Cảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XX
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM VĂN ĐẠI
CẢM HỨNG SÁNG TÁC TRONG THƠ VĂN
CỦA CÁC CHIẾN SĨ YÊU NƯỚC TRONG NHÀ TÙ THỰC DÂN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
Chuyên ngành: Lí luận văn học
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN MẠNH TIẾN
HÀ NỘI - 2024
Trang 2Đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Trần Mạnh Tiến Các dẫn chứng trong luận án được trích dẫn trung thực, khách quan,đầy đủ Luận án được tiến hành một cách nghiêm túc và cầu thị Tôi xin hoàn toànchịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận án
Phạm Văn Đại
Trang 3Trong quá trình triển khai luận án, tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên,hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Mạnh Tiến, tôi xin chân thành gửi lời tri ân sâusắc tới thầy!
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn quý Nhà trường, phòng Sau đại học, Ban Chủnhiệm Khoa, Tổ bộ môn Lý luận Văn học và các thầy cô Khoa Ngữ văn, trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội; các nhà văn, nhà thơ - là các chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắtgiam, tù đày ở một số tỉnh, thành trong nước
Xin được gửi lời cảm ơn tới các cán bộ lão thành tham gia Ban Liên lạc cácchiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố Hải Phòng đã hỗ trợ, cung cấp chochúng tôi nhiều tư liệu quý
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quanTrung ương và lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Văn phòng Đảng ủy Khối các cơ quan Trungương đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu, học tập
Tác giả luận án
Phạm Văn Đại
Trang 4
MỞ ĐẦU
1 1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Đóng góp mới của luận án 6
6 Cấu trúc của luận án 6
NỘI DUNG 7
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CẢM HỨNG VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC THƠ VĂN YÊU NƯỚC TRONG NHÀ TÙ THỰC DÂN 7
1.1 Khái quát về cảm hứng và cảm hứng sáng tác 7
1.1.1 Về khái niệm cảm hứng và cảm hứng sáng tác 7
1.1.2 Quan niệm của người nghệ sĩ về cảm hứng sáng tác 10
1.1.3 Cảm hứng sáng tác từ góc nhìn tâm lý học sáng tạo 14
1.1.4 Cảm hứng sáng tác trong văn học nghệ thuật 17
1.1.5 Cảm hứng sáng tác trong văn học Đông Á 19
1.1.6 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về cảm hứng sáng tác 21
1.2 Văn học nhà tù và vấn đề nghiên cứu về cảm hứng sáng tác trong văn học nhà tù 23
1.2.1 Cảm hứng sáng tác trong văn học nhà tù thực dân – sự kết hợp giữa ý thức trách nhiệm xã hội và ý thức sáng tạo nghệ thuật 23
1.2.2 “Lối viết chính trị” và ảnh hưởng của “lối viết chính trị” với văn học yêu nước trong tù 37
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về văn học yêu nước trong nhà tù thực dân 38
* Tiểu kết Chương 1 42
Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI CẢM HỨNG SÁNG TÁC THƠ VĂN YÊU NƯỚC TRONG NHÀ TÙ 44
2.1 Bối cảnh lịch sử mang tính đặc thù 44
2.1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX 44
Trang 5tác động đối với dòng văn học trong nhà tù 47
2.1.3 Người chiến sĩ cách mạng với truyền thống yêu nước 49
2.1.4 Chính sách đàn áp người yêu nước của thực dân Pháp 52
2.2 Hoàn cảnh sáng tác đặc thù của các chiến sĩ yêu nước 56
2.2.1 Hoàn cảnh sáng tác 56
2.2.2 Mối quan hệ giữa hoàn cảnh sống và sáng tác 59
2.3 Quan niệm sáng tác 60
2.3.1 Quan niệm nhân sinh 60
2.3.2 Quan niệm nghệ thuật 65
2.4 Hai loại hình văn học tiêu biểu của người chiến sĩ yêu nước trong nhà tù 67
2.5 Hoạt động truyền bá và tiếp nhận văn học yêu nước trong nhà tù thực dân 68
2.5.1 Hoạt động truyền bá văn thơ yêu nước trong nhà tù 68
2.5.2 Hoạt động tiếp nhận thơ văn yêu nước trong nhà tù 70
* Tiểu kết Chương 2 74
Chương 3 NHỮNG HÌNH THÁI CẢM HỨNG SÁNG TÁC THƠ VĂN YÊU NƯỚC TRONG NHÀ TÙ 76
3.1 Khát vọng tự do, nỗi nhục nước mất, dân nô lệ 76
3.2 Cảm hứng hướng về cội nguồn dân tộc và truyền thống yêu nước 83
3.3 Cảm hứng về lý tưởng cách mạng, lạc quan chiến đấu 87
3.3.1 Lý tưởng cách mạng là nguồn cảm hứng mãnh liệt của người chiến sĩ – nghệ sĩ 87
3.3.2 Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai 92
3.4 Cảm hứng lên án, tố cáo tội ác, thủ đoạn của thực dân xâm lược 99
3.5 Các trạng thái tâm hồn của người chiến sĩ yêu nước 104
3.5.1 Lòng yêu thiên thiên, yêu cuộc sống, thương đồng bào 104
3.5.2 Những nỗi niềm riêng tư, thế sự 108
* Tiểu kết Chương 3 116
Chương 4 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ YÊU NƯỚC TRONG NHÀ TÙ 117
4.1 Phương thức biểu hiện cảm hứng sáng tác trong thơ ca của các chiến sĩ yêu nước 117
Trang 64.1.2 Giọng điệu thơ 119
4.1.3 Những biểu tượng độc đáo góp phần biểu hiện cảm hứng 122
4.1.4 Không gian và thời gian nghệ thuật 125
4.2 Phương thức biểu hiện cảm hứng sáng tác trong văn xuôi của các chiến sĩ yêu nước 129
4.2.1 Chất liệu hiện thực và điểm nhìn trần thuật 129
4.2.2 Giọng điệu trần thuật 132
4.2.3 Các yếu tố trữ tình ngoại đề 135
4.2.4 Không gian và thời gian nghệ thuật 137
* Tiểu kết Chương 4 144
KẾT LUẬN 145
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
PHỤ LỤC 1 160
PHỤ LỤC 2 185
PHỤ LỤC 3 212
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, cảm hứng sáng tác được xem là khâutrọng yếu Bất cứ sáng tạo ở lĩnh vực nào cũng cần sự thôi thúc của cảm hứng nhưngcảm hứng trong sáng tác văn học nghệ thuật lại có những nét riêng Cảm hứng như làkhởi nguyên hình thành của tác phẩm văn học, làm cho quá trình sáng tạo của nhà văndiễn ra một cách đầy đủ mạnh mẽ như những đợt sóng liên hồi Vì vậy tuy có biểuhiện với nhiều mức độ, cường độ và hình thức khác nhau, diễn ra dài hay chỉ trongkhoảnh khắc thì quá trình sáng tác văn học nghệ thuật không thể nào thiếu bóng dángcủa cảm hứng Cảm hứng được thể hiện xuyên suốt trong quá trình sáng tác, có ảnhhưởng đến toàn bộ kết quả sáng tạo của người nghệ sĩ, vì vậy khi nghiên cứu về nộidung và hình thức của một tác phẩm ta cần xem tác giả lấy cảm hứng từ đâu Độc giảthông qua việc giải mã chính xác hệ thống ký hiệu, biểu tượng, hình tượng, ngôntừ trong tác phẩm sẽ “đọc ra” được những gì đã thôi thúc tác giả sáng tác, từ đó hiểuđầy đủ hơn về thế giới nghệ thuật, về những nội dung tác giả muốn chia sẻ, gửi gắm đểthực sự đồng điệu, đồng cảm với tác giả Cảm hứng có vai trò rất quan trọng đối vớingười nghệ sĩ cho nên từ xưa tới nay, các nhà nghiên cứu và các nghệ sĩ đều quan tâmđến yếu tố này trong quá trình sáng tạo
1.2 Lịch sử văn học Việt Nam trải qua nhiều thời kì và hoàn cảnh khác nhau,trong đó có sự góp mặt của một bộ phận văn học đầy bi tráng được ra đời trong nhà tùquân xâm lược nói chung và nhà tù thực dân nói riêng Có lẽ không nhiều dân tộc trênthế giới phải thường xuyên đương đầu với giặc ngoại xâm như dân tộc Việt Nam, kể từthế kỉ thứ III TCN cho đến thế kỉ XX, trải qua 22 thế kỉ thì có tới 12 thế kỉ dân tộc taphải đứng lên đánh giặc giữ nước và có lẽ cũng ít dân tộc nào lại có một bộ phận văn
học lớn ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt - văn học yêu nước trong nhà tù: “Nhà
tù đâu có phải miếng đất màu mỡ của thơ văn Vậy mà thơ nhà tù vẫn nẩy lộc, đâm chồi, làm rạng rỡ thi đàn dân tộc, góp phần vào sự nghiệp cách mạng”[153, 128].
Văn học yêu nước trong nhà tù thực dân đã đem lại những giá trị không nhỏ về tưtưởng và nghệ thuật với văn chương yêu nước Việt Nam trong dòng chảy của văn họcViệt Nam Nó như những dòng mạch suối ngầm, âm thầm, lặng lẽ chảy trôi cùng vớithời gian, để rồi sau bao ngày tháng, những mạch ngầm ấy được tập hợp lại làm thànhmột dòng văn học vô cùng độc đáo Nó kế thừa và phát huy một cách mạnh mẽ truyềnthống đấu tranh kiên cường, bất khuất, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc của ông chađược đúc kết trải qua cả ngàn năm dựng xây và bảo vệ Tổ quốc Mặc dù vậy, hiện naycòn ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về những thành tựu của văn học yêu nướctrong nhà tù Đây đó chỉ có một số công trình nhắc đến văn học cách mạng hoặc chỉgiới thiệu một vài tác gia, tác phẩm chứ chưa làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật
Trang 8trong sáng tác của những người chiến sĩ yêu nước trong nhà tù quân xâm lược
Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng, để giữ gìn bản sắc và nhữngtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, để lịch sử không bị lãng quên thì việc giáo dục vàkhắc sâu thêm lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quantrọng Một trong những minh chứng tiêu biểu nhất cho tinh thần dân tộc, ý chí tự lực,
tự cường, cảm hứng yêu nước lớn lao chính là những xúc cảm mãnh liệt được truyền
tải trong các sáng tác thơ văn yêu nước trong nhà tù: “văn học nhà tù trại giam…có
đầy đủ tính chất một tấm gương soi, qua đó hiện rõ bản lai diện mục dân tộc, truyền thống, nhân văn, tính cách… Và nó tác động lại, nâng cao tầm vóc giống nòi”[10, 45].
Chính những trang văn thơ xúc động, được viết bằng máu, nước mắt, xuất phát từ tráitim nhiệt thành, ý chí kiên cường của người chiến sĩ yêu nước trong nhà tù trở thànhtấm gương để mỗi chúng ta học tập, noi theo
1.3 Tìm hiểu về cảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nướctrong nhà tù thực dân sẽ thấy được vai trò của cảm hứng trong sáng tác cũng như đờisống tinh thần phong phú của các chiến sĩ - nghệ sĩ Để có được một tác phẩm nghệthuật giàu sức sống không thể thiếu cảm hứng sáng tác Việc đi sâu tìm hiểu một cách
hệ thống văn học yêu nước trong nhà tù thực dân với tư cách là một bộ phận văn họcđặc thù, sẽ phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu văn học được tốt hơn, nhất lànghiên cứu các nhân tố hình thành nên cảm hứng sáng tác, các phương diện và phươngthức biểu hiện cảm hứng sáng tác của người chiến sĩ
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Cảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XX” để tìm hiểu về thế giới
tâm hồn người chiến sĩ – nghệ sĩ trong hoàn cảnh bị tù đày nhưng đã làm nên nhữngthành tựu độc đáo của văn thơ yêu nước trong lịch sử hào hùng của dân tộc
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tập trung khảo sát vấn đề: Cảm hứng sáng tác trong thơ văn của các
chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XX Trong khuôn khổ của luận
án, chúng tôi hướng trọng tâm vào nghiên cứu một số đặc điểm nổi bật và những biểuhiện của cảm hứng sáng tác qua các tác phẩm văn thơ tiêu biểu của các chiến sĩ yêunước trong nhà tù thực dân giai đoạn nêu trên ở cả hai loại hình thơ ca và văn xuôi
Cũng cần chú ý đến tính chất đặc thù của đối tượng nghiên cứu, đó là nhữngchiến sĩ yêu nước trong nhà tù – tù nhân chính trị (phân biệt với các tù nhân khác)
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, “chiến sĩ” được hiểu theo hai nghĩa: “1.
Người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (thường không phải cấp chỉ huy) Đoàn kết giữa cán bộ và chiến sĩ Chiến sĩ tự vệ 2 Người chiến đấu cho một sự nghiệp, một lí tưởng Chiến sĩ cách mạng Chiến sĩ hòa bình”[180, 157] Chúng tôi lựa chọn cách
Trang 9hiểu thứ hai, theo đó người chiến sĩ yêu nước ở đây là những người giàu lòng yêunước, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh cho sự nghiệp giành lại tự do, độc lập của dân tộc,chiến đấu cho lý tưởng cách mạng
Chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XX bao gồm các chí sĩyêu nước, những người chiến sĩ đã được giác ngộ lý tưởng cách mạng trong quá trìnhhoạt động bị giặc bắt giam (tù chính trị) hay được giác ngộ cách mạng trong nhà tù,sau đó tham gia đấu tranh trong tù và cả những người yêu nước đấu tranh (chưa giácngộ lý tưởng cách mạng) bị giặc bắt giam, lấy yếu tố yêu nước là hạt nhân tư tưởng
Đó có thể là các nhà yêu nước, các lãnh tụ cách mạng, những chí sĩ, chiến sĩ yêu nướcxuất thân từ đủ mọi thành phần, nghề nghiệp cùng chung lý tưởng, mục đích chiến đấu
là đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc (chúng tôi sẽ nói rõ hơntrong phần sau)
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Công trình của chúng tôi chủ yếu tập trung vào các sáng tác tiêu biểu của ngườichiến sĩ yêu nước, những nhà cách mạng Việt Nam trong nhà tù thực dân giai đoạnnửa đầu thế kỉ XX (có liên hệ với các sáng tác văn chương yêu nước giai đoạn kháckhi cần thiết) bao gồm các tác phẩm thơ, văn xuôi, ký…được tập hợp trong các cuốnsách, các công trình khác nhau của nhiều tác giả để làm tài liệu khảo sát, nghiên cứu.Các sáng tác văn thơ yêu nước trong nhà tù của chế độ khác (không phải là nhà tù củachế độ thực dân) không nằm trong phạm vi nghiên cứu nhưng sẽ được liên hệ trong
quá trình phân tích khi cần thiết, chẳng hạn với tác phẩm Nhật ký trong tù của Hồ Chí
Minh, đây là một tác phẩm giá trị rất lớn với nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật.Tuy nhiên, tác phẩm ra đời không trong chế độ lao tù của thực dân (trong nhà tù củachính quyền Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc) nên trong khuôn khổ của luận án chúngtôi không nghiên cứu, phân tích sâu song sẽ có sự đối chiếu, liên hệ trên tinh thầnnhằm làm sáng rõ hơn nữa về dòng văn thơ yêu nước trong tù
Cần lưu ý rằng, các sáng tác của các chiến sĩ yêu nước có thể ra đời trong nhà
tù hoặc sau khi ra tù, người chiến sĩ mới ghi chép lại những gì mình đã trải qua, mới có
cơ hội để công bố các tác phẩm (truyện ngắn, hồi ký…) như Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến, Lao tù của Thiên Giang, Đời người trong ngục của Nhượng Tống, Ngồi tù
Khám Lớn của Pham Văn Hùm, Vượt ngục của Cựu Kim Sơn, Dưới hầm Sơn La của
Trần Huy Liệu, Một ngày ngàn thu của Tôn Quang Phiệt Dù viết trong tù hay sau
khi ra tù thì những sáng tác ấy vẫn thuộc về bộ phận văn học trong nhà tù, bởi họ viết
về những hiện thực khốc liệt mà bản thân và đồng đội trực tiếp nếm trải Thêm nữa, chínhnhững điều “mắt thấy, tai nghe”, khí phách toát lên từ những con người hiên ngang sừngsững như những tượng đài bất tử và cuộc chiến đấu kiên cường, đời sống trong lao tù đãthôi thúc người chiến sĩ, cảm hứng sáng tác có thể đã xuất hiện ngay trong thời điểm
Trang 10người chiến sĩ còn đang bị giam cầm như lời nhà văn Lê Văn Ba (từng bị thực dân Pháp
giam tại Hỏa Lò) hay như trường hợp Tôn Quang Phiệt đã nêu trong tác phẩm Một
ngày ngàn thu về việc nảy sinh cảm hứng sáng tác khi bị giặc bắt giam: “Tôi mới nghĩ rằng: “Các văn sĩ xưa nhân cảnh hoạn nạn làm ra nhiều bài thơ hay Tôi mới nghĩ làm thơ”[182; 131] Sự nung nấu và khát khao sáng tạo, ý tưởng về tác phẩm đã được
nhen nhóm và “thai nghén” ngay trong tâm trí ở thời điểm người chiến sĩ còn đang cảnhlao tù nhưng họ lại không có điều kiện để “hiện thực hóa” ngay tức thì những xúc cảmmãnh liệt và tư tưởng của mình, nhất là với các sáng tác văn xuôi, vì vậy cảm xúc bị dồnnén, ứ đọng và khi có cơ hội, điều kiện lại được bộc lộ ra càng mạnh mẽ Một điểm cầnlưu ý, trong quá trình trích dẫn tư liệu, chúng tôi sẽ tôn trọng đúng nguyên tác về cách viếtchữ và hình thức trình bày từ ngữ ở thời điểm bấy giờ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận án được triển khai nhằm các mục đích sau:
- Tìm hiểu cảm hứng sáng tác của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng trong nhà
tù thực dân để thấy được thế giới tâm hồn phong phú, ý chí và nghị lực phi thường củanhững người yêu nước trong hoàn cảnh bị quân giặc bắt giam, tù đày
- Phân tích và chỉ ra những biểu hiện của cảm hứng sáng tác tiêu biểu như: khátvọng tự do, lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, tinh thần lạc quan, lòng yêu thiên nhiên,thương đồng bào Qua đó, thấy được thế giới tâm hồn phong phú qua các hình tượng thơvăn, các trạng thái tinh thần sống động của những người chiến sĩ - nghệ sĩ chốn lao tù
- Làm sáng rõ các phương thức biểu hiện nghệ thuật và thành tựu cơ bản củavăn thơ yêu nước trong nhà tù thực dân (giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX) Khẳng định vịtrí và vai trò quan trọng của bộ phận văn học này trong dòng chảy chung của văn họcViệt Nam hiện đại
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án của chúng tôi nhằm giảiquyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm sáng tỏ và vận dụng khái niệm cảm hứng và cảm hứng sáng tác, mốiquan hệ giữa cảm hứng sáng tác và tâm lý học sáng tạo, tâm lý học sáng tạo văn họclàm cơ sở lí thuyết cho đề tài Từ đó đi sâu phân tích các biểu hiện cảm hứng sáng táccủa các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân, lấy đó làm trọng tâm nghiên cứu Vậndụng lý thuyết về “lối viết chính trị” nhằm chỉ ra ảnh hưởng của nó lên các sáng táccủa người chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XX
- Khái quát những nét cơ bản về bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đếnnửa đầu thế kỉ XX với không khí đấu tranh sục sôi của nhân dân ta và các chiến sĩ cáchmạng chống thực dân, phong kiến và bè lũ tay sai vì tự do độc lập, từ đó thấy được
