Cảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XXCảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XX
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM VĂN ĐẠI
CẢM HỨNG SÁNG TÁC TRONG THƠ VĂN
CỦA CÁC CHIẾN SĨ YÊU NƯỚC TRONG NHÀ TÙ THỰC DÂN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Hà Nội - 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN MẠNH TIẾN
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh, Trường Đại học Sư phạm – Đại
học Thái Nguyên
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Phản biện 3: TS Đỗ Văn Hiểu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
Họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, cảm hứng sáng tác được xem là khâu trọngyếu Bất cứ sáng tạo nào cũng có thể xuất hiện cảm hứng nhưng cảm hứng trong sáng tácvăn học nghệ thuật lại có những nét riêng Cảm hứng như là khởi nguyên hình thành của tácphẩm văn học, làm cho quá trình sáng tạo của nhà văn diễn ra một cách đầy đủ mạnh mẽnhư những đợt sóng liên hồi Cảm hứng được thể hiện xuyên suốt trong quá trình sáng tác,
có ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả sáng tạo của người nghệ sĩ, vì vậy khi nghiên cứu về nộidung và hình thức của một tác phẩm ta cần xem tác giả lấy cảm hứng từ đâu Cảm hứng cóvai trò rất quan trọng đối với người nghệ sĩ cho nên từ xưa tới nay, các nhà nghiên cứu vàcác nghệ sĩ đều quan tâm đến vấn đề cảm hứng sáng tác
1.2 Lịch sử văn học Việt Nam trải qua nhiều thời kì và hoàn cảnh khác nhau, trong đó
có sự góp mặt của một bộ phận văn học đầy bi tráng được ra đời trong nhà tù quân xâmlược Có lẽ không nhiều dân tộc trên thế giới phải thường xuyên đương đầu với giặc ngoạixâm như dân tộc Việt Nam, kể từ thế kỉ thứ III TCN cho đến thế kỉ XX, trải qua 22 thế kỉthì có tới 12 thế kỉ dân tộc ta phải đứng lên đánh giặc giữ nước và có lẽ cũng ít có dân tộcnào lại có một bộ phận văn học lớn ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt - văn học yêunước trong nhà tù Văn học yêu nước trong nhà tù thực dân đã đem lại những giá trị khôngnhỏ về tư tưởng và nghệ thuật với văn chương yêu nước Việt Nam trong dòng chảy của vănhọc Việt Nam Nó kế thừa và phát huy một cách mạnh mẽ truyền thống đấu tranh kiêncường, bất khuất, lòng yêu nước thương nòi, lòng tự hào dân tộc của ông cha được đúc kếttrải qua cả ngàn năm dựng xây và bảo vệ Tổ quốc Mặc dù vậy, hiện nay còn ít công trìnhnghiên cứu chuyên sâu về những thành tựu của văn học yêu nước trong nhà tù Đây đó chỉ
có một số công trình nhắc đến văn học cách mạng hoặc chỉ giới thiệu một vài tác gia, tácphẩm chứ chưa làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của những ngườichiến sĩ yêu nước trong lao tù
Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng, để giữ gìn bản sắc và những truyền thốngtốt đẹp của dân tộc, để lịch sử không bị lãng quên thì việc giáo dục và khắc sâu thêm lòng yêunước trong mỗi người dân Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng và một trong những minhchứng tiêu biểu nhất cho tinh thần dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, cảm hứng yêu nước lớn laochính là những xúc cảm mãnh liệt được truyền tải trong các sáng tác thơ văn yêu nước trongnhà tù Chính từ những trang văn thơ xúc động, được viết bằng máu, nước mắt, xuất phát từtrái tim nhiệt thành, ý chí kiên cường của người chiến sĩ yêu nước sẽ tiếp thêm động lực tinhthần, trở thành tấm gương, bài học để mỗi chúng ta học tập, noi theo
1.3 Tìm hiểu về cảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà
tù thực dân sẽ thấy được vai trò của cảm hứng trong sáng tác cũng như đời sống tinh thầnphong phú của các chiến sĩ - nghệ sĩ Để có được một tác phẩm nghệ thuật giàu sức sốngkhông thể thiếu cảm hứng sáng tác Việc đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống văn học yêunước trong nhà tù thực dân với tư cách là một bộ phận văn học đặc thù, sẽ phục vụ cho côngtác giảng dạy, nghiên cứu văn học được tốt hơn, nhất là nghiên cứu các nhân tố hình thànhnên cảm hứng sáng tác, các phương diện và phương thức biểu hiện cảm hứng sáng tác củangười chiến sĩ
Trang 4Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Cảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ yêu
nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XX” để tìm hiểu về thế giới tâm hồn người
chiến sĩ – nghệ sĩ trong hoàn cảnh bị tù đày nhưng đã làm nên những thành tựu độc đáo củavăn thơ yêu nước trong lịch sử hào hùng của dân tộc
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tập trung khảo sát vấn đề: Cảm hứng sáng tác trong thơ văn của các chiến sĩ
