Hình 1 bên dưới là phiên bản ''''đơn giản hóa'''' của cơcấu tổ chức WeWork mà công ty đã nộp cho Bản cáo bạch IPO vào tháng 8 năm 2019.Cấu trúc này không thể hiện rõ ràng cách tổ chức của doan
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
TIỂU LUẬN KHOA HỌC QUẢN LÝ
CHỦ ĐỀ:
NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA
WEWORK
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS.TRẦN VĂN TẤN
HỌC VIÊN : LÊ QUÝ HUY HOÀNG
LỚP : DAHN2212
MSHV : 2212057
HÀ NỘI – 1/2024
1
Trang 2TIỂU LUẬN
KHOA HỌC QUẢN LÝ
CHỦ ĐỀ:
NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA
WEWORK
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS.TRẦN VĂN TẤN
HỌC VIÊN : LÊ QUÝ HUY HOÀNG
LỚP : DAHN2212
MSHV : 2212057
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1 Sơ lược về Công ty Wework 2
1.1 Giới thiệu chung về WeWork 2
1.2 Cơ cấu tổ chức WeWork 2
1.3 Lịch sử hình thành WeWork và Nhà sáng lập 3
2 Thành công ban đầu và sự tăng trưởng nhanh chóng của WeWork 4
2.1 Sự phát triển nhanh chóng của WeWork 4
2.2 Các đối tác chiến lược và nhà đầu tư của WeWork 5
3 Sự sụp đổ của WeWork 7
3.1 Thách thức và khó khăn 7
3.2 Quản lý nội bộ 7
3.3 Sự thất bại và hậu quả 8
4 Các chỉ dấu sụp đổ của WeWork 9
4.1 Các chỉ dấu liên quan đến hội đồng quản trị 9
4.2 Các chỉ dấu liên quan đến quản lý vận hành doanh nghiệp 10
4.4 Các chỉ dấu liên quan đến tài chính 11
5 Kết luận và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNHY Hình 1 Cơ cấu tổ chức Wework trước sự thất bại IPO 2019 3
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tên đề tài
Nghiên cứu và phân tích nguyên nhân thất bại của WeWork
2 Lý do lựa chọn đề tài
Quản lý là yếu tố cần thiết, có tính phổ cập cho mọi tổ chức Quản lý là một nghề với nhiều thách thức và phần thưởng, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công của tổ chức [1] Nhằm hiểu rõ hơn về khoa học quản lý trong doanh nghiệp, thì nghiên cứu những thất bại của các công ty, tập đoàn lớn là hết sức cần thiết WeWork từng là một trong những startup nổi bật và được đánh giá cao, nhưng sau đó lại gặp nhiều khó khăn
và thất bại Nghiên cứu về nguyên nhân của sự thất bại này có thể mang lại nhiều kinh nghiệm học hỏi, giúp bạn hiểu rõ hơn về những thách thức mà các doanh nghiệp lớn
có thể phải đối mặt trong quản trị doanh nghiệp
3 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng công ty khởi nghiệp Wework để hiểu rõ về khoa học quản lý, các chỉ dấu trục trặc trong quản trị doanh nghiệp và bài học rút ra từ sự phá sản công ty WeWork
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị doanh nghiệp WeWork, các chỉ dấu trục trặc trong quản trị doanh nghiệp của WeWork
- Phạm vi nghiên cứu:
a Tổng thể công ty Wework
b Nhà quản lý công ty WeWork
c Phương thức quản trị doanh nghiệp WeWork
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
Trang 51 Sơ lược về Công ty Wework
1.1 Giới thiệu chung về WeWork
- WeWork.Inc là nhà cung cấp không gian làm việc chung "co-working space", bao gồm không gian chia sẻ vật lý và ảo, có trụ sở chính tại Thành phố New York Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, công ty vận hành không gian rộng 4.080.000 m2, bao gồm 1.700.000 m2 tại Hoa Kỳ và Canada, tại 779 địa điểm ở 39 quốc gia và có 547.000 thành viên, với thời hạn cam kết bình quân là 19 tháng.[3]
- Tên công ty: WeWork Inc [3]
- Địa chỉ trụ sở: Tower 49, thành phố New York, Mỹ [3]
- Người đại diện theo pháp luật hiện tại: David Tolley (Giám đốc điều hành), Daniel Hurwitz (chủ tịch) [3]
- Nhà sáng lập (điều hành cho đến năm 2019): Adam Neumann, Miguel McKelvey
- Ngành nghề kinh doanh chính: Bất động sản cho thuê [3]
1.2 Cơ cấu tổ chức WeWork
