Đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Bến Tre trong thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam” thực hiện thu thập số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện l
Thị trường điện cạnh tranh 1.1 Tổng quan xu hướng phát triển thị trường điện
Mô hình ngành điện truyền thống
Qua nhiều thập kỷ, cấu trúc truyền thống của ngành điện được hình thành theo kiểu độc quyền liên kết dọc (Vertically integrated utility – VIU), trong đó việc mua bán và phân phối điện năng chỉ có thể được thực hiện trong một công ty điện lực có quyền sở hữu và vận hành tất cả các nhà máy điện, lưới truyền tải và lưới phân phối trên cùng một lãnh thổ nhất định Theo cấu trúc độc quyền này thì mỗi công ty điện lực quản lý ba khối chính: khối nguồn phát, khối truyền tải, khối phân phối điện và các công ty này chủ yếu là thuộc chủ quyền của nhà nước với quan điểm cho rằng hệ thống điện là cơ sở hạ tầng kỹ thuật và việc phối hợp một cách đồng bộ cả ba khối trên sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất Với cấu trúc ngành điện truyền thống sẽ thuận tiện cho việc quản lý, đảm bảo tốt an ninh hệ thống [4]
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong mô hình liên kết dọc có nhiều hạn chế như: không có yếu tố cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh điện; chi phí sản xuất lớn; giá điện được xác định một cách chủ quan thiếu minh bạch; công nghệ lạc hậu gây cản trở cho quá trình phát triển kinh tế; cần có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước để ngăn ngừa tác hại độc quyền Về phía khách hàng mua điện cũng không có cơ hội lựa chọn người bán, không được đáp ứng các dịch vụ tốt nhất về điện và phải trả chi phí sử dụng điện cao bất hợp lý Để thúc đẩy quá trình cạnh tranh, mô hình độc quyền liên kết dọc phải được tái cấu trúc lại từ nguồn phát cho đến phân phối theo xu hướng thị trường điện cạnh tranh.
Mô hình ngành điện theo cơ chế thị trường điện
Từ những hạn chế như đã nêu trên, vào đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, xuất hiện làn sóng tái cấu trúc lại mô hình ngành điện liên kết dọc được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và phát triển chuẩn bị cho việc đưa cạnh tranh vào khâu phát điện và phân phối bán lẻ, riêng khâu truyền tải và phân phối là mang tính độc quyền tự nhiên do qui mô độ lớn của ngành điện
Việc thực hiện tái cấu trúc ngành điện theo cơ chế thị trường cạnh tranh sẽ làm giảm chi phí vận hành mà khách hàng mua điện đã phải gánh chịu trong thị trường độc quyền Chi phí phát điện giảm sẽ làm giảm giá thành cho một đơn vị công suất từ đó làm cho tính cạnh tranh được nâng cao, khách hàng sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình một nhà cung cấp tốt nhất Việc tái cấu trúc thị trường điện sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, góp phần phát triển kinh tế và ổn định chính trị.
Hình 1.1: Xu hướng phát triển thị trường điện Điều kiện cần thiết cho sự phát triển và duy trì cạnh tranh hiệu quả trong cùng một lĩnh vực nói chung hay ngành điện nói riêng là sự tồn tại một lượng đủ các đối thủ cạnh tranh Sự tích hợp theo chuỗi liên kết của các công ty về thuộc cùng một loại hình kinh doanh trong ngành điện đã dẫn đến giảm số lượng các đối
Khách hàng Công ty 1 VI
Khách hàng Công ty 2 VI
Khách hàng Công ty 3 VI
Công ty 4HI thủ cạnh tranh, xuất hiện độc quyền Một trong những giải pháp được xem là hiệu quả khi tách bạch các hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ thành các công ty độc lập Khi đó sẽ xuất hiện các công ty độc lập hoạt động ở các khâu phát điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ
Bảng tóm tắt các đặc tính của mô hình ngành điện truyền thống và mô hình thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn Đặc tính Mô hình ngành điện truyền thống
Mô hình thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn
Nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh Yếu tố chủ đạo là chi phí Yếu tố chủ đạo là nhu cầu của khách hàng Dịch vụ cung cấp Đảm bảo tiêu chuẩn Được khách hàng tin dùng
Cơ cấu tổ chức Tập trung Phi tập trung
Kế hoạch kinh doanh Chống lại những thay đổi Ủng hộ thay đổi
Cách tiếp cận của kế hoạch Chủ yếu là cung cấp Kế hoạch hợp nhất nguồn lực
Mục tiêu của thị trường Thị trường hỗn hợp Phân đoạn và định ra thị trường chiến lược Chiến lược giá
Dựa trên phương pháp bù đắp chi phí quá khứ là chủ yếu và chi phí biên
Dựa trên sự đánh giá của khách hàng
Cơ cấu giá Không đa dạng Nhiều loại giá để lựa chọn
Quá trình hình thành và phát triển thị trường điện của một số nước trên thế giới
Năm 1983, thông qua luật điện lực, khuyến khích xây dựng các IPP (Independent Power Producer) bán điện cho Công ty điện lực trung ương CEGB (Central Electricity Generating Board)
Năm 1989, ra đời luật điện mới tạo cơ sở cho cải cách CEGB được tách thành hai công ty phát điện National Power chiếm 46% và PowerGen chiếm 28% tổng công suất đặt của hệ thống điện Anh và xứ Wales, một công ty truyền tải quốc gia NGC (National Grid Company) có cổ đông là 12 công ty điện lực vùng được hình thành Thị trường điện hình thành tại Anh và xứ Wales theo mô hình cạnh tranh bán buôn, các giao dịch là bắt buộc thông qua thị trường Tuy nhiên, vẫn có một số lượng nhỏ giao dịch theo hình thức hợp đồng song phương Các khách hàng công nghiệp lớn và các công ty phân phối được quyền lựa chọn nhà cung cấp, tham gia lưới điện theo hình thức có điều tiết NGC đóng vai trò điều độ hệ thống và vận hành thị trường Cơ quan điều tiết điện lực OFFER (Office of Electricity Regulatory) giữ vai trò điều tiết
Từ năm 1998, các khách hàng mua điện, kể cả các hộ gia đình đều có quyền lựa chọn người bán điện, như vậy thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đã phát triển hoàn toàn
Năm 1999, cơ quan điều tiết điện lực và cơ quan điều tiết khí được sát nhập thành cơ quan điều tiết khí - điện OFGEM (Office of Gas and Electricity Regulatory)
Năm 2002, tại liên hiệp Anh bắt đầu tiến hành cải cách tổ chức của thị trường điện, chuyển từ hình thức bắt buộc sang tự nguyện, hạn chế các rủi ro đối với người mua điện trên thị trường
Năm 1994, công ty điện lực bang Victoria được chia thành 5 công ty phát điện, 29 công ty phân phối cũ được sát nhập lại thành 5 công ty phân phối Lưới điện truyền tải được chia thành 2 vùng do 2 công ty quản lý Cơ quan vận hành thị trường Victorian Power Exchange được thành lập để vận hành thị trường bán buôn điện và công ty lưới điện PowerNet Victoria quản lý lưới truyền tải điện Mô hình ban đầu là cạnh tranh bán buôn Năm 1996, bắt đầu hình thành thị trường bán lẻ ở ban Victoria, các khách hàng lớn được quyền lựa chọn mua điện từ 5 công ty phân phối Đến năm 2000, tất cả khách hàng được tự do lựa chọn nhà cung cấp
Năm 1994, bắt đầu tái cơ cấu ngành điện bang New South Wales (NSW) Phần truyền tải của công ty điện lực Pacific Power được tách ra và hình thành một doanh nghiệp riêng thuộc sỡ hữu Nhà nước là công ty Trans Grid Năm 1996, 25 công ty phân phối được sát nhập và tập đoàn hoá thành 6 công ty phân phối, thị trường bán buôn bang NSW bắt đầu đi vào hoạt động
Thị trường điện quốc gia NEM (National Electricity Market) của Australia được thành lập theo từng giai đoạn trên cơ sở thị trường điện các bang Giai đoạn 1 của thị trường hoạt động vào năm 1997 với sự liên kết của các bang Victoria, NSW và khu hành chính thủ đô Đến cuối năm 1998, NEM bắt đầu đi vào hoạt động chính thức với sự tham gia thêm của 2 bang là South Australia và Queensland Giai đoạn đầu thực hiện mô hình cạnh tranh bán buôn Từ năm 2002, bắt đầu thực hiện mô hình thị trường bán lẻ điện toàn phần, các hộ gia đình cũng có quyền lựa chọn nhà cung cấp Công ty quản lý thị trường điện quốc gia NEMMCO (National Electricity Market Management Company) chịu trách nhiệm điều độ hệ thống và vận hành thị trường, các nguồn phát từ 30MW trở lên đều bắt buộc phải bán điện lên thị trường
Năm 1995, Cơ quan điều tiết điện lực quốc gia độc lập ACCC (Australian Competition and Consumer Commission) được thành lập Từng bang lại có các Cơ quan điều tiết riêng cho thị trường điện từng bang Từ đầu năm 2005, các Cơ quan điều tiết liên bang và tiểu bang sẽ được thống nhất lại thành một Cơ quan điều tiết duy nhất
Năm 1996, Luật Điện lực ra đời là cơ sở khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy điện độc lập IPP Tính đến năm 1999, khoảng hơn 50% sản lượng điện của Trung Quốc là do các IPP sản xuất
Năm 1998, Trung Quốc bắt đầu tập trung nghiên cứu phát triển thị trường điện, xây dựng thị trường điện thí điểm tại một số tỉnh Sơn Đông, Thượng Hải, Triết Giang, Lianing
Hiện tại Triết Giang và một số tỉnh đã đưa thị trường điện vào hoạt động như Henan, Jiangu, Tứ Xuyên, Hunan Thị trường điện thí điểm của Trung Quốc được xây dựng trên theo mô hình thị trường điện một người mua Trong đó, công ty điện lực tỉnh đóng vai trò người mua duy nhất trên thị trường Đồng thời với việc xây dựng thị trường điện, Trung Quốc đã thành lập Cơ quan điều tiết điện lực quốc gia làm nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động của thị trường
Năm 1982, Luật Điện lực ra đời Ý tưởng đầu tiên được đưa ra để thực hiện xây dựng thị trường là chia tách các công ty nguồn và phân phối ra khỏi truyền tải Sau khi đã chia tách các công ty điện liên kết dọc, một loạt các thị trường điện khu vực đã được thành lập hoạt động theo điều khiển của các cơ quan vận hành hệ thống độc lập ISO (Independent System Operator) Tiếp theo là thành lập cơ quan điều tiết và tiến hành cải cách cơ bản về giá Song song với việc cải tổ, quá trình tư nhân hoá cũng được tiến hành Mô hình thị trường của Chile hiện nay là mô hình bán lẻ với các khách hàng lớn được quyền lựa chọn nhà cung cấp
Năm 1995, ngành điện lực Singapore tiến hành cải tổ cơ cấu tổ chức phân tách Cục Điện lực trước đây thành các doanh nghiệp hoạt động trong từng khâu của dây chuyền kinh doanh điện Hai công ty Power Senoko và Power Seraya chịu trách nhiệm quản lý các nhà máy điện cũ, công ty Tuas Power là công ty con của công ty Temasek Holding Pte.Lia thuộc sở hữu nhà nước Trong khâu truyền tải, công ty PowerGrid được giao trách nhiệm quản lý lưới điện phân phối và truyền tải, đồng thời nhận nhiệm vụ quản lý thị trường điện Trong khâu phân phối công ty Power Supply là công ty chịu trách nhiệm trong khâu phân phối và bán lẻ
Thị trường điện Singapore bắt đầu hoạt động từ tháng 8/1998 do công ty PowerGrid điều hành và quản lý Thị trường điện Singapore được tổ chức theo hình thức thị trường bắt buộc, tất cả điện năng giao dịch mua bán đều phải tham gia thị trường Tham gia thị trường điện ngoài 3 công ty phát điện nêu trên còn có sự tham gia của công ty phát điện trực thuộc Bộ Môi trường, một số IPP trong nước, nước ngoài và các công ty bán buôn điện
Tháng 03/2000, Chính phủ Singapore thực hiện tiếp bước tái cơ cấu ngành điện: Tách sở hữu giữa đơn vị trực tiếp tham gia thị trường với các đơn vị không tham gia thị trường; Thành lập đơn vị vận hành hệ thống điện độc lập; Cho phép tự do hóa việc cạnh tranh trong bán lẻ điện Tháng 04/2001, thành lập cơ quan điều tiết năng lượng EMA để thực hiện chức năng điều tiết về công nghiệp khí và điện Tháng 01/2003, thành lập cơ quan vận hành thị trường điện NEMS, thực hiện chức năng vận hành thị trường bán buôn điện Tháng 03/2008, bán phần vốn nhà nước do Tập đoàn Temasek quản lý tại Tuas Power cho Tập đoàn Huaneng Trung Quốc, Senoko Power cho Lion Consortium, Power Seraya cho YTL Power
Các mô hình thị trường điện
Trong thị trường điện cạnh tranh thông thường có ba mô hình chính:
Phát điện MWh Hệ thống MWh Khách hàng
- Mô hình thị trường chung Poolco