yêu nước trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XX Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôihướng trọng tâm vào nghiên cứu một số đặc điểm tiêu biểu của cảm hứng sáng tác và nhữngbiểu hiện của cảm hứng sáng tác qua các tác phẩm văn thơ tiêu biểu của các chiến sĩ yêu nướctrong nhà tù thực dân trong giai đoạn nêu trên ở cả hai loại hình tiêu biểu thơ ca và văn xuôi.Cũng cần chú ý đến tính chất đặc thù của đối tượng nghiên cứu, đó là những chiến sĩyêu nước trong nhà tù – tù nhân chính trị (phân biệt với các tù nhân khác) Chiến sĩ yêu nướctrong nhà tù quân xâm lược bao gồm các chí sĩ yêu nước, những người chiến sĩ đã được giácngộ lý tưởng cách mạng trong quá trình hoạt động bị giặc bắt giam (tù chính trị) hay đượcgiác ngộ cách mạng trong nhà tù, sau đó tham gia đấu tranh trong tù và cả những người yêunước đấu tranh tự phát bị giặc bắt giam, lấy yếu tố yêu nước là hạt nhân tư tưởng Đó có thể
là các nhà yêu nước, các lãnh tụ cách mạng, những chí sĩ, chiến sĩ yêu nước xuất thân từ đủmọi thành phần, nghề nghiệp cùng chung lý tưởng, mục đích chiến đấu là đánh đuổi giặcngoại xâm, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc (chúng tôi sẽ nói rõ hơn trong phần sau)
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Công trình của chúng tôi chủ yếu tập trung vào các sáng tác tiêu biểu của người chiến
sĩ yêu nước, những nhà cách mạng Việt Nam trong nhà tù thực dân giai đoạn nửa đầu thế kỉ
XX (có liên hệ với các sáng tác văn chương yêu nước giai đoạn khác khi cần thiết) bao gồmcác tác phẩm thơ, văn xuôi, ký…được tập hợp trong các cuốn sách, các công trình khácnhau của nhiều tác giả để làm tài liệu khảo sát, nghiên cứu Các sáng tác văn thơ yêu nướctrong nhà tù của chế độ khác (không phải là nhà tù của chế độ thực dân) không nằm trongphạm vi nghiên cứu nhưng sẽ được liên hệ trong quá trình phân tích khi cần thiết, chẳng hạn
với tác phẩm Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.
Cần lưu ý rằng, các sáng tác của các chiến sĩ yêu nước có thể ra đời trong nhà tù hoặcsau khi ra tù, người chiến sĩ mới ghi chép lại những gì mình đã trải qua, mới có cơ hội để
công bố các tác phẩm (truyện ngắn, hồi ký…) như Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến, Lao tù của Thiên Giang, Đời người trong ngục của Nhượng Tống, Ngồi tù Khám Lớn của Pham Văn Hùm, Vượt ngục của Cựu Kim Sơn, Dưới hầm Sơn La của Trần Huy Liệu Song dù
viết trong tù hay sau khi ra tù thì những sáng tác ấy vẫn thuộc về bộ phận văn học trong nhà
tù, bởi họ viết về những hiện thực khốc liệt mà bản thân và đồng đội đã trực tiếp nếm trải.Thêm nữa, chính những điều “mắt thấy, tai nghe”, cuộc chiến đấu kiên cường và đời sống tronglao tù đã thôi thúc người chiến sĩ, cảm hứng sáng tác có thể đã xuất hiện ngay trong thời điểmngười chiến sĩ còn đang bị giam cầm Sự nung nấu và khát khao sáng tạo, ý tưởng về tác phẩm
đã được nhen nhóm và “thai nghén” ngay trong tâm trí ở thời điểm người chiến sĩ còn đangcảnh lao tù nhưng họ lại không có điều kiện để “hiện thực hóa” ngay tức thì những xúc cảmmãnh liệt và tư tưởng của mình, nhất là với các sáng tác văn xuôi Một điểm cũng cần lưu ý,
Trang 5trong quá trình trích dẫn tư liệu, chúng tôi sẽ tôn trọng đúng nguyên tác về cách viết chữ và hìnhthức trình bày từ ngữ ở thời điểm bấy giờ.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận án được triển khai nhằm các mục đích sau:
- Tìm hiểu cảm hứng sáng tác của các chiến sĩ cách mạng trong nhà tù quân xâm lược
và bọn tay sai, để thấy được thế giới tâm hồn phong phú, ý chí và nghị lực phi thường củanhững người yêu nước trong hoàn cảnh bị quân giặc bắt giam, tù đày
- Phân tích và chỉ ra những biểu hiện của cảm hứng sáng tác tiêu biểu như: khát vọng
tự do, lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, tinh thần lạc quan, lòng yêu thiên nhiên, thươngđồng bào Qua đó, thấy được thế giới tâm hồn phong phú qua các hình tượng thơ văn, cáctrạng thái tinh thần sống động của những người “nghệ sĩ” chốn lao tù
- Làm sáng rõ các phương thức biểu hiện nghệ thuật và thành tựu cơ bản của văn thơyêu nước trong nhà tù thực dân (giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX) Khẳng định vị trí và vai tròquan trọng của bộ phận văn học này trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam hiện đại
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án của chúng tôi nhằm giải quyết một
số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Khái quát những nét cơ bản về bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến nửađầu thế kỉ XX với không khí đấu tranh sục sôi của nhân dân ta và các chiến sĩ cách mạngchống lại thực dân và bè lũ tay sai vì tự do độc lập, từ đó thấy được truyền thống yêu nước,không khí thời đại, cũng như những giá trị tốt đẹp của dân tộc đã trở thành một trong nhữngmạch nguồn cảm hứng lớn của người chiến sĩ khi sáng tác trong hoàn cảnh bị giặc giam giữ,
tù đày
- Làm sáng tỏ khái niệm cảm hứng sáng tác, mối quan hệ giữa cảm hứng sáng tác vàtâm lý học sáng tạo làm cơ sở lí thuyết cho đề tài Từ đó đi sâu phân tích các biểu hiện cảmhứng sáng tác của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù đế quốc
