1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
Tác giả La Thị Phượng
Người hướng dẫn PGS.TS. Hồ Xuân Quang
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Thành phố Quy Nhơn
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (11)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn (13)
  • 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu (0)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
  • 6. nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn (0)
  • 7. Kết cấu của luận văn (0)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ (17)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (17)
      • 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản (17)
      • 1.1.2. Nội dung và tiêu chí xây dựng NTM (23)
      • 1.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng NTM (26)
      • 1.1.4. Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của nhà nước về xây dựng NTM (0)
      • 1.1.5. Xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số (31)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (32)
      • 1.2.1. Tổng quan về huyện Kbang, tỉnh Gia Lai (32)
      • 1.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai .................... 26 1.2.3. Chủ trương của Tỉnh ủy Gia Lai về xây dựng nông thôn mới vùng (34)
      • 1.2.4. Kinh nghiệm về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương của tỉnh Gia lai (41)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC (45)
    • 2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện (45)
    • 2.2. Kết quả xây dựng NTM vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang, tỉnh (48)
      • 2.2.1. Kết quả rà soát thực trạng, phương án xây dựng khu dân cư, lộ trình, giải pháp lồng ghép (48)
      • 2.2.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí làng nông thôn mới vùng đồng bào (50)
    • 2.3. Đánh giá chung về xây dựng làng NTM vùng DTTS ở huyện Kbang (76)
      • 2.3.1. Thành tựu (76)
      • 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế (78)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế (79)
      • 2.3.4. Bài học kinh nghiệm (80)
  • CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI (83)
    • 3.1. Quan điểm và phương hướng (83)
      • 3.1.1. Một số quan điểm cơ bản (83)
      • 3.2.2. Phương hướng xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới (83)
    • 3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới (86)
      • 3.2.1. Giải pháp chung (86)
      • 3.2.2. Giải pháp cụ thể (90)
  • KẾT LUẬN (97)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách ngày càng toàn diện và phù hợp về công tác dân tộc với quan điểm: Tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS (DTTS) sinh sống là đầu tư cho phát triển, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nhằm đạt mục tiêu

“không để ai bị bỏ lại phía sau” Trên cơ sở đó, nhiều nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án do Ủy ban Dân tộc và các tỉnh, thành phố ban hành đều có lồng ghép nội dung chính sách cụ thể đối với vùng đồng bào DTTS đúng theo tinh thần các chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã ban hành

Trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đó chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tính từ năm 2015 đến nay, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu với Chính phủ, Quốc hội phê duyệt, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể, thực hiện các cơ chế, chính sách, dự án nông nghiệp, nông dân, nông thôn vùng đồng bào DTTS như: Quyết định số 582/QĐ-TTg, ngày 28-4-2017, của Thủ tướng Chính phủ, “Phê duyệt thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016 - 2020”; Quyết định số 900/QĐ-TTg, ngày 20-6-2017, của Thủ tướng Chính phủ, “Về việc phê duyệt xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020”; Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18-11-2019, của Quốc hội, “Về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” Đó cũng chính là những nền tảng pháp lý quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đến nay, phong trào xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng nông thôn mới ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng tự hào Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, nhiều địa phương trở thành những miền quê phát triển, đáng sống

KBang là một huyện miền núi nằm ở phía Đông của tỉnh Gia Lai có 14 xã, thị trấn Những năm qua, kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn của huyện KBang từng bước phát triển Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong thời gian qua Huyện ủy Kbang đã lãnh đạo chính quyền và Nhân dân huyện tổ chức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, với quan điểm xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Kbang, cũng như của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh trật tự của khu vực nông thôn, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững Đề góp phần xây dựng nông thôn mới trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, việc triển khai các chương trình, chính sách dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đầy đủ, kịp thời, huy động lồng ghép nhiều nguồn lực theo các chính sách của Trung ương cùng với nguồn lực của địa phương và nguồn vốn xã hội hóa khác để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tuy nhiên, tại những xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc xây dựng NTM vẫn còn nhiều trở ngại Do đó, để rút ngắn khoảng cách này ngoài những đột phá từ chính sách, đòi hỏi nỗ lực vượt bậc của các địa phương cũng như người dân để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới Xuất phát từ những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải đánh giá đúng thực trạng và phải tìm ra các giải pháp hiệu quả hơn nữa để thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài “ Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Chính trị học.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Liên quan đến đề tài, trong thời gian gần đây đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu trong nước công bố nhiều bài, nhiều công trình nghiên cứu Có thể thấy một số công trình tiêu biểu:

Tác giả Vũ Văn Phúc trong cuốn sách “Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2012 với nhiều bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung ương, các địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng NTM, với những nội dung như: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM, đặc biệt thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam được trình bày khá phong phú về thực tiễn triển khai xây dựng NTM ở một số tỉnh: Lào Cai, Nghệ An, Phú Thọ, Ninh Bình, Thái Nguyên, Lai Châu

Tác giả Hồ Xuân Hùng với bài viết “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta” trên Tạp chí Cộng sản, số 819 (tháng 01/2011) trang 47-52 đã nêu rõ nội dung nông thôn và NTM XHCN Việt Nam được thể hiện ở ba chức năng: chức năng về sản xuất nông nghiệp, gìn giữ bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc và bảo đảm môi trường sinh thái Tác giả cũng nhấn mạnh một số biện pháp và điều kiện nhằm thực hiện 19 tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay

Tác giả Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh với công trình “Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2009 đã phân tích chủ yếu ba vấn đề: thứ nhất, nông thôn Việt Nam trước yêu cầu mới; thứ hai, hình dung ban đầu về những tiêu chí của mô hình

NTM; thứ ba, về những nhân tố chính của mô hình NTM như: kinh tế, chính trị, văn hóa, con người, môi trường Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình NTM có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách

Cuốn Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới - Kỷ yếu 10 năm xây dựng NTM của Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 biên soạn và được Nhà xuất bản Công thương ấn hành năm 2019 và tập tài liệu của Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 Nguồn tài liệu này nhấn mạnh sự đúng đắn của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, ghi nhận quá trình xây dựng, tổ chức và thực hiện 10 năm Nghị quyết số 26-NQ/TW về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn và 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM

Bên cạnh đó, bản thân tôi còn tiếp cận một số luận án, luận văn, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, các website liên quan tới xây dựng NTM vùng đồng bào DTTS như: Nguyễn Thị Hoa (2020), Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bát xát Lào Cai đến năm 2020 Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên; Vương Đình Thắng (2015), Xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phạm Thị Trâm Anh (2020), “Nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số - mô hình đặc trưng riêng của tỉnh Gia Lai”, Tạp chí Cộng sản số ra ngày 24 tháng 2 năm 2020; Ngọc Bích (2021), Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025: Nông thôn mới là nền tảng, cơ cấu lại nông nghiệp là căn bản, nhân dân là chủ thể