- Mô hình hợp đồng song phương Bilateral Contract
1.3.1 Mô hình thị trường chung Poolco [5]
Một Poolco được định nghĩa như là một thị trường tập trung, nơi mà người mua, người bán đồng ý và bỏ thầu vào Poolco với giá và một lượng công suất mà họ sẵn sàng mua và bán Đơn vị vận hành độc lập ISO (Independent System Operator) sẽ dự báo nhu cầu cho ngày kế tiếp và nhận sự bỏ thầu với giá và chi phí thấp nhất
Hình 1.2: Mô hình thị trường chung Poolco Đặc điểm chính của mô hình Poolco là sự thiết lập các thị trường mua bán sĩ được đáp ứng bởi các hệ thống truyền tải liên kết Poolco trở thành một thị trường tập trung để mua bán điện năng mà trong đó việc cạnh tranh diễn ra bởi các nhà phân phối lớn mua điện từ Poolco thay cho việc mua điện từ các công ty nguồn phát Giá bán điện ở Poolco được gọi là giá thị trường MCP (Market Clearing Price)
MCP được xác định bởi Poolco thay cho giá dựa trên chi phí phát điện (như trong thị trường độc quyền ngành dọc) MCP có thể được xác định bởi nhiều cách khác nhau, nhưng thường được xác định theo “giá chào thầu cao nhất” Giá cuối cùng của thị trường động (spot market) có thể vượt qua cả MCP vì ISO có thể buộc khách hàng phải trả các khoản tiền cho các dịch vụ liên quan và cả khoản chi phí hoạt động của ISO Một vài đề nghị của cấu trúc này đòi hỏi việc đấu thầu sẽ làm giảm các nhà cung cấp tham gia bỏ thầu với chi phí cận biên thực (true marginal cost) của họ Việc này làm cho chi phí điện năng thấp hơn và có thể tạo ra thị trường nguồn phát có tính cạnh tranh và điện năng sẽ chuyển đến khách hàng thông qua các nhà phân phối Đầu tiên, hầu như các đề xuất của thị trường tập trung
Poolco không cho phép việc bán điện trực tiếp cho khách hàng mua lẻ, nhưng thực tế các khách hàng mua lẻ đều mua điện trực tiếp hoặc thông qua các công ty phân phối đã ký kết hợp đồng với thị trường Poolco
Trong Poolco, người bán, người mua tham gia bỏ thầu để đưa lượng điện vào và ra thị trường này Người bán cạnh tranh với nhau dựa vào luật nhằm đưa điện vào hệ thống mà không cần biết cho khách hàng nào cả Nếu một nhà cung cấp điện chào một giá bán quá cao thì không thể bán được điện Hay nói cách khác, nếu người mua cạnh tranh với nhau mà chào một giá mua quá thấp thì họ cũng không thể mua được điện cho mình Trong thị trường này, các nhà máy phát điện nếu có chi phí thấp sẽ có lợi thế
Người vận hành hệ thống độc lập ISO trong Poolco không phụ thuộc vào hệ thống truyền tải và nguồn phát Các nhà máy phát điện tham gia bỏ thầu đến ISO vào ngày trước dựa trên cơ sở lượng điện sẵn có, giá và thời điểm cung cấp điện, trong khi các công ty phân phối cũng bỏ thầu như thế đối với nhu cầu tiêu thụ công suất ISO dựa trên việc chào thầu mới có thể dự báo nhu cầu năng lượng ngắn hạn và điều phối công suất trong vùng để cân bằng giữa nguồn phát và tiêu thụ cũng như duy trì độ tin cậy của hệ thống
Mặc dù người mua, người bán trong thị trường Poolco bị ngăn cản không được thực hiện các hợp đồng mua bán điện, nhưng các đối tác vẫn có thể duy trì các hợp đồng tài chính tuỳ chọn riêng cho mình CFDs (Contract For Differences) Các hợp đồng này là các hợp đồng song phương giữa các công ty nguồn phát và công ty phân phối hay các khách hàng mua lẻ Các hợp đồng này cho phép điều độ vật lý các tổ máy nguồn phát riêng lẻ bởi các chủ sở hữu của chúng và cho phép các khách hàng thiết lập hệ thống giá dài hạn Khi sử dụng các hợp đồng này, người bán điện phải trả một khoản cố định theo thời gian, đó là sự kết hợp giữa giá thị trường ngắn hạn và sự điều chỉnh chênh lệch giá Các hợp đồng CFDs được thiết lập như là một cơ chế để ổn định giá điện đối với khách hàng và doanh thu cho các nhà máy điện Các hợp đồng này được đề xuất do trong thực tế giá động (spot price) được định bởi
Poolco có tầm dao động rộng và rất khó dự báo trong khoảng thời gian dài Khi sử dụng CFDs, đối với bất cứ các chênh lệch nào giữa giá động và giá trong hợp đồng sẽ được các nhà phát điện bù cho khách hàng; nói cách khác, bằng việc duy trì các hợp đồng này, khách hàng sẽ được bảo đảm khi có những thay đổi của giá động (spot price) ngoài mong muốn và ngược lại các nhà phát điện cũng sẽ được ổn định về doanh thu Một ví dụ về CFDs như sau: một người mua điện và một người bán điện đồng ý mua bán với giá mua bán theo hợp đồng là 5$/MWh Khi giá của Poolco (MCP) hạ xuống còn 4$/MWh, người mua phải trả 4$ cho Poolco và 1$ chênh lệch cho người bán Khi MCP tăng đến 6$/MWh, người mua phải trả 6$ cho
Poolco và được trả 1$ bởi người bán Mặc dù các hợp đồng CFDs được yêu cầu để hỗ trợ các hợp đồng song phương (bilateral contract) nhưng rất nhiều công ty vẫn thích trực tiếp giao dịch với nhau dựa trên các điều khoản riêng và không thông qua
1.3.2 Mô hình các hợp đồng song phương (bilateral contracts) [5]
Mô hình các hợp đồng song phương có hai đặc điểm chính phân biệt với mô hình Poolco Hai đặc điểm này là vai trò của ISO bị giới hạn hơn, người mua và người bán có thể thỏa thuận trực tiếp tại thị trường Trong mô hình này, sự kết hợp các khách hàng nhỏ là cần thiết nhằm đảm bảo cho họ có thể hưởng lợi từ việc cạnh tranh
Mô hình này cho phép các hợp đồng trực tiếp giữa các khách hàng và người phát điện mà không cần tham gia vào khối thị trường chung Bằng việc thiết lập sự tham gia công bằng (non-discriminatory access) và chế độ giá cho các hệ thống truyền tải và phân phối, việc mua bán điện qua các hệ thống truyền tải và phân phối
Hợp đồng song phửụng Hợp đồng song phửụng
Dự báo nhu cầu Dự báo nhu caàu Hướng phụ tải
Khách hàng Phát điện của công ty điện lực được đảm bảo Các nhà cung cấp điện sỉ sẽ trả những khoản chi phí cho công ty truyền tải để truyền công suất qua hệ thống này và trả các chi phí tương tự cho công ty phân phối để truyền công suất trong nội bộ hệ thống này Trong mô hình này, công ty phân phối có chức năng như là một nhà đại diện cho một số lượng lớn các khách hàng bán lẻ trong việc cung cấp lượng công suất dài hạn Tương tự, các phần tử phát điện trong hệ thống độc quyền cũ cũng có thể làm nhiệm vụ như là một nhà cung cấp hoặc là một công ty nguồn phát độc lập, và hệ thống truyền tải sẽ làm nhiệm vụ như là một hãng truyền tải điện đến các bên tham gia vào hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi chung và thoả mãn sự lựa chọn của khách hàng
Hình 1.3: Mô hình hợp đồng song phương
ISO sẽ đảm bảo rằng nguồn phát đủ khả năng và sẵn sàng cho việc truyền tải và duy trì độ tin cậy của hệ thống Để đảm bảo độ tin cậy trong thời gian thực thì các nhà cung cấp sẽ cung cấp lượng công suất bỏ thầu tăng hay giảm để tránh tắt nghẽn dòng công suất truyền tải Ở đây, giá truyền tải dựa trên chi phí sẽ tạo sự công bằng (non-discriminatory) cho hệ thống truyền tải và phân phối Khi lưới điện không bị quá tải thì biểu đồ giá rất hoàn hảo, nhưng khi có quá tải hay tắt nghẽn thì các thủ tục xác định giá là rất cần thiết Để dự báo trước các quá tải có thể xảy ra, các mô hình trào lưu công suất được sử dụng để xác định công suất của các tổ máy và các đường dây truyền tải Hơn nữa, để tránh các quá tải có thể xảy ra, các mô hình này có thể xác định được sự đóng góp công suất của từng máy phát riêng lẻ cũng như các ràng buộc công suất và khả năng tải của hệ thống truyền tải và phân phối
Mô hình lai kết hợp giữa các đặc điểm khác nhau của hai mô hình trên Mô hình lai khác với mô hình Poolco như việc bỏ thầu vào PX (Power Exchange) thì không bắt buộc và khách hàng được phép ký kết các hợp đồng song phương, chọn nhà cung cấp từ thị trường Thị trường điện sẽ thoả mãn cho tất cả các đối tượng tham gia (tức là người mua và người bán) không ký kết các hợp đồng song phương Cấu trúc này tiện lợi hơn thị trường điện bắt buộc Poolco vì nó có thể cung cấp cho người tiêu dùng (các khách hàng) bằng cách hoặc mua bán thông qua thị trường hoặc trực tiếp từ các nhà cung cấp
Việc tồn tại thị trường điện (Pool) là rất tốt đối với nhu cầu sử dụng điện của những khách hàng riêng lẻ và làm đơn giản hoá quá trình cung cấp điện Mô hình lai cho phép các đối tượng tham gia thị trường lựa chọn giữa hai điều kiện dựa trên giá điện và những dịch vụ đi kèm Tuy nhiên, mô hình lai rất tốn kém khi thực hiện bởi vì những đòi hỏi rất cao cho việc vận hành PX và hệ thống truyền tải
Thị trường điện Poolco Giá điện
Hợp đồng song phương Giá truyền tải
Sự thao túng thị trường (Market power)
Một trong những trở ngại chính ngăn cản sự cạnh tranh trong thị trường điện, đặc biệt trong khâu phát điện, đó là sự thao túng thị trường (market power) của một đối thủ mạnh trong thương trường Khi có một chủ sở hữu nguồn phát nào đó có thể tác động lên giá điện hay điều phối điện năng (độc quyền) thì chúng ta nói có sự thao túng thị trường, như vậy sẽ ngăn cản sự cạnh tranh và cả sự tự do mua bán Sự thao túng thị trường có thể được định nghĩa là khả năng nắm giữ của một nhà cung cấp, hay của một nhóm các nhà cung cấp có thể điều khiển giá vượt ra ngoài mức cạnh tranh, điều khiển sản lượng trên thị trường hay có thể loại trừ các đối thủ ra khỏi cuộc chơi trong một thời điểm gay cấn nào đó Cái giá phải trả là sẽ làm suy giảm sự cạnh tranh trong thị trường điện, suy giảm chất lượng phục vụ và sự phát triển, cải tiến kỹ thuật Tuy nhiên, các nhà cung cấp sẽ được làm giàu nhanh chóng nhờ lợi nhuận lớn thu được từ phía khách hàng
Sự thao túng thị trường có thể tồn tại chủ quan hoặc khách quan Ví dụ, trong khâu phát điện có thể được hình thành do có khối lượng công suất phát lớn trong khi nhu cầu đang khan hiếm (trường hợp chủ quan), hoặc có thể do các ràng buộc truyền tải sẽ làm giới hạn khả năng phân phối cho một khu vực nào đó, hoặc do bởi
= vấn đề ổn định hệ thống (trường hợp khách quan) Một trường hợp cụ thể khác là khi việc đo đếm hàng giờ không thể thực hiện được tại phụ tải, ở những nơi mà khách hàng có thể điều chỉnh sự tiêu thụ của họ theo mức giá điện (giảm ở những giờ có mức giá cao) Khi đó các nhà cung cấp sẽ điều khiển giá theo điện năng và khối lượng để đảm bảo lợi nhuận của họ Trong khối truyền tải, các nhà nắm giữ truyền tải có thể thao túng thị trường bằng cách cung cấp thông tin truyền tải cho các công ty nguồn phát và che giấu đối với các đối thủ cạnh tranh
Có hai kiểu thao túng thị trường:
Thao túng thị trường theo ngành dọc: Hình thành từ quyền sở hữu tư nhân hay tập đoàn có từ hai hay nhiều cấp trong quá trình sản xuất và phân chia thị trường, mỗi công ty sẽ quản lý một “cổ chai” (bottle-neck) trong tiến trình Mỗi bottle-neck là một vị trí trong hệ thống, ví dụ như đường dây truyền tải, phải qua nó thì mới truyền tải điện năng đến khách hàng được Khái niệm này được ứng dụng trong tiến trình tái cơ cấu ngành điện ở Mỹ, hầu hết các công ty có quan hệ ngành dọc đều sở hữu hay điều khiển nguồn phát, lưới truyền tải và mạng phân phối để cung cấp điện năng cho hộ tiêu thụ theo lĩnh vực dịch vụ của họ
Thao túng thị trường theo quan hệ ngang cấp: Là khả năng của một công ty lớn hay một nhóm các công ty có thể điều chỉnh sản lượng trên thị trường để từ đó thao túng giá cả Hình thành từ một khâu trong quá trình vận hành của công ty bên trong một khu vực thị trường xác định
Chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index) là một trong những đại lượng đánh giá sự thao túng thị trường, phản ánh số lượng người tham gia vào thị trường (hay các công ty) và sự mất cân đối giữa chúng HHI được định nghĩa là tổng bình phương các thị phần của tất cả người tham gia vào thị trường
Trong đó, N là số người tham gia thị trường và Si là thị phần tương ứng của người tham gia thị trường thứ i trên một đơn vị hoặc tính bằng phần trăm Si được tính bằng cách chia phần đóng góp của người tham gia thứ i cho tổng số đóng góp của mọi người tham gia thị trường.