- Từ phương diện cảm hứng sáng tác làm nổi rõ những giá trị về nội dung và hình thứcnghệ thuật của các tác phẩm văn thơ yêu nước trong nhà tù quân xâm lược như một bộ phậnvăn học đặc thù, qua đó góp phần khơi dậy lòng yêu nước, tự hào về truyền thống kiêntrung, bất khuất của các thế hệ cha anh với thế hệ trẻ hôm nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi chủ trương kết hợp đồng bộ nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu,trong đó có các phương pháp chính như sau:
Phương pháp hệ thống: Tập hợp các sáng tác thơ văn trong nhà tù thực dân, đế quốc
thành hệ thống ở các thể loại khác nhau nhằm nhận diện những đặc điểm và biểu hiện cảmhứng sáng tác của bộ phận văn học trong nhà tù thực dân, đế quốc trong dòng chảy của vănhọc Việt Nam hiện đại
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dưới ánh sáng của lý luận về cảm hứng sáng tác, lý
thuyết về tâm lý học sáng tạo văn học, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích các tác phẩm trêncác bình diện khác nhau như: đề tài, chủ đề, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật nhằmlàm nổi rõ cảm hứng sáng tác của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân
Trang 6Phương pháp loại hình: Các sáng tác trong nhà tù thực dân, đế quốc rất đa dạng
nên cần xác định đặc điểm từng thể loại, về tác phẩm trữ tình như thơ, về tác phẩm tự sựnhư truyện ngắn, tiểu thuyết, kí cùng các đặc trưng về ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh,biểu tượng…để thấy được sự đóng góp của bộ phận văn học nhà tù trong dòng chảy thơvăn yêu nước
Phương pháp phỏng vấn, trực quan: Chúng tôi cố gắng gặp mặt trực tiếp các chuyên
gia, các nhà nghiên cứu về văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, văn học cách mạng; nhà văn làchiến sĩ cách mạng và các chiến sĩ bị địch bắt tù đày tại một số tỉnh, thành (Hà Nội, HảiPhòng…) Bên cạnh đó chúng tôi cũng kết hợp đi tham quan, thăm một số di tích, nhà tùnhư: Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo Thăm Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng (tại Phú Xuyên, HàNội); dự triển lãm “Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày” do Bảo tàng Lịch sử Quân sựViệt Nam phối hợp với Ban Quản lý Di tích Côn Đảo và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bịđịch bắt tù đày phối hợp tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2019); tham dự triển lãm “Khát vọng tự do” diễn ra tại Di tích Lịch sử Nhà tùHỏa Lò năm 2020
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Đề tài luận án có mang tính chất xã hội học nên
trong quá trình triển khai, chúng tôi có sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học nhằmtriển khai mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác
như: Phương pháp liên ngành; Phương pháp nghiên cứu văn học sử; Phương pháp so sánh.
Việc phân tách các phương pháp nghiên cứu chỉ là tương đối, bởi trong quá trình triển khailuận án các phương pháp luôn hỗ trợ cho nhau để thực hiện các yêu cầu, mục đích đã đề ra
5 Đóng góp mới của luận án
Đây là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu có hệ thống về cảm hứng sáng tác trong thơvăn của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân, đế quốc (giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX)một cách toàn diện Chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam thờiPháp thuộc đã tạo tiền đề hình thành nên một dòng thơ văn yêu nước và cách mạng trongnhà tù quân xâm lược; chỉ ra những cảm hứng tiêu biểu phản ánh thế giới tâm hồn phongphú của người chiến sĩ - nghệ sĩ trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc đã tạonên những sản phẩm nghệ thuật độc đáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam; sự hài hòa giữa lýtưởng cách mạng và tâm hồn cao đẹp của những người yêu nước trong một thời kì “khổnhục nhưng vĩ đại” nhất của lịch sử dân tộc; đồng thời chúng tôi cũng chỉ ra một số phươngthức biểu hiện cảm hứng của người chiến sĩ – nghệ sĩ qua sáng tác thơ văn
Qua vịêc so sánh giữa văn học yêu nước trong tù và văn học yêu nước bên ngoài nhà tù sẽgiúp hiểu thêm về những nét riêng, độc đáo trong sáng tác của các chiến sĩ yêu nước Kết quảcông trình nghiên cứu sẽ góp phần phác thảo diện mạo bộ phận văn học đầy bi tráng và nhiềugiá trị sử liệu trong văn học nước nhà; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, giáodục lý tưởng cách mạng và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ hôm nay, vì vậy luận
án không chỉ có ý nghĩa về mặt văn học sử mà còn có ý nghĩa xã hội tích cực
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Công trình khoa học đã công bố và Tài liệu tham khảo
và Phụ lục, Nội dung của luận án được triển khai trong bốn chương:
Trang 7- Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về cảm hứng và cảm hứng sáng tác thơvăn yêu nước trong nhà tù thực dân.