Trang 11truyền thống yêu nước, không khí thời đại, cũng như những giá trị tốt đẹp của dân tộc
đã trở thành một trong những mạch nguồn cảm hứng lớn của người chiến sĩ khi sángtác trong hoàn cảnh bị giặc giam giữ, tù đày
- Từ phương diện cảm hứng sáng tác làm nổi rõ những giá trị về nội dung vàhình thức nghệ thuật của các tác phẩm văn thơ yêu nước trong nhà tù thực dân nhưmột bộ phận văn học đặc thù, qua đó góp phần khơi dậy lòng yêu nước, tự hào vềtruyền thống kiên trung, bất khuất của các thế hệ cha anh ở thế hệ trẻ hôm nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi chủ trương kết hợp đồng bộ nhiều phương pháp khác nhau để nghiêncứu, trong đó có các phương pháp chính như sau:
Phương pháp hệ thống: Tập hợp các sáng tác thơ văn trong nhà tù thực dân nửa
đầu thế kỉ XX thành hệ thống với các thể loại khác nhau nhằm nhận diện những đặcđiểm và biểu hiện cảm hứng sáng tác của bộ phận văn học trong nhà tù thực dân trongdòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dưới ánh sáng của lý luận về cảm hứng
sáng tác, lý thuyết về tâm lý học sáng tạo văn học, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tíchcác tác phẩm trên các bình diện khác nhau như: đề tài, chủ đề, nội dung, tư tưởng, hìnhthức nghệ thuật nhằm làm nổi rõ cảm hứng sáng tác của các chiến sĩ yêu nước trongnhà tù thực dân
Phương pháp loại hình: Các sáng tác trong nhà tù thực dân rất đa dạng nên
cần xác định đặc điểm từng thể loại, về tác phẩm trữ tình như thơ, về tác phẩm tự
sự như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí cùng các đặc trưng về ngôn từ, giọng điệu, hìnhảnh, biểu tượng…để thấy được sự đóng góp của bộ phận văn học nhà tù trong dòngchảy thơ văn yêu nước
Phương pháp phỏng vấn, trực quan: Chúng tôi cố gắng gặp mặt trực tiếp các
chuyên gia, các nhà nghiên cứu về văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, văn học cáchmạng; nhà văn là chiến sĩ cách mạng và các chiến sĩ bị địch bắt tù đày tại một số tỉnh,thành (Hà Nội, Hải Phòng…) Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kết hợp đi tham quan,nghiên cứu thực tế tại một số di tích, nhà tù như: Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo ThămBảo tàng Chiến sĩ cách mạng (tại Phú Xuyên, Hà Nội); dự triển lãm “Chiến sĩ cáchmạng bị địch bắt tù đày” do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với BanQuản lý Di tích Côn Đảo và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày phối hợp
tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 –27/7/2019); tham dự triển lãm “Khát vọng tự do” diễn ra tại Di tích Lịch sử Nhà tùHỏa Lò năm 2020…
Phương pháp điều tra, nghiên cứu xã hội học: Đề tài luận án có mang tính chất
xã hội học nên trong quá trình triển khai, chúng tôi có sử dụng phương pháp nghiên
Trang 12cứu xã hội học nhằm triển khai mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng một số phương
pháp khác như: Phương pháp liên ngành; Phương pháp lịch sử cụ thể; Phương pháp so
sánh Việc phân tách các phương pháp nghiên cứu chỉ là tương đối, bởi trong quá trình
triển khai luận án các phương pháp luôn hỗ trợ nhau
5 Đóng góp mới của luận án
Đây là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu có hệ thống và toàn diện về cảm hứngsáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ
XX trên nhiều bình diện khác nhau Từ việc nhấn mạnh hoàn cảnh lịch sử xã hội ViệtNam thời Pháp thuộc đã tạo tiền đề hình thành nên một dòng thơ văn yêu nước và cáchmạng trong nhà tù quân xâm lược; chỉ ra những cảm hứng tiêu biểu phản ánh thế giớitâm hồn phong phú của người chiến sĩ - nghệ sĩ trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự docủa Tổ quốc đã tạo nên những sản phẩm nghệ thuật độc đáo trong lịch sử tư tưởngViệt Nam; sự hài hòa giữa lý tưởng cách mạng và tâm hồn cao đẹp của những ngườiyêu nước trong thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại” của lịch sử dân tộc; đồng thời chúngtôi cũng chỉ ra một số phương thức biểu hiện cảm hứng của người chiến sĩ – nghệ sĩqua sáng tác thơ văn
Qua việc so sánh giữa văn học yêu nước trong tù và văn học yêu nước bênngoài nhà tù sẽ giúp hiểu thêm về những nét riêng, độc đáo trong sáng tác của cácchiến sĩ yêu nước Kết quả công trình nghiên cứu sẽ góp phần phác thảo diện mạo bộphận văn học đầy bi tráng và nhiều giá trị sử liệu trong văn học nước nhà; luận ánđóng góp thiết thực cho việc nghiên cứu cảm hứng sáng tác trong một bộ phận đặc biệtcủa văn học Việt Nam giai đoạn giao thời nửa đầu thế kỉ XX Đồng thời góp phần giáodục truyền thống yêu nước, giáo dục lý tưởng cách mạng và đạo lý “uống nước nhớnguồn” cho thế hệ trẻ hôm nay, vì vậy luận án không chỉ có ý nghĩa về mặt văn học sử
mà còn có ý nghĩa xã hội tích cực
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Công trình khoa học đã công bố, Tài liệu tham
khảo và Phụ lục, Nội dung của luận án được triển khai trong bốn chương:
- Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về cảm hứng và cảm hứng sángtác thơ văn yêu nước trong nhà tù thực dân
- Chương 2 Những nhân tố chi phối cảm hứng sáng tác thơ văn yêu nước trongnhà tù
- Chương 3 Những hình thái cảm hứng sáng tác thơ văn yêu nước trong nhà tù
- Chương 4 Một số phương thức biểu hiện cảm hứng sáng tác của người chiến
sĩ yêu nước trong nhà tù
Trang 13NỘI DUNG Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CẢM HỨNG
VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC THƠ VĂN YÊU NƯỚC
Có nhiều khái niệm liên quan đến cảm hứng nói chung và cảm hứng sáng tác nóiriêng Vì vậy việc minh định khái niệm “cảm hứng/ cảm hứng sáng tác” có ý nghĩa quan
trọng đối với hướng nghiên cứu của chúng tôi Theo Từ điển Tiếng Việt, “cảm hứng” được hiểu nghĩa chung nhất là “trạng thái tâm lí đặc biệt khi sức chú ý được tập trung
cao độ kết hợp với cảm xúc mãnh liệt, tạo điều kiện cho óc tưởng tượng và năng lực sáng tạo hoạt động hiệu quả nhất”[165, 164] Tác giả Hoàng Phê cũng nhấn mạnh
“cảm hứng” là: “Trạng thái tâm lí đặc biệt khi có cảm xúc và sự lôi cuốn mãnh liệt, tạo
điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu quả Nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ”[180; 106]
Theo từ điển The free dictionary thì “cảm hứng” (inspiration) được hiểu theo 5 nghĩa ở các mức độ khác nhau, trong đó có thể kể đến việc xem “cảm hứng” là: “Sự
phấn khích của tâm trí hoặc cảm xúc đến một mức độ cao của cảm giác hoặc hoạt động” hay “cảm hứng chính là một cái gì đó giống như một hành động sáng tạo đột ngột hoặc ý tưởng”[258] Trong cuốn Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có đề cập đến
chữ “hưng” (興) có một âm là “hứng” với hai nghĩa: “a) Hứng, nhân nhìn cảnh vật
cảm đến tính tình mà phát ra gọi là hứng, như thấy cảnh nẩy ra lời thơ gọi là thi hứng…b) Vui thích, ý tứ phát động sinh ra vui thích gọi là hứng…”[35, 134] Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
cũng có nhắc đến từ “hứng” như là “phương thức biểu hiện của thi ca trên cơ sở một
trạng thái cảm xúc thẩm mĩ được hình thành và bột phát nhờ tác động của một cảnh vật hay sự việc nào đó (Hứng nghĩa đen là “nổi lên, dấy lên, bộc lộ ra một cảm xúc nhất định” Khi bỗng nhiên người ta thấy có một cảm hứng nào đó xuất hiện bất ngờ thì được gọi là ngẫu hứng (cảm hứng ngẫu nhiên)”[78; 154] Định nghĩa về từ “hứng”
trong Hán Việt tự điển hay Từ điển thuật ngữ văn học rất gần với thuật ngữ “cảm
Trang 14hứng” khi cùng cho rằng có nhiều yếu tố khác nhau tác động lên cảm xúc, tâm tính củachủ thể sáng tạo giúp hình thành hứng thú sáng tác giống như “tức cảnh sinh tình”.
Trong cuốn Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc của Phạm Thị Hảo có nêu thuật ngữ “thần tứ” gần với “cảm hứng”, theo đó “thần tứ” là: “Thuật ngữ lý luận
văn học, trỏ hoạt động cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, sau khi có sự tiếp xúc nội tâm với ngoại vật, có những điều muốn biểu đạt và triển khai ra”[80, 36]
Ngay từ rất sớm, trong hai tác phẩm kinh điển Nghệ thuật thơ ca của Aristote và Văn
tâm điêu long của Lưu Hiệp như là hai đại diện tiêu biểu của lý luận văn học Đông Tây cũng
đã có đề cấp đến quá trình sáng tác, cấu tứ thơ văn, trong đó tất nhiên có đề cập đến nhữngkhía cạnh thuộc về cảm hứng sáng tác (chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn trong các phần sau)
Về mặt thuật ngữ, theo cuốn Lý luận văn học – tập 1: Văn học, nhà văn và bạn
đọc thì “cảm hứng” là “nhu cầu bộc lộ, giải thoát tình cảm cộng với năng lực tưởng tượng dẫn đến trạng thái sẵn sàng sáng tạo của nhà văn…Cảm hứng là một trạng thái tâm lý căng thẳng nhưng say mê khác thường”[123, 307-308] Sáng tạo nghệ thuật
không thể không cần cảm hứng như là sự thăng hoa của những cảm xúc mãnh liệt Nóliên quan đến cơ chế của tâm lý học sáng tạo, là một trạng thái tâm lý, là những xúccảm mạnh chi phối và tác động lên toàn bộ quá trình sáng tạo nghệ thuật của ngườinghệ sĩ Cần lưu ý rằng, cảm hứng khi bắt đầu là cảm hứng sáng tác, khi đưa vào tácphẩm sẽ thành cảm hứng chủ đạo Theo đó, “cảm hứng sáng tác” được định nghĩa là:
“Trạng thái tinh thần của nhà văn khi phát hiện nghệ thuật, tình cảm trào dâng, ý chí tập trung, sức sáng tạo được phát huy toàn diện và cao độ Cảm hứng sáng tạo là sức mạnh thúc đẩy nhà văn vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành tác phẩm”[199, 148-
149]; còn “cảm hứng chủ đạo” được hiểu là trạng thái tình cảm mãnh liệt, sâu đậm thểhiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm nghệ thuật, nó gắn liền với một tư tưởng, nội dung, ýnghĩa cụ thể, một sự nhận xét, đánh giá nào đó được tác giả gửi gắm, gây tác động,ảnh hưởng đến tâm tư, cảm xúc của đối tượng tiếp nhận Bởi vậy thông qua cảm hứngchủ đạo cùng những tâm tư, tình cảm được tác giả ký thác vào trong tác phẩm cũng cóthể giúp chúng ta hình dung, xác định được cảm hứng sáng tác nên tác phẩm đó
Cảm hứng sáng tác tất nhiên thường bắt nguồn từ hiện thực đời sống, mọi sự vật,hiện tượng ngoài cuộc sống đều có thể trở thành những tác nhân kích thích, khơi gợi
mọi cảm xúc của người nghệ sĩ: “Các kích thích ấy làm xôn xao tâm hồn, cảm thấy có
một cái gì trong đó đang kêu gọi, đang lóe sáng Sự rung động lóe ra như ánh chớp, như điện giật, thế là kích thích sáng tạo”[199, 137] Người nghệ sĩ bằng tâm hồn tinh tế,
bằng sự nhạy bén của các giác quan đã nắm bắt những phút giây tràn đầy cảm xúc đó để
cấu tứ nên tác phẩm của mình, chẳng hạn như hoàn cảnh ra đời khúc tráng ca Trên đồi
Him Lam của Đỗ Nhuận: “Chiến thắng Him Lam đã làm cảm hứng cho Đỗ Nhuận viết
ra hành khúc “Trên đồi Him Lam” như một bản tráng ca… Bản hành khúc vừa như thúc giục vừa như một vòng hoa tưởng nhớ những người ngã xuống trận đầu”[107, 48].
Cảm hứng sáng tác mang yếu tố cá nhân, chủ quan Vì thế nhiều nhà nghiên cứucho rằng: cảm hứng, rung động chỉ nảy sinh khi có sự va đập và kết hợp của các yếu tốkhách quan và chủ quan Tùy vào năng lực và trình độ của mỗi người mà cảm hứng nảysinh theo các cung bậc khác nhau
Cảm hứng thường đến một cách bất ngờ, không báo trước nên người ta vẫnnhầm tưởng nó được mang đến từ một thế lực huyền bí nào đó (N.V Gogol cho rằng
Trang 15các con chữ cứ hiện lên trước mắt ta và ngòi bút như chiếc gậy thần đầy quyền năngchi phối tất cả; A Vinhi coi đó như những phút giây thần thánh, không ai có thể đoánđịnh, biết trước, thậm chí cho rằng tác phẩm xuất hiện một cách tự thân chứ khôngphải được viết lên bởi tác giả Theo quan điểm của lý luận văn học hiện đại, cảm hứngkhông tự nhiên mà có, nó là kết quả của sự lao động nghệ thuật kiên trì, bền bỉ, đầytrăn trở và suy tư của người nghệ sĩ trải qua năm tháng Quá trình tạo thành cảm hứngsáng tác là một thành quả không thể biết trước từ sự thai nghén, tích lũy trải nghiệm,kinh nghiệm, cấu tứ và óc tưởng tượng trước đó Điều này đã từng được nhà thơ nổi
tiếng đời Đường là Đỗ Phủ nhắc đến trong câu: “Độc thư phá vạn quyển, hạ bút như
hữu thần” (Đọc sách phá vạn quyển, hạ bút như có thần)[113, 586] Nó đồng nghĩa
với việc nếu người nghệ sĩ chỉ ngồi yên “trông chờ” mà không có sự tích lũy, trau dồinghệ thuật thì cảm hứng sẽ không bao giờ xuất hiện
Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến quan điểm tiếp cận cảm hứng sáng tác như là
sự kết hợp giữa ý thức xã hội và ý thức nghệ thuật Ý thức xã hội được hiểu là mặt tinhthần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần xã hội Một trongnhững hình thái ý thức xã hội là ý thức nghệ thuật (ý thức thẩm mỹ) Một điều chắcchắn, nghệ thuật chân chính phải gắn liền với đời sống của quảng đại quần chúng nhândân và các hình tượng nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao, qua đó đáp ứng những nhucầu thẩm mỹ của xã hội Chúng có tác động tích cực đến sự trải nghiệm, tình cảm và lýtrí, là nhân tố kích thích mạnh mẽ hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ Và chính từnhững kích thích mạnh mẽ ấy giúp hình thành nên cảm hứng sáng tác như nhà vănNguyễn Công Hoan trước thực tại xã hội thực dân phong kiến đầy rẫy bất công đã tác
động mạnh tới nhà văn và giúp ông hoàn thành tiểu thuyết Bước đường cùng hơn hai
trăm trang chỉ trong vòng 16 ngày (từ ngày 01 đến ngày 16 tháng 7 năm 1938)
Tóm lại, dù còn có nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí duy tâm, siêu hìnhnhưng tất cả đều nhất trí rằng, cảm hứng là một trạng thái tâm lý đặc biệt của conngười, mà khi ấy người nghệ sĩ tràn đầy những tình cảm, cảm xúc được dấy lên từnghệ thuật một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, nó kết hợp cùng những rung động sâu xa làmthành cơ sở của phản ứng thẩm mỹ Ở thời điểm đó người nghệ sĩ có động lực sáng tạo
và làm việc cao nhất, gắn liền với những tình cảm, cảm xúc, khát khao cháy bỏng thôithúc trí tưởng tượng, tư duy của họ Đó cũng là quan điểm của chúng tôi khi tiếp cậnkhái niệm cảm hứng, xem cảm hứng là trạng thái tâm lý với những xúc cảm trào dâng
và cảm hứng sáng tác chính là nguồn lực tinh thần thôi thúc người nghệ sĩ sáng tác,sáng tạo, là yếu tố quan trọng giúp tạo lập tác phẩm nghệ thuật cụ thể
Như đã từng nêu, cảm hứng sáng tác chi phối toàn bộ quá trình sáng tạo củangười nghệ sĩ, vì vậy thông qua tìm hiểu, phân tích tác phẩm có thể giúp chúng ta xácđịnh tác giả lấy cảm hứng sáng tác từ đâu, mà cụ thể ở đây là tìm hiểu cảm hứng sángtác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XX
Cảm hứng chịu tác động của xã hội nên nhìn vào nền văn học Việt Nam hiệnđại, ta có thể thấy thực tiễn cách mạng, đời sống của quần chúng nhân dân, công cuộcdựng xây và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống yêu nước luôn là một trong những nguồncảm hứng lớn, xuyên suốt cho các nhà văn, nhà thơ khi sáng tác các tác phẩm văn học
nghệ thuật: “Đem tiếng nói thơ ca phục vụ cuộc đấu tranh cách mạng vừa thể hiện
trực tiếp tinh thần chiến đấu của người nghệ sĩ mà sâu xa còn là đem thơ ca trở về với
Trang 16ngọn nguồn vô tận của sức sáng tạo”[59, 119] Bộ phận văn học được sáng tác trong
nhà tù thực dân cũng xuất phát từ nguồn cảm hứng này Cũng cần lưu ý, điểm chungcủa các tác giả là lòng yêu nước nhưng mỗi tác giả lại có cách thức thể hiện cảm hứngriêng biệt, thêm vào đó là cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, lập trường riêng làmcho các sáng tác trong tù đa dạng, phong phú như nhà thơ Tố Hữu quả quyết khi nhấnmạnh, mỗi người sẽ có một cách thức sáng tạo đặc trưng của riêng mình, không ai có thểbắt chước được
Như đã nói ở trên, cảm hứng sáng tác được bắt nguồn từ những chất liệu hiệnthực, là thành quả của cả một quá trình tích lũy những điều “mắt thấy, tai nghe” và vớingười chiến sĩ yêu nước thì chính những chất liệu từ đời sống, từ hoàn cảnh tù đày của
họ, những gì họ trực tiếp trải qua trong quá trình bị kẻ thù giam giữ chính là tác nhângiúp họ nảy sinh cảm hứng, thôi thúc người chiến sĩ – nghệ sĩ sáng tác, như nhà văn
Lan Khai đã khẳng định: “Văn chương quý nhất là ở sự thành thực Nhà văn cảm xúc
bởi sự vật thế nào nên cứ viết ra như thế; và như thế nhà văn đã làm trọn cái chức vụ của mình”[94, 681]
1.1.2 Quan niệm của người nghệ sĩ về cảm hứng sáng tác
Cảm hứng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sáng tác của người nghệ sĩ,
là khâu đầu tiên khơi nguồn sáng tạo nên vấn đề cảm hứng luôn nhận được sự quantâm đặc biệt của các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Cảm hứng sáng tác giúp người nghệ sĩlao động hăng say hơn, tập trung hơn Các nhà soạn nhạc thiên tài như J.S Bach, W.A.Mozart, L.V Beethoven, P.I Tchaikovskyl… hay nhà văn hiện thực Balzac, đại thi hàoA.S Pushkin đã được nhắc đến nhiều về sự miệt mài sáng tác quên cả thời gian vàkhông biết mệt mỏi mà như V Belinski – nhà phê bình văn học nổi tiếng người Nga gọi
đó là những “phút giây nhiệt hứng”.