Như vậy, điểm lại một số công trình nghiên cứu trên tôi nhận thấy, hầu hết đều đề cập đến những nội dung cơ bản trong công tác xây dựng NTM hiện nay và xây dựng làng nông thôn mới trong dân tộc thiểu số nói chung Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về công tác xây dựng NTM trong vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Kbang nói riêng Vì thế, những nguồn tài liệu quý trên có ý nghĩa gợi mở để chúng tôi hình thành ý tưởng, có giá trị tham khảo quan trọng, cung cấp luận cứ, luận chứng trong việc triển khai và thực hiện luận văn.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Khi xây dựng lý luận về xã hội, C Mác và Ph Ăngghen đã khái quát quy luật chung về hình thành đô thị, đó là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội trong quá khứ, nhờ đó xã hội loài người tách thành hai phân hệ: đô thị và nông thôn Theo C Mác, sự phân công lao động trong nội bộ của một dân tộc trước hết là do có sự tách rời giữa lao động công nghiệp với lao động nông nghiệp và do đó gây ra sự tách rời giữa thành thị và nông thôn [6; tr.448] Sự hình thành đô thị cũng là quá trình làm cho xã hội nông thôn được khẳng định; vì vậy, giữa nông thôn và đô thị có những điểm khác biệt Tuy nhiên, quan niệm về nông thôn có thể khác nhau ở mỗi quốc gia Vùng nông thôn có thể được định nghĩa bởi quy mô định cư, mật độ dân số, khoảng cách đến những vùng thành thị, phân chia hành chính và tầm quan trọng của ngành công nghiệp

Theo Từ điển tiếng Việt, nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông để phân biệt với thành thị [54; tr.740] Như vậy, nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), có thể định nghĩa nông thôn theo hai phương pháp: Thứ nhất, thành thị được xác định bởi luật, theo đó, là tất cả những trung tâm của tỉnh, huyện và các vùng còn lại được định nghĩa là nông thôn Thứ hai, sử dụng mức độ tập trung dân sống thành cụm quan sát được để xác định vùng thành thị Đối với Việt Nam, chúng ta theo phương pháp thứ nhất để phân định thành thị, nông thôn Theo đó, nông thôn theo quy định về hành chính và thống kê của Việt Nam là những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phường hoặc thị trấn được quy định là khu vực thành thị)

Theo tác giả Vũ Văn Phúc trong công trình Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn, nông thôn là một xã hội, là môi trường sống của người nông dân, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội với nhiều nét đặc thù và nói gọn lại: đó không phải là đô thị (về không gian sống, về cấu trúc và tổ chức xã hội, về quan hệ con người và sinh kế) nhưng cũng không hoàn toàn đối lập với đô thị (nhất là về văn hóa) [28; tr.52] Như vậy, nông thôn theo quan niệm này được hiểu là nơi sinh sống của người nông dân với các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù và không phải là đô thị

Bên cạnh đó, theo cách hiểu truyền thống và phổ biến hiện nay thì nông thôn là nơi định cư của những người sống chủ yếu bằng nghề nông, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, một số ít người sống bằng nghề phi nông nghiệp nhưng di động nghề thấp, thường là nghề do cha ông để lại và phân công lao động xã hội chưa cao, trình độ chuyên môn thấp, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế nông thôn

Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM khẳng định: nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị, các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã

Từ những quan niệm trên, theo chúng tôi nhận thức: nông thôn là một vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác, phân biệt với đô thị

1.1.1.2 Khái niệm “Nông thôn mới”

Về NTM, các nhà nghiên cứu có nhiều tiếp cận khác nhau Tác giả Vũ Trọng Khải trong cuốn sách “Phát triển nông thôn Việt Nam: Từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại” cho rằng, NTM là nông thôn văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp của truyền thống Việt Nam

Còn tác giả Tô Văn Trường cho rằng, NTM cũng phải giữ được tính truyền thống, những nét đặc trưng nhất, bản sắc từng vùng, từng dân tộc và nâng cao giá trị đoàn kết của cộng đồng, mức sống của người dân Mô hình nông thôn tiên tiến phải được dựa trên nền tảng cơ bản là nông dân có tri thức Họ phải có trình độ khoa học về thổ nhưỡng, giống cây trồng, hóa học phân bón và thuốc trừ sâu, quản lý dịch bệnh, bảo quản sau thu hoạch, kinh tế nông nghiệp

Có tác giả lại khẳng định, NTM phải tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng làm đòn bẩy phát triển các ngành nghề khác; NTM đạt được bộ tiêu chí do Chính phủ ban hành (19 tiêu chí); NTM phải cải tạo được cảnh quan, bảo vệ môi trường, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; NTM phải áp dụng khoa học kỹ thuật mới, nâng cao thu nhập cho người dân

Một số quan niệm khác cho rằng, NTM là nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, có quy hoạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái trong lành, dân trí cao, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, an ninh chính trị được giữ vững

Như vậy, công thức NTM là: NTM = Nông dân mới + Nền nông nghiệp mới

Mặt khác, Nghị quyết 26-NQ/TƯ xác định: NTM là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN

Từ những phân tích trên, theo chúng tôi nhận thức, NTM đó là khu vực nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, dân trí cao, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ và tái tạo

1.1.1.3 Khái niệm “Xây dựng nông thôn mới”

Theo quan niệm truyền thống, phát triển nông thôn là một phần của mô hình hiện đại hóa, thể hiện trên 4 lĩnh vực: đầu tư vốn nâng cao năng suất; ứng dụng khoa học vào sản xuất và dịch vụ; hình thành các tổ chức chính trị, kinh tế quy mô lớn cấp nhà nước và đô thị hóa Xây dựng nông thôn hay phát triển nông thôn là một tổ hợp các hoạt động đa dạng, có sự tham gia của cá nhân, nhóm, tổ chức, đảm bảo sự phát triển cho cộng đồng nông thôn Nhìn chung, chủ trương về xây dựng NTM hay phát triển nông thôn đã được thực hiện từ khá lâu, chủ yếu gắn với nội dung gắn phát triển nông nghiệp nói chung nhưng phạm vi mới dừng lại ở việc thí điểm ở một số địa phương

Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tổng quan về huyện Kbang, tỉnh Gia Lai

1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Kbang, tỉnh Gia Lai

Huyện Kbang nằm ở cực Đông Bắc của Tỉnh Gia Lai, có diện tích tự nhiên 1.841,86 km 2 , chiếm 11,9% diện tích toàn tỉnh; phía Đông giáp huyện

Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) và huyện An Lão, Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định); phía Nam giáp Thị xã An Khê, huyện Đăk Pơ; phía Tây giáp huyện Mang Yang, Chư Păh và phía Bắc giáp huyện Kon Plong, Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) Cách Thành phố Pleiku khoảng 120 km về phía Đông; cách Thị xã An Khê gần 30 km về phía Bắc và cách Thành phố Qui Nhơn (Bình Định) khoảng 110 km về phía Tây

Nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn và trên cao nguyên Kon Hà Nừng nên huyện Kbang có địa hình dạng núi cao với độ cao trung bình của từ

700 – 1600m, cao nhất là đỉnh núi Kon Ka Kinh (1748m) ở phía Bắc và thấp dần về phía Nam Do đặc thù của địa hình nên đây cũng là nơi khởi nguồn của dòng sông Ba và sông Kôn hùng vỹ; các dòng sông chảy qua địa hình dốc rất cao, vực sâu lớn nên đã tạo ra hệ thống các thác nước vừa và nhỏ, rất phong phú, đa dạng có nhiều thác rất đẹp như: thác Hang Dơi (cao 11m), thác Kon Lốc (cao hơn 20m), thác Đăk Bok (cao khoảng 100m) và đặc biệt là thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én có chiều cao 54m, là một trong những thác đẹp nhất Tây Nguyên hiện nay