- Chương 2 Những nhân tố chi phối cảm hứng sáng tác thơ văn yêu nước trong nhà tù
- Chương 3 Những hình thái cảm hứng sáng tác thơ văn yêu nước trong nhà tù
- Chương 4 Một số phương thức biểu hiện cảm hứng sáng tác của người chiến sĩ yêunước trong nhà tù
NỘI DUNG Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CẢM HỨNG
VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC THƠ VĂN YÊU NƯỚC
Sáng tạo nghệ thuật không thể không cần cảm hứng như là sự thăng hoa của nhữngcảm xúc mãnh liệt Nó liên quan đến cơ chế của tâm lý học sáng tạo, là một trạng thái tâm
lý, là những xúc cảm mạnh chi phối và tác động lên toàn bộ quá trình sáng tạo nghệ thuậtcủa người nghệ sĩ Cảm hứng sáng tác mang yếu tố cá nhân, chủ quan Vì thế nhiều nhànghiên cứu cho rằng: cảm hứng, rung động chỉ nảy sinh khi có sự va đập và kết hợp của cácyếu tố khách quan và chủ quan Tùy vào năng lực và trình độ của mỗi người mà cảm hứngnảy sinh theo các cung bậc khác nhau
Cũng cần chú ý đến quan điểm tiếp cận cảm hứng sáng tác như là sự kết hợp giữa ý thức
xã hội và ý thức nghệ thuật Ý thức xã hội được hiểu là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộphận hợp thành của văn hóa tinh thần xã hội Một trong những hình thái ý thức xã hội là ý thứcnghệ thuật (ý thức thẩm mỹ) Một điều chắc chắn, nghệ thuật chân chính phải gắn liền với đờisống của quảng đại quần chúng nhân dân và các hình tượng nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao,qua đó đáp ứng những nhu cầu thẩm mỹ của xã hội Chúng có tác động tích cực đến sự trảinghiệm, tình cảm và lý trí, là nhân tố kích thích mạnh mẽ hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ
Và chính từ những kích thích mạnh mẽ ấy giúp hình thành nên cảm hứng sáng tác
Tóm lại, dù còn có nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí duy tâm, siêu hình nhưng tất
cả đều nhất trí rằng, cảm hứng là một trạng thái tâm lý đặc biệt của con người Ở thời điểm
đó người nghệ sĩ có động lực sáng tạo và làm việc cao nhất, gắn liền với những tình cảm,cảm xúc, khát khao cháy bỏng thôi thúc trí tưởng tượng, tư duy của họ
Trang 8Cảm hứng chịu tác động của xã hội nên nhìn vào nền văn học Việt Nam hiện đại, ta cóthể thấy thực tiễn cách mạng, đời sống của quần chúng nhân dân, công cuộc dựng xây vàbảo vệ Tổ quốc, truyền thống yêu nước luôn là một trong những nguồn cảm hứng lớn,xuyên suốt cho các nhà văn, nhà thơ khi sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật Bộ phậnvăn học được sáng tác trong nhà tù thực dân cũng xuất phát từ nguồn cảm hứng này.
1.1.2 Quan niệm của người nghệ sĩ về cảm hứng sáng tác
Các nghệ sĩ cả trong và ngoài nước đều nêu ra quan niệm của mình về cảm hứng sángtác Về cơ bản, họ đều cho rằng, cảm hứng sáng tác có vai trò quan trọng trong quá trìnhsáng tác, là tiền đề hình thành nên tác phẩm nghệ thuật Họ đều thống nhất cảm hứng có thểđến bất ngờ, gây nên những rung động mãnh liệt và những rung động ấy như những tiếngtrống thúc giục người nghệ sĩ hăm hở sáng tác
1.1.3 Cảm hứng sáng tác từ góc nhìn tâm lý học sáng tạo
Trong cuốn Tâm lí học sáng tạo văn học (Nxb Văn học, 1978), tác giả Naudop đã chỉ
ra các biểu hiện, cơ chế của tâm lý để hình thành cảm hứng và tác động của nó trong việcsáng tạo nên một tác phẩm văn học Theo đó, cảm hứng là một trạng thái tâm lý đặc biệt, nóthường đến bất chợt, xét theo phương diện tâm lý học thì cảm hứng nảy sinh là do nhiều yếu
tố khác nhau cấu thành như tri giác, tưởng tượng và cảm xúc L.S Vygotsky trong Tâm lý học nghệ thuật (Nxb Khoa học xã hội, 1981) đã nêu lên những khái niệm quan trọng của
tâm lý học sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật nói chung, đây là một trong những cơ sở lý luậngiúp chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình sáng tạo nghệ thuật cũng như văn chương.Cảm xúc là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ Bất cứtác phẩm văn học nào cũng đều chất chứa những cảm xúc nhất định của nhà văn Chỉ nhữngtâm hồn giàu cảm xúc, với đầy đủ các cung bậc yêu - ghét, buồn - vui, thương nhớ - giậnhờn mới có những rung động mãnh liệt trước sự vật, hiện tượng Và chính những xúc cảmmãnh liệt góp phần tạo thành cảm hứng sáng tác, giúp nhà văn tập trung cao độ, khai phóng
bút lực và tưởng tượng, sáng tạo hiệu quả hơn Tác giả Chu Quang Tiềm trong cuốn Tâm lý học văn nghệ (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2013) đã chỉ ra cơ chế sáng tạo nghệ thuật
dưới góc nhìn tâm lý học với các hoạt động tâm lý của chủ thể như: trực giác, liên tưởng,linh cảm, tưởng tượng… Theo ông, có hai loại tưởng tượng là tưởng tượng tái tạo và tưởngtượng sáng tạo, trong đó chỉ có tưởng tưởng sáng tạo mới giúp hình thành tác phẩm nghệthuật Những kinh nghiệm, hồi ức của người nghệ sĩ sẽ được cấu trúc lại theo những môhình, cách thức mới tạo nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo, khác lạ
Tiếp cận cảm hứng dưới cái nhìn của tâm lý học sáng tạo, giúp chúng ta hiểu thêmphần nào về những thành tố giúp hình thành cảm hứng sáng tác ở người nghệ sĩ, từ đó sẽ cóhướng nghiên cứu, phân tích tác phẩm một cách phù hợp
1.1.4 Cảm hứng sáng tác trong văn học nghệ thuật
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, cảm hứng có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng.Chính nhờ những phút giây xao xuyến, cảm xúc trào dâng mà người nghệ sĩ có thể viết lênnhững tác phẩm hay và có giá trị Một nhà văn khi sáng tác mà không có cảm hứng để viếtthì đơn thuần việc viết chỉ là cách để luyện thói quen cầm bút chứ khó có thể trình làng mộttác phẩm văn học có giá trị Nhà văn có thể hình dung được phần nào về đối tượng mà mìnhmuốn thể hiện trên trang giấy nhưng nếu không có những phút giây cảm xúc, không có cảm
Trang 9hứng thì việc sáng tạo nghệ thuật sẽ gặp khó khăn vô cùng Không chỉ là khâu trọng yếutrong quá trình sáng tác của nhà văn mà cảm hứng còn chi phối, tác động đến nội dung củatác phẩm văn học Cảm hứng sáng tác không đơn thuần chỉ là tạo nên hứng thú, tăng bút lựccủa nhà văn mà nó còn phải chất chứa những tư tưởng, nội dung nhất định.