Khi nói về cảm hứng sáng tác, nhà văn Na Uy H.Ibsen đã khẳng định một cáchmạnh mẽ chính những cảm xúc mãnh liệt là một trong những yếu tố góp phần hìnhthành cảm hứng sáng tác của người nghệ sĩ, khiến họ gia tăng khả năng sáng tạo và tậptrung làm việc cao độ
Nhà thơ, triết học gia người Đức F Schiller đã có nhận định rất chính xác về vaitrò, ý nghĩa của cảm hứng mang lại cho người nghệ sĩ, đồng thời nhấn mạnh việc tíchlũy kinh nghiệm sống, chất liệu nghệ thuật là một trong những điều kiện giúp khơi dậy
cảm hứng sáng tác: “Cái mà đã uổng công trong suốt mấy tuần liền, thì lại được giải
quyết trong ba ngày nhờ một tia nắng dịu; song rõ ràng sự thường xuyên của tôi đã chuẩn bị cho bước tiến triển đó”[161, 211]
Vì cảm hứng sáng tác thường đến bất chợt và khó đoán định nên người nghệ sĩcảm giác dường như trong lúc vô thức có một ai đó đã nhập thân vào mình để viết.Nhà thơ Milton nói những bài thơ được viết ra như có “kẻ khác” thì thầm vào tai đểviết, thậm chí những lời thầm thì đó còn trái ngược lại với những suy nghĩ của chínhtác giả Hay như nhà văn Colombia là G Marquez cũng từng thốt lên rằng, chính ôngcũng không thể kiểm soát, kìm nén được những cơn “điên dại” của mình khi sáng tác.Còn nhà thơ người Pháp Baudelaire lại nhấn mạnh cảm hứng chỉ xuất hiện ở ngườinghệ sĩ giàu nghị lực, chịu khó tìm tòi và cảm hứng vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ, vừa
mang sức mạnh kích thích sự sáng tạo: “Cảm hứng là nghị lực, là sự phấn khởi mang
tính chất trí tuệ và là khả năng nương giữ các sức mạnh trong trạng thái kích
Trang 17thích”[161, 211]
Đại thi hào A.S Puskin đã ví cảm hứng giống như là “cơn sốt ác liệt, tuy có làm
cho sức lực kiệt quệ, cảm hứng cũng đồng thời đưa lại cho người nghệ sĩ một sự thỏa mãn tinh thần sâu sắc”[251, 188] Nghĩa là cảm hứng chỉ hình thành khi người nghệ sĩ
làm việc với một sự tập trung cao độ đến mức quên ăn, quên ngủ, tập trung toàn bộ trí
lực Puskin đã chỉ ra “cảm hứng” vốn “là sự kết tinh của tất cả những gì tích lũy được
lâu dài ở ngoài ngưỡng cửa của ý thức người nghệ sĩ, cảm hứng được thể hiện trong việc cảm thấy “một sự sáng tỏ” lạ thường có tính chất nhanh chóng kì lạ… các dòng thơ cứ vang lên và tuôn ra”[251, 188] Với quan điểm này, Puskin đã nhấn mạnh, cảm
hứng là thành quả của cả một quá trình tích luỹ vốn sống, tích lũy kiến thức về sự vật,hiện tượng một cách lâu dài và bền bỉ, nó đối lập với những quan điểm duy tâm khi chorằng: cảm hứng là một cái gì đó không thể lý giải, được mang lại từ một thế giới khác,
từ hiện tượng siêu nhiên
Nhà văn Banzac khi bàn về “cảm hứng” đã có một cách nói đầy hình tượng: “Xét
về mặt tự tiện và đỏng đảnh thì không một gái giang hồ nào so sánh nổi với cảm hứng của nghệ sĩ, nên hễ cảm hứng xuất hiện một cái là phải tóm ngay lấy nó, như tóm lấy một dịp may hiếm có vậy”[161, 211] Banzac cũng như nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu
đều nhấn mạnh cảm hứng thường đến một cách đầy bất ngờ, không báo trước, vì vậykhi cảm hứng xuất hiện thì người nghệ sĩ cần tận dụng nó một cách tối đa trong quátrình sáng tạo văn học, nghệ thuật Còn theo Pospelov, cảm hứng được hiểu một cách
cụ thể hơn, nó gắn liền với sự chiếm lĩnh hiện thực đời sống của nhà văn trong trạngthái “hưng phấn” cao độ với tình cảm “nồng nàn” được khởi nguồn từ lý tưởng caođẹp và ý thức trách nhiệm xã hội của người nghệ sĩ nhằm cải tạo thực tại, làm cho thựctại, xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực Và xét cụ thể ở đây, chính
“sự chiếm lĩnh bản chất cuộc sống” khởi phát từ lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩyêu nước đầu thế kỉ XX nhằm xóa bỏ xã hội thực dân phong kiến Việt Nam bấy giờ vàxây dựng được xã hội khác tốt đẹp hơn đã hình thành nên nguồn cảm hứng sáng tácmãnh liệt
Trong tác phẩm Bàn về văn học, Gorki cũng đã nhấn mạnh văn học nghệ thuật
phải gắn với hiện thực, lấy cảm hứng sáng tác từ cuộc sống, nhất là cách mạng xã hội.Theo đó, văn chương nghệ thuật không được xa rời hiện thực mà phải “kề vai, sátcánh” với hiện thực, với hơi thở của thời đại, trong đó tập trung thâm nhập, phản ánhnội dung các cuộc cách mạng xã hội Chính những cuộc cách mạng ấy sẽ đem đếnnhững đề tài, chủ đề phong phú, vô tận Gorki cũng khẳng định sức mạnh của lao độngđối với sáng tạo nghệ thuật, nhất là trong hoàn cảnh bị cưỡng bức lao động, khổ sai:
“Lao động có khả năng giải quyết mọi việc, lao động mà ngay trong hoàn cảnh bị cưỡng bức làm giàu một cách vô nghĩa cho kẻ chuyên bóc lột sức người, bao giờ cũng vẫn cho người ta cái chìa khóa để thấu hiểu tất cả những điều bí ẩn của cuộc sống Chúng ta cần quả quyết thừa nhận và nhớ kỹ rằng công cuộc sáng tạo nghệ thuật của quần chúng lao động không hề mai một đi, không hề bị tiêu diệt qua bao nhiêu thế kỷ lao động cưỡng bức, khổ sai”[72, 18]
Không nằm ngoài quy luật sáng tác chung, các nhà văn, nhà phê bình, nghệ sĩViệt Nam cũng nhiều lần nói về cảm hứng sáng tác Nhà phê bình Hoài Thanh trong
Một thời đại trong thi ca đã nói về cảm hứng sáng tác thơ ca cổ điển (thơ xưa) qua
Trang 18hình tượng “nàng thơ”: “Cái nàng thơ xưa này thực là rắc rối: Có người cả đời phiêu
bạt đâu đâu bỗng một hôm ghé về, liền được nàng đãi một bài thơ Người có diễm phúc ấy là Phan Thanh Phước Lại có người chưa từng gặp, chỉ ngắm dung nhan nàng
ở mấy nhà quen (Đoàn Thị Điểm, bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Du) cũng được nàng hai ba lần gửi yêu: Huy Cận”[203, 37] Trong cuốn Văn chương và hành động của
Hoài Thanh, ông đã nhấn mạnh nhà văn phải dấn thân, phải phản ánh cho được nhữngđiều mắt thấy, tai nghe, những thực tại ngang trái của xã hội, cải tạo xã hội (đồng quanđiểm với Pospelov, Gorki), giúp nó tốt đẹp thêm, phải vùng lên thoát khỏi sự tróibuộc, áp bức về tinh thần của chính quyền thực dân Sự vượt thoát khỏi thực tại ápbức, kìm kẹp, đè nén ấy cùng những cảm xúc chân thành, tha thiết sẽ tạo thành cảmhứng sáng tác, công việc của nhà văn khi ấy là viết và thể hiện những cảm xúc, nghĩsuy của mình lên trang giấy
Như đã từng đề cập, cảm hứng sáng tác bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, nếungười nghệ sĩ không đi sâu vào đời sống, không khai thác mọi góc cạnh của cuộc sốngthì sẽ không có chất liệu nghệ thuật để tích lũy, cảm hứng vì vậy mà cũng không thể
hình thành Nhà thơ Hàn Mặc Tử trong bài thơ Trút linh hồn đã từng khẳng định:
“Máu đã khô rồi thơ cũng khô” Máu là biểu trưng cho sự sống, nhưng ở đây “máu”
còn là biểu trưng cho cuộc sống, cho sự sáng tạo, “máu” đã khô rồi, cảm xúc đã tanbiến thì thơ ca cũng không còn tồn tại Có thể nhận thấy, những cảm xúc chân thànhnhất, mãnh liệt nhất làm nảy sinh cảm hứng nghệ thuật như lời của tác giả Nguyễn
Thụy Kha khi viết về Hàn Mặc Tử: “Đôi khi trong đời ta, nhiều lạc thú hồng hồng qua
nhanh và chìm khuất vào lãng quên Nhưng có những cặp mắt chỉ một lần nhìn mà suốt đời ám ảnh… Và một môi hôn còn thơm suốt thời gian, và một bóng hình ra đi từ cuộc tình tan vỡ Để lại giữa ngực ta một vết quất tình yêu “nàng đánh tôi đau quá”, Hàn Mặc Tử đã thốt lên như thế và chúng ta có một nhà thơ lớn Hàn Mặc Tử Tình yêu làm ra nghệ thuật”[107, 58]
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nghe tin về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậuthân 1968 đã chính thức bắt đầu, Người đã bảo Thư ký Vũ Kỳ chuẩn bị giấy để làm
thơ khai bút đầu năm, Người viết: “Đã lâu chưa làm bài thơ nào/ Nay lại thử làm xem
sao/ Lục khắp giấy tờ vần chẳng thấy/ Bỗng nghe vần thắng vút lên cao!”[121] Chính
niềm tin chiến thắng và khát vọng giành độc lập, thống nhất cho nước nhà đã hìnhthành nên cảm hứng sáng tác với vần “thắng” vút lên Có thể nhận thấy, cảm hứngsáng tác ở đây gắn liền với sự kiện, bước chuyển to lớn của cách mạng, của công cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước
Nhà văn Kim Lân xem cảm hứng sáng tác như trạng thái thăng hoa của cảm xúcđến độ dường như các nhân vật của ông cứ thế tự thân hiện ra một cách chân thực, sinhđộng, còn nhà văn đơn thuần chỉ là người đi theo để nhìn, để cảm, để ghi chép mà thôi.Nhạc sĩ Trần Chung thì coi cảm hứng như là những rung cảm thẩm mỹ ngợi ca cái đẹp
và cái đẹp chẳng ở đâu xa, nó chính là vẻ đẹp của quê hương, đất nước, của con ngườiViệt Nam với tất cả những phẩm chất, đặc trưng đầy trân quý và tự hào
Cảm hứng nảy sinh từ những cảm xúc mãnh liệt nhất, đó có thể là khi tác giả
chứng kiến một sự việc nào đó gây ấn tượng mạnh như bài thơ Người mẹ bàn cờ của Nguyễn Kim Ngân: “Bài thơ ra đời sau buổi chiều Ngân tận mắt chứng kiến học sinh,
sinh viên chiếm tòa đại sứ Cam-pu-chia để phản đối chính quyền Lon Non thảm sát
Trang 19Việt Kiều Và cảnh sát đã vây chặt tòa nhà Và những người mẹ đã bất chấp nguy hiểm chuyền cơm qua tường cho sinh viên, học sinh”[107, 108]
Cảm hứng sáng tác cũng được hình thành từ chính những tích lũy về kinhnghiệm sáng tác, trăn trở về cuộc sống, những trải nghiệm của chính tác giả từ thực
tiễn chiến đấu như sự ra đời trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm:
“Đã từng học Đại học Sư phạm Văn Hà Nội Ra trường, anh vào chiến trường Bình Trị Thiên rồi hoạt động ở nội thành Huế Cũng chính những năm tháng ấy cho anh cảm hứng làm ra trường ca Mặt đường khát vọng nổi tiếng”[107, 239]
Trong tác phẩm Cát bụi chân ai của Tô Hoài, tác giả đã chia sẻ về ngọn nguồn
cảm hứng sáng tác thông qua những trang viết về các nhà văn, nhà thơ, chẳng hạn,cảm hứng sáng tác đến với Nguyễn Tuân từ những thứ tưởng như rất bình dị, đời
thường: “Chỉ một bát thang con bún lá, giọt cà cuống thơm một cách khó chịu mà lại
không có không được, cũng có thể viết lên một cái gì Nói bâng quơ, chẳng ra nhủ mình, chẳng ra cho người khác Những cái ấy phải viết, viết”[87, 2] Và có những khi
Nguyễn Tuân muốn viết nhưng chưa có hứng thú nên không viết được nhiều: “Những
từng trải và kỷ niệm cả đời thúc giục, đã viết ra đấy, nhưng chưa được mấy”[87, 14].
Hay như trường hợp Nguyễn Huy Tưởng viết tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô, để viết
được một tác phẩm đem lại nhiều xúc động, ông đã đến ở cùng doanh trại với Trungđoàn Thủ đô, cảm hứng nảy sinh từ chính những tháng ngày gắn bó với anh em chiến
sĩ: “Mấy tháng trời, Nguyễn Huy Tưởng cất công về Lai Xá Kết quả thu được, Nguyễn
Huy Tưởng sẵn hào hứng mới về một tác phẩm khác hẳn bản thảo ban đầu Trung đoàn Thủ đô mới được Nguyễn Huy Tưởng phát hiện, khí thế và truyền thống, coi cái chết như không”[87, 39] Cũng giống như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng cũng thường
nảy sinh những cảm hứng bất chợt như khẳng định của Tô Hoài: “Chúng tôi đã quá
quen với những cảm hứng giữa đường giữa chợ của Nguyên Hồng”[87, 63] Còn Tú
Mỡ thì lấy thi hứng từ những gì đọc được hàng ngày: “Tú Mỡ làm thơ trào phúng toàn
đọc bản tin Thông tấn xã lấy gợi ý”[87, 68]
Nguyên Hồng quan niệm cảm hứng nảy sinh từ chính đời sống của nhân dânlao động, từ “Người” – cách nói của Nguyên Hồng về những người cần lao TheoNguyên Hồng, những sướng vui, đau khổ đời thực của họ chính là chất liệu nghệ thuậtdường như vô tận của người nghệ sĩ Cho rằng cảm hứng nảy sinh từ chính hiện thực,
từ sự va đập giữa con người và thực tại khắc nghiệt, Nguyên Hồng đã từng tâm sự với
nhà văn Tô Hoài: “Khi bị đày lên Bắc Mê, tao ngồi viết được cả tập bút ký Cuộc sống
lại còn sống mà dò được về đến Nam Định…”[87, 29] Trong bút ký Cuộc sống viết
khi đang bị giam ở Bắc Mê, ông đã khẳng định: “Tôi nhớ và phải nhớ mãi câu nói của
Minh: “Chúng ta muốn đi đâu thì đi, ở đâu thì ở, nhưng bao giờ cũng phải gần Người” Người! Những con người cần lao yên lặng và chăm chỉ nỗ lực sống kia, ai mà
có thể xa được? Có chăng khi nào tim ta hết rung động, nghĩa là ta chết, thì ta mới đi
ra khỏi họ, không dự mật thiết vào những vui sướng và đau buồn gần như lẫn lộn, mờ mịt của họ?”[133, 855].