Với vị trí địa lý là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng duyên hải Miền Trung, cao nguyên Kon Hà Nừng với Tây Nguyên và với vùng trũng An Khê nên khí hậu của Kbang mang sắc thái riêng, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm, mát mẻ với nền nhiệt độ trung bình từ 20 -23 0 C, lượng mưa lớn từ 1500 – 2800mm; tạo thành 03 tiểu vùng khí hậu: Tiểu vùng khí hậu núi cao Kông Ka

Kinh và Bắc cao nguyên Kon Hà Nừng (gồm các xã: Đăkrong, Sơn Lang,

Krong, Kon Pne) có nhiệt độ trung bình từ 19 - 20 0 C, lượng mưa trên 2000mm, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái như: cà phê, cao su, cây dược liệu Tiểu vùng khí hậu núi thấp và Nam cao nguyên Kon Hà Nừng (gồm các xã Lơ Ku, Đăk Smar, Sơ Pai, xã Đông,

Thị trấn Kbang) có nhiệt độ trung bình từ 21 - 23 0 C, lượng mưa trung bình từ

1500 – 2000mm rất thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới như: lúa nước, rau đậu, hoa các loại, dược liệu Tiểu vùng khí hậu trũng thấp phía Nam (gồm các xã Nghĩa An, Đăkhlơ, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng,

Tơ Tung) có nhiệt độ trung bình từ 23 - 24 0 C, lượng mưa trung bình từ 1200 – 1500mm, thích hợp với trồng cây hoa màu lương thực, cây công nghiệp hàng năm như: mía, sắn, đậu, cây ăn trái

Kbang còn là huyện có tài nguyên rừng vào loại giàu nhất Tây Nguyên với hệ thực vật và động vật rất phong phú, đa dạng; tổng diện tích rừng và đất rừng là 129.770,1 ha với nhiều loại cây gỗ quý như: pơmu, trắc, huỳnh đàn, hương các loài cây dược liệu như: sa nhân tím, quế, sâm đất, mật nhân, nấm Linh chi, Hoàng đẳng sâm, lan Kim tuyến và nhiều loại cây lâm thổ sản quý hiếm dưới tán rừng Tài nguyên rừng của Kbang tập trung chủ yếu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có tổng diện tích 15.446ha (trong đó rừng tự nhiên là 15.386ha), với 938 loài động thực vật khác nhau; trong đó có 98 loài có tên trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới như: voọc vá chân xám, chân bơi Helio paispersovata tại đây có hệ thống 12 thác nước lớn nhỏ; trong đó, thác Hang Én (hay còn gọi là thác 50 có chiều cao 54m) được mệnh danh là Đệ nhất thác, có giá trị rất lớn về tiềm năng du lịch và nghiên cứu khoa học

Cùng với núi rừng, thiên nhiên hùng vỹ, Kbang còn được biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với tên đất, tên người đã đi vào lịch sử của dân tộc như phong trào Tây Sơn gắn liền với Tây Sơn thượng đạo; “Đất nước đứng lên” với biểu tượng sáng ngời - anh hùng Núp và là cái nôi cách mạng trong suốt cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của đồng bào và nhân dân các dân tộc Gia Lai Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 cụm di tích lịch sử lớn, gồm: Vườn mít - Cánh đồng Cô Hầu (xã Nghĩa An); Làng kháng chiến Stơr – Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung) và Căn cứ địa cách mạng của tỉnh - Khu 10 (xã Krong) Bên cạnh đó, huyện còn có một số di tích lịch sử khác như: Bia tưởng niệm làng Tân Lập (xã Đăkhlơ), Đền tưởng niệm Liệt sỹ KaNak (Thị trấn Kbang)

Tính đến hết năm 2020, dân số toàn huyện là 69.688 người; trong đó, người Kinh là 35.973 người (chiếm 51,62%), người Bahnar là 27.909 người (chiếm 40,04%) và hơn 5.806 người thuộc các dân tộc khác (chiếm khoảng 8,33%) Hiện nay, trên địa bàn huyện có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống được chia làm hai bộ phận chính gồm bộ phận dân cư đã sinh sống lâu đời trên vùng đất này (người Bahnar) và bộ phận dân cư mới đến (người Kinh và

19 dân tộc khác) chủ yếu có mặt ở Kbang sau năm 1975 Chính sự đa dạng về nguồn gốc dân cư đã làm cho bức tranh văn hoá ở Kbang rất giàu về bản sắc văn hóa dân tộc với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo, mang sắc thái riêng

1.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai

Kbang là một trong các Huyện điểm xây dựng nông thôn mới, do đó được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Trung ương, của Tỉnh và Ban thường vụ Huyện ủy Đã huy động được cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc tham gia thực hiện Chương trình, đồng thời triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đã làm thay đổi cơ bản và từng bước nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức đến người dân về Chương trình

MTQG xây dựng nông thôn mới và được nhân dân tích cực đồng tình, hưởng ứng tham gia, từ đó đã huy động được sức mạnh nội lực của toàn dân để thực hiện các nội dung chỉ tiêu, tiêu chí

Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG huyện đã chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, bám sát định hướng kế hoạch của tỉnh, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương Các chương trình, kế hoạch được triển khai đồng bộ đến từng xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai tại cơ sở Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, UBND các xã được duy trì tốt và thường xuyên; các cơ quan, đơn vị đã tích cực, chủ động phối hợp với xã xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định những nội dung công việc trọng tâm cần thực hiện trong từng tháng, quý, và những năm tiếp theo, gắn công tác chỉ đạo với công tác kiểm tra, giám sát chương trình Nhờ vậy, công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện có chuyển biến tích cực và đạt hiệu quả

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện

Sau khi có Chỉ thị số 12-CT/TU, Ban Thường vụ Huyện ủy đã quán triệt (tại Hội nghị phiên thường kỳ tháng 02 năm 2018); đồng thời, luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện xây dựng nông thôn mới và xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số để các tầng lớp nhân dân hiểu rõ, xác định xây dựng nông thôn mới là cơ hội để phát triển, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của Đảng bộ huyện Nhìn chung, công tác quán triệt, triển khai Chỉ thị số 12-CT/TU được thực hiện cơ bản đảm bảo

Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành

Kế hoạch số 141a-KH/HU, ngày 10 tháng 7 năm 2018 về thực hiện Chỉ thị số

12-CT/TU, ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 141b-KH/HU, ngày 10 tháng 7 năm 2018 về xây dựng mô hình điểm làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số tại làng Tăng, xã Krong, giai đoạn 2018-2019; đồng thời, ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Ngoài ra, trong chương trình công tác hằng tháng của Ban Thường vụ Huyện ủy, chương trình công tác và nghị quyết hằng năm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đều đưa nội dung việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với thực hiện giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Công tác sơ, tổng kết việc xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo thực hiện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Đảng bộ huyện (khóa VII) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020 và sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đảm bảo yêu cầu Để kịp thời triển khai thực hiện Chương trình, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình như: Quyết định số 595/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 7 năm 2018 về việc ban hành tiêu chí xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2018-

2020 thực hiện trên địa bàn huyện; Quyết định số 809/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 9 năm 2018 về thành lập tổ thẩm định kế hoạch xây dựng làng nông thôn mới của các xã; Nghị Quyết số 156/NQ-HĐND ngày 24/12/2018 “V/v tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2018; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và phải pháp năm 2019”; Nghị Quyết số 143/NQ-HĐND ngày 20/12/2019 “V/v tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2019; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và phải pháp năm 2020”; Nghị Quyết số