Đối với bộ phận văn học trong nhà tù thì cảm hứng sáng tác bộc lộ trong nội dung mỗi tácphẩm càng rõ rệt Cảm hứng tự do, cảm hứng yêu nước, cảm hứng riêng tư, không khí thời đại,cảm hứng thời cuộc… đều được phản ánh, chuyển hóa vào trong từng câu, từng chữ
1.1.5 Cảm hứng sáng tác trong văn học Đông Á
Ngay từ sớm, vấn đề cảm hứng sáng tác luôn được các nhà tư tưởng, lý luận, văn nhân,thi nhân đề cập, coi trọng thông qua nhiều cách diễn giải, tiếp cận khác nhau Nền văn họcĐông Á là nền văn học lớn trong đó nhiều đại diện có kho tàng văn chương đồ sộ nhưTrung Quốc, Nhật Bản cũng dành quan tâm về nguồn gốc hình thành tác phẩm Trong
Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp cũng nói về quá trình hình thành cảm hứng sáng tác như là sự
tạo thành bởi tình cảm, cảm xúc Hay trong văn học Nhật Bản, các thi sĩ của xứ sở Mặt Trờimọc đã có nhiều diễn giải về cảm hứng sáng tác, ngọn nguồn và sức mạnh của thi ca đối với
xã hội…
1.1.6 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về cảm hứng sáng tác
Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về triết học, mỹ học có đề cập đến cảm hứng
trong sáng tạo nghệ thuật của Kant, Hegel, Belinski, Pospelov Trong tác phẩm Mỹ học,
W.F Hegel nhấn mạnh, hứng thú nghệ thuật thực sự (cảm hứng) không phải tự nhiên mà có,người nghệ sĩ phải có quá trình tìm tòi, quan sát từ trước đó và phải tập trung cao độ
Các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực lý luận văn học có bàn về cảm hứng sáng tác
của Khrapchenco, A.Xaytlin, Naudop Trong cuốn Lao động nhà văn của Xaytlin (Nxb
Văn học, 1967) đã chia hoạt động sáng tác của nhà văn thành các chặng nhỏ, đồng thời chỉ
ra trong quá trình lao động nghệ thuật có những lúc nhà văn hoàn thành tác phẩm của mìnhmột cách nhanh chóng như có “thần hứng” nhưng cũng có khi phải thai nghén, nghiền ngẫm
trong cả thời gian dài Naudop với Tâm lí học sáng tạo văn học (Nxb Văn học, 1978) cũng
đã đưa ra các khái niệm liên quan đến tâm lý, trong đó đã phân tích một cách khá chi tiết về
cơ chế của tâm lý giúp hình thành cảm hứng và tác động của nó trong hoạt động sáng tạovăn học nghệ thuật
Các học giả, nhà nghiên cứu, phê bình trong nước cũng có nhiều công trình, bài viết về
cảm hứng sáng tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật như: Bùi Công Hùng với Quá trình sáng tạo thơ (Nxb Văn hóa – Thông tin, 2000); trong giáo trình Lý luận văn học – tập 1: Văn học, nhà văn và bạn đọc do Phương Lựu – chủ biên (Nxb Đại học Sư phạm, 2010), ở Chương
9: Quá trình sáng tác, các tác giả đã đề cập đến nội hàm thuật ngữ “cảm hứng”; Cuốn giáo
trình Lí luận văn học – tập 1: Bản chất và đặc trưng của văn học do Trần Đình Sử - chủ biên
(Nxb Đại học Sư phạm, 2011), ở Chương 4: Nghệ sĩ và quá trình sáng tạo văn học, các tác giả
đã bàn về sự rung động nghệ thuật tức cảm hứng sáng tạo của nhà văn, nhà thơ
Tựu trung lại, nghiên cứu văn học từ phương diện cảm hứng là một hướng đi đúngđắn, giúp xác lập một tâm thế vững vàng khi tiếp cận các sáng tác văn học nghệ thuật nóichung hay từng tác phẩm cụ thể nói riêng, nhất là với một bộ phận văn học đặc thù như vănhọc yêu nước trong nhà tù thực dân
Trang 101.2 Văn học nhà tù và vấn đề nghiên cứu về cảm hứng sáng tác trong văn học nhà tù
1.2.1 Cảm hứng sáng tác trong văn học nhà tù thực dân – sự kết hợp giữa ý thức trách nhiệm xã hội và ý thức sáng tạo nghệ thuật
1.2.1.1 Về hiện tượng văn học trong nhà tù trên thế giới
Các sáng tác văn chương trong nhà tù không còn xa lạ trong nền văn học nhân loại,nhất là đối với các dân tộc đã từng trải qua các cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc, phátxít xâm lược; chống chế độ độc tài, phân biệt chủng tộc Đa phần các tác giả đều có mộtđiểm chung đó là dùng tác phẩm của mình như một phương tiện đấu tranh chính trị, tưtưởng chống lại những áp bức, bóc lột, lên án chiến tranh phi nghĩa, tố cáo chế độ độc tài hàkhắc và sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc; qua đó bày tỏ tinh thần và ý chí ngoan cường, không
chịu khuất phục trước các thế lực tàn ác Có thể kể đến một số tác phẩm như: The House of the Dead (Tạm dịch: Ngôi nhà của người chết) – một trong những tác phẩm được xếp vào hàng kiệt tác của tiểu thuyết gia người Nga F Dostoevsky; hay tác phẩm Papilon – Người