Chức năng, nhiệm vụ của Power Exchanger (PX) và Independent system
Ở nhiều nước trên thế giới khi bắt đầu có sự cạnh tranh của thị trường điện thì vai trò của Cơ quan điều tiết điện lực là rất quan trọng Để đảm bảo vận hành thị trường điện có hiệu quả thì việc tạo ra một sàn giao dịch cho các nhà phát điện và khách hàng bỏ thầu để mua và bán lượng công suất, cũng như thu thập các thông tin về thị trường trong thời gian tới, điều này được thực hiện thông qua Power Exchange (PX) Ngoài ra, để đảm bảo vận hành hệ thống tin cậy trong môi trường có nhiều thành phần tham gia thì vai trò của Cơ quan vận hành hệ thống độc lập Independent System Operator (ISO) phải đặt lên hàng đầu Như vậy, để thực hiện chức năng điều tiết của mình có hiệu quả thì việc phối hợp chặt chẽ hai công cụ PX và ISO là một nhiệm vụ to lớn của Cơ quan điều tiết điện lực, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng sử dụng điện và các nhà đầu tư chống lại sự lũng đoạn thị trường và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động điện lực Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động cũng như vai trò, nhiệm vụ của Cơ quan điều tiết điện lực trong thị trường điện ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về chức năng nhiệm vụ của từng công cụ trên
1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của PX
PX điều khiển thị trường năng lượng điện, tạo ra một sàn giao dịch để thoả mãn cung và cầu năng lượng điện dựa trên giá bỏ thầu Thời gian giao dịch sắp tới của thị trường điện có thể thay đổi từ nửa giờ đến một tuần hay lâu hơn Thường dùng nhất là thị trường ngày trước (day - ahead market) để dễ dàng giao dịch lượng công suất một ngày trước ngày hoạt động Thị trường giờ trước (hour - ahead market) cũng tiện lợi vì nó tạo ra các cơ hội để giao dịch lượng công suất nhằm khôi phục sự cân bằng ngắn hạn
PX của một số mô hình là cần thiết cho việc giao dịch điện năng có hiệu quả
PX thiết lập một môi trường cho các nhà phát điện và khách hàng bỏ thầu để mua và bán công suất điện Các nhóm tham gia các hợp đồng song phương (bilateral contracts) có thể thực hiện mua bán công suất độc lập và sắp xếp các giao dịch của họ bên ngoài thị trường của PX Chức năng chính của PX là tạo ra một sàn giao dịch để thoả mãn cung và cầu năng lượng điện trong các thị trường hiện hành và thị trường tương lai Như đã đề cập ở phần trước, thị trường sắp tới có thể thay đổi từ nửa giờ đến vài tháng, nhưng trường hợp thường gặp nhất là thị trường ngày trước Tuỳ thuộc vào thiết kế thị trường, thị trường ngày trước có thể đặt trước thị trường dài hạn (long - term market) và được bổ sung bởi thị trường giờ trước (hour - ahead market) Thị trường giờ trước tạo ra các cơ hội giao dịch công suất trước thời gian hoạt động từ một đến hai giờ
Trong mô hình đơn giản nhất, PX tạo ra một bảng thông báo để gắn kết những nhà cung cấp điện và các khách hàng trong các hợp đồng song phương Tuy nhiên, chức năng thường thấy hơn của PX là vận hành như một thị trường pool để bỏ thầu cung và cầu công suất, thiết lập giá thị trường MCP (market - clearing price) MCP là cơ sở thanh toán cho các cam kết trên thị trường Bất chấp các yêu cầu về giá, tất cả những thành viên tham gia thị trường trúng thầu được thanh toán theo giá MCP Cách giải quyết này khuyến khích những thành viên tham gia bỏ thầu trong thị trường cạnh tranh đưa ra giá công suất gần với chi phí sản xuất của họ
Tóm lại, quá trình hoạt động cơ bản của PX là:
- Nhận các hợp đồng bỏ thầu từ các nhà phát điện và khách hàng;
- Kết nối các hợp đồng bỏ thầu, quyết định giá MCP chuẩn bị cho việc lập bảng biểu kế hoạch (scheduling plan);
- Cung cấp các bảng biểu cho ISO hay các cơ quan vận hành hệ thống truyền tải;
- Điều chỉnh các bảng biểu kế hoạch khi hệ thống truyền tải bị tắc nghẽn Để hiểu rõ hơn về cấu trúc cũng như hoạt động của PX, ta xem xét mô hình
PX của bang California (CalPX):
CalPX được đưa vào hoạt động vào ngày 31/03/1998, là một tổ chức độc lập phi lợi nhuận với nhiệm vụ thiết lập một thị trường hiệu quả cho các giao dịch điện năng trong hệ thống thị trường tự do tại California Thiết kế ban đầu dựa trên khái niệm thị trường điện của England and Wales (E&W), tuy nhiên, CalPX là một tổ chức sắp xếp các lịch trình (Scheduling Coordinator) đặc trưng với các chức năng đặc biệt sau:
- Vận hành thị trường đặt mua trước để những người tham gia có thể bỏ thầu;
- Triển khai lịch trình cho thị trường đặt mua trước;
- Niêm yết giá giao dịch MCP;
- Cung cấp các lịch trình cho ISO và làm việc với khách hàng để điều chỉnh các lịch trình khi cần thiết
Các thị trường CalPX chủ yếu là các thị trường đặt mua trước ngắn hạn, trong đó các nhà phát điện bỏ thầu để có quyền cung cấp điện cho phụ tải và các khách hàng bỏ thầu để có cơ hội được thoả mãn nhu cầu về điện CalPX điều khiển
2 loại thị trường riêng biệt: ngày trước (day – ahead) và giờ trước (hour – ahead) CalPX của thị trường ngày trước tổ chức 24 cuộc đấu giá riêng biệt, mỗi giờ một lần, không cần quan tâm đến giá truyền tải, sự điều khiển bắt buộc hay hậu quả của sự tắt nghẽn Những người bỏ thầu phía cung cấp điện có thể bỏ thầu như một nhà phát điện độc lập hay một nhóm các nhà phát điện CalPX của thị trường đấu giá giờ trước điều khiển một cuộc đấu giá lặp lại giống như thị trường ngày trước Công việc này tạo ra một cơ chế cạnh tranh cho phép các phụ tải và nhà phát điện thay đổi các lịch trình ngày trước của họ theo các thông tin cập nhật chẳng hạn như các dự báo phụ tải và tình trạng máy phát
1.5.2 Cơ quan vận hành hệ thống độc lập ISO
1.5.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của ISO
Trước đây, trong suốt thời kỳ vận hành theo kiểu giá điện tính theo chi phí và dịch vụ, người vận hành hệ thống chỉ duy trì hệ thống sao cho có độ tin cậy cao bằng việc đảm bảo cho nguồn phát và phụ tải đồng bộ với nhau trên nguyên tắc
“cần lúc nào đáp ứng lúc đó” và phụ tải không thể đoán trước một cách chắc chắn
Các công ty theo ngành dọc vận hành hệ thống, thực hiện việc phân phối kinh tế nguồn công suất, quản lý kinh doanh và mua điện từ các vùng khác
Trong cấu trúc thị trường mới, có rất nhiều cách sắp xếp lại đơn vị vận hành hệ thống và từ khi đơn vị vận hành hệ thống phải tách rời với những người tham gia thị trường được gọi là Cơ quan vận hành hệ thống độc lập ISO ISO có 3 mục tiêu chính: duy trì an ninh, đảm bảo chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế và tính công bằng Để đạt được các mục tiêu này, ISO phải thực hiện các chức năng sau: a Chức năng vận hành hệ thống điện:
Chức năng cơ bản này bao gồm chức năng lập kế hoạch vận hành và điều khiển thời gian thực
* Chức năng lập kế hoạch vận hành bao gồm:
- Lập biều thời gian vận hành hệ thống điện;
- Liên kết với các thị trường điện;
- Thực hiện giải quyết nhanh hệ thống điện;
- Xác định khả năng chuyển tải có sẵn Available Transfer Capabilities (ACT);
- Xác định ACT thời gian thực (real – time ACT);
- Tính toán trước các chi phí ngắn hạn và giá cho các dịch vụ liên quan đến truyền tải;
- Tính toán chi phí các dịch vụ liên quan đến truyền tải hàng giờ
* Chức năng điều khiển thời gian thực bao gồm:
- Theo dõi tình trạng vận hành của hệ thống điện;
- Theo dõi tính an ninh của hệ thống điện;
- Điều khiển vận hành vật lý lưới điện và đóng cắt lưới điện;
- Đối phó với các tình trạng mất điện (outages) và khẩn cấp (Emergencies);
- Phối hợp vận hành hệ thống thời gian thực b Chức năng quản lý thị trường:
Có 2 loại thị trường điện: thị trường pool và thị trường các hợp đồng (bilateral hay hybrid) Thị trường pool có thể được vận hành bởi PX hay kết hợp giữa ISO và PX, trong thị trường các hợp đồng được vận hành bởi một hay nhiều Schedule Coordinator (SC) Chức năng của ISO trong thị trường pool bao gồm:
- Vận hành một thị trường Power pool để cho những người tham gia bỏ thầu mua hoặc bán công suất;
- Triển khai lịch trình cho thị trường pool;
- Cung cấp lịch trình phát điện và phụ tải theo các nghi thức (protocol) thoả thuận trước c Chức năng dự trữ các dịch vụ bổ trợ (ancillary services):
- Sở hữu các dịch vụ bổ trợ nào đó để thoả mãn vận hành lưới điện;
- Mua các dịch vụ bổ trợ từ những thành viện tham gia thị trường tuỳ theo các nghi thức thỏa thuận trước;
- Cung cấp các dịch vụ bổ trợ cho các khách hàng truyền tải;
- Phân phối chi phí của các dịch vụ bổ trợ cho tất cả khách hàng d Chức năng tạo ra các điều khoản truyền tải thuận lợi:
- Duy trì lưới truyền tải;
- Cung cấp các điều kiện truyền tải thuận lợi cho tất cả người cung cấp và phụ tải;
- Lập kế hoạch truyền tải, công suất phản kháng và đảm bảo việc đầu tư các nguồn phát trong tương lai;
- Lập kế hoạch và nhiệm vụ sở hữu các dịch vụ bổ trợ;
Như vậy, để thực hiện tốt các chức năng của một cơ quan vận hành hệ thống trong cấu trúc thị trường mới và để thực sự là một công cụ đắc lực giúp Cơ quan điều tiết điện lực thực hiện vai trò của mình thì nhiệm vụ của ISO phải được qui định, cụ thể như sau:
- ISO phải được cấu trúc nhằm đảm bảo sự công bằng và không phân biệt cho mọi người tham gia vào thị trường;
- ISO và các thành viên của ISO không nên tham gia bất cứ một vấn đề tài chính nào trong thị trường điện;
- ISO tạo điều kiện dễ dàng cho việc tham gia vào hệ thống truyền tải và tất cả các dịch vụ dưới quyền điều khiển của nó tại các định mức theo giá mua bán áp dụng cho tất cả người tham gia mà không hề có sự phân biệt;
- ISO có trách nhiệm rất lớn trong việc đảm bảo độ tin cậy vận hành hệ thống điện;
- ISO có quyền điều khiển việc vận hành hệ thống truyền tải liên kết trong vùng của nó;
- ISO phải xác định được các ràng buộc trong hệ thống và có biện pháp khắc phục được những giới hạn đó;
- ISO phải có những khuyến khích phù hợp cho việc quản lý đạt hiệu quả cũng như việc đề ra các dịch vụ cần thiết cho việc quản lý tốt hơn trong thị trường mở;
Lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam
1.6.1 Lộ trình phát triển thị trường điện lực [4]
Từ năm 1995, Chính phủ đã đưa ra các mục tiêu cơ bản cho cải tổ ngành điện Việt Nam Hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh là chiến lược phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam đã được quy định trong Luật Điện lực được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 và được cụ thể hóa trong Quyết định 63/2013/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam Mục đích phát triển thị trường điện:
- Từng bước phát triển thị trường điện lực cạnh tranh;
- Thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực;
- Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện, giảm áp lực tăng giá điện;
- Đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy và chất lượng ngày càng cao;
- Đảm bảo phát triển ngành điện bền vững
Theo đó, thị trường điện lực Việt Nam được phát triển theo ba cấp độ:
- Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014)
- Cấp độ 2: Thị trường bán buôn cạnh tranh (2015-2021)
+ Bước 1: Vận hành thí điểm (2015-2016) + Bước 2: Vận hành chính thức (2017-2021)
- Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ cạnh tranh (2021-2023)
+ Bước 1: Vận hành thí điểm (2021-2023) + Bước 2: Vận hành chính thức (từ 2023)
1.6.2 Thị trường phát điện cạnh tranh [5]
Sau khi thực hiện thị trường nội bộ một thời gian nhất định, khi các điều kiện tiên quyết cho thị trường phát điện cạnh tranh một người mua đã được đáp ứng, sẽ cho phép các đơn vị phát điện độc lập ngoài EVN được tham gia cạnh tranh bán điện cho đơn vị mua duy nhất thông qua hợp đồng PPA và giao dịch trên thị trường điện giao ngay Các đơn vị phát điện của EVN, tùy theo điều kiện sẽ được tách ra thành các công ty độc lập (Genco) không có ràng buộc lợi ích kinh tế và quản lý với
Cấp độ 2 Bán buôn cạnh tranh
Cấp độ 3 Bán lẻ cạnh tranh
Hình 1.8: Lộ trình phát triển thị trường điện lực
EVN Để đảm bảo tính công bằng, minh bạch và tự do cho các nhà sản xuất điện tham gia lưới truyền tải, công ty truyền tải cần tách ra khỏi EVN thành công ty nhà nước độc lập, hoạt động phi lợi nhuận và được hưởng phí dịch vụ truyền tải điện
Cấp độ thị trường phát điện cạnh tranh là giai đoạn chuyển tiếp từ mô hình ngành điện truyền thống sang các cấp độ thị trường có tính cạnh tranh cao (thị trường bán buôn, bán lẻ):
- Không gây ra những thay đổi đột biến và xáo trộn lớn trong hoạt động của ngành điện
- Hình thành được môi trường cạnh tranh trong khâu phát điện, thu hút đầu tư vào các nguồn điện mới
- Mô hình thị trường đơn giản, nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường không lớn
Hình 1.9: Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh Energy
Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số hạn chế:
- Mức độ cạnh tranh chưa cao do chỉ giới hạn trong khâu phát điện;
- Đơn vị mua duy nhất phải có năng lực tài chính đủ mạnh;
- Các công ty phân phối chưa được lựa chọn nhà cung cấp điện
1.6.3 Thị trường bán buôn điện cạnh tranh [5]
Giai đoạn thí điểm: là giai đoạn tiến hành với mục đích thử nghiệm trên một phạm vi nhỏ trước khi áp dụng cho toàn bộ thị trường, được thực hiện khi chuyển đổi từ mô hình phát điện cạnh tranh sang mô hình bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh Giai đoạn này sẽ lựa chọn một số đơn vị phân phối, khách hàng lớn và hình thành một số đơn vị bán buôn mới để cạnh tranh mua bán buôn điện trên thị trường Khu vực được chọn thử nghiệm sẽ là khu vực có hạ tầng lưới điện đáp ứng yêu cầu của vận hành thị trường bán buôn cạnh tranh, có số lượng đơn vị phân phối và bán buôn hợp lý Các công ty phân phối tại khu vực sẽ được quyền mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện qua các hợp đồng song phương hoặc từ đơn vị mua duy nhất Tại thời điểm này sẽ cho phép các khách hàng lớn đấu nối trực tiếp lưới truyền tải đủ điều kiện được mua điện trực tiếp từ các công ty phát điện Các công ty phân phối vẫn có thể tạm thời trực thuộc EVN như trước Đến giai đoạn này, đơn vị vận hành thị trường cần được tách ra khỏi EVN để thực thi các nhiệm vụ về điều hành hoạt động thị trường Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện: độc lập, không có chung lợi ích với các đơn vị tham gia thị trường điện
Các Tổng công ty phát điện, các nhà máy điện thuộc EVN (trừ các nhà máy điện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh): Tách thành các đơn vị phát điện độc lập; Không có chung lợi ích với đơn vị bán buôn điện, đơn vị truyền tải điện, đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực
Tổng công suất đặt của một đơn vị phát điện không vượt quá 25% tổng công suất đặt của các đơn vị tham gia thị trường Một số Tổng công ty điện lực, công ty điện lực đáp ứng đủ các điều kiện tham gia thị trường bán buôn cạnh tranh thí điểm tách độc lập chức năng bán lẻ điện và chức năng phân phối điện
Giai đoạn hoàn chỉnh: Sau khi thử nghiệm thành công thị trường ở một số khu vực sẽ mở rộng ra áp dụng cho toàn quốc Các công ty phân phối sẽ được cạnh tranh mua điện từ các đơn vị phát điện Trong giai đoạn này sẽ hình thành các đơn vị kinh doanh mua bán điện Các đơn vị mua bán buôn điện là những đơn vị không quản lý lưới điện mà chỉ thực hiện các hợp đồng tài chính song phương với các đơn vị phát điện và các đơn vị phân phối nhằm quản lý rủi ro về giá điện trên thị trường Các đơn vị phát điện tham gia vào các hợp đồng ký với các đơn vị kinh doanh bán buôn điện có lợi thế là được đảm bảo ổn định giá, do đó họ có thể trang trải các chi phí cố định Các đơn vị này sẽ tự thành lập khi xuất hiện cơ hội trên thị trường
Hình 1.10: Cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh – Giai đoạn thí điểm P: Power plant
C Ở giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh, các Tổng công ty điện lực được tổ chức lại thành các đơn vị độc lập và phải tách bạch chức năng bán lẻ điện với chức năng phân phối điện
Thị trường bán buôn điện cạnh tranh tạo ra sự cạnh tranh trong khâu phát và bán buôn điện, đã xóa bỏ được độc quyền mua điện của đơn vị mua duy nhất trong thị trường phát điện cạnh tranh Các đơn vị phân phối và các khách hàng tiêu thụ lớn có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện Hoạt động giao dịch trong thị trường phức tạp hơn nhiều so với thị trường phát điện cạnh tranh, nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường cao Tuy nhiên, vẫn còn độc quyền trong khâu bán lẻ điện cho khách hàng tiêu thụ điện vừa và nhỏ
1.6.4 Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh [5]
Giai đoạn thí điểm: Trong thị trường bán lẻ cạnh tranh, chức năng kinh doanh bán lẻ điện của các công ty phân phối sẽ được tách khỏi chức năng quản lý
Hình 1.11: Cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh – Giai đoạn hoàn chỉnh
W1 W2 và vận hành lưới phân phối Giai đoạn này sẽ thứ nghiệm tại một số khu vực nhất định Các công ty phân phối đã được tách ra độc lập khỏi EVN Tại khu vực thử nghiệm, các công ty phân phối sẽ tách chức năng bán lẻ hình thành các đơn vị bán lẻ
Giai đoạn hoàn chỉnh: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn toàn sẽ được phát triển từ các khu vực thử nghiệm Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh bao gồm tất cả các thành phần của thị trường bán buôn điện cạnh tranh Ngoài các đơn vị phân phối, các hộ tiêu thụ lẻ được phép trực tiếp mua điện từ thị trường, trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh có thêm thành phần mới là các đơn vị kinh doanh bán lẻ Các đơn vị này mua điện từ các đơn vị phát điện, từ thị trường hoặc từ các đơn vị bán buôn và bán lại cho khách hàng tiêu thụ Cạnh tranh trong thị trường bán lẻ điện sẽ ở mức độ cao hơn so với thị trường cạnh tranh bán buôn điện
Hình 1.12: Cấu trúc thị trường bán lẻ điện cạnh tranh – Giai đoạn thí điểm
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là bước phát triển cao nhất của thị trường điện Từ đó đưa cạnh tranh vào tất cả các khâu: phát điện, bán buôn và bán lẻ điện
Hoạt động giao dịch thị trường rất phức tạp, đòi hỏi hệ thống quy định cho hoạt động của thị trường phức tạp hơn
Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường lớn hơn rất nhiều so với thị trường bán buôn
Hình 1.13: Cấu trúc thị trường bán lẻ điện cạnh tranh – Giai đoạn hoàn chỉnh
Tái cấu trúc lại ngành điện đã tạo ra sự thay đổi lớn đối với cơ chế độc quyền theo ngành dọc Sự thay đổi thể hiện trên việc cấu trúc lại ba khối chính của ngành trong cơ chế độc quyền, đó là khối nguồn phát, truyền tải và phân phối Trong cơ chế thị trường, nhiệm vụ chính của ba khối này vẫn như cũ; tuy nhiên, cùng với những luật định, mô hình cấu trúc, sự phối hợp và những nguyên tắc mới được hình thành đã tạo nên môi trường cạnh tranh và không phân biệt cho tất cả mọi người tham gia vào thị trường
Cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh điện năng 2.1 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Khái niệm kinh doanh và hiệu quả kinh doanh
Theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam (2005 và 2014), kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất
Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Để sản xuất bất kỳ loại sản phẩm, dịch vụ nào cũng cần có nguồn lực hay các yếu tố sản xuất Các yếu tố sản xuất là các yếu tố đầu vào để sản xuất sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng một lượng tối thiểu các nguồn lực để tạo ra lượng tối đa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đầu ra
Hiệu quả kinh doanh là mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, có thể được đo lường theo hiện vật (gọi là hiệu quả kỹ thuật) hoặc theo chi phí (gọi là hiệu quả kinh tế) Khái niệm hiệu quả được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối tốt như thế nào
Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và nguồn lực mà chủ thể phải bỏ ra để đạt được kết quả đó trong những điều kiện nhất định
H: là hiệu quả kinh doanh
K: là kết quả đạt được hay kết quả đầu ra Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, dịch vụ, doanh thu…
C: là hao phí nguồn lực hay sử dụng nguồn lực đầu vào Chi phí đầu vào bao gồm: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn kinh doanh…
Ta có hai cách để biểu thị hiệu quả kinh doanh:
Theo dạng phân số hay còn gọi là hiệu quả tương đối:
H = K/C hoặc H = (K – C)/C (1) Theo dạng hiệu số hay còn gọi là hiệu quả tuyệt đối: H = K – C (2) Cách biểu thị hiệu quả kinh doanh theo dạng phân số phản ánh sức sản xuất hoặc tỷ suất sinh lời của các chỉ tiêu phản ánh chi phí đầu vào Với cách tính này sẽ khắc phục những tồn tại khi tính theo dạng hiệu số, tạo điều kiện nghiên cứu hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện hơn.
Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm nguồn lực xã hội Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất hàng hóa là tăng năng suất lao động và tiết kiệm thời gian Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí
Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu, tài nguyên và vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm: hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ của mỗi loại, doanh thu, thị phần… và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ảnh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm… Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp hay nói rõ hơn là các lợi ích cần thu được của doanh nghiệp để phân biệt với những kết quả tiêu cực xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ví dụ như các tác động xấu tới môi trường và xã hội Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để so sánh với nhau Lý thuyết cũng như thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và
“đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn đưa ra các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường tiền tệ Vấn đề được đặt ra, hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt được là kết quả.
Phân loại hiệu quả kinh doanh
2.1.3.1 Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội [1] Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả sản xuất kinh doanh thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp Biểu hiện chung là lợi nhuận của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh xã hội là sự đóng góp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tăng thu cho ngân sách…
2.1.3.2 Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp [1] Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trong sản xuất và ngoài sản xuất mà còn phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung được tạo thành trên cơ sở hiệu quả các loại chi phí cấu thành
2.1.3.3 Hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả so sánh (hay hiệu quả tương đối) [1] Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra Hiệu quả tuyệt đối phản ánh tổng số lợi nhuận thu được
Hiệu quả so sánh (hay hiệu quả tương đối) được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau Đó chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án Hiệu quả tương đối phản ánh một đồng chi phí làm ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc đồng lợi nhuận
2.1.3.4 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp [1]
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh điện cũng tương tự các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, thông qua việc đánh giá hệ thống các chỉ tiêu về tình hình tài chính và hiệu quả a) Các tỷ số về khả năng thanh toán (Liquidity Rations):
Trong kinh doanh, vấn đề làm cho các doanh nghiệp lo ngại là các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng thanh toán Vì vậy, doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi Tại các nước trên thế giới, theo cơ chế thị trường, căn cứ vào luật phá sản, doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả Luật Doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tương tự như vậy
Do đó, các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, nhà cung cấp hàng hóa, người cho vay
Họ quan tâm đến chỉ tiêu này bởi lẽ họ muốn biết chắc chắn rằng số tiền mà họ đầu tư vào doanh nghiệp có được sử dụng đúng mục đích hay không, có khả năng thanh toán các món nợ khi đến thời hạn hay không? Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau: Khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán ngắn hạn (Liquidity Ratio hoặc Current Ratio): H hh
Khả năng thanh toán hiện hành hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số này thể hiện mức độ bảo đảm của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là khoản nợ mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ Do đó, doanh nghiệp phải sử dụng tài sản mà doanh nghiệp thực có, tiến hành hóan chuyển những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn Những tài sản có khả năng hóan chuyển thành tiền nhanh nhất là những tài sản ngắn hạn, đó là những tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này được tính như sau:
Hngắn hạn = Tài sản ngắn hạn
Nếu H nh > 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu hệ số này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp thấp, tình hình tài chính được đánh giá là tốt Nhưng nếu hệ số này quá cao thì không tốt, nó cho thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhưng lại giảm hiệu quả sử dụng vốn do doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn và có thể dẫn đến tình hình tài chính xấu
Nếu H nh < 1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả
Nếu H hh tiến dần về 0: Doanh nghiệp khó có khả năng có thể trả được nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn và doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản
Hạn chế của chỉ tiêu này là phần tử số (tài sản ngắn hạn) bao gồm nhiều loại kể cả những loại tài sản khó có thể hóan chuyển thành tiền để trả nợ vay như các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý… Theo kinh nghiệm của các nhà phân tích, người ta thấy rằng nếu hệ số này bằng 2 là tốt nhất Tuy nhiên số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo bởi vì nó biến động tùy thuộc vào nhiều nhân tố và điều kiện khác nhau của từng ngành
- Khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio): H nhanh
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
Ngày nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, bắt buộc các nhà sản xuất phải nghĩ đến việc lựa chọn kinh tế, sản xuất kinh doanh, sản phẩm tối ưu, sử dụng lao động cũng như chi phí để hoàn thành sản phẩm một cách nhanh nhất, tốn ít chi phí nhất mà vẫn đáp ứng yêu cầu về chất lượng Sự lựa chọn đúng đắn đó sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao, thu được nhiều lợi nhuận Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, do vậy doanh nghiệp nào có công nghệ cao, tổ chức sản xuất hợp lý, sản xuất sản phẩm với giá thấp hơn, chất lượng tốt hơn thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu và là điều kiện tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín, trên cơ sở không ngừng đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và hợp lý hóa sản xuất Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan tâm của doanh nghiệp trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Trình tự phân tích hiệu quả kinh doanh
Bước 1: Tập hợp các số liệu phục vụ việc tính toán các chỉ tiêu cần thiết
Việc thu thập thông tin qua tập hợp số liệu đòi hỏi phải khoa học, đúng mục đích, đủ, kịp thời và phù hợp với nhu cầu tính toán của chỉ tiêu Trước hết cần vạch ra một hệ thống các chỉ tiêu cần thiết Để có thể tính toán được, nguồn dữ liệu cung cấp thường là các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính và sổ bảng báo cáo thường kỳ của doanh nghiệp
Bước 2: Tính toán và xác định các thông số cần quan tâm Việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của từng bộ phận sản xuất, từng yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều tuỳ thuộc vào mức độ chi tiết trong phân tích và khả năng thu thập số liệu
Bước 3: Đánh giá hiệu quả kinh doanh, so sánh các thông số vừa tính toán được ở bước 2 với các tiêu chuẩn Các tiêu chuẩn này thường là giá trị chỉ tiêu khoa học, định mức kỳ trước hoặc giá trị chỉ tiêu của các doanh nghiệp khác cần phân tích Kết luận về mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp so với mặt bằng chung
Bước 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả đã tính toán ở trên Xác định các biến số và mức độ ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả, đồng thời xác định mức độ nhạy cảm của từng nhân tố tới chỉ tiêu hiệu quả
Bước 5: Trên cơ sở những kết luận ở trên đưa ra những biện pháp điều chỉnh có thể áp dụng được nhằm tác động vào chỉ tiêu hiệu quả theo hướng có lợi cho doanh nghiệp Trong đó, đặc biệt tập trung sự chú ý vào các nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn và độ nhạy cao đối với các chỉ tiêu hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh điện
2.2.1.1 Điện năng là mặt hàng chiến lược có sự điều tiết của Nhà nước Điện năng là một loại sản phẩm quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân Điện năng là nguồn năng lượng đầu vào được sử dụng nhiều nhất trong hầu hết các ngành kinh tế Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, tự động hóa, hiện đại hóa trong sản xuất, dịch vụ và các hoạt động xã hội khác ngày càng được áp dụng rộng rãi Kinh tế toàn cầu dẫn đến sự dịch chuyển nguồn vốn, khoa học công nghệ… đến tất cả các khu vực trên thế giới và tác động vào từng nước, làm cho nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung, năng lượng điện nói riêng tăng lên Kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cao, nhu cầu sử dụng những thiết bị điện trong sinh hoạt cũng tăng theo, năng lượng điện ngày càng trở thành nhu cầu cơ bản của con người
Sự phát triển của sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, sự gia tăng về dân số, mức sống của người dân tăng lên là nhân tố tác động mạnh mẽ, có ý nghĩa quyết định đến nhu cầu và mục tiêu phát triển ngành điện Ngược lại, những biến động của ngành điện về giá, sản lượng điện cung cấp có tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế, đời sống, các hoạt động kinh tế chính trị xã hội và thậm chí ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nói chung Ở nước ta hiện nay, điện sản xuất ra của các nhà máy được vận hành theo cơ chế nhiều người bán cho một người mua duy nhất là EVN, trên cơ sở chào giá cạnh tranh, phí do Nhà nước quy định và vận hành tối ưu chi phí toàn hệ thống Tuy nhiên, giá bán điện đầu ra lại theo quy định của Chính phủ Giá bán điện cho từng loại khách hàng được tính trên cơ sở chi phí cận biên dài hạn và do Chính phủ quy định áp dụng thống nhất trong cả nước Giá bán điện vẫn còn mang nặng tính “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng và giữa các vùng miền trong cả nước Vấn đề này, sẽ được xem xét cụ thể khi chuyển sang thị trường điện cấp độ 2 (Thị trường bán buôn cạnh tranh (2015-2021)) và cấp độ 3 (Thị trường bán lẻ cạnh tranh (2021- 2023))
Ngành điện là một ngành sản xuất kinh doanh đặc biệt, từ đầu tư xây dựng, truyền tải điện, phân phối đến kinh doanh điện năng ở nước ta hiện nay đều do Nhà nước quản lý và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Trong đó, Nhà nước đặc biệt quản lý về giá bán điện và theo dõi kiểm tra chặt chẽ quá trình mua bán điện…
Trên cơ sở nguồn vốn được Nhà nước giao, Ngành điện phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, vừa đảm bảo kinh doanh có lãi, vừa có tích luỹ phát triển sản xuất lại vừa nâng cao đời sống của đội ngũ CBCNV Tuy nhiên, tính chất phục vụ vẫn là một điểm quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của ngành điện Ngành điện phải hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật được giao, trong đó có việc phục vụ tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế cũng như các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước
2.2.1.2 Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt Điện năng, khác với các loại hàng hóa khác ở chỗ các quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối, cung ứng và tiêu thụ (từ sản xuất đến tiêu dùng) được diễn ra đồng thời Vì vậy, điện năng không có tồn kho, không có dạng bán thành phẩm, phế phẩm như các loại hàng hóa khác, nhưng lại có tổn hao (tổn thất điện năng) trong quá trình lưu thông Tính đồng thời của các quá trình này đòi hỏi tất cả các khâu phải được tiến hành chặt chẽ, đồng bộ hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh từ sản xuất đến tiêu dùng Điện năng là loại sản phẩm có thể sản xuất bằng nhiều công nghệ khác nhau như nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân, điện mặt trời, điện gió… nhưng chất lượng điện (tần số, điện áp) luôn là đồng nhất
Nhu cầu điện năng (biểu đồ phụ tải ngày, tháng, năm) biến động rất nhanh và rộng, dẫn đến đòi hỏi hệ thống phải có một mức công suất dự phòng sẵn sàng nhất định (cả về nguồn và lưới điện) Điều này làm tăng tính phức tạp trong vận hành hệ thống, khó tính toán để tối ưu hóa chi phí, đồng thời làm tăng chi phí đầu tư cũng như giảm hiệu quả trong vận hành, kinh doanh điện năng
Sản xuất điện tập trung tại các nhà máy nhưng tiêu dùng lại phân tán trên khắp mọi miền đất nước, dẫn đến mạng lưới điện trải dài, phân tán, số lượng khách hàng rất lớn Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý tập trung, có kỹ thuật cao trong tất cả các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối cũng như kinh doanh điện năng Điện là ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp nặng, do vậy cũng như các ngành công nghiệp nặng khác, ngành điện đòi hỏi vốn đầu tư cũng như chi phí quản lý vận hành rất lớn và ngày càng tăng, dẫn đến yêu cầu phải đẩy nhanh tiến trình thị trường hóa, tái cấu trúc ngành điện để đáp ứng thực tế
Ngoài nhiệm vụ kinh doanh có lãi, ngành điện còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo với chi phí đầu tư rất lớn mà hiệu quả kinh doanh hầu như bằng không, thậm chí doanh thu không đủ cho chi phí quản lý vận hành Vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế phù hợp trong những trường hợp này, đồng thời ngành điện phải tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tìm mọi biện pháp để tối ưu hóa chi phí, nâng cao trình độ cán bộ quản lý vận hành, áp dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và giảm tổn thất điện năng
2.2.2 Các ch ỉ tiêu đ ánh giá hi ệ u qu ả kinh doanh đ i ệ n
2.2.2.1 Nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra của hoạt động kinh doanh điện [2]
* Nguồn lực đầu vào của hoạt động kinh doanh điện:
- Lao động cho hoạt động kinh doanh điện;
- Tài sản phục vụ cho kinh doanh điện;
- Chi phí mua điện đầu vào;
- Chi phí vận hành cho việc kinh doanh điện
* Kết quả đầu ra của hoạt động kinh doanh điện:
- Giá bán điện bình quân = Doanh thu/Sản lượng điện thương phẩm (22)
- Sản lượng điện tổn thất = Sản lượng điện mua đầu nguồn – Sản lượng điện thương phẩm; (23)
- Lợi nhuận kinh doanh bán điện = Doanh thu – Chi phí; (24)
- Số khách hàng mua điện;
- Mức độ góp phần tăng trưởng của nền kinh tế;
- Sự hài lòng của khách hàng;
- An toàn và tiết kiệm điện;
- Độ tin cậy cung cấp điện…
Lợi ích kinh doanh điện sẽ được thể hiện trên ba góc độ:
- Về phía doanh nghiệp kinh doanh điện: Việc sử dụng nguồn lực với quy mô, cơ cấu, chi phí như thế nào để vừa đạt được các mục tiêu của Nhà nước giao, vừa sinh lợi nhiều nhất
- Về phía khách hàng dùng điện: Được phục vụ và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu điện với chất lượng, số lượng, giá cả theo đúng các quy định của pháp luật
- Về lợi ích chung của nền kinh tế và xã hội: Đảm bảo phát triển và kinh doanh điện phù hợp với các quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, vùng và của cả nền kinh tế theo điều hành vĩ mô của Nhà nước Đây cũng là công cụ để Nhà nước thực hiện công bằng và an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, thực hiện chiến lược an ninh quốc phòng trong từng thời kỳ
2.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu đặc thù của kinh doanh điện [3]
Do đặc thù của ngành kinh doanh điện và để tăng cường củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của các Công ty Điện lực theo “Đề án củng cố, năng cao năng lực hoạt động của Công ty Điện lực/Điện lực” của EVN và khuyến khích các đơn vị phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng phục vụ khách hàng, các tiêu chí đánh giá đã được EVN cụ thể hóa, với những nội dung cụ thể: a) Nguyên tắc chung bộ tiêu chí đánh giá:
Nội dung bộ chỉ tiêu đánh giá gồm 17 chỉ tiêu theo quy định của EVN, được chia làm 04 nhóm chỉ tiêu: kinh doanh, kỹ thuật an toàn, tài chính và nhân sự - đào tạo Thang đo đánh giá mỗi chỉ tiêu của bộ chỉ tiêu đánh giá được đánh giá theo thang điểm và chia làm bốn mức: Yếu/Chưa đạt/Đạt/Đạt vượt mức Việc đánh giá sẽ được thực hiện định kỳ mỗi năm một lần b) Số liệu đánh giá của bộ chỉ tiêu đánh giá
Tổng số CBCNV là số lao động bình quân của đơn vị (không bao gồm lực lượng thuê ngoài, đại lý và lao động thời vụ)
Số khách hàng là số khách hàng thực tế quản lý, ước thực hiện đến 31/12 hàng năm Sản lượng điện thương phẩm là sản lượng thực tế, ước thực hiện đến 31/12 hàng năm Số hóa đơn phải điều chỉnh dựa trên số liệu giải trình tính đến thời điểm đánh giá hàng năm của đơn vị, sau khi loại bỏ các hóa đơn phải điều chỉnh do yếu tố khách quan…
* Nhóm chỉ tiêu kinh doanh:
- Chỉ tiêu 1: Sản lượng điện thương phẩm/Tổng số CBCNV; (25)
- Chỉ tiêu 2: Số khách hàng/Tổng số CBCNV; (26)
- Chỉ tiêu 3: Số hóa đơn phải điều chỉnh/1.000 khách hàng (27) Trong đó: + Số hóa đơn phải điều chỉnh = (Số hóa đơn hủy bỏ + Số hóa đơn truy thu + Số hóa đơn thóai hoàn)/Số hóa đơn trưng thu IBM (28)
+ Số hóa đơn phải điều chỉnh/1.000 khách hàng = (Số hóa đơn phải điều chỉnh*1000*12)/(Số khách hàng*11) (29)
- Chỉ tiêu 4: Tỉ lệ nộp (doanh thu), trong đó:
+ Tỷ lệ phải thu = 100*(Số thực thu/Số phải thu) (30)
Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
2.3.1 Ý ngh ĩ a c ủ a vi ệ c phân tích hi ệ u qu ả kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc nghiên cứu theo yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế, bằng các phương pháp phân tích thích hợp nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu Trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.3.1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh [3]
Là kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế cụ thể với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng
Là kết quả riêng biệt của từng khâu (chuẩn bị các yếu tố sản xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm) hoặc là tổng hợp của cả một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Khi tiến hành phân tích phải liên hệ với các môn khoa học khác như: thống kê, kế toán, tài chính, kế hoạch, định mức kinh tế kỹ thuật… để việc nghiên cứu, phân tích được sâu sắc và toàn diện
Là công cụ phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh và phòng ngừa rủi ro
Cho phép doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình Trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ xác định đúng mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả
Là công cụ quan trọng trong quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được các mục tiêu kinh doanh
2.3.2 N ộ i dung phân tích hi ệ u qu ả kinh doanh [3]
Nội dung của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là tìm cách lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh:
Phân tích các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh như: số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời
Phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong mối liên hệ với các chỉ tiêu về điều kiện của quá trình sản xuất như: lao động, vốn, tài sản, vật tư, vật liệu
Khi phân tích, phải xác định các đặc trưng về mặt lượng của quá trình kinh doanh (số lượng, kết cấu, mối quan hệ, tỷ lệ) nhằm xác định xu hướng, nhịp độ phát triển, nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình kinh doanh
2.3.3 Nhi ệ m v ụ c ủ a phân tích ho ạ t độ ng s ả n xu ấ t kinh doanh [3]
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng
Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh
Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào mục tiêu đã định
2.3.4 Các ph ươ ng pháp phân tích
2.3.4.1 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh Khi sử dụng phương pháp so sánh cần nắm vững các nguyên tắc sau:
- Lựa chọn gốc so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp Các gốc so sánh có thể là:
+ Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu
+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với mục tiêu đề ra
+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng, nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu
Các chỉ tiêu từng kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích, là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được hoặc có thể là chỉ tiêu kế hoạch hướng đến tương lai
- Điều kiện có thể so sánh được: Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất Trong thực tế, thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian
Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện
Nâng cao hiệu quả kinh doanh điện thông qua việc sử dụng tối ưu mọi nguồn lực, vốn của doanh nghiệp để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện các giải pháp để giảm, minh bạch giá thành sản xuất kinh doanh và phân phối điện Đổi mới quản trị doanh nghiệp với trọng tâm tăng cường quản trị tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh có lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn và duy trì tài chính minh bạch Đảm bảo cung ứng điện an toàn, tin cậy cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh và đầu tư
Phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tăng năng suất và nâng cao thu nhập cho người lao động
2.4.2 Ph ươ ng h ướ ng và gi ả i pháp Để thực hiện trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, vừa đảm bảo kinh doanh có lãi, vừa có tích luỹ phát triển sản xuất lại vừa nâng cao đời sống của đội ngũ CBCNV Đồng thời tính chất phục vụ vẫn là một điểm quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của ngành điện Ngành điện phải hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được giao, trong đó có việc phục vụ tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế cũng như các hoạt động kinh tế chính trị, văn hóa xã hội của cả nước Do đó, tối ưu hóa chi phí được xem là giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh là một nhiệm vụ cấp bách của EVN trong giai đoạn hiện nay Các giải pháp được triển khai áp dụng hiện nay:
- Tăng doanh thu sản xuất kinh doanh điện: Thực hiện tốt công tác áp giá theo đúng mục đích và đối tượng sử dụng để tăng giá bán điện bình quân; quản lý 100% khách hàng đủ điều kiện mua công suất phản kháng theo quy định; tăng cường công tác kiểm tra vi phạm sử dụng điện, kịp thời chấn chỉnh, đề xuất xử lý trường hợp sai giá, chống câu điện bất hợp pháp Giải quyết dứt điểm nợ tiền điện tồn đọng và không để phát sinh mới Xử lý nợ khó đòi theo quy định
- Giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh điện: Giảm tổn thất điện năng; Kiểm toán năng lượng để giảm điện tự dùng so với cùng kỳ; Tiết kiệm chi phí tối thiểu cho chi phí vật liệu, dịch vụ mua ngoài, chi phí phát triển khách hàng; Thực hiện điều hòa phụ tải, hạn chế quá tải và mua điện giá cao để giảm giá mua điện bình quân
- Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn: Thanh xử lý vật tư thiết bị (VTTB) tồn đọng, kém phẩm chất; Giảm giá trị tồn kho và duy trì tồn kho VTTB hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh;
- Đảm bảo vận hành hệ thống an toàn, ổn định, tin cậy;
- Đổi mới quản trị doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động phát huy hiệu quả nguồn nhân lực;
- Nâng cao hiệu quả đầu tư trong công tác đầu tư xây dựng; Tăng cường trách nhiệm và năng lực quản lý dự án; Kiểm soát chặt chẻ chi phí đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư, quyết toán công trình
Chương 2 đã trình bày một cách tổng quan về cơ sở lý thuyết phân tích hoạt động kinh doanh cũng như đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh điện Đặc biệt, chương 2 đã trình bày nội dung, trình tự, phương pháp và tài liệu dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh làm cơ sở phương pháp luận để phân tích ở Chương 3 và đề xuất giải pháp ở Chương 4.
Thực trạng hoạt động giai đoạn 2014-2018 của Công ty Điện lực Bến Tre 3.2.1 Giới thiệu về Công ty Điện lực Bến Tre
Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
Hiện nay, PCBTR là đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong EVN SPC, là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong nước theo quy định của pháp luật; hoạt động theo pháp luật, theo phân cấp của EVN SPC và theo bản điều lệ hoạt động
PCBTR có nhiệm vụ quản lý vận hành và kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tham mưu cho tỉnh Bến Tre về quy hoạch và phát triển lưới điện, thực hiện các dự án đầu tư được EVN SPC giao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân và giữ vững an ninh quốc phòng
Ngành, nghề kinh doanh của PCBTR gồm có: Sản xuất và kinh doanh điện năng, sửa chữa thiết bị điện; Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện, các dịch vụ khác có liên quan đến ngành điện; Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện; Tư vấn thiết kế, giám sát thi công và xây lắp các công trình đường dây và trạm biến điện đến cấp điện áp 35kV; Tư vấn quản lý các dự án các công trình điện đến cấp điện áp 35kV; Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng; Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ thông tin; Tư vấn đầu tư xây dựng dự án công nghệ thông tin; Xây lắp các công trình công nghệ thông tin; Quản lý vận hành hệ thống mạng công nghệ thông tin; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin; Kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản; Dịch vụ quảng cáo thương mại; Dịch vụ cung cấp thông tin lên mạng internet; Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Mô hình tổ chức, bộ máy quản lý
Mô hình tổ chức quản lý của PCBTR được tổ chức theo dạng hỗn hợp, chủ yếu là kiểu ma trận kết hợp với trực tuyến chức năng, bao gồm: Ban Giám đốc và
24 Phòng /Đội/Điện lực Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của PCBTR theo sơ đồ 1.
Cơ chế và phân cấp quản lý
Cũng như các Công ty Điện lực hạnh toán phụ thuộc EVN SPC, PCBTR được phân cấp giải quyết xử lý các công việc như sau: a) Đối với công tác tổ chức nhân sự
PCBTR được quyền xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị; xây dựng các phương án, kế hoạch về công tác tổ chức, nhân sự để trình EVN SPC xét duyệt Công ty được quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên (CBCNV) thuộc quyền quản lý đến hình thức chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn theo quy định của Bộ luật lao động, các quy định của EVN SPC và báo cáo kết quả về EVN SPC Hiện nay, PCBTR cũng như các đơn vị thành viên trực thuộc của EVN SPC đều không được tuyển dụng lao động Chính vì vậy, trong những năm gần đây không thu hút được nhân tài, lực lượng lao động có trình độ cao vào làm việc tại đơn vị, chủ yếu cử CBCNV sẵn có trong đơn vị tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu công việc được giao b) Về đầu tư và quản lý tài sản
* Về công tác đầu tư:
Theo phân cấp hiện nay của EVN SPC, Giám đốc PCBTR được quyết định đầu tư và phê duyệt các thủ tục đầu tư của dự án nhóm C trên cơ sở kế hoạch đầu tư được EVN SPC giao Việc thực hiện kế hoạch đầu tư hàng năm đã giúp PCBTR nâng cao năng lực tài sản hiện có, mở rộng lưới điện kinh doanh, giảm tổn thất điện năng góp phần quan trọng trong công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện phân cấp:
- Thuận lợi: EVN SPC đã bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án trong kế hoạch, PCBTR không phải cân đối về nguồn vốn cho tài sản nâng cấp và đầu tư mới Đối với một số công trình có sử dụng vốn vay, EVN SPC bảo lãnh và đàm phán vay từ các ngân hàng
- Hạn chế: Phụ thuộc vào kế hoạch được phê duyệt, cân đối trong tình hình tài chính chung của EVN SPC, nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và phát sinh trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh tại đơn vị
* Về quản lý tài sản:
Tài sản của PCBTR bao gồm các tài sản ngắn hạn (như tiền, hàng tồn kho, các tài sản ngắn hạn khác) và các tài sản dài hạn (như tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, tài sản dài hạn khác) của PCBTR Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định hữu hình, tài sản vô hình được thực hiện theo qui định của Bộ Tài chính
PCBTR được sử dụng, quản lý tài sản do EVN SPC giao để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ tài sản của PCBTR theo phân cấp của EVN SPC và của pháp luật PCBTR chịu trách nhiệm bảo toàn và quản lý, sử dụng có hiệu quả các tài sản của đơn vị, thực hiện đánh giá lại tài sản theo qui định của EVN SPC, EVN và pháp luật hiện hành PCBTR thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính, mức trích khấu hao thực hiện theo quyết định của EVN SPC Nguồn vốn khấu hao được quản lý tập trung tại EVN SPC để đầu tý xây dựng thực hiện theo phân cấp của EVN SPC
PCBTR được quyền nhượng bán, thanh lý tài sản đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, kém chất lượng, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản thực hiện theo quy định phân cấp của EVN SPC Việc quản lý hàng tồn kho phải được thực hiện theo qui định Kết thúc năm tài chính, PCBTR phải thực hiện kiểm kê, phân loại và đánh giá hàng tồn kho báo cáo EVN SPC xin trích lập dự phòng nếu cần
Công tác quản lý công nợ được thực hiện theo qui trình quản lý nợ và thường xuyên được kiểm soát, phân loại và đối chiếu theo qui định, giải quyết dứt điểm nợ khó đòi góp phần nâng cao hiệu quả của nguồn vốn kinh doanh c) Về công tác tài chính
* Doanh thu: bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh (gồm doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường và doanh thu hoạt động tài chính) và thu nhập khác do PCBTR thực hiện
- Doanh thu hoạt động thông thường của công ty bao gồm:
+ Doanh thu từ bán điện: Doanh thu tiêu thụ điện là doanh thu từ bán điện cho khách hàng sử dụng điện, các đơn vị khác không bao gồm thuế giá trị gia tăng
+ Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác là doanh thu từ hoạt động khảo sát thiết kế, xây lắp điện, sản phẩm khác và cung cấp dịch vụ ngoài kinh doanh phân phối điện
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: Các khoản thu phát sinh từ việc cho các bên khác sử dụng tài sản của PCBTR, lãi tiền gửi
- Thu nhập khác bao gồm: Các khoản thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản, vật tư, hàng hóa, công cụ, dụng cụ; các khoản phải trả nhưng không trả vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, tiền được bảo hiểm bồi thường sau khi đã trừ đi phần bù thiệt hại của tài sản được bảo hiểm, thu tiền phạt khách hàng vi phạm hợp đồng; các khoản thuế được ngân sách hoàn lại…
* Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: là khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động khác của đơn vị Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của PCBTR bao gồm:
- Chi phí vật tư: là giá trị toàn bộ vật tư sử dụng thực tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Chi phí vật tư được xác định trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và giá cả vật tư
Thực trạng hoạt động của Công ty Điện lực Bến Tre
PCBTR là đơn vị thứ 3 trong mô hình 4 cấp: Tập đoàn – Tổng công ty – Công ty-Điện lực Những đặc điểm chính có liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty có thể nêu ra như sau:
3.2.1 Đặ c đ i ể m s ả n ph ẩ m và dây chuy ề n s ả n xu ấ t Điện năng là mặt hàng chính của PCBTR với đầu vào là điện năng nhận từ các nguồn lưới điện quốc gia; đầu ra là điện năng bán cho các tổ chức, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Bến Tre
PCBTR nhận điện ở cấp 22kV từ các trạm biến áp nguồn, dẫn điện qua hệ thống lưới phân phối trung thế 22kV đến các trạm biến áp phụ tải 22/0,4kV để bán điện cho khách hàng Đặc điểm lưới điện phân phối là trải rộng khắp trên địa bàn của tỉnh Bến Tre, lưới điện hạ thế bán điện cho khách hàng chủ yếu được cấp điện độc lập từ một trạm biến áp phân phối
