1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật viễn thông: Triển khai mạng TMN tại VNPT Lâm Đồng

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRỊNH ANH TUẤN

TRIỂN KHAI MẠNG TMN TẠI VNPT LÂM ĐỒNG

Deployment of Telecommunication Management Network at VNPT Lam Dong

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 05 NĂM 2019

Trang 2

Cán bộ chấm nhận xét 2 :

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM Ngày 17 tháng 7 năm 2019

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm :

(Ghi rõ học, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1

2 3 4 5

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Trang 3

Page 3 of 76

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

HỌ VÀ TÊN : Trịnh Anh Tuấn _ MSHV : 1570414 NGÀNH : Kỹ thuật viễn thông, MN: 60520208 _ LỚP : Cao học 2015 1 Tên đề tài luận văn ( Tiếng Việt và Tiếng Anh) :

Tên Tiếng Việt : Triển khai mạng TMN tại VNPT Lâm Đồng _ Tên Tiếng Anh : Deployment of Telecommunication Management Network at VNPT Lam Dong 2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu)

- Hiện trạng mạng lưới của VNPT Lâm Đồng

- Tìm hiểu các giao thức trao đổi dữ liệu quản lý của các thiết bị Viễn thông - Thiết kế Cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin quản lý các thiết bị

- Xây dựng server TMN và các giao thức thu thập thông tin quản lý từ thiết bị - Thực hiện các chức năng lọc thông tin quản lý, cảnh báo sự cố, lập báo cáo 3 Các kết quả dự kiến

- Kết nối được nhiều chủng loai thiết bị Viễn thông

- Thời gian phản hồi sự cố nhanh hơn khi không có hệ thống TMN - Hỗ trợ quản lý chính xác các công tác bảo trì sữa chữa thiết bị

4 Ngày giao nhiệm vụ luận văn : 5 Ngày hoàn thành nhiệm vụ : _ 6 Họ và tên người hướng dẫn : Phần hướng dẫn :

Nội dung và yêu cầu LATN đã được thông qua Bộ môn

Ngày tháng năm

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Số : /BKĐT KHOA : ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN : VIỄN THÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trang 4

Page 4 of 76

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN

Người duyệt (chấm sơ bộ) : Ngày bảo vệ : Điểm tổng kết : _

Nơi lưu trữ luận án : _

Trang 5

Page 5 of 76

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học và thực hiện đề tài này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy, Cô ở bộ môn Viễn thông của trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp.HCM

Nhân đây em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô đã truyền đạt cho em những kiến thức, tạo nền tảng vững chắc cho em

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Quế Sơn đã tận tình huớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em Cám ơn thầy vì đã luôn nhiệt tình chỉ dạy và cho em những lời khuyên, nhận xét quý báu để giúp em hoàn thành luận văn này

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn lớp Kỹ thuật viễn thông tại Đà Lạt đã luôn sát cánh, động viên em trong những lúc khó khăn nhất để cuối cùng hoàn thành được luận văn này Tuy nhiên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Thầy, Cô cùng toàn thể các bạn

Xin chân thành cảm ơn

Đà Lạt, ngày 5 tháng 4 năm 2019

Trịnh Anh Tuấn

Trang 6

Page 6 of 76

TÓM TẮT

Hiện nay VNPT Lâm Đồng đã tổ chức Trung tâm OMC để thực hiện giám sát điều hành mạng viễn thông và giám sát chất lượng dịch vụ, nhưng các sự cố viễn thông chỉ được điều hành bằng báo cáo nhân công, không phản ánh đúng mức độ sự cố

Trong khi đó hầu hết các hệ thống viễn thông của VNPT Lâm Đồng được đầu tư rất đa dạng và nhiều chủng loại, mỗi hệ thống viễn thông đều có những sản phẩm phần mềm giao tiếp riêng đi kèm hỗ trợ điều khiển, giám sát, cảnh báo hệ thống Tuy nhiên, các hệ thống phần mềm này lại được thiết kế độc lập riêng cho từng hãng, không thể kết nối điều khiển các thiết bị của hãng khác, rất khó khăn, phức tạp cho việc điều hành giám sát, xử lý sự cố mạng viễn thông

Vì vậy, việc xây dựng Trung tâm OMC cùng với hệ thồng TMN là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành giám sát các hệ thống viễn thông của VNPT đồng thời giảm thiểu được nhân lực trực thông tin, giảm thiểu được thời gian mất liên lạc, nâng cao được chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa chi phí đầu tư

Xuất phát từ nhu cầu bức thiết đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Triển

khai mạng TMN tại VNPT Lâm Đồng” cho luận văn tốt nghiệp, trong luận văn

này, tác giả sẽ tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: - Hiện trạng mạng lưới của VNPT Lâm Đồng

- Tìm hiểu các giao thức trao đổi dữ liệu quản lý của các thiết bị viễn thông - Thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL) lưu trữ thông tin quản lý các thiết bị

- Xây dựng máy chủ TMN và các giao thức thu thập thông tin quản lý

- Thực hiện các chức năng lọc thông tin quản lý, cảnh báo sự cố, lập báo cáo

Trang 7

Page 7 of 76

SUMMARY

Currently, VNPT Lam Dong has organized OMC Center to carry out the supervision and management of the telecommunication network and monitor the quality of services, but the telecommunications incidents are only managed by labor reports, not reflecting adequately degree of trouble

Meanwhile, most of VNPT Lam Dong's telecommunication systems are invested in diversified and diverse types, each telecommunication system has its own communication software products with support for control, monitoring, system warning However, these software systems are designed independently for each company, can not connect and control other devices of the company, very difficult and complicated for operating, monitoring and troubleshooting telecommunication network

Therefore, it is necessary to build the OMC Center together with the TMN system, create favorable conditions for the operation and supervision of VNPT's telecommunication systems and at the same time minimize the workforce of information and communication lost contact time, improve service quality and optimize investment costs

Stemming from that urgent need, the author decided to choose the topic: " Deployment of Telecommunication Management Network at VNPT Lam Dong" for graduation thesis, in this thesis, the author will focus mainly on issues after:

- Actual network status of VNPT Lam Dong

- Learn the management data exchange protocols of telecommunication devices

- Database design (database) to store information about managing devices - Building TMN server and management information collection protocols - Perform functions of filtering management information, warning incidents, making reports

Trang 8

Page 8 of 76

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu và triển khai là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây

Kết quả thực hiện đề tài này đã được ứng dụng trên toàn mạng của VNPT tỉnh Lâm Đồng, toàn bộ số liệu đã được Giám đốc VNPT Lâm Đồng xác nhận và là kết quả đánh giá BSC (Balanced Scorecard) cho các đơn vị cấp dưới

Đà Lạt, ngày 31 tháng 5 năm 2019 Học viên thực hiện

Trịnh Anh Tuấn

Trang 9

Page 9 of 76

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN 13

1.1 Giới thiệu 13

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 13

1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 13

CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC TỔNG QUAN 15

2.1 Khái niệm và các chuẩn của TMN 15

2.2 Các chức năng của TMN 16

2.3 Kiến trúc vật lý 18

2.4 Giao diện sử dụng trong TMN 24

CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI TMN TẠI VNPT LÂM ĐỒNG 25

3.1 Hiện trạng mạng lưới của VNPT Lâm Đồng 25

3.2 Nghiên cứu các giao thức trao đổi dữ liệu quản lý 26

3.3 Thiết kế mô hình hoạt động của TMN 28

3.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu TMN 28

3.5 Xây dựng máy chủ TMN và ACS 40

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN 54

4.1 Công việc giám sát sự cố và điều hành mạng lưới 54

4.2 Đối với bộ phận điều hành tập trung OMC 55

4.3 Đối với lãnh đạo quản lý kỹ thuật 55

4.4 Đối với nhân viên xử lý tại hiện trường 56

4.5 Theo dõi lưu lượng các thiết bị IP 56

4.6 Thống kê tình trạng hoạt động của các thiết bị 57

4.7 Đối soát việc vận hành máy phát điện 58

4.8 Triển khai tại các VNPT tỉnh/ thành phố 58

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 60

5.1 Kết luận 60

5.2 Hướng phát triển 60

5.3 Phát triển các module đo kiểm 63

Trang 10

Page 10 of 76

MỤC LỤC HÌNH

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa TMN và mạng viễn thông 15

Hình 3.1: Mô hình các hệ thống viễn thông phân tán tại VNPT Lâm Đồng 25

Hình 3.2: Hệ cơ sở dữ liệu Oracle trên máy chủ TMN 29

Hình 3.3: Quan hệ giữa các thực thể trong CSDL Oracle 30

Hình 4.1: Mô hình ACS kết nối qua cổng COM 41

Hình 4.2: Mô hình ACS kết nối qua website 43

Hình 4.3: Mô hình ACS kết nối qua webService 43

Hình 4.4: Giao diện WebSite cảnh báo 44

Hình 4.5: Giao diện cấu hình tham số của WebService 45

Hình 4.6: Mô hình ACS tới máy chủ NMS 47

Hình 4.7: Mô hình ACS kết nối trực tiếp qua cổng IP 49

Hình 4.8: Mô hình hoạt động điều hành của bộ phận OMC 54

Trang 11

Page 11 of 76

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 3.1: Một số hệ thống thiết bị có trang bị NMS 26