tù khổ sai của Henri Charriere (bản dịch tiếng Pháp của Dương Linh và Nguyễn Đức Mưu)
– một tác phẩm gây tiếng vang không chỉ ở nước Pháp mà còn cả thế giới, nhân vật “tôi”(nguyên mẫu của chính tác giả) bị kết án khổ sai một cách vô lý, đã thể hiện khát vọng tự
do, ý chí không chịu khuất phục trước bạo tàn (với chín lần vượt các nhà ngục nước Pháp)
và niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn sẽ đến với mình và những người tù khổ sai.Với tư cách là một dòng văn học đặc thù, văn chương trong nhà tù trên thế giới đã ghinhận nhiều tên tuổi lớn, với những tác phẩm có giá trị nhân văn, nhân đạo và tư tưởng sâusắc Có thể kể đến những sáng tác văn học nhà tù ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Mỹ, văn
chương trong các nhà tù, trại tập trung của phát xít Đức… Đó là các tác phẩm: Prison Notebooks (Tạm dịch: Sổ tay trong tù) của nhà lý luận Marxist người Ý Antonio Gramsci,
đồng thời là một nhà triết học, nhà văn, chính trị gia, là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản
Ý; cuốn Viết dưới giá treo cổ của J Fucik – một người chiến sĩ cộng sản vĩ đại của đất nước
Tiệp Khắc, tác phẩm nổi tiếng được viết trong nhà tù này của J Fucik tính đến nay đã được
dịch ra hơn 100 thứ tiếng với số lượng in hàng triệu bản Hay tác phẩm Có được làm người
của Primo Levi - nhà văn người Ý, gốc Do Thái đã ghi lại những ký ức đau thương củachính tác giả cùng các tù nhân khác trong trại tập trung khét tiếng của phát xít Đức tạiAuschwitz, Ba Lan từ tháng 02/1944 đến tháng 01/1945 Jack London - nhà văn nổi tiếng
của nước Mỹ đã viết cuốn Pinched: A Prison Experience (Tạm dịch: Bị chèn ép: Trải
nghiệm trong tù) kể về những bất công và phân biệt đối xử
Văn học Trung Quốc cũng ghi nhận nhiều tác phẩm nổi tiếng viết về nhà tù trong thờigian bị phát xít Nhật chiếm đóng, có thể kể đến các tác giả như: Đới Vọng Thư với bài thơ
Bức tường trong nhà tù; Phương Chí Mẫn với tác phẩm Trung Quốc đáng yêu đã thể hiện
được những tình cảm và sự say mê lý tưởng cách mạng của chàng thanh niên trẻ…
Một trong những điểm nổi bật của dòng văn học nhà tù là sự đối lập, tương phản giữamột bên là ánh sáng với một bên là bóng tối; giữa một bên là những chiến sĩ yêu nước gan
dạ, kiên cường với một bên là những kẻ xâm lược và tay sai tàn bạo, đớn hèn
1.2.1.2 Văn học yêu nước trong nhà tù như là sự kết hợp giữa ý thức trách nhiệm xã
Trang 11hội và ý thức sáng tạo nghệ thuật
Có thể khẳng định, các sáng tác văn học yêu nước trong nhà tù chính là sự kết hợpgiữa ý thức trách nhiệm xã hội và ý thức sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Họ đã kếthợp một cách rất tự nhiên, khéo léo và nhuần nhuyễn những thông điệp của mình gắn liềnvới trách nhiệm của một người Việt Nam yêu nước Nhà phê bình văn học Hoài Thanh(từng hai lần bị thực dân Pháp bắt giam, rồi bị đuổi học vì các hành vi chống đối chính
quyền thực dân) trong tác phẩm Văn chương và hành động đã nói lên sứ mệnh của văn
chương, trọng trách của nhà văn chân chính trước thời cuộc bấy giờ Trách nhiệm của nhàvăn theo Hoài Thanh không chỉ là “lời nói” mà phải dấn thân và hành động Bộ phận vănhọc yêu nước trong nhà tù chính là minh chứng rõ ràng nhất, là thành quả của tinh thầntrách nhiệm cao độ với quốc gia, dân tộc kết hợp cùng ý thức sáng tạo nghệ thuật miệt mài,bền bỉ, bất chấp mọi khó khăn, thử thách
1.2.1.3 Văn học yêu nước Việt Nam trong nhà tù thực dân từ cái nhìn lịch đại
Ngoài những đặc điểm chung của văn học nhà tù thế giới, kho tàng văn học nhà tù ViệtNam vẫn có những điểm riêng cả về chất và lượng Với một khối lượng văn thơ đồ sộ, trải dàiqua các thời kì đấu tranh của dân tộc, văn học yêu nước trong nhà tù quân xâm lược mang trongmình một số đặc điểm cụ thể về lực lượng sáng tác, các thể loại văn học và nhân sinh quan, thếgiới quan Văn học yêu nước trong nhà tù là dòng văn học “ngoài mong muốn” nhưng bởi hoàncảnh lịch sử mà nó đã ra đời và có một vị trí quan trọng trong dòng chảy của văn học Việt Nam.Giống như những dòng văn học lớn có giá trị khác, dòng văn học trong nhà tù quân xâm lược
đã có nhiều đóng góp cho văn học nước nhà Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu bộ phận văn họcnhà tù từ cái nhìn lịch đại – nhìn theo chiều dọc mang tính lịch sử, đặt trong mối quan hệ vớinhững đặc điểm, yếu tố của giai đoạn trước và những ảnh hưởng của nó cho giai đoạn sau tức làđóng góp cho lịch sử xã hội và diện mạo văn học Việt Nam hiện đại