Trước năm 2014, PCBTR thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh điện năng do EVN SPC giao Một số chỉ tiêu chính của kế hoạch hàng năm bao gồm sản lượng điện thương phẩm, tổn thất, giá bán điện bình quân và các loại chi phí thường xuyên, sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng nhưng lại không giao giá mua điện nội bộ, do đó việc hạch toán xác định lãi, lỗ để đánh giá hiệu quả tài chính tại Công ty không thực hiện được vì không thể hiện đầy đủ chi phí đầu vào
Các sản phẩm khác: bao gồm các sản phẩm từ hoạt động ngoài kinh doanh điện như xây lắp, sửa chữa, thí nghiệm các công trình điện, thiết bị điện Đặc điểm các sản phẩm này là có tính cạnh tranh cao, do đó trong các năm qua, Công ty chủ yếu tự thực hiện các công trình của ngành điện là chính
3.2.2 Th ị tr ườ ng và đặ c đ i ể m khách hàng
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi 3 dãy cù lao lớn (Cù lao An hóa, Cù lao Bảo, Cù lao Minh) và được phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (Sông Tiền, Sông Ba Lai, Sông Hàm Luông, Sông Cổ Chiên)
Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông Dân số 1.268.200 người, phân bố đều ở 8 huyện và 1 thành phố (huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Bình Đại, Thạnh Phú, Châu Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách và Thành phố Bến Tre)
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26°C – 27°C Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa này thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng
11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt Địa hình tỉnh Bến Tre có độ cao trung bình từ 1 - 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 mét Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo thuận lợi cho nuôi trồng hải sản
Tỉnh Bến Tre rất thuận lợi về địa lý kinh tế, về giao thông đường bộ và đường thủy, về du lịch và các hoạt động thương mại dịch vụ, lại có lực lượng sản xuất đông Tỉnh Bến Tre đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp và giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bến Tre từng bước được nâng lên Tỉnh Bến Tre còn quan tâm đến một số hoạt động trang hoàng, chỉnh tu lại tỉnh Bến Tre như nâng cấp, mở rộng các tuyến đường, đẩy mạnh các dịch vụ du lịch để thu hút nhiều khác du lịch trong và ngoài nước
Từ các số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh Bến Tre tương đối cao, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, công nghiệp xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng đã tạo điều kiện tăng doanh thu cho ngành điện
3.2.3 Hi ệ n tr ạ ng ngu ồ n l ự c lao độ ng
Bảng 3.1: Tình hình lao động Công ty Điện lực Bến Tre từ 2014-2018 [7]
(Nguồn báo cáo nhân sự)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nam 638 81,3 665 81,6 650 80,95 668 82,16 679 82,3 Trình độ chuyên môn
Lực lượng lao động của PCBTR luôn được quan tâm chú trọng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, là nhân tố quyết định đến phát triển bền vững của doanh nghiệp Hiện trạng lao động của PCBTR được thể hiện qua bảng 3.1 a) Thực trạng lực lượng lao động
Qua sự biến động về nhân lực tại PCBTR từ năm 2014 đến 2018 cho thấy lực lượng lao động giảm hàng năm do thực hiện việc tái cơ cấu bộ máy giúp việc hiện hữu sao cho được tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phân cấp, tránh sự chồng chéo trong công tác được giao, tập trung tăng cường công tác chuyên môn, tăng tính chủ động, giảm công tác sự vụ
- Lực lượng lao động chủ yếu là nam giới, lực lượng nữ chỉ chiếm khoảng xấp xỉ 17% trong tổng số lao động, đây cũng là đặc điểm phổ biến của lao động trong ngành điện
- Lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao (bậc 5 trở lên) không ngừng tăng theo từng năm, chứng tỏ sự trưởng thành của lực lượng lao động và quan tâm đào tạo của PCBTR trong các năm qua
Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018 của Công ty Điện lực Bến Tre
2014 – 2018 của Công ty Điện lực Bến Tre
3.3.1 Tình hình phát tri ể n h ạ t ầ ng k ỹ thu ậ t h ệ th ố ng phân ph ố i
3.3.1.1 Phát triển hệ thống lưới điện Đặc điểm của tỉnh Bến Tre hiện nay có 07 trạm trung gian nằm trên địa bàn quản lý, hệ thống lưới điện phân phối trên địa bàn được cấp điện với hơn 35 phát tuyến xuất phát từ các trạm trung gian như: Bến Tre (2x63)MVA trên địa bàn Thành phố Bến Tre; Mỏ Cày 2x40MVA trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam; Bình Thạnh (1x40)MVA trên địa bàn huyện Thạnh Phú, Chợ Lách (1x25)MVA trên địa bàn huyện Chợ Lách; Giao Long (1x40)MVA trên địa bàn huyện Châu Thành; Ba Tri (2x40)MVA trên địa bàn huyện Ba Tri và Bình Đại (1x40+1x63MVA) trên địa bàn huyện Bình Đại
Bảng 3.4: Phát triển lưới điện phân phối Công ty từ 2014 – 2018 [7]
(Nguồn báo cáo kỹ thuật)
Danh mục Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Đường dây trung thế nồi (km) 2.162,958 2.256,639 2.278,312 2.375,174 2.450,457 Đường dây trung thế ngầm (km) 3,35 3,774 4,893 5,034 6,445 Đường dây hạ thế nổi (km) 4.308,944 4.471,182 4.478,789 4.640,622 4.812,954 Đường dây hạ thế ngầm (km) 2,684 2,684 2,684 2,684 2,684
Việc khai thác tài sản trạm biến áp vẫn chưa đạt hiệu quả, chênh lệch công suất giữa các giờ trong ngày còn cao Phụ tải trên các phát tuyến trung bình từ 280 – 320A, vào khoảng từ 45 – 51% định mức, hệ số cosφ trên các phát tuyến từ 0,96 - 0,99
Về cung cấp điện, quản lý vận hành lưới điện: Công ty Điện lực đã có những giải pháp tích cực để giải quyết quá tải cục bộ như chuyển tải hợp lý, phân bố phụ tải trên các tuyến dây hợp lý và kinh tế; qua đó đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế xă hội và phục vụ sinh hoạt đời sống nhân dân, đảm bảo cung ứng điện ổn định, liên tục
3.3.1.2 Phát triển, hiện đại hóa hệ thống đo đếm
Ngoài việc tập trung phát triển lưới điện, trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương hiện đại hóa công tác kinh doanh, tập trung trước hết vào hệ thống đo đếm, vừa nhằm mục tiêu phát triển dịch vụ khách hàng, tăng năng suất lao động, tối ưu hóa dây chuyền sản xuất kinh doanh, đồng thời là tiền đề để triển khai thị trường điện trong tương lai, PCBTR đã tập trung thay thế sử dụng các loại công tơ điện tử có tính năng thu thập dữ liệu từ xa phục vụ cho công tác quản lý, giám sát cũng như mua bán điện với khách hàng Số liệu thể hiện trong bảng 3.5
Bảng 3.5: Phát triển hệ thống đo đếm điện năng từ 2014 - 2018 [7]
(Nguồn báo cáo kinh doanh)
3.3.2 Tình hình phát tri ể n khách hàng
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển khách hàng ở các khu vực nội thành của Tỉnh nói chung và PCBTR nói riêng đã ổn định Số khách hàng tăng chủ yếu ở ngành nghề “Quản lý tiêu dùng, dân cư” và “Hoạt động khác” Cơ cấu điện thương phẩm theo 5 thành phần phụ tải thì quản lý, tiêu dùng dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 50% điện thương phẩm
Bảng 3.6: Mức tăng trưởng khách hàng từ 2014 – 2018 [7]
(Nguồn báo cáo kinh doanh)
Bảng 3.7: Số liệu mức tăng trưởng điện thương phẩm và khách hàng theo 5 thành phần phụ tải từ 2014 – 2018 [8]
(Nguồn báo cáo kinh doanh)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
10 6 kWh % % 10 6 kWh % % 10 6 kWh % % 10 6 kWh % % 10 6 kWh % % Điện thương phẩm 983,33 100 20,8 1077,49 100 9,6 1204,57 100 11,8 1335,21 100 10,8 1491,35 100 11,7
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 58,45 5,9 85,6 60,48 5,6 3,5 88,91 7,4 47,0 146,88 11,0 65,2 190,97 12,8 30,0
Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng 23,11 2,4 17,3 27,5 2,6 19,0 33,75 2,8 22,7 39,99 3,0 18,5 49,45 3,3 23,7
Quản lý, tiêu dùng dân cư 513,59 52,2 11,1 575,35 53,4 12,0 636,36 52,8 10,6 689,86 51,7 8,4 742,73 49,8 7,7
Khách hàng (số hợp đồng) 373.044 100 5,2 388.448 100 4,1 404.782 100 4,2 420.468 100 3,9 436.182 100 3,7
Nông lâm nghiệp thủy sản 1.135 0,3 45,7 1.332 0,3 17,4 1.960 0,5 47,1 2.209 0,5 12,7 2.371 0,5 7,3
Thương nghiệp khách sạn nhà hàng 5.098 1,4 -2,0 5.324 1,4 4,4 4.699 1,2 -11,7 4.706 1,1 0,1 5.099 1,2 8,4
Quản lý tiêu dùng dân cư 359.207 96,3 4,9 373.449 96,1 4,0 389.601 96,2 4,3 403.989 96,1 3,7 418.556 96,0 3,6
3.3.3 K ế t qu ả ho ạ t độ ng s ả n xu ấ t kinh doanh giai đ o ạ n 2014 – 2018
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018 của PCBTR được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018 [8]
(Nguồn báo cáo kinh doanh)
I Sản lượng điện thương phẩm
Nhận xét Đạt K Đạt Đạt K Đạt Đạt
Tỷ số (B/C): kWh/người 1.252.650 1.255.816 1.500.087 1.642.325 1.807.697 Mức tăng năng suất: % 14,02 0,25 19,45 9,48 10,07
II Tỷ lệ tổn thất
Nhận xét Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
Chỉ tiêu(A): tỷ đồng không giao 1.817 1.915 2.226 2.552
Nhận xét Đạt K Đạt Đạt K Đạt Đạt
IV Giá bán bình quân
Chỉ tiêu đ/kWh (A) 1.506,0 1.594,0 1.630,0 1.649,1 1.724,4 Thực hiện đ/kWh (B) 1.513,00 1.609,47 1.645,06 1.656,37 1.738,57
Nhận xét Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
Sản lượng điện thương phẩm: Từ số liệu trong bảng 3.8 cho thấy tốc độ tăng thương phẩm hàng năm của PCBTR tương đối khá, mặc dù có những năm chưa đạt kế hoạch EVN SPC trong năm 2015, 2017 do tác động của suy giảm kinh tế Nhìn chung, sản lượng điện thương phẩm hàng năm tăng trưởng thấp, nguyên nhân chính do kinh tế còn nhiều khó khăn, các thành phần phụ tải lớn đều đang hạn chế về mức tăng trưởng, thành phần phụ tải công nghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp; việc điều chỉnh giá điện và sản lượng điện tiết kiệm liên tục tăng trong những năm gần đây; thời tiết mát, mưa nhiều cũng ảnh hưởng giảm sản lượng thương phẩm
Với quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu tổn thất, PCBTR đã tiến hành phân tích hiện trạng và đề ra các biện pháp thực hiện giảm tỷ lệ tổn thất:
Về kỹ thuật: phân bố lại các điểm dừng trên lưới một cách hợp lý; thường xuyên kiểm tra nhiệt độ các mối nối, các vị trí tiếp xúc như cầu dao, DS, LBS, Recloser, Tập trung công tác sửa chữa lưới điện, xây dựng phương thức vận hành tối ưu, xử lý các máy biến thế non, quá tải, thay thế các tụ bù trung, hạ thế hư hỏng, không đạt chất lượng vận hành, cân pha
Về kinh doanh: đẩy mạnh công tác kiểm tra hiệu suất khu vực, kiểm tra điện, bảo trì hệ thống đo đếm và chống câu điện bất hợp pháp, quản lý điện kế, quản lý chỉ số Kết quả, là từ năm 2014 đến năm 2018 PCBTR luôn thực hiện hoàn thành vượt chỉ tiêu này
Doanh thu, giá bán bình quân: Về giá bán bình quân, ngay từ đầu năm thực hiện kế hoạch PCBTR đã lập kế hoạch và chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao giá bán điện bình quân như việc thực hiện kiểm tra giá bán điện, xử lý truy thu sai giá Độ tin cậy cung cấp điện: Chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện mới được EVN và EVN SPC áp dụng để giao chỉ tiêu kế hoạch từ năm 2013 Kết quả thực hiện tại PCBTR trong Bảng 3.9 như sau:
Bảng 3.9: Chỉ số độ tin cậy lưới điện 2017 – 2018 [7]
(Nguồn báo cáo kinh doanh)
Trong năm 2017 và năm 2018, PCBTR đã hoàn thành các chỉ tiêu về chỉ số độ tin cậy lưới điện do EVN SPC giao Từ khi áp dụng các chỉ tiêu độ tin cậy cấp điện, Công ty đã chủ động lập kế hoạch kết hợp công tác một cách khoa học, phương án thi công tổng thể các công trình có khối lượng thi công lớn cần cắt điện nhiều ngày, hỗ trợ nhân lực qua lại giữa các đơn vị để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng, kết hợp lịch cắt điện các trạm biến áp 110kV để công tác, hoán chuyển các thiết bị đến vị trí phù hợp, nên số lần mất điện trung bình (SAIFI) và thời gian mất điện trung bình (SAIDI) của khách hàng thực hiện thấp hơn nhiều so kế hoạch EVN SPC giao
Tuy độ tin cậy cung cấp điện được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn để xảy ra mất điện theo kế hoạch, đột xuất nhiều gây ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng điện trên địa bàn Nguyên nhân chủ yếu do một số đơn vị quản lý vận hành lưới điện chưa tốt, vi phạm trong và ngoài hành lang tuyến còn nhiều, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa kèm theo giông sét
3.3.4 T ổ ng h ợ p k ế t qu ả đ ánh giá theo b ộ tiêu chí đ ánh giá
Từ năm 2014, EVN SPC triển khai áp dụng bộ tiêu chí đánh giá gồm 17 chỉ tiêu theo quy định của EVN, chia làm 04 nhóm chỉ tiêu: kinh doanh, kỹ thuật an toàn, tài chính và nhân sự - đào tạo Kết quả đánh giá theo bộ tiêu chí đánh giá của PCBTR năm 2018 trên cơ sở kế hoạch do EVN SPC giao, cụ thể như bảng 3.10:
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả đánh giá theo bộ tiêu chí đánh giá năm 2018 [7]
(Nguồn báo cáo kinh doanh)
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch
I Nhóm chỉ tiêu: kinh doanh
1 Sản lượng điện thương phấm/Tổng số CBCNV TrkWh/lđ ≥ 1,79 1,81 Đạt
2 Số khách hàng/Tổng số
3 Số hóa đơn phải điều chỉnh/1.000 khách hàng < 2 0,58 Đạt
4 Tỉ lệ phải nộp (phải thu) % ≥ 98,9 100 Đạt
II Nhóm chỉ tiêu: Kỹ thuật an toàn
5 Số km đường dây quản lý vận hành/Tổng số
6 Số TBA/Tổng số CBCNV Trạm/lđ ≥ 7,82 8,45 Đạt
7 Tỉ lệ tổn thất điện năng % ≤ 5,78 5,51 Đạt
Chỉ số về thời gian mất điện trung bình lưới điện phân phối - SAIDI
Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối - SAIFI
Chỉ số về số lần MĐTQ trung bình của lưới điện phân phối - MAIFI
11 Số vụ tai nạn lao động hàng năm Vụ 0 0 Đạt
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch
2018 Đánh giá III Nhóm chỉ tiêu: tài chính
Tổng chi phí hoạt động/Sản lượng điện thương phẩm Đ/kWh ≤ 279 275,40 Đạt
13 Tổng chi phí chi cho
CBCNV/Tổng chi phí ≤ 0,065 0,059 Đạt
14 Tổng chi phí SCTX và
15 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận % ≥ 100 752,51 Đạt
IV Nhóm chỉ tiêu: nhân sự - đào tạo
16 Số nhân viên được đào tạo, bồi huấn/Tổng số CBCNV
17 Số ngày nghỉ do ốm, đau, bệnh tật, Ngày/lđ ≤ 0,5 0,97 Chưa đạt
Từ bảng số liệu 3.10 cho thấy, các chỉ tiêu 17 PCBTR thực hiện trong năm
Tình hình thực hiện chi phí năm 2018 của PCBTR là 72 tỷ đồng, vượt 0,06 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 100,1% kế hoạch EVN SPC giao năm 2018 Cụ thể:
Bảng 3.11: Tình hình thực hiện chi phí năm 2018 [7]
(Nguồn báo cáo kinh doanh)
(Đơn vị tính: tỷ đồng) Kế hoạch Thực hiện
5 Tuyên truyền tiết kiện điện 2,50 2,50 100,0
(Đơn vị tính: tỷ đồng) Kế hoạch Thực hiện
Trong 6 hạng mục chi phí thì PCBTR thực hiện bằng hoặc thấp hơn kế hoạch
4 hạng mục, vượt kế hoạch 2 hạng mục là chi phí vật liệu và bằng tiền khác
+ Về chi phí vật liệu: thực hiện vượt 1,2 tỷ đồng so với kế hoạch Nguyên nhân chính là chi phí cấp để thay bảo trì và gắn mới điện kế 1 pha cho khách hàng thực tế lớn hơn kế hoạch đề ra nhằm giải quyết nhu cầu sử dụng điện của khách hàng và thực hiện đúng Pháp lệnh đo lường Ngoài ra, trong năm 2018, PCBTR đã cấp chi phí sửa chữa thường xuyên để phục vụ công tác thay đổi giá bán điện (thay đổi giá bán điện từ 1 giá lên 3 giá cho khách hàng sử dụng trên 2.000kW) Đối với điện kế thay đổi giá không thể biên chế vào công trình sửa chữa lớn được do các điện kế trên chưa đến niên hạn thay bảo trì
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là công tác quan trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp, bởi xét cho cùng bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp cũng hướng đến mục tiêu cuối cùng là lợi ích hay chính là lợi nhuận mang lại
Bảng 3.12: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2014 – 2018 [7] Đơn vị: triệu đồng
- Doanh thu hoạt động sản xuất khác 4.371 5.453 5.133 3.369 24.178
- Doanh thu cung cấp dịch vụ 6.681 8.273 7.105 6.849 7.578
- Doanh thu hoạt động tài chính 729 353 150 85 88
- Doanh thu hoạt động khác 3.700 869 1.056 152 1.513
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.254.919 1.449.648 1.648.651 1.845.440 2.193.319