Dưới sự lãnh đạo của người đồng sáng lập và cựu CEO Adam Neumann, cơ cấu tổ chức của WeWork rất phức tạp Hình 1 bên dưới là phiên bản 'đơn giản hóa' của cơ cấu tổ chức WeWork mà công ty đã nộp cho Bản cáo bạch IPO vào tháng 8 năm 2019 Cấu trúc này không thể hiện rõ ràng cách tổ chức của doanh nghiệp từ quan điểm ai báo cáo cho ai Nó cũng không chỉ ra rõ ràng luồng thông tin, một thành phần thiết yếu của một cơ cấu tổ chức tốt ([2], tr.1)
Trang 6Hình 1 Cơ cấu tổ chức Wework trước sự thất bại IPO 2019
1.3 Lịch sử hình thành WeWork và Nhà sáng lập
Adam Neumann đến thành phố New York năm 2001, sau khi hoàn thành nghĩa vụ trong quân đội Israel Ban đầu, anh thành lập một công ty tên là Krawlers, chuyên bán quần áo có đệm đầu gối cho trẻ sơ sinh đã biết bò Khi đó, Neumann làm việc trong cùng toà nhà với kiến trúc sư Miguel McKelvey, người đồng sáng lập WeWork vào năm 2010
WeWork, có nguồn gốc từ Green Desk, ra đời vào năm 2008 khi Adam Neumann và Miguel McKelvey thuê một tầng trống trong một tòa nhà ở Brooklyn và chia thành các phòng cho thuê Ban đầu, khách hàng chủ yếu là những người lao động bị sa thải và đang trải qua tình trạng trầm cảm, như Miguel McKelvey chia sẻ với tác giả Reeves Wiedeman trong cuốn sách "The Epic Rise and Spectacular Fall of Adam Neumann and WeWork" Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của họ nhanh chóng thu hút sự chú ý của những người làm việc tự do và tạo ra một hệ sinh thái cho các startup công nghệ
Trang 7Đến năm 2010, Adam Neumann và Miguel McKelvey quyết định bán Green Desk và chính thức thành lập WeWork Điều này đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khi họ bắt đầu mở rộng mô hình kinh doanh của mình sang nhiều thành phố phát triển khác Để
hỗ trợ sự mở rộng này, WeWork nhận được một khoản đầu tư khổng lồ từ SoftBank, một tập đoàn có uy tín cao tại Nhật Bản, với các khoản đầu tư lớn vào nhiều startup công nghệ nổi tiếng, trong đó có Alibaba
2 Thành công ban đầu và sự tăng trưởng nhanh chóng của WeWork
2.1 Sự phát triển nhanh chóng của WeWork
Ý tưởng về không gian làm việc chung không phải là mới mẻ và đã bắt đầu xuất hiện
từ những năm 90 tại Đức, trở nên phổ biến hơn tại Mỹ vào khoảng năm 2005 WeWork, mặc dù không phải là người tiên phong trong việc "cải cách" không gian làm việc, nhưng họ đã đáp ứng một nhu cầu ngày càng cấp bách của thế hệ Millennial, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
Nhu cầu này chính là sự tìm kiếm ý nghĩa và cảm giác thuộc về một cộng đồng (sense
of longing for meaning and community) Green Desk, tiền thân của WeWork, đã chọn hướng phát triển không gian làm việc chung với đặc điểm bền vững, sử dụng nội thất tái chế và đồ văn phòng xanh
Nguyên cớ cho sự nhạy bén này có thể xuất phát từ trải nghiệm di chuyển liên tục của Adam Neumann trong quá khứ Theo thông tin từ tác giả Reeves Wiedeman trên New York Magazine, trước khi đến tuổi 22, Neumann đã sống ở không dưới 13 ngôi nhà khác nhau do phải theo mẹ, một bác sĩ
Thêm vào đó, chính Adam Neumann cũng từng đề cập đến ảnh hưởng của kỳ sống trong "kibbutz" tại Israel, một mô hình định cư tập thể tập trung vào phát triển nông nghiệp Trải nghiệm này đã để lại ấn tượng sâu sắc và có tác động quan trọng đến việc xây dựng mô hình kinh doanh của WeWork, đến mức công ty còn được biết đến với biệt danh "kibbutz 2.0"
2008–2015: Hình Thành và Bước Đầu (GreenDesk và Sáng Lập WeWork)
Tháng 5, 2008: Adam Neumann và Miguel McKelvey thành lập GreenDesk ở Brooklyn
2010: GreenDesk được bán, Neumann và McKelvey thành lập WeWork, khai trương địa điểm đầu tiên ở SoHo, Manhattan vào tháng 4 năm 2011
Trang 82013: WeWork có 350 công ty khởi nghiệp làm khách hàng.
