ chức áp dụng còn hạn hẹp, trong khi đó, các quy định về CBTT tích hợp khá chặt chẽ và phức tạp, sẽ là rào cản khi DN tiếp cận mô hình báo cáo mới này ‖‖ (Vitolla và Raimo, 2018)

- Vấn đề bảo mật kinh doanh

Phạm vi báo cáo theo IIRF sẽ bao gồm nhiều chủ đề mới và đang phát triển với trọng tâm chiến lược hơn, theo đó, trách nhiệm pháp lý và bí mật kinh doanh cần được giải quyết (Africa, 2011) Trên thực tế, nhiều DN e ngại khi thông tin công bố quá chi tiết vì điều đó có thể gây bất lợi cho vị thế cạnh tranh, chẳng hạn thông tin về mô hình kinh doanh, sáng kiến, thị trường (Verrecchia, 1983, Wagenhofer, 1990) Theo Frias‐Aceituno và cộng sự (2014), ― các DN độc quyền ít có khả năng CBTT tích hợp vì bảo vệ lợi ích và chống lại việc công khai sử dụng các thông tin ‖ Kết quả tương tự trong nghiên cứu của McNally và cộng sự (2017) với bối cảnh Nam Phi, nơi đầu tiên bắt buộc CBTT tích hợp Tuy nhiên, cần chú ý rằng, ― IIRF cho phép chỉ cần công bố vắn tắt, không quá chi tiết đối với các thông tin nhạy cảm, ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của DN ‖ (IIRF, 2021)

- Chưa có tiêu chuẩn về thông tin phi tài chính

Thử thách lớn nhất là vấn đề xác định tiêu chuẩn cho thông tin phi tài chính Hiện tại, không quốc gia nào có các cơ quan chuyên trách, chịu trách nhiệm chỉ định các tiêu chuẩn phải có đối với thông tin phi tài chính, cho dù sử dụng các tiêu chuẩn hiện có hay tự phát triển (Singh và cộng sự, 2012) Thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn báo cáo là một vấn đề khó khăn, đặc biệt ở cấp độ toàn cầu, tuy vậy, cần thiết phải thực hiện.

Các nội dung chính đƣợc quy định tại Khuôn khổ Báo cáo tích hợp quốc tế (IIRF – 2021)

Ngoài việc trình bày định nghĩa CBTT tích hợp, nội dung của IIRF (2021) được cấu trúc từ các nội dung thành phần, gồm: các khái niệm cơ bản, nguyên tắc hướng dẫn và yếu tố nội dung

2.3.1 Các khái niệm cơ bản quy định tại IIRF (2021) Để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận làm nền tảng và triết lý của IIRF (2021), bốn khái niệm cơ bản làm nền tảng cho quy trình bên trong cần được chú ý: khái niệm về tạo ra giá trị, vốn, quy trình tạo ra giá trị và tư duy tích hợp

Về khái niệm tạo ra giá trị, theo IIRF (2021), báo cáo phải giải thích cách tổ chức tạo ra, bảo tồn hoặc xói mòn giá trị theo thời gian Giá trị mà tổ chức tạo ra, bảo tồn hoặc xói mòn giá trị theo thời gian thể hiện ở sự tăng, giảm hoặc chuyển đổi vốn do các hoạt động và sản phẩm kinh doanh của tổ chức gây ra Tuy nhiên, cần chú ý, ―giá trị không chỉ được tạo ra, bảo tồn hoặc bị xói mòn chỉ trong một tổ chức, mà là bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài; được tạo ra thông qua mối quan hệ với các bên liên quan; phụ thuộc vào nhiều nguồn lực khác nhau‖ (IIRF, 2021, trang

15) Theo đó, tổ chức phải trình bày giá trị tạo ra, bảo tồn hoặc xói mòn đối với bản thân của tổ chức, nhà cung cấp vốn tài chính, các bên liên quan và xã hội nói chung (IIRF, 2021)

Khái niệm cấu thành khác được trình bày tại IIRF (2021) là vốn CBTT tích hợp nhằm mục đích cung cấp cái nhìn sâu sắc về các nguồn lực và mối quan hệ được sử dụng và chịu ảnh hưởng từ một tổ chức, gọi chung là vốn (IIRF, 2021) Các loại vốn được đề cập trong IIRF (2021) bao gồm 6 loại: vốn tài chính, vốn sản xuất, vốn sở hữu trí tuệ, vốn con người, vốn xã hội và quan hệ công chúng, vốn tự nhiên IIRF (2021) xem các loại vốn là một phần nền tảng lý thuyết của khái niệm tạo ra giá trị và là kim chỉ nam cho tổ chức nhằm cho phép đưa tất cả các dạng vốn tham gia vào quá trình tạo ra giá trị Tuy vậy, ―không phải tất cả các loại vốn đều có liên quan như nhau hoặc áp dụng cho mọi tổ chức‖ (IIRF, 2021, trang 20), do đó, IIRC không yêu cầu tổ chức áp dụng đầy đủ các loại vốn, thậm chí có thể có cách phân loại khác tuy nhiên, cần đảm bảo tổ chức không bỏ qua nguồn vốn mà tổ chức sử dụng hoặc ảnh hưởng (IIRF, 2021) Nội dung của sáu loại vốn (nguồn lực) quy định tại IIRF (2021) có thể tóm tắt qua Bảng 2.1

Các loại vốn (nguồn lực) Mô tả

1 Vốn tài chính Nhóm quỹ có sẵn, tài trợ cho DN để dùng vào sản xuất Ví dụ: Nợ, vốn chủ sở hữu hoặc các khoản trợ cấp hoặc được tạo ra thông qua hoạt động hoặc đầu tư

2 Vốn sản xuất Các đối tượng vật chất được sản xuất (khác biệt với các đối tượng vật chất tự nhiên) có sẵn cho một DN dùng vào hoạt động kinh doanh Ví dụ: Tòa nhà, thiết bị, cơ sở hạ tầng (đường xá, bến cảng, cầu, v.v.)

3 Vốn sở hữu trí tuệ Tài sản vô hình mang lại lợi thế cạnh tranh cho DN 4.Vốn con người Năng lực, khả năng và kinh nghiệm của con người,

5 Vốn xã hội và quan hệ công chúng

Các thể chế, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức

6 Vốn tự nhiên Tất cả các tài nguyên môi trường có vai trò trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức

Nguồn: IIRF (2021) Bên cạnh đó, IIRF (2021) còn đề cập đến quy trình tạo ra giá trị, theo đó, quy trình tạo ra giá trị nhằm mục đích làm rõ các thành phần khác nhau, bao gồm: môi trường bên ngoài, sứ mệnh và tầm nhìn, quản trị, mô hình kinh doanh, vốn đầu vào, hoạt động kinh doanh, đầu ra và kết quả được liên kết với nhau như thế nào

Ngoài ra, IIRF (2021) rất chú trọng đến việc vận dụng tư duy tích hợp trong quá trình báo cáo IIRF (2021, trang 53) định nghĩa ―tư duy tích hợp là sự xem xét tích cực của một tổ chức về các mối quan hệ giữa các đơn vị chức năng, các hoạt động khác nhau của tổ chức đó với nguồn lực mà tổ chức sử dụng‖ ―Tư duy tích hợp dẫn đến việc ra quyết định và hành động tích hợp có tính đến việc tạo ra giá trị trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn‖ (IIRF, 2021, trang 53), qua đó, thúc đẩy sự Bảng 2 1: Các loại vốn (nguồn lực) trong mô hình kinh doanh quy định tại IIRF

(2021) đánh giá một cách toàn diện hơn để phát triển DN và xã hội tốt hơn (Hoque (2017) IIRF (2021, trang 3) mô tả: ―tư duy tích hợp có tính đến sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau giữa một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng của một tổ chức‖ Theo đó,

―tư duy tích hợp càng được đưa vào các hoạt động của tổ chức, thì khả năng kết nối của luồng thông tin vào báo cáo quản lý, phân tích và ra quyết định càng tự nhiên‖ (IIRF, 2021, trang 26) Nó cũng dẫn đến việc tích hợp tốt hơn các thông tin, hỗ trợ và liên lạc với nội bộ và bên ngoài, bao gồm cả việc chuẩn bị để CBTT tích hợp (IIRF, 2021)

2.3.2 Nguyên tắc hướng dẫn quy định tại IIRF (2021)

IIRF (2021) áp dụng cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc với mục đích là đạt được sự cân bằng thích hợp giữa tính linh hoạt và quy định nhằm thừa nhận sự khác biệt lớn trong hoàn cảnh riêng lẻ của các tổ chức khác nhau, đồng thời cho phép mức độ so sánh vừa đủ giữa các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên quan IIRF (2021) không quy định các chỉ số hiệu suất chính, phương pháp đo lường cụ thể hoặc công bố các vấn đề riêng lẻ, nhưng bao gồm một số lượng nhỏ các yêu cầu phải được áp dụng trước khi lập báo cáo, có thể được coi là tuân thủ IIRF (IIRF,

IIRF (2021) cung cấp bảy nguyên tắc nhằm hướng dẫn việc chuẩn bị và trình bày báo cáo Các nguyên tắc hướng dẫn này được áp dụng riêng lẻ và chung cho mục đích chuẩn bị và trình bày báo cáo; theo đó, sự phán xét là cần thiết trong việc áp dụng chúng, đặc biệt khi có sự chồng chéo giữa các nguyên tắc

Các nguyên tắc hướng dẫn quy định tại IIRF (2021) được thể hiện qua Bảng 2.2

Bảng 2 2: Nguyên tắc hướng dẫn áp dụng CBTT tích hợp (2021)

Nguyên tắc Nội dung của nguyên tắc

(1) Công bố chiến lược trọng tâm và định hướng tương lai

Báo cáo phải cung cấp thông tin về chiến lược của tổ chức và cách thức liên quan đến khả năng tạo giá trị trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cũng như việc sử dụng và các tác động của nó đối với các nguồn lực

Bối cảnh CBTT tích hợp tại Việt Nam

Lịch sử phát triển và ứng dụng của CBTT tích hợp đã được đề xuất và triển khai ở nhóm quốc gia mà việc tổ chức CBTT theo chuẩn mực, theo thông luật, những nơi mà hội nghề nghiệp phát triển mạnh độc lập về chuyên môn hơn so với quy định (như Nam Phi, Anh, Mỹ, Úc, …) Trong khi đó, tại Việt Nam, việc CBTT được thực hiện theo nhóm các quốc gia luật hoá và hội nghề nghiệp hoàn toàn đặt dưới sự kiểm soát, chỉ đạo của Nhà nước Việt Nam là một ví dụ điển hình về một quốc gia có cơ chế CBTT định kỳ nghiêm ngặt, các DNNY phải có nghĩa vụ lập BCTC quý, giữa niên độ và BCTC năm riêng biệt Các BCTC hàng năm phải được đảm bảo từ các kiểm toán viên bên ngoài, điều này cũng được bắt buộc đối với các báo cáo soát xét, các BCTC bán niên Các quy tắc niêm yết và CBTT rất cô đọng và được điều chỉnh từ thông tư do Bộ Tài chính ban hành chứ không phải UBCK Nhà nước Hơn nữa, các hoạt động kế toán và báo cáo của DN bị ảnh hưởng nặng nề vì các chính sách kế toán của DN Một môi trường báo cáo như vậy có thể làm các DN có xu hướng tập trung nhiều hơn vào việc CBTT bắt buộc hơn là CBTT tự nguyện (Nguyen và cộng sự, 2021)

Tại Việt Nam, hoạt động báo cáo của DN được tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Kế toán 2015, Luật Chứng khoán 2019 và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam Các Chuẩn mực Kế toán do Bộ Tài chính ban hành từ năm 2001 đến năm 2005 chưa được cập nhật hoặc sửa đổi, chủ yếu chú trọng đến CBTT tài chính, do đó, chưa đáp ứng được xu thế phát triển của báo cáo DN hiện nay Để cải thiện vấn đề này, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 155/2015/TT-BTC (sau đó được thay thế bằng Thông tư 96/2020/TT - BTC), đây là văn bản pháp lý đầu tiên yêu cầu các DNNY Việt Nam CBTT về phát triển bền vững Các DNNY có thể lập riêng BCPTBV hoặc trình bày tích hợp trong BCTN Nội dung báo cáo là các thông tin về môi trường, xã hội, bao gồm 6 nội dung, cụ thể: ― quản lý nguồn nguyên liệu, tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, chính sách liên quan đến người lao động, báo cáo liên quan đến trách nhiệm với cộng đồng địa phương, báo cáo liên quan đến thị trường vốn xanh ‖ (Thông tư số 96/2020/TT – BTC) Tuy vậy, thiếu tính thống nhất và các tiêu chuẩn cụ thể từ các thông tư là vấn đề mà DN gặp phải trong quá trình áp dụng thông tư (Dũng Nguyễn, 2021) Hơn nữa, trên thực tế, ― những thông tin mà DN phải công bố theo quy định tại Việt Nam so với những chuẩn mực CBTT tại các nước phát triển cũng chỉ mới dừng lại ở những thông tin cơ bản nhất ‖ (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2019), điều này phần nào ảnh hưởng chất lượng thông tin công bố của DN khi hướng ra thị trường quốc tế Để cải thiện vấn đề này, các bộ tiêu chuẩn khác nhau liên quan đến lập báo cáo phi tài chính đã được giới thiệu đến các DNNY từ UBCKNN Tháng 6/2016, tổ chức Sáng kiến Báo cáo toàn cầu (GRI) phối hợp với các SGDCK tổ chức lễ ra mắt bộ tiêu chuẩn GRI Cũng trong khoảng thời gian này Khuôn khổ quốc tế về CBTT tích hợp đã được giới thiệu đến các DNNY Việt Nam từ UBCK Nhà nước, DN Tài chính Quốc tế và Hội Kế toán công chứng Anh Theo Hội đồng bình chọn BCPTBV năm

2019, một số DN đã bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn theo IIRC, tiêu biểu như tập đoàn Bảo Việt là đơn vị tiên phong xuất bản báo cáo với tên gọi là ―Báo cáo tích hợp‖ từ năm 2016 đến nay Báo cáo tích hợp của Tập đoàn Bảo Việt đã đạt nhiều giải thưởng lớn như năm 2016, đạt giải xuất sắc nhất Châu Á; năm 2019, nằm trong Top 17 BCTH tốt nhất thế giới; giải Top 5 BCTH tốt nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Các DN khác đã bắt đầu chú trọng đến việc CBTT nhiều hơn, đối chiếu với IIRF (2013), mức độ CBTT tích hợp của các DNNY tại Việt Nam trong năm 2017 trung bình là 45% yêu cầu của IIRF (2013) (Nguyen và cộng sự, 2021) Mức độ CBTT tích hợp trong các báo cáo hàng năm không cao như mong đợi so với các quốc gia khác vì CBTT tích hợp là cách thức CBTT mới và không bắt buộc, lại chưa có hướng dẫn chính thức về cách áp dụng, tuy nhiên, có thể hy vọng đây là một công cụ công bố đầy hứa hẹn ở Việt Nam nếu các nhà hoạch định chính sách thực hiện các bước tiếp theo để thúc đẩy việc thực hiện (Nguyen và cộng sự, 2021).