- Chi phí sửa chữa lớn 26.791 38.129 28.181 24.791 60.743
- Chi phí phát triển khách hàng 22.530 25.367 11.434 7.126 7.077
- Chi phí dự phòng trợ cấp mất việc làm 70 165 113 829 891
- Chi phí dự phòng nợ khó đòi 0 0 0 0 0
- Chi phí bằng tiền khác 34.205 34.469 24.426 29.315 34.133
Một số tiêu chí hiệu quả như sau:
3.4.1.1 Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lợi (Profitability ratios)
Bảng 3.13 cho thấy, tuy lợi nhuận gộp của Công ty tương đối lớn nhưng lợi nhuận ròng lại âm hay lợi nhuận không nhiều, chứng tỏ chi phí phân phối tại Công ty còn cao hơn so với kỳ vọng đặt ra Điều này đòi hỏi Công ty cần có nhiều biện pháp để kiểm soát và hạ thấp chi phí phân phối xuống Mặt khác, để xác định chính xác kết quả sản xuất kinh doanh tại các Công ty điện lực, EVN và EVN SPC cần nghiên cứu để xác định chính xác giá bán buôn nội bộ để các Công ty phân phối có cơ sở xác định được giá bán lẻ khu vực, nhằm đảm bảo lợi nhuận cho khâu phân phối
Bảng 3.13: Các tỷ số khả năng sinh lợi theo năm [7]
Doanh thu thuần Tỷ đ 1.490 1.738 1.984 2.214 2.596 Giá vốn mua điện Tỷ đ 1.261 1.446 1.628 1.823 2.169
Chi phí phân phối Tỷ đ 294 321 356 376 397
Vốn chủ sở hữu Tỷ đ 211 212 212 211 211
3.4.1.2 Các tỷ số về khả năng thanh toán
Bảng 3.14: Các tỷ số về khả năng thanh toán của Công ty năm 2014 – 2018 [7]
(Nguồn báo cáo tài chính)
Khả năng thanh toán hiện thời 0,14 0,10 0,12 0,20 0,23 Khả năng thanh toán nhanh 0,11 0,08 0,08 0,11 0,17
Các tỷ số về khả năng thanh toán hiện thời cũng như thanh toán nhanh của Công ty có chiều hướng tăng lên trong các năm 2014, 2017, 2018 và giảm xuống trong năm 2015, 2016 Tuy nhiên, những biến động này tương đối nhỏ, không ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán cũng như hoạt động của Công ty
Bảng 3.15: Các tỷ số nợ của Công ty các năm 2014 – 2018 [7]
(Nguồn báo cáo tài chính)
Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 0,36 0,34 0,35 0,29 0,30
Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,64 0,66 0,65 0,71 0,70
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1,75 1,98 1,85 2,47 2,36
Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có chiều hướng giảm dần qua các năm, thể hiện việc Công ty tăng cường sử dụng nguồn vốn vay để phát triển và mở rộng sản xuất, làm giảm mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, tăng chi phí vốn vay
3.4.2 Các t ỷ s ố v ề hi ệ u qu ả ho ạ t độ ng (Activity ratios)
Bảng 3.16: Các tỷ số về hiệu quả hoạt động của Công ty năm 2014 - 2018 [7]
Hiệu quả hoạt động tổng tài sản 2,57 2,75 3,28 3,02 3,67
Các tỷ số đánh giá hoạt động của tài sản đều lớn hơn 1 gấp nhiều lần, thể hiện doanh thu cao hơn vốn đầu tư Từ đó, đánh giá việc khai thác tài sản của Công ty có hiệu quả
3.4.3 Hi ệ u qu ả s ử d ụ ng lao độ ng
Bảng 3.17: Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Công ty năm 2014 – 2018 [7]
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
Lao động Người 785 815 803 813 825 Điện thương phẩm Tr.kWh 983,33 1023,49 1204,57 1335,21 1491,35
II Năng suất Điện thương phẩm kWh/người 1.253 1.256 1.500 1.642 1.808
Từ bảng 3.17 cho thấy, năng suất lao động của Công ty được tăng lên liên tục qua các năm: tốc độ tăng năng suất thương phẩm năm 2015, 2016, 2017, 2018 tương ứng là 0,25%, 19,45%, 9,48% và 10,07%; tốc độ tăng năng suất doanh thu năm 2015, 2016, 2017, 2018 tương ứng là 12,35%, 15,86%, 10,22% và 15,55; tốc độ tăng năng suất khách hàng năm 2015, 2016, 2017, 2018 tương ứng là 0,3%, 5,76%, 2,6%, 2,23% so với năm trước Điều này chứng tỏ Công ty hết sức tiết kiệm lao động và đã bố trí, khai thác tốt nguồn lực lao động
3.4.4 Thu nh ậ p c ủ a ng ườ i lao độ ng
Bảng 3.18: Thu nhập bình quân của lao động trong Công ty năm 2014 – 2018 [7]
(Nguồn báo cáo nhân sự)
Tổng bình quân thu nhập
Từ bảng số liệu thống kê 3.18 cho thấy, trong những năm gần đây, thu nhập của người lao động trong PCBTR nhìn chung không ngừng tăng lên trên 8% mỗi năm, riêng năm 2016 do điều phối lại hoạt động sản xuất trong SPC nên thu nhập tăng thấp hơn các năm khác Thu nhập tăng một phần do điều chỉnh mức lương tối thiểu, phần khác do Công ty tiết kiệm, bố trí khai thác hiệu quả nguồn lực lao động, tăng cường các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, tạo thêm việc làm và thu nhập chính đáng cho người lao động Đây chính là nguồn động lực chính giúp người lao động ổn định, gắn bó lâu dài và đóng góp tích cực cho phát triển Công ty.
Đánh giá chung về hoạt động của Công ty
Truyền thống đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ với nòng cốt là đội ngũ đảng viên gồm 332 người, chiếm 40,24% tổng số CBCNV Giám đốc kiêm bí thư đảng bộ Công ty, tạo được sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đều được Công ty chấp hành nghiêm và đúng quy định
Sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của chính quyền, các sở ban ngành trên địa bàn cùng với sự chỉ đạo EVN, EVN SPC
Mô hình tổ chức thống nhất giảm chồng chéo trong quản lý điều hành, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Thực hiện cơ bản hoàn tất tái cơ cấu, thống nhất mô hình hoạt động của các Phòng/Đội/Điện lực của đơn vị Triển khai xây dựng thang đo đánh giá các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí đánh giá Công ty Điện lực,… theo đúng yêu cầu, tiến độ EVN SPC; EVN SPC đã thực hiện cơ chế quản lý theo hướng phân cấp mạnh, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, đáp ứng hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu của EVN phê duyệt; Xây dựng từng bước PCBTR có đủ điều kiện và năng lực để tham gia thị trường điện khi triển khai thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh
Việc xây dựng quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, đã phát huy được thế mạnh của Công ty trong quản lý điều hành cũng như kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ góp phần nâng cao uy tín của Công ty PCBTR đã thực hiện chuẩn hóa lại hệ thống quy chế quản lý nội bộ theo mô hình ISO thống nhất chung trong toàn EVN SPC nhằm tối ưu hóa hoạt động theo hướng "Phân quyền - Kiểm soát", đáp ứng các mục tiêu đơn giản hóa, biểu mẫu hóa, thời lượng hóa, địa chỉ hóa trách nhiệm, tin học hóa và hiện đại hóa
Trong những năm qua, PCBTR không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống thu nhập của người lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước So với một số Công ty Điện lực có cùng điều kiện trong EVN SPC thì PCBTR đã có nhiều cố gắng hoàn thành vượt mức một số chỉ tiêu kế hoạch được EVN SPC giao hàng năm Số liệu thực hiện năm 2018 thể hiện qua các bảng 3.19
Từ số liệu trong bảng 3.19 cho thấy, mức độ tăng trưởng doanh thu, giá bán bình quân, cao hơn so với các Công ty Điện lực tương đương khác trong EVN SPC
Tỷ lệ tổn thất năm 2018 giảm nhiều so với kế hoạch và các Công ty Điện lực tương đương khác trong EVN SPC
Có được kết quả nêu trên là do PCBTR đã phát huy được nội lực, thực hành dân chủ trong điều hành, khai thác tối đa và hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực lao động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời, Công ty đã tranh thủ tối đa nguồn vốn của EVN SPC để đầu tư cải tạo, sửa chữa nâng cấp lưới điện hiện có để giảm tổn thất, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; đẩy mạnh việc lắp đặt công tơ điện tử, hiện đại hóa hệ thống đo đếm điện năng, thực hiện có hiệu quả chương trình quản lý hệ thống đo xa; triển khai hóa đơn điện tử và mở rộng các hình thức giao dịch điện tử như thông tin đến khách hàng qua Website, tin nhắn, trả tiền điện tự động qua các dịch vụ ngân hàng…
Bảng 3.19: Thống kê thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện năng năm 2018 trong EVN SPC [10]
(Nguồn báo cáo tổng kết công tác kinh doanh năm 2018 của EVN SPC)
TT Công ty Điện lực
Thương phẩm (Triệu kWh) Giá bán bình quân (đ/kWh) Tỷ lệ tổn thất (%)
2018 ± so cùng kỳ ± so kế hoạch
2018 ± so cùng kỳ ± so kế hoạch
2018 ± so cùng kỳ ± so kế hoạch
TT Công ty Điện lực
Thương phẩm (Triệu kWh) Giá bán bình quân (đ/kWh) Tỷ lệ tổn thất (%)
2018 ± so cùng kỳ ± so kế hoạch
2018 ± so cùng kỳ ± so kế hoạch
2018 ± so cùng kỳ ± so kế hoạch
TT Công ty Điện lực
Thương phẩm (Triệu kWh) Giá bán bình quân (đ/kWh) Tỷ lệ tổn thất (%)
2018 ± so cùng kỳ ± so kế hoạch
2018 ± so cùng kỳ ± so kế hoạch
2018 ± so cùng kỳ ± so kế hoạch
Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế giải quyết “một đầu mối, một cửa”, tạo điều kiện để phát huy tính tự chủ, năng động sáng tạo của các đơn vị nhằm giải quyết nhanh vấn đề phát sinh, nhất là các yêu cầu của khách hàng, thể hiện ở những điểm sau:
- Đã triển khai mô hình tổ chức, từng bước thực hiện phân cấp theo Quy chế
“Tổ chức và hoạt động của Công ty Điện lực/Điện lực cấp tỉnh Bến Tre/huyện trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” ban hành theo Quyết định số 212/QC-EVN, ngày 29/3/2013 của Hội đồng thành viên EVN;
- Đã ban hành quy định về chuẩn hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý điều hành; làm tốt công tác quy hoạch và từng bước đào tạo để đảm bảo và phát huy nguồn nhân lực của Công ty;
- Điều chỉnh, ban hành kịp thời các quy định, quy chế làm việc phù hợp với mô hình tổ chức mới; thành lập các tổ điện tổng hợp phụ trách kinh doanh ở các xã, giải quyết nhanh sự cố mất điện và các yêu cầu phát sinh của khách hàng;
- Từng bước mở rộng và hoàn thiện các cơ chế quản lý, phương thức điều hành; triển khai có hiệu quả việc ứng dụng tin học trong quản lý; thực hiện đồng bộ các khâu dịch vụ từ ký hợp đồng mua bán điện đến thu tiền, làm tốt công tác thu tiền điện phát sinh, giảm nợ đọng;
- Chú trọng các giải pháp kỹ thuật tăng cường đầu tư cải tạo hệ thống trạm biến áp, lưới điện, không ngừng mở rộng mạng lưới tới các địa bàn tiêu thụ, đảm bảo chất lượng điện, giảm tổn thất, hạn chế và giải quyết nhanh mọi sự cố điện;
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty còn một số hạn chế:
- Về thực hiện chi phí phân phối: Việc tiết kiệm chi phí luôn được Công ty quan tâm và thực hiện, tuy nhiên kết quả chi phí trong một số năm gần đây vẫn vượt so với kế hoạch EVN SPC giao Trong đó có nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, có thể kể ra như sau:
+ Về chủ quan: Do cơ chế quản lý hạch toán phụ thuộc, không giao giá bán điện đầu vào để xác định lợi nhuận, tính toán hiệu quả kinh doanh, cộng với cơ chế phân bổ điều hoà một cách tương đối thu nhập của người lao động giữa các Công ty trong toàn EVN SPC làm cho các Công ty nói chung, PCBTR nói riêng thiếu động lực cũng như những ràng buộc mang tính pháp lệnh về đảm bảo mục tiêu chi phí Đồng thời, cũng do cơ chế phân cấp này, việc lập, duyệt và thực hiện kế hoạch hàng năm của Công ty chưa được toàn diện, chưa tính đến hệu quả kinh tế mang lại mà chỉ tính đến mục tiêu phấn đấu đạt những chỉ tiêu mà EVN SPC giao
+ Về khách quan: Thực hiện đúng Pháp lệnh đo lường, PCBTR đã thực hiện thay bảo trì, gắn mới và sửa chữa thường xuyên để phục vụ công tác thay đổi giá bán điện điện kế nên đã làm gia tăng chi phí Ngoài ra, PCBTR cũng đã thực hiện chi bồi dưỡng chế độ độc hại cho công nhân trực tiếp theo văn bản hướng dẫn của EVN SPC Tuy nhiên, hạng mục chi phí này EVN SPC chưa tính trong kế hoạch
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công
Vai trò của công ty bán lẻ trong thị trường điện cạnh tranh
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là bước phát triển cao nhất của thị trường điện Khi đó tất cả các khâu từ phát điện, bán buôn đến bán lẻ điện đều có sự cạnh tranh Do đó, hoạt động giao dịch thị trường rất phức tạp, đòi hỏi hệ thống quy định cho hoạt động của thị trường phức tạp hơn Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh cho vận hành thị trường rất lớn Trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, chức năng kinh doanh bán lẻ điện của các công ty phân phối sẽ được tách khỏi chức năng quản lý và vận hành lưới phân phối
Các công ty bán lẻ điện là thành phần mới xuất hiện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, là đơn vị trực tiếp cuối cùng kinh doanh bán lẻ điện năng và là đầu mối trực tiếp tiếp xúc khách hàng Vấn đề đặt ra đối với các công ty bán lẻ về mô hình quản lý, vai trò, cơ chế tổ chức, hoạt động và cơ sở hạ tầng như thế nào khi vận hành thị trường điện cạnh tranh
Một số nguyên tác xây dựng và phát triển thị trường điện cạnh tranh:
Thứ nhất, đảm bảo cân bằng giữa khả năng cung - cầu điện; Thứ hai, giảm thiểu các chi phí sản xuất, kinh doanh điện năng; Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của người sản xuất và cung ứng điện, đồng thời, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng điện tự do chọn lựa phương thức mua điện và đối tác bán điện để ký hợp đồng; Thứ tư, loại trừ sự độc quyền trong sử dụng lưới truyền tải, phân phối; tạo môi trường thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và phát triển điện lực; Thứ năm, nâng cao tính an toàn, ổn định trong cung cấp điện và dịch vụ điện; Thứ sáu, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường
Giá điện là yếu tố quan trọng nhất đối với thị trường cạnh tranh Giá điện lại có liên quan đến chi phí về sử dụng các dạng năng lượng sơ cấp Giá điện tối ưu cho người sản xuất và người tiêu thụ có liên quan trực tiếp đến sử dụng tối ưu các dạng năng lượng sơ cấp trong hệ thống điện và cũng có tác động lớn đến chi phí của giá thành các sản phẩm, hàng hóa Do vậy, hoạt động của thị trường điện cạnh tranh sẽ mang lại kết quả không nhỏ trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng
Các công ty phát điện chào giá bán và trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện với các đơn vị bán buôn, các đơn vị bán lẻ điện trong khu vực hoặc khách hàng sử dụng điện lớn theo các hợp đồng song phương hoặc thông qua thị trường điện ngắn hạn Các đơn vị bán lẻ chào giá và bán điện cho các khách hàng theo các hợp đồng song phương với giá thị trường Đơn vị điều hành giao dịch thị trường chịu trách nhiệm lập kế hoạch huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện chuyển cho đơn vị điều độ hệ thống thực hiện điều hành hệ thống điện Đơn vị điều hành giao dịch thị trường chịu trách nhiệm lập hóa đơn thanh toán đối với lượng công suất, điện năng mua bán ngắn hạn và chi phí cho sử dụng các dịch vụ phụ trợ cho các đơn vị tham gia thị trường Đơn vị truyền tải điện và các đơn vị phân phối chịu trách nhiệm đảm bảo phương tiện kỹ thuật cho việc thực hiện các giao dịch mua bán điện trên thị trường Đơn vị bán lẻ điện sẽ phải thanh toán phí truyền tải cho đơn vị truyền tải điện, phí phân phối cho đơn vị phân phối điện, phí giao dịch và phí sử dụng các dịch vụ phụ trợ cho đơn vị điều hành thị trường Cơ quan điều tiết điện lực qui định mức phí truyền tải, phí phân phối, phí sử dụng các dịch vụ phụ trợ và phí giao dịch áp dụng cho các đối tượng tham gia thị trường
Vai trò của đơn vị bán lẻ trong thị trường điện:
- Theo dõi và thực hiện việc tuân thủ các nghĩa vụ theo Luật, quy định trong thị trường bán lẻ
- Báo cáo về hoạt động của thị trường, nợ quá hạn, công tác giải quyết nợ khó đòi
- Cấp phép cho các đơn vị bán lẻ tham gia thị trường Công tác tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, bảo đảm an sinh xã hội Bảo đảm quyền lợi cho người lao động, công nhân, sinh viên thuê nhà trọ để ở được hưởng giá điện theo quy định, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giá cho các hộ nghèo, thu nhập thấp Triển khai thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng điện thông qua trạm biến áp chuyên dùng do ngành điện đầu tư
- Đưa ra các chính sách buộc các nhà bán lẻ phải áp dụng nhằm hỗ trợ khách hàng
- Quản lý hóa đơn Quản lý hệ thống cửa hàng bán lẻ để đảm bảo hoạt động của thị trường và quyền lợi của khách hàng khi có một đơn vị bán lẻ không chịu thực thi khi tham gia thị trường.