2014: WeWork trở thành công ty cho thuê không gian văn phòng tăng trưởng nhanh nhất ở New York
Tháng 2, 2015: WeWork được vinh danh trong danh sách 50 công ty sáng tạo nhất của Fast Company
Tháng 6, 2015: Artie Minson gia nhập WeWork làm Chủ tịch và Giám đốc điều hành
2016: Đầu Tư và Mở Rộng Toàn Cầu
Tháng 3, 2016: WeWork huy động 430 triệu USD từ Legend Holdings và Hony Capital
Tháng 6, 2016: WeWork sa thải nhân viên và tạm dừng tuyển dụng
Tháng 10, 2016: WeWork huy động 1,7 tỷ USD vốn tư nhân, công bố kế hoạch mở địa điểm mới ở Cambridge và Bellevue
2016: WeWork ra mắt WeLive, liên doanh chung sống riêng biệt
2017: Mở Rộng Đa Dạng Dịch Vụ và Toàn Cầu
Tháng 4, 2017: WeWork ra mắt cửa hàng trực tuyến và mở câu lạc bộ sức khỏe
Tháng 6, 2017: WeWork mở không gian đầu tiên tại Ấn Độ và huy động 760 triệu USD
Tháng 7, 2017: WeWork mở rộng sang Trung Quốc và Đông Nam Á, huy động 4,4 tỷ USD từ Quỹ Tầm nhìn SoftBank
Tháng 8, 2017: WeWork mua lại tòa nhà Lord & Taylor ở Manhattan và huy động thêm 4,4 tỷ USD
Tháng 10, 2017: WeWork mua lại Flatiron School, đầu tư vào The Wing và Meetup Tháng 11, 2017: WeWork đầu tư vào Wavegarden và thông báo kế hoạch ra mắt WeGrow, một trường tư thục
Tháng 12, 2017: WeWork mở địa điểm đầu tiên tại Singapore
2018 - 2019: Sóng Gió và Thách Thức
2018: WeWork tiếp tục mở rộng quy mô và đạt được định giá 47 tỷ USD sau đợt đầu
tư 2 tỷ USD từ SoftBank
Trang 92.2 Các đối tác chiến lược và nhà đầu tư của WeWork
PepsiCo: Hợp tác với WeWork vào năm 2011 để cung cấp nhân viên làm cố vấn cho các công ty thành viên nhỏ hơn, biến địa điểm WeWork thành một vườn ươm khởi nghiệp
JP Morgan Chase & Co: Đầu tư vào WeWork khi công ty được định giá 4,6 tỷ USD vào năm 2014
Goldman Sachs Group: Tham gia đầu tư vào WeWork khi công ty được định giá 4,6 tỷ USD vào năm 2014
Harvard Corporation: Tham gia đầu tư vào WeWork khi công ty được định giá 4,6 tỷ USD vào năm 2014
Benchmark: Tham gia đầu tư vào WeWork khi công ty được định giá 4,6 tỷ USD vào năm 2014
T Rowe Price: Tham gia đầu tư vào WeWork khi công ty được định giá 4,6 tỷ USD vào năm 2014
Wellington Management: Đầu tư vào WeWork khi công ty được định giá 4,6 tỷ USD vào năm 2014
Legend Holdings: Huy động được 430 triệu USD tài trợ từ Legend Holdings vào tháng
3 năm 2016, định giá công ty ở mức 16 tỷ USD
Hony Capital: Huy động được 430 triệu USD tài trợ từ Hony Capital vào tháng 3 năm
2016, định giá công ty ở mức 16 tỷ USD
Embassy Group (WeWork Ấn Độ): Hợp tác để mở không gian làm việc tại Bangalore,
Ấn Độ, vào năm 2017
Hony Capital: Đầu tư 500 triệu USD vào WeWork để hỗ trợ mở rộng sang Trung Quốc vào năm 2017
SoftBank: Đối tác chiến lược quan trọng, bắt đầu đầu tư vào WeWork năm 2017 với
số tiền 4,4 tỷ USD, làm tăng định giá của WeWork lên 20 tỷ USD Trong thời gian sau, SoftBank tiếp tục rót thêm vốn, đưa tổng đầu tư lên 10 tỷ USD và định giá công ty lên 47 tỷ USD Huy động 9,6 tỷ USD cứu trợ cho WeWork vào tháng 10 năm 2019, sau giai đoạn khó khăn và định giá công ty giảm xuống chỉ còn 10 tỷ USD
BlackRock, King Street Capital Management, Brigade Capital: Nhóm công ty quản lý đầu tư đang xem xét các phương án để cứu vãn WeWork vào tháng 8 năm 2023