Bảng 3.2: Một số hệ thống thiết bị giám sát trực tiếp qua cổng vật lý 27

Bảng 3.3: Một số hệ thống thiết bị giám sát qua giao thức SNMP 27

Bảng 3.4: Một số hệ thống thiết bị giám sát qua Webclient 28

Bảng 3.5: Bảng dữ liệu cảnh báo tức thời 32

Bảng 3.6: Bảng dữ liệu mã cảnh báo 34

Bảng 3.7: Bảng dữ liệu chuyển hướng cảnh báo 34

Bảng 3.8: Bảng dữ liệu mức độ cảnh báo 35

Bảng 3.9: Bảng dữ liệu thiết bị được quản lý 36

Bảng 3.10: Bảng dữ liệu chủng loại thiết bị 36

Bảng 3.11: Bảng dữ liệu loại nguyên nhân sự cố 37

Bảng 3.12: Bảng dữ liệu cây mô hình tổ chức của VNPT 37

Bảng 3.13: Bảng dữ liệu chủng loại hệ thống giám sát 38

Bảng 3.14: Bảng dữ liệu SMS nhận về từ người dùng 38

Bảng 3.15: Bảng dữ liệu SMS gửi đi thông báo sự cố 38

Bảng 3.16: Bảng dữ liệu người dùng hệ thống TMN 39

Bảng 3.17: Bảng dữ liệu sự cố thu nhận bằng SNMP 40

Bảng 3.18: Bảng dữ liệu các ACS (AGENTS) kết nối đến thiết bị 40

Bảng 4.1: Danh sách các cảnh báo ngoài 51

Bảng 4.2: Quy định đấu nối với các trạm không có BTS 52

Bảng 4.3: Quy định đấu nối với các trạm có BTS 53

Bảng 4.4: Quy định đấu nối với các trạm Outdoor 53

Bảng 4.5: Bảng dự toán bộ dò cảnh báo 53

Trang 12

Page 12 of 76

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line

ARP Address Resolution Protocol

BRAS Broadband Remote Access Server

DHCP Dynamic Host Configuration Protocol

MANE Metro Access Network – Ethernet

NAT Network Address Translation

OLT Optical Line Termination

OMC Operation and Maintance Center

PPoE Point-to-Point Protocol over Ethernet

RARP Address Resolution Protocol RTP Real time transfer protocol

TMN Telecommunications Management Network TCP Transmission Control Protocol

VNPT Vietnam Posts and Telecommunications Group

VRF Virtual Routing Forwarding

Trang 13

Trong khi đó hầu hết các hệ thống viễn thông của VNPT Lâm Đồng được đầu tư rất đa dạng và nhiều chủng loại, mỗi hệ thống viễn thông đều có những sản phẩm phần mềm giao tiếp riêng đi kèm hỗ trợ điều khiển, giám sát, cảnh báo hệ thống Tuy nhiên, các hệ thống phần mềm này lại được thiết kế độc lập riêng cho từng hãng, không thể kết nối điều khiển các thiết bị của hãng khác, rất khó khăn, phức tạp cho việc điều hành giám sát, xử lý sự cố mạng viễn thông

Vì vậy, việc xây dựng Trung tâm OMC cùng với hệ thống TMN là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành giám sát các hệ thống viễn thông của VNPT đồng thời giảm thiểu được nhân lực trực thông tin, giảm thiểu được thời gian mất liên lạc, nâng cao được chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa chi phí đầu tư

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Với mục tiêu xây dựng hệ thống mạng quản lý mạng viễn thông (TMN: Telecommunications Management Network) nhằm hỗ trợ Trung tâm OMC của VNPT Lâm Đồng quản lý, điều hành mạng viễn thông một cách hiệu quả nhất, đề tài bao gồm các nội dung nghiên cứu và hướng đến kết quả như sau:

Xây dựng hệ thống phần mềm tập hợp giám sát cảnh báo, hiệu năng từ tất cả các hệ thống viễn thông:

- Phân tích, đánh giá chức năng của các hệ thống phần mềm đi kèm với thiết bị của các hãng

- Thiết kế xây dựng các module phần mềm giao tiếp với các hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn, Vinaphone, xDSL, Man-E, Switch, Router, Server …

- Thiết kế xây dựng module phần mềm tập hợp xử lý, lưu trữ cảnh báo và SMS cho các bộ phận liên quan

- Thiết kế và xây dựng và triển khai lắp đặt các hệ thống giám sát nhà trạm viễn thông tự động, từ xa

1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Xây dựng mạng TMN có thể quản lý, giám sát, điều hành được các hệ thống

Trang 15

Page 15 of 76

CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC TỔNG QUAN

Với xu hướng của việc quản lý tập trung dựa trên các giao thức và các tiêu chuẩn được chuẩn hóa nhằm đạt được thống nhất giữa các hệ thống quản lý mạng, khả năng liên kết cũng như nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng của các hệ thống ITU-T đã đưa ra các khuyến nghị và các mô hình mạng quản lý viễn thông (TMN) Chính vì vậy, nội dung của chương này sẽ trình bày các khái niệm tổng quan nhất của mạng quản lý viễn thông TMN như mô hình tổng quát của mạng TMN, kiến trúc vật lý của mạng TMN, kiến trúc chức năng và các chức năng của TMN

2.1 Khái niệm và các chuẩn của TMN 2.1.1 Khái niệm về TMN

TMN (Telecommunications Management Network) (1) ra đời khi mạng viễn thông bao gồm mạng chuyển mạch điện thoại công cộng (PSTN – Public Switching Telephone Network) và mạng truyền số liệu (DCN – Data Communications network) đã được số hoá hoàn toàn

Trong khái niệm TMN, những nguồn đó được quy chiếu thành các phần tử mạng (NEs) TMN quản lý mạng thông qua các hệ thống hỗ trợ khai thác (OSS – Operation Support Systems) Mối quan hệ giữa phần tử quản lý và phần tử bị quản lý hay giữa manager và agent ở đây chính là giữa OSS và NE

2.1.2 Mối quan hệ giữa TMN và mạng viễn thông

Nhiệm vụ của TMN là quản lý mạng viễn thông để đảm bảo chất lượng dịch vụ, đồng thời TMN còn hỗ trợ khai thác, quản lý mạng viễn thông một cách hiệu quả Vì vậy cần phải đảm bảo tính linh hoạt, có khả năng mở rộng và nâng cấp, tiết kiệm tài nguyên mạng Mạng quản lý viễn thông có thể quản lý tập trung hoặc phân tán phù hợp với quy mô mạng được quản lý, nó có thể là một mạng rất đơn giản kết nối một hệ thống khai thác (OS) với một phần tử mạng (NE), hay một mạng rất phức tạp khi kết nối nhiều OS, NE, và máy trạm (WS) (2)

Mạng số liệu (DCN)

Hệ thống truyền

Hệ thống di độngHệ thống

chuyển mạch

Hệ thống phụ trợ

Trang 16

Page 16 of 76

Mạng viễn thông gồm rất nhiều thiết bị viễn thông như các hệ thống truyền dẫn, hệ thống chuyển mạch, các thiết bị ghép kênh, các bộ xử lý điều khiển, các thiết bị đầu cuối v.v trong mạng quản lý viễn thông chúng được gọi là phần tử mạng (NE)

2.1.3 Chuẩn TMN

TMN được Tổ chức dịch vụ của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU-T– International Telecommunications Union – Telecommunications Services Sector) xác định trong chuỗi các khuyến nghị M.3000 Khi các mạng viễn thông có TMN chúng trở thành dễ dàng phối hợp về mạng và thiết bị giữa các nhà cung cấp dịch vụ với nhau Tóm lại khả năng kết hợp có thể đạt được giữa các mạng được quản lý

TMN sử dụng các nguyên tắc hướng đối tượng quản lý và các giao diện chuẩn xác định truyền thông giữa các thực thể quản lý trên mạng Chuẩn giao diện quản lý dành cho TMN được gọi là giao diện Q3 Kiến trúc TMN và các giao diện được định nghĩa trong chuỗi các khuyến nghị M.3000, được xây dựng trên cơ sở các chuẩn kết nối các hệ thống mở (OSI - Open System Interconnection) hiện hành

2.2.1 Chức năng quản lý điều hành

o Quản lý điều hành, cấu hình: gồm các nội dung chính yếu sau

- Cung cấp cấu hình mạng từ khi mới lắp đặt và sự thay đổi cấu hình - Quản lý trạng thái cấu hình đang làm việc

- Quản lý việc lắp đặt phần cứng theo cấu hình đã được thiết kế - Quản lý việc khởi tạo hệ thống theo cấu hình đã định

o Quản lý điều hành xử lý lỗi và sự cố mạng lưới: được thực hiện thông qua các giám sát cảnh báo như phân tích số liệu thu được từ các cảnh báo khác nhau, chọn lọc số liệu cảnh báo để so sánh tìm ra mối tương quan giữa các thành phần mạng và tương quan theo thời gian Từ các thông tin về lỗi và sự cố xảy ra trên mạng hệ thống sẽ phân tích và cần thiết thì dùng các phương tiện đo kiểm tra mạng để xác định nguyên nhân gây ra lỗi, vị trí xảy ra lỗi và sự cố trên mạng cuối cùng kiểm tra thực trạng và mức độ nguy hiểm của lỗi, phạm vi ảnh hưởng của lỗi và xử lý lỗi bằng các phương tiện như hiệu chỉnh các chỉ tiêu, khôi phục hoặc khởi tạo lại cấu hình hệ thống

o Quản lý hiệu năng: chức năng này có nhiệm vụ thu thập các loại dữ liệu về

Trang 17

Page 17 of 76

lưu lượng mạng (thời gian, số cuộc gọi thực hiện thành công, tỷ lệ thành công và không thành công các cuộc gọi qua từng nút mạng); dữ liệu đo chất lượng truyền dẫn; các dữ liệu quản lý phần mềm nút chuyển mạch bao gồm các số liệu về cập nhật phần mềm, sự cố phần mềm, hệ thống tự khởi động lại; dữ liệu về các mã chọn cuối của các nút chuyển mạch; dữ liệu khiếu nại khách hàng; dữ liệu từ phía đối tác

o Quản lý số liệu cuộc gọi và tính cước khách hàng: chức năng này có nhiệm vụ thu thập số liệu cuộc gọi khách hàng, kênh thuê riêng theo tốc độ và dung lượng khách hàng thuê và chất lượng dịch vụ từ các hệ thống thống kê tự động và nhân công trên mạng để tính cước khách hàng theo các quy định hiện hành hợp pháp hợp lệ, cung cấp hoá đơn chi tiết hoặc tổng hợp cho khách hàng tuỳ theo quy định hợp pháp

o Quản lý an toàn và an ninh mạng lưới

Đó là chức năng cung cấp và đảm bảo khả năng truy cập an toàn tới các chức năng và năng lực của các thành phần cấu thành mạng lưới (Network Element – NE)