Nhà văn Đặng Văn Ký khi nói về cảm hứng sáng tác đã xem nó như một trạng
thái thả lỏng cơ thể và những trang văn viết ra như có ai đó ghé tai mách bảo: “tôi
thường viết trong trạng thái thả lỏng Với tôi, tỉnh táo quá trong lúc viết là một dấu hiệu xấu Xúc động quá trong lúc viết là một dấu hiệu chẳng mấy tốt lành Tôi có cảm
Trang 20giác, khi tôi thả lỏng thì sẽ có một ai đó ghé tai mách bảo: nên thế này, nên thế này…
Kể cả viết lại lần 2, lần 3, lần 5 cũng vậy”[96, 142]
Có khi cảm hứng sáng tác lại nảy sinh từ những ký ức, những mạch chảy củaxúc cảm gắn với những sự việc, kỷ niệm với các đồng chí là “bạn tù” trong quá khứbỗng chốc bộc phát ra như thể bừng phá Những ẩn ức bị đè nén lâu ngày trong tâmhồn được giải phóng, bút lực khi đó mạnh mẽ hơn bao giờ hết như trường hợp nhà văn
Lê Văn Ba khi viết về văn học yêu nước trong nhà tù quân xâm lược Cảm hứng bỗngchợt xuất hiện với sự căng thẳng tâm lí cực độ và cảm xúc cao trào Nó như thể “hành”nhà văn, “bắt” nhà văn phải cầm bút sáng tác không được chậm trễ Sự xuất hiện bấtchợt của cảm hứng ấy thực chất nguồn cơn xuất phát từ những kỷ niệm năm tháng
“đời tù” của chính tác giả Những kỷ niệm ấy đã xoáy sâu trong tâm tưởng của nhàvăn, có những lúc tưởng chừng vùng ký ức ấy đã “ngủ quên” trước sự bào mòn củathời gian nhưng cuối cùng cảm xúc và kỷ niệm lại bất ngờ ùa về như thác đổ
Nhạc sĩ Vũ Ngọc Quang từng tâm sự khi hoàn thiện ca khúc Bài ca đảo Bạch Long
Vĩ đã ví von cảm hứng sáng tác như “cơn say đã đến”: “Anh nhớ chiều hôm ấy, loa phóng thanh thông báo tin ta bắn rơi máy bay, bắt sống phi công Mỹ ở Hòn Gai Anh chăm chú nghe như uống từng lời, tập uống như uống rượu mạnh Và anh cảm thấy cơn say đã đến Anh có thể hình dung ra khuôn mặt vui mừng của chị phát thanh viên khi đọc tin chiến thắng Anh muốn hát to lên một câu gì để chia sẻ… Và có lẽ ám ảnh này giúp cho anh đi tới kết thúc bài “Bài ca Bạch Long Vĩ”[107, 316] Hay như lời bộc bạch của nhà thơ Hữu
Thỉnh về mạch nguồn khơi gợi cảm hứng trong cuộc đời nghệ thuật của mình: “Những năm
tháng cuối cùng ác liệt của chiến tranh đã tạo cảm hứng cho anh”[107, 239]
Cũng cần lưu ý, cảm hứng sáng tác nảy sinh khi người nghệ sĩ thăng hoa cảmxúc, bị ấn tượng mạnh bởi những điều mắt thấy, tai nghe nhưng cảm hứng sáng tác cókhi lại nảy sinh từ sự đồng điệu trong tâm hồn, người nghệ sĩ lúc đó như bị “nhậpđồng”, họ có thể sáng tác, hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật rất nhanh Chẳng hạn trườnghợp của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, dù chưa một lần đặt chân đến xứ Kinh Bắc nhưngbằng sự đồng điệu tâm hồn và những cảm xúc, rung động mạnh mẽ nhất, chân thành
nhất đã giúp ông phổ nhạc thành công bài Làng quan họ quê tôi của Nguyễn Phan Hách: “Cái “chuẩn” của lời thơ chính là nền móng vững chắc cho người làm ca khúc
ngẫm ngợi và cảm xúc… Tạo làm ca khúc này khá nhanh, như bị “nhập đồng” Hình như thời gian phổ nhạc chỉ trong khoảng đúng thời gian ăn trưa của trại”[107, 88]
Tựu trung lại, đối với người nghệ sĩ, cảm hứng sáng tác có vai trò quan trọngtrong quá trình sáng tác, là tiền đề hình thành nên tác phẩm nghệ thuật Họ đều thốngnhất cảm hứng có thể đến bất ngờ, gây nên những rung động mãnh liệt và những rungđộng ấy như những tiếng trống thúc giục người nghệ sĩ hăm hở sáng tác
1.1.3 Cảm hứng sáng tác từ góc nhìn tâm lý học sáng tạo
Cảm hứng sáng tác là một trong những vấn đề được các bộ môn khoa học nhưtâm lý học sáng tạo quan tâm nghiên cứu nhất là tâm lý học sáng tạo văn học để tìmhiểu về các yếu tố của quá trình hình thành tác phẩm văn học Theo đó, đối tượngnghiên cứu mà tâm lý học sáng tác văn học hướng đến là những đặc điểm, trạng tháitâm lý của nhà văn trong việc “ứng xử”, cải tạo đời sống xã hội, cả những quy luậtchung hay riêng của quá trình sáng tác tác phẩm từ khi nhà văn có ý đồ nghệ thuật, đếnkhi cấu tứ và hoàn thành tác phẩm Đặc biệt, tâm lý học sáng tác văn học quan tâm
Trang 21nhiều đến việc nghiên cứu, tìm hiểu và lý giải cơ chế hình thành cảm hứng cũng nhưcác yếu tố khác tham gia vào quá trình sáng tạo bằng việc kết hợp nhiều phương pháp
và kết quả nghiên cứu các bộ môn khoa học có liên quan
Từ thời cổ đại, nhà triết học Hy Lạp Platon xem cảm hứng nghệ thuật như mộtthứ cuồng loạn, cảm hứng là thần hứng, nhà văn là người bị ám ảnh, là phát ngôn viêncủa các vị thần
Aristole với Nghệ thuật thơ ca xem thơ là sự “mô phỏng”, được thể hiện qua
ngôn từ với sự hỗ trợ của âm và nhịp điệu Sư mô phỏng ở đây không có nghĩa là saochép y hệt mà là những gì nhà thơ thu nạp và lưu giữ trong tâm trí mình qua đó sángtạo nên những hình tượng nghệ thuật cụ thể Aristote cũng nhấn mạnh đến vai trò của
cảm xúc để hình thành cảm hứng sáng tác thi ca: “những ai tự mình trải qua (một nỗi
cảm xúc nào đó) mới có thể truyền đạt được nỗi cảm xúc ấy đúng nhất… Bởi vậy thơ
ca là lĩnh vực của những người có tài và những người đam mê, vì những người có tài mới có khả năng hóa thân, nhập vai và những người đam mê mới có khả năng phấn hứng cao độ”[233, 71-72].
Là bác sĩ về tâm thần, cha đẻ của Phân tâm học, S Freud cho rằng sáng tácnghệ thuật chẳng qua là sự thăng hoa của “bản năng tính dục trong vô thức” và ngườinghệ sĩ là những người đến với vô thức và tiềm thức trong sáng tác hết sức tự nhiên.Ông có nhiều tác phẩm giúp tìm hiểu về những ngóc ngách sâu kín trong tâm hồn con
người như Giải mộng, Nhà văn và giấc mơ tỉnh trong đó Nhà văn và giấc mơ tỉnh đã
nêu ra mô hình về quá trình sáng tác của nhà văn Xem quá trình sáng tác cũng giống
như một giấc mơ, bởi mơ mộng là trạng thái tối ưu cho sáng tác, khi đó “con người
thoát khỏi các chướng ngại của phạm trù tư tưởng, cho nên càng dễ mềm dẻo, linh hoạt, dễ biến hoá dễ nhạy cảm với những tình cảm mãnh liệt”[124, 194], nhưng
chính S Freud cũng có sự phân biệt giữa giấc mơ và sáng tác văn học nghệ thuật vìnhững giấc mơ thông thường không mang lại cảm giác đặc biệt còn văn học nghệ thuậtlại đem đến cho con người ta những khoái cảm thẩm mĩ
Nhà tâm lí học đại diện cho Tâm phân học, K.G Jung cũng có sự quan tâm đến
văn học, ông viết nhiều bài luận như: Tâm phân học và nghệ thuật thơ ca, Tâm lí học
và văn học Trái với quan niệm của S Freud khi coi sáng tác nghệ thuật là sự thăng
hoa của tính dục trong vô thức và văn nghệ sĩ là “bệnh nhân tâm thần đặc thù”, K.G.Jung đã thẳng thắng phê bình quan niệm này, đồng thời nhấn mạnh tâm phân họcmuốn hiểu và đi sâu vào phân tích tác phẩm nghệ thuật theo đúng nghĩa thì phải có sựphân địch rạch ròi giữa tác phẩm nghệ thuật và bệnh trạng y học Nhà nghiên cứu phảikiên định đứng trên lập trường của văn học nghệ thuật để nhận xét, đánh giá chứkhông phải lập trường theo “thiên kiến” y học K.G Jung ghi nhận sự tác động của vôthức ở chừng mực nào đó đến các sáng tác văn chương nghệ thuật nhưng ông còn chỉ
ra sự ảnh hưởng của ý thức và vô thức tập thể, theo Jung xem người nghệ sĩ như là sựhội tụ, tập hợp của những vô thức tập thể xa xưa, những điều ẩn giấu vĩnh hằng, nayđược dịp quay trở lại mà làm nên tác phẩm nghệ thuật
Có thể nhận thấy giữa cảm hứng sáng tác và tâm lý học sáng tạo có mối liên hệmật thiết với nhau trong quá trình sáng tác nghệ thuật của người nghệ sĩ Nhà thơ người
Pháp, Pierre Raverly đã nhận định: “Điều thôi thúc nhà thơ sáng tạo chính là ham muốn
hiểu mình hơn, ham muốn luôn luôn thăm dò sức mạnh bên trong của mình… Nhà thơ là
Trang 22người thợ lặn đang sục tìm ở những vực sâu kín nhất của tâm thức mình những vật liệu cao quý nhất sẽ kết tinh lại khi bàn tay anh ta đưa chúng ra ánh sáng”[204, 5]
Trong cuốn Tâm lí học sáng tạo văn học (Nxb Văn học, 1978), tác giả Naudop
đã chỉ ra các biểu hiện, cơ chế của tâm lý để hình thành cảm hứng và tác động của nótrong việc sáng tạo nên một tác phẩm văn học Theo đó, cảm hứng là một trạng tháitâm lý đặc biệt, nó thường đến bất chợt, xét theo phương diện tâm lý học thì cảm hứngnảy sinh là do nhiều yếu tố khác nhau cấu thành như tri giác, tưởng tượng và cảm xúc:
“Các tình cảm mạnh mẽ, các “xúc động” thì đến một cách nhanh chóng và thường do những nguyên cớ nhất định”[139, 109] Phần lớn các nhà tâm lý học đều thống nhất
cho rằng, cấu trúc tâm lý của sáng tạo gồm ba thành tố cơ bản: tri giác, tưởng tượng và
cảm xúc Trong đó hoạt động tri giác làm cơ sở ban đầu, tưởng tượng giữ vị trí then
chốt và cảm xúc là sợi dây nối kết có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy hoạt động của trigiác và tưởng tượng
L.S Vygotsky trong Tâm lý học nghệ thuật (Nxb Khoa học xã hội, 1981) đã
nêu lên những khái niệm quan trọng của tâm lý học sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuậtnói chung, đây là một trong những cơ sở lý luận giúp chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu vềquá trình sáng tạo nghệ thuật cũng như văn chương Đặc biệt ông đã nhấn mạnh về vai
trò của cảm xúc trong sáng tạo nghệ thuật: “Cảm xúc đóng một vai trò rất to lớn trong
sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo hình tượng”[248, 47] Aikhenbaum thì cho rằng sáng
tạo nghệ thuật bản chất sâu xa chính là siêu tâm lý, tức là nó không phải các hiệntượng tâm lý, tâm thần thông thường mà người ta đã có nhiều kinh nghiệm, ngược lại
nó vượt ra khỏi biên giới của những gì đã biết, đem lại cho người ta cảm giác mới lạ
Tri giác trong sáng tạo nghệ thuật giúp người nghệ sĩ hiểu được đối tượng màmình muốn hướng đến Những hiểu biết, những quan sát tỉ mỉ về đối tượng chính là
những chất liệu được nhà văn tích lũy cho quá trình sáng tác: “Trong số những gì đã
thấy, đã nghe, đã cảm, đã nắm được, chỉ có những cái nào gần gũi với các xúc cảm mạnh mẽ và các thích thú tinh thần cơ bản của một cá nhân nhất định, thì mới được ghi lại một cách không xoá nổi và vẫn giữ được sức sống lâu bền”[139, 138] Tưởng
tượng giúp cho người nghệ sĩ thăng hoa, thoát ly khỏi thực tại để hướng đến nhữngcảm xúc đặc biệt Cái đích cuối cùng của tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo củangười nghệ sĩ chính là hình tượng nghệ thuật
Cảm xúc là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ.Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng đều chất chứa những cảm xúc nhất định của nhàvăn Quan niệm của Khritianxen về cảm xúc nghệ thuật được mô tả một cách đơn giản
nhưng rất rõ ràng: “bất kỳ một tác động nào của thế giới bên ngoài cũng đều có một
hành động cảm tính – tinh thần đặc biệt của nó Nói theo cách nói của Gớt là một ấn tượng, một khí sắc hay một ấn tượng tình cảm”[248, 241] Chỉ những tâm hồn giàu
cảm xúc, với đầy đủ các cung bậc yêu - ghét, buồn - vui, thương nhớ - giận hờn mới
có những rung động mãnh liệt trước sự vật, hiện tượng Và chính những xúc cảmmãnh liệt góp phần tạo thành cảm hứng sáng tác, giúp nhà văn tập trung cao độ, khaiphóng bút lực và tưởng tượng, sáng tạo hiệu quả hơn Puskin đã từng chia sẻ vềphương pháp sáng tác của mình, theo đó có những khi tác giả vừa viết vừa phải nghiềnngẫm, cân nhắc từng câu, chữ nhưng quan trọng nhất vẫn cần phải có sự xuất hiện vàtham gia của cảm hứng Nếu không thấy có hứng thú sáng tác Puskin sẽ tạm dừng bút
Trang 23và chờ đợi bằng được.
Có nhà văn, nhà thơ cho rằng cảm hứng giống như trạng thái bị mộng du, vôthức, người nghệ sĩ hoàn toàn không thể kiểm soát nổi bản thân mình như thể có mộtsức mạnh tâm linh, bí ẩn và dữ dội nào đó nhập thân, xâm chiếm ý thức, tâm trí vàđiều khiển người nghệ sĩ Sức mạnh ấy khiến người nghệ sĩ sáng tạo những thứ màchính họ chưa từng nghĩ đến và khi nhìn lại thành quả, họ không thể lý giải nổi tại saomình có thể hoàn thành, cho ra mắt những tác phẩm ngoài sức tưởng tượng và nănglực hữu hạn của mình như vậy Liên quan nhiều đến tình cảm, cảm xúc nhưng cảmhứng không phải không có sự góp mặt của lý tính Suy cho cùng khi sáng tạo nên mộttác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ dù có say sưa đến đâu cũng vẫn cần phải có nhữnggiây phút suy tính, cân nhắc, đắn đo trong việc lựa chọn hình ảnh, sự kiện, chi tiết
nhằm chuyển tải một cách hiệu quả nhất bức thông điệp được gửi gắm: “Ở những nơi
nào nhất thiết phải có sự kiểm soát đối với tâm trạng sáng tạo, để cho một sự suy tư bình tĩnh, tỉnh táo hơn can thiệp vào công việc theo cảm hứng thì ở đấy có một hình thức tham gia đặc biệt của lý tính”[139, 477] Sự thôi thúc có mạnh như thế nào, cảm
xúc có mãnh liệt đến đâu nhưng khi thể hiện bằng ngôn ngữ đều cần phải có suy tính kỹcàng Dưới ánh sáng của tâm lý học sáng tạo văn học, Naudop đã chỉ ra một tác phẩmmuốn thuyết phục và “vững vàng” thì người nghệ sĩ không chỉ cần thăng hoa cảm xúc
mà cần phân thân tâm tưởng để tự bản thân là nhà phê bình chính tác phẩm của mình
Nguyễn Quỳnh Trang (2016) trong bài viết Cảm xúc trong nghệ thuật dưới góc
nhìn của tâm lý học nghệ thuật đã nhận định cảm xúc có vai trò vô cùng quan trọng đối
với sáng tạo nghệ thuật Một tác phẩm nghệ thuật hay trước hết phải mang trong mìnhnhững tình cảm, cảm xúc nồng thắm, mãnh liệt Nó liên quan nhiều đến tư chất củangười nghệ sĩ ở việc quan sát tỉ mỉ, sự nhạy bén, tinh tế trước mỗi sự vật, hiện tượng vànhất là một trái tim nhiệt thành, biết rung động gắn với từng cung bậc xúc cảm
Tác giả Chu Quang Tiềm trong cuốn Tâm lý học văn nghệ (Nxb Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh, 2013) đã chỉ ra cơ chế sáng tạo nghệ thuật dưới góc nhìn tâm lý học vớicác hoạt động tâm lý của chủ thể như: trực giác, liên tưởng, linh cảm, tưởng tượng…Theo ông, có hai loại tưởng tượng là tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo,trong đó chỉ có tưởng tưởng sáng tạo mới giúp hình thành tác phẩm nghệ thuật Nhữngkinh nghiệm, hồi ức của người nghệ sĩ sẽ được cấu trúc lại theo những mô hình, cáchthức mới tạo nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo, khác lạ
Tóm lại, tiếp cận cảm hứng dưới góc nhìn của tâm lý học sáng tạo, giúp chúng
ta hiểu thêm phần nào về những thành tố giúp hình thành cảm hứng sáng tác ở ngườinghệ sĩ, từ đó sẽ có hướng nghiên cứu, phân tích tác phẩm một cách sâu hơn
1.1.4 Cảm hứng sáng tác trong văn học nghệ thuật