Xét từ góc độ kiến thức văn học sử, các tác phẩm trong nhà tù thực dân đã cung cấpcho độc giả cái nhìn cụ thể về một bộ phận văn học phong phú, đồ sộ mà cũng rất bi hùng,thậm chí có thời kì từng là dòng chủ lưu của văn học cách mạng Dòng văn học yêu nướctrong nhà tù thực dân đã góp cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm tiêu biểu -những tác phẩm văn học có giá trị cao cả về nội dung và hình thức nghệ thuật như các sángtác của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Hoàng Văn Thụ, Tố Hữu, NguyễnĐình Thi, Lan Khai, Phạm Thị Trinh, Đinh Chương Dương, Chu Hà, Hồ Tùng Mậu, TrầnMai Ninh, Trần Cung Nhiều tác phẩm của họ đã được đưa vào giảng dạy ở các bậc họcphổ thông hay Đại học, trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà phê bình, học giả trong
và ngoài nước Trong hoàn cảnh tù đày, éo le, nguy hiểm nhưng vẫn có thơ văn hay là bởi tưtưởng người chiến sĩ - nghệ sĩ không run sợ trước đòn roi kẻ thù mà tâm hồn vẫn đau đáunỗi đau của dân tộc, vẫn hướng đến chân trời tự do, hướng về một tương lai tốt đẹp, mộtchiến thắng vĩ đại cuối cùng
1.2.1.4 Tính chức năng của dòng văn học yêu nước trong nhà tù và giá trị của dòng văn học này từ cái nhìn đương đại
Chức năng nhận thức của văn chương yêu nước trong nhà tù chính là sự nhận thức về quyluật vận động tất yếu của lịch sử, có áp bức ắt có đấu tranh, chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa…
Về chức năng giáo dục, các sáng tác văn thơ trong nhà tù thực dân nửa đầu thế kỉ XX
Trang 12đã góp phần khắc họa bức chân dung của người chiến sĩ - nghệ sĩ, nhất là bức tranh tinhthần của họ Điều đó giúp công chúng bạn đọc hiểu đầy đủ hơn về những người tưởngchừng đã quá quen thuộc Họ trở thành những tấm gương, những tượng đài bất tử cho thế hệ
mai sau noi theo Thành tựu lớn nhất cần nói đến của dòng văn học yêu nước trong nhà tù chính là những cảm xúc lớn Mỗi con chữ được viết ra đều xuất phát từ những rung động thẳm sâu trong trái tim người chiến sĩ đã khiến cho độc giả thực sự xúc động Trước cái chết cận kề, hình tượng người chiến sĩ vẫn hiện lên với vẻ đẹp cao quý, sáng ngời.
Chức năng thẩm mỹ của văn học yêu nước trong nhà tù thực dân chính là việc nhận ra
và khắc họa được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, giúp độc giả thêm yêu thiên nhiên,con người Việt Nam hơn, nhất vẻ đẹp của người chiến sĩ trong nhà tù, vẻ đẹp của nhân dânlao động… Tính thẩm mỹ trong các sáng tác thơ văn yêu nước trong nhà tù thực dân còn thểhiện qua những nét đẹp văn hóa được người chiến sĩ duy trì: các dịp lễ Tết trong nhà tù…
Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử dân tộc đang chịu ách thống trị của thực dân Pháp vớibối cảnh đặc thù nhưng cho đến nay dòng văn học yêu nước trong nhà tù vẫn còn giữ nhiềugiá trị trong dòng chảy phong phú, đa chiều, đa diện của văn học Việt Nam đương đại Dù ởbất cứ giai đoạn nào, dù có cách tân, đổi mới đến đâu, phản ánh nhiều chiều và góc cạnh thếnào thì sứ mệnh văn chương chân chính vẫn cần phải gắn với đất nước, với quảng đại quầnchúng nhân dân và tư tưởng yêu nước, cảm hứng yêu nước mãi mãi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
1.2.1.5 Về loại hình tác giả và một số thể loại tiêu biểu của văn chương yêu nước trong nhà tù thực dân
Trong dòng văn học nhà tù, loại hình tác giả cũng cần phải được chú ý và làm rõ, cócác thế hệ khác nhau ngồi tù và làm thơ Có thể nhận thấy, các sáng tác thời kì đầu của dòngvăn học trong nhà tù thực dân thuộc về các chí sĩ, các nhà Nho yêu nước cuối thế kỉ XIX vànhững năm đầu thế kỉ XX; lúc này các sáng tác vẫn chịu ảnh hưởng bởi thơ Đường luật, lốivăn biền ngẫu của văn học trung đại, sử dụng các điển tích, điển cố, gương người xưa và dù
đã có sự canh tân nhất định nhưng vẫn mang những đặc điểm của ý thức hệ, tư tưởng phongkiến, Nho giáo, động cơ sáng tạo chủ yếu dùng để nói chí, tu thân, răn dạy Từ những năm
20, nhất là từ năm 30 của thế kỉ XX trở đi, văn học Việt Nam được hiện đại hóa mạnh mẽ,chữ quốc ngữ ngày càng phát triển, các sáng tác thơ văn đã mang tính hiện đại, vừa kế tụctruyền thống yêu nước, vừa kết hợp sự hiện đại của văn học Phương Tây, luồng tư tưởngmới của thời đại bấy giờ và lý tưởng cộng sản với nhiều phương diện mới mẻ về đề tài, nộidung, cách tiếp cận, khai thác vấn đề động cơ sáng tạo đã được mở rộng biên độ không chỉ