Đây là chức năng cung cấp khả năng truy cập an toàn tới các thành phần thuộc hệ thống mạng điều hành mạng viễn thông (TMN) như: các hệ thống khai thác (OS – Operation System), các bộ điều khiển mạng cấp dưới (SNC – Subnetwork Control) và các thiết bị trung gian (MD – Mediation Device)

2.2.2 Chức năng truyền thông

Truyền thông giữa các hệ thống khai thác với nhau (OS – OS); Truyền thông giữa hệ thống khai thác và phần tử mạng (OS - NE); Truyền thông giữa các phần tử mạng với nhau (NE – NE); Truyền thông giữa hệ thống khai thác với các trạm làm việc (OS – WS); Truyền thông giữa phần tử mạng và trạm làm việc (NE – WS)

2.2.3 Chức năng quy hoạch mạng

Quy hoạch mạng gồm quy hoạch các nguồn tài nguyên vật lý như: công cụ, thiết bị, nguồn nhân lực

TMN có thể là một mạng rất đơn giản kết nối một OS với một thành phần mạng (NE) nhưng có thể là một mạng rất rộng lớn kết nối nhiều: OS; NE; WS Dưới tiêu chí chức năng, TMN như một mạng riêng để quản lý điều hành mạng viễn thông; đáp ứng nhu cầu truyền thông TMN có thể sử dụng các kênh khai thác gắn kết EOC (Embedded Operations Channel) dùng tín hiệu số cũng có nghĩa là một số phần của TMN có thể là một mạng logic gắn kết trong mạng viễn thông

Trang 18

Page 18 of 76

2.3 Kiến trúc vật lý

Tiếp theo mô hình chức năng, kiến trúc vật lý TMN chỉ rõ giới hạn của các nút mạng và các giao diện thông tin giữa các nút Các nút (như OS và các phần tử mạng) và các sự liên kết giữa các nút có thể được ánh xạ tới cả những thực thể phần cứng và phần mềm TMN bao gồm năm loại nút khác nhau và 4 loại liên kết Mỗi nút được ký hiệu bởi chức năng cung cấp bởi nút đó Mỗi đường liên kết được ký hiệu bởi giao diện giữa hai nút

Hình 2.2: Quan hệ giữa mô hình chức năng và kiến trúc vật lý

2.3.1 Các khối vật lí

Các chức năng quản lý có thể được thực hiện trong sự khác nhau của các cấu hình vật lý Mối quan hệ của các khối chức năng tới thiết bị vật lý được trình bày ở bảng 2.1 Nó định rõ các khối vật lý quản lý theo tập các khối chức năng mà mỗi khối này được cho phép để chứa đựng Đối với mỗi khối vật lý, có một khối chức năng mà là đặc điểm của nó và có tính chất bắt buộc để chứa đựng Nơi đó còn tồn tại các chức năng khác tuỳ chọn cho các khối vật lý để bao hàm

1 Hệ điều hành OS:

OS là hệ thống mà thực hiện các chức năng hệ điều hành OSF như đã miêu tả trong kiến trúc chức năng TMN OS có thể cung cấp tuỳ chọn và QAF và các WSF Trong thực tế nó xử lý thông tin có liên quan tới quản lý viễn thông nhằm mục đích theo dõi điều khiển và giám sát mạng viễn thông OS cung cấp khả năng chủ yếu của hệ thống quản lý TMN, OS cung cấp khả năng giám sát hoặc khả năng điều khiển cho đáp ứng quản lý Một OS có thể được kết nối với OS khác, với cả một TMN giống nó hoặc một TMN khác

Các thành phần

chức năng

Các thành phần

vật lý Các khối chức

năng

Các điểm tham chiếu

Giao diện

Kiến trúc chức năng

Kiến trúc vật lý

Trang 19

Page 19 of 76DCN

Hình 2.3: Kiến trúc vật lí của TMN

Cấu hình chức năng của OS:

Cấu hình của OS phụ thuộc cấu hình của OSF Một OSF dịch vụ có liên quan tới các khía cạnh dịch vụ mạng và thực hiện hầu hết các qui tắc của giao diện khách hàng Một OSF là một mạng cơ sở ứng dụng TMN, chịu trách nhiệm cung cấp mức thông tin mạng cho OSF dịch vụ Nó liên lạc với NEF hoặc MF để mang theo các chức năng quản lý trên phần tử mạng

Cấu hình vật lý của một OS

Cấu trúc vật lý của OS có khả năng thực hiện các việc phân phối hoặc tập hợp Một OS tập hợp bộ chức năng OS hoàn chỉnh trong một hệ thống đơn Một OS phân phối có thể có chức năng phân phối dọc theo số lượng của các OS:

+ Yêu cầu thời gian thực cho lựa chọn giao thức TMN, đây là một nhân tố rất quan trọng trong kiến trúc vật lý của OS Sự lựa chọn phần cứng phụ thuộc rất nhiều vào việc có hay không một OS cung cấp dịch vụ thời gian thực, gần thời gian thực hay không phải thời gian thực

+ Truyền tải thông tin quản lý Cho một OS phân phối, phần tử mạng phải liên lạc và quản lý rất nhiều OS

+ Yêu cầu dung sai lỗi Một OS phân phối ít khi xảy ra sự cố nghiêm trọng do nguyên nhân là sự kết nối không thành công của kênh lẻ

+ Nghiên cứu quản lý và tổ chức

2 Phần tử mạng NE:

Phần tử mạng NE bao gồm thiết bị viễn thông (hoặc các nhóm/các phần của thiết bị viễn thông) và thiết bị trợ giúp hoặc bất kỳ mục hoặc các nhóm, các mục tính toán

Trang 20

Page 20 of 76

liên quan tới môi trường viễn thông mà thực hiện các NEF

Phần tử mạng NE có thể bao gồm bất kỳ tuỳ chọn của các khối chức năng quản lý theo các yêu cầu thực hiện của nó NE có một hoặc nhiều hơn các giao diện loại Q tiêu chuẩn và có thể có tuỳ chọn các giao diện F và B2B/C2B

NE tồn tại như thiết bị mà không có một giao diện tiêu chuẩn sẽ giành được sự truy cập tới cơ sở hạ tầng quản lý thông qua một chức năng tương thích Q Chức năng tương thích Q này sẽ cung cấp chức năng cần thiết để biến đổi giữa giao diện quản lý tiêu chuẩn và không tiêu chuẩn

3 Thiết bị trung gian MD

Một MD thực hiện chức năng trung gian như đã định nghĩa trong kiến trúc chức năng TMN Nhiệm vụ của chức năng trung gian là xử lý thông tin truyền giữa OS và phần tử mạng đảm bảo làm cho thông tin phù hợp Chức năng tại những điểm này có thể là lưu trữ, chuyển đổi, lọc, sắp xếp và phân loại thông tin

+Quá trình trung gian:

Sau đây là danh sách nhận dạng năm quá trình trung gian phù hợp với khối chức năng trung gian như đã miêu tả trong kiến trúc chức năng TMN:

- Chuyển đổi thông tin Chuyển đổi giữa các mô hình thông tin là một loại xử lý, quá trình chuyển đổi thông tin sẽ chuyển đổi rất nhiều mô hình thông tin thành mô hình thông tin đồng nhất, biến đổi thông tin từ MIP nội hạt tuân theo mô hình thông tin đồng nhất

- Liên kết làm việc Quá trình này cung cấp giao thức để thiết lập và dàn xếp kết nối bằng cách duy trì phạm vi thông tin

- Xử lý dữ liệu Quá trình này cung cấp tập trung, lựa chọn dữ liệu, đặt khuôn dạng cho dữ liệu và biên dịch dữ liệu

- Ra quyết định Quá trình này bao gồm truy nhập trạm làm việc, sắp xếp, lưu trữ dữ liệu, định tuyến dữ liệu, truy nhập kiểm tra

- Lưu trữ dữ liệu Quá trình này bao gồm lưu trữ cơ sở dữ liệu, cấu hình mạng, phân loại thiết bị, dự trữ bộ nhớ

Trang 21

Page 21 of 76

+ Cấu hình của thiết bị trung gian

Chức năng trung gian có thể thực hiện như một thiết bị trung gian Trong trường hợp đứng một mình, những giao diện trước của NE, QA, và OS là giao diện cơ bản của Qx và Q3 Khi trung gian là một phần của NE, chỉ những giao diện cụ thể trước OS sẽ là giao diện chuẩn Chức năng trung gian có thể cũng được thực hiện như một vai trò thay thế cho thiết bị trung gian, thiết bị trung gian được xem như thành phần không rõ ràng nhất của TMN Trong thực tế một đáp ứng Q thường được đề cập tới như là thiết bị trung gian