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, cảm hứng có vị trí và vai trò đặc biệt quantrọng Chính nhờ những phút giây xao xuyến, cảm xúc trào dâng mà người nghệ sĩ cóthể viết lên những tác phẩm hay và có giá trị Một nhà văn khi sáng tác mà không cócảm hứng để viết thì đơn thuần việc viết chỉ là cách để luyện thói quen cầm bút chứ
khó có thể trình làng một tác phẩm văn học có giá trị: “Quá trình sáng tạo văn học
khởi đầu tích lũy vốn sống, nhưng thực sự bắt đầu từ cảm hứng, sự rung động trước thời cuộc, tức là sự bắt gặp một kích thích khách quan, kết hợp với niềm nung nấu trong tâm hồn tạo thành khát vọng biểu đạt, từ đó diễn ra quá trình cấu tứ, nâng cao
Trang 24chủ đề, hoàn thiện hình tượng, kết cấu và viết thành văn bản”[199, 148]
Nhà văn có thể hình dung được phần nào về đối tượng mà mình muốn thể hiệntrên trang giấy nhưng nếu không có những phút giây cảm xúc, không có cảm hứng thìviệc sáng tạo nghệ thuật sẽ gặp khó khăn vô cùng Tác giả Hoàng Trinh trong bài viết
Tình cảm trong sáng tác văn học đã nhấn mạnh về vai trò của cảm hứng sáng tác đối
với văn học, xem nó như một sự kích thích “sung sướng nội tâm đặc biệt”, là chìakhóa để mở ra cánh cửa cho tác giả bước vào một thế giới mới, thế giới của nhữngbiểu tượng, hình tượng nghệ thuật, của những cảm xúc thăng hoa mà chính họ đangkhát khao kiếm tìm Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cảm hứng sáng tác giống nhưlinh cảm nghệ thuật, nó là tiền đề thôi thúc nhà văn cầm bút sáng tác Tác phẩm vănhọc thường nảy sinh từ cảm hứng của nhà văn trước hiện thực đời sống, hiện tượng xãhội Lẽ dĩ nhiên cảm xúc không chỉ xuất hiện khi tác giả chuẩn bị cầm bút viết mà nóluôn hiện hữu thường trực ở những mức độ nhất định trong toàn bộ quá trình sáng tác:
“Cảm hứng được biểu hiện rõ nhất khi nhà văn bắt đầu viết, nhưng có thể bàng bạc trong hầu hết các khâu của quá trình sáng tác”[161, 209]
Như chúng ta đã biết, các loại hình nghệ thuật với tư cách là sản phẩm tinh thầncủa con người và sản phẩm tinh thần ấy được biểu lộ khi và chỉ khi có sự góp mặt củacảm hứng, của sự thăng hoa xúc cảm nghệ thuật Cảm hứng đến khiến người ta bật ranhững tiếng lòng, những vang động từ sâu thẳm tâm hồn Nói cảm hứng sáng tác như
là khởi nguồn của tác phẩm văn học là vì vậy
Không chỉ là khâu trọng yếu trong quá trình sáng tác của nhà văn mà cảm hứngcòn chi phối, tác động đến hình thức và nội dung của tác phẩm văn học Cảm hứngsáng tác không đơn thuần chỉ là tạo nên hứng thú, tăng bút lực của nhà văn mà nó cònphải chất chứa những tư tưởng, nội dung nhất định Cảm hứng tự nó không thể làmnên được một tác phẩm, nhiệm vụ tối thượng của nhà văn là phải chuyển nguồn cảmhứng đó vào trong sáng tác của mình và xét trên một phương diện nào đó, khía cạnhnội dung của cảm hứng phải phán ánh được không khí thời đại và tư tưởng được nhà
văn gửi gắm, chính nhờ vậy nên mới “có thể chỉ xét đến cấu tứ của một bài thơ cũng ít
nhiều dự đoán được tác giả của nó đã viết ra trong trường hợp nào, lấy cảm hứng sáng tạo từ đâu”[59, 127] Cảm hứng dồi dào sẽ giúp cho việc chuyển tải nội dung,
thông điệp của nhà văn một cách dễ dàng, thuận lợi hơn trong tác phẩm Người ta vẫnthường nói văn học bắt nguồn từ cuộc sống, nó phản ánh hiện thực khách quan qualăng kính chủ quan của tác giả
Xét về mặt cấu trúc, cảm hứng là một cảm xúc mãnh liệt, vừa có tính tư tưởng,vừa nhận thức được các giá trị đời sống và các phạm trù thẩm mĩ Chẳng hạn: Cảm
hứng nhận thức từ bóng tối ra ánh sáng trong bốn câu thơ bài Tảo giải (Giải đi sớm) trích trong tập thơ Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh: “Đông
phương bạch sắc dĩ thành hồng/ U ám tàn dư nhất tảo không/ Noãn khí bao la toàn vũ trụ/ Hành nhân thi hứng hốt gia nồng!”(Dịch thơ: Trời đông màu trắng chuyển sang
hồng/ Bóng tối đêm tàn sớm sạch không/ Hơi ấm bao la trùm vũ trụ/ Người đi thi hứngbỗng thêm nồng)[136, 73-75] Rõ ràng chính sự biến thiên của trời đất đã tác độngmạnh đến tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ – thi sĩ và cũng là người tù trên đườngchuyển nhà lao Ánh sáng quét sạch đi bóng tối đã mang lại cảm hứng về sự lạc quan,
về tương lai tươi sáng và cảm hứng ấy được truyền tải vào trong từng câu, từng ý thơ
Trang 25của tác giả
Thực tiễn cách mạng và đời sống nhân dân chính là nguồn cảm hứng bất tậncho người nghệ sĩ, nhất là những người “nghệ sĩ” bị giặc bắt giam, tù đày Cả thời kìdài của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn 1945 – 1975 dạt dào cảm hứng vềđất nước, quê hương, nhân dân, tự do… Một điều chắc chắn, những cảm hứng ấy cóảnh hưởng không nhỏ, thậm chí quy định nội dung của tác phẩm văn học Đó là chưa
kể đến việc văn học phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật mà nếu chỉ
có tư tưởng đơn thuần thì sẽ rất khó chuyển hóa vào hình tượng được đầy đủ các nộidung, cung bậc tình cảm một cách nhuần nhị Bởi vậy phải có sự xuất hiện và tham giacủa cảm hứng trong quá trình chuyển hóa ấy Cảm hứng giúp cho tư tưởng của tác giảđược ký gửi thông qua hình tượng được trọn vẹn, đầy đủ nhất và cũng chính cảm hứnggiúp hình tượng mang đầy đủ đặc sắc nghệ thuật, trở nên sinh động, hấp dẫn
Xét trên một phương diện nào đó thì cảm hứng sáng tác ở đây có những néttương đồng với khái niệm cảm hứng tư tưởng, cảm hứng chủ đạo
Nhà văn muốn viết được tác phẩm hay nhất thiết phải có cảm hứng sáng tác dồidào, cảm hứng đó của tác giả sẽ chi phối đến nội dung của tác phẩm Cảm hứng về đấtnước anh hùng trong chiến tranh thì nội dung của nó phải phản ánh được những sựkiện lớn lao, xây dựng được những hình tượng tiêu biểu, kỳ vĩ của cộng đồng như anhchiến sĩ, nữ thanh niên xung phong, nữ dân quân, o du kích hay đông đảo quần chúngcần lao… Cảm hứng sáng tác về những vấn đề thế sự thì nội dung của tác phẩm chắcchắn phải liên quan đến những vấn đề đời tư, những vấn đề thế sự, đời thường diễn rahằng ngày, nội dung mà tác phẩm hướng đến sẽ nhiều sắc điệu, đa chiều hơn
Đối với bộ phận văn học trong nhà tù thì cảm hứng sáng tác bộc lộ trong nộidung mỗi tác phẩm càng rõ rệt Cảm hứng tự do, cảm hứng yêu nước, cảm hứng riêng
tư, không khí thời đại, cảm hứng thời cuộc… đều được phản ánh, chuyển hóa vào
trong từng câu, từng chữ Trong cuốn Hiện thực cách mạng và sáng tạo thi ca, tác giả
Hà Minh Đức đã khẳng định: “Hiện thực đấu tranh cách mạng đã tạo nên những cảm
hứng lớn trong thơ trên hai mươi lăm năm qua Đi vào đời sống hiện thực là một hướng đi lớn của thơ ca cách mạng”[60, 119-120] Với bộ phận văn học hết sức đặc
thù như văn học nhà tù thì chính hoàn cảnh bị địch bắt giam tù đày vừa làm nảy sinhcảm hứng và cũng chính là chất liệu hiện thực sống động, chân thực cho các sáng táccủa người chiến sĩ yêu nước Tác giả trong quá trình sáng tạo không chỉ cần mỗi cảmhứng đơn thuần mà hơn cả họ còn phải biết tự mình vươn lên để đạt được sự thăng hoa
về mặt tinh thần, xúc cảm
1.1.5 Cảm hứng sáng tác trong văn học Đông Á
Ngay từ sớm, vấn đề cảm hứng sáng tác luôn được các nhà tư tưởng, lý luận, vănnhân, thi nhân đề cập, coi trọng thông qua nhiều cách diễn giải, tiếp cận khác nhau.Nền văn học Đông Á là nền văn học lớn trong đó nhiều đại diện có kho tàng vănchương đồ sộ như Trung Quốc, Nhật Bản cũng dành quan tâm về nguồn gốc hìnhthành tác phẩm
Trong Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp cũng nói về quá trình hình thành cảm hứng sáng tác như là sự tạo thành bởi tình cảm, cảm xúc: “các ý vươn cao lên, nhìn thấy sự
vật nảy sinh ra tình cảm, tình cảm do sự vật làm thành cảm hứng, cho nên nghĩa nó rõ ràng và trang nhã”[233, 158] Lưu Hiệp cũng nêu lên khái niệm “tứ” tương tự như
Trang 26khái niệm “cảm hứng” như là một giây phút thăng hoa bất ngờ từ đâu mang lại chonhà văn, tựa hồ nhà văn mới chỉ thoáng nghĩ trong đầu hoặc mới cầm bút viết mà mọithứ đã định hình, ý tứ hiện ra trước mắt, văn thơ tuôn trào, “phun châu, nhả ngọc”không thể kiểm soát được Thậm chí, theo Lưu Hiệp cái “khí văn” nhiều khi còn vượt
xa cả ý thức của nhà văn khi bắt đầu viết: “Khi mới cầm bút, cái khí văn vượt xa trước
lời văn; đến lúc bài văn viết xong, bẻ gãy mất một nửa những điều tưởng tượng ra khi bắt đầu viết”[233, 188] Không chỉ nhấn mạnh ở khía cạnh cảm xúc, theo Lưu Hiệp
muốn hình thành cảm hứng sáng tác thì ngoài tình cảm, cảm xúc bản thân nhà văncũng phải có những sự tích lũy kiến thức nhất định Theo đó nếu văn nhân, thi nhân đã
có sự chuẩn bị tâm thế nhất định, đã nắm được hồn cốt, phương thức sáng tác thì khiviết sẽ xong rất nhanh còn những ai ít có sự tích lũy, kém tập trung, cảm xúc phân tán,không nắm được cái tinh thần của đối tượng mình đang hướng đến thì sẽ gặp nhiềukhó khăn trong quá trình sáng tác Và để cảm hứng nảy sinh thì phải có sự kết hợp hài
hòa của tình cảm và “khí lực”, tài năng của nhà văn: “Tình cảm và khí lực có hài hòa
thì lời văn và thể văn mới đầy đủ Văn nhờ mạnh mẽ mà sáng cái đẹp mới biểu lộ Làm cho sức phong dồi dào, xương cốt cứng cát thì mũi nhọn của tài mới sừng sững, cái hoa mỹ mới rực rỡ”[233, 200]
Một trong những nền văn học đặc sắc khác của Đông Á chính là văn học NhậtBản Ngay từ rất sớm các thi sĩ của xứ sở Mặt Trời mọc đã có nhiều diễn giải về cảmhứng sáng tác, ngọn nguồn và sức mạnh của thi ca đối với xã hội Trong lời tựa của tác
phẩm thơ Kokinshu (Cổ kim tập) của thi sĩ Tsurayuki (viết vào khoảng năm 922) đã viết: “Thơ ca mọc lên từ trái tim con người và lời thơ trở thành vô số lá cành Trong
cuộc đời biết bao điều làm con người xao xuyến, xúc động, họ tìm cách thể hiện cảm xúc của mình qua những hình ảnh mà họ nghe thấy… Chính là thơ ca đã làm chuyển động đất trời, ngay cả quỷ thần vô hình cũng phải xuyến xao”[27, 70] Thiên hoàng
Go-Shirakawa đã biên soạn và tập hợp những bài thơ imayo (điệu ca mới có nguồn
gốc dân gian, thơ ca thế tục) thành cuốn Ryojin hisho (Thầm nhặt bụi trần) và theo ông
nguồn lực thôi thúc ông làm việc này (cảm hứng) chính là từ những lời truyền dạyvăng vẳng bên tai đầy bí ẩn của imayo Cũng có nhiều thi sĩ cho rằng, thiên nhiên,cảnh vật chính là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca, thiền sư Myoe đã lý giải về những
ngọn nguồn cảm hứng sáng tác của mình lúc nào cũng ngập tràn ánh trăng: “Mặt trăng
lúc ấy là bạn đồng hành của tôi, và cho dầu lúc đó có tiếng chó sói tru lên trong thung lũng cũng không thể nào làm tôi sợ”[27, 152] Cảm hứng đến bất chợt, khiến thi sĩ
cảm nhận như có sức mạnh vô hình nào đó thúc giục, tình cảm bấy giờ bộc phát mạnh
mẽ, chính thiền sư Myoe khẳng định: “Mặc dù tôi làm thơ, tôi không nghĩ rằng đó là
thơ tôi làm”[27, 152] Bashô một thi sĩ nổi tiếng của Nhật Bản cho cảm hứng sáng tác
như một “linh hồn” trú trong thẳm sâu tâm trí của người nghệ sĩ và chỉ đợi có dịp thíchhợp nó sẽ biểu lộ ra ngoài một cách nồng nhiệt thành thi ca
Văn học trung đại Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Trung Quốc và hệ
tư tưởng, lễ giáo phong kiến Những nội dung kinh điển của tam giáo Nho, Phật, Lão
đã cung cấp cảm hứng, đề tài, chất liệu cho các tác giả văn học Việt Nam trung đạiđồng thời góp phần định ra thế giới quan, nhân sinh quan cho họ Xuyên suốt giai đoạnvăn học trung đại Việt Nam, có thể nhận thấy hiện lên hai cảm hứng sáng tác lớn, chiphối quá trình sáng tác của các tác gia, tác giả trung đại đó là cảm hứng yêu nước và
Trang 27cảm hứng nhân đạo với nhiều tác phẩm kinh điển Cảm hứng yêu nước biểu hiện quanhiều phương diện như ý thức độc lập, tự chủ, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tình yêuquê hương, lòng căm thù quân xâm lược, tinh thần giết giặc (như tinh thần “sát Thát”)
… Có thể kể đến hàng loạt tác phẩm tiêu biểu như: Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) của Lý Thường Kiệt, Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ) của Trần Quốc Tuấn, Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi,
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái… Cảm hứng nhân đạo được tập trung
vào con người, đó có thể là sự đề cao vẻ đẹp của con người cả về vẻ bên ngoài lẫnphẩm chất, tính cách bên trong, cũng có thể là bày tỏ sự đồng cảm, xót thương, bênhvực con người (nhất là người phụ nữ trước lễ giáo phong kiến hà khắc, những ngườidân thấp cổ, bé họng…) hay tố cáo, lên án những cái xấu xa chà đạp lên con người tiêu
biểu như Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lấy chồng chung của Hồ Xuân Hương… Trải qua
mười thế kỉ, văn học trung đại Việt Nam đã gắn bó với vận mệnh đất nước, các triềuđại phong kiến và số phận của dân tộc Những ảnh hưởng của cảm hứng yêu nước,cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại đã tác động không nhỏ đến văn học ViệtNam các giai đoạn, thời kỳ sau, nhất là thơ văn của các chí sĩ, các nhà Nho yêu nướcgiai đoạn cuối thế kỉ XIX và một số chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX vẫn sáng táctrong vòng ảnh hưởng của quan niệm sáng tác, quan niệm thẩm mĩ của văn chương cổđiển “thi dĩ ngôn chí” (dùng thơ để nói chí) và “văn dĩ tải đạo” (dùng văn chương đểchở đạo) hơn là những ảnh hưởng của tư tưởng, học thuyết mới đến từ phương Tây
Có thể nhận thấy, lý luận văn học từ Tây sang Đông đều có những quan tâm đặcbiệt đến vấn đề cảm hứng sáng tác, đều muốn đi tìm câu trả lời về nguồn gốc, quá trìnhhình thành của thơ văn, trong đó đều nhấn mạnh đến vai trò của tình cảm, cảm xúc đốivới việc hình thành cảm hứng sáng tác
1.1.6 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về cảm hứng sáng tác
Nghiên cứu văn học từ phương diện cảm hứng là cách tiếp cận được nhiều tác giảlựa chọn từ trước đến nay như là một cách thức hữu hiệu giúp phân tích, cảm nhận mộtcách thấu đáo một dòng văn học lớn hay từng tác phẩm cụ thể Nghiên cứu về văn họcngày nay không chỉ đóng khung ở việc nghiên cứu về giá trị nội dung, tư tưởng, hìnhthức nghệ thuật của tác phẩm đã được hoàn thành mà còn nghiên cứu cách thức nó rađời, lấy cảm hứng từ đâu, được sáng tác trong hoàn cảnh nào và hoàn cảnh đó có ýnghĩa gì? Chính việc nghiên cứu tìm tòi về quá trình hình thành tác phẩm, cảm hứngsáng tác góp phần cùng các hướng tiếp cận khác làm sáng tỏ những giá trị biểu đạt, nộidung của tác phẩm cũng như tài năng, tư chất của người nghệ sĩ
Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về triết học, mỹ học có đề cập đến cảmhứng trong sáng tạo nghệ thuật của Kant, Hegel, Belinski, Pospelov Trong tác phẩm
Mỹ học, W.F Hegel đã đề cập đến quá trình hình thành, nảy sinh “cảm hứng”, theo ông:
“Cảm hứng được hình thành từ hoạt động hư cấu và sự hoàn thành ý định về mặt kĩ thuật xét ở bản thân nó với tính cách trạng thái tâm hồn của người nghệ sĩ… Cảm hứng thực sự, do đó nảy sinh khi có một nội dung đã được qui định, nội dung này được hư cấu chiếm hữu để cấp cho nó một biểu hiện nghệ thuật và cảm hứng chính là hoạt động tích cực ở trong thế giới bên trong”[81, 462] Hegel nhấn mạnh, hứng thú nghệ thuật
thực sự (cảm hứng) không phải tự nhiên mà có, người nghệ sĩ phải có quá trình tìm tòi,
Trang 28quan sát từ trước đó và phải tập trung cao độ vào đối tượng mà mình hướng đến cũngnhư tất cả những gì thuộc về nội dung, bản chất của nó Chỉ khi người nghệ sĩ hoàn toàndành trọn mọi tâm tư, tình cảm, trí lực cho một đối tượng nhất định, hoàn toàn “nhậpthân” vào nó, say mê tột độ thì mới có thể làm cho đối tượng trở thành một chỉnh thểnghệ thuật theo đúng nghĩa
Tác giả M.B Khrapchenco trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát
triển của văn học, đã tiếp cận cảm hứng sáng tác, sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua
bình diện “tư tưởng sáng tạo” của chính họ gắn trong mối tương quan với những phạmtrù về nhân vật, về tình cảm, cảm xúc của tác phẩm, về hình tượng nghệ thuật Trong
đó nhấn mạnh vai trò của cảm xúc trong việc thể hiện tư tưởng của nhà văn, phản ánh
và tái tạo hiện thực khách quan bằng hình tượng
Các chuyên luận về tâm lý học của Freaud, Jung, Vygotsky đã chỉ ra mối liên
hệ giữa yếu tố tâm lý và quá trình sáng tác văn chương Các công trình nghiên cứuthuộc lĩnh vực lý luận văn học của Khrapchenco, A.Xaytlin, Naudop cũng có bàn về
cảm hứng sáng tác Trong cuốn Lao động nhà văn (Nxb Văn học, 1967), Xaytlin đã
chia hoạt động sáng tác của nhà văn thành các chặng nhỏ, đồng thời chỉ ra trong quátrình lao động nghệ thuật có những lúc nhà văn hoàn thành tác phẩm của mình mộtcách nhanh chóng như có “thần hứng” nhưng cũng có khi phải thai nghén, nghiền
ngẫm trong cả thời gian dài Naudop với Tâm lí học sáng tạo văn học (Nxb Văn học,
1978) cũng đã đưa ra các khái niệm liên quan đến tâm lý, trong đó đã phân tích mộtcách khá chi tiết về cơ chế của tâm lý giúp hình thành cảm hứng và tác động của nótrong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật
Các học giả, nhà nghiên cứu, phê bình trong nước cũng có nhiều công trình, bàiviết về cảm hứng sáng tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật như: Bùi Công Hùng với
Quá trình sáng tạo thơ (Nxb Văn hóa – Thông tin, 2000) Ở công trình này, tác giả đã
vận dụng thành tựu của các lý thuyết về tâm lý học, về ngôn ngữ học, về hệ thần kinhcao cấp để giải thích thơ ca với sự tham gia của các yếu tố như: thực tế, cảm giác, biểu
tượng, liên tưởng, tưởng tượng, từ ngữ, nhạc điệu Tác giả Phạm Văn Tuyến với Cảm
hứng nghệ thuật trong sáng tác hội họa (Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Viện Văn hóa
nghệ thuật quốc gia Việt Nam, 2015), tuy không nghiên cứu về chuyên ngành Văn họcsong trong công trình của mình, tác giả đã nêu những vấn đề lý thuyết xoay quanh cảmhứng, đồng thời khẳng định trong sáng tác nghệ thuật hay bất cứ lĩnh vực nào, ngoàikiến thức tích lũy, ngoài vốn văn hóa thì người nghệ sĩ cần phải “lấy động lực” từnhững trạng thái tâm lý mãnh liệt tức phải có cảm hứng Tác giả cũng đã giới thuyếtkhái niệm về cảm hứng nghệ thuật và những quan điểm đánh giá về cảm hứng trongsáng tác nghệ thuật của các nhà nghiên cứu, phê bình nghệ thuật trong và ngoài nước
Trong giáo trình Lý luận văn học – tập 1: Văn học, nhà văn và bạn đọc do Phương Lựu – chủ biên (Nxb Đại học Sư phạm, 2010), ở Chương 9: Quá trình sáng
tác, các tác giả đã đề cập đến nội hàm thuật ngữ “cảm hứng”, xem cảm hứng là “trạng thái then chốt và bao trùm trong quá trình sáng tác” Cuốn giáo trình Lí luận văn học – tập 1: Bản chất và đặc trưng của văn học do Trần Đình Sử - chủ biên (Nxb Đại học
Sư phạm, 2011), ở Chương 4: Nghệ sĩ và quá trình sáng tạo văn học, các tác giả đã
bàn về sự rung động nghệ thuật tức cảm hứng sáng tạo của nhà văn, nhà thơ, trong đóchỉ ra được hai điều kiện để nảy sinh cảm hứng sáng tác gồm: tác động (kích thích)
Trang 29bên ngoài và “sự nung nấu” từ lâu ở bên trong tâm hồn nhà văn
Có thể nhận thấy, dù ở bất kì thời điểm nào thì vấn đề cảm hứng sáng tác cũngluôn nhận được sự quan tâm, đó có thể là nghiên cứu về cảm hứng sáng tác trong văn
học nghệ thuật nói chung như: Nguyễn Minh Tấn với Nguồn cảm hứng quan trọng bậc
nhất của sáng tạo nghệ thuật (Tạp chí Văn học, số 6, 1975), Hoàng Trung Thông với Cảm hứng và cảm xúc trong thơ (Tạp chí Văn học, số 3, 1986) Hay nghiên cứu, tìm
hiểu về cảm hứng sáng tác của các tác giả như: Nguyễn Ngọc Hà với Cảm hứng sáng
tác trong thơ ca dân tộc thiểu số (Luận văn tốt nghiệp, Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2001), Dương Thị Thanh Hương với Cảm hứng nghệ thuật gắn với
nhân vật trong tiểu thuyết về đề tài dân tộc - miền núi của Ma Văn Kháng (Luận văn
thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003), Nguyễn Thị Thanh Vân
với Cảm hứng sáng tác của nhà văn Trương Tửu (Văn hóa văn nghệ, số 359, 2014), Nguyễn Anh Tuấn với Cảm hứng thế sự - đời tư trong thơ Tố Hữu (Luận văn thạc sĩ,
Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2014) Các bài viết đã mangđến những cách tiếp cận sáng tác văn học nghệ thuật từ phương diện cảm hứng, giúpngười đọc hình dung được quá trình hình thành tác phẩm cũng như cảm hứng chủ đạocủa tác phẩm ấy
Cảm hứng là kết quả của cả một quá trình lao động nghệ thuật say sưa, vất vả,thai nghén, tích luỹ, trải nghiệm, suy tưởng cùng các cung bậc cảm xúc dồi dào, nhiệthuyết bởi vậy nghiên cứu văn thơ từ phương diện cảm hứng (sáng tác, chủ đạo…)chính là chiếc chìa khoá để chúng ta mở cánh cửa thế giới nghệ thuật đầy bí ẩn của nhà
văn Và như tác giả Trần Đình Sử từng khẳng định trong bài viết Lịch sử sáng tạo tác
phẩm như một vấn đề nghiên cứu thì nghiên cứu về một tác phẩm không chỉ là nghiên
cứu những gì đang có, sẵn có và hiển hiện ngay trước mắt mà còn phải chú ý cả nhữngcái đã từng xảy ra, thuộc về quá khứ của tác phẩm (cảm hứng sáng tác của tác giả).Chính cái phần chìm khuất của tác phẩm như là nguyên lý tảng băng trôi (một phầnnổi, bẩy phần chìm) cũng là một phạm trù quan trọng không thể bỏ qua trong nghiêncứu văn chương nghệ thuật Và nhiều khi, chính những phần chìm đi ấy lại kích thíchcảm xúc, sự sáng tạo và có thể giúp chúng ta hiểu thêm hơn về thế giới nghệ thuật mànhà văn đã xây dựng
Tựu trung lại, nghiên cứu văn học từ phương diện cảm hứng là một hướng điđúng đắn, giúp xác lập một tâm thế vững vàng khi tiếp cận các sáng tác văn học nghệthuật nói chung hay từng tác phẩm cụ thể nói riêng, nhất là với một bộ phận văn họcđặc thù như văn học yêu nước trong nhà tù thực dân
1.2 Văn học nhà tù và vấn đề nghiên cứu về cảm hứng sáng tác trong văn học nhà tù
1.2.1 Cảm hứng sáng tác trong văn học nhà tù thực dân – sự kết hợp giữa ý thức trách nhiệm xã hội và ý thức sáng tạo nghệ thuật
1.2.1.1 Về hiện tượng văn học trong nhà tù trên thế giới
Về mặt khái niệm thì “văn học nhà tù” (prison literature) được hiểu là: “một thể
loại văn học đặc trưng được viết trong khi tác giả bị giam giữ (ở một địa điểm trái với ý muốn của mình), chẳng hạn như nhà tù, nhà ngục hoặc quản thúc tại gia Tác phẩm có thể là viết về nhà tù… hoặc đơn giản là tình cờ được viết khi ở trong tù Nó có thể là một cuốn hồi ký, phi hư cấu hoặc hư cấu”[263] Các sáng tác văn chương trong nhà tù không
Trang 30còn xa lạ trong nền văn học nhân loại, nhất là đối với các dân tộc đã từng trải qua các cuộcđấu tranh chống thực dân, đế quốc, phát xít xâm lược; chống chế độ độc tài, phân biệtchủng tộc Đa phần các tác giả đều có một điểm chung đó là dùng tác phẩm của mìnhnhư một phương tiện đấu tranh chính trị, tư tưởng chống lại những áp bức, bóc lột, lên ánchiến tranh phi nghĩa, tố cáo chế độ độc tài hà khắc và sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc; qua
đó bày tỏ tinh thần và ý chí ngoan cường, không chịu khuất phục trước các thế lực tàn ác
Chúng ta đã đọc hoặc biết đến những cái tên như: To Althea, from prison (Gửi đến Althea
– từ trong lao tù) của tác giả R Lovelace với câu nói nổi tiếng “Tường đá không làm nên nhà tù/ Song sắt không làm nên lồng cũi”; tác phẩm nổi tiếng Letter from Birmingham jail (Bức thư gửi từ nhà tù Birmingham) của M Luther King
Nhà hóa học người Ba Lan, Ferdinand Ossendowski viết cuốn hồi ký có tiêu đề
De la présidence à la prison (tạm dịch: Từ chức chủ tịch đến nhà tù) kể về quãng thời
gian bị giam giữ trong nhà tù của Nga hoàng sau khi cuộc Cách mạng dân chủ Nga
1905 bị đàn áp đẫm máu dẫn đến thất bại Tác phẩm đã vạch trần và tố cáo mạnh mẽtội ác của chế độ Sa hoàng với các tù nhân, nhất là những người đã tham gia biểu tìnhchống lại chế độ quân chủ chuyên chế
Nhà văn F Dostoevsky đã viết cuốn tiểu thuyết có tựa đề The House of the
Dead (Tạm dịch: Ngôi nhà của người chết) – một trong những tác phẩm được xếp vào
hàng kiệt tác của tiểu thuyết gia người Nga Tác phẩm kể về những năm tháng bị tùđày, lao động khổ sai trong nhà tù ở Siberia của chính tác giả do ông bị kết tội hoạtđộng chính trị chống chế độ Nga hoàng Trong tác phẩm của mình F Dostoevsky đãlột tả sự tàn bạo của những tên cai ngục và cuộc sống khắc nghiệt, ngột ngạt trong nhà
tù Và trong thế giới ngục tù đầy đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần ấy, nhà văn F.Dostoevsky vẫn tin vào những phẩm giá và lòng tốt của con người Hay đại thi hàoPuskin để bày tỏ sự kính trọng trước sự dấn thân dũng cảm của những chiến sĩ cách
mạng chống chế độ Nga hoàng đã nảy sinh cảm hứng viết bài thơ Gửi tới Sibir để ngợi
ca sự đấu tranh quên mình cho tự do của người chiến sĩ cũng như thể hiện tinh thần lạcquan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng sẽ làm cho chế độ Nga hoàng và nhữngngục tù tối tăm phải sụp đổ
Với tư cách là một dòng văn học đặc thù, văn chương trong nhà tù trên thế giới
đã ghi nhận nhiều tên tuổi lớn, với những tác phẩm có giá trị nhân văn, nhân đạo và tưtưởng sâu sắc Có thể kể đến những sáng tác văn học nhà tù ở Ấn Độ, Nam Phi, Pháp,
Mỹ hay văn chương trong các nhà tù, trại tập trung của phát xít Đức…
Văn học Pháp có không ít những tác phẩm viết về đề tài văn học nhà tù, trại
giam Có thể kể tên một số tác phẩm như Souvenirs du bagne (tạm dịch: Những kỷ
niệm nhà tù) cuốn hồi ký của tác giả người Pháp là Liard-Courtois kể về cuộc sống
trong nhà tù với những điều kiện thiếu thốn khắt khe với tù nhân Nội dung tác phẩm
tố cáo chế độ nhà tù Pháp vô cùng tàn bạo, nhất là với những người tù chịu án khổ sai,chung thân Một tác giả người Pháp khác là Diamant-Berger Lucien cũng viết cuốn hồi
ký có tựa đề Prisons tragiques, prisons comiques, prisons grivoises (tạm dịch: những
nhà tù bi thảm, những nhà tù hài hước…) Tác phẩm thuật lại việc tác giả bị mật vụĐức quốc xã bắt giam tại Paris sau đó được quân Đồng minh giải thoát Nội dungchính của tác phẩm xoay quanh cuộc sống của Lucien và mọi người trong nhà tù phátxít Đức Dù chịu cảnh giam cầm, khốn khổ, thậm chí có thể bị thủ tiêu nhưng tác giả
Trang 31vẫn sáng tác thơ văn và luôn giữ cho mình niềm tin, sự lạc quan Hay tác giả
Francois-Poncet André là Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp với nhật ký có tên Carnets d’un captif (tạm dịch: Những cuốn sổ tay của một người bị cầm tù) đã ghi lại những năm tháng bị
tù đày kể từ khi bị cơ quan mật vụ của phát xít Đức là Gestapo ở Lyon (Pháp) bắt giữngày 27/8/1943 cho tới khi được trả tự do vào đầu tháng 5 năm 1945 Cuốn nhật ký kể
về hành trình và những trải nghiệm của tác giả qua các nhà tù ở hai nước Pháp và Áo
Trong tác phẩm Papilon – Người tù khổ sai của Henri Charriere (bản dịch tiếng Pháp
của Dương Linh và Nguyễn Đức Mưu) – một tác phẩm gây tiếng vang không chỉ ởnước Pháp mà còn cả thế giới, nhân vật “tôi” (nguyên mẫu của chính tác giả) bị kết ánkhổ sai một cách vô lý, đã thể hiện khát vọng tự do, ý chí không chịu khuất phục trướcbạo tàn (với chín lần vượt các nhà ngục nước Pháp), sự đấu tranh nội tâm với khẩuhiệu “thắng hay là chết” và niềm tin mãnh liệt như những con sóng lớn vào một tươnglai tươi sáng hơn sẽ đến với mình và những người tù khổ sai Có lẽ, chính vì sự đồngcảm cùng với nhân vật “tôi” trong hồi ký của Henri Charriere mà người chiến sĩDương Linh, vốn là một dịch giả nhưng vì tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêunước, kháng chiến tại Hà Nội mà bị thực dân Pháp liệt vào phần tử nguy hiểm và bắtgiam vào trại Thanh Liệt (Hà Đông) đã quyết định dịch tác phẩm này để tuyên truyềnđấu tranh đòi tự do, công lý cho tù chính trị
Trong tác phẩm Prison Writing In India (Tạm dịch: Viết về nhà tù ở Ấn Độ) của
tác giả K Satchidanandan (Nxb Sahitya Akademi, 2014) đã tập hợp nhiều sáng táchoàn thiện ngay trong nhà tù hoặc các tác phẩm viết về nhà tù mang đậm cảm hứngthời đại gắn liền với tên tuổi của các chính trị gia nổi tiếng của Ấn Độ như MahatmaGandhi (vị anh hùng dân tộc của Ấn Độ, người lãnh đạo phong trào chống lại sự cai trịcủa thực dân Anh và từng bị chúng bắt giam) hay Jawaharlal Nehru - Thủ tướng đầutiên của Ấn Độ, là học trò của Mahatma Gandhi, cũng từng bị thực dân Anh bắt giamhơn 10 năm vì lo sợ sự ảnh hưởng to lớn của ông và Mahatma Gandhi đối với phongtrào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ
Nói đến văn học nhà tù Nam Phi, không thể không nhắc đến một nhân vật tiêu
biểu đó là Nelson Mandela – một nhà hoạt động chính trị chống lại chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc (apartheid) và trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi.