Khái niệm và nội dung các biến trong nghiên cứu

2.5.1 Khái niệm và nội dung về cổ đông lớn

Theo Luật Doanh nghiệp 2020: ―Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần trong công ty cổ phần‖ Khi cổ đông nắm giữ một tỷ lệ sở hữu đủ lớn theo quy định của pháp luật, điều lệ DN, khi đó được gọi là cổ đông lớn Tại Việt Nam, cổ đông lớn được định nghĩa là ―cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ DN‖ (Luật Chứng khoán Việt Nam, 2019)

Các cổ đông lớn thường được xem là cổ đông ―đầu tư bền lâu‖ vì với mức độ sở hữu vốn cao, việc thoái vốn của các cổ đông này trở nên khó khăn hơn nhiều so với cổ đông khác (DesJardine và cộng sự, 2023) Ngày nay, đã có sự thay đổi trong quan điểm của các cổ đông trên thị trường vốn, các cổ đông rất chú trọng vào đầu tư bền vững (Abeysekera (2013) Vì mục tiêu đầu tư bền vững, một số cổ đông đã xem xét lợi nhuận tài chính từ góc độ cân bằng hơn so với các cổ đông khác thể hiện qua việc quan tâm nhiều hơn đến việc tích hợp các tiêu chí phi tài chính vào các mục tiêu đầu tư dài hạn của họ (DesJardine và cộng sự, 2023) Để đạt được mục tiêu của mình, các cổ đông, đặc biệt các cổ đông lớn đã tác động đến nhà quản lý bằng nhiều phương thức khác nhau, ví dụ tham gia đối thoại, đưa ra đề xuất, biểu quyết (Fox và Lorsch, 2012), sàng lọc các DN vô trách nhiệm (Vasudeva, 2013), nộp đề xuất (Kim và cộng sự, 2019) và tạo nên các áp lực chuẩn mực đối với các DN (Mun và Jung, 2018), cam kết riêng tư là kênh hiệu quả mà qua đó, các cổ đông lớn, bền vững có thể thúc đẩy những thay đổi trong hoạt động của DN liên quan đến các bên liên quan (Dyck và cộng sự, 2019)

2.5.2 Khái niệm và nội dung về đòn bẩy tài chính

Theo Van Horne James (2002) sự thay đổi trong cấu trúc vốn do tăng hoặc giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu được gọi là ĐBTC Với Gill và Mathur (2011), ĐBTC là mức độ tiền vay mà tổ chức sử dụng Kọllum và Sturesson (2017) cho rằng ĐBTC đề cập đến số nợ mà một DN đã sử dụng để tài trợ cho tài sản của họ Theo một cách phổ biến nhất, ĐBTC được xem là việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của DN (Moghadam và Jafari, 2015, Adenugba và cộng sự, 2016, Al Momamni và Obeidat, 2017)

Luận án sử dụng khái niệm ĐBTC theo một cách phổ biến nhất được sử dụng từ nhiều tác giả như Moghadam và Jafari (2015), Adenugba và cộng sự (2016), Al Momamni và Obeidat (2017) với mục đích xác định mức độ nợ mà DN sử dụng để tài trợ cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của DN ảnh hưởng như thế nào đến quyết định CBTT tích hợp cũng như giá trị DN

Khi một DN sử dụng nhiều nợ hơn trong cấu trúc vốn của mình, lúc đó ĐBTC được xem là cao, ngược lại, khi DN phụ thuộc nhiều vào vốn chủ sở hữu hơn và ít nợ hơn, điều đó có nghĩa DN sử dụng ĐBTC thấp (Al Momamni và Obeidat, 2017) ĐBTC có tính hai mặt, phụ thuộc vào mức độ ĐBTC Lý thuyết cổ điển về cấu trúc vốn của Durand (1952) chỉ ra rằng chi phí sử dụng vốn nợ thường rẻ hơn so với chi phí sử dụng vốn cổ phần, vì vậy, các DN thường sử dụng nhiều nợ hơn để gia tăng giá trị DN, tuy nhiên, tỷ lệ nợ cao quá mức cho phép sẽ gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính, thậm chí có thể dẫn đến phá sản Cụ thể hơn, Al Momamni và Obeidat

(2017) cho rằng ĐBTC có thể có lợi khi tỷ lệ lãi suất của số tiền vay thấp hơn tỷ lệ lợi tức đầu tư, điều này được gọi là trao đổi vốn chủ sở hữu trong ngôn ngữ kinh doanh Một lợi ích từ việc sử dụng ĐBTC là làm tăng khả năng sinh lời khi chi phí của nó thấp hơn lợi nhuận thu được từ việc đầu tư các khoản vay này, tuy nhiên, việc sử dụng ĐBTC cũng có thể đem lại rủi ro cho tổ chức, đặc biệt là khi ĐBTC được sử dụng có chi phí cao (Al Momamni và Obeidat, 2017) Vì vậy, ĐBTC được xem là công cụ giúp nhà quản lý cũng như các bên liên quan khác đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của tổ chức cũng như các rủi ro tài chính mà tổ chức có thể gặp phải, qua đó, có các quyết định phù hợp

2.5.3 Khái niệm và nội dung về cạnh tranh ngành

 Khái niệm Để hiểu rõ khái niệm cạnh tranh ngành, trước tiên cần hiểu rõ khái niệm cạnh tranh Theo từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, ―competition‖ (cạnh tranh) là ―một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó, các đối thủ ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế tuyệt đối về phía mình‖ Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, ―cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối vì quan hệ cung – cầu, nhằm tranh giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất‖ Vậy cạnh tranh ngành là gì? Theo Porter (1980), ngành là một nhóm các DN sản xuất các sản phẩm gần như thay thế cho nhau Dưới áp lực của năm lực lượng cạnh tranh gồm gia nhập, mối đe doạ thay thế, nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ hiện tại trong ngành, cạnh tranh trong một ngành liên tục xảy ra (Porter, 1980) Đồng quan điểm, Kotler (2001) cho rằng cạnh tranh ngành xảy ra khi tất cả các DN trong cùng một ngành cùng sản xuất một loại sản phẩm hoặc một loại dịch vụ Trong khi đó, theo Parnell (2013) mỗi DN hoạt động giữa một nhóm các đối thủ sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh được gọi là một ngành Như vậy, các quan điểm trên đều cho thấy trong cùng một ngành luôn xuất hiện sự cạnh tranh hay cạnh tranh ngành là sản phẩm tất yếu trong mối quan hệ giữa các DN trong cùng ngành Và kết quả của sự cạnh tranh ngành có thể là hạn chế lợi nhuận hoặc thị phần của DN trong cùng ngành hay giành lấy lợi nhuận của DN khác và giành thêm thị phần trong ngành (Ahmed và Afza, 2019)

Trong kinh tế học, mức độ cạnh tranh thường được biểu hiện thông qua mức độ tập trung thị trường (Duc và Duc, 2017, Ukav, 2017) Tập trung thị trường là một hàm số của số lượng DN và tỷ trọng tương ứng của DN trong tổng sản lượng hoặc doanh thu trên thị trường (Duc và Duc, 2017) Nó đo lường mức độ thống trị sản xuất hoặc bán hàng của một hoặc nhiều DN trong một thị trường cụ thể (Duc và Duc, 2017) Khi mức độ tập trung thị trường cao, điều đó cho thấy có một số ít DN chiếm lĩnh thị trường và độc quyền nhóm hoặc cạnh tranh độc quyền có thể tồn tại (Dubey và Sondermann, 2009) Ngược lại, khi mức độ tập trung thị trường ở mức rất thấp cho thấy quy mô của DN trong ngành là như nhau, được coi là thị trường cạnh tranh hoàn hảo (Dubey và Sondermann, 2009) Nghiên cứu của Dubey và Sondermann (2009) cũng cho rằng đã ―xác định một câu chuyện chuẩn mực‖ - trong đó mức độ tập trung thị trường càng cao cho thấy mức độ cạnh tranh càng thấp Về vấn đề này, Parnell (2013) cho rằng những ngành có nhiều DN có quy mô và sức mạnh gần tương đương nhau (tức mức độ tập trung thị trường thấp) có xu hướng cạnh tranh hơn, vì các bên đều có cơ hội tranh giành vị trí thống trị, trong khi đó, những ngành với số lượng DN ít (tức mức độ tập trung thị trường cao) có xu hướng kém cạnh tranh hơn Luận án nghiên cứu biến số này thông qua sự tập trung của các DN trong cùng một ngành

2.5.4 Khái niệm và nội dung về chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh là một chủ đề thu hút được sự quan tâm từ nhiều học giả Nhiều nghiên cứu trước đây đã phát triển một số lý thuyết để mô tả và giải thích các hành vi chiến lược trong các tổ chức như chiến lược của Miles và cộng sự

Miles và cộng sự (1978) đã đề xuất khuôn khổ lý thuyết có tính đến mối quan hệ qua lại giữa chiến lược, cấu trúc và quy trình Miles và cộng sự (1978) cho rằng các tổ chức phát triển các chiến lược cạnh tranh dựa trên nhận thức của họ về môi trường kinh doanh Do đó, chiến lược cạnh tranh cần đảm bảo tính linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Đồng quan điểm, Porter (1980) cho rằng bản chất của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh là mối liên hệ giữa DN với môi trường hoạt động của DN Tuy nhiên, Porter (1980) đã đưa ra giới hạn môi trường hoạt động với nhận định: mặc dù môi trường hoạt động liên quan rất rộng, bao gồm các lực lượng xã hội cũng như kinh tế, tuy nhiên, khía cạnh quan trọng của môi trường hoạt động của DN là ngành hoặc các ngành công nghiệp mà nó cạnh tranh Theo đó, Porter (1980) cho rằng chiến lược cạnh tranh là các hành động tấn công hoặc phòng thủ của DN để tạo ra một vị trí có thể được bảo vệ trong ngành, có thể đối phó thành công với năm lực lượng cạnh tranh và nhờ đó mang lại lợi tức đầu tư vượt trội cho DN Để đối phó thành công với năm lực lượng cạnh tranh, theo Porter (1980), có hai cách tiếp cận chiến lược chính có thể thực hiện, bao gồm: chiến lược dẫn đầu chi phí và chiến lược khác biệt hóa

Theo một cách khác, nghiên cứu Mintzberg (1987) của đề xuất lý thuyết ―5Ps‖ để phát triển chiến lược, bao gồm năm bước quan trọng: kế hoạch, kịch bản, mô hình, vị trí và quan điểm Theo tác giả, để phát triển một chiến lược hiệu quả, trước tiên một tổ chức phải hoạch định chiến lược của mình bằng kế hoạch có cấu trúc, trên cơ sở đó mới triển khai hành động

Trên thực tế chiến lược cạnh tranh của Porter (1980) đã được khen ngợi phần lớn là nhất quán với hầu hết các loại hình chiến lược và là một loại hình được sử dụng rộng rãi từ nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới (Amoako-Gyampah và Acquaah, 2008, Agyapong và cộng sự, 2016) Vì vậy, luận án sử dụng khái niệm chiến lược cạnh tranh của Porter (1980) để xác định các chiến lược cạnh tranh của

DN tác động như thế nào đến CBTT tích hợp cũng như giá trị DN

Chiến lược cạnh tranh của Porter (1980) bao gồm hai chiến lược chính CLDĐCP và CLKBH, cụ thể:

CLDĐCP liên quan đến việc theo đuổi không ngừng tính kinh tế và hiệu quả trong tất cả các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho người mua ở mức giá thấp nhất có thể Một CLDĐCP điển hình sẽ liên quan đến việc tích lũy thị phần để theo đuổi hiệu quả theo quy mô, kiểm soát chặt chẽ chi phí chung và tối đa hóa lợi ích chi phí Điều này có thể được thực hiện thông qua ba phương pháp tiếp cận chính, bao gồm kiểm soát vòng quay tài sản, kiểm soát chi phí hoạt động trực tiếp, gián tiếp và kiểm soát chuỗi cung ứng / mua sắm để đảm bảo chi phí thấp Khi áp dụng CLDĐCP, DN sẽ tránh được trường hợp không sinh lời hoặc lợi nhuận cận biên và giảm thiểu chi phí vận hành hoặc giảm thiểu chi phí đầu tư vào các quy trình được coi là phụ trợ, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển, lực lượng bán hàng, quảng cáo và dịch vụ khách hàng Khi đã sẵn sàng, CLDĐCP sẽ tự duy trì khi thị phần tăng, dẫn đến hiệu quả kinh tế tăng theo quy mô Với những lợi thế nhất định, CLDĐCP được xem là khá phổ biến và vẫn có thể được áp dụng cho cạnh tranh trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay (Kim và cộng sự, 2004)

Trong khi CLDĐCP chú trọng đến việc giảm thiểu chi phí và kiểm soát chi phí thì với CLKBH, mặc dù không cho phép DN bỏ qua chi phí, tuy nhiên, chi phí không phải là mục tiêu chính của chiến lược này CLKBH liên quan đến việc phát triển các khía cạnh quan trọng của sản phẩm để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh Thông thường, các DN cần phải đầu tư một khoản chi phí không nhỏ để tạo ra sự khác biệt, có thể diễn ra theo nhiều hình thức như thiết kế, hình ảnh thương hiệu, công nghệ, tính năng, dịch vụ khách hàng, phân phối, mạng lưới đại lý và các khía cạnh khác Sự khác biệt hóa, nếu đạt được, là một chiến lược khả thi để đạt được lợi nhuận trên mức trung bình trong một ngành vì nó tạo ra một vị thế có thể phòng thủ được để đối phó với năm lực lượng cạnh tranh, mặc dù theo một cách khác với việc dẫn đầu về chi phí Sự khác biệt hóa cung cấp sự cách ly chống lại sự cạnh tranh do khách hàng trung thành với thương hiệu và dẫn đến độ nhạy cảm với giá thấp hơn, do đó, mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn Cuối cùng, DN đã tạo sự khác biệt để đạt được lòng trung thành của khách hàng nên có vị trí tốt hơn so với các sản phẩm thay thế của đối thủ cạnh tranh

2.5.5 Khái niệm và nội dung về giá trị DN

Theo một cách tổng quát, ―giá trị của một DN phản ánh kết quả hoạt động của

DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai, phản ánh cả nhận thức và kỳ vọng của nhà đầu tư về sự thành công của DN được định giá‖ (Phạm Đức Hiếu và Nguyễn Thị Minh Giang, 2022, trang 4)

Mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu

2.6.1 Mối liên hệ giữa CBTT tích hợp và giá trị DN Đã có các bằng chứng ủng hộ tuyên bố của IIRC rằng việc áp dụng CBTT tích hợp giúp cải thiện việc định giá DN Quan điểm của Lee và Yeo (2015) ra cho rằng mối quan hệ tích cực giữa CBTT tích hợp và giá trị DN xuất phát từ lợi ích mà CBTT tích hợp mang lại cho các nhà đầu tư Những người ủng hộ quan điểm này khẳng định CBTT tích hợp sẽ cải thiện chất lượng thông tin có sẵn cho các nhà cung cấp vốn tài chính để cho phép phân bổ vốn hiệu quả và hiệu quả hơn (Lee và Yeo, 2015, Samy và Deeb, 2019, Moloi và Iredele, 2020), cải thiện nhận thức của nhà đầu tư về các khía cạnh phi tài chính của DN, dẫn đến cơ sở nhà đầu tư lớn hơn, chi phí vốn thấp hơn (Barth và cộng sự, 2017) Trong khi đó, theo Martinez (2016), những DN có tầm nhìn chiến lược dài hạn và các hoạt động xã hội, hiệu suất môi trường tốt có thể có nhiều khả năng áp dụng IIRF hơn Vì thế, các DN này có thể tăng giá trị thị trường của họ không phải do thay đổi thực sự trong hiệu suất nội bộ mà bằng cách truyền đạt rõ ràng hơn chiến lược dài hạn của họ (Martinez, 2016)

2.6.2 Mối liên hệ giữa cổ đông lớn, ĐBTC, cạnh tranh ngành, CLKD và CBTT tích hợp

2.6.2.1 Mối liên hệ giữa cổ đông lớn và CBTT tích hợp

Mối quan hệ giữa cổ đông lớn và CBTT tích hợp có thể được giải thích trên cơ sở lý thuyết đại diện và lý thuyết các bên liên quan Theo lý thuyết đại diện, luôn tồn tại sự bất cân xứng thông tin giữa chủ sở hữu và nhà quản lý (Jensen và Meckling, 1976), điều này càng đúng trong bối cảnh cổ đông ngày nay rất chú trọng đến các tiêu chuẩn xã hội, đến đầu tư bền vững (Huang và Kung, 2010, Abeysekera,

2013) Theo đó, các cổ đông sẽ gây áp lực để nhà quản lý công bố thông tin nhằm giảm sự bất cân xứng thông tin cũng như gia tăng chất lượng thông tin công bố CBTT tích hợp có thể được sử dụng để giảm sự bất cân xứng thông tin (Cortesi và Vena, 2019, Girella và cộng sự, 2019, Samy và Deeb, 2019) và dường như là một phản ứng thích ứng của các DN trước áp lực xuất phát từ nhu cầu thông tin của các bên liên quan - những người ngoài các lợi ích về hiệu quả tài chính, họ còn quan tâm đến các khía cạnh như tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội, lợi ích kinh tế của các sáng kiến về môi trường và xã hội (Vitolla và cộng sự, 2019) Nỗ lực của ban lãnh đạo DN trong việc áp dụng CBTT tích hợp là bước khởi đầu hoàn hảo để cải thiện chất lượng thông tin và quá trình này có thể giúp các bên liên quan của DN tạo ra một quy trình ra quyết định đúng đắn (Kurniawan và Wahyuni,

2.6.2.2 Mối liên hệ giữa ĐBTC và CBTT tích hợp ĐBTC là yếu tố quyết định trong việc thực hiện CBTT tự nguyện của DN (Girella và cộng sự, 2019) Mối liên hệ giữa ĐBTC và CBTT tích hợp thường được giải thích xuất phát từ nhu cầu vay vốn của DN, nhu cầu thông tin từ nhà cung cấp vốn và các bên liên quan Nhiều quan điểm cho rằng cách thức báo cáo mới như CBTT tích hợp có thể làm giảm sự bất cân xứng thông tin (Cortesi và Vena, 2019,

Girella và cộng sự, 2019, Samy và Deeb, 2019), là phương tiện liên lạc tốt đối với chủ nợ và các bên liên quan khác (Girella và cộng sự, 2019), do đó, làm giảm nguy cơ vỡ nợ có thể xảy ra, từ đó giảm chi phí vốn, theo đó, CBTT tích hợp có thể được sử dụng cho mục đích huy động vốn với chi phí tối thiểu (Samy và Deeb, 2019) Ngoài ra, các DN có ĐBTC cao thường nhận được nhiều sự chú ý hơn từ chủ nợ và các bên liên quan (Eng và Mak, 2003), do đó, họ có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn thông qua CBTT tích hợp để đáp ứng nhu cầu thông tin của chủ nợ và các cổ đụng (Kılıỗ và Kuzey, 2018, Samy và Deeb, 2019)

2.6.2.3 Mối liên hệ giữa cạnh tranh ngành và CBTT tích hợp Đã có các quan điểm cho rằng các DN hoạt động trong môi trường ít cạnh tranh thì khả năng công bố báo cáo bộ phận ít hơn so với các DN hoạt động trong môi trường có tính cạnh tranh cao, điều đó được cho là để bảo vệ các khoản lợi nhuận bất thường – khoản lợi nhuận thường chỉ thu được khi hoạt động trong môi trường ít cạnh tranh (Harris, 1998, Botosan và Stanford, 2005, Macagnan, 2005) Trong khi đó, Hayes và Lundholm (1996) và Birt và cộng sự (2006) cho rằng các

DN ít đối mặt với cạnh tranh hơn thì có chi phí sở hữu cao hơn và do đó, ít có động cơ công bố những thông tin hữu ích cho các đối thủ, ngoải ra, các DN hoạt động trong các ngành cạnh tranh nhiều hơn thường có động cơ lớn hơn để CBTT nhằm giảm sự bất cân xứng thông tin Về mối quan hệ này, trên cơ sở lý thuyết về chi phí sở hữu, Frias‐Aceituno và cộng sự (2014) giải thích: các DN có tình trạng độc quyền ít có khả năng CBTT tích hợp với những thông tin liên quan đến việc ra quyết định, điều đó nhằm mục đích duy trì khoản lợi nhuận bất thường hiện đang thu được Tuy vậy, đã có quan điểm trái ngược, Verrecchia (1983), Darrough và Stoughton (1990), Wagenhofer (1990) cho rằng các DN hoạt động trong môi trường cạnh tranh thì ít công bố thông tin hơn vì những thông tin như vậy có thể gây tổn hại đến vị thế cạnh tranh của DN

2.6.2.4 Mối liên hệ giữa CLKD và CBTT tích hợp

Trên thực tế, mối quan hệ giữa CLKD và CBTT tích hợp, theo hiểu biết của tác giả, chưa được kiểm định trong các mô hình nghiên cứu Tuy vậy, mối quan hệ giữa CLKD và CBTT đã được giải thích trên một số quan điểm

Trên cơ sở lý thuyết đại diện, nhiều quan điểm cho rằng các DN áp dụng CLKBH có động lực lớn hơn để cung cấp thông tin tự nguyện nhiều hơn các DN áp dụng CLDĐCP Các DN áp dụng CLKBH có sự bất cân xứng thông tin lớn hơn vì không giống như tài sản hữu hình, các tài sản vô hình khó xác định thông tin về giá trị, có kết quả không chắc chắn hơn vì họ tập trung vào các dự án sáng tạo, nhiều rủi ro (Bentley và cộng sự, 2013, Bentley-Goode và cộng sự, 2019, Weber và Mỹòig,

2022) Ngoài ra, DN áp dụng CLKBH có xu hướng sử dụng quá mức nguồn lực của mình để theo đuổi các sản phẩm đổi mới và thường có nguy cơ hy sinh lợi nhuận ngắn hạn, khả năng sinh lời thấp hơn của các CLKBH cho thấy rằng quỹ nội bộ không đủ để tài trợ cho các khoản đầu tư và phát triển rộng rãi, làm tăng động cơ khuyến khích CBTT tự nguyện (Bentley và cộng sự, 2013, Bentley-Goode và cộng sự, 2019, Weber và Mỹòig, 2022)

Mối quan hệ giữa các CLKD và CBTT cũng được giải thích trên cơ sở lý thuyết chi phí độc quyền, các nhà quản lý phải đối mặt với sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của việc CBTT Nếu DN CBTT quá nhiều, đặc biệt về các yếu tố rủi ro,

DN có thể phải chịu chi phí độc quyền, tuy nhiên, DN CBTT quá ít về yếu tố rủi ro, điều đó xem như một báo hiệu về việc quản lý rủi ro kém của DN (Weber và Mỹòig, 2022) Sự phõn đụi này dường như cú ý nghĩa đặc biệt đối với DN ỏp dụng CLKBH vì họ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tài trợ bên ngoài nên họ có thể bị trừng phạt vỡ khụng cụng bố đầy đủ thụng tin rủi ro (Weber và Mỹòig, 2022) Điều này có thể báo hiệu việc quản lý rủi ro kém đối với các nhà đầu tư tiềm năng của họ (Weber và Mỹòig, 2022) Như vậy, những DN này sẽ được hưởng lợi từ việc cụng bố nhiều thụng tin rủi ro hơn (Weber và Mỹòig, 2022)

Trong khi đó, giải thích về mối quan hệ giữa CLKD và mức độ phức tạp của thông tin công bố, Lim và cộng sự (2018) cho rằng vì CLKD về cơ bản xác định sản phẩm, lĩnh vực thị trường, công nghệ và cơ cấu tổ chức của DN nên nó ảnh hưởng đến sự phức tạp trong hoạt động của DN, sự không chắc chắn về môi trường và sự bất cân xứng thông tin Các DN theo đuổi CLKBH thường có sự không chắc chắn về môi trường do tính chất rủi ro của nghiên cứu và phát triển, điều này có thể làm tăng sự phức tạp của việc CBTT, trong khi đó, các DN theo đuổi CLDĐCP thường có chi phí ổn định hơn, ít dựa vào đổi mới hơn, ít gặp phải sự phức tạp trong hoạt động dẫn đến việc CBTT ít phức tạp hơn (Lim và cộng sự, 2018)

2.6.3 Mối liên hệ giữa cổ đông lớn, ĐBTC, cạnh tranh ngành, CLKD và giá trị

2.6.3.1 Mối liên hệ giữa cổ đông lớn và giá trị DN

Có nhiều quan điểm giải thích khác nhau về mối quan hệ giữa cổ đông lớn và giá trị DN Huddart (1993) cho rằng chỉ có cổ đông lớn mới có khả năng và động lực giám sát hoạt động của DN, qua đó, làm tăng giá trị DN Hoạt động giám sát của các cổ đông lớn có thể điều chỉnh hành vi của nhà quản lý, hạn chế các hành vi trục lợi từ nhà quản lý, do đó, tăng hiệu quả hoạt động của DN (Huddart, 1993) Phân tích sâu hơn, Laeven và Levine (2004) cho rằng các cổ đông lớn đã thúc đẩy định giá DN, tuy nhiên, kết quả này phụ thuộc vào đặc điểm của các cổ đông lớn

Cụ thể, các tác giả cho rằng việc phân bổ quyền biểu quyết và quyền lưu chuyển tiền tệ giữa các cổ đông lớn là vấn đề quan trọng Ví dụ, chỉ khi khoảng cách về quyền biểu quyết giữa cổ đông lớn thứ nhất và thứ hai là nhỏ thì cổ đông lớn thứ hai mới tăng giá trị DN Hơn nữa, các tác giả đã cung cấp bằng chứng nhấn mạnh rằng chỉ khi các cổ đông lớn có động cơ hợp lý, được đo bằng quyền lưu chuyển tiền tệ thì lúc đó tồn tại mối liên hệ tích cực giữa cổ đông lớn và giá trị DN

Các lý thuyết nền

2.7.1 Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)

Lý thuyết tín hiệu do Spence đưa ra năm 1973, nhằm làm rõ sự bất đối xứng về về thông tin trên thị trường lao động Sau đó, được (Ross, 1977) sử dụng để giải thích cho việc CBTT của DN Lý thuyết tín hiệu cho rằng CBTT là tín hiệu mà DN muốn truyền tải ra bên ngoài Những tín hiệu này có thể ở nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên, bất kể hình thức hay loại tín hiệu được phát hành, chúng đều nhằm mục đích truyền đạt tín hiệu với hy vọng thị trường hoặc các bên bên ngoài sẽ tạo ra sự thay đổi trong việc định giá DN

Vận dụng lý thuyết vào luận án

Luận án sử dụng lý thuyết tín hiệu để giải thích cho sự tác động tích cực của CBTT tích hợp đến giá trị DN Theo lý thuyết tín hiệu, CBTT là một tín hiệu mà

DN gửi đến thị trường nhằm giảm thiểu thông tin bất cân xứng, tối ưu hóa chi phí tài chính và gia tăng giá trị DN (Baiman và Verrecchia, 1996) Trong khi đó, CBTT tích hợp không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà là cung cấp một lượng lớn thông tin, đặc biệt chú trọng cách thức tạo ra giá trị của DN, hướng đến tất cả các bên liên quan, đây được xem là tín hiệu tích cực đối với các nhà đầu tư tiềm năng trong việc đưa ra quyết định, qua đó, làm tăng giá trị DN (Abeywardana và cộng sự,

Lý thuyết tín hiệu cũng là cơ sở để luận án giải thích cho mối quan hệ giữa CLKBH và mức độ CBTT tích hợp của DN Các lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ CLKBH được cho là bền vững, khó bắt chước (Coombs và Bierly III, 2006), do đó, các lợi thế cạnh tranh này là tín hiệu tốt để DN tăng cường CBTT tích hợp với mục đích phát tín hiệu về lợi thế cạnh tranh bền vững của DN, qua đó, làm tăng giá trị

2.7.2 Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976) đã phân tích mối quan hệ mâu thuẫn phụ thuộc giữa chủ DN (cổ đông) và các nhà quản lý (ban lãnh đạo, quản lý) trong DN Trong đó, cổ đông, được gọi là người ủy quyền, ủy thác cho các nhà quản lý, nhà quản lý được gọi là người được ủy quyền hay người đại diện thực hiện hoạt động điều hành và quản lý DN theo lợi ích của cổ đông Lý thuyết đại diện cho rằng lợi ích của người ủy quyền và người đại diện có sự khác nhau, vì vậy, trong trường hợp xuất hiện thông tin không hoàn hảo hoặc thông tin không đối xứng giữa các tác nhân (thường thì người đại diện có nhiều thông tin hơn so với người người ủy quyền) sẽ dẫn đến những hành vi cơ hội của người đại diện, do đo xuất hiện chi phí đại diện để hạn chế hành vi cơ hội của người đại diện Sự bất cân xứng thông tin càng cao, chi phí đại diện càng cao, điều này tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của DN, do đó, làm giảm giá trị DN Các chi phí đại diện phát sinh trong trường hợp này bao gồm 3 loại: (1) Chi phí giám sát (chi phí hạn chế các hoạt động bất thường của người đại diện); (2) Chi phí liên kết (chi phí phát sinh để đảm bảo rằng người đại diện sẽ không thực hiện một số hành động nhất định có thể gây hại cho người ủy quyền hoặc để đảm bảo rằng người ủy quyền sẽ được bồi thường nếu người đại diện thực hiện những hành động đó); (3) Tổn thất còn lại (giảm phúc lợi mà người ủy quyền phải chịu do sự khác biệt giữa quyết định của người đại diện và những quyết định sẽ tối đa hóa lợi ích của người ủy quyền) Ngoài ra, Jensen và Meckling (1976) cũng nhấn mạnh khi các xung đột giữa người ủy quyền và người được ủy quyền càng trở nên nghiêm trọng như tỷ lệ nợ của DN quá cao, có thể dẫn đến quyết định đầu tư dưới mức tối ưu từ người ủy quyền, điều này vi phạm mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông, do đó, cũng làm giảm giá trị DN Sự xung đột xảy ra có thể là do sự bất cân xứng thông tin, do đó, người được ủy quyền cần thiết phải có các biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin

Vận dụng lý thuyết đại diện vào nghiên cứu

Luận án sử dụng lý thuyết đại diện để giải thích cho sự lựa chọn CBTT tích hợp của DN, cũng như giải thích vai trò của cổ đông lớn, ĐBTC trong việc lựa chọn CBTT tích hợp của DN Trong DN, vấn đề thông tin không hoàn hảo và thông tin không đối xứng giữa các tác nhân (người ủy quyền và người đại diện) thường xảy ra (Jensen và Meckling, 1976) Theo đó, những người ủy quyền (cổ đông) sẽ thiết lập các biện pháp khuyến khích thích hợp cho người đại diện và thực hiện các hoạt động giám sát để hạn chế các hoạt động bất thường của người đại diện, điều đó làm tăng chi phí đại diện (chi phí liên kết, chi phí giám sát), do đó, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của DN (Jensen và Meckling, 1976), theo đó, làm giảm giá trị DN Ở một kịch bản khác, khi các xung đột giữa người ủy quyền (cổ đông) và người đại diện càng trở nên trầm trọng, đơn cử như tỷ lệ nợ quá cao, người ủy quyền (cổ đông) sẽ cân nhắc và có thể dẫn đến quyết định đầu tư dưới mức tối ưu, điều này vi phạm mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông (Jensen và Meckling,

1976), theo đó, cũng làm giảm giá trị DN Như vậy, ở cả hai kịch bản, sự bất cân xứng thông tin đều tác động tiêu cực đến giá trị DN, do đó, người đại diện cần phải có biện pháp tích cực để giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin và lựa chọn cách thức CBTT phù hợp là một trong những giải pháp cho vấn đề này (Cortesi và Vena,

2019) Việc CBTT qua các báo cáo truyền thống được cho là không đáp ứng đầy đủ thông tin cho tất cả các bên liên quan (Adams và cộng sự, 2011, Cohen và cộng sự,

2012), do đó, phát sinh nhu cầu về cách thức CBTT mới là điều tất yếu từ các DN Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu cho tất cả các bên liên quan, CBTT tích hợp được xem là cách thức CBTT mới, có thể giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin (Cortesi và Vena, 2019), theo đó, là sự lựa chọn của tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin từ cổ đông lớn và các chủ nợ (ĐBTC)

Ngoài ra, luận án cũng sử dụng lý thuyết đại diện để giải thích cho mối quan hệ giữa CLDĐCP, CLKBH và CBTT tích hợp Đã tồn tại một số bằng chứng thể hiện sự bất cân xứng thông tin lớn hơn khi DN áp dụng CLKBH so với DN áp dụng CLDĐCP (Miles và cộng sự, 1978, Rajagopalan và Finkelstein, 1992, Rajagopalan,

1997, Bentley và cộng sự, 2013, Bentley-Goode và cộng sự, 2019, Kothari và cộng sự, 2009) Sự khác nhau về chi phí đại diện là nguyên nhân của sự khác nhau trong việc áp dụng các chiến lược CBTT của DN Có thể nói, lý thuyết đại diện là cơ sở để giải thích lý do tại sao với các CLKD không giống nhau, DN có quyết định khác nhau về cách thức CBTT mà cụ thể là CBTT tích hợp

2.7.3 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)

Lý thuyết các bên liên quan là lý thuyết về quản lý tổ chức và đạo đức kinh doanh Freeman được xem là "cha đẻ của lý thuyết các bên liên quan" (Laplume và cộng sự, 2008) Theo Freeman (1984) thành công của một tổ chức phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức quản lý mối quan hệ giữa các bên liên quan tốt như thế nào Do đó, các tổ chức đã bắt đầu cố gắng phát triển các mối quan hệ và các mạng lưới khác nhau với các bên liên quan của họ Các bên liên quan được Freeman (1984) định nghĩa rất rộng lớn, bao gồm bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng vì việc đạt được các mục tiêu của tổ chức Các bên liên quan có thể là các cổ đông, chủ nợ, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, các nhóm lợi ích công cộng, các cơ quan chính phủ và kể cả đối thủ cạnh tranh Để làm rõ các bên liên quan ảnh hưởng như thế nào đến DN, Freeman (1984) đã phân tích 2 mô hình: (1)

Mô hình chính sách kinh doanh và lập kế hoạch của DN; (2) Mô hình trách nhiệm xã hội của DN, qua đó, cho thấy lợi ích của các bên liên quan có thể được dùng để dự đoán và giải thích hành vi quản lý của DN vì mục tiêu giá trị Tuy nhiên, lợi ích khác nhau của tất cả các bên liên quan được coi là hạn chế đối với các chiến lược của DN, do đó, DN phải có ―nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa chúng‖ (Freeman, 1984)

Vận dụng lý thuyết vào luận án

Luận án sử dụng lý thuyết các bên liên quan để giải thích tác động của các bên liên quan bao gồm cổ đông lớn, ĐBTC (đại diện cho các chủ nợ) đối với mức độ CBTT tích hợp tại DN, giá trị DN Cuộc khủng hoảng tài chính và những lo ngại về tác động của hoạt động kinh doanh đến xã hội, môi trường làm các bên liên quan tập trung nhiều hơn vào trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của tổ chức (Kolk,

2008) Đối mặt với nhu cầu cấp thiết về tính minh bạch từ các bên liên quan, nhiều tổ chức ra đời với mục đích cung cấp một khuôn khổ báo cáo nhấn mạnh các nguyên tắc phát triển bền vững và trách nhiệm toàn cầu, tạo điều kiện cho sự tương tác tích cực và bình đẳng giữa các DN và các bên liên quan (Salvioni và Bosetti,

Mô hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết nghiên cứu

2.8.1 Mô hình nghiên cứu ban đầu

Trên cơ sở các khe hổng nghiên cứu các nội dung quy định tại IIRF (2021), lý thuyết nền và bối cảnh nghiên cứu tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu Đối với nhóm nhân tố phản ánh CLKD của DN, gồm CLDĐCP và CLKBH, tác giả thực hiện kiểm định hai chiến lược ở hai mô hình nghiên cứu vì trên thực tế, một

DN khó có thể thành công khi thực hiện cùng một lúc nhiều chiến lược (Porter,

1980) Theo đó, mô hình nghiên cứu ban đầu gồm hai mô hình nghiên cứu: Mô hình

1 gồm: một biến trung gian là CBTT tích hợp; một biến phụ thuộc là giá trị DN và bốn biến độc lập, cụ thể: (1) Cổ đông lớn; (2) ĐBTC; (3) Cạnh tranh ngành; (4) CLDĐCP;

Mô hình 2 gồm: một biến trung gian là CBTT tích hợp; một biến phụ thuộc là giá trị

DN và bốn biến độc lập, cụ thể: (1) Cổ đông lớn; (2) ĐBTC; (3) Cạnh tranh ngành; (4) CLKBH Hai mô hình nghiên cứu ban đầu thể hiện qua qua hình 2.1 và 2.2

2.8.2 Các giả thuyết nghiên cứu

2.8.2.1 CBTT tích hợp ảnh hưởng giá trị DN

Lý thuyết tín hiệu của Ross (1977) cho rằng CBTT là chính sách truyền thông của DN nhằm phát tín hiệu đến các nhà đầu tư về hoạt động của DN, qua đó, góp phần làm tăng giá trị DN Ngày nay, các nhà đầu tư ngày càng chú trọng đến tính minh bạch của thông tin, do đó, yêu cầu ngày càng tăng về việc CBTT, bao gồm cả thông tin phi tài chính, chẳng hạn như dữ liệu về môi trường, xã hội và quản trị (United Nations, 2017) Trọng tâm của nhu cầu này là các thông tin trên sẽ cải thiện khả năng của các nhà đầu tư trong việc đánh giá những rủi ro dài hạn của DN, theo đó, ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư (United Nations, 2017) và giá cổ phiếu của DN (Ulupui và cộng sự, 2020) Khi thông tin công bố từ các DN không đầy đủ, các nhà đầu tư sẽ tự bảo vệ mình bằng cách giả định trường hợp xấu nhất, rút vốn, được gọi là ―lựa chọn bất lợi‖, theo đó, gây bất lợi cho DN (Terblanche và

De Villiers, 2019) Trong khi đó, việc cung cấp cả hai dạng thông tin tài chính và phi tài chính trong một báo cáo toàn diện duy nhất được xem là tiềm năng lớn tạo ra

―hiệu ứng nâng cao giá trị‖ (Tschopp và Nastanski, 2014, Ioannou và Serafeim,

2015, van der Meijden, 2016) CBTT về hiệu quả hoạt động tài chính và phi tài chính theo IIRC làm giảm khoảng cách giữa các bên liên quan, tăng cường niềm tin và thu hút nhà đầu tư (Steyn, 2014, Hoque, 2017) Thật vậy, CBTT tích hợp với các mục tiêu cụ thể: (1) Cung cấp các động lực ra bên ngoài; (2) Giải thích về các nguồn lực; (3) Giải thích việc tạo ra giá trị của DN thông qua sự tương tác của tổ chức với các nguồn vốn và môi trường bên ngoài; được nhận định sẽ cải thiện chất lượng thông tin sẵn có, giúp các nhà cung cấp vốn tài chính phân bổ vốn hiệu quả và năng suất hơn (IIRC, 2021), qua đó, làm giảm sự không chắc chắn của nhà đầu tư, thu hút các nhà đầu tư, theo đó, ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu của DN (Samy và Deeb, 2019) hay làm tăng giá trị DN Mối quan hệ tích cực giữa CBTT tích hợp và giá trị DN đã được nhiều nghiên cứu khẳng định như Martinez (2016), Lee và Yeo (2015), Barth và cộng sự (2017), Samy và Deeb (2019), Buallay và cộng sự (2020), Moloi và Iredele (2020), Nwoye và cộng sự (2021) Một số phát hiện tại các nước Đông Nam Á như Pratama và cộng sự (2021), Kurniawati (2022), Darminto và cộng sự (2024) cũng cung cấp bằng chứng tương tự về mối quan hệ này Tuy vậy, một số nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ ngược lại như Matemane và Wentzel (2019), Mukeredzi (2019), Nurkumalasari và cộng sự (2019), Priyadarshani và cộng sự (2023) Trên cơ sở lý thuyết tín hiệu và nhiều nghiên cứu trước, tác giả cho rằng CBTT tích hợp là tín hiệu tốt từ DN truyền tải đến các bên liên quan, bao gồm cả nhà đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư tiềm năng, qua đó, làm tăng giá trị DN, do đó, giả thuyết tiếp theo được thực hiện:

Giả thuyết H1: CBTT tích hợp ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị DN

2.8.2.2 Cổ đông lớn tác động đến mức độ CBTT tích hợp

Cổ đông lớn là lực lượng hưởng lợi ích hoặc bất lợi rất lớn từ DN, do đó, họ cần thông tin đa chiều hơn về DN, vì điều này, họ sẽ gây áp lực cho các DN trong việc CBTT (Kurniawan và Wahyuni, 2018) Theo Abeysekera (2013), đã có sự thay đổi trong quan điểm của các cổ đông trên thị trường vốn, ngày nay các cổ đông rất chú trọng vào đầu tư bền vững Các cổ đông muốn có "các tiêu chí tiêu chuẩn xã hội‖ khi lựa chọn các DN để đầu tư (Huang và Kung, 2010) Chính vì vậy, các cổ đông sẽ tìm đến đến các DN CBTT chất lượng hơn nhằm cải thiện khả năng giám sát của cổ đông (Barth và cộng sự, 2017) CBTT tích hợp dường như là một phản ứng thích ứng của các DN trước áp lực xuất phát từ nhu cầu thông tin của các bên liên quan (Vitolla và cộng sự, 2019) CBTT tích hợp là cách giao tiếp hoàn hảo với các bên liên quan, dựa trên những nỗ lực của DN nhằm tạo ra sự bền vững trong hoạt động kinh doanh của họ (Kurniawan và Wahyuni, 2018) Nhiều nghiên cứu trước đây đã khẳng định các cổ đông lớn tác động tích cực đến CBTT trách nhiệm xã hội như Barako và cộng sự (2006), Said và cộng sự (2009), Wang và cộng sự

(2014), Majeed và cộng sự (2015) Vitolla và cộng sự (2019) khẳng định cổ đông tác động tích cực đến chất lượng CBTT tích hợp, tuy vậy, xem xét cả vai trò của cổ đông lớn và Nhà nước trong cùng một nhân tố, nghiên cứu của Kurniawan và Wahyuni (2018), Nguyễn Thị Thu Hằng (2019) đã tìm thấy mối quan hệ ngược lại Trên thực tế, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước thông thường khá lớn, do đó, nếu xem xét một cách chung nhất, Nhà nước cũng là cổ đông lớn của DN Như vậy, đã có các ý kiến khác nhau về mối quan hệ giữa cổ đông và mức độ CBTT tích hợp, trên cơ sở lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan, luận án kỳ vọng các cổ đông lớn với vai trò của mình có thể gây áp lực để DN nâng cao chất lượng CBTT, theo đó, giả thuyết thứ hai được tác giả thực hiện:

Giả thuyết H2: Cổ đông lớn tác động cùng chiều đến mức độ CBTT tích hợp

2.8.2.3 Cổ đông lớn tác động đến giá trị DN

Các tập đoàn lớn hiện nay được đặc trưng về sự tách biệt giữa nhà quản lý và các cổ đông (Berle và Means, 1932), do đó, thường xảy ra xung đột (Lozano và cộng sự, 2016) Khi nhà quản lý phải thực hiện một số hoạt động thay cho cổ đông, sự thiếu hội tụ lợi ích sẽ dẫn đến xung đột giữa các nhà quản lý và các cổ đông (Jensen và Meckling, 1976) Theo Lozano và cộng sự (2016), sự thiếu hội tụ lợi ích xảy ra khi các nhà quản lý theo đuổi các mục tiêu khác với mục tiêu tối đa hóa giá trị DN, chẳng hạn địa vị, tăng trưởng, lương cao hơn, các đặc quyền, do đó, các cổ đông phải kiểm soát loại hành vi gây bất lợi đối với ―sự giàu có‖ của cổ đông cũng như ―sự giàu có‖ của DN Trên thực tế, vì mức độ sở hữu cao nên chỉ có các cổ đông lớn mới có năng lực và động lực để giám sát DN, hạn chế sai sót trong quản lý (Huddart, 1993) Các cổ đông lớn sẽ tham gia vào các chiến lược tích cực, mang lại hiệu quả giám sát tích cực đối với DN (Shleifer và Vishny, 1997, Demsetz và Lehn,