4 Trạm làm việc WS

WS là hệ thống mà thực hiện các WSF Các chức năng trạm làm việc dịch thông tin ở điểm tham chiếu f tới một khuôn dạng có thể hiển thị ở điểm tham chiếu giao diện người máy và ngược lại

Một trạm làm việc TMN có thể trở thành đầu cuối kết nối thông tin số liệu tới một OS hay một MD Thiết bị kết nối đầu cuối này có khả năng biên dịch thông tin ở điểm tham chiếu f thành khung hiển thị cho người sử dụng ở điểm tham chiếu g hay ngược lại Thiết bị đầu cuối sẽ có lưu giữ dữ liệu, xử lý dữ liệu và hỗ trợ giao diện

Như trong hình vẽ trên, ta thấy một phần của trạm làm việc nằm trong ranh giới TMN và một phần ở bên ngoài TMN Một trạm làm việc thực hiện hai loại chức năng: chức năng hiển thị và chức năng WSF

Chức năng hiển thị cung cấp cho người sử dụng đầu vào, đầu ra vật lý và những phương tiện diễn giải để xâm nhập, hiển thị và sửa đổi những chi tiết của thông tin bên trong của một TMN Chức năng này cũng cung cấp sự hỗ trợ cho giao diện người-máy, được gọi là điểm tham chiếu g Giao diện người-máy có thể là một hàng lệnh, đường dẫn hay cửa sổ cơ sở

Hình 2.4: Trạm làm việc WS

Một WSF cung cấp cho người sử dụng những chức năng chung tại thiết bị đầu cuối để xử lý đầu vào, đầu ra của dữ liệu đến hay đi từ thiết bị đầu cuối của người sử dụng

OS OS

Chức năng trạm làm việc

Chức năng hiển trị

NDS

Trang 22

Page 22 of 76

Những chức năng này bao gồm an toàn truy cập tới thiết bị đầu cuối, phân tách và xác nhận tính hợp lệ đầu vào; đặt khuôn dạng và xác nhận tính hợp lệ của đầu ra; duy trì cơ sở dữ liệu, hỗ trợ danh mục, màn hình, cửa sổ và thanh cuộn

Một trạm làm việc phải có một giao diện F và không gồm bất kỳ OSF nào Nếu OSF và WSF được kết hợp làm một thì sẽ được xem như một OS Lưu ý rằng một trạm làm việc như là một nút của TMN nó không truyền đạt cùng ý nghĩa như ”trạm làm việc”

trong thế giới máy tính

5 Thành phần đáp ứng QA

Một đáp ứng Q có thể là một phần cứng, phần mềm hoặc là sự kết hợp cả hai Đáp ứng Q thực hiện chức năng đáp ứng Q (QAF) nơi chuyển đổi một giao diện phi TMN thành một giao diện TMN Một QAF biến đổi giao diện cho giao diện lớp Q3 và Qx Một đáp ứng Q có thể gồm một hay nhiều QAF

Đáp ứng Q phản ánh sự ảnh hưởng lẫn nhau của TMN và những hệ thống đã tồn tại Đó là điều luôn khó được chứng minh để xây dựng đáp ứng Q do khó khăn trong việc sắp xếp giữa giao diện TMN và những giao diện khác

Gần đây trong nền công nghiệp, rất nhiều người sử dụng thuật ngữ thiết bị trung gian thay cho nghĩa đáp ứng Q Trên thực tế sự sử dụng đó rất thông dụng, thuật ngữ thiết bị trung gian bao hàm ý nghĩa của đáp ứng Q

Hình 2.5 Các cấu hình khác nhau của đáp ứng Q

Trang 23

Page 23 of 76

QAF đưa ra mô hình thông tin TMN trong một mô hình phi TMN và ngược lại Điều này đòi hỏi QAF hiểu cú pháp, ý nghĩa và cấu trúc MBI của cả hai mô hình thông tin liên quan Đáp ứng Q làm biến đổi loại của những mô hình thông tin phi TMN thành những mô hình thông tin TMN Những mô hình thông tin TMN được định nghĩa cho giao diện Q3 giữa những phần tử mạng và EML OS bao gồm:

Mô hình thông tin quản lý khách hàng (Q.824.0 đến Q.824.4,1995 ITU-T) và mô hình thông tin quản lý chuyển tải (Q.823,1996 ITU-T) Mô hình thông tin phần bản tin được truyền tải của mạng SS7(Q.751.1 ITU-T)

6 Mạng thông tin dữ liệu (DCN)

Thực hiện đầy đủ chức năng thông tin dữ liệu (DCF) của kiến trúc chức năng TMN và cung cấp sự kết nối giữa các nút TMN Đặc biệt một DCN liên kết những phần tử mạng, đáp ứng Q, thiết bị trung gian tới OS qua giao diện Q3 và liên kết các thiết bị trung gian tới những phần tử mạng và những đáp ứng Q qua giao diện Qx Còn có một số hạn chế trong thành phần mạng để tạo nên một DCN Chúng có thể gồm những mạng dữ liệu chuyển mạch gói, những mạng chuyển mạch công cộng hay những mạng khu vực Một yêu cầu duy nhất đó là cung cấp khả năng trung chuyển giữa các điểm nút TMN Mặc dù DCN có thể là một mạng tách rời, nhưng trong thực tế DCN thường là một hệ thống được quản lý bởi TMN

2.3.2 Các giao tiếp

Điểm tham chiếu là điểm mang tính khái niệm để trao đổi thông tin giữa các chức năng không chồng lấn lên nhau (được mô tả trên hình 2.5) Điểm tham chiếu có thể trở thành một giao diện khi: Các khối chức năng kết nối với nó là các thiết bị riêng biệt về mặt vật lý Các điểm tham chiếu bao gồm: q; f; x; g và m

Các điểm tham chiếu xác định ranh giới dịch vụ giữa hai khối chức năng quản lý Mỗi điểm tham chiếu yêu cầu về các đặc tính giao thức truyền tin khác nhau, nó được định nghĩa để khái quát thủ tục trao đổi thông tin giữa các khối chức năng khác nhau Điểm tham chiếu có khả năng trở thành giao diện khi có một kết nối vật lý giữa hai thiết bị riêng rẽ

Trong 5 loại điểm tham chiếu trên, TMN có 3 loại điểm tham chiếu được định nghĩa như sau: điểm tham chiếu Q Giữa OSF, QAF, MF và NEF;điểm tham chiếu F Giữa OSF hoặc MF với WSF; Điểm tham chiếu x kết nối các chức năng OSF thuộc các TMN khác nhau, hoặc kết nối giữa một OSF trong môi trường TMN với một chức năng trong môi trường không phải TMN

Hai loại điểm tham chiếu không thuộc TMN là m và g Điểm tham chiếu g không được coi như một phần TMN kể cả khi nó mang thông tin về TMN; điểm tham chiếu g không phải TMN đặt bên ngoài TMN (giữa người dùng và WSF); điểm tham chiếu m cũng nằm ngoài TMN, giữa QAF và các thực thể bị điều hành phi TMN hoặc các thực thể bị điều hành nhưng không theo các khuyến nghị TMN (cho phép quản lý các NE phi TMN

Trang 24

Page 24 of 76

qua môi trường TMN)

2.4 Giao diện sử dụng trong TMN

Như ta đã đề cập ở trên điểm tham chiếu có khả năng trở thành giao diện khi có một kết nối vật lý giữa hai thiết bị riêng rẽ Giao diện TMN đảm bảo khả năng tương tác của các hệ thống được kết nối với nhau nhằm thực hiện chức năng quản lý/lập kế hoạch TMN Giao diện TMN định nghĩa bản tin tương thích chung cho tất cả các chức năng quản lý, lập kế hoạch TMN mà không phụ thuộc vào loại thiết bị hoặc nhà cung cấp thiết bị Trong TMN tồn tại 3 loại giao diện cơ bản là : giao diện Q; giao diện X và giao diện F

Giao diện Qx được áp dụng tại điểm tham chiếu qx, Qx là phần giao tiếp giữa NE và MD, MD và QA Giao diện Qx hỗ trợ một tập hợp nhỏ chức năng bằng cách sử dụng giao thức đơn giản nhưng phù hợp với các thành phần mạng không đòi hỏi nhiều chức năng và được sử dụng với số lượng lớn như thay đổi trong trạng thái cảnh báo, khởi tạo lại cảnh báo…

Hai nhóm giao diện Q3 và Qx được xếp thứ tự theo số dịch vụ truyền thông mà nó cung cấp độ phong phú cũng như độ phức hợp của các ứng dụng TMN mà chúng hỗ trợ Thông thường giao diện Q3 cung cấp các dịch vụ và giao thức phức tạp hơn, thực hiện nhiều chức năng hơn cho mỗi thành phần mạng (NE) Khi một thành phần mạng chỉ có giao diện Qx muốn kết nối tới OS thì phải qua thiết bị trung gian (MD)

2 Giao diện X

Giao diện X áp dụng tại điểm tham chiếu x, dùng để liên kết hai TMN với nhau hoặc giữa TMN với một loại mạng quản lý khác Các bản tin và giao thức được định nghĩa cho giao diện X cũng có thể thích hợp cho giao diện Q3 sử dụng giữa các OS

Mô hình thông tin tại giao diện X giới hạn khả năng truy nhập từ bên ngoài mạng quản lý viễn thông, và có thể yêu cầu thêm các giao thức để đảm bảo an toàn