167/NQ-HĐND ngày 28/12/2020 “V/v tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2020; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và phải pháp năm 2021”; Công văn số 488/UBND-KT ngày 27/4/2018 “V/v triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/2/2018 của

Ban thường vụ Tỉnh ủy trên địa bàn huyện”; Công văn số 1364/UBND-KT ngày 20/12/2018 “V/v thực hiện Quy hoạch và xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trên địa bàn huyện đến năm 2020”; Công văn số 566/UBND-KT “V/v triển khai thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 17/4/2019 của UBND Tỉnh”; Công văn số 951/UBND-KT ngày 12/7/2019

“V/v thực hiện Quy hoạch làng nông thôn mới”; Công văn số 331/UBND-KT ngày 3/4/2020 “V/v triển khai thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện năm 2020”; đồng thời, thường xuyên cụ thể hóa các văn bản, hướng dẫn của các cấp, các ngành về thực hiện các tiêu chí xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số để triển khai thực hiện

Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, gắn với tiếp tục thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo là một trong những nội dung quan trọng được Ban Thường vụ Huyện ủy thường xuyên chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, ban, ngành từ huyện đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan, địa phương, như: Lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện trực tiếp cùng với các phòng, ban chuyên môn huyện và lãnh đạo ủy ban nhân dân các xã tiến hành khảo sát, họp dân, lấy ý kiến về chủ trương xây dựng làng đạt chuẩn nông thôn mới trong đó có ý kiến quy hoạch, sắp xếp lại khu dân cư, các công trình công cộng cũng như thống nhất chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân và đã được đa số nhân dân trong làng đồng tình ủng hộ; Ban Tuyên giáo huyện ủy thường xuyên tổ chức giao ban công tác tuyên truyền, đã kịp thời đánh giá, nhận xét kết quả Đồng thời định hướng nội dung tuyên truyền việc thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số; Hội nghị, họp cơ quan, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt các tổ chức đoàn thể, sinh hoạt thôn, làng, tổ dân phố; tuyên truyền trên sóng truyền thanh

- truyền hình, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện; tuyên truyền lưu động, cổ động trực quan bằng pa nô, hình ảnh, tổ chức các buổi phát động Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện hàng năm đều xây dựng kế hoạch tuyên truyền về chuyên đề sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, trong đó có xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số; trong giai đoạn

2018-2020 đã có hơn 15 tin, bài, phóng sự phản ánh nhiều nội dung liên quan đến việc triển khai và kết quả thực hiện Chỉ thị 12 Qua đó, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số trở thành một phong trào toàn dân; gắn công tác tuyên truyền, vận động với thực hiện các Cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn huyện và biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể tiêu biểu.

Kết quả xây dựng NTM vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang, tỉnh

2.2.1 Kết quả rà soát thực trạng, phương án xây dựng khu dân cư, lộ trình, giải pháp lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác

Giai đoạn 2018 - 2020, trên địa bàn huyện có 13 làng đăng ký thực hiện xây dựng làng nông thôn mới, gồm: Làng Kdâu - xã Kông Lơng Khơng; làng

Hà Nừng - xã Sơn Lang; làng Tờ Mật - xã Đông; làng Lơk - xã Nghĩa An; Làng Tăng - xã Krong; làng Kon Lốc 2 - xã Đak Rong; làng Sơ Tơr - xã Tơ Tung; làng Groi (Thôn 3) - xã Kông Bờ La; làng Tờ Kơr - xã Sơ Pai; làng

Cam - xã Đak Smar; làng Kon Ktonh - xã Kon Pne; làng Lợt - xã Đăk Hlơ; làng Đăkjông - xã Lơ Ku

Các làng đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới được Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng, xác định nội dung thực hiện, lộ trình thực hiện và giải pháp lồng ghép các nguồn vốn để tổ chức thực hiện đạt chuẩn và xây dựng kế hoạch thực hiện

Kết quả rà soát các tiêu chí xây dựng NTM năm 2018 ở các làng DTTS cụ thể như sau:

+ Đã đạt chuẩn 11 tiêu chí: 3, 4, 7, 8, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 8 tiêu chí: 1, 2, 5, 6, 9, 10, 11, 17

- Làng Kdâu – xã Kông Lơng khơng:

+ Đã đạt chuẩn 12 tiêu chí: 3, 4, 5, 7, 8, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 7 tiêu chí: 1, 2, 6, 9, 10, 11, 17

- Làng Lợt – Xã Nghĩa An:

+ Đã đạt chuẩn 12 tiêu chí: 1, 3, 4, 7, 8, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 7 tiêu chí: 2, 5, 6, 9, 10, 11, 17

- Làng Kon Lốc 2 – Xã Đăkrong

+ Đã đạt chuẩn 10 tiêu chí: 3, 4, 7, 8, 12, 14, 15, 16, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 9 tiêu chí: 1, 2, 5, 6, 9, 10, 11, 13, 17

- Làng Chiêng – Thị trấn Kbang

+ Đã đạt chuẩn 12 tiêu chí: 1, 2, 3, 4, 7, 8, 12, 14, 15, 16, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 7 tiêu chí: 5, 6, 9, 10, 11, 13, 17

- Làng Kon Kton – xã Kon Pne:

+ Đã đạt chuẩn 11 tiêu chí: 1, 4, 5, 7, 10, 12, 13, 14, 16, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 8 tiêu chí: 2, 3, 6, 8, 9, 11, 15, 17

- Làng Sit tơr – xã Tơ Tung:

+ Đã đạt chuẩn 12 tiêu chí: 2, 3, 4, 5, 7, 8, 10, 12, 13, 14, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 7 tiêu chí: 1, 6, 9, 11, 15, 16, 17

- Làng Tờ Mật – xã Đông

+ Đã đạt chuẩn 10 tiêu chí: 2, 3, 6, 7, 8, 12, 14, 16, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 9 tiêu chí: 1, 4, 5, 9, 10, 11, 13, 15, 17

+ Đã đạt chuẩn 12 tiêu chí: 2, 3, 4, 5, 7, 8, 10, 12, 13, 14, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 7 tiêu chí: 1, 6, 9, 11, 15, 16, 17

- Làng Groi – xã Kông Bờ La

+ Đã đạt chuẩn 11 tiêu chí: 3, 4, 5, 7, 8, 12, 14, 15, 16, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 8 tiêu chí: 1, 2, 6, 9, 10, 11, 13, 16, 17

- Làng Krối – xã Lơ Ku

+ Đã đạt chuẩn 10 tiêu chí: 3, 4, 5, 7, 8, 12, 13, 14, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 9 tiêu chí: 1, 2, 6, 9, 10, 11, 15, 16, 17

- Làng Tờ Kơr – xã Sơ Pai

+ Đã đạt chuẩn 10 tiêu chí: 3, 4, 5, 7, 8, 12, 14, 15, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 9 tiêu chí: 1, 2, 6, 9, 10, 11, 13, 16, 17

+ Đã đạt chuẩn 14 tiêu chí: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 12, 13, 14, 15, 18, 19 + Chưa đạt chuẩn 5 tiêu chí: 6, 10, 11, 16, 17