Trong cuốn The Prison Letters of Nelson Mandela (Tạm dịch: Những lá thư nhà tù
của Nelson Mandela) cuốn sách với dung lượng lên đến 640 trang do Sahm Venter
chủ biên (Nxb Liveright Publishing, 2018 – ra mắt nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngàysinh của Nelson Mandela, một trong những nhân vật truyền cảm hứng nhất trong thế kỉ
XX, người vinh dự nhận giải Nobel Hòa bình) đã tập hợp các lá thư do NelsonMandela viết gửi cho các nhà cầm quyền, quan chức chính phủ, các nhà hoạt động xãhội khác và nhất là những lá thư gửi cho vợ và con của ông, khi ông đang bị những kẻđứng đầu chế độ apartheid giam giữ nghiêm ngặt trong nhà tù với tư cách một tù nhânchính trị trong quãng thời gian lên đến 27 năm trải qua 4 nhà tù (nhà tù địa phươngPretoria, nhà tù đảo Robben, nhà tù Pollsmoor, nhà tù Victor Verster) Điều nổi bậtnhất người ta nhận thấy ở Nelson Mandela đó là dù trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệtnhất nhưng ông vẫn lạc quan và thể hiện tinh thần tranh đấu không mệt mỏi, đồng thờikhuyên gia đình tin tưởng vào ngày ông trở về Như nhận định của Zamaswazi
Dlamini-Mandela (cháu gái của Nelson Mandela) thì: “Những lá thư trong tù của
Trang 32Nelson Mandela nêu lên chủ nghĩa anh hùng của một người đàn ông đã từ chối thỏa hiệp các giá trị đạo đức của mình trước những hình phạt khắc nghiệt”[265]
Văn học về nhà tù nước Mỹ trong thế kỉ XX được các học giả đặc biệt quan tâmkhi nó phản ánh, tiết lộ sự thật tàn khốc của một “xã hội” bên trong song sắt, nó làmdấy lên những hoài nghi về những giá trị được cho là cốt lõi của nước Mỹ đó là “tự
do” và “dân chủ” Trong truyện ngắn có tựa đề Pinched: A Prison Experience (Tạm dịch: Bị chèn ép: Trải nghiệm trong tù) của Jack London - nhà văn nổi tiếng của
Mỹ, đã thuật lại việc ông bị kết án, buộc giam giữ 30 ngày trong nhà tù Quận Erie màkhông theo một trình tự pháp lý nào, J London không có cơ hội được tự bào chữa vàkhông được quyền xét xử bởi bồi thẩm đoàn
Nhà lý luận Marxist người Ý Antonio Gramsci, đồng thời là một nhà triết học,nhà văn, chính trị gia, là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Ý Ông đã viết nhiều tácphẩm trong thời gian bị chính quyền phát xít Mussolini giam cầm và hy sinh ngaytrong lao tù Trong 11 năm bị bọn phát xít Ý bắt giam, tù đày (1926 – 1937), A.Gramsci đã viết hơn 30 cuốn sổ ghi chép và 3.000 trang nghiên cứu, phân tích lịch sử,
những ghi chép ấy được tập hợp lại thành tác phẩm với tên gọi Prison Notebooks (Tạm dịch: Sổ tay trong tù) Tác phẩm của A Gramsci đề cập đến nhiều chủ đề như
lịch sử và chủ nghĩa dân tộc Ý, cách mạng Pháp, bản chất của chủ nghĩa phát xít…
Cuốn Sổ tay trong tù của A Gramsci được coi là một trong những đóng góp quan
trọng cho lý thuyết về chính trị thế kỉ XX
Hay như tác phẩm Có được làm người của Primo Levi - nhà văn người Ý, gốc
Do Thái đã ghi lại những ký ức đau thương của chính tác giả cùng các tù nhân kháctrong trại tập trung khét tiếng của phát xít Đức tại Auschwitz, Ba Lan từ tháng 02/1944đến tháng 01/1945 Là một trí thức nhưng P Levi trong trại tập trung của phát xít chỉcòn số hiệu 174517 (như chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng chỉ còn số tù 7455, nhà văn LanKhai khi bị thực dân Pháp bắt giam cũng chỉ còn số hiệu 8023, Trần Huy Liệu chỉ còn
số tù 2651…) với những cơn ác mộng tra tấn, khí độc, với ranh giới mong manh giữa
sự sống và cái chết, trại tù của phát xít hiện lên như một cái máy xay “thịt người”khổng lồ Nhờ có Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng mà Levi cùng nhiều tù nhân
Do Thái khác được trở về với cuộc sống tự do Nội dung chính của tác phẩm là cuộcđấu tranh sinh tồn, đấu tranh để được tự do, để được sống đúng nghĩa với hai chữ “conngười” Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và trở thành một trong những “bằngchứng” tố cáo sự dã man, tội diệt chủng của bè lũ phát xít
Khi nói về bộ phận văn học nhà tù, không thể không nhắc đến một đất nước cónền văn chương đồ sộ, đó chính là Trung Quốc, rất nhiều sáng tác văn học trong nhà tùxuất hiện trong thời kỳ phát xít Nhật chiếm đóng và sau đó là cuộc cạnh tranh chiếnlược giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân Đảng Đới Vọng Thư (戴望舒) –một nhà thơ yêu nước, dịch giả người Trung Quốc trong những tháng ngày bị giam
cầm trong nhà tù phát xít Nhật đã viết bài thơ Bức tường trong nhà tù Bài thơ đã miêu
tả chân thực tâm trạng của tác giả trong những tháng ngày bị quân thù giam cầm, đồngthời thể hiện sự chuyển biến trong khuynh hướng sáng tác của Đới Vọng Thư, khingày một đi sâu hơn vào phản ánh hiện thực Phương Chí Mẫn ( 方志敏) - một nhàcách mạng, tướng lĩnh cấp cao của Hồng quân Công Nông Trung Quốc khi bị bắt giam
trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch đã viết tác phẩm Trung Quốc đáng yêu và nhiều
Trang 33bản thảo từ chính giấy mực do kẻ thù cung cấp nhằm yêu cầu ông khai báo Tác phẩm
Trung Quốc đáng yêu của Phương Chí Mẫn đã thể hiện được những tình cảm và sự
say mê lý tưởng của chàng thanh niên trẻ với niềm tin sắt đá, sẵn sàng đón nhận cáichết chứ không chịu khuất phục quân thù, không phản bội cách mạng
Nhưng có lẽ tiêu biểu nhất phải kể đến Viết dưới giá treo cổ của J Fucik – một
người chiến sĩ cộng sản vĩ đại của đất nước Tiệp Khắc Tác phẩm nổi tiếng được viếttrong nhà tù này của J Fucik tính đến nay đã được dịch ra hơn 100 thứ tiếng với số
lượng in hàng triệu bản Viết dưới giá treo cổ của J Fucik kể về các sự việc và chân
dung của những tù nhân yêu nước trong nhà tù Pancrat ở Praha, khi Tiệp Khắc đang bịquân Đức chiếm đóng Thời gian nhà văn sáng tác tác phẩm chính là quãng thời giantrước ngày bị bọn phát xít hành hình Tác phẩm đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
lý tưởng của người chiến sĩ cộng sản không mềm lòng trước cám dỗ và không chùnbước trước những cực hình tra tấn dã man, trong đôi mắt họ luôn ánh lên sự lạc quan
và niềm tin về tương lai tươi sáng mà không một thế lực bạo tàn nào có thể lay chuyểnnổi Dù phải chịu cảnh biệt giam, ngược đãi, tra khảo nhưng J Fucik cũng như nhiềuđồng chí khác chẳng hề thấy cô đơn, sợ hãi vì tâm hồn họ đã gắn bó mật thiết với lýtưởng chung, đã hòa vào trong công cuộc chống chủ nghĩa phát xít của nhân loại
Hiện thực đời sống luôn là nguồn tư liệu phong phú cho hoạt động sáng tạonghệ thuật Và hiện thực diễn ra tại các nhà tù, trại giam của bè lũ đế quốc, phát xítchính là nguồn tư liệu “đặc biệt” truyền cảm hứng cho người chiến sĩ - nghệ sĩ dùngngòi bút của mình làm vũ khí đấu tranh vì mục đích và lý tưởng cao đẹp Nhà phê bình
Trúc Chi đã nhận xét: “Chỉ có những tâm hồn nghệ sĩ mới ngân lên được những vần
thơ bất hủ trong sự đau khổ của xác thịt loài người”[201, 8]
Một trong những điểm nổi bật của dòng văn học nhà tù là sự đối lập, tươngphản giữa một bên là ánh sáng với một bên là bóng tối; giữa một bên là những chiến sĩyêu nước gan dạ, kiên cường với một bên là những kẻ xâm lược và tay sai tàn bạo, đớnhèn Bằng tài năng và trải nghiệm, các nhà văn trên thế giới đã phác họa cho nhiều thế
hệ độc giả thấy được bức tranh hiện thực u ám và tinh thần kiên cường của nhữngngười yêu nước trong nhà tù thông qua những tác phẩm văn học có giá trị lớn
1.2.1.2 Văn học yêu nước trong nhà tù như là sự kết hợp giữa ý thức trách nhiệm xã hội và ý thức sáng tạo nghệ thuật
Có thể khẳng định, các sáng tác văn học yêu nước trong nhà tù chính là sự kếthợp giữa ý thức trách nhiệm xã hội và ý thức sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ
Họ đã kết hợp một cách rất tự nhiên, khéo léo và nhuần nhuyễn những thông điệp củamình gắn liền với trách nhiệm của một người Việt Nam yêu nước Nhà phê bình vănhọc Hoài Thanh (từng hai lần bị thực dân Pháp bắt giam, rồi bị đuổi học vì các hành vi
chống đối chính quyền thực dân) trong tác phẩm Văn chương và hành động đã nói lên
sứ mệnh của văn chương, trọng trách của nhà văn chân chính trước thời cuộc bấy giờ.Với những nội dung và lập luận đanh thép, khuyến khích nhà văn dấn thân, phê phánthói thờ ơ trước thực tại xã hội đầy rẫy bất công, cuốn sách bị xem như một mối nguyhại rất lớn cho địa vị thống trị của chính quyền thực dân khiến nó vừa ra mắt đã bịthực dân Pháp thu hồi, cấm lưu hành Nói như Nguyễn Ngọc Thiện khi nhắc đến tác
phẩm Văn chương và hành động của Hoài Thanh thì tác phẩm chính là một sự nhắc
nhở, một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả người dân Việt Nam bấy giờ, nhất là đội ngũ
Trang 34văn nghệ sĩ phải ý thức sâu sắc thân phận nô lệ, “vong quốc” của mình để rồi phải dấnthân, phải có cách thức hành động, ứng xử đúng đắn với thời cuộc, nhà văn không thểđứng ngoài, không được đứng ngoài guồng quay lịch sử và vận mệnh của dân tộc.
Trong cuốn Văn chương và hành động, Hoài Thanh đã nêu lên thực tại xã hội
của Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, mọi thứ đều bị cấm, kể cả tự do ngônluận, báo chí, hội họp, tự do tư tưởng, bầu không khí u ám, ngột ngạt xâm lấn tất cả,đâu đâu cũng thấy những cặp mắt xét nét, soi mói của những tên mật thám Sống trong
sự áp chế, kìm kẹp, đè nén kinh khủng ấy, nhà văn Việt Nam “như bị ngạt” Chính
Hoài Thanh đã phải thốt lên rằng: “Thế-giới ngày nay như một mớ nhà tù lớn,
hình-sắc dù có khác nhau mà những gông cùm, xiềng-xích thì đều như nhau Người nào không chịu để cho người ta khắc lên trán một cái dấu-hiệu chung, ấy là người bỏ đi Thực là điên-rồ, thực là đau-đớn!”[202, 27-28] Quả thực, xã hội Việt Nam trước
Cách mạng Tháng Tám giống như một nhà tù lớn, những quyền cơ bản nhất của conngười luôn bị những kẻ mang danh “khai hóa văn minh” tìm mọi cách triệt tiêu, chúngthi hành tối đa chính sách “ngu dân”, “nô dịch văn hóa”, hạn chế thấp nhất việc mởtrường học, thay vào đó là xây dựng, củng cố hệ thống nhà tù ở cả ba kỳ Văn họcnước nhà khi đó cũng chịu cảnh “tù đày”, “xiềng gông”, tất cả bị thực dân Pháp kiểmduyệt, chèn ép, chúng cấm mọi sự tự do, khai phóng Đứng trước thực tại đau đớn ấy,Hoài Thanh đã ý thức được trách nhiệm của bản thân nói riêng và của các nhà vănđương thời nói chung, văn nghệ sĩ chân chính không thể đứng ngoài lịch sử dân tộc, họphải là những người đóng góp công sức của mình, ngòi bút của mình vào sự nghiệp giảiphóng dân tộc, giành độc lập, tự do và phá bỏ “gông xiềng” cho văn chương
Với Văn chương và hành động, Hoài Thanh có đề cập đến khái niệm “nhà văn
hoàn toàn” – nghĩa là những nhà văn chỉ chú tâm sáng tác, “bẩm sinh” họ chỉ biết viết,tham gia lĩnh vực văn chương thuần túy mà không quan tâm, không thể làm được bất
cứ một việc gì khác Tuy nhiên, Hoài Thanh quan niệm nhà văn phải có trách nhiệmvới xã hội, không thể thờ ơ trước thế sự, trước tình cảnh lầm than của nhân dân Ngườitrí thức nếu chỉ biết khoanh tay đứng nhìn cảnh nước nhà xác xơ, tiêu điều trong kiếp
nô lệ thì đó là một tội ác: “Chúng tôi không muốn dài-dòng mô-tả cái tủi nhục của dân
mình, cảnh cùng-khốn của người mình Chúng tôi chẳng vui gì nhắc lại đây những điều đau lòng ấy Trước tình-thế như vậy, vòng tay đứng nhìn là một tội ác Nhất là với những người có học nghĩa là những người đã chịu cái ơn nuôi dạy của xã- hội”[202; 31] Trách nhiệm của nhà văn theo Hoài Thanh không chỉ là “lời nói” mà
phải dấn thân và hành động như biết bao người con đất Việt yêu nước Một nhà vănchân chính thì không bao giờ phát ngôn những thứ sáo rỗng mà phải cụ thể bằng việclàm, mà ở đây chính là dùng ngòi bút Hành động bằng ngòi bút và hành động vì ngòibút, vì thiên chức, sứ mệnh thiêng liêng của nhà văn
Đồng quan điểm văn chương, nghệ thuật phải gắn với hành động cụ thể, phải
đồng hành cùng dân tộc, trong cuốn Tập văn cách mạng và kháng chiến, các tác giả đã khẳng định:“Văn nghệ sĩ Việt-Nam đã dự mật thiết vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
Tất cả các văn nghệ sĩ chân chính đều đứng dưới cờ, trong hàng ngũ; họ nhận những việc, những trách nhiệm cụ thể mà kháng chiến giao cho; họ nối liền công tác với sáng tác, như hai mặt khăng khít của một tâm thành Các nhà văn nghệ hòa mình trong khổ, vui to lớn của dân tộc Đời sống họ trong kháng chiến kham khổ với đời toàn dân Họ
Trang 35thấm thía cái nghĩa thống nhất, sâu xa của nghệ thuật và hành động”[150, II]
Có thể nhận thấy, chính những tư tưởng tiến bộ và có tính gợi mở, khai phóng
trong Văn chương và hành động của Hoài Thanh đã có ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình
cảm của đội ngũ nhà văn bấy giờ Mặc dù bị thực dân Pháp thu hồi nhưng rõ ràng chỉtrong thời gian ngắn, tác động mà cuốn sách của Hoài Thanh mang đến rất lớn, cổ vũngười nghệ sĩ sáng tác có trách nhiệm, và hành động bằng ngòi bút với tấm lòng yêunước thật sự, thấu cảm cùng nỗi đau của dân tộc Văn học yêu nước nói chung và bộphận văn học yêu nước trong nhà tù nói riêng, các sáng tác của những nhà văn – chiến
sĩ chính là những minh chứng rõ ràng nhất, là thành quả của tinh thần trách nhiệm cao
độ với quốc gia, dân tộc kết hợp cùng ý thức sáng tạo nghệ thuật miệt mài, bền bỉ, bấtchấp mọi khó khăn, thử thách
1.2.1.3 Văn học Việt Nam yêu nước trong nhà tù thực dân từ cái nhìn lịch đại
Ngoài những đặc điểm chung của văn học nhà tù thế giới, kho tàng văn học nhà
tù của chúng ta vẫn có những điểm riêng cả về chất và lượng Có thể nhận thấy, lịch sửdân tộc Việt Nam gắn liền quá trình dựng nước và giữ nước, chống giặc ngoại xâm.Chính vì vậy, chúng ta có cả một kho tàng văn học yêu nước trong nhà tù lớn, phongphú với nhiều nét riêng có (cả về nội dung được phản ánh, phương thức biểu hiện…).Với một khối lượng văn thơ đồ sộ, trải dài qua các thời kì đấu tranh của dân tộc, vănhọc yêu nước trong nhà tù quân xâm lược mang trong mình một số đặc điểm cụ thể vềlực lượng sáng tác, các thể loại văn học và nhân sinh quan, thế giới quan Cũng cầnchú ý, chính từ sự ý thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội và ý thức sáng tạo nghệ thuật(khi xem văn chương nghệ thuật là phương tiện để bày tỏ ý chí, tâm tư và là “vũ khí”
để đấu tranh chống lại kẻ thù) là một trong các yếu tố giúp người chiến sĩ – nghệ sĩhình thành cảm hứng sáng tác Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu bộ phận văn học nhà tù
từ cái nhìn lịch đại – nhìn theo chiều dọc mang tính lịch sử, đặt trong mối quan hệ vớinhững đặc điểm, yếu tố của giai đoạn trước và những ảnh hưởng của nó cho giai đoạnsau, tức là đóng góp cho lịch sử xã hội và diện mạo văn học Việt Nam hiện đại
Văn học yêu nước trong nhà tù là dòng văn học “ngoài mong muốn” nhưng bởihoàn cảnh lịch sử mà nó đã ra đời và có một vị trí quan trọng trong dòng chảy của vănhọc Việt Nam Giống như những dòng văn học lớn có giá trị khác, dòng văn học trongnhà tù đã có nhiều đóng góp cho văn học nước nhà Nhà văn Lê Văn Ba trong cuốn
Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược khẳng định: “Đã từ nhiều năm nay, dòng văn học này góp phần làm phong phú, đề cao hơn nữa truyền thống, bản sắc văn học, văn hóa Việt Nam, cùng nền văn học đồ sộ viết về nhà tù trại giam (phát xít) thế giới cất cao tiếng nói làm cho cuộc sống loài người tốt đẹp hơn”[10, 56]
Trước hết, xét từ góc độ kiến thức văn học sử, các tác phẩm trong nhà tùthực dân đã cung cấp cho độc giả cái nhìn cụ thể về một bộ phận văn học phongphú, đồ sộ mà cũng rất bi hùng, thậm chí có thời kì từng là dòng chủ lưu của vănhọc cách mạng Đây là nguồn tư liệu tham khảo vô cùng quý giá, những cuốn sửviết bằng tên tuổi của những người chiến sĩ – nghệ sĩ đã góp phần làm nên nhữngthành tựu của dòng văn học yêu nước trong nhà tù Mỗi tác phẩm là một kênh thôngtin quý giá về những gì đã qua, về một quá khứ đầy bi tráng, chúng vừa có ý nghĩa
về mặt lịch sử, vừa có ý nghĩa về mặt văn học Nhờ tái hiện một cách chân thựcthời kì đau thương mà hùng tráng của dân tộc, văn học nghệ thuật giúp chúng ta
Trang 36hiểu thêm về những điều ít ai biết đến, hiểu thêm về xã hội nhà tù, về tính cách củacon người Việt Nam nói chung và của người chiến sĩ yêu nước trong xà lim quânthù nói riêng, như lời bộc bạch của tác giả Nhượng Tống trong lời mở đầu của tác
phẩm Đời người trong ngục: “Từ khi tôi về, nhiều người trong đám quen thân, vẫn
muốn tôi kể lại chuyện ở tù cho thỏa cái tính tò mò của họ Nhưng người hỏi đã nhiều mà câu chuyện không phải là ngắn Tôi không thể lấy miệng, lấy thư mà đáp riêng họ được Tập này viết ra, trước hết là vì những người ấy Sau nữa, tôi cũng mong nó sẽ giúp được ít tài liệu cho những người muốn xét về chế độ nhà tù hoặc tâm lý người tù trong hồi ấy”[226, 01].