Cơ hội và thách thức khi tham gia thị trường
Có thể nói, bán lẻ là một ngành dịch vụ mang lại rất nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế, người tiêu dùng cũng như đóng góp vào GDP của đất nước Việc hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ đem đến cho các doanh nghiệp kinh doanh điện năng những cơ hội lớn Chỉ có việc triển khai thị trường điện một cách “sòng phẳng” thì ngành Điện nói chung, EVN nói riêng mới có cơ hội thu hút đầu tư, đảm bảo sản xuất – kinh doanh hiệu quả một cách bền vững Như vậy, triển khai sớm thị trường điện cũng là một cách giúp EVN và các đơn vị tìm kiếm được cơ hội phát triển cho chính mình – dù là những cơ hội trong thử thách…
Trước hết, sự tham gia đa dạng của các doanh nghiệp kinh doanh điện năng sẽ tạo ra một luồng gió mới, một cú hích cho ngành điện Việt Nam Hội nhập, mở cửa thị trường sẽ tạo ra tốc độ phát triển ngày càng nhanh, tăng áp lực cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp kinh doanh điện Việt phải mạnh mẽ hơn, năng động hơn, có động lực hơn để có thể phát triển theo hướng hiện đại
Thứ hai, việc mở cửa thị trường bán lẻ điện năng sẽ cung cấp thêm những dịch vụ và các hoạt động mới, mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng
Thứ ba, sự có mặt của các doanh nghiệp bán lẻ điện năng nước ngoài vào Việt Nam sẽ làm cho phân khúc bán lẻ phát triển mạnh và làm cho hệ thống bán lẻ truyền thống của chúng ta phải tăng cường sức cạnh tranh và buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ổn định, vững chắc sẽ được chuyển đổi một cách linh hoạt từ mô hình thị trường buôn điện cạnh tranh Hiện nay các đơn vị thuộc EVN bán lẻ cho hơn 80% số hộ sử dụng, còn lại do các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã đảm nhiệm
Về lâu dài, khi thị trường điện được phát triển lên các cấp độ cao hơn, số lượng các khách hàng tiêu thụ điện có cơ hội được lựa chọn nhà cung cấp điện sẽ tăng dần lên theo thời gian; tài chính các khâu trong ngành điện được cải thiện Đặc biệt, giá điện sẽ hình thành hợp lý dựa trên quy luật cung - cầu khách quan, chất lượng cung cấp điện được tăng lên, việc sử dụng điện sẽ hiệu quả hơn và các khách hàng sử dụng điện sẽ được hưởng các lợi ích khác từ thị trường điện cạnh tranh Chính vì thế, phát triển thị trường điện cạnh tranh là mục tiêu chiến lược trong phát triển thị trường điện Việt Nam Phát triển thị trường điện cạnh tranh sẽ tạo động lực nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh điện, đồng thời nâng cao tính minh bạch
Mặc dù thị trường phát điện cạnh tranh đã được vận hành theo chiều hướng thuận lợi, nhưng chuyển nhanh sang thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vẫn không hề dễ dàng
Khi tham gia thị trường cạnh tranh, ngành điện nói chung và các công ty điện lực nói riêng sẽ đối mặt với những thách thức về cơ chế, chính sách quản lý: Thứ nhất, các công ty điện lực xác định lại một vai trò mới trong ngành điện: không còn độc quyền, không còn cơ chế xin cho như hiện tại Thứ hai, môi trường cạnh tranh sẽ tạo áp lực giảm giá, do đó một phần lợi nhuận sẽ ảnh hưởng, có thể dẫn đến những vấn đề tài chính cho công ty Lúc này, công ty sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến việc tối ưu hóa chi phí, doanh thu bù chí phí, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng để cạnh tranh… Thứ ba, không được hưởng các khoản trợ cấp tài chính như: bù lỗ giá điện, miễn thuế thu nhập, được ưu đãi trong việc sử dụng một số dịch vụ có chi phí thấp hơn,…
Ngành điện trong thị trường độc quyền được quản lý thông qua sự điều tiết của cơ quan nhà nước phản ứng chậm với thay đổi và hoạt động vì lý do chính trị hơn là kinh tế Nhưng trong thị trường cạnh tranh, rủi ro cao hơn trong các quyết định, chiến lược, thay đổi của đối thủ cạnh tranh đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận, kết quả hoạt động của doanh nghiệp Đó cũng là lý do tại sao các dịch vụ có cạnh tranh thường thì kết quả của các đơn vị tư nhân sẽ tốt hơn
Khó khăn về hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống quy tắc, quy định cho thị trường, chất lượng nguồn nhân lực… sẽ là những vấn đề cần giải quyết khi triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Giải pháp tái cấu trúc ngành điện, kiện toàn cơ cấu tổ chức của các đơn vị tham gia thị trường để phù hợp và đủ khả năng thực hiện các chức năng mới trong thị trường bán lẻ Phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh phải đi từng bước, thận trọng, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để tìm ra được mô hình thị trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam
Từ lý luận và kết quả phân tích đánh giá hiện trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PCBTR, có thể đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hướng đi cho Công ty Điện lực Bến Tre trong thị trường cạnh tranh.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
4.2.1 Nhóm gi ả i pháp v ề qu ả n tr ị doanh nghi ệ p
Quản trị doanh nghiệp là hoạt động chi phối mối quan hệ giữa ban điều hành doanh nghiệp và các bên có liên quan đến doanh nghiệp đó, bao gồm: cổ đông, khách hàng, chính quyền, nhân viên, nhà thầu, nhà cung cấp hàng, tổ chức tín dụng và cộng đồng Việc xây dựng được một cơ cấu tổ chức một cách khoa học, phù hợp với quy mô và mục tiêu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ là hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp hướng vào mục tiêu chính là hiệu quả trong từng khâu, từng lĩnh vực công việc và cuối cùng là lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và xã hội Cần hoàn thiện khuôn khổ quản trị doanh nghiệp trên nền tảng của sự công bằng, liêm chính, trách nhiệm và minh bạch
Bảng 4.1: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Bến Tre với Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa năm 2018 [7] [15] Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Công ty Điện lực
Bến Tre Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa
- Doanh thu hoạt động sản xuất khác 24.178
- Doanh thu cung cấp dịch vụ 7.578
- Doanh thu hoạt động tài chính 88 26.455
- Doanh thu hoạt động khác 1.513
Chỉ tiêu Công ty Điện lực
Bến Tre Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa
- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ,
- Chi phí khấu hao TSCĐ 95.476 90.617
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.193.319 4.268.382
- Chi phí sửa chữa lớn 60.743 45.692
- Chi phí phát triển khách hàng 7.077
- Chi phí dự phòng trợ cấp mất việc làm 891
- Chi phí dự phòng nợ khó đòi
- Chi phí bằng tiền khác 34.133 22.881
Từ bảng so sánh ở trên, cho thấy Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa hoạt động hiệu quả hơn so với Công ty Điện lực Bến Tre Lợi nhuận mà Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa mang lại trong năm 2018 là 69,32 tỷ đồng, trong khi Công ty Điện lực Bến Tre không mang lợi nhuận Đối với PCBTR, toàn bộ mô hình tổ chức hiện nay đều do EVN SPC quyết định Tuy nhiên, trước mắt có thể tập trung cải thiện ở một số vấn đề sau:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hợp lý và hiệu quả + Xây dựng cơ chế phối hợp, chức năng nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng chức năng thuộc Công ty theo tiêu chí “một cửa – liên thông và hiện đại” ở tất cả các khâu Cụ thể hóa, địa chỉ hóa, cá nhân hóa chức năng nhiệm vụ để nâng cao trách nhiệm cá nhân, bộ phận đầu mối, để đánh giá đúng năng lực người thực hiện
+ Chuẩn hóa các chức danh, xây dựng bảng mô tả công việc cho từng chức danh làm cơ sở cho việc bố trí lao động phù hợp, tập trung cải cách công tác quản lý phân công, phân quyền, phân cấp
+ Tối ưu hóa các quy trình, quy định; áp dụng triệt để việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chương trình chữ ký điện tử cho các lãnh đạo
+ Áp dụng công cụ quản lý Kaizen vào cải cách hành chính gồm 4 bước: xây dựng, đào tạo để cải tiến, thực hiện, duy trì và phát triển
- Hoàn thiện các tiêu chí kiểm soát, đánh giá hoạt động của Công ty, đặc biệt các chỉ tiêu về quản trị doanh nghiệp như:
+ Sản lượng điện mua, tổn thất, thương phẩm, doanh thu, giá bán, phát triển khách hàng;
+ Các chi phí phát sinh như tiền lương, chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, dịch vụ mua ngoài ;
+ Các tiêu chí về quản lý vận hành như sự cố lưới điện, sự cố thiết bị, thời gian mất điện thoáng qua và kéo dài, những thiệt hại về sản lượng và doanh thu do mất điện;
+ Các tiêu chí về năng suất hiệu quả như chi phí phân phối/kWh điện thương phẩm, số khách hàng/lao động, số km đường dây/lao động, số trạm biến áp/lao động, số kWh điện thương phẩm/lao động, số đồng doanh thu/lao động, chi phí sửa chữa/doanh thu
Tổ chức theo dõi, phân tích đánh giá việc thực hiện chi phí, qua đó phát hiện và cải thiện những chi phí bất hợp lý nhằm tối ưu hóa chi phí ở từng khâu, từng bộ phận góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả chung của toàn công ty
Xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm, trong đó chú trọng đến việc sắp xếp thứ tự ưu tiên, tính toán trọng tâm, trọng điểm căn cứ vào hiệu quả mang lại, tránh đầu tư dàn trải các nguồn lực như hiện nay
Xây dựng lại các quy chế thi đua khen thưởng, quy chế tiền lương, quy chế sản xuất khác phù hợp với những cải tiến ở trên theo nguyên tắc:
- Thiết lập lại các tiêu chuẩn công việc của từng CBCNV để làm cơ sở đánh giá mức năng suất, từ đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của CBCNV để thực hiện bố trí, sắp xếp lại cho phù hợp và xem xét thi đua, khen thưởng Tất cả mọi công việc của từng bộ phận đều được ghi nhận, đánh giá và chi trả đúng theo mức độ đóng góp làm lợi Chú trọng phân tích độ tuổi, sức khỏe, đánh giá khả năng đảm trách công việc, lực lượng lao động trực tiếp từ đó giải quyết lao động không đủ sức khỏe và tuổi đời cao vào các công việc phù hợp
- Áp dụng phương pháp WHY – WHAT – HOW trong công tác thiết lập và triển khai các mục tiêu
4.2.2 Nhóm gi ả i pháp v ề qu ả n l ý v ậ n hành và kinh doanh đ i ệ n
4.2.2.1 Giảm tổn thất điện năng
Tổn thất điện năng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống điện Giảm tổn thất điện năng chính là giảm sản lượng điện mua, giảm chi phí mua điện đầu vào Để giảm tổn thất điện năng, Công ty cần tập trung vào những giải pháp sau: a) Công tác thực hiện định kỳ a.1) Đối với lưới trung thế
- Theo dõi và chạy phần mềm PSS/ADEPT để tính toán vận hành tối ưu lưới điện, theo dõi thông số vận hành, đề xuất điều chỉnh công suất phản kháng, di dời các cụm tụ bù hợp lý Ước tính khi lực chọn phương án di dời tụ bù hợp lý giảm 2000kWh/1 cụm tụ/tháng
- Phát quang hành lang an toàn lưới điện trung thế khi kiểm tra phát hiện vị phạm hành lang Ước tính khi xử lý hành lang vi phạm giảm 300kWh/1km/tháng
- Cân pha đường dây trung thế đảm bảo dòng lệch pha