1985), theo đó, làm tăng hiệu quả hoạt động, do đó, làm tăng giá trị DN (Huddart,

1993) Quan sát của Laeven và Levine (2004) cũng nhận thấy có mối liên hệ tích cực giữa cổ đông lớn và giá trị DN Trong khi đó, phân tích vai trò của cổ đông lớn dựa trên mức độ tập trung quyền sở hữu, nghiên cứu của Lozano và cộng sự (2016) nhận định khi cổ đông lớn có quyền kiểm soát thực tế đối với DN (nghĩa là kiểm soát tuyệt đối hoặc dưới mức kiểm soát tuyệt đối nhưng không có sự kiểm soát của cổ đông quan trọng thứ hai), mối quan hệ giữa cổ đông lớn và giá trị DN có hình chữ U Điều đó có nghĩa là khi mức độ tập trung quyền sở hữu cao, cổ đông lớn tác động tích cực đến giá trị DN (Lozano và cộng sự, 2016) Trên cơ sở lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan, tác giả cho rằng vì lợi ích cùng quyền hạn của mình, các cổ đông lớn sẽ gia tăng sự giám sát, qua đó, điều chỉnh hành vi của nhà quản lý, thậm chí có thể hạn chế hành vi trục lợi cá nhân của nhà quản lý (Huddart,

1993), theo đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, gia tăng giá trị DN, do đó, giả thuyết tiếp theo được luận án thực hiện:

Giả thuyết H3: Cổ đông lớn tác động cùng chiều đến giá trị DN

2.8.2.4 Vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa cổ đông lớn và giá trị DN

Trên cơ sở lý thuyết tín hiệu, có thể thấy CBTT tích hợp là cách DN truyền đạt tín hiệu đến các bên liên quan Bằng cách CBTT thông tin tài chính và phi tài chính theo cách bổ sung, CBTT tích hợp cho phép các nhà cung cấp vốn đánh giá các cơ hội đầu tư hiệu quả hơn và giám sát việc sử dụng vốn đầu tư chặt chẽ hơn, điều này liên quan đến vấn đề định giá giá trị DN, nâng cao giá trị DN (Moloi và Iredele,

2020) Trong trường hợp này, các cổ đông lớn hiện hữu là những người được hưởng lợi theo, vì vậy, có nhiều động cơ hơn để can thiệp và thực thi ―tiếng nói‖ (Mayer,

1997), điều đó có nghĩa các cổ đông lớn sẽ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của DN, gây áp lực nhiều hơn nhằm yêu cầu các nhà quản lý CBTT chất lượng hơn, có thể là CBTT tích hợp để nâng cao hơn nữa giá trị DN Điều này được ủng hộ từ lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết đại diện Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều của cổ đông đối với chất lượng CBTT tích hợp như Vitolla và cộng sự (2019) và mối quan hệ cùng chiều của CBTT tích hợp đối với giá trị DN Martinez (2016), Lee và Yeo (2015), Barth và cộng sự (2017), Samy và Deeb (2019), Buallay và cộng sự (2020), Moloi và Iredele (2020), Nwoye và cộng sự (2021) Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm cơ sở cho việc kiểm tra vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ với cổ đông lớn và giá trị

DN, theo đó, giả thuyết tiếp theo được thực hiện:

Giả thuyết H4: Cổ đông lớn tác động cùng chiều đến giá trị DN thông qua

2.8.2.5 ĐBTC tác động đến mức độ CBTT tích hợp ĐBTC thể hiện cơ cấu nợ của DN Các DN có tỷ nợ càng cao thì xung đột giữa người ủy quyền và người được ủy quyền càng trở nên nghiêm trọng (Jensen và Meckling, 1976), sự bất cân xứng thông tin có thể là nguyên nhân của vấn đề này CBTT tích hợp được sử dụng để giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin (Cortesi và Vena, 2019, Girella và cộng sự, 2019, Samy và Deeb, 2019) là lý do cho sự lựa chọn của DN Bên cạnh việc đối mặt với các áp lực từ người ủy quyền, các DN còn phải đối mặt với áp lực từ các chủ nợ Các DN có ĐBTC cao hơn sẽ thấy áp lực từ các chủ nợ nhiều hơn (Roberts, 1992, Hossain và cộng sự, 1994) Điều này xuất phát từ khả năng lo sợ bị thu hồi các khoản nợ hoặc ngăn cản việc gia hạn thêm tín dụng từ các chủ nợ, kết quả là, các nhà quản lý sẵn sàng CBTT có liên quan đến DN để đáp ứng và thích ứng với các chủ nợ (Roberts, 1992) Đứng trên quan điểm của các chủ nợ, các chủ nợ rất quan tâm đến các hoạt động của DN, họ có xu hướng kêu gọi sự liêm chính của DN hơn và yêu cầu DN công bố nhiều hơn để giúp họ cập nhật tình trạng mới nhất và đề phòng các hành vi cơ hội, nếu không, các chủ nợ sẽ tìm kiếm các giải pháp thay thế và thậm chí có thể rút khỏi hệ thống các bên liên quan của DN (Huang và Kung, 2010) Như vậy, có thể thấy, các DN có ĐBTC cao thường nhận được chú ý nhiều hơn từ chủ nợ và các bên liên quan (Eng và Mak,

2003), do đó, họ có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn thông qua CBTT tích hợp để đáp ứng nhu cầu thông tin của chủ nợ, giảm phần bù rủi ro ở tỷ suất lợi nhuận trờn vốn chủ sở hữu bắt buộc và để an ủi cỏc cổ đụng của họ (Kılıỗ và Kuzey,

2018, Samy và Deeb, 2019) Các nghiên cứu trước đây đã cung cấp bằng chứng khác nhau về mối quan hệ giữa ĐBTC và mức độ CBTT tích hợp Samy và Deeb

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp và thiết kế quy trình nghiên cứu

Trong nghiên cứu khoa học, có ba phương pháp nghiên cứu chính thường được sử dụng, bao gồm: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và nghiên cứu hỗn hợp Nghiên cứu định tính không liên quan đến tính đại diện bằng số, mà liên quan đến việc hiểu sâu hơn về một vấn đề nhất định (Queirós và cộng sự, 2017) Theo đó, nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm mục đích tạo ra thông tin chuyên sâu và minh họa để hiểu sâu về các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu (Queirós và cộng sự, 2017) Do đó, nghiên cứu định tính thường được vận dụng để phát triển lý thuyết khoa học mới (Ehrenberg, 1995) Trong khi đó, theo Bryman và Cramer (2012), nghiên cứu định lượng thường được vận dụng để kiểm định lý thuyết khoa học thông qua thu thập và phân tích dữ liệu Phương pháp hỗn hợp là phương pháp kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, giúp nhà nghiên cứu có được bức tranh toàn cảnh hơn so với nghiên cứu định lượng hoặc định tính độc lập, vì nó tích hợp các lợi ích của hai phương pháp (Borrego và cộng sự, 2013)

Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm:

Phương pháp nghiên cứu định tính: Các nhân tố trong luận án được khám phá trên cơ sở các khe hổng nghiên cứu các nội dung quy định tại IIRF, lý thuyết nền, bối cảnh nghiên cứu do đó, tác giả không thể kế thừa nguyên bản mô hình của các nghiên cứu trước mà phải có sự hiệu chỉnh để phù hợp với đối tượng nghiên cứu đặc biệt trong bối cảnh các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tích hợp đa số thực hiện tại các quốc gia phát triển, nơi có đặc điểm văn hóa, kinh tế khác biệt lớn so với quốc gia đang phát triển như Việt Nam Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hiện khám phá mối quan hệ chưa được tìm thấy ở các nghiên cứu trước như mối quan hệ giữa các CLKD đối với CBTT tích hợp Do đó, nhận định của chuyên gia sẽ giúp tác giả xác định chắc chắn hơn về các mục tiêu nghiên cứu đã được đề ra

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định các mối quan hệ giữa các biến được đo lường bằng các con số, do đó, nghiên cứu định lượng được tác giả sử dụng nhằm đảm bảo mục tiêu này được thực hiện

3.1.2 Thiết kế quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu gồm 4 bước được tác giả thiết kế dựa trên hai phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cụ thể:

- Bước 1: Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu luận án xác định khe hổng nghiên cứu từ đó xác định vấn đề nghiên cứu Đồng thời đối sánh với nội dung quy định tại IIRF (2021), bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam và các lý thuyết nền, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu

- Bước 2: Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia Thông qua phỏng vấn chuyên gia, tác giả khám phá các nhân tố mới, đồng thời qua đó, tác giả thực hiện hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ban đầu để đảm bảo sự phù hợp của mô hình Chuyên gia là những người có kiến thức chuyên sâu về CBTT tích hợp (như các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ) và những người có hiểu biết và có liên quan đến việc lập BCTC tại các DNNY Việt Nam (như giám đốc, các kế toán trưởng, kế toán tổng hợp) Từ đó, luận án hình thành mô hình và các giả thuyết nghiên cứu chính thức

- Bước 3: Nghiên cứu định lượng

Sau khi mô hình nghiên cứu chính thức được xây dựng, tác giả thực hiện thu thập số liệu thông qua các báo cáo liên quan mà DN công bố Tiếp đến, tác giả thực hiện các bước xử lý số liệu trên phần mềm Stata 16 theo các trình tự như sau:

+ Loại bỏ các dữ liệu nhiễu có thể phát sinh khi thu thập, nhập liệu, tính toán

+ Kiểm tra các khuyết tật có thể có của mô hình hồi quy

+ Kiểm tra tác động trung gian

- Bước 4: Bàn luận và hàm ý: Thông qua kết quả nghiên cứu thu được, tác giả đối sánh với các nghiên cứu trước, bàn luận kết quả với bối cảnh DN tại Việt

Nam Qua đó, đề xuất một số hàm ý

Hình 3 1: Quy trình nghiên cứu của luận án

Nội dụng quy định tại IIRF (2021)/Cơ sở lý thuyết/ Bối cảnh nghiên cứu

(Phỏng vấn chuyên gia) Tổng quan nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu ban đầu

Mô hình nghiên cứu chính thức

Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu của luận án phần lớn được xây dựng dựa trên sự kế thừa kết quả các nghiên cứu trước nên cách đo lường khái niệm nghiên cứu hầu hết giữ nguyên Chi tiết các thang đo lường các khái niệm được trình bày trong nội dung dưới đây

3.2.1 Thang đo khái niệm cổ đông lớn Đa số các nghiên cứu về đều đánh giá quyền sở hữu dựa trên tỷ lệ sở hữu Đo lường khái niệm cổ đông lớn, nghiên cứu của Juhmani (2013) đo lường bằng tổng tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của cổ đông lớn (5% trở lên) Theo đó, luận án kế thừa thang đo khái niệm cổ đông lớn từ nghiên cứu này vì điều đó phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán Việt Nam

Ký hiệu Tên biến Cách thức đo lường Tham chiếu nghiên cứu trước

Tổng tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông có từ 5% trở lên

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2.2 Thang đo khái niệm ĐBTC

Các nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nợ như một đại diện để đo lường ĐBTC, được tính bằng công thức tổng nợ phải trả chia cho vốn chủ sở hữu như Lai và cộng sự

(2014) hay tổng nợ phải trả chia cho tổng tài sản như Ghani và cộng sự (2018) Tác giả sử dụng thang đo theo Lai và cộng sự (2014) vì thước đo này giúp nhà đầu tư thấy được cách ban quản trị tài trợ cho hoạt động của DN như thế nào (Enekwe và cộng sự, 2014), là một yếu tố quan trọng được sử dụng trong các quyết định đầu tư (Nukala và Prasada Rao, 2021), là một trong những số liệu quan trọng nhất cần đo lường và quản lý khi lập kế hoạch chiến lược (Enekwe và cộng sự, 2014)

Bảng 3 1: Thang đo khái niệm cổ đông lớn

Bảng 3 2: Thang đo khái niệm ĐBTC

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2.3 Thang đo khái niệm cạnh tranh ngành Đo lường cạnh tranh ngành thông qua mức độ tập trung ngành thường được thể hiện thông qua các chỉ số như chỉ số tập trung thị phần nhóm (CRk) hay chỉ số Herfindahl Hirschman (HHI) Tuy vậy, chỉ số HHI được xem là phổ biến hơn cả và đã được sử dụng trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh ngành và CBTT tự nguyện như Berger và Hann (2002), Frias‐Aceituno và cộng sự (2014) Theo đó, luận án sử dụng sử dụng chỉ số HHI để đo lường mức độ cạnh tranh ngành

Ký hiệu Tên biến Cách thức đo lường Tham chiếu nghiên cứu trước

CREDI ĐBTC = Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu Lai và cộng sự

Bảng 3 3: Thang đo khái niệm cạnh tranh ngành

Ký hiệu Tên biến Cách thức đo lường

Tham chiếu nghiên cứu trước

= Herfindahl – Hirchman Index = HHI∑ S ij 2 Trong đó Sij là thị phần của DNi trong lĩnh vực j

Thị phần được xác định bằng doanh thu của

DN chia cho tổng doanh thu của ngành

- Chỉ số HHI nằm trong khoảng từ 1/n (đối với thị trường mà tại đó các DN có thị phần bằng nhau) và 1 (cho các thị trường độc quyền chỉ có một DN hoạt động)

- Mức độ cạnh tranh của thị trường được phân loại thông qua chỉ số HHI, cụ thể:

HHI < 0,01: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 0,01 ≤ HHI ≤ 0,1: Mức độ cạnh tranh cao 0,1 < HHI ≤ 0,18: Thị trường cạnh tranh trung bình

0,18 < HHI: Mức độ tập trung thị trường cao và có xu hướng độc quyền

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2.4 Thang đo khái niệm CLKD

Qua tổng quan các nghiên cứu tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào kiểm định tác động của các CLKD đối với mức độ CBTT tích hợp, tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của CLKD đến giá trị DN được thực hiện khá nhiều Đối với các nghiên cứu sử dụng khái niệm CLKD của Porter (1980), tác giả thấy rằng hầu hết các nghiên cứu đo lường khái niệm CLKD thông qua việc đo lường hai chiến lược, cụ thể CLDĐCP và CLKBH Đối với thang đo CLDĐCP, đã có các nghiên cứu đo bằng tỷ lệ giữa tổng doanh thu trên tổng tài sản trong năm tài chính như Singh và Agarwal (2002), Jermias (2008) Theo đó, luận án áp dụng thang đo này để đo lường khái niệm CLDĐCP

Ký hiệu Tên biến Cách thức đo lường Tham chiếu nghiên cứu trước

STRAT_P CLDĐCP = Tổng doanh thu / Tổng tài sản

Nguồn: Tác giả tổng hợp Đối với thang đo CLKBH, tác giả nhận thấy có ba cách đo lường khái niệm CLKBH: (1) Đo lường CLKBH bằng tỷ lệ giữa chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm so với tổng doanh thu (ví dụ: Jermias, 2008); (2) Đo lường CLKBH bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận biên và tổng doanh thu (ví dụ: Jermias, 2008); (3) Đo lường CLKBH bằng tỷ lệ giữa chi phí quản lý DN và tổng doanh thu (ví dụ: Singh và Agarwal,