Trang 10từ cộng đồng đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh Các đối tác này cũng mang lại kiểm soát và kiểm toán tài chính chặt chẽ Đặc biệt là Softbank nâng mức định giá của WeWork lên 47 tỷ đô Với con số này, WeWork được cho là startup chưa niêm yết “có giá trị vốn hoá lớn nhất” tại Mỹ
3 Sự sụp đổ của WeWork
3.1 Thách thức và khó khăn
Tháng 8, 2019: WeWork nộp đơn IPO, làm lộ tình hình tài chính, gặp phải nhiều chỉ trích về mức độ thua lỗ và các hợp đồng thuê mặt bằng
Ngày 17/9/2019: We Co (công ty mẹ của WeWork) quyết định hoãn IPO vô thời hạn Ngày 24/9/2019: Adam Neumann từ chức Giám đốc điều hành sau khi đối mặt với phản ứng tiêu cực từ cộng đồng và nhà đầu tư
Cuối 2019 - Sự Can Thiệp của SoftBank và Khủng Hoảng Nguồn Lực:
Tháng 10, 2019: WeWork nhận khoản cứu trợ 9,6 tỷ USD từ SoftBank, mất giá trị và
dự báo hết tiền mặt
Adam Neumann nhận 685 triệu USD để từ chức và bán cổ phần có quyền biểu quyết Marcelo Claure (từ SoftBank) được bổ nhiệm làm Chủ tịch điều hành mới
2020: Khủng Hoảng và Rời Bỏ
Tháng 6, 2020: Nhiều cổ đông kiện WeWork và SoftBank về việc làm giảm lãi và bồi thường cho Adam Neumann
Miguel McKelvey rời WeWork sau những biến động
WeWork giải thể dự án WeLive
2021 - 2023:
WeWork tập trung vào tái cơ cấu và tình hình tài chính
Tập trung vào cung cấp dịch vụ làm việc linh hoạt, co-working
Đóng cửa WeGrow vào tháng 9 năm 2019
Kết thúc dự án WeLive vào tháng 7 năm 2021
Tháng 8 năm 2023: Khẩn Cấp và Cảnh Báo Phá Sản:
Ngày 8/8/2023: WeWork cảnh báo về khả năng phá sản, đặt nghi ngờ đáng kể về khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh Kế hoạch cắt giảm chi phí và tái cơ cấu hợp đồng thuê được công bố để ổn định tình hình
Trang 113.2 Quản lý nội bộ
Wework đối mặt với không ít các vụ kiện về văn hóa công ty từ các nhân viên Với văn hóa làm cho nhân viên cảm giác bản thân thuộc về một phần của công ty, các nhân viên bị thao túng làm việc với mức lương thấp hơn Văn hóa sử dụng bia miễn phí tại nơi làm việc cùng việc tổ chức các sự kiện liên quan đến việc tiêu thụ rượu Các cáo buộc còn nêu rõ việc người sáng lập WeWork, Adam Neumann, đã có hành vi không phù hợp trong một cuộc phỏng vấn trước đây, anh ấy nổi tiếng với việc đi bộ quanh văn phòng bằng chân trần và khuyến khích uống rượu tequila thoải mái Sau khi thông tin này được công bố, WeWork đã thực hiện các biện pháp giảm cung cấp rượu cho nhân viên và thiết lập chính sách hạn chế việc tiêu thụ rượu tại văn phòng Các vụ kiện
và tranh chấp pháp lý khác cũng liên quan đến các vấn đề như phân biệt đối xử về lương, thay đổi nhân sự, và quyết định đầu tư của cổ đông lớn như SoftBank, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 WeWork cũng đối mặt với các vấn đề pháp lý từ chủ nhà vì vi phạm hợp đồng thuê
3.3 Sự thất bại và hậu quả
Thương vụ IPO 2019 bị gác lại và ông Neumann được đề nghị ra đi với giá 1,7 tỷ USD Sandeep Mathrani, một chuyên gia bất động sản kỳ cựu được mời về điều hành công ty, đã cố gắng hết sức để điều hành con tàu bằng cách cắt giảm chi phí và đàm phán lại hợp đồng thuê Vào năm 2021, ông đã thành công trong việc niêm yết công ty thông qua một công ty mua lại có mục đích đặc biệt, với mức định giá 9 tỷ USD Vào tháng 4 năm 2023, WeWork phải đối mặt với việc bị hủy niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York vì giá cổ phiếu của nó đã giảm xuống dưới ngưỡng 1 USD Công ty được định giá ở mức 360,9 triệu USD, giảm so với mức định giá 47 tỷ USD vào năm 2019