- Làng Hà Nừng – xã Sơn Lang

+ Đã đạt chuẩn 11 tiêu chí: 3, 4, 5, 7, 8, 12, 13, 14, 15, 18, 19

+ Chưa đạt chuẩn 8 tiêu chí: 1, 2, 6, 9, 10, 11, 16, 17

2.2.2 Kết quả thực hiện các tiêu chí làng nông thôn mới vùng đồng bào DTTS

Thực hiện công văn số 951/UBND-KT ngày 12 tháng 7 năm 2019 của UBND huyện về việc Thực hiện Quy hoạch làng nông thôn mới trên địa bàn huyện, Phòng kinh tế hạ tầng đã có Kế hoạch giúp các xã lập bản đồ thực hiện quy hoạch làng NTM trong đồng bào DTTS đảm bảo đúng quy định, thẩm định Các tờ trình quy hoạch đã được UBND huyện ra Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng làng NTM trên địa bàn huyện tại 13/13 xã phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời phát triển mở rộng các khu dân cư trên địa bàn xã gắn với công tác ứng phó phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và tập quán sinh hoạt của địa phương

Tất cả các làng đăng ký thực hiện nông thôn mới đều đã triển khai bố trí quy hoạch lại khu dân cư, đất ở của các làng vào quy hoạch chung của xã; tổ chức mở rộng, sắp xếp dân cư, lập bản đồ quy hoạch, vận động nhân dân di dời nhà cửa để tạo cảnh quan và cắm mốc, xây dựng các công trình công cộng Kết quả thực hiện tiêu chí 1: 13/13 làng đã đạt chuẩn, đạt 100%

2.2.2.2 Về hạ tầng kinh tế - xã hội

Hàng năm, trên cơ sở Đề án xây dựng làng NTM của các xã được phê duyệt, UBND huyện tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình xây dựng làng NTM trên địa bàn huyện để đánh giá kết quả thực hiện, những khó khăn, hạn chế và tồn tại, đề ra phương hướng, chỉ tiêu, mục tiêu, kế hoạch cụ thể để thực hiện năm tiếp theo Trong đó, tập trung công tác chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều làng NTM, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế…

Tiêu chí 2 - về hệ thống giao thông

Giai đoạn 2010-2020 toàn huyện đã đầu tư cứng hóa 615,65 km đường giao thông các loại, trong đó:

+ Đường trục Huyện: đã đầu tư nhựa hóa 21,4 km

+ Đường trục xã: đã đầu tư cứng hóa 96,54 km (giai đoạn 2010-2015:

+ Đường trục thôn, làng: đã đầu tư cứng hóa: 136,47 km (giai đoạn

+ Đường trục chính nội đồng: đã đầu tư cứng hóa 361,24 km (giai đoạn

Phát triển giao thông nông thôn tại các làng dân tộc thiểu số được xác định là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu bức thiết của người dân nên được chú trọng đầu tư, người dân đồng tình và tự nguyện thực hiện Từ năm 2018 đến cuối năm 2021, vận dụng cơ chế đầu tư đặc thù trong xây dựng NTM và thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng của tỉnh, huyện Kbang đã tổ chức triển khai thực hiện đã đầu tư xây dựng bê tông hóa hơn 5,8 km đường giao thông tại 6 làng (Làng Lơk - Nghĩa An, làng Lợt - xã Đăk Hlơ, Làng Kon Lốc

2 - xã Đak Rong, làng Tăng - xã Krong, làng Cam - xã Đak Smar, làng Sơ Tơr - xã Tơ Tung; làng Groi (Thôn 3) - xã Kông Bờ La); cấp phối đất đồi hơn

08 km đường giao thông ra các khu sản xuất tập trung tại các làng Kon Lốc 2

- xã Đak Rong, làng Tăng - xã Krong, làng Cam - xã Đak Smar Đường trục làng và đường liên làng đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đã thực hiện bê tông 9,007 km/12,007 km, đạt 75%, tăng 15% so với năm 2018 Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa là 7,120 km/10,129 km, đạt tỷ lệ 70,3% Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm thực hiện bê tông và cứng hóa 12,245 km/17,724 km, đạt 69,08%, tăng 8,5% so với năm 2018 [45]

Cũng trong thời gian này, bên cạnh việc đầu tư bê tông hóa các tuyến đường liên thôn làng, nhân dân đã tự nguyện hiến đất 1472 m 2 ; hàng trăm cây cối, đóng góp 6.713 ngày công để mở rộng, nâng cấp và cứng hóa các tuyến đường thôn, xóm theo quy hoạch, đảm bảo kết nối giao thông tương đối thông suốt, tạo thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông hàng hóa và phục vụ sản xuất trên địa bàn ngày càng tốt hơn

Tiêu chí 3 - về thủy lợi

Là huyện miền núi có nền nông nghiệp là chủ yếu gắn liền với hệ thống nước tưới tiêu từ thượng nguồn sông Ba, hệ thống suối, mương phân bố đồng đều ở các xã Trên địa bàn còn có lòng hồ Thủy điện An Khê – Knak tại khu vực các xã Đăk Smar, Krong, Thị trấn; Hồ Đê Bar tại xã Tơ Tung, hồ B tại xã Sơn Lang, hồ C tại xã Đak Rong và mạng lưới kênh mương nhân tạo đa dạng, thuận lợi cho quy hoạch xây dựng và phát triển phát triển nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất cho bà con dân tộc thiểu số tại các thôn làng trên địa bàn Ủy ban nhân dân huyện rất quan tâm và chú trọng thực hiện tốt công tác thủy lợi, góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất và dân sinh, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần bảo vệ môi trường và điều hòa dòng chảy cho các dòng sông, suối, ổn định dòng chảy mùa lũ, giảm nhẹ thiên tai Trên toàn địa bàn huyện có Kênh mương cấp nước cho các cánh đồng sản xuất lúa nước tại cánh đồng Đê Bar xã Tơ Tung, cánh đồng Kon Bông xã Krong, cánh đồng Hà Đừng, Srat xã Sơn Lang đã kiên cố hóa được 12,265km, chiếm tỷ lệ 56% tổng số kênh mương cần kiên cố, tổng số ki lo mét bê tông kênh mương đã đầu tư từ sau khi triển khai Đề án xây dựng làng nông thôn mới trong vùng DTTS năm 2018 đến hết năm 2021 là 4,34 km Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất cho hơn 80% diện tích, trong giai đoạn 2010-2020 huyện đã huy động được 49.761,3 triệu đồng để đầu tư sửa chữa, nâng cấp 34 công trình thủy lợi các loại; đầu tư kiên cố hóa 30,8 km kênh mương nội đồng đạt tỷ lệ 56,4% (trong đó giai đoạn 2010-2015 kiên cố 10,6km, giai đoạn 2016-

2020 kiên cố 20,2km) Trong giai đoạn 2016-2020 đã tổ chức phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai cho 100% cán bộ, công chức và người lao động các xã và hơn 70% người dân được phổ biến, cấp phát tờ rơi về tuyên truyền kiến thức phòng, chống thiên tai [45] Đồng thời, huyện đã tranh thủ nguồn vốn từ các dự án và kinh phí hỗ trợ của tỉnh để xây dựng kiên cố và gia cố sửa chữa lớn các công trình đập, kè bờ suối ở các làng, cơ bản đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ; Các đập dâng và cống điều tiết nước được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa từ nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí và kinh phí hỗ trợ của cấp trên (5,4 tỷ đồng) đã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của UBND huyện, UBND các xã đã thực hiện đầy đủ những nội dung về đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ

Cụ thể: thành lập và kiện toàn Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đúng theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ Đồng thời, triển khai công tác và phân công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên Ban chỉ huy phù hợp với điều kiện của từng làng Thường xuyên củng cố và duy trì hoạt động các đội xung kích phòng, chống thiên tai nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dân quân tại chỗ đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra

Từng năm, các xã đều lập kế hoạch phòng chống thiên tai, quyết định phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu Định kỳ và đột xuất có tổ chức cuộc họp, Hội nghị sơ kết đánh giá công tác phòng chống thiên tai và triển khai nhiệm vụ theo đúng quy định

Đánh giá chung về xây dựng làng NTM vùng DTTS ở huyện Kbang

Trên cơ sở nội dung chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 12/CT-TU ngày 13/2/2018, Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện, các cơ quan chuyên môn huyện cùng với UBND các xã tổ chức rà soát xây dựng kế hoạch thực hiện; đồng thời hàng năm đều đưa chỉ tiêu xây dựng làng NTM vào Nghị quyết của HĐND huyện để làm cơ sở chỉ đạo thực hiện

Sau 3 năm triển khai thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả tích cực Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên; công tác sơ kết, đánh giá, biểu dương, khen thưởng được thực hiện, kịp thời phát huy, động viên khích lệ các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cá nhân; góp phần thực hiện tốt hơn chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn huyện Nhận thức của người dân thay đổi, từ trông chờ ỷ lại sang chủ động, tự tin tham gia vào xây dựng nông thôn mới và trở thành phong trào sâu rộng Hệ thống hạ tầng nông thôn đã thay đổi bộ mặt của các thôn, làng Đời sống vật chất, tinh thần của bà con được nâng lên rõ rệt; sản xuất nông nghiệp hàng hóa có chuyển biến tích cực, góp phần làm tăng thu nhập của người dân Tập quán sinh hoạt, sản xuất của người dân trong làng từng bước được thay đổi theo hướng văn minh, tiến bộ; cảnh quan, môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp Đã thực hiện quy hoạch xây dựng làng nông thôn mới ở 14/14 làng 100% đường giao thông nội làng kết nối thông suốt với đường trục xã và cứng hóa trên 70% tỷ lệ trục đường giao thông nội làng Đã có 52 Hộ gia đình được hỗ trợ thực hiện xóa nhà tạm và chỉnh trang lại nhà ở Hỗ trợ 454 hộ gia đình làm nhà vệ sinh Có 730 hộ đã thực hiện làm hàng rào, vườn rau tại các làng xây dựng NTM Tổng kinh phí đã huy động để thực hiện xây dựng làng nông thôn mới 24.326,7 Triệu đồng Đến nay đã có 6 làng được công nhận làng nông thôn mới (Làng Kdâu – xã Kông Lơng Khơng; làng Hà Nừng – xã

Sơn Lang, Làng Tờ Mật – xã Đông, Làng Lợk – Nghĩa An, Làng Tăng – xã Krong và Làng Kon Lốc 2 – xã Đak Rong) Việc lồng ghép các chương trình đầu tư để thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU với các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội nên đã huy động được nguồn lực tổng hợp của các cấp, các ngành nhất là sức mạnh nội lực của nhân dân chung sức, chung lòng xây dựng làng nông thôn mới

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế

Các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên từ huyện đến cơ sở đã làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng công tác xây dựng NTM trong đồng bào DTTS và các nội dung văn bản chỉ đạo có liên quan đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện, nhưng hình thức tuyên truyền có nơi chưa phù hợp với trình độ nhận thức và tư duy của người dân ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số nên hiệu quả đạt được chưa cao

Việc huy động nguồn lực từ trong nhân dân gặp nhiều hạn chế do phần lớn người dân khu vực nông thôn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao Nguồn vốn trực tiếp bố trí cho Chương trình chưa đáp ứng yêu cầu cho đầu tư phát triển, còn hạn chế làm kéo dài thời gian đầu tư, dẫn đến phát huy công trình phục vụ sản xuất chậm làm mất lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, giảm giá trị gia tăng

Nhận thức của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa có trách nhiệm đầy đủ trong việc xây dựng nhà ở, công trình nhà vệ sinh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, , còn tồn tại một số phong tục tập quán lạc hậu

Việc huy động vốn của các doanh nghiệp thực hiện Chương trình gặp nhiều khó khăn nhất là đối với xã không có doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn Huyện đã kêu gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện trên lĩnh vực nông nghiệp nhưng tiến độ thực hiện các dự án còn chậm

Huyện có xuất phát điểm thấp về kinh tế, đời sống, điều kiện sản xuất của người dân còn khó khăn, thường xuyên bị thiệt hại do thiên tai nên thu nhập bình quân đầu người tăng chậm, khó đạt chuẩn theo quy định bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa Huyện có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số cao (trên 48%), đời sống nhân dân còn khó khăn, chưa có doanh nghiệp lớn đầu tư trên địa bàn, khả năng huy động nguồn lực trong dân, doanh nghiệp còn hạn chế Nguồn lực đầu tư trực tiếp cho xây dựng nông thôn mới chưa đáp ứng yêu cầu Một bộ phận nhân dân chưa thực sự chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước Tinh trạng biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra và dịch bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phấn đấu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Trình độ dân trí của người dân còn thấp, không đồng đều giữa các xã, các thôn làng Năng lực chuyên môn của cán bộ thôn làng và xã hạn chế nên việc nắm bắt và triển khai thực hiện chương trình có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa sâu sát, chưa thường xuyên, công tác chỉ đạo, điều hành chưa đạt hiệu quả cao

Công tác di dời, sắp xếp lại dân cư tại các làng khó triển khai thực hiện do không có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ gia đình thực hiện di dời; quỹ đất tại các làng còn hạn chế, khó quy hoạch mở rộng, để giãn dân Định hướng phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tại các làng nông thôn mới còn hạn chế; việc liên kết tiêu thụ sản phẩm còn bất cập, chưa bền vững nên ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa nông sản dẫn đến thu nhập người dân chưa cao

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trong phát triển kinh tế trong đồng bào dân tộc thiểu số chưa đạt được kết quả như mong muốn; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp, không ổn định

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn vì trình độ dân trí không đồng đều; nhân dân hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chính nên việc tuyên truyền được thực hiện chủ yếu vào ban đêm hoặc lồng ghép thông qua các cuộc họp của hội, đoàn thể, họp thôn, làng, tổ dân phố…phần nào ảnh hưởng đến chất lượng tuyên truyền, tiếp thu và tổ chức thực hiện xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS

Nắng hạn, dịch bệnh kéo dài, giá cả nông sản không ổn định…dẫn đến đời sống nhân dân các làng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn nên việc đầu tư xây dựng, chỉnh trang nhà, hàng rào, làm nhà vệ sinh đảm bảo theo các tiêu chí còn nhiều hạn chế; khả năng huy động đóng góp từ nhân dân còn hạn chế