3 Giao diện F

Giao diện F áp dụng cho điểm tham chiếu f, cần thiết cho sự kết nối giữa trạm làm việc WS với các khối cơ bản của TMN thông qua mạng truyền số liệu (DCN)

Trang 25

Page 25 of 76

CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI TMN TẠI VNPT LÂM ĐỒNG

3.1 Hiện trạng mạng lưới của VNPT Lâm Đồng

Hiện nay, tại VNPT Lâm Đồng có rất nhiều loại thiết bị được lắp đặt tại các trạm viễn thông, trạm BTS thường xảy ra một số sự cố như mất điện, mất liên lạc, đứt cáp quang … gây gián đoạn thông tin hoặc suy giảm chất lượng mạng, chất lượng dịch vụ, thực hiện phân tích nguyên nhân, tác giả nhận thấy có những khó khăn như sau:

Các hệ thống viễn thông được đầu tư đa dạng với nhiều chủng loại, rất khó khăn cho việc giám sát, điều hành và khai thác thiết bị Mỗi loại hệ thống thiết bị lại có một hệ thống NMS riêng rẽ, các cảnh báo không thống nhất, hệ thống khai thác riêng rẽ làm chậm trễ quá trình xử lý khai báo cấu hình thiết bị

Hình 3.1: Mô hình các hệ thống viễn thông phân tán tại VNPT Lâm Đồng

Các hệ thống giám sát, quản lý thiết bị chỉ được cài đặt tại các khu vực trung tâm, điều này làm cho việc điều hành xử lý thông tin thường xuyên chậm trễ do khi sự cố xảy bộ phận điều hành cũng như cán bộ kỹ thuật trực tiếp không nắm bắt thông tin kịp thời

Số nhân lực bố trí trực thông tin, khai thác quản lý mạng nhiều nhưng vẫn không hiệu quả do mạng lưới được quản lý riêng rẽ, không đồng bộ, qua nhiều bộ phận nên phải trao đổi thông tin tác nghiệp nhiều, dẫn đến nhiều sai sót

Do các hệ thống quản lý phân tán nên khó khăn trong việc chuẩn hóa, tối ưu, nâng cao chất lượng mạng lưới

Trang 26

Page 26 of 76

Từ những khó khăn trên, việc xây dựng một ứng dụng đáp ứng yêu cầu tập hợp cảnh báo từ những hệ thống viễn thông hiện có như: BTS Vinaphone, hệ thống truyền dẫn, hệ thống TDM, hệ thống DSLAM, hệ thống Switch Layer2, ManE, mạng ĐHSXKD… thành một hệ thống thống nhất, quản lý cảnh báo tập trung trên một máy chủ sau khi xử lý, quy chuẩn, tra thư viện… máy chủ sẽ gửi thông tin xuống máy con được phân quyền của từng đài trạm, và nhắn tin SMS đến người có trách nhiệm

3.2 Nghiên cứu các giao thức trao đổi dữ liệu quản lý 3.2.1 Các hệ thống có trang bị giám sát NMS

Đa số các hệ thống thiết bị viễn thông đều có NMS của nhà cung cấp đi kèm, tuy nhiên do có nhiều phiên bản, cũng như nhiều nhà cung cấp thiết bị khác nhau nên rất khó tích hợp hoặc tích hợp với chi phí đầu tư rất cao Hơn nữa các hãng sử dụng nhiều chuẩn kết nối khác nhau như COBA, Webservice … khi cần kết nối với hệ thống NMS cần phải trang bị thêm bản quyền và cần sự hỗ trợ của nhà cung cấp thiết bị

Hơn nữa, các NMS này thường được trang bị cho VNPT tỉnh theo các dự án nhỏ lẻ, thường có số bản quyền rất ít như các hệ thống T2000 của Huawei, RM1354 của Alcatel, NM32 của Siemens …

Các chuẩn và bộ mã cảnh báo rất khác nhau, khó khăn trong việc giám sát cảnh báo Trung bình mỗi VNPT tỉnh có 5-10 hệ thống NMS do đó đòi hỏi ít nhất từ 5-10 màn hình giám sát rất khó khăn cho người quản lý điều hành xử lý sự cố thông tin Sau đây là các thông tin các hệ thống NMS của các thiết bị thu thập được trong quá trình nghiên cứu giao tiếp

2 xDSL UA56xxx N2000/U2000 SQL Sybase Huawei

7 DWDM Ciena - 240Gi OMEA1/ OMEA2 Mysql Nortel

Bảng 3.1: Một số hệ thống thiết bị có trang bị NMS

3.2.2 Các hệ thống không có NMS

Một số hệ thống thiết bị viễn thông không được trang bị các NMS thường được giám sát qua các kết nối trực tiếp bằng cổng vật lý Thường các hệ thống tổng đài TDM được giám sát bằng phần mềm kết nối trực tiếp qua cổng RS232/X25/TCP

Trang 27

Page 27 of 76

(3) Các phần mềm này sẽ lưu trữ cảnh báo dưới dạng Logfile chủ yếu ở dạng văn bản (Text), khó khăn cho việc truy xuất dữ liệu và số liệu thường không được làm tươi liên tục Sau đây là một số hệ thống đã nghiên cứu để thực hiện giao tiếp

Bảng 3.2: Một số hệ thống thiết bị giám sát trực tiếp qua cổng vật lý

3.2.3 Các hệ thống thiết bị quản lý giám sát qua giao thức SNMP

Ngày nay, hầu hết các thiết bị viễn thông đều sử dụng giao thực SNMP để quản lý, giám sát thiết bị Theo giao thức SNMP khi có một sự cố xảy ra trên thiết bị thì một bản tin Trap SNMP sẽ được sinh ra và gửi về NMS qua việc mở một cổng TCP để luôn lắng nghe và thu thập cảnh báo Phương pháp này tương đối đơn giản và rất thuận lợi cho việc phát triển các hệ thống quản lý Tuy nhiên mỗi nhà cung cấp thiết bị thường có các bảng MIB (Management Information Base) riêng thường được bảo mật Sau đây là một số hệ thống đã được nghiên cứu giao tiếp

Bảng 3.3: Một số hệ thống thiết bị giám sát qua giao thức SNMP

3.2.4 Các hệ thống thiết bị quản lý giám sát từ xa qua Webclient

Một số hệ thống giám sát chỉ phân quyền cho VNPT tỉnh giám sát qua Webclient và không cho phép kết nối với hệ thống NMS như các hệ thống Website điều hành sự cố mạng Vinaphone Các hệ thống này do các đối tác ngoài VNPT cung cấp nên rất khó mở rộng và tích hợp hoặc mở rộng nâng cấp với chi phí rất cao

1 BTS 2G dhtt.vinaphone.vn Huawei, Motorola, Alcatel, Siemens, Ericsson

Trang 28

Page 28 of 76

2 3G/SRAN fm.vinaphone.vn Huawei, Nokia, Ericsson 3 4G/SRAN fm.vinaphone.vn Huawei, Nokia, Ericsson

Bảng 3.4: Một số hệ thống thiết bị giám sát qua Webclient

3.2.5 Các hệ thống thiết bị không có hệ thống giám sát

Các hệ thống hạ tầng nhà trạm, thường chỉ được giám sát tại chỗ, chưa được quản lý tập trung, trong mô hình nhà trạm VNPT thường không có người trực, nên các sự cố không được xử lý kịp thời, dẫn đến nhiều thiệt hại lớn như các sự cố: nhiệt độ cao, mất điện, hỏng máy phát điện và đặc biệt là sự cố cháy

3.3 Thiết kế mô hình hoạt động của TMN

Sau khi tìm hiểu toàn bộ mạng lưới của VNPT Lâm Đồng, cũng như nghiên cứu về các giao thức quản lý, giám sát thiết bị của các hãng (vendor) của các chủng loại thiết bị, tác giả nhận thấy mỗi hãng sử dụng những giao thức, cách thức quản lý, giám sát rất riêng, mạng lưới thì rất nhiều chủng loại thiết bị, cũ mới khác nhau Từ đó tác giả nhận thấy cần phải thiết kế TMN thực sự mềm dẻo, dễ tích hợp các hệ thống khác nhau, do vậy một hệ thống TMN sử dụng phần mềm là phù hợp nhất

VENDOR AVENDOR BVENDOR XDEVICE 1DEVICE X

OMC CENTER LAPTOP

MOBILE

Hình 3.2: Mô hình logic của TMN

Trong mô hình này thì toàn bộ các hệ thống thiết bị sẽ được kết nối về TMN sau đó TMN sẽ xử lý dữ liệu và phân phối đến các đầu mối có trách nhiệm vận hành mạng lưới

Mục tiêu của TMN là: phải giao tiếp được tất cả các hãng, các loại thiết bị

Đầu ra của hệ thống là: trung tâm vận hành mạng cấp tỉnh (OMC), các bộ phận vận hành cấp huyện, xã và kể cả các cá nhân thông qua thiết bị di động

3.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu TMN 3.4.1 Cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu

Trang 29

Page 29 of 76

Đối với việc cần phải lưu trữ, xử lý một lượng dữ liệu rất lớn từ các hệ thống thiết bị gửi về, nên đề tài chọn hệ cơ sở dữ liệu Oracle 11G, cài đặt trên máy chủ IBM Xeon 2.4Gi, RAM 16Gi, đĩa trống 100Gi (có kèm modem GSM và SIM nhắn SMS), Windows Server2012, Netframework 4.0 (4)