2002) Luận án sử dụng cách đo lường theo Singh và Agarwal (2002) vì các lý do sau: thứ nhất, cách đo lường này thể hiện được các khoản chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mà DN đã chi ra trong kỳ; thứ hai, tại Việt

Nam, số liệu về khoản chi phí nghiên cứu và phát triển không được tách riêng thành một khoản chi phí trên BCTC, do đó, rất khó để thu thập dữ liệu

Bảng 3 5: Thang đo khái niệm CLKBH

Ký hiệu Tên biến Cách thức đo lường Tham chiếu nghiên cứu trước

STRAT_D CLKBH = Chi phí quản lý DN /

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 3 4: Thang đo khái niệm CLDĐCP

3.2.5 Thang đo khái niệm giá trị DN

Như đã đề cập ở phần trước, luận án sử dụng công thức tính hệ số Q: Tobin‘s

Q = (Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu + Các khoản nợ phải trả)/Tổng giá trị tài sản để đo lường khái niệm giá trị DN Cách tính này thể hiện giá trị DN từ quan điểm của nhà đầu tư, do đó, phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án

Ký hiệu Tên biến Cách thức đo lường Tham chiếu nghiên cứu trước

EV Giá trị DN Tobin‘s Q = (Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu + Giá trị sổ sách của các khoản nợ phải trả)/Giá trị sổ sách của tài sản

Lee và Yeo (2015), Moloi và Iredele

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2.6 Thang đo khái niệm CBTT tích hợp

Có 2 phương pháp chính thường được sử dụng để đo lường mức độ CBTT trong DN, bao gồm phương pháp trọng số và không trọng số (Nguyen, 2015) Phương pháp không trọng số thường được sử dụng để xác định mức độ CBTT dựa trên danh sách các nội dung chính được chỉ định từ nhà nghiên cứu trên cơ sở đó xem xét văn bản để tìm sự hiện diện của chúng, bỏ qua các phần của văn bản không liên quan đến danh sách này (Beattie và cộng sự, 2004) Cách tiếp cận không theo trọng số là thích hợp để đánh giá mức độ CBTT tuân thủ các quy định, trong đó nhấn mạnh mức độ tuân thủ CBTT tổng thể hơn (d‘Arcy và Grabensberger, 2003, Abdelsalam và Weetman, 2007) ― Đánh giá sâu hơn, phương pháp trọng số thường được sử dụng nhằm cố gắng nắm bắt tốt hơn số lượng và chất lượng tổng thể của thông tin được công bố ‖ (Nguyen, 2015) Tuy nhiên, ― phương pháp trọng số có thể dẫn đến sai lệch trong sơ đồ tính điểm vì trọng số gắn với các mục công bố dựa trên nhận thức của các nhóm người dùng thông tin cụ thể ‖ (Cooke, 1989, Mangena và

Bảng 3 6: Thang đo khái niệm giá trị DN

Pike, 2005) Theo đó, luận án sử dụng phương pháp không trọng số để đánh giá mức độ CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam, điều này là phù hợp khi CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển Danh mục kiểm tra được tác giả xây dựng dựa trên các nội dung quy định tại mục 4 (Content Elements) của IIRF (2021) Trong nội dung này, IIRF (2021) đề cập đến 8 nội dung bao gồm: ― (1) Tổng quan về tổ chức và môi trường bên ngoài; (2) Sự quản trị; (3) Mô hình kinh doanh; (4) Cơ hội và rủi ro; (5) Chiến lược và phân bổ nguồn lực; (6) Hiệu suất; (7) Triển vọng; (8) Cơ sở chuẩn bị và trình bày ‖ Đối với từng nội dung nêu trên, IIRF (2021) trình bày các nội dung chi tiết mang tính chất hướng dẫn Theo đó, tác giả xây dựng danh mục kiểm tra theo nguyên tắc lựa chọn các nội dung chính cần phải có theo hướng dẫn, đối với những nội dung quá chi tiết dùng để minh hoạ cho một nội dung lớn hoặc những nội dung mang tính chất đánh giá chất lượng thông tin được tác giả bỏ qua, điều đó được xem là phù hợp khi mà tại Việt Nam, việc áp dụng IIRF (2021) chưa thực sự phổ biến Ví dụ: tác giả bỏ qua mục 4.13 các tính năng có thể nâng cao tính hiệu quả, tính dễ đọc khi trình bày mô hình kinh doanh Theo nguyên tắc đó, danh mục kiểm tra được tác giả xây dựng gồm 59 điểm cho 59 mục Các nội dung đánh giá được thể hiện qua bảng 3.7

(1) Tổng quan về tổ chức và môi trường bên ngoài (G1: 13 mục)

Tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn

Giải thích chung về văn hóa tổ chức, đạo đức hoặc các giá trị

Cơ cấu sở hữu của tổ chức và vấn đề điều hành

Các hoạt động và thị trường chính

Bối cảnh, môi trường cạnh tranh và khả năng định vị thị trường (xem xét các yếu tố như mối đe dọa cạnh tranh mới và các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế, khả năng thương lượng của khách hàng và nhà cung cấp, cường độ cạnh tranh)

Vị trí trong chuỗi giá trị

Các quốc gia mà tổ chức hoạt động

Các yếu tố pháp lý

Các yếu tố chính trị

Lực lượng thị trường (chẳng hạn như điểm mạnh và điểm yếu tương đối của đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng)

Các bên liên quan chủ chốt

Cơ cấu lãnh đạo của tổ chức

Kinh nghiệm hoặc kỹ năng HĐQT

Các hành động mà tổ chức thực hiện để theo dõi chiến lược

Các giá trị văn hóa và đạo đức trong việc sử dụng và tác động lên vốn, mối quan hệ với các bên liên quan

Chính sách và kế hoạch bồi thường

(3) Mô hình kinh doanh (G3: 21 mục)

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm thu thập dữ liệu thông qua kỹ thuật định tính, hình thành mối quan hệ giữa người phỏng vấn và được phỏng vấn Thông qua đó, người phỏng vấn hướng sự chú ý của người được phỏng vấn vào tài liệu và thúc đẩy họ trả lời cẩn thận các câu hỏi (McBurney và White, 2007) Các câu trả lời cho các câu hỏi bắt nguồn từ người được phỏng vấn là mục tiêu chính trong việc áp dụng các kỹ thuật định tính (Johnson và Barach, 2008) Nó tạo cơ hội cho cho người phỏng vấn hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề khi chúng tồn tại trong môi trường độc đáo của riêng chúng (Miles và Huberman, 1994, Huberman, 2014) Việc áp dụng các kỹ thuật định tính ngày càng tăng và được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận (Braun và Clarke, 2006, Hutchison và cộng sự, 2010, Nazmy, 2016) Nghiên cứu định tính là khâu quan trọng trong quy trình nghiên cứu của luận án

3.3.1 Quy trình thiết kế nghiên cứu định tính Để khám phá các nhân tố mới tác động mức độ CBTT tích hợp ảnh hưởng đến giá trị DN cũng như thực hiện hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam Quy trình nghiên cứu định tính được thiết kế thể hiện qua hình 3.2 như sau:

3.3.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Creswell và Clark (2017) cho rằng phương pháp chuyên gia thường được thực hiện khi ―lý thuyết không có để giải thích một quá trình, mô hình đã có nhưng việc kiểm định thực hiện trên mẫu của quần thể khác hay lý thuyết đã có nhưng chưa đầy đủ‖ Trên cơ sở bối cảnh nghiên cứu là các DNNY Việt Nam, luận án kế thừa một số nhân tố ở các nghiên cứu đồng thời khám phá một số nhân tố mới chưa được kiểm định ở các nghiên cứu trước, do đó, phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện Trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ phỏng vấn chuyên gia, tác giả so sánh, chọn lọc dữ liệu để từ đó ―nhận dạng các khái niệm, xây dựng các khái niệm và kết nối các khái niệm với nhau‖ (Strauss và Corbin, 1998)

3.3.2.1 Phương pháp chọn mẫu chuyên gia

Như đã trình bày, luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong giai đoạn nghiên cứu định tính nhằm khám phá nhân tố và hoàn thiện mô hình nghiên cứu do đó, cỡ mẫu chuyên gia được tác giả lựa chọn ― theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất có chủ đích ‖ (Tansey, 2009), là nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu với tiêu chí cơ bản là đáp ứng một số đặc tính đại diện cho đám đông nghiên cứu (Creswell và Clark, 2017) Theo đó, các chuyên gia trong nghiên cứu này là các thành phần có kiến thức sâu rộng về CBTT tích hợp (các giảng viên các trường đại

Hình 3 2: Quy trình nghiên cứu định tính

Phân tích dữ liệu định tính

Xác định các nhân tố

Mô hình nghiên cứu chính thức Mục tiêu nghiên cứu học), có tham gia trực tiếp vào quá trình lập BCTH, BCTN, BCPTBV trong các DNNY Việt Nam (giám đốc, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp) với các tiêu chí cụ thể sau:

- Có ít nhất 10 năm làm việc ở vị trí giám đốc, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp

- Có ít nhất 10 năm trong giảng dạy, nghiên cứu về kế toán

- Các cá nhân có bằng cử nhân trở lên, am hiểu về vấn đề nghiên cứu, đang giữ một trong các chức vụ giám đốc, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp

- Các giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên, đang nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực kế toán

Trên cơ sở các tiêu chí đề ra, tác giả tìm hiểu và liên hệ với với các chuyên gia, sau đó thực hiện các bước phỏng vấn theo kế hoạch đã đề ra

Quy trình phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia được tác giả thực hiện như sau: Đầu tiên, tác giả liên hệ với chuyên gia thứ nhất, tiến hành phỏng vấn nhằm thu thập các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu Sau đó, tác giả tiếp tục phỏng vấn với chuyên gia khác, số lượng chuyên gia được xác định khi đạt được điểm bão hòa, có nghĩa là khi ―thông tin thu thập không dẫn đến một chủ đề nào mới‖ so với thông tin trước đó (Silverman, 2019) Để khẳng định một lần nữa điểm bão hòa, tác giả lựa chọn và thảo luận thêm với một chuyên gia nữa, trong trường hợp không phát hiện thêm thông tin mới, quy trình chọn mẫu sẽ được ngừng lại

3.3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu định tính

Thời gian phỏng vấn chuyên gia được tác giả thực hiện từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022 Vì địa điểm làm việc cũng như đặc thù công việc của các chuyên gia là khác nhau, nên tác giả không thể thực hiện buổi phỏng vấn chung, thay vào đó tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với từng chuyên gia Việc phỏng vấn chuyên sâu giúp tác giả có thể khai thác sâu và rộng hơn các vấn đề nghiên cứu Đa số các chuyên gia yêu cầu tác giả phỏng vấn trực tiếp qua google meet, zalo vì thuận tiện hơn, hơn nữa do đang trong mùa dịch covid Đa số các chuyên gia đề nghị bảo mật thông tin, do đó, tác giả đã mã hóa thông tin khi trình bày ý kiến của các chuyên gia trong luận án

3.3.2.3 Công cụ thu thập dữ liệu định tính

Theo Silverman (2019), dạng bảng câu hỏi bán cấu trúc được cho là phù hợp nhất cho các cuộc phỏng vấn chuyên gia Bảng câu hỏi bán cấu trúc được xây dựng với các chủ đề, từ khóa rõ ràng và các câu hỏi đã thiết lập cho phép thực hiện đồng thời các yêu cầu và các thăm dò tiếp theo (Silverman, 2019) Theo cách này, có thể thấy bảng câu hỏi bán cấu trúc thể hiện sự kết hợp hữu ích giữa cấu trúc và tính linh hoạt, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để khám phá và đào sâu hơn các vấn đề nghiên cứu từ các chuyên gia Do đó, dạng bảng câu hỏi bán cấu trúc được luận án sử dụng để phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia Ban đầu, tác giả phỏng vấn các chuyên gia thông qua các câu hỏi ở dạng tổng quát, trên cơ sở các câu trả lời từ các chuyên gia, tác giả thực hiện điều chỉnh các câu hỏi cho phù hợp và đạt được mục tiêu nghiên cứu

Bảng câu hỏi bán cấu trúc được tác giả xây dựng gồm hai nội dung chính: nội dung thứ nhất, các thông tin chung về chuyên gia được phỏng vấn; nội dung hai, các câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu Bảng câu hỏi khảo sát chuyên gia được thể hiện ở phụ lục 5

3.3.2.4 Phân tích dữ liệu định tính

Tác giả phân tích dữ liệu định tính theo 3 bước, gồm (1) Mô tả dữ liệu; (2) Phân loại dữ liệu; (3) Kết nối dữ liệu

(1) Mô tả dữ liệu: Thông qua phỏng vấn, các câu trả lời, các quan điểm của các chuyên gia được ghi nhận dưới dạng dữ liệu thô Sau đó, tác giả biên tập lại ý kiến của các chuyên gia để dữ liệu trở nên rõ ràng hơn

(2) Phân loại dữ liệu: Trên cơ sở dữ liệu thu thập ở bước mô tả dữ liệu, tác giả phân loại, sắp xếp các dữ liệu thành từng nhóm với những đặc tính giống nhau, sau đó đối sánh chúng với nhau làm cơ sở để xây dựng các khái niệm nghiên cứu Các khái niệm nghiên cứu được hình thành tương ứng với các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp ảnh hưởng giá trị DN tại các DNNY Việt Nam

(3) Kết nối dữ liệu: Sau bước mô tả dữ liệu, phân loại dữ liệu, tác giả thực hiện việc tổng hợp, kết nối và chọn lọc các khái niệm nghiên cứu hình thành một hệ thống các khái niệm nghiên cứu có logic nhằm giải thích và dự báo về mô hình các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp ảnh hưởng giá trị DN tại các DNNY

Mô hình nghiên cứu chính thức được xây dựng sau bước nghiên cứu định tính, sẽ được tác giả kiểm định qua nghiên cứu định lượng, từ đó khẳng định giá trị của mô hình nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu định tính

Trên cơ sở các lý thuyết nền, tổng quan nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu mô hình nghiên cứu ban đầu về các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp ảnh hưởng đến giá trị DN được luận án xây dựng Tiếp theo, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính với việc phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia, qua đó, khám phá nhân tố mới, xây dựng và hiệu chỉnh các thang đo, đồng thời khẳng định tính phù hợp của mô hình nghiên cứu với bối cảnh nghiên cứu là các DNNY tại Việt Nam Với kết quả đạt được của nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức

Việc phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia được thực hiện hiện thông qua bảng câu hỏi bán cấu trúc để có thể đào sâu hơn kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia Ban đầu, tác giả dự định phỏng vấn chuyên sâu khoảng 12 chuyên gia vì thông thường cỡ mẫu chuyên gia phù hợp là khoảng từ 6 đến 12 người (Guest và cộng sự, 2006), tuy nhiên, phỏng vấn đến chuyên gia thứ 9 thì không có ý kiến nào khác, tác giả tiếp tục chọn thêm 1 chuyên gia, kết quả tương tự, do đó, việc thảo luận dừng lại Danh sách các chuyên gia thể hiện qua phụ lục 7 Vì liên quan đến tính bảo mật thông tin được yêu cầu từ các chuyên gia, tác giả mã hóa tên các chuyên gia bằng các ký hiệu để trình bày ý kiến của các chuyên gia trong phụ lục 8 Kết quả trả lời cho các câu hỏi từ các chuyên gia được tác giả tổng hợp, khái quát như sau:

Ngoài các nhân tố đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu trước như cổ đông lớn, ĐBTC và cạnh tranh ngành, các chuyên gia đồng ý bổ sung thêm nhân tố CLKD Các chuyên gia cho rằng CLKD là một trong những đặc điểm của DN, là yếu tố quan trọng quyết định hành động của DN, bao gồm cả hành động về CBTT

Lý thuyết như lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu có thể được sử dụng để giải thích cho các mối quan hệ này

Về việc nên sử dụng quan điểm chiến lược nào, các chuyên gia cho rằng hiện nay có hai quan điểm phổ biến về chiến lược, chiến lược của Miles và Snow (1978) và chiến lược của Porter (1980, 1985) Nhiều chuyên gia đồng ý dựa vào lý thuyết chiến lược của Porter (1980, 1985) để xem xét sự tác động của CLKD tại DN tác động như thế nào đến CBTT tích hợp Các chuyên gia cho rằng chiến lược của Porter phần lớn là nhất quán với hầu hết các loại hình chiến lược và là một loại hình được sử dụng rộng rãi từ nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới Hơn nữa, nếu luận án thu thập dữ liệu thứ cấp thì nên sử dụng CLKD theo lý thuyết của Porter vì thang đo này đã được xây dựng từ nhiều nghiên cứu trước đó Theo đó, CLKD, mà cụ thể là CLDĐCP và CLKBH theo Porter (1980) được đưa vào mô hình nghiên cứu Tuy vậy, theo Porter (1980) một DN khó thành công khi thực hiện cùng một lúc nhiều chiến lược Hơn nữa trên thực tế, ít có DN thực hiện đồng thời CLDĐCP và CLKBH cùng một thời điểm, do đó, tác giả kiểm định hai chiến lược qua hai mô hình nghiên cứu

Về vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc nhóm áp lực của các bên liên quan và CLKD với giá trị DN, các chuyên gia cho rằng trên cơ sở các mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc nhóm áp lực của các bên liên quan và CLKD với mức độ CBTT tích hợp và mối quan hệ giữa CBTT tích hợp và giá trị DN, vai trò trung gian của CBTT tích hợp cần được kiểm định Đây là điểm mới của luận án, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn

Kết quả phỏng vấn chuyên gia là cơ sở để tác giả đưa ra hai mô hình nghiên cứu chính thức: Mô hình 1: gồm 1 biến trung gian là CBTT tích hợp; 1 biến phụ thuộc là giá trị DN và 4 biến độc lập, cụ thể: (1) Cổ đông lớn; (2) ĐBTC; (3) Cạnh tranh ngành;

(4) CLDĐCP; Mô hình 2: gồm 1 biến trung gian là CBTT tích hợp; 1 biến phụ thuộc là giá trị DN và 4 biến độc lập, cụ thể: (1) Cổ đông lớn; (2) ĐBTC; (3) Cạnh tranh ngành;

Bảng 4 1: Kết quả tổng hợp phỏng vấn chuyên gia

Kết quả câu hỏi về mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc nhóm áp lực các bên liên quan và mức độ CBTT tích hợp

- 10/10 chuyên gia đồng ý với ý kiến ―cổ đông lớn là người có lợi ích cũng như quyền hạn lớn đối với các hoạt động của DN, với các lợi ích mà CBTT mang lại, họ sẽ thúc đẩy DN làm tốt hơn vấn đề này‖

- Về nhân tố ĐBTC, 8/10 chuyên gia cho rằng ―ngân hàng, các tổ chức tài chính là những đối tác cần thông tin nhiều từ DN để thẩm định cho vay‖, tuy nhiên, 2/10 chuyên gia cho rằng thực tế có thể ―các ngân hàng cần thông tin khác mà không phải là những thông tin như báo cáo theo IIRF‖ hay ―thông tin phi tài chính không quan trọng đối với các nhà cung cấp vốn‖

- 8/10 chuyên gia nhận định ―cạnh tranh là một trong những động lực để DN chú trọng CBTT tự nguyện, đặc biệt trong bối cảnh CBTT phát triển và có thể được thực hiện qua nhiều kênh như hiện nay‖ CBTT sẽ có ―vai trò quảng bá‖ cũng như

―ngăn chặn những thông tin không chính thống‖

- 2/10 chuyên gia lo ngại ―CBTT quá chi tiết như hướng dẫn của IIRF là rào cản; ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh‖

- Vì lĩnh vực nghiên cứu của luận án là CBTT tự nguyện, do đó, 10/10 chuyên gia đồng ý có thể không đề cập đến nhân tố đại diện cho thể chế Các bên liên quan khác như nhân viên, khách hàng cũng được các chuyên gia đồng ý không đưa vào mô hình nghiên cứu vì theo các chuyên gia ―trên thực tế, tại Việt Nam, vai trò của nhân viên, khách hàng trong việc CBTT tự nguyện của DN là không đáng kể‖

Kết quả câu hỏi về mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc nhóm áp lực các bên liên quan đến giá trị DN

- 9/10 chuyên gia cho rằng ―cổ đông lớn được hưởng nhiều lợi ích nếu DN hoạt động hiệu quả, chính vì vậy, với nhiệm vụ và quyền hạn của mình họ sẽ tham gia kiểm soát DN nhiều hơn để giảm thiểu sự thiếu trách nhiệm trong quản lý, sự yếu kém trong quản lý, qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, theo đó, làm tăng giá trị DN‖

- 1/10 chuyên gia nhận định: ―Mặc dù hiện nay quyền hạn của các cổ đông khá lớn, tuy vậy, chuyên gia lo sợ các cổ đông không có nhiều kinh nghiệm để kiểm soát hoạt động của DN‖

- 10/10 chuyên gia cho rằng: ―Những DN có tỷ lệ nợ cao thường gặp không ít khó khăn để huy động vốn, do đó, ảnh hưởng không tốt đến giá trị DN‖

- 7/10 chuyên gia nhận thấy ―trong môi trường cạnh tranh, các DN phải làm việc hiệu quả hơn để tránh sự đào thải‖ Tuy vậy, 3/10 chuyên gia cho rằng cạnh tranh có thể dẫn đến ―tranh giành thị phần, lợi nhuận nên giảm hiệu quả hoạt động, do đó, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị DN‖

Kết quả câu hỏi về mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc nhóm CLKD và mức độ CBTT tích hợp

Mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu

4.2.1 Mô hình nghiên cứu chính thức

Kết quả phỏng vấn chuyên gia là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức Theo đó, mô hình nghiên cứu chính thức của luận án gồm hai mô hình nghiên cứu: Mô hình 1: gồm một biến trung gian là CBTT tích hợp; một biến phụ thuộc là giá trị DN và bốn biến độc lập, cụ thể: (1) Cổ đông lớn; (2) ĐBTC; (3)

Cạnh tranh ngành; (4) CLDĐCP; Mô hình 2: gồm một biến trung gian là CBTT tích hợp; một biến phụ thuộc là giá trị DN và bốn biến độc lập, cụ thể: (1) Cổ đông lớn; (2) ĐBTC; (3) Cạnh tranh ngành; (4) CLKBH Hai mô hình nghiên cứu chính thức thể hiện qua qua hình 4.1 và 4.2

4.2.2.Các giả thuyết nghiên cứu

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với mô hình nghiên cứu ban đầu, theo đó, các giả thuyết nghiên cứu của hai mô hình nghiên cứu chính thức được tác giả tổng hợp qua bảng 4 2

Giả thuyết Nội dung Nguồn tài liệu kế thừa

1 H1 CBTT tích hợp ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị DN

Lee và Yeo (2015), Buallay và cộng sự

2 H2 Cổ đông lớn tác động cùng chiều đến mức độ CBTT tích hợp

3 H3 Cổ đông lớn tác động cùng chiều đến giá trị DN

Thanatawee (2014); Lozano và cộng sự (2016); Kansil và Singh,

4 H4 Cổ đông lớn tác động cùng chiều đến giá trị DN thông qua CBTT tích hợp

5 H5 ĐBTC tác động cùng chiều đến mức độ

Lai và cộng sự (2014), Ghani và cộng sự (2018)

6 H6 ĐBTC tác động ngược chiều đến giá trị

Myers (1977) Aggarwal và Zhao (2007), Ishari và Abeyrathna (2016), Cheryta (2017), Dutta và cộng sự (2018)

7 H7 ĐBTC tác động cùng chiều đến giá trị Tự xây dựng Bảng 4 2: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của hai mô hình nghiên cứu chính thức

DN thông qua CBTT tích hợp

8 H8 Cạnh tranh ngành tác động cùng chiều đến mức độ CBTT tích hợp

Frias‐Aceituno và cộng sự (2014)

9 H9 Cạnh tranh ngành tác động cùng chiều đến giá trị DN

Nickell (1996), Januszewski và cộng sự

10 H10 Cạnh tranh ngành tác động cùng chiều đến giá trị DN thông qua CBTT tích hợp

11 H11.1 CLDĐCP tác động ngược chiều đến mức độ CBTT tích hợp

12 H11.2 CLKBH tác động cùng chiều đến mức độ CBTT tích hợp

13 H12.1 CLDĐCP tác động cùng chiều đến giá trị DN

14 H12.2 CLKBH tác động cùng chiều đến giá trị

15 H13.1 CLDĐCP tác động ngược chiều đến giá trị DN thông qua CBTT tích hợp

16 H13.2 CLKBH tác động cùng chiều đến giá trị

DN thông qua CBTT tích hợp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả nghiên cứu định lƣợng

4.3.1 Kết quả mức độ CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam

Kết quả về mức độ CBTT tích hợp chi tiết từng nhóm thông tin của các DNNY Việt Nam dựa trên danh mục kiểm tra đã xây dựng theo IIRC (2021) được trình bày qua bảng 4.3

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT tích hợp tăng qua các năm nhưng không thật sự đáng kể, cụ thể năm 2018 là 55,62%, năm 2019 là 56,61%, năm 2020 là 57,00%, năm 2021 là 57,47, năm 2022 là 57,97% Mức độ CBTT tích hợp trung bình là 56,68% Sự ra đời của Thông tư số 155/2015/TT-BTC được xem là cột mốc nâng cao chất lượng CBTT, đặc biệt là chất lượng CBTT về quản trị, môi trường, xã hội Sau hơn bảy năm thực hiện, tình hình báo cáo bền vững của các

DN đã dần đi vào ổn định (Ngô Quang Tuấn, 2021), điều này càng đúng với các DNNY trong nghiên cứu này vì đây là các DN có quy mô lớn, rất chú trọng đến việc CBTT, rất nhiều các DN tham gia và đạt giải nhiều năm liền các cuộc thi BCTN do UBCK tổ chức như CTCP Sữa Việt Nam (VNM), Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Tập đoàn Vingroup (VIC), … Theo đó, nếu chỉ xem xét sự tồn tại hay không của các tiêu chí mà không đánh giá chất lượng sẽ không thấy rõ sự khác biệt của các DN qua các năm Kết quả nghiên cứu phù hợp với đánh giá của Hội đồng bình chọn về BCTN của các DNNY qua cuộc thi bình chọn BCTN năm 2022 do Vietnam Listed Company Awards – VLCA tổ chức, số liệu thống kê điểm trung bình BCTN của các DNNY từ Hội đồng bình chọn từ năm 2019 đến 2022 lần lượt là 54,54, 51,31, 56,42, 53,32, qua đó, có thể thấy không có sự chênh lệch nhiều về thông tin công bố giữa các năm (Hội đồng bình chọn, 2020)

Kết quả nghiên cứu cho thấy các DNNY Việt Nam CBTT tương đối đồng đều ở các nội dung, nội dung công bố cao có thể kể đến sự quản trị (66,9%), tổng quan về tổ chức và môi trường bên ngoài (61,49 %), triển vọng (58,81%), rủi ro và cơ hội (57,60%) Nội dung công bố thấp hơn có thể kể đến như hiệu suất (49,10%) Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2021) khi xem xét mức độ CBTT tích hợp của 200 DNNY Việt Nam vào năm 2017 với ba nội dung được công bố nhiều nhất, gồm sự quản trị (69%), rủi ro và cơ hội (58%), nội dung công bố thấp là hiệu suất (12%) Đối với nội dung thứ nhất, CBTT tổng quan về tổ chức và môi trường bên ngoài: Việc công bố 13 nội dung trong danh mục giúp DN trả lời câu hỏi DN làm gì và hoạt động trong hoàn cảnh nào? Hầu hết các DN đều công bố số lượng nhân viên, cơ cấu hoạt động và thị trường chính cũng như cơ cấu sở hữu và vấn đề điều hành Rất ít các DN trình bày về yếu tố chính trị (13,6%) Đối với nội dung thứ hai, sự quản trị: Thông qua việc công bố 5 nội dung trong danh mục, DN sẽ trả lời được câu hỏi cơ cấu quản trị của tổ chức hỗ trợ khả năng tạo ra giá trị trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn như thế nào Hầu hết các

DN đều công bố cơ cấu lãnh đạo của tổ chức, kinh nghiệm và kỹ năng của HĐQT Tuy vậy, chỉ có 31,58% thực hiện các hành động để theo dõi định hướng chiến lược Đối với nội dung thứ ba, mô hình kinh doanh: Nội dung này thể hiện mô hình kinh doanh của tổ chức là gì Theo đó, các DN trình bày một số yếu tố đầu vào như vốn con người (29,39%), vốn tự nhiên (45,32%), vốn tài chính (11,99%), các nguồn vốn khác như vốn sở hữu trí tuệ, vốn xã hội và quan hệ công chúng không được trình bày trong mô hình kinh doanh Rất ít các DN trình bày sản phẩm phụ và chất thải một cách riêng biệt (17,54%), tuy nhiên, các DN lồng ghép vấn đề này khi trình bày nội dung kết quả đầu ra tác động xã hội và môi trường, thông tin công bố về tác động đến xã hội và môi trường chiếm tỷ lệ khá cao 86,26%, việc CBTT như vậy phần nào đáp ứng các quy định tại thông tư số 155/2015/TT – BTC, thông tư số 96/2020/TT – BTC Đối với nội dung thứ tư, rủi ro và cơ hội: Thông qua nội dung này DN trả lời câu hỏi những rủi ro và cơ hội cụ thể nào ảnh hưởng đến khả năng tạo ra giá trị của tổ chức và tổ chức đang giải quyết chúng như thế nào? Nhiều DN trình bày các rủi ro có thể xảy ra (88,30%), tuy nhiên, chỉ 49,42% các DN trình bày các cơ hội của