Tiếp theo, dòng văn học yêu nước trong nhà tù thực dân đã góp cho kho tàngvăn học Việt Nam nhiều tác phẩm tiêu biểu - những tác phẩm văn học có giá trị cao cả
về nội dung và hình thức nghệ thuật như các sáng tác của Phan Bội Châu, Phan ChuTrinh, Hồ Chí Minh, Hoàng Văn Thụ, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Lan Khai, Phạm ThịTrinh, Đinh Chương Dương, Chu Hà, Hồ Tùng Mậu, Trần Mai Ninh, Trần Cung, Trần
Huy Liệu Nói như tác giả Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam
1930-1945 thì: “Thơ ca trong tù là bộ phận ưu tú nhất của văn học cách mạng Khái niệm ưu tú ở đây cần hiểu theo nghĩa: nội dung tư tưởng tình cảm sâu hơn và giá trị nghệ thuật cao hơn”[132, 70] Nhiều tác phẩm của họ đã được đưa vào giảng dạy ở
các bậc học phổ thông hay Đại học, trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà phêbình, học giả trong và ngoài nước Trong hoàn cảnh tù đày, éo le, nguy hiểm nhưngvẫn có thơ văn hay là bởi tư tưởng người chiến sĩ - nghệ sĩ không run sợ trước đòn roi
kẻ thù mà tâm hồn vẫn đau đáu nỗi đau của dân tộc, vẫn hướng đến chân trời tự do,hướng về một tương lai tốt đẹp, một chiến thắng vĩ đại cuối cùng như lời của Phan Bội
Châu trong Ngục trung thư: “chỉ muốn đổ máu ra mua sự tự-do, đánh đổi cái kiếp
tôi-tớ lấy quyền tự chủ đó thôi”[149, 74] Có lẽ bởi thế mà văn học yêu nước trong nhà tù
không chỉ ghi nhận sự xuất hiện ấn tượng của cái tôi trữ tình mà còn có cả cảm hứng
sử thi, đây chính là nét độc đáo về mặt nghệ thuật Cảm hứng của văn thơ trong tù đađiệu nhưng khát vọng tự do là cao cả nhất, nó là ước mơ, chân lý của mọi người Cảmhứng vừa gắn với tình cảm chung, vận mệnh chung của dân tộc lại vừa chan chứanhững nỗi niềm riêng tư, thế sự Và trong bản đồng ca của tâm hồn ấy, cảm hứng tự
do, khát vọng giành độc lập là những cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt trong hầu hết cáctác phẩm Chính nguồn cảm hứng này đã góp phần tạo nên tính thống nhất mà đa dạng
của bộ phận văn học được sáng tác trong nhà tù thực dân: “Con đường lớn, cảm hứng
lớn của văn nghệ vẫn là cảm hứng về cuộc đấu tranh bi tráng lâu dài của con người cho hạnh phúc lâu dài của chính mình và văn nghệ là sự giúp khám phá ra con người với tất cả chiều sâu vô tận và nhiều bí ẩn của nó”[117, 252] Giọng văn toát lên tinh
thần tự do mong thoát khỏi chốn ngục tù để vào trường tranh đấu Sự xuất hiện củamột số thể thơ mới bên cạnh các thể thơ truyền thống cho thấy sự tiếp nối và phát triểncủa thơ văn trong nhà tù quân xâm lược, góp phần cho sự phát triển của thơ văn cáchmạng giai đoạn 1945 – 1975 nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại về sau nói chung
1.2.1.4 Tính chức năng của dòng văn học yêu nước trong nhà tù và giá trị của dòng văn học này từ cái nhìn đương đại
Như bất kỳ một dòng văn học nào khác, văn học yêu nước trong nhà tù cũngmang trong mình đầy đủ các chức năng như: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ
Trang 37Chức năng nhận thức của văn chương yêu nước trong nhà tù chính là sự nhậnthức về quy luật vận động tất yếu của lịch sử, có áp bức ắt có đấu tranh, chính nghĩa sẽthắng phi nghĩa… Văn chương yêu nước trong nhà tù phơi bày hiện thực tù túng, nô lệcủa cả dân tộc lúc bấy giờ, vạch ra con đường cách mạng chân chính qua đó động viênngười chiến sĩ cũng như nhân dân luôn kiên định với mục đích chiến đấu, với lý tưởngcao đẹp, tạo nên sức mạnh đoàn kết Bằng nguồn cảm hứng dạt dào, vô tận khởi nguồn
từ lòng yêu nước, khát vọng tự do, ý chí đấu tranh kiên cường, người chiến sĩ đãtruyền tải vào trong mỗi tác phẩm những bức thông điệp hết sức ý nghĩa, mang tínhthời đại mà cho đến hôm nay nó vẫn còn vẹn nguyên, không phai mờ
Về chức năng giáo dục, các sáng tác văn thơ trong nhà tù thực dân nửa đầu thế
kỉ XX đã góp phần khắc họa bức chân dung của người chiến sĩ - nghệ sĩ, nhất là bứctranh tinh thần của họ Điều đó giúp công chúng bạn đọc hiểu đầy đủ hơn về nhữngngười tưởng chừng đã quá quen thuộc Họ trở thành những tấm gương, những tượng
đài bất tử cho thế hệ mai sau noi theo Thiếu Sơn trong bài viết Bài học Phan Văn
Hùm đã nhận định về ý nghĩa, tác động của các sáng tác trong tù của các chí sĩ, chiến
sĩ bấy giờ: “Đọc Thi tù tùng thoại để ngưỡng mộ những con người xuất chúng mà ta
không theo kịp Đọc Ngồi tù Khám Lớn để tìm hiểu những con người rất bình thường nhưng chính trong những cái bình thường đó lại có những bài học phi thường để giáo dục lòng ta”[100, 234] Thành tựu lớn nhất cần nói đến của dòng văn học yêu nước
trong nhà tù chính là những cảm xúc lớn Mỗi con chữ được viết ra đều xuất phát từnhững rung động thẳm sâu trong trái tim người chiến sĩ đã khiến cho độc giả thực sựxúc động Trước cái chết cận kề, hình tượng người chiến sĩ vẫn hiện lên với vẻ đẹp caoquý, sáng ngời Có thể khẳng định, thơ văn nhà tù là minh chứng tiêu biểu, sinh độngcủa chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của người chiến sĩ yêu nước, cộng sản Nó ngợi canhững phẩm chất cao cả, phi thường của người chiến sĩ, nó lên án những cái xấu xa,thấp hèn, ti tiện, bỉ ổi và sự đàn áp, khủng bố dã man của thực dân và tay sai Các sángtác trong nhà tù thực dân của người chiến sĩ đã kết tinh những truyền thống tốt đẹp từngàn đời nay của dân tộc Việt Nó là nền móng cho thơ văn yêu nước giai đoạn sau, là
tiếng nói đấu tranh chống xâm lược Nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhận định: “Tham gia vào
dòng văn chương đặc biệt mà nhân loại cầu mong không muốn có trên thế giới này, văn học viết về nhà tù, trại giam Việt Nam xếp ở vị trí hàng đầu, cả về khối lượng đồ sộ, lẫn giá trị nội dung, nghệ thuật”[10, 14]
Chức năng thẩm mỹ của văn học yêu nước trong nhà tù thực dân chính là việcnhận ra và khắc họa được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, giúp độc giả thêm yêuthiên nhiên, con người Việt Nam hơn Trong dòng văn học này, ta bắt gặp nhiều tácphẩm miêu tả về vẻ đẹp của thiên nhiên (núi rừng, sông suối, hoa cỏ, ánh trăng, mây,gió…) Thiên nhiên hiện lên có khi trữ tình, nên thơ nhưng cũng có khi hùng vĩ, dữdội Thiên nhiên hòa mình cùng với đời sống của người chiến sĩ, nhiều khi trở thànhnguồn cảm hứng di dưỡng tinh thần, nhất là những độ xuân về, khung cảnh thiên nhiênquanh nhà tù phần nào cũng an ủi, động viên thêm người chiến sĩ Bên cạnh vẻ đẹpcủa thiên nhiên, thì tính thẩm mỹ của văn học yêu nước trong tù còn được biểu hiệnqua vẻ đẹp của con người, đó có thể là hình ảnh người chiến sĩ với vẻ đẹp cả về dáng
vẻ bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong (hình ảnh của những nữ chiến sĩ tuổi mười tám,đôi mươi trung kiên trước kẻ thù…) hay vẻ đẹp từ nhân dân lao động – những con
Trang 38người chăm chỉ, hiền lành, sẵn sàng tìm mọi cách để tiếp tế cho người chiến sĩ đang bịđịch bắt giam, tù đày Tính thẩm mỹ trong các sáng tác thơ văn yêu nước trong nhà tùthực dân còn thể hiện qua những nét đẹp văn hóa được người chiến sĩ duy trì Dù hoảncảnh lao tù thiếu thốn, khổ cực song người chiến sĩ vẫn đấu tranh với quản tù đòi một
số quyền lợi tối thiểu, họ cùng nhau tổ chức các buổi sinh hoạt thơ văn nhân dịp nhữngngày lễ hay Tết cổ truyền của dân tộc Người chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dânđến từ nhiều vùng miền, vùng quê khác nhau, trong họ có nhiều người là dân tộc thiểu
số Dù đi đâu, ở hoàn cảnh nào họ cũng luôn mang những nét đẹp văn hóa truyềnthống của dân tộc, quê hương bên mình
Song xét cho đến cùng, có lẽ chức năng quan trọng nhất của văn học nói chung
và của thơ văn yêu nước trong nhà tù thực dân nói riêng chính là giúp cho con ngườibiết yêu thương nhau, che chở, giúp đỡ nhau những khi khốn khó, hoạn nạn, biết trân
trọng cuộc sống: “Xuất phát từ cội nguồn cảm xúc, là tiếng nói của thế giới tâm hồn con
người, văn học sinh ra và tồn tại trong đời sống chính là để thực hiện một chức năng thiêng liêng: làm cho con người biết yêu thương, tôn trọng con người và biết trân quý, nâng niu, gìn
giữ những gì liên quan đến cuộc sống của con người”[95, 316] Ra đời trong hoàn cảnh
lịch sử dân tộc đang chịu ách thống trị của thực dân Pháp với bối cảnh đặc thù nhưngcho đến nay dòng văn học yêu nước trong nhà tù vẫn còn giữ nhiều giá trị trong dòngchảy phong phú, đa chiều, đa diện của văn học Việt Nam đương đại dù có những lúc
nó dường như bị “lấn át” bởi các xu hướng cách tân, hậu hiện đại và thị hiếu thẩm mỹcủa độc giả đương thời
Trước tiên, cần phải thấy rằng, sau năm 1986, dưới ánh sáng công cuộc Đổimới của Đảng, văn học có nhiều bước chuyển mình, biên độ mở rộng hơn (so với sứmệnh và chức năng tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu của văn học cách mạng mà cụ thể ởđây là thơ văn yêu nước trong tù), giờ đây các tác giả đương đại đã lồng ghép, đan càivào tác phẩm của mình những ẩn số, những mạch ngầm suy nghĩ riêng biệt, họ ngàycàng ý thức hơn về vai trò của chủ thể sáng tạo, phản ánh cả những góc khuất, những
kí ức tiềm giấu sâu bên trong mỗi cá thể Tùy vào dụng ý nghệ thuật và cảm hứng sángtác mà mỗi nhà văn bộc lộ cái tôi của mình theo những cách thức riêng biệt, cái tôithấm thía đến độ xót xa nhưng chạm vào tận đáy tâm can khi văn chương biết xoáy sâuvào thân phận con người giữa những xô bồ của đời sống đương đại Đó là một điểmtích cực, đáng ghi nhận Tuy nhiên, có một thực tế đáng suy ngẫm, dường như cả sángtác và phê bình văn học hiện nay chưa dành nhiều sự quan tâm đến đề tài xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, người nghệ sĩ tưởng chừng ít “mặn mà” với việcđào sâu, đi sâu và lấy cảm hứng sáng tác từ những vấn đề lớn lao gắn với vận mệnhquốc gia, dân tộc như trước Khuynh hướng sáng tác lẫn phê bình có vẻ đang chạytheo những mốt “thời thượng”, những lý thuyết hậu hiện đại nước ngoài Trong bốicảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng thì điều này cũng không khó hiểu
Song thiết nghĩ, dù ở bất cứ giai đoạn nào, dù có cách tân, đổi mới đến đâu,phản ánh nhiều chiều và góc cạnh thế nào thì sứ mệnh văn chương chân chính vẫn cầnphải gắn với đất nước, với quảng đại quần chúng nhân dân và tư tưởng yêu nước, cảmhứng yêu nước mãi mãi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt Như tác giả Nguyễn Hữu Quý trong
bài viết Lòng yêu nước là tư tưởng xuyên suốt của người cầm bút đăng trên Báo Nhân
Dân điện tử khẳng định Tổ quốc và nhân dân sẽ luôn là đối tượng quan trọng hàng đầu
Trang 39của văn chương nghệ thuật và tinh thần dân tộc, lòng yêu nước sẽ luôn là tư tưởngxuyên suốt các sáng tác của văn nghệ sĩ Một nhà văn chân chính, một nghệ sĩ đích thực,một tác phẩm có giá trị lớn lao và sức sống bền bỉ theo năm tháng nhất thiết phải lấycảm hứng sáng tác từ những giá trị cốt lõi, trường tồn của dân tộc khởi phát từ lòng yêunước và đời sống của nhân dân Dù ở bất cứ thời đại nào nó cũng vẫn vẹn nguyên giá trị.
Và giá trị của dòng văn học yêu nước trong nhà tù với nhiều tác phẩm tiêu biểu làkhông thể phủ nhận
Trong cuộc sống đương đại với nhiều bi kịch, đổ vỡ của cá nhân, những áp lực,căng thẳng dẫn đến một nghịch lý: xã hội càng hiện đại với sự bùng nổ các phươngtiện nghe nhìn và mạng xã hội thì con người như càng trầm lặng và cô đơn, khép kínhơn, rào cản, khó khăn và sự phân hóa giàu nghèo càng làm gia tăng những bế tắc Xét
ở một khía cạnh nào đó, chính dòng văn học cách mạng, văn học yêu nước trong nhà
tù đem đến cho chúng ta những bài học, chân giá trị từ ý chí, nghị lực phi thường vượt
thoát khỏi thực tại khắc nghiệt đến cùng cực như Vũ Thị Thu Hà trong bài viết Thị
hiếu thẩm mỹ công chúng văn học nhìn từ bình diện giá trị văn học nhận định: “Quan niệm về giá trị văn học từ truyền thống đến hiện đại được đúc kết trong các phạm trù trung tâm Chân – Thiện – Mỹ… Vì vậy, bảng giá trị được thiết lập với chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, khát vọng hướng đến cái cao đẹp, cái cao cả, loại trừ cái xấu, cái thấp hèn… chi phối đến hoạt động sáng tác và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng”[95, 250] Sống trong cảnh tù đày tăm tối, tủi nhục nhưng người chiến sĩ vẫn có
những cảm xúc, tư tưởng cao đẹp, tinh thần lạc quan, vẫn làm chủ được chính bản thân
mình mà không chịu khuất phục, tác phẩm Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là một minh chứng tiểu biểu Nhân dịp kỷ niệm 80 năm tác phẩm Nhật ký trong tù (1943-
2023), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Hộithảo khoa học với chủ đề “80 năm: Nhật ký trong tù - Những giá trị bền vững, sức lantỏa sâu rộng” Tại Hội thảo các nhà khoa học đều khẳng định: Sức lan tỏa sâu rộng,mạnh mẽ của Nhật ký trong tù 80 năm qua trở thành ngọn nguồn, chân lý, mang lạicảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật
Tóm lại, trong bầu không khí cởi mở của công cuộc Đổi mới đất nước từ 1986 đếnnay, nền văn học nghệ thuật Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếpxúc với nền học thuật của các nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa, đáng lưu ý nhất chính làviệc tiếp thu có chọn lọc hệ thống lý luận văn học hiện đại, đồ sộ, phong phú, với nhữngcuộc “phát kiến” nghệ thuật mới mẻ của một số nước Phương Tây Trong sự nghiệp đổimới sáng tác văn chương nghệ thuật ấy, các cây bút đã chọn cho mình những hướng thểnghiệm văn học độc đáo, đem đến cho nền văn học đương đại Việt Nam sắc thái mới lạ,đồng thời cũng góp phần mở ra những hướng đi mới Song một lần nữa cần nhấn mạnhrằng, lịch sử đã đi qua nhưng những đóng góp của văn học cách mạng mà ở đây là thơvăn yêu nước của các chiến sĩ trong nhà tù vẫn còn nguyên giá trị Thực tế đã chứng minhnhững gì chạy theo trào lưu rồi cũng sẽ qua nhanh, chỉ những tác phẩm mang lại giá trịđích thực, hướng con người tới những điều tốt đẹp là còn mãi trong tâm trí độc giả
1.2.1.5 Về loại hình tác giả và một số thể loại tiêu biểu của văn chương yêu nước trong nhà tù thực dân
Khi tìm hiểu, nghiên cứu về bất cứ một giai đoạn, một bộ phận văn học nào,nhất thiết phải quan tâm và tìm hiểu về lực lượng sáng tác của văn học giai đoạn đó
Trang 40với tư cách là những chủ thể sáng tạo tác phẩm nghệ thuật Việc tìm hiểu lực lượngsáng tác góp phần tiếp cận các tác phẩm một cách thấu đáo hơn Lực lượng sáng táccủa bộ phận văn học trong nhà tù thực dân vô cùng đông đảo, phong phú, đủ mọi giaicấp, thành phần, tầng lớp trong xã hội khi đó Họ có thể là những nhà yêu nước, sĩ phu
có tầm ảnh hưởng lớn bấy giờ, những lãnh tụ cách mạng, cộng sản, những văn nhân,thi nhân và cũng có thể là những người chiến sĩ rất đỗi bình thường… Đó có thể là các
vị lãnh tụ cách mạng, chiến sĩ, chí sĩ yêu nước như: Lã Xuân Oai, Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh, Sóng Hồng, Hồ Tùng Mậu,Hoàng Văn Thụ, Xuân Thủy, Có thể là những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lớn củaViệt Nam bấy giờ như: Đặng Thai Mai, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn ĐìnhThi, Tú Mỡ, Hoặc là những nhà sư xuất gia tu hành như Sư Tuệ, Hòa Thượng ThíchThanh Tứ
Trong dòng văn học nhà tù, loại hình tác giả cũng cần phải được chú ý và làm
rõ bởi có các thế hệ khác nhau ngồi tù và làm thơ Có thể phân loại thành hai loại hìnhgồm: tác giả là các chí sĩ yêu nước và tác giả là các chiến sĩ cách mạng, cộng sản
Về tác giả là các chí sĩ yêu nước: Các sáng tác thời kì đầu của dòng văn học
trong nhà tù thực dân thuộc về các chí sĩ, các nhà Nho yêu nước cuối thế kỉ XIX vànhững năm đầu thế kỉ XX Các sáng tác lúc này vẫn chịu ảnh hưởng bởi thơ Đườngluật, lối văn biền ngẫu của văn học trung đại, sử dụng các điển tích, điển cố, gươngngười xưa và dù đã có sự canh tân nhất định nhưng vẫn mang những đặc điểm của ýthức hệ, tư tưởng phong kiến, Nho giáo (thơ văn Lã Xuân Oai, Phan Bội Châu, PhanChu Trinh, Ngô Đức Kế…) động cơ sáng tạo chủ yếu dùng để nói chí, tu thân, răndạy… Ngoài đặc điểm chung là lòng yêu nước và căm thù giặc xâm lược thì cảm hứng
và nội dung tư tưởng, cách thức thể hiện của các chí sĩ, nhà Nho yêu nước cũng cóphần khác so với các chiến sĩ cộng sản sau này, những khác biệt đó chủ yếu do sự tác
động, chi phối của bối cảnh lịch sử, thời đại và hệ tư tưởng: “Trước kia các văn thân
cách mạng mỗi khi vào tay giặc, người nào còn giữ vững được tinh thần bất khuất thì hoặc trước khi lên đoạn đầu đài ngâm một bài thơ cảm khái, lâm ly hoặc chịu cảnh chết rũ ở trong nhà tù để giữ toàn khí tiết của mình Đời tù của các cụ, nếu có cái gì
đó nhắc đến thì là mấy bài thơ, có thế thôi”[247, 134] Và như GS Nguyễn Đình Chú
đã trả lời phỏng vấn với chúng tôi (vào ngày 09/11/2020 tại tư gia) khi gặp gỡ, trao đổi
trực tiếp về đặc điểm văn học đầu thế kỉ XX đó là: “Cần chú ý tình huống thơ văn của
các chí sĩ, nhà Nho yêu nước Sáng tác của các chí sĩ thường tâm trạng buồn nhiều hơn vui, “dĩ bi vi mĩ” - lấy nỗi buồn làm cái đẹp Khi trong lòng có điều uất phát ra thành lời Ấy là văn chương vậy!” Đặc biệt GS Nguyễn Đình Chú cũng khẳng định
văn học nhà tù, trại giam là bộ phận tinh hoa nhất của văn học yêu nước Văn học vôsản ngoài nhà tù tuy hay nhưng vẫn không thể hay bằng văn học trong nhà tù
Về tác giả là các chiến sĩ cách mạng, cộng sản: Từ những năm 20, nhất là từ
năm 30 của thế kỉ XX trở đi, văn học Việt Nam được hiện đại hóa mạnh mẽ, chữ quốcngữ ngày càng phát triển, các sáng tác thơ văn đã mang tính hiện đại, vừa kế tục truyềnthống yêu nước, vừa kết hợp sự hiện đại của văn học Phương Tây, luồng tư tưởng mớicủa thời đại bấy giờ và lý tưởng cộng sản, nhất là sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam rađời với nhiều phương diện mới mẻ về đề tài, nội dung, cách tiếp cận, khai thác vấn đề(các sáng tác của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng, Trần Mai Ninh, Chu Hà…),