Hình 3.3: Hệ cơ sở dữ liệu Oracle trên máy chủ TMN

3.4.2 Lưu đồ thu thập dữ liệu của TMN

Hệ thống TMN quản lý, thu thập dữ liệu từ rất nhiều hệ thống viễn thông, tuy nhiên

khi ta quy chuẩn lại thì có hai hình thức thu nhận dữ liệu chính đó là chủ động và bị động

(5) (6) (7)

a Thu thập dữ liệu chủ động

Như phân tích phía trên, đối với các hệ thống thiết bị đã có NMS thì toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu trên CSDL của các NMS này, vấn đề đặt ra là TMN phải chủ động kết nối đến NMS với một chu kỳ thế nào để đảm bảo độ trễ ít nhất

Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy dùng các giao thức trên nền TCP/IP trong mạng LAN, qua tường lửa sẽ đảm bảo được sự tin cậy cũng như tốc độ truy suất dữ liệu

KPSC

Trang 30

Page 30 of 76

Hình 3.4: Lưu đồ chủ động

Còn về chu kỳ lấy dữ liệu, qua thực nghiệm, tác giả quyết định cho cài đặt chu kỳ động, tức là tùy thuộc vào số lượng thiết bị mà ACS sẽ được cài đặt chu kỳ cho phù hợp, cụ thể như sau: dưới 1000 thiết bị (30s), đến 2000 (35s), cứ thêm 1000 thiết bị ta tăng thêm 5s (thực tế thì các VNPT tỉnh thường có số lượng thiết bị là ít hơn 2000/1 chủng loại)

o Đối với hình thức này thì TMN sẽ thực hiện các bước sau:

- B1: TMN truy xuất bảng AGENTS, lấy thông tin về các hệ thống đã được kết nối đến TMN, chuẩn bị cho việc thu nhận dữ liệu

- B2: TMN kết nối đến các NMS với các quy tắc đã được định nghĩa trước trong AGENTS, bao gồm như địa chỉ NMS, thông tin bảo mật của NMS, cách thức lấy dữ liệu

- B3: TMN kiểm tra dữ liệu lấy về, nếu đó là bản tin sự cố (SC) thì sẽ chuyển vào bảng CURRENT_ALARM còn là bản tin khôi phục (KP) thì sẽ chuyển vào bảng

HISTORY_ALARM

b Thu thập dữ liệu bị động

Trong hình thức thu thập dữ liệu này thì khó khăn đặt ra là: không biết khi nào sẽ có dữ liệu truyền đến, do vậy nếu khi dữ liệu đến mà ACS không sẵn sàng thì dữ liệu sẽ bị mất Để giải quyết vấn đề này, tác giải thiết kế thêm một ACS chuyên giám sát các ACS nhận dữ liệu, nếu các ACS nhận dữ liệu không phản hồi thông tin, thì một cảnh báo sẽ được sinh ra và SMS ngay cho người quản trị

o Đối với hình thức này thì TMN sẽ thực hiện các bước sau:

Trang 31

Page 31 of 76

- B1: Khi máy chủ TMN khởi tạo, thì sẽ có thực thể lắng nghe (LISTENING) bất kỳ thông tin gì gửi về từ các chủng loại thiết bị có trên mạng, TMN sẽ tiếp nhận và thực hiện phân tích xử lý, B2 và B3 tương tự như hình thức chủ động

o Hình thức chủ động này thường sử dụng cho các hệ thống IP trong đó sử dụng các giao thức UDP, quá trình truyền nhận không có ACK, hình thức này không đạt độ tin cậy cao, tuy nhiên thông tin lại rất nhanh nhạy và kịp thời, tốt ít tài nguyên xử lý

3.4.3 Lưu đồ xử lý thông tin của TMN

Với mục tiêu là nhanh chóng cung cấp thông tin sự cố cho người vận hành, để khôi phục sự cố sớm nhất, do đó mọi quá trình xử lý của TMN phải tối ưu nhất, do vậy tác giả đã thiết kế một lưu đồ xử lý song song nhiều tác vụ trong cùng một thời điểm, như lưu đồ dưới đây (8)

Hình 3.6: Lưu đồ xử lý thông tin của TMN

o Sau khi dữ liệu được lưu vào CURRENT_ALARM qua hai hình thức thu nhận trên, thì TMN sẽ tiến hành xử lý song song 4 tiến trình (tương ứng với 4 nhánh trên lưu đồ), đó là:

Thứ nhất, thông tin sự cố là gì, sẽ được tham chiếu đến bảng ALARM_CODE, mức độ sự cố nghiêm trọng đến đâu sẽ tham chiếu đến bảng ALARM_LEVEL, thuộc nhóm sự cố nào sẽ tham chiếu đến bảng PROBLEM_TYPE

Thứ hai, thiết bị nào bị sự cố sẽ tham chiếu tới bảng DEVICE_INFO, từ thiết bị này hệ thống tham chiếu đến bảng VNPT_GROUP để biết được vị trì trạm đặt thiết bị, từ trạm này sẽ biết được sự cố thuộc đơn vị nào đề xử lý trong tiến trình thứ ba

Thứ ba, nối tiếp từ tiến trình thứ hai, ta sẽ truy xuất bảng GROUP_USERS để biết được những nhóm người nào sẽ phải xử lý sự cố nào, từ nhóm, ta sẽ truy xuất đến bảng USERS để tìm đích danh người nào, số điện thoại bao nhiêu để gửi SMS, riêng đối với những người dùng trên website thì sẽ truy xuất vào bảng USER_LOGIN để chuyển thông tin cảnh báo này đến các website đang đăng nhập

Thứ bốn, từ USERS trong tiến trình ba, ta sẽ truy xuất đến các bảng về SMS sau đó tạo thành bản tin SMS và lưu vào SMS_SEND tức là chuyển cho cổng nhắn tin để nhắn SMS đến người dùng

3.4.4 Bảng CURRENT_ALARM

Trang 32

Page 32 of 76

o Chức năng: dùng để lưu cảnh báo đang xảy ra của tất cả các hệ thống đang kết nối với máy chủ TMN, mỗi hệ thống viễn thông kết nối với máy chủ TMN qua một ACS, ACS này có nhiệm vụ kết nối, đọc cảnh báo và lưu dữ liệu vào bảng

o Cấu trúc: với chức năng trên thì bảng CURRENT_ALARM phải có các trường dữ liệu bắt buộc như:

Về thiết bị, từ bản tin nhận được hệ thống sẽ lọc lấy thông tin thiết bị lưu vào trường DEVICECODE, về thông tin sự cố hệ thống sẽ lọc lấy thông tin sự cố lưu vào trường ALARMCODE, thông tin vị trí sự cố sẽ lưu vào trường PARAMETER, về thời điểm xảy ra sự cố sẽ được lưu vào trường PROBLEMTIME

Ngoài ra để chi tiết hóa sự cố, CURRENT_ALARM còn có thêm các trường khác như dưới đây

TT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GHI CHÚ

1 ALARMID NUMBER NULL Mã tự sinh

2 S_ALARMID NUMBER NULL ID từ cảnh báo nguồn 3 AGENTCODE VARCHAR2(11 BYTE) NOT

NULL

Mã hệ thống 4 DEVICECODE VARCHAR2(50 BYTE) NOT

NULL

Mã thiết bị 5 ALARMCODE VARCHAR2(50 BYTE) NOT

NULL

Mã cảnh báo 6 PARAMETER VARCHAR2(4000 BYTE) NULL Tham số cảnh báo 7 ORIMESSAGE VARCHAR2(4000 BYTE) NULL Cánh báo gốc 8 PROBLEMTIME DATE NOT NULL Thời gian sự cố 9 CFPROBLEMTIME DATE NULL Thời gian bắt được

sự cố

10 CLRTIME DATE NULL Thời gian khắc phục 11 CFCLRTIME DATE NULL Thời gian bắt được 12 ALARMSTATUS NUMBER NULL Tình trạng cảnh báo 13 SENDSMS NUMBER NULL Số tin đã gửi 14 SENDSMSDETAIL VARCHAR2(3000 BYTE) NULL Tin đã gửi cho người

dùng

15 PROBLEMCASEID VARCHAR2(50 BYTE) NULL Mã nguyên nhân 16 ALARMDETECTTYPE VARCHAR2(50 BYTE) NULL Mã loại phát hiện 17 USERDETECTID VARCHAR2(50 BYTE) NULL Người phát hiện 18 USERFIXID VARCHAR2(50 BYTE) NULL Người xử lý 19 FIXPARTID VARCHAR2(50 BYTE) NULL Bộ phận xử lý 20 EFFECTLEVEL VARCHAR2(50 BYTE) NULL Mức độ ảnh hưởng 21 COMMENTS VARCHAR2(50 BYTE) NULL Ghi chú

22 ACK VARCHAR2(4000 BYTE) NULL Người nhận tin đã phản hồi

Bảng 3.5: Bảng dữ liệu cảnh báo tức thời

- ALARMID: Là số định danh cảnh báo do máy chủ TMN sinh ra và là duy nhất trong hệ thống

- S_ALARMID: Là số định danh của cảnh báo gốc trên mỗi hệ thống viễn thông

- AGENTCODE: Mã hệ thống đã được định nghĩa trước để phân biệt các hệ thống

Trang 33

Page 33 of 76

- DEVICECODE: Mã thiết bị là duy nhất trong hệ thống, với mỗi mã thiết bị khi thêm vào bảng CURRENT_ALARM sẽ được kiểm tra đã tồn tại trong hệ thống chưa (đã tồn tại trong bảng DEVICE_INFO), nếu chưa thì sẽ được lưu tự động trong bảng DEVICE_INFO dưới dạng chưa được định nghĩa.