DN Nguyên nhân có thể là do DN không muốn CBTT về cơ hội để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế cạnh tranh Mặt khác, DN đưa ra các yếu tố rủi ro một cách thận trọng nhằm mục đích giúp các bên liên quan cân nhắc trong các quyết định, điều này phần nào tạo nên sự minh bạch thông tin cho DN (Nguyen và cộng sự, 2021)

Nội dung thứ năm, chiến lược và phân bổ nguồn lực: Nội dung này giúp DN trả lời câu hỏi: DN muốn đi đến đâu và làm thế nào để đạt được điều đó? Khi trình bày các mục tiêu chiến lược, nhiều DN đưa ra khung thời gian cụ thể (59,8%), một số DN có trình bày mục tiêu chiến lược nhưng không gắn liền khung thời gian (29,68%) Không nhiều DN trình bày kế hoạch phân bổ nguồn lực để thực hiện chiến lược của mình (38,16%)

Nội dung thứ sáu, hiệu suất: DN sẽ trả lời được câu hỏi DN đã đạt được các mục tiêu chiến lược trong giai đoạn này ở mức độ nào? Nhiều DN trình bày KPI với các biện pháp tài chính (67,98%) và mối liên hệ giữa hiệu suất trong quá khứ và hiện tại (73,68%) Việc trình bày KPI kết hợp các biện pháp tài chính với các thành phần khác (ví dụ: tỷ lệ phát thải khí nhà kính trên doanh số bán hàng) cũng tăng lên nhưng không đáng kể, có giá trị trung bình là 44,59% Rất ít DN trình bày ý nghĩa tài chính của các tác động đáng kể đối với các nguồn vốn khác và các mối quan hệ nhân quả khác 25%

Nội dung thứ bảy, triển vọng của DN: Nội dung này thể hiện những thách thức và sự không chắc chắn nào mà DN có thể gặp phải khi theo đuổi chiến lược của mình Các DN cũng đã chú trọng trình bày các kỳ vọng về tương lai hoặc những điều không chắc chắn (52,92%), tuy nhiên, không nhiều các thảo luận về các giả định liên quan đến những dự báo đó (28,95%)

Nội dung thứ tám, cơ sở chuẩn bị và trình bày: Nội dung này đưa ra căn cứ nhằm giúp DN xác định những vấn đề cần đưa vào báo cáo và những vấn đề đó được định lượng hoặc đánh giá như thế nào Hầu hết các DN đều nêu ra các căn cứ pháp lý để lập BCTC, tuy nhiên, không có DN nào mô tả về quy trình được sử dụng để xác định các vấn đề trọng yếu cần đưa vào báo cáo

Bảng 4 3: Kết quả về CBTT chi tiết theo IIRF (2021) của các DNNY Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Trung bình qua các năm

(1) Tổng quan về tổ chức và môi trường bên ngoài (G1: 13 mục)

1 Tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn 114 66,67 118 69,01 118 69,01 118 69,01 118 69,01 68,42

2 Giải thích chung về văn hóa tổ chức, đạo đức hoặc các giá trị 130 76,02 130 76,02 132 77,19 131 76,61 132 77,19 76,46

3 Cơ cấu sở hữu và vấn đề điều hành 157 91,81 157 91,81 157 91,81 156 91,23 157 91,81 91,67

4 Các hoạt động và thị trường chính 161 94,15 162 94,74 162 94,74 161 94,15 161 94,15 94,44

5 Bối cảnh cạnh tranh và khả năng định vị thị trường 136 79,53 137 80,12 137 80,12 137 80,12 137 80,12 79,97

6 Vị trí trong chuỗi giá trị 68 39,77 69 40,35 69 40,35 72 42,11 71 41,52 40,64

8 Các quốc gia mà tổ chức hoạt động 58 33,92 58 33,92 58 33,92 58 33,92 58 33,92 33,92

9 Các yếu tố pháp lý 118 69,01 118 69,01 121 70,76 122 71,35 122 71,35 70,03

10 Các yếu tố chính trị 56 32,75 57 33,33 54 31,58 59 34,50 61 35,67 33,04

13 Các bên liên quan chủ chốt 55 32,16 56 32,75 56 32,75 58 33,92 60 35,09 32,89

1 Cơ cấu lãnh đạo của tổ chức 163 95,32 165 96,49 165 96,49 165 96,49 167 97,66 96,20

2 Kinh nghiệm hoặc kỹ năng HĐQT 163 95,32 164 95,91 165 96,49 164 95,91 165 96,49 95,91

3 Các hành động được thực hiện để theo dõi chiến lược 52 30,41 53 30,99 53 30,99 58 33,92 61 35,67 31,58

4 Các giá trị văn hóa và đạo đức trong việc sử dụng và tác động lên vốn, mối quan hệ với các bên liên quan 86 50,29 85 49,71 87 50,88 86 50,29 86 50,29 50,29

5 Chính sách và kế hoạch bồi thường 101 59,06 104 60,82 104 60,82 105 61,40 108 63,16 60,53

(3) Mô hình kinh doanh (G3:21 mục)

1 Các yếu tố đầu vào (6 loại vốn)

2 Sự khác biệt hoá sản phẩm 80 46,78 83 48,54 81 47,37 85 49,71 93 54,39 48,10

4 Kênh phân phối và tiếp thị 102 59,65 142 83,04 143 83,63 144 84,21 145 84,80 77,63

5 Dịch vụ sau bán hàng 145 84,80 119 69,59 119 69,59 120 70,18 119 69,59 73,54

6 Cách thức tổ chức tiếp cận nhu cầu đổi mới 115 67,25 127 74,27 127 74,27 129 75,44 129 75,44 72,81

7 Sản phẩm và dịch vụ chính 125 73,10 155 90,64 155 90,64 155 90,64 155 90,64 86,26

8 Sản phẩm phụ và chất thải 30 17,54 30 17,54 30 17,54 30 17,54 30 17,54 17,54

10 Danh tiếng của tổ chức 98 57,31 99 57,89 101 59,06 99 57,89 98 57,31 58,04

12 Sự hài lòng của khách hàng 103 60,23 101 59,06 103 60,23 102 59,65 104 60,82 59,80

13 Lòng trung thành đối với thương hiệu 145 84,80 143 83,63 145 84,80 147 85,96 148 86,55 84,80

14 Kết quả đầu ra tác động xã hội và môi trường 143 83,63 149 87,13 148 86,55 150 87,72 150 87,72 86,26

15 Kết quả tích cực (nghĩa là những kết quả dẫn đến tăng vốn ròng và do đó, tạo ra giá trị) 148 86,55 148 86,55 148 86,55 152 88,89 153 89,47 87,13

16 Kết quả tiêu cực (tức là những kết quả dẫn đến giảm vốn ròng và do đó, 36 21,05 36 21,05 36 21,05 36 21,05 37 21,64 21,05 làm xói mòn giá trị)

(4) Cơ hội và rủi ro (G4: 3 mục)

1 Rủi ro bên trong hoặc bên ngoài 150 87,72 150 87,72 152 88,89 152 88,89 152 88,89 88,30

2 Cơ hội bên trong hoặc bên ngoài 80 46,78 84 49,12 87 50,88 87 50,88 96 56,14 49,42

3 Các biện pháp của tổ chức để giải quyết các vấn đề liên quan đến rủi ro và cơ hội 60 35,09 60 35,09 60 35,09 60 35,09 60 35,09 35,09

(5) Chiến lƣợc và phân bổ nguồn lực

1 Các mục tiêu chiến lược (không có khung thời gian) 50 29,24 50 29,24 51 29,82 52 30,41 52 30,41 29,68

2 Các mục tiêu chiến lược (có khung thời gian) 102 59,65 102 59,65 102 59,65 103 60,23 104 60,82 59,80

3 Các chiến lược tổ chức đã đạt được và dự định thực hiện 101 59,06 102 59,65 102 59,65 108 63,16 108 63,16 60,38

4 Kế hoạch phân bổ nguồn lực để thực hiện chiến lược 64 37,43 64 37,43 65 38,01 68 39,77 68 39,77 38,16

5 Hiểu biết về khả năng của tổ chức trong việc thích ứng với sự thay đổi để 78 45,61 79 46,20 79 46,20 81 47,37 81 47,37 46,35 đạt được mục tiêu

6 Đo lường thành tích và kết quả mục tiêu 125 73,10 126 73,68 127 74,27 128 74,85 128 74,85 73,98

1 KPI trình bày các biện pháp tài chính 116 67,84 115 67,25 117 68,42 117 68,42 117 68,42 67,98

2 KPI kết hợp các biện pháp tài chính với các thành phần khác (ví dụ: tỷ lệ phát thải khí nhà kính trên doanh số bán hàng) 74 43,27 75 43,86 78 45,61 78 45,61 79 46,20 44,59

3 Giải thích ý nghĩa tài chính của các tác động đáng kể đối với các nguồn vốn khác và các mối quan hệ nhân quả khác 42 24,56 43 25,15 43 25,15 43 25,15 43 25,15 25,00

4 Mối liên hệ giữa hiệu suất trong quá khứ và hiện tại 126 73,68 126 73,68 127 74,27 125 73,10 127 74,27 73,68

5 So sánh kết quả đạt được với các mục tiêu đã đề ra 142 83,04 141 82,46 144 84,21 143 83,63 144 84,21 83,33

1 Kỳ vọng về tương lai hoặc giải thích về những điều không chắc chắn 90 52,63 90 0,53 90 0,53 92 0,54 94 0,55 52,92

3 Các giả định liên quan đến những dự báo đó 49 28,65 48 0,28 49 0,29 52 0,30 54 0,32 28,95

4 Mối liên hệ giữa hiệu suất hiện tại và triển vọng của tổ chức 143 83,63 143 83,63 147 85,96 146 85,38 148 86,55 84,65

(8) Cơ sở chuẩn bị và trình bày (G8: 2 mục)

1 Mô tả ngắn gọn về quy trình được sử dụng để xác định các vấn đề trọng yếu cần đưa vào báo cáo 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0,00

2 Phạm vi, ranh giới, chu kỳ báo cáo 171 100,00 171 100,00 171 100,00 171 100,00 171 100,00 100,00

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.3.2 Mẫu và thống kê mô tả

Số lượng mẫu chính thức để thực hiện nghiên cứu là 171 DNNY Việt Nam (ngoại trừ các tổ chức tín dụng) trong giai đoạn 2018 - 2022 Số lượng DN trong mẫu không phải là toàn bộ các DNNY tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại, tuy nhiên, các DN được lựa chọn là các DN có vốn hoá lớn với đầy đủ các ngành nghề (ngoại trừ các tổ chức tín dụng), do đó, phần nào đại diện cho tổng thể các ngành nghề kinh doanh theo GICS Chi tiết số lượng các DN trong mẫu được thể hiện qua bảng 4.4

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả thống kê mẫu cho thấy số lượng DN trong ngành nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ cao nhất 15,79%, tiếp theo đó, là ngành bất động sản chiếm tỷ lệ 14,62%, ngành tiêu dùng chiếm tỷ lệ 14,04%, ngành công nghệ thông tin chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,75% Kết quả thống kê mô tả được trình bày trong bảng 4.5

STT Ngành nghề hoạt động Số lƣợng DN Tỷ lệ (%)

5 Hàng tiêu dùng thiết yếu 23 13,45

Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm STATA 16

Ghi chú: SHARE: Cổ đông lớn; CREDI: Đòn bẩy tài chính; COMP: Cạnh tranh; STRAT_P: Chiến lược dẫn đầu chi phí; STRAT_D: Chiến lược khác biệt hoá; IR: Mức độ CBTT tích hợp; EV: Giá trị DN

Kết quả phân tích thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình theo bảng 4.5:

Cổ đông lớn (SHARE): Kết quả thống kê mô tả cho thấy giá trị trung bình là 54,22%, CTCP Gemadept (mã chứng khoán GMD) là DN có tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn thấp nhất là 6,88% (theo số liệu BCTN năm 2021), DN có tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn cao nhất đạt 99,76% là DN cổ phần Đầu tư Cầu đường CII (mã chứng khoán LGC - theo số liệu BCTN năm 2022) Tỷ lệ sở hữu bình quân của các cổ đông lớn của các DN là không nhỏ, không có DN nào không có cổ đông lớn Đòn bẩy tài chính (CREDI): Tỷ lệ nợ của các DN so với vốn chủ sở hữu có giá trị trung bình là 1,28, DN có tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu bé nhất là CTCP Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang (mã chứng khoán SKG) với tỷ lệ nợ 0,016 (số liệu lấy từ BCTC của DN năm 2020), CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã chứng khoán HBC) có tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu lớn nhất là 8,43 (số liệu lấy từ BCTC của DN năm 2022) Cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình của các DNNY Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 là không cao

Bảng 4 5: Thống kê cơ bản mô tả các biến trong mô hình

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Quan sát

Cạnh tranh ngành (COMP): Kết quả trên cho thấy cạnh tranh ngành có giá trị trung bình là 0,0548, bé nhất 0,00006 thuộc ngành công nghiệp, lớn nhất là 0,2369 thuộc về ngành bất động sản Với giá trị trung bình này, có thể nói trạng thái thị trường có sự cạnh tranh cao (0,01

Ngày đăng: 07/08/2024, 09:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 2: Nguyên tắc hướng dẫn áp dụng CBTT tích hợp (2021) - Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
Bảng 2. 2: Nguyên tắc hướng dẫn áp dụng CBTT tích hợp (2021) (Trang 61)
Bảng 3. 2: Thang đo khái niệm ĐBTC - Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
Bảng 3. 2: Thang đo khái niệm ĐBTC (Trang 107)
Bảng 3. 3: Thang đo khái niệm cạnh tranh ngành - Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
Bảng 3. 3: Thang đo khái niệm cạnh tranh ngành (Trang 108)
Bảng 3. 5: Thang đo khái niệm CLKBH - Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
Bảng 3. 5: Thang đo khái niệm CLKBH (Trang 109)
Bảng 3. 6: Thang đo khái niệm giá trị DN - Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
Bảng 3. 6: Thang đo khái niệm giá trị DN (Trang 110)
Hình  nghiên  cứu:  Mô  hình  1:  gồm  một  biến  trung  gian  là  CBTT  tích hợp;  một  biến - Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
nh nghiên cứu: Mô hình 1: gồm một biến trung gian là CBTT tích hợp; một biến (Trang 133)
Bảng 4. 3: Kết quả về CBTT chi tiết theo IIRF (2021) của các DNNY Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 - Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
Bảng 4. 3: Kết quả về CBTT chi tiết theo IIRF (2021) của các DNNY Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 (Trang 139)
Bảng 4. 4: Thống kê mẫu - Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
Bảng 4. 4: Thống kê mẫu (Trang 145)
Bảng 4. 5: Thống kê cơ bản mô tả các biến trong mô hình - Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
Bảng 4. 5: Thống kê cơ bản mô tả các biến trong mô hình (Trang 146)
Bảng 4. 6: Phân tích tương quan các biến - Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
Bảng 4. 6: Phân tích tương quan các biến (Trang 148)
Bảng 4. 7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu - Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
Bảng 4. 7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu (Trang 150)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w