để nói chí hay cảm khái trước thời cuộc mà còn thể hiện tinh thần phản kháng, vượt thoát,lạc quan, tính chất trào phúng, đặc biệt đó là biến nhà tù của quân giặc thành trường họccách mạng
Có thể nhận thấy, trong kho tàng đồ sộ của văn chương yêu nước trong nhà tù thực dânthì thơ ca và văn xuôi là hai thể loại có số lượng tác phẩm nhiều nhất và có nhiều tác phẩmgiá trị nhất (chỉ tính riêng thơ đã lên đến hàng trăm, hàng nghìn bài) Ngoài các thể loại củavăn học, trong nhà tù thực dân còn ghi nhận sự xuất hiện của nhiều tác phẩm báo chí củacác chiến sĩ yêu nước
1.2.2 “Lối viết chính trị” và ảnh hưởng của “lối viết chính trị” với văn học yêu nước
Trang 13trong tù
Nghiên cứu, tìm hiểu về văn học yêu nước, cách mạng nói chung và văn học yêu nướctrong nhà tù nói riêng, không thể không nhắc đến vai trò, sự ảnh hưởng của tư duy chính trị,
lý tưởng chính trị thể hiện qua “lối viết chính trị” lên các sáng tác của người chiến sĩ- nghệ sĩ
Trong tác phẩm Độ không của lối viết, Roland Barthes đã nêu lên định nghĩa của “lối
viết” nhằm khu biệt với “ngôn ngữ” và “văn phong” Về “lối viết chính trị”, theo Roland
Barthes: có nhiệm vụ nối liền một mạch thực tế của các hành vi với lý tưởng của các mục đích Vì vậy quyền lực hay cái bóng của quyền lực kết cuộc bao giờ cũng thiết lập một lối viết mang tính giá trị đạo đức Trong các tác phẩm thơ văn yêu nước trong nhà tù giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX ta thấy rõ những ảnh hưởng của lối viết chính trị, các sáng tác của người chiến
sĩ thường gắn liền với mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, thể hiện và ngợi ca những giá trị truyền thống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Một điểm cần lưu ý, khi đề cập về “Những lối viết chính trị”, Roland Barthes đã nêu lênkiểu “nhà văn chiến sĩ” Trong dòng văn học yêu nước trong nhà tù thực dân, ta thấy rõ hìnhảnh của những “nhà văn chiến sĩ” là sự hiện thân của những con người sẵn sàng hiến dâng vì
lý tưởng và sử dụng ngòi bút như một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù Mỗi tácphẩm của những “nhà văn chiến sĩ” như là một tuyên ngôn sống, chiến đấu đại diện cho một ýthức hệ, đứng trên lập trường giai cấp nhất định để bày tỏ những quan điểm trước các sư kiệnchính trị đương thời
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về văn học yêu nước trong nhà tù thực dân
1.2.3.1 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn học yêu nước và cách mạng nửa đầu thế kỉ XX
Nhóm tác giả Hoàng Ngọc Phách, Huỳnh Lý, Phan Cự Đệ với cuốn Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng (1930 – 1939) (Nxb Giáo dục, 1959) Ở phần 2 của cuốn sách, các
tác giả đã nhắc đến dòng văn học bí mật làm trong và ngoài nhà tù của các chiến sĩ cáchmạng từ năm 1930 đến năm 1939 nhưng số lượng sáng tác được tuyển chọn chưa nhiều vànhìn chung cuốn sách chủ yếu chỉ mang tính chất giới thiệu tác gia, tác phẩm, chưa đi sâuvào phân tích bộ phận văn học trong nhà tù
Nhà phê bình Đặng Thai Mai với cuốn Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX (Nxb Văn học, Hà Nội, 1964) và cuốn Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX (1900 – 1925) (Nxb Văn nghệ Giải phóng TP Hồ Chí Minh, 1976) Đặc biệt trong cuốn Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX (Nxb Văn học, Hà Nội, 1964) ở Phần 1: chương VII, tác giả Đặng Thai Mai cũng đã nói đến văn học nhà tù với một số nét chính Ở Phần 2: Văn vần,
tác giả Đặng Thai Mai cũng đã giới thiệu các bài thơ yêu nước tinh tuyển trong đó có cảnhững bài thơ được sáng tác trong lao tù
Hai tác giả Hoàng Thị Dậu, Nguyễn Đức Đàn với cuốn Thơ ca cách mạng 1925 –
1945 (Nxb Khoa học Xã hội, 1973) cũng nhắc đến dòng thơ ca nhà tù với tư cách là một bộ
phận của thơ ca yêu nước và cách mạng nhưng số lượng các sáng tác sưu tầm được chưaphong phú và cũng chỉ dừng ở việc giới thiệu và chú thích chứ chưa khai thác sâu vào thếgiới tinh thần của người chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân
Nhóm tác giả Hoàng Dung, Huỳnh Lý, Nguyễn Đăng Mạnh với cuốn Hợp tuyển thơ