- ALARMCODE: Mã cảnh báo, với mỗi mã thiết bị khi chèn vào bảng CURRENT_ALARM sẽ được kiểm tra đã tồn tại trong hệ thống chưa (đã tồn tại trong bảng ALARM_CODE), nếu chưa thì sẽ được lưu tự động trong bảng ALARM_CODE

dưới dạng chưa được định nghĩa

- PARAMETER: Tham số của mỗi cảnh báo, bao gồm một số thông tin nhận dạng lỗi cơ bản của cảnh báo, cho ta chi tiết vị trí lỗi trên thiết bị

- ORIMESSAGE: Nội dung gốc, đầy đủ, chi tiết của cảnh báo, dùng để tìm hiểu sâu hơn về cảnh báo, từ đó đưa ra biện pháp xử lý

- PROBLEMTIME: Thời điểm xảy ra cảnh báo được ghi nhận của thiết bị trên mỗi hệ thống viễn thông

- CFPROBLEMTIME: Thời điểm máy chủ TMN bắt được cảnh báo, thường sẽ sau PROBLEMTIME một khoảng thời gian

- ALARMSTATUS: Trạng thái của cảnh báo đó là chưa khôi phục hay đã khôi phục

- Các cảnh báo trong bảng CURRENT_ALARM sẽ được hiển thị trên giao diện website dưới dạng tường minh đã được định nghĩa rõ ràng với người sử dụng bao gồm tên thiết bị, tên cảnh báo, vị trí thiết bị, khu vực xảy ra sự cố

- Ngoài các thông tin trên người dùng còn biết được sự cố đã gửi bao nhiêu tin nhắn, và gửi cho những ai thông qua trường SENDSMS, SENDSMSDETAIL

- Dựa vào website người dùng có thể phân loại cảnh báo lưu lại trên trường PROBLEMCASEID, ghi chú nguyên nhân sự cố lưu lại trên trường COMMENTS

- Cảnh báo sau khi đã khôi phục sẽ được cập nhật các trường sau, trạng thái cảnh báo ALARMSTATUS sẽ được cập nhật đã khắc phục, CLRTIME thời gian khắc phục của sự cố, CFCLRTIME thời gian máy chủ TMN ghi nhận khắc phục và được lưu trữ trong bảng HISTORY_ALARM để phục vụ báo cáo, cảnh báo sẽ được xóa đi trong bảng CURRENT_ALARM

3.4.5 Bảng ALARM_CODE

o Chức năng: là thư viện cảnh báo của tất cả các hệ thống đang kết nối với máy chủ TMN, khi TMN bắt được 1 cảnh báo, thì hệ thống sẽ tra cứu trong thư viện này để biết được đó là cảnh báo gì, cấp độ thế nào

o Cấu trúc: với chức năng trên thì bảng ALARM_CODE cần phải thể hiện được mức độ của cảnh báo này, qua tìm hiểu, tác giả quyết định tham khảo các hệ thống NMS có sẵn và chia cảnh báo thành 5 mức cũng tương đương với các hệ thống cảnh báo chuẩn (Critical, Major, Minor, Warning, N/A), ngoài ra còn bao gồm các trường dữ liệu khác như sau:

TT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GHI CHÚ

1 ALARMCODEID NUMBER NULL Số định danh của mã 2 ALARMCODE VARCHAR2(300 BYTE) NULL Mã cảnh báo 3 ALARMLEVELID NUMBER NULL Mức độ cảnh báo

Trang 34

Page 34 of 76 4 ALARMNAME NVARCHAR2(4000) NULL Tên cảnh báo

5 ALARMNAMESMS VARCHAR2(4000 BYTE) NULL Tên cảnh báo khi nhắn tin 6 ALARMNAMEVN NVARCHAR2(4000) NULL Tên cảnh báo nghĩa VN 7 AGENTCODE VARCHAR2(50 BYTE) NULL Mã hệ thống

8 PROBLEMTYPEID NUMBER NULL Nguyên nhân 9 FORWARDFLAG NUMBER NULL

10 SAMPLE NVARCHAR2(4000) NULL Mẫu

11 TELSYSTEMTYPEID NUMBER NULL Thuộc hệ thống

Bảng 3.6: Bảng dữ liệu mã cảnh báo

- ALARMCODEID: ID mã cảnh báo do máy chủ TMN sinh ra và là duy nhất - ALARMCODE: Mã cảnh báo sinh ra từ các hệ thống viễn thông, thường là các ký hiệu viết tắt, hoặc các đoạn mã

- ALARMLEVELID: Mức độ cảnh báo, bao gồm các mức như, đặc biệt nghiêm trọng, nghiêm trọng, thông thường… mặc định là mức 5 chưa được định nghĩa, việc xác định các mức này sẽ do người quản trị quy định

- ALARMNAME: là dạng tường minh của mã cảnh báo, thường là bản dịch sang tiếng Việt của mã

- ALARMNAMESMS: là dạng rút gọn của tên cảnh báo để khi điều hành qua SMS sẽ dễ hiển thị gom vào một bản tin

- AGENTCODE: Mã hệ thống sinh ra cảnh báo

- TELSYSTEMTYPEID: ID hệ thống để nhận dạng cảnh báo thuộc hệ thống viễn thông nào

3.4.6 Bảng ALARM_FORWARD

o Chức năng: đối với một số cảnh báo ta cần chuyển hướng, như trường hợp đấu relay mở cửa vào thiết bị truyền dẫn, khi cửa mở sẽ sinh ra bản tin mất luồng E1, tuy nhiên thực tế là cửa phòng máy mở, khi đó tất cả các thông tin cần chuyển hướng sẽ lưu trữ trong bảng ALARM_FORWARD

o Cấu trúc: bảng ALARM_FORWARD bao gồm các trường dữ liệu sau

TT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GHI CHÚ

1 AF_ID NUMBER NULL Số định danh của chuyển hướng 2 S_DEVICECODE NVARCHAR2(100) NULL Mã thiết bị gốc

3 S_ALARMCODE NVARCHAR2(150) NULL Mã cảnh báo gốc 4 PARAMETER NVARCHAR2(500) NULL Tham số cảnh báo gốc 5 D_DEVICECODE NVARCHAR2(100) NULL Thiết bị chuyển hướng 6 D_ALARMCODE NVARCHAR2(150) NULL Mã chuyển hướng 7 ALARMMESSAGE NVARCHAR2(4000) NULL Nội dung cảnh báo 8 S_TELSYSID NUMBER NULL Hệ thống gốc

9 D_TELSYSID NUMBER NULL Hệ thống được chuyển đến

Bảng 3.7: Bảng dữ liệu chuyển hướng cảnh báo

Trang 35

Page 35 of 76

- Với 3 trường thông tin của cảnh báo gốc: S_DEVICECODE, S_ALARMCODE, PARAMETER ta sẽ định nghĩa được một cảnh báo mới có thông tin mới là D_DEVICECODE, D_ALARMCODE

- Bảng ALARM_FORWARD sẽ được dùng để tái định nghĩa lại cảnh báo dựa vào tham số của sự cố, dữ liệu bảng này sẽ được thêm nhân công trên trang website

3.4.7 Bảng ALARM_LEVEL

o Chức năng: Đây là các mức độ của cảnh báo, khi TMN nhận được một cảnh báo thì hệ thống sẽ căn cứ vào ALARMCODE để tham chiếu vào bảng ALARM_LEVEL từ đó biệt được là cảnh báo này ở mức nào (đặc biệt nghiêm trọng, nghiêm trọng, thông thường …) khi biết được mức độ, hệ thống sẽ đưa ra các hướng xử lý khác nhau

o Cấu trúc: bảng ALARM_LEVEL gồm các trường dữ liệu sau

TT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GHI CHÚ

1 ALARMLEVELID NUMBER NOT NULL

2 ALARMNAME NVARCHAR2(200) NULL Tên cảnh báo 3 ALARMCOLOR VARCHAR2(200 BYTE) NULL Màu cảnh báo 4 ALARMSOUND VARCHAR2(200 BYTE) NULL Âm thanh nếu có

3.4.8 Bảng DEVICE_INFO

o Chức năng: Đây là thực thể lưu trữ thông tin các thiết bị đã được quản lý trên TMN, thiết bị, đối với các thiết bị mới, khi TMN nhận được thông tin cảnh báo, TMN sẽ kiểm tra, nếu chưa có thiết bị này, hệ thống sẽ tự động bổ sung

o Cấu trúc: bảng DEVICE_INFO gồm các trường thông tin sau

TT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GHI CHÚ

1 DEVICEID NUMBER NULL Số nhận dạng

2 VNPTGROUPID NUMBER NULL Thuộc đơn vị/đài tram 3 DEVICENAME VARCHAR2(100 BYTE) NULL Tên thiết bị

4 DEVICENAMEDETAIL VARCHAR2(150 BYTE) NULL Tên chi tiết 5 DEVICECODE VARCHAR2(100 BYTE) NULL Mã thiết bị 6 STATUS NUMBER NULL Trạng thái thiết bị 7 AGENTID NUMBER NULL Số nhận dạng Agent 8 DEVICELINKID NUMBER NULL Liên kết với thiết bị 9 MANUFACTORYID NUMBER NULL Hãng sản xuất 10 MODEL VARCHAR2(100 BYTE) NULL Kiểu thiết bị 11 ACTIVEDATE NVARCHAR2(30) NULL Ngày hoạt động