Vào ngày 8 tháng 8 năm 2023, WeWork cảnh báo rằng họ có "nghi ngờ đáng kể" về khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh lâu hơn và thông báo rằng họ có thể phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Công ty đã lỗ ròng 397 triệu USD (311 triệu bảng Anh) từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023, mặc dù đây là mức cải thiện 238 triệu USD so với cùng kỳ năm trước
Vào ngày 31 tháng 10 năm 2023, WeWork thông báo rằng họ sẽ chuẩn bị nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 ngay vào tuần sau vì thỏa thuận hoãn trả nợ với các chủ nợ dự
Trang 12dốc thêm 37%.
Vào ngày 6 tháng 11, giao dịch chứng khoán của WeWork đã bị tạm dừng và WeWork
đã nộp đơn thỉnh cầu theo Chương 11 của Bộ luật Phá sản Hoa Kỳ lên Tòa án quận của Hoa Kỳ cho Quận New Jersey ngay sau đó, liệt kê các khoản nợ khoảng 10 tỷ USD đến 50 tỷ USD Hầu hết các không gian văn phòng của WeWork sẽ vẫn hoạt động trong quá trình phá sản Tuy nhiên, công ty đã ký thỏa thuận với các trái chủ để yêu cầu từ chối hợp đồng thuê và thoát khỏi các hợp đồng thuê phi hoạt động Thành viên của các địa điểm bị ảnh hưởng sẽ ngay lập tức nhận được thông báo trước về việc địa điểm văn phòng của họ đóng cửa Gần như ngay lập tức sau khi hồ sơ được công
bố, cổ phiếu của WeWork đã bị hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán New York Công ty cũng đã nộp thủ tục công nhận tại Canada theo Phần IV của Đạo luật sắp xếp chủ nợ của công ty Các địa điểm bên ngoài Hoa Kỳ và Canada và các bên nhận quyền của WeWork không nằm trong thủ tục phá sản Theo Financial Times , SoftBank đã đầu tư hoặc cam kết hơn 16 tỷ USD vào thời điểm WeWork phá sản, bao gồm khoản thanh toán 1,5 tỷ USD cho Goldman Sachs và các chủ nợ khác vài ngày trước khi WeWork phá sản vì SoftBank đã đóng vai trò là người bảo lãnh cho Các khoản vay của WeWork
4 Các chỉ dấu sụp đổ của WeWork
4.1 Các chỉ dấu liên quan đến hội đồng quản trị
a) Thiếu hiểu biết về hoạt động công ty
WeWork không thuộc hạng mục công ty công nghệ, mà chủ yếu là một doanh nghiệp bất động sản Trong một khoảng thời gian dài, quan điểm phổ biến lại cho rằng WeWork là một công ty khởi nghiệp công nghệ Trước năm 2019, WeWork không công bố rằng nguồn thu nhập chủ yếu của họ đến từ việc cho thuê chỗ ngồi trong các không gian làm việc chung Họ xây dựng hình ảnh thương hiệu với các thuật ngữ như
"công ty công nghệ," "cộng đồng," và "nền tảng" tập trung vào việc phát triển các công
cụ phân tích dữ liệu thông minh để tối ưu hóa sử dụng không gian làm việc chung Theo đánh giá của tờ Fortune, WeWork làm điều này để thu hút những nhà đầu tư lo
sợ bỏ lỡ "Facebook hoặc Google thứ hai," từ đó nâng cao giá trị định giá của công ty lên hàng chục tỷ đô la Những nhà đầu tư có thể chấp nhận đợi đến khi một công ty công nghệ sinh lời sau hàng chục năm phát triển thay vì làm một công ty bất động sản