Một số xã chưa thật coi trọng việc phát triển sản xuất, chưa có nhiều mô hình phát triển sản xuất để học tập và khi có mô hình thì công tác nhân rộng còn chậm Nhận thức, mặt bằng dân trí không đồng đều, khả năng tiếp cận khoa học công nghệ để ứng dụng vào sản xuất nâng cao thu nhập còn hạn chế; công tác vận động người dân thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa có liên kết tiêu thụ sản phẩm hiệu quả chưa cao Ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng làng NTM còn nhiều khó khăn, chưa có chính sách hỗ trợ nên chủ yếu là lồng ghép từ các chương trình, dự án để triển khai thực hiện Phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc thiểu (Bahnar) chưa được xóa bỏ như việc xây nhà theo kiểu tự phát không theo quy hoạch dẫn đến khó di dời sắp xếp Chưa xây dựng được mô hình sản xuất cụ thể phát huy hiệu quả để nhân dân thực hiện nhằm nâng cao thu nhập

Một là, xây dựng NTM là mục tiêu,là động lực để phát triển kinh tế-xã hội Vì vậy, để thực hiện tốt phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội bằng phong trào thi đua trong từng địa phương, đơn vị, đoàn thể để tạo ra sức mạnh tổng hợp về xây dựng NTM Từng địa phương phải có cánh làm phù hợp với điều kiện thực tế, lựa chọn các nội dung, nhiệm vụ ưu tiên để thực hiện nhằm phát huy lợi thế sẵn có của địa phương

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI

Quan điểm và phương hướng

3.1.1 Một số quan điểm cơ bản

Một là, Xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước và công tác tuyên truyền, vận động của Mặt trận, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở; chủ động sáng tạo trong vận dụng những cơ chế, chính sách của Nhà nước kết hợp với huy động đa dạng các nguồn lực; huy động đóng góp phù hợp với sức dân, đem lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng dân cư

Hai là, Xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS phải phản ánh đúng thực tế, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Ba là, Xây dựng làng nông thôn mới đảm bảo tính hiệu quả, thực chất, không chạy theo thành tích; kết hợp hài hòa giữa chỉ đạo điểm và đẩy mạnh triển khai trên diện rộng nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng đô thị văn minh

3.2.2 Phương hướng xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là người dân trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân bằng nhiều hình thức phù hợp để tăng cường tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện Phát huy vai trò của từng hộ gia đình trong xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng được khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, có kinh tế - xã hội phát triển, an ninh, trật tự bảo đảm Đẩy mạnh phong trào thi đua “Kbang chung sức xây dựng nông thôn mới” đến các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh, huy động sức mạnh tổng hợp trong xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trở thành một phong trào toàn dân Thực hiện tích cực hơn cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”

Thứ hai, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên đảm trách từng phần việc trong triển khai xây dựng làng nông thôn mới Tăng cường sự phối hợp của các phòng, ban chuyên môn, phối hợp tích cực với địa phương nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới ở làng, như trưởng thôn, làng, người đứng đầu các tổ chức, đoàn thể ở thôn, làng, người có uy tín trong cộng đồng

Thứ ba, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, ưu tiên phát triển sản xuất

Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, các phong trào, cuộc vận động trên địa bàn xã, nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân để tạo nguồn lực tổng hợp tập trung xây dựng làng nông thôn mới; tích cực giúp đỡ nông dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng Thời gian tới, chúng ta phải tập trung giúp người dân thay đổi phương thức sản xuất Chính quyền huyện, xã, các ngành phải vào cuộc giúp người dân đưa cây - con giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng đến sản xuất hàng hóa, liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp để ổn định đầu ra cho sản phẩm, xây dựng chuỗi giá trị nhằm nâng cao thu nhập Có giải quyết được những vấn đề này mới cải thiện được tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con Thời gian tới, huyện tập trung nguồn lực giúp người dân chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu năng suất chất lượng cao, cây mì cao sản, mắc ca, các loại cây ăn trái Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp triển khai một số mô hình sản xuất hiệu quả, kết hợp với chính sách đầu tư, bao tiêu sản phẩm cho người dân Qua đó, từng bước thay đổi nhận thức, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước để chương trình xây dựng làng NTM thực sự bền vững Sau khi hoàn thành việc sắp xếp nhà ở, bố trí lại dân cư, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền chú trọng hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, ưu tiên các công trình tác động nhanh, thiết thực đến đời sống người dân, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững Vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích

Thứ tư, gắn kết quả triển khai thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào kết quả đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm của các cơ quan, đơn vị

Thường xuyên đổi mới phương thức tổ chức thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện; kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình tiêu biểu, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện xây dựng làng nông thôn mới

Thứ năm, tiếp tục xây dựng, củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Tăng cường tình đoàn kết giữa các tộc người trên địa bàn huyện Kbang trong phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống của người dân gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Huy động sức mạnh toàn dân và huy động mọi nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.

Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới

3.2.1.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong xây dựng Làng nông thôn mới

Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể các cấp đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt phổ biến nâng cao nhận thức của Đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về xây dựng Làng nông thôn mới Xem xây dựng làng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên

Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền và sự tham gia giám sát của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, gắn trách nhiệm với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao vai trò của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các tổ chức cơ sở Đảng, của cơ quan, đơn vị Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa IX phụ trách công tác xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thường xuyên trau trau dồi, đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, xác định rõ nhiệm vụ nội dung cần tập trung lãnh, đạo chỉ đạo Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ đảng viên trong xây dựng làng nông thôn mới mới trong đồng bào dân tộc thiểu số Đảng ủy các xã, thị trấn xây dựng Nghị quyết chuyên đề về xây dựng làng nông thôn mới và giai đoạn 2020-2025

Nâng cao chất lượng hoạt động của mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số chủ động lựa chọn những nội dung thiết thực để phối hợp vận động khích lệ các tổ chức cá nhân chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số phát huy vai trò giám sát phản biện xã hội trong xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh

Thành lập BCĐ cấp xã để chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành làng NTM, phân công các đồng chí trong lãnh đạo xã, trong các thường trực và các cán bộ công chức xã,… phụ trách từng làng, từng tiêu chí và từng hộ, trên cơ sở đó đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của từng cá nhân hằng năm Cấp ủy Đảng chỉ đạo các Đoàn thể tích cực tham gia xây dựng làng NTM

3.2.1.2 Tăng cường công tác tuyên truyền vận động giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, cơ chế, chính sách, cách làm hay và một số mô hình tốt để người dân hiểu rõ về xây dựng làng nông thôn mới trong tổng thể Chương trình NTM và tự nguyện ủng hộ, tham gia sắp xếp lại dân cư, tham gia xây dựng công trình trên địa bàn làng NTM, hiến đất, đóng góp ngày công lao động,…

Tiếp tục quán triệt tuyên truyền sâu rộng chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước về xây dựng nông thôn mới xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số đến cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân Tiếp tục quán triệt tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện Nghị quyết số 26/ NQ-TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X về nền nông nghiệp nông dân, nông thôn; Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 202022 của Thủ tướng chính phủ về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 5-NQ/TU ngày 12 tháng 04 năm 2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017- 2020 và định hướng đến năm 2025; Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13 tháng 2 năm 2018 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo các cấp ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 7 tháng 7 năm 2017 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Khóa VIII về đẩy mạnh công tác giảm nghèo nhanh và bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 217 220 và định hướng đến năm 2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa IX về xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến cơ chế chính sách cách làm hay và một số mô hình tốt để người dân hiểu rõ về xây dựng làng nông thôn mới trong tổng thể chương trình nông thôn mới và tự nguyện ủng hộ tham gia sắp xếp lại dân cư tham gia xây dựng công trình trên địa bàn làng nông thôn mới hiến Đất đóng góp ngày công lao động

Chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể (Mặt trận, đoàn thành niên, Hội phụ nữ,…) xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên bằng nhiều hình thức, tạo ra sức lan tỏa và trở thành công việc thường ngày tại các cộng đồng dân cư làng

Tổ chức cho cán bộ huyện, cán bộ chủ chốt xã, Làng, người có uy tín tại các làng đi tham quan học tập những việc làm hay, cách làm sáng tạo ở các mô hình xây dựng làng NTM trong và ngoài địa phương

3.2.1.3 Triển khai xây dựng hiệu quả mô hình làng nông thôn mới và tăng cường huy động các nguồn lực để xây dựng làng đạt chuẩn nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện

Rà soát, đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư, kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số; phấn đấu mỗi xã hoàn thành xây dựng NTM tại các làng đồng bào DTTS còn lại thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025

Tập trung huy động nguồn lực của cả hệ thống chính trị, lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trở thành một phong trào được toàn dân hưởng ứng; ưu tiên lồng ghép nguồn vốn các chương trình từ ngân sách Trung ương, các chương trình, dự án của tỉnh, huyện để tập trung đầu tư xây dựng các làng đoạt chuẩn nông thôn mới, các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo lộ trình của huyện đến năm 2025 Đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặc thù trong xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy nội lực từ nhân dân, doanh nghiệp trong xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để nhân dân tự làm các công trình theo cơ chế đặc thù trong xây dựng nông thôn mới

Huy động nguồn lực của các tổ, chức cá nhân trong và ngoài huyện kết hợp với nguồn vốn của nhà nước và nhân dân đóng góp tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhân rộng mô hình làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu trong toàn huyện

3.2.1.4 Huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị

- xã hội các cấp trong thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện lồng ghép cuộc vận động

Ngày đăng: 04/08/2024, 09:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (2019), Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới - Kỷ yếu 10 năm xây dựng nông thôn mới, Nhà xuất bản Công thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới - Kỷ yếu 10 năm xây dựng nông thôn mới
Tác giả: Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020
Nhà XB: Nhà xuất bản Công thương
Năm: 2019
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2009
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 41/2013/TT- BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2013
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2015), Báo cáo số 548/BC-BNN- VPĐP về Tình hình thực hiện rà soát điều chỉnh, bổ sung một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 548/BC-BNN-VPĐP về Tình hình thực hiện rà soát điều chỉnh, bổ sung một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Năm: 2015
5. Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD- BNNPTNT-BTN&MT về Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Tác giả: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2011
7. Đảng bộ huyện Kbang (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kbang tỉnh Gia Lai lần thứ VIII, Tài liệu lưu trữ tại VP Huyện ủy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kbang tỉnh Gia Lai lần thứ VIII
Tác giả: Đảng bộ huyện Kbang
Năm: 2015
8. Đảng bộ huyện Kbang (2016), Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ VIII nhiệm kỳ 2015-2020. Thông báo kết luận số 10-KL/HU ngày 01/02/2016 của Huyện ủy về tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: /2
Tác giả: Đảng bộ huyện Kbang
Năm: 2016
9. Đảng bộ huyện Kbang (2017), Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 10/5/2017 của Huyện ủy “Về phát triển hợp tác xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2"017 của Huyện ủy “"Về phát triển hợp tác xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 2020
Tác giả: Đảng bộ huyện Kbang
Năm: 2017
11. Đảng bộ huyện Kbang (2020), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kbang tỉnh Gia Lai lần thứ IX, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kbang tỉnh Gia Lai lần thứ IX
Tác giả: Đảng bộ huyện Kbang
Năm: 2020
12. Đảng bộ huyện Kbang (2020), Kế hoạch số 141a-KH/HU ngày 10/7/2018 về việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Sách, tạp chí
Tiêu đề: về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
Tác giả: Đảng bộ huyện Kbang
Năm: 2020
16. Đảng bộ huyện Kbang (2017), Chỉ thị số 06-CT/HU ngày 2/8/2017 “V/v đẩy mạnh hoàn thành thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM năm 2017 đối với xã Đông, Nghĩa An” Sách, tạp chí
Tiêu đề: /8/"2017 “V/v "đẩy mạnh hoàn thành thực hiện Chương trình MTQG về x"â"y dựng NTM năm 2017 đối với xã Đông, Nghĩa An
Tác giả: Đảng bộ huyện Kbang
Năm: 2017
24. Hội đồng nhân dân huyện Kbang(2018), Nghị Quyết số 156/NQ-HĐND ngày 24/12/2018 “V/v tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2018; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và phải pháp năm 2019” Sách, tạp chí
Tiêu đề: V/v tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2018; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và phải pháp năm 2019
Tác giả: Hội đồng nhân dân huyện Kbang
Năm: 2018
26. Hội đồng nhân dân huyện Kbang(2019), Nghị Quyết số 167/NQ-HĐND ngày 28/12/2020 “V/v tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2020; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và phải pháp năm 2021” Sách, tạp chí
Tiêu đề: V/v tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2020; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và phải pháp năm 2021
Tác giả: Hội đồng nhân dân huyện Kbang
Năm: 2019
27. Trần Thị Hồng Hoa (2020), Luận văn thạc sĩ “Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Tác giả: Trần Thị Hồng Hoa
Năm: 2020
48. UBND huyện Kbang (2018), Công văn số 488/UBND-KT ngày 27/4/2018 “V/v triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/2/2018 của Ban thường vụ Tỉnh ủy trên địa bàn huyện” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “V/v triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/2/2018 của Ban thường vụ Tỉnh ủy trên địa bàn huyện
Tác giả: UBND huyện Kbang
Năm: 2018
49. UBND huyện Kbang (2018), Công văn số 1364/UBND-KT ngày 20/12/2018 “V/v thực hiện Quy hoạch và xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trên địa bàn huyện đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “V/v thực hiện Quy hoạch và xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trên địa bàn huyện đến năm 2020
Tác giả: UBND huyện Kbang
Năm: 2018
50. UBND huyện Kbang (2019), Công văn số 566/UBND-KT “V/v triển khai thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 17/4/2019 của UBND Tỉnh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “V/v triển khai thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 17/4/2019 của UBND Tỉnh
Tác giả: UBND huyện Kbang
Năm: 2019
51. UBND huyện Kbang (2019), Công văn số 951/UBND-KT ngày 12/7/2019 “V/v thực hiện Quy hoạch làng nông thôn mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “V/v thực hiện Quy hoạch làng nông thôn mới
Tác giả: UBND huyện Kbang
Năm: 2019
60. Nguyễn Hải (2019), Xây dựng làng Nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai, Tạp chí Môi trường số ra ngày 16/12/2919, tại:http://tapchimoitruong.vn/bao-ve-moi-truong-trong-xay-dung-nong-thon-moi, truy cập ngày 12/10/2021 Link
61. Tấn Hiền - Đình Đại (2022), Gia Lai: Đổi thay ở làng nông thôn mới, VTV8 ngày 14/02/2922, tại: https://vtv.vn/vtv8/gia-lai-doi-thay-o-lang-nong-thon-moi-20220214161124802.htm Link