Trang 36

Page 36 of 7612 CONFIGCAPACITY VARCHAR2(150 BYTE) NULL Dung lượng cấu hình 13 ACTUALCAPACITY VARCHAR2(150 BYTE) NULL Dung lượng sử dụng 14 DEFAULTUSERID NUMBER NULL Người quản lý chính 15 DEVICEHISTORY NVARCHAR2(250) NULL Lịch sử thiết bị 16 NOTE NVARCHAR2(250) NULL Ghi chú

17 DEVICETYPEID NUMBER NULL Thuộc loại thiết bị

Bảng 3.9: Bảng dữ liệu thiết bị được quản lý

- DEVICEID: Số nhận dạng của thiết bị do máy chủ TMN sinh ra và là duy nhất trong hệ thống

- VNPTGROUPID: Số nhận dạng của nhà trạm mà thiết bị đó đang lắp đặt, số này sẽ liên kết với bảng VNPT_GROUP

- DEVICENAME: Tên thiết bị, trường này sẽ hiển thị lên website

- DEVICENAMEDETAIL: Tên chi tiết, diễn dải thêm thông tin về thiết bị, thường cung cấp thêm thông tin cho các công nhân kỹ thuật, để dễ nhận biết

- DEVICECODE: Mã thiết bị được lấy về từ các hệ thống viễn thông, đối với các hệ thống thiết bị có IP, thì TMN sẽ dùng IP làm mã

- DEVICETYPEID: Số nhận dạng loại thiết bị, các thiết bị có cùng nhóm loại, sẽ có số này giống nhau, dùng để liên kết với bảng DEVICE_TYPE để phân loại thiết bị

3.4.9 Bảng DEVICE_TYPE

o Chức năng: Là thực thể lưu trữ loại thiết bị, mỗi loại thiết bị bao gồm một nhóm các thiết bị, TMN sẽ có những cách xử lý, quản lý tương tự nhau cho những thiết bị có cùng loại

o Cấu trúc: bảng DEVICE_TYPE gồm các trường thông tin sau

TT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GHI CHÚ

1 DEVICETYPEID NUMBER NOT NULL Số nhận dạng 2 DEVICETYPENAME VARCHAR2(255 BYTE) NULL Tên loại thiết bị 3 DESCRIPTION VARCHAR2(255 BYTE) NULL Diễn dải chi tiết loại 4 SUPPORTS VARCHAR2(255 BYTE) NULL Thông tin hỗ trợ của hãng 5 TELSYSTEMTYPEID NUMBER NULL Thuộc hệ thống viễn thông

Bảng 3.10: Bảng dữ liệu chủng loại thiết bị

- DEVICETYPEID: Số nhận dạng loại thiết bị - DEVICETYPENAME: Tên của loại thiết bị

- TELSYSTEMTYPEID: Số nhận dạng của hệ thống viễn thông mà loại thiết bị này trực thuộc

3.4.10 Bảng PROBLEM_TYPE

o Chức năng: Là thực thể lưu trữ các nguyên nhân quy chuẩn của cảnh báo xảy ra, từ các nguyên nhân quy chuẩn này, người quản lý có thể thống kê được số lượng các sự cố nào xảy ra nhiều theo quy chuẩn, từ đó có các biện pháp phòng ngừa hợp lý

o Cấu trúc: bảng PROBLEM_TYPE gồm các trường thông tin sau

Trang 37

Page 37 of 76

STT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GHI CHÚ

1 PROBLEMTYPEID NUMBER NOT NULL Số nhận dạng

2 PROBLEMTYPENAME NVARCHAR2(200) NULL Tên quy chuẩn nguyên nhân 3 PROBLEMTYPEDESCRIPTION NVARCHAR2(500) NULL Mô tả chi tiết nguyên nhân

Bảng 3.11: Bảng dữ liệu loại nguyên nhân sự cố

- PROBLEMTYPEID: Số nhận dạng của nguyên nhân quy chuẩn, sử dụng để liên kết với các thực thể khác

- PROBLEMTYPENAME: Tên nguyên nhân quy chuẩn, dùng để người sử dụng gán sự cố vào chuẩn nguyên nhân, một số nguyên nhân chuẩn như: hỏng tủ nguồn, đứt cáp quang, mất điện lưới…

- PROBLEMTYPEDESCRIPTION: Mô tả chi tiết nguyên nhân, có thể ghi thêm cách xử lý, kiểm tra

3.4.11 Bảng VNPT_GROUP

o Chức năng: Là thực thể lưu trữ các thông tin về nhà trạm, về mô hình tổ chức của đơn vị, khi có một sự cố xảy ra, TMN sẽ xác định xem là sự cố của thiết bị nào, rồi xác định được thiết bị đó lắp đặt ở đâu, rồi căn cứ vào bảng VNPT_GROUP sẽ xác định được người nào, bộ phận nào chịu trách nhiệm xử lý

o Cấu trúc: bảng VNPT_GROUP gồm các trường thông tin sau

STT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GHI CHÚ

1 VNPTGROUPID NUMBER NOT NULL Số nhận dạng của tổ chức 2 PARENTID NUMBER NULL Mã tổ chức cấp trên 3 TYPEID NUMBER NULL Loại tổ chức 4 RANK NUMBER NULL Cấp tổ chức 5 GROUPNAME NVARCHAR2(100) NULL Tên tổ chức 6 ADDRESS NVARCHAR2(500) NULL Địa chỉ tổ chức 7 LONG_ VARCHAR2(100 BYTE) NULL Tọa độ tổ chức 8 LAT VARCHAR2(100 BYTE) NULL Tọa độ tổ chức

9 DESCRIPTION NVARCHAR2(300) NULL Mô tả chi tiết của tổ chức

Bảng 3.12: Bảng dữ liệu cây mô hình tổ chức của VNPT

- VNPTGROUPID: Số nhận dạng của tổ chức, là số duy nhất

- PARENTID: Số nhận dạng của tổ chức cấp cao hơn, từ số này ta dùng đệ quy, sẽ xác định được cây tổ chức của đơn vị

- ADDRESS: Địa chỉ tổ chức - LONG: Kinh độ của nhà trạm - LAT: Vĩ độ của nhà trạm

3.4.12 Bảng TELSYSTEM_TYPE

o Chức năng: Là thực thể lưu trữ các thông tin về các hệ thống viễn thông o Cấu trúc: bảng TELSYSTEM_TYPE gồm các trường thông tin sau

STT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GHI CHÚ

1 TELSYSTEMTYPEID NUMBER NOT NULL Số nhận dạng hệ thống

Trang 38

Page 38 of 762 TELSYSTEMNAME VARCHAR2(100 BYTE) NULL Tên hệ thống viễn thông 3 DESCRIPTION NVARCHAR2(250) NULL Mô tả chi tiết

Bảng 3.13: Bảng dữ liệu chủng loại hệ thống giám sát

- TELSYSTEMTYPEID: Số nhận dạng của hệ thống, và là duy nhất - TELSYSTEMNAME: Tên của hệ thồng viễn thông

- DESCRIPTION: Mô tả chi tiết hệ thống viễn thông

3.4.13 Bảng SMS_RECEIVER

o Chức năng: Là thực thể lưu trữ các bản tin SMS khi người sử dụng gửi về TMN, cụ thể như khi hệ thống báo cho nhân viên ứng cứu thông tin một sự cố bằng SMS, để xác định được là thông tin đã tới người nhận thì nhân viên kia sau khi đọc SMS sẽ trả lời về TMN bản tin vừa nhận, bản tin trả về TMN sẽ lưu vào bảng SMS_RECEIVER

o Cấu trúc dữ liệu bảng SMS_RECEIVER gồm các trường thông tin sau

STT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GHI CHÚ

1 SMSRECEIVEID NUMBER NULL Số nhận dạng bản tin 2 MOBILE NVARCHAR2(100) NULL Số điện thoại người gửi 3 CONTENT NVARCHAR2(4000) NULL Nội dung tin SMS

4 TIMECREATE DATE NULL Thời điểm nhận được bản tin

Bảng 3.14: Bảng dữ liệu SMS nhận về từ người dùng

- SMSRECEIVEID: Số nhận dạng SMS để liên kết với các thực thể khác - MOBILE: Số điện thoại của người gửi SMS xác nhận

- CONTENT: Nội dung của SMS

- TIMECREATE: Thời điểm nhận được bản tin SMS của TMN

3.4.14 Bảng SMS_SEND

o Chức năng: Là thực thể lưu trữ các bản tin SMS được gửi đi từ TMN, khi có sự cố xảy ra, TMN sẽ tra cứu trong thư viện, tìm được điện thoại di động của người có trách nhiệm, từ đó TMN sẽ tạo ra bản tin SMS, lưu vào SMS_SEND, và hệ thống sẽ gửi đi

o Cấu trúc dữ liệu bảng SMS_SEND gồm các trường thông tin sau

TT TÊN TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU GHI CHÚ

1 SMSSENDID NUMBER NULL Số nhận dạng bản tin SMS 2 SMSMOBILE NVARCHAR2(50) NULL Số điện thoại người sẽ nhận SMS 3 CONTENT NVARCHAR2(4000) NULL Nội dung của SMS

4 TIMECREATE TIMESTAMP(8) NULL Thời gian tạo tin nhắn SMS 5 SENDED NUMBER(4) NULL Trạng thái cho biết đã gửi hay chưa 6 SENDTIME DATE NULL Thời điểm gửi tin SMS

7 ALARMID NVARCHAR2(50) NULL Số nhận dạng của sự cố

Bảng 3.15: Bảng dữ liệu SMS gửi đi thông báo sự cố

- SMSMOBILE: Số điện thoại người sẽ nhận SMS

- CONTENT: Nội dung tin nhắn SMS, chứa thông tin về sự cố

Ngày đăng: 05/08/2024, 00:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN