1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương pp2

48 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề cương ôn tập môn phương pháp dạy học môn toán 2 gồm lý thuyết và các ví dụ soạn theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, do tài liệu được soạn lúc chưa xuất bản sách giáo khoa toán 12 và toán 9 nên bạn đọc cần nghiên cứu thêm, tài liệu mang tính chất tham khảo

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PPDH 2 I Phân tích chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018

1) Hãy trình bày những điểm mới cốt lõi trong quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018

a Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại:

- Phản ánh những nội dung nhất thiết phải được đề cập trong nhà trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu hiểu biết thế giới, sở thích của người học; phù hợp với cách tiếp cận của thế giới ngày nay (hiện đại)

- Chương trình quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”, ai cũng học được Toán theo cách phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân (tinh giản)

- Chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn hoặc các hoạt động giáo dục khác, nhằm thực hiện giáo dục STEM, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội.(thiết thực)

b Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục:

- Bảo đảm tính thống nhất, sự phát triển liên tục (từ lớp 1 đến lớp 12), bao gồm hai nhánh liên kết chặt chẽ với nhau, một nhánh mô tả sự phát triển của các mạch nội dung kiến thức cốt lõi, một nhánh mô tả sự phát triển của năng lực, phẩm chất của học sinh

- Chương trình môn Toán chú ý tiếp nối với chương trình giáo dục mầm non và tạo nền tảng cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học

c Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá: - Tính tích hợp:

+ Tích hợp nội môn xoay quanh ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất

+ Thực hiện tích hợp liên môn thông qua các nội dung, chủ đề liên quan, các kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác

+ Thực hiện tích hợp nội môn và liên môn thông qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học

- Chương trình môn Toán chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt, PC & NL của học sinh, nội dung giáo dục, PP giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình 2) Trình bày các mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018 và mục tiêu của

cấp THCS, THPT  Mục tiêu chung:

a) Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

b) Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại Chương trình tổng thể

c) Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn

d) Có hiểu biết tương đối về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan tạo cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời

 Mục tiêu cấp THCS:

a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt:

- Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề, thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề, chứng minh được mệnh đề toán học không quá phức tạp

Trang 2

- Sử dụng được các mô hình toán học (công thức toán học, phương trình đại số, hình biểu diễn, ) để mô tả một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp

- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận

- Trình bày được ý tưởng và cách sử dụng công cụ, phương tiện học toán để thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học

b) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản về:

- Số và Đại số: Hệ thống số (từ số tự nhiên đến số thực); tính toán và sử dụng công cụ tính toán; ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số, PTrinh, HPT, BPT; sử dụng ngôn ngữ hàm số để mô tả (mô hình hoá) một số quá trình và hiện tượng trong thực tiễn

- Hình học và Đo lường: Bao gồm Hình học trực quan và Hình học phẳng

+ Hình học trực quan tiếp tục cung cấp ngôn ngữ, kí hiệu, mô tả (ở mức độ trực quan) những đối tượng của thực tiễn (hình phẳng, hình khối); tạo lập một số mô hình hình học thông dụng; tính toán một số yếu tố hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường

+ Hình học phẳng cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng thông dụng (điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, góc, hai đường thẳng song song, tam giác, tứ giác, đường tròn)

- Thống kê và Xác suất: Thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; phân tích dữ liệu thống kê thông qua tần số, tần số tương đối; nhận biết một số quy luật thống kê đơn giản trong thực tiễn; sử dụng thống kê để hiểu các khái niệm cơ bản về xác suất thực nghiệm của một biến cố và xác suất của một biến cố; nhận biết ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn

c) Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề gắn với môn Toán; có ý thức hướng nghiệp dựa trên năng lực và sở thích, điều kiện của bản thân; định hướng phân luồng sau trung học cơ sở (tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động)

 Mục tiêu cấp THPT:

a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt:

- Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu được những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề;

- Thiết lập được mô hình toán học để mô tả tình huống, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mô hình được thiết lập; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá được giải pháp, phản ánh được giá trị của giải pháp, khái quát hoá được cho vấn đề tương tự;

- Sử dụng được công cụ, phương tiện học toán trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề toán học b) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, thiết yếu về:

- Đại số và Một số yếu tố giải tích:

o Tính toán và sử dụng công cụ tính toán; sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số và siêu việt (lượng giác, mũ, lôgarit), Ptrinh, HPT, BPT;

o Nhận biết các hàm số sơ cấp cơ bản (luỹ thừa, lượng giác, mũ, lôgarit); khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số bằng công cụ đạo hàm; sử dụng ngôn ngữ hàm số, đồ thị hàm số để mô tả và phân tích một số quá trình và hiện tượng trong thế giới thực;

o Sử dụng tích phân để tính toán diện tích hình phẳng và thể tích vật thể trong không gian

- Hình học và Đo lường: Cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng, hình khối quen thuộc; phương pháp đại số (vectơ, toạ độ) trong hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường

- Thống kê và Xác suất: Hoàn thiện khả năng thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thống kê thông qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm và ghép nhóm; sử dụng các quy luật thống kê trong thực tiễn; nhận biết các mô hình ngẫu nhiên, các khái niệm cơ bản của xác suất và ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn

c) Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết tương đối tổng quát về các ngành nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó; làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông; có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.

Trang 3

3) Trình bày các thành tố của năng lực toán học (5 năng lực đặc thù trong môn Toán), biểu hiện cụ thể của mỗi thành tố và cho ví dụ minh hoạ

 Năng lực tư duy và lập luận toán học:

Thực hiện được các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự; quy nạp, diễn dịch

Thực hiện được các thao tác tư duy, đặc biệt biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt trong nhiều tình huống và thể hiện được kết quả của việc quan sát

Thực hiện được tương đối thành thạo các thao tác tư duy, đặc biệt phát hiện được sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống tương đối phức tạp và lí giải được kết quả của việc quan sát

Khái quát hóa:

Sau đây là bảng điểm kiểm tra cuối kì môn Toán của một số bạn học sinh lớp 10A

Học sinh (mã số) 1 2 3 Điểm 8,5 9 7,5 Em hãy trả lời những câu hỏi sau: a Trung bình cộng số điểm của hai bạn học sinh có mã số là 1 và 2

b Trung bình cộng số điểm ba bạn học sinh có mã số là 1, 2 và 3

c Dự đoán cách tính trung bình cộng số điểm của n bạn học sinh bất kì trong lớp 10A

Chỉ ra được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận

Thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề

Sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để nhìn ra những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề

Hai phương trình 𝑥 − 1 = 0 và 𝑥 −2𝑥 + 1 = 0 có tương đương không? Vì sao?

Giải thích hoặc điều chỉnh được cách thức giải quyết vấn đề về phương diện toán học

Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề Chứng minh được mệnh đề toán học không quá phức tạp

Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề Giải thích, chứng minh, điều chỉnh được giải pháp thực hiện về phương diện toán học

Chứng minh quy tắc hình bình hành Cho hình bình hành 𝐴𝐵𝐶𝐷 Dựa vào quy tắc cộng 3 điểm và hai vectơ bằng nhau trong hình bình hành Hãy chứng minh đẳng thức sau:

𝐴𝐵⃗ + 𝐴𝐷⃗ = 𝐴𝐶⃗

 Năng lực mô hình hóa toán học:

Ví dụ: Bạn Đạt muốn mua sắm một vài cái áo trên Shopee để đi du lịch cùng với gia đình vào kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới Bạn Đạt dự định chi tối đa 900 nghìn đồng để mua áo Giá bán đồng giá 1 cái áo là 100 nghìn đồng Cửa hàng tặng bạn Đạt mã giảm 𝑥% tổng số tiền đã mua (giảm

Trang 4

tối đa 225 nghìn đồng) Hỏi sau khi sử dụng mã giảm giá, bạn Đạt có thể mua nhiều nhất bao nhiêu cái áo? (Coi như bạn Đạt đã sử dụng mã miễn phí vận chuyển) (TOÁN 10 – BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN)

Xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị, ) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn

Sử dụng được các mô hình toán học (gồm công thức toán học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ, phương trình, hình biểu diễn, ) để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp

Thiết lập được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu, đồ thị, ) để mô tả tình huống đặt ra trong một số bài toán thực tiễn

Viết hệ bất phương trình cho bài toán trên

Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập

Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập

Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập

Giải hệ bất phương trình đã lập

Thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh thực tế và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp

Thể hiện được lời giải toán học vào ngữ cảnh thực tiễn và làm quen với việc kiểm chứng tính đúng đắn của lời giải

Lí giải được tính đúng đắn của lời giải (những kết luận thu được từ các tính toán là có ý nghĩa, phù hợp với thực tiễn hay không) Đặc biệt, nhận biết được cách đơn giản hoá, cách điều chỉnh những yêu cầu thực tiễn (xấp xỉ, bổ sung thêm giả thiết, tổng quát hoá, ) để đưa đến những bài toán giải được

Trả lời câu hỏi của bài toán

 Năng lực giải quyết vấn đề toán học:

Cho ∆𝐴𝐵𝐶 có 𝐴 = 60°, 𝐴𝐵 =6𝑐𝑚, 𝐴𝐶 = 8𝑐𝑚 Tính 𝐵𝐶?

Phân tích: đã biết 2 cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó ⇒ có thể vẽ hình và đo; dùng định lí cosin Lựa chọn, đề xuất được cách

thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Lựa chọn và thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề

Áp dụng định lí cosin trong ∆𝐴𝐵𝐶 Sử dụng được các kiến thức, kĩ

năng toán học tương thích

Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề

Thay các dữ kiện của đề bài tính 𝐵𝐶 = 6 + 8 − 2.6.8 𝑐𝑜𝑠60°

=> 𝐵𝐶 = 2√13 (𝑐𝑚)

Trang 5

(bao gồm các công cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra Đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát hoá được cho vấn đề tương tự

Giải thích được giải pháp đã thực hiện

Đánh giá được giải pháp đã thực hiện; phản ánh được giá trị của giải pháp; khái quát hóa được cho vấn đề tương tự

Áp dụng cách làm trên giải bài toán sau: Cho tam giác ABC có 𝐴𝐵 = 3𝑐𝑚, 𝐴𝐶 = 4𝑐𝑚 và tan 𝐴 = 1 Tính 𝐵𝐶?

 Năng lực giao tiếp toán học:

Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết được trình bày dưới dạng văn bản toán học hay do người khác nói hoặc viết ra

Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc viết) Từ đó phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc viết)

Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được tương đối thành thạo các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết Từ đó phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản nói hoặc viết

Dạy học Cách biểu diễn một tập hợp:

Đề bài: Tập 𝐴 là tập gồm các số chẵn nhỏ hơn 20 Biểu diễn tập 𝐴 Xác định vốn từ vựng, vốn kí hiệu mà HS đã biết: tập hợp, phần tử của tập hợp, các xác định tập hợp, tập rỗng, tập con và những kí hiệu Từ đó yêu cầu học sinh biểu diễn tập hợp 𝐴

Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác)

Thực hiện được việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (ở mức tương đối đầy đủ, chính xác)

Lí giải được (một cách hợp lí) việc trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác

- Đọc sgk và trình bày khái niệm tập con của 1 tập hợp

- Hãy biểu diễn các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử 𝐴 = {𝑥 ∈ ℝ|(𝑥 − 1)𝑥 = 0} 𝐵 = Ư(3)

Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ toán học (chữ số, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic, ) kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác

Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận

Sử dụng được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt cách suy nghĩ, lập luận, chứng minh các khẳng định toán học

Trình bày cách vẽ và vẽ miền nghiệm của hệ bất phương trình sau:

a 𝑥 + 𝑦 − 2 ≥ 0𝑥 − 3𝑦 + 3 ≤ 0b

𝑥 + 𝑦 > 02𝑥 − 3𝑦 + 6 > 0

𝑥 − 2𝑦 + 1 ≥ 0Thể hiện được sự tự tin khi trình bày,

diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh

Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận, giải thích các nội dung toán

Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận, giải thích các nội dung

- Học sinh trao đổi, thực hiện bài tập sau:

Trang 6

luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến toán học

học trong một số tình huống không quá phức tạp

toán học trong nhiều tình huống không quá phức tạp

Các mệnh đề dưới đây thuộc mệnh đề gì và hãy nói nó đúng hay sai:

a) Nếu số 𝑎 chia hết cho 3 thì a chia hết cho 6

b) Nếu 𝛥𝐴𝐵𝐶 cân tại 𝐴 thì 𝛥𝐴𝐵𝐶 có 𝐴𝐵 = 𝐴𝐶

 Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán:

Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các đồ dùng, phương tiện trực quan thông thường, phương tiện khoa học công nghệ (đặc biệt là phương tiện sử dụng công nghệ thông tin), phục vụ cho việc học Toán

Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo

cụ, phương tiện học toán (mô hình hình học phẳng và không gian, thước đo góc, thước cuộn, tranh ảnh, biểu đồ, )

Nhận biết được tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán (bảng tổng kết về các dạng hàm số, mô hình góc và cung lượng giác, mô hình các hình khối, bộ dụng cụ tạo mặt tròn xoay, )

GV: Mời hs giới thiệu cách thức sử dụng máy tính cầm tay Casio để giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán, đặc biệt là phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học (phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi)

– Trình bày được cách sử dụng công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học

– Sử dụng được máy tính cầm tay, một số phần mềm tin học và phương tiện công nghệ hỗ trợ học tập

Sử dụng được máy tính cầm tay, phần mềm, phương tiện công nghệ, nguồn tài nguyên trên mạng Internet để giải quyết một số vấn đề toán học

- Yêu cầu hs sử dụng máy tính cầm tay để giải các hệ phương trình sau:

𝑥 + 𝑦 − 2 = 0𝑥 − 3𝑦 + 3 = 0

- Hướng dân học sinh dùng phần mềm Geogebra để giải quyết các bài toán quỹ tích

Nhận biết được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí

Chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí

Đánh giá được cách thức sử dụng các công cụ, phương tiện học toán trong tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học

GV: Yêu cầu hs dùng máy tính và giải bằng phương pháp thế và phương pháp cộng để giải hệ phương trình chứa tham số 𝑚

Trang 8

4) Trình bày đóng góp của môn Toán trong việc hình thành và phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù

a Năng lực chung:

Môn Toán góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung được quy định trong CT GDPT tổng thể thông qua các cơ hội phối hợp hoạt động giáo dục toán học với các hoạt động trải nghiệm, cũng như tích hợp, phát triển các năng lực chung trong chương trình môn Toán

- Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua: o Quá trình học các khái niệm, kiến thức và kĩ năng toán học

o Thực hành, luyện tập

o Tự lực giải toán, giải quyết các vấn đề có ý nghĩa toán học

- Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua o Nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép, diễn tả được các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học

o Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác

o Thể hiện sự tự tin, tôn trọng người đối thoại khi mô tả, giải thích các nội dung, ý tưởng toán học

- Góp phần hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua: o Giúp học sinh nhận biết được tình huống có vấn đề

o Chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác

o Biết đề xuất, lựa chọn được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề và biết trình bày giải pháp cho vấn đề

o Biết đánh giá giải pháp đã thực hiện và khái quát hoá cho vấn đề tương tự

b Năng lực đặc thù: (7 năng lực đặc thù: Tính toán, ngôn ngữ, tin học, thẩm mỹ, thể chất, khoa học, công nghệ)

- Các năng lực đặc thù như: năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ và các năng lực chuyên môn khác nhằm:

o Trang bị cho học sinh học vấn phổ thông cơ bản

o Khả năng thực hành vận dụng để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn o Rèn luyện khả năng thích ứng

o Tham gia tích cực vào thực tiễn đời sống xã hội hiện đại

- Môn Toán với ưu thế nổi trội, có nhiều cơ hội để phát triển năng lực tính toán, thể hiện ở: o Cung cấp kiến thức toán học, rèn luyện kĩ năng tính toán, ước lượng

o Giúp hình thành và phát triển năng lực toán học, biểu hiện tập trung nhất, cốt lõi nhất của năng lực tính toán

- Môn Toán góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học, thông qua việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trình bày, diễn tả các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học

- Môn Toán góp phần phát triển năng lực tin học thông qua:

o Sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ hỗ trợ trong học tập và tự học

o Tạo dựng môi trường học tập trải nghiệm sáng tạo

- Môn Toán góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ thông qua việc

o Giúp học sinh làm quen với lịch sử toán học, với tiểu sử của các nhà toán học o Nhận biết vẻ đẹp của Toán học trong thế giới tự nhiên

4) Trình bày những đặc điểm chung của nội dung chương trình môn Toán 2018 1 Nội dung chương trình môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức:

- Mạch Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích là cơ sở cho tất cả các nghiên cứu sâu hơn về Toán học, nhằm hình thành những công cụ toán học để giải quyết các vấn đề Một mục tiêu

Trang 9

quan trọng của việc học mạch kiến thức này là tạo ra cho học sinh khả năng suy diễn, góp phần phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học và hình thành khả năng sử dụng các thuật toán - Mạch Hình học và Đo lường là thành phần quan trọng, rất cần thiết cho việc tiếp thu các kiến thức cụ thể về không gian và các kĩ năng thực tế thiết yếu, hình thành những công cụ nhằm mô tả các đối tượng của thế giới xung quanh Một mục tiêu quan trọng của mạch kiến thức này là tạo ra cho học sinh khả năng suy luận, kĩ năng chứng minh toán học, góp phần phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trí tưởng tượng không gian và tính trực giác, góp phần giáo dục thẩm mĩ và nâng cao văn hóa toán học cho học sinh

- Mạch Thống kê và Xác suất góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học Mạch này tạo cho học sinh khả năng nhận thức và phân tích các thông tin được thể hiện dưới các hình thức khác nhau, hiểu bản chất xác suất trong thực tế, hình thành sự hiểu biết về vai trò của Thống kê, biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích dữ liệu, nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại cho học sinh

2 Hoạt động thực hành và trải nghiệm

- Chương trình môn Toán ở từng cấp dành thời lượng thích đáng để tiến hành các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh như:

o Tiến hành các đề tài, dự án học tập về ứng dụng toán học trong thực tiễn

o Tổ chức các trò chơi toán học, câu lạc bộ toán học, CLB toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán

o Ra báo tường (nội san) về Toán

o Tham quan các cơ sở đào tạo và nghiên cứu toán học, giao lưu với học sinh có khả năng và yêu thích môn toán…

- Những hoạt động này giúp học sinh vận dụng những tri thức, kĩ năng, thái độ đã tích lũy và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo, phát triển cho học sinh năng lực tổ chức và quản lí hoạt động; tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo lập một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm

- Giúp học sinh hiểu sâu thêm vai trò và ứng dụng Toán học trong thực tiễn, hiểu biết về các ngành nghề và giá trị của nó làm cơ sở định hướng nghề nghiệp sau THPT

- Tạo cơ hội cho HS nhận biết năng khiếu, sở thích, phát triển hứng thú và niềm tin trong học Toán, phát triển năng lực toán học và năng lực tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến Toán học trong suốt cuộc đời

5) Trình bày những điểm mới trong nội dung chương trình môn Toán THCS, THPT 1) Một số điểm mới trong nội dung CT môn Toán THCS

Một số nội dung về thống kê và xác suất gắn với ứng dụng trong đời sống thực tiễn;

Mức độ phức tạp trong dạy học phân tích đa thức thành nhân tử;

Chủ đề Hàm số và đồ thị được bố trí từ lớp 8 (Trước là lớp 7) Với định hướng tăng cường các yếu tố trực quan trong dạy học nội dung hàm số, các kĩ năng tiến trình được xác định cụ thể là:

o Hiểu được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm về hàm số; Tính được giá trị

Trang 10

của hàm số khi hàm số đó xác định bởi công thức;

o Thiết lập được bảng giá trị của hàm số bậc nhất 𝑦 = 𝑎𝑥 + 𝑏 (𝑎 ≠ 0) Vẽ được đồ thị của hàm số bậc nhất 𝑦 = 𝑎𝑥 + 𝑏 (𝑎 ≠ 0) Nhận biết và giải thích được các tính chất của hàm số bậc nhất thông qua đồ thị; o Vận dụng được hàm số bậc nhất và đồ thị vào giải quyết một số bài toán thực tiễn Thực hành, luyện

tập và ứng dụng toán học vào thực tiễn

Giảm mức độ phức tạp trong dạy học giải phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ, đặc biệt là phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối;

Với định hướng tăng cường các yếu tố trực quan trong dạy học nội dung hình học ở các lớp đầu cấp THCS các kĩ năng tiến trình đối với mạch Hình học trực quan được xác định cụ thể là:

o Hình phẳng: Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều; Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân;

o Hình khối: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương; Lăng trụ đứng Hình chóp Hình trụ Hình nón Hình cầu;

o Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên (Hình có trục đối xứng; Hình có tâm đối xứng; Vai trò của đối xứng trong thế giới tự nhiên)

Coi trọng việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phần mềm dạy học

Giảm mức độ phức tạp trong dạy học về đường tròn

2) Một số điểm mới trong nội dung của CT môn Toán THPT

Tăng cường thêm các nội dung về thống kê và xác suất gắn với ứng dụng trong đời sống thực tiễn

Mức độ phức tạp trong dạy học giải phương trình, bất phương trình

Ví dụ:

- Lớp 10: Giảm phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai;

- Lớp 11: Giảm các dạng và kĩ thuật: giải phương trình lượng giác; giải phương trình, bất phương trình mũ, logarit Cụ thể:

Phương trình lượng giác cơ bản:

 Nhận biết được công thức nghiệm của phương trình lượng giác cơ bản: sin 𝑥 = 𝑚; cos 𝑥 = 𝑚; tan 𝑥 = 𝑚; cot 𝑥 =𝑚 bằng cách vận dụng đồ thị hàm số lượng giác tương ứng; Tìm được nghiệm gần đúng của phương trình lượng giác cơ bản bằng máy tính cầm tay

 Giải được phương trình lượng giác ở dạng vận dụng trực tiếp phương trình lượng giác cơ bản (ví dụ: Giải phương trình lượng

Đại số tổ hợp được đưa vào năm lớp 10 (chương trình cũ là năm lớp 11)

Trang 11

giác dạng sin 2𝑥 = sin 3𝑥 , sin 𝑥 =cos 3𝑥)

Phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit:

 Giải được phương trình, bất phương trình mũ, lôgarit ở dạng đơn giản:

a 2 = ; b 2 = 2

c log (𝑥 + 1) = 3

 Vận dụng được phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit để giải quyết các bài toán liên quan đến môn học khác như: bài toán liên quan đến độ pH, liên quan đến thực tiễn cuộc sống như: bài toán về lãi suất,

Các chuyên đề học tập ở mỗi lớp 10, 11, 12 có nội dung giáo dục dành cho những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức toán học

Nội dung phương pháp tọa độ trong việc dạy học hình học

Mạch Logarit được đưa vào lớp 11 (Chương trình cũ là năm lớp 12)

Coi trọng việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phần mềm dạy học;

Không đưa nội dung số phức vào chương trình

Nhấn mạnh việc đọc, vẽ, tưởng tượng, tạo dựng trong việc dạy học hình học không gian Đặc biệt có một chuyên đề giới thiệu về Hình học hoạ hình và vẽ kỹ thuật

Tăng cường thực hành luyện tập và ứng dụng toán học vào thực tiễn

6) Trình bày những định hướng chung của phương pháp dạy học môn Toán theo hướng hình thành và phát triển năng lực toán học cho học sinh

Những định hướng chung của phương pháp dạy học môn Toán theo hướng hình thành và phát triển năng lực Toán học cho học sinh:

- Phương pháp dạy học phải phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh:

Phương pháp dạy học phải đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó Không chỉ coi trọng tính logic của khoa học Toán học mà cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh

- Quán triệt tinh thần “lấy người học làm trung tâm”:

Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, học sinh được tham gia tìm tòi, phát hiện suy luận, giải quyết vấn đề

- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực:

o Tạo dựng môi trường dạy học tương tác tích cực; kết hợp được nhuần nhuyễn, sáng tạo kĩ thuật dạy học tích cực với vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống

o Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn

Trang 12

o Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hòa giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác

- Sử dụng được các phương tiện, thiết bị dạy học:

o Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán o Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh o Tăng cường sử dụng CNTTvà các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp hiệu quả

- Thái độ học tập có ảnh hưởng đáng kể đến cách học sinh tiếp cận giải quyết vấn đề và đạt hiệu quả trong học Toán

a) DẠY HỌC MỘT KHÁI NIỆM: Các bước chung:

i) Trải nghiệm

Học sinh tiếp cận khái niệm (tiếp cận với các dấu hiệu bản chất của khái niệm) thông qua biểu tượng trực quan hoặc trải nghiệm thực tiễn Giáo viên đưa ra các tình huống cụ thể để học sinh cảm nhận sự tồn tại hoặc tác dụng của đối tượng cần được định nghĩa

ii) Hình thành định nghĩa khái niệm Bao gồm các hoạt động chủ yếu:

- Nhận biết dấu hiệu bản chất của khái niệm: Học sinh phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa để tìm ra dấu hiệu đặc trưng của khái niệm

- Lĩnh hội các thuật ngữ, kí hiệu then chốt Phát biểu được bằng lời (nêu tên và các dấu hiệu đặc trưng của khái niệm) và ghi nhớ định nghĩa khái niệm

iii) Củng cố

Học sinh thực hiện các hoạt động:

- Nhận diện khái niệm trong những trường hợp đơn giản có tính chất đặctrưng Ở đây học sinh cần biết vận dụng khái niệm trong các tình huống quen thuộc (vận dụng trực tiếp)

- Thể hiện khái niệm trong các ngữ cảnh khác nhau cũng như trong mối liên hệ logic với các khái niệm khác Điều này có tác dụng củng cố khái niệm và tạo tiền đề cho việc vận dụng khái niệm trong các tiếp theo

iv) Vận dụng vào thực tiễn

HS vận dụng khái niệm trong các tình huống gián tiếp, các tình huống phức hợp hơn và giải quyết một số vấn đề thực tiễn

Số, Đại số và một số yếu tố giải tích

VÍ DỤ MINH HỌA: SỐ NGUYÊN ÂM – TOÁN 6

Trải nghiệm Hình thành định nghĩa khái niệm Củng cố Vận dụng

Trang 13

Hoạt động 1: Tiếp cận số nguyên

Tình huống: Quan sát hình bên và trả lời câu hỏi: - Ngọn núi A cao hơn hay thấp mặt nước biển? Độ cao so với mặt nước biển là bao nhiêu?

- Ngọn núi B cao hơn hay thấp mặt nước biển? Độ cao so với mặt nước biển là bao nhiêu?

- Nếu gắn vào hình vẽ một trục số thẳng đứng, chiều dương hướng từ dưới lên và mặt nước biển ứng với gốc 0 thì chiều cao của hai ngọn núi so với mặt nước biển được biểu diễn như thế nào?

Hoạt động 2 Hình thành kiến thức

Số nguyên âm được ghi như sau: −1, −2, −3, và được đọc là trừ một, trừ hai, trừ ba hoặc âm một, âm hai, âm ba,

Hoạt động 3 Củng cố (khái niệm số nguyên âm) – Thể hiện khái niệm

Ví dụ 1: Người ta còn dùng số nguyên âm để chỉ thời gian trước Công nguyên Chẳng hạn, nhà toán học Py-ta-go sinh năm – 570 nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên Hãy điền các số còn thiếu vào bảng sau:

Sự kiện lịch sử

Cách ghi thông

thường

Cách ghi bằng số nguyên âm

An Dương Vương 258 TCN Năm tổ chức thế vận

hội đầu tiên 776 TCN Hoạt động

4 Vận dụng số nguyên âm trong thực tiễn

Ví dụ 2: Em hãy đọc và viết độ cao trung bình của địa điểm dưới đây:

Đáy vực Ma-ri-an (thuộc vùng biển Phi-lip-pin) ở dưới mực nước biển 11524 𝑚 (sâu nhất thế giới)

Độ cao trung bình của đáy vực Ma-ri-an là…

Hình học và Đo lường

VÍ DỤ MINH HỌA: VECTO – TOÁN 10Hoạt động

1: Tiếp cận khái niệm vectơ

Học sinh theo dõi video và suy ngẫm để trả lời các câu hỏi:

- Câu hỏi 1: Khi dự báo thời tiết MC đã đề cập đến các đại lượng nào? - Câu hỏi 2: Đại lượng nhiệt độ và gió được thông tin như thế nào?

- Câu hỏi 3: Trong cuộc sống, các em còn biết đại lượng nào ngoài độ lớn còn liên quan tới hướng?

Vấn đề đặt ra: Có thể biểu diễn các đại lượng có hướng bằng hình học được không?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Ví dụ 1: Một con tàu khởi hành từ đảo 𝐴, đi thẳng về hướng đông 10𝑘𝑚 rồi đi thẳng tiếp 10𝑘𝑚 về hướng nam thì tới đảo 𝐵 (H.4.2)

a Nếu từ đảo 𝐴, tàu đi thẳng (không đổi hướng) tới đảo 𝐵, thì phải đi theo hướng nào và quãng đường phải đi dài bao nhiêu kilômét?

Trang 14

b Dùng mũi tên để gắn vào đoạn thẳng AB thể hiện điểm đầu và điểm cuối của hướng đi

c Với mỗi đoạn thẳng bất kì có thể gắn cho chúng yếu tố về hướng (điểm đầu, điểm cuối) hay không?

- Vectơ là một đoạn thẳng có hướng, nghĩa là trong hai đầu mút của đoạn thẳng ta chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối của đoạn thẳng

- Độ dài vectơ là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ Hoạt động

3: Luyện tập

Ví dụ 2: Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 đều:

a) Liệt kê các vectơ được tạo thành từ ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 mà có điểm đầu và điểm cuối khác nhau

b) Tính độ dài của các vectơ trên Hoạt động

4: Vận dụng

Ví dụ 3: Có một nhóm người chia làm hai bên để kéo một chiếc thuyền vào bờ, bên trái kéo với lực 500𝑁, bên phải kéo với lực 700𝑁 Hãy sử dụng vectơ để biểu diễn các lực kéo đó

Ví dụ 4: Một xe ôtô di chuyển theo hướng Đông với vận tốc là 35 𝑘𝑚/ℎ, khi đến đoạn đường cong xe di chuyển theo hướng Bắc với vận tốc 70 𝑘𝑚/ℎ Hãy dựng các vectơ 𝑣⃗, 𝑣⃗, để mô tả vận tốc của xe ôtô trong tình huống trên

Thống kê và Xác suất

VÍ DỤ MINH HỌA: BIẾN CỐ HỢP – TOÁN 11Hoạt động

1: Tìm hiểu về sự tồn tại biến cố hợp trong thực tiễn

Ví dụ 1: Trong một cuộc khảo sát về mức sống của người Hà Nội, người khảo sát chọn ngẫu nhiên một gia đình ở Hà Nội Xét các biến cố sau

𝑀: “Gia đình có tivi”;

𝑁: “Gia đình có máy vi tính”;

𝐸: “Gia đình có tivi hoặc máy vi tính”;

a Các biến cố trên rõ ràng có mối liên hệ với nhau hay không?

b Có thể biểu diễn mối liên hệ bằng các khái niệm và kí hiệu toán học không? Hoạt động

2: Hình thành kiến thức

Ví dụ 2: Một chiếc túi có 12 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 12 Bạn Hòa rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong túi Xét hai biến cố sau:

𝐴: “Bạn Hòa rút được tấm thẻ ghi số lẻ”;

𝐵: “Bạn Hòa rút được tấm thẻ ghi một số nguyên tố” a Mô tả không gian mẫu

b Mô tả các tập con 𝐴, 𝐵 của không gian mẫu c Tìm 𝐴 ∪ 𝐵

d Đặt 𝐶 = 𝐴 ∪ 𝐵 nêu nội dung của biến cố 𝐶 Cho 𝐴 và 𝐵 là hai biến cố Biến cố “𝐴 hoặc 𝐵 xảy ra” được gọi là biến cố hợp của 𝐴 và 𝐵, ký hiệu 𝐴 ∪ 𝐵 Biến cố 𝐴 ∪ 𝐵 là tập con của không gian mẫu Ω

Hoạt động 3: Củng cố

Ví dụ 3: Một lớp gồm 35 học sinh gồm 20 nam và15 nữ Chọn ngẫu nhiên ra 2 học sinh để phân công trực nhật Xét các biến cố sau:

Ω 𝐴 ∪ 𝐵

Trang 15

𝐴: “Hai học sinh được chọn là nam” 𝐵: “Hai học sinh được chọn là nữ”

𝐶: “Hai học sinh được chọn có cùng giới tính”

Trong các biến cố trên, biến cố nào là hợp của hai biến cố còn lại? Hoạt động

i) Trải nghiệm

Học sinh tiếp cận với giả thiết và kết luận của định lí, với nhu cầu chứng minh hay bác bỏ ii) Hình thành định lí

Bao gồm các hoạt động chủ yếu như:

- Nhận biết giả thiết và kết luận (phản ánh trong định lí)

- Dự đoán và phát biểu định lí (nhận biết những yếu tố được phản ánh trong định lí) - Nhận biết các luận cứ làm cơ sở cho chứng minh định lí;

- Nhận biết cách thức chứng minh và Chứng minh được định lí - Hiểu cấu trúc logic của định lí

iii) Củng cố: Thực hành vận dụng định lí trong những trường hợp đơn giản có tính chất đặc trưng iv) Vận dụng: Vận dụng định lí giải quyết một số vấn đề toán học hoặc giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn

Ví dụ minh họa:

Số, Đại số và một số yếu tố giải tích

VÍ DỤ MINH HỌA: CÔNG THỨC TỔNG QUÁT CỦA CẤP SỐ CỘNG – TOÁN 11Hoạt động 1: Trải

cố

Ví dụ 3: Xét ví dụ 1 Xác định 𝑢 và công sai 𝑑 của (𝑢 ) và tính 𝑢Ví dụ 4: Số hạng thứ 10 của cấp số cộng (𝑢 ) bằng 48, số hạng thứ 18 là 88 Tìm số hạng thứ 100 của cấp số cộng

Hoạt động 4: Vận dụng

Ví dụ 5: Khi kí kết hợp đồng lao động với người lao động, một doanh nghiệp đề xuất hai phương án trả lương nhu sau:

Phương án 1: Năm thứ nhất, tiền lương là 120 triệu Kể từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm tiền lương được tăng 18 triệu

Phương án 2: Quý thứ nhất, tiền lương là 24 triệu Kể từ quý thứ hai trở đi, mỗi quý tiền lương được tăng 1,8 triệu

Nếu là người được tuyển dụng vào doanh nghiệp trên, em sẽ chọn phương án nào khi:

a) Kí hợp đồng lao động 3 năm? b) Kí hợp đồng lao động 10 năm?

Hình học và Đo lường

Trang 16

VÍ DỤ MINH HỌA: ĐỊNH LÝ SIN (TOÁN 10)Trải nghiệm

Hoạt động 1: Tìm hiểu mối liên hệ trong tam giác bất kì

Ví dụ 1: Cho ∆𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂; 𝑅) Dùng thước, thước đo độ và máy tính bỏ túi để tính sin 𝐴 , sin 𝐵 , sin 𝐶 và đo độ dài các cạnh của tam giác và bán kính đường tròn hãy so sánh các đại lượng sau:

𝐴𝐵sin 𝐶;

𝐴𝐶sin 𝐵;

sin 𝐴 và 2𝑅 Hình thành định lí

Hoạt động 2: Hình thành mối liên hệ giữa cạnh và góc đối diện với bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác

Câu hỏi: Qua hoạt động 1 ta thấy có mỗi liên hệ nào giữa giá trị lượng giác của các góc trong tam giác với các cạnh của tam giác hay không? Nhiệm vụ 1: Cho ∆𝐴𝐵𝐶 nhọn nội tiếp đường tròn (𝑂; 𝑅) có 𝐵𝐶 =𝑎; 𝐴𝐶 = 𝑏; 𝐴𝐵 = 𝑐 và số đo góc 𝐵𝐴𝐶 hay góc 𝐴 Dựng đường kính 𝐵𝑀 (𝐵𝑀 ∈ cung lớn 𝐵𝐶) (Quan sát hình vẽ)

a Có nhận xét gì về số đo của cặp góc 𝐵𝐴𝐶 và 𝐵𝑀𝐶? b ∆𝐵𝑀𝐶 là tam giác gì? Vì sao?

a Có nhận xét gì về số đo của cặp góc 𝐵𝐴𝐶 và 𝐵𝑀𝐶? Có nhận xét gì về giá trị sin 𝐵𝐴𝐶 với sin 𝐵𝑀𝐶

b ∆𝐵𝑀𝐶 là tam giác gì? Vì sao? c Tính sin 𝐵𝑀𝐶?

d Làm tương tự với các cạnh còn lại, suy ra mối liên hệ giữa cạnh, góc và bán kính đường tròn ngoại tiếp trong một tam giác bất kì?

Định lí sin: Trong ∆𝐴𝐵𝐶: = = = 2𝑅

Trang 17

Củng cố

Hoạt động 3: Củng cố mối liên hệ giữa cạnh, góc và bán kính đường tròn ngoại tiếp trong một tam giác

Ví dụ 2: Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝑏 = 8; 𝑐 = 5 và 𝐵 = 80 Tính số đo các góc, bán kính đường tròn ngoại tiếp và độ dài các cạnh còn lại của tam giác

Ví dụ 3: Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝑏 = 12; 𝐴 = 135 và 𝐶 = 15 Tính số đo các góc, bán kính đường tròn ngoại tiếp và độ dài các cạnh còn lại của tam giác

Vận dụng

Hoạt động 4: Vận dụng định lý vào thực tiễn

Ví dụ 4: Từ nóc một tòa nhà có một cột ăng ten cao 5𝑚 Từ một vị trí quan sát 𝐴 cao 7m so với 𝐶 của cột ăng ten với các góc tương ứng là 50 , 40 so với phương nằm ngang

a Tính các góc của tam giác 𝐴𝐵𝐶

b Tính chiều cao của tòa nhà

Một số yếu tố Thống kê và Xác suất

VÍ DỤ MINH HỌA: CÔNG THỨC NHÂN XÁC SUẤT – TOÁN 11Trải nghiệm

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống thực tiễn liên quan đến xác suất của hai biến cố độc lập

Ví dụ 1: Tại vòng chung kết của một đại hội thể thao, vận động viên An thi đấu môn Bắn súng, vận động viên Bình thi đấu môn Bơi lội

Biết rằng xác suất giành huy chương vàng của vận động viên An và Bình tương ứng là 0,8 và 0,9 Hỏi xác suất để cả hai vận động viên đạt huy chương vàng là bao nhiêu?

Hình thành định lí Hoạt động 2: Hình thành công thức nhân xác suất cho hai biến cố độc lập

Ví dụ 2: Một hộp có 3 quả bóng màu xanh, 4 quả bóng màu đỏ; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau Lấy ngẫu nhiên hai lần liên tiếp trong đó mỗi lần lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp Ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ loại quả bóng vào hộp

Xét các biến cố:

𝐴: “Quả bóng màu xanh được lấy ra ở lần thứ nhất” 𝐵: “Quả bóng màu đỏ được lấy ra ở lần thứ 2” Tính:

Ví dụ 3: Xét ví dụ 1 Gọi 𝐴 là biến cố “Vận động viên An đạt huy chương”; 𝐵 là biến cố “Vận động viên Bình đạt huy chương”

a Giải thích tại sao hai biến cố 𝐴 và 𝐵 là hai biến cố độc lập? b Tính xác suất để cả hai vận động viên đạt huy chương

Ví dụ 4: Hai bạn Trung và Dũng của lớp 11A tham gia giải bóng bàn đơn nam do nhà trường tổ chức Hai bạn đó không cùng thuộc bảng đấu loại và mỗi bảng đấu loại chỉ chọn một người vào vòng chung kết Xác

Trang 18

suất lọt qua vòng loại để vào vòng chung kết của Trung và Dũng lần lượt là 0,8 và 0,6 Tính xác suất của các biến cố sau:

a A: “Cả 2 bạn lọt vào vòng chung kết.”

b B: “Có ít nhất một bạn lọt vào vòng chung kết.” c 𝐶: “Chỉ có bạn Trung lọt vào vòng chung kết.” Vận dụng

Hoạt động 4: Vận dụng công thức vào các bài toán thực tiễn

Ví dụ 5: Số liệu thống kê tại một vùng cho thấy trong các vụ tai nạn ô tô có 0,37% người tử vong; 29% người không thắt dây an toàn và 0,28% người không thắt dây an toàn và tử vong Chứng tỏ rằng việc không thắt dây an toàn và nguy cơ tử vong khi gặp tai nạn có liên quan đến nhau

c) DẠY HỌC QUY TẮC, PHƯƠNG PHÁP Các bước chung:

i) Trải nghiệm

Học sinh tiếp cận với quy tắc, phương pháp ii) Hình thành quy tắc, phương pháp Bao gồm các hoạt động chủ yếu như:

- Nhận biết các kĩ năng “thành phần” và trật tự “tuyến tính” trong quá trình thực hiện quy tắc hay phương pháp

- Phát biểu quy tắc, phương pháp (nhận biết những yếu tố được phản ánh trong quy tắc, phương pháp)

- Hiểu cấu trúc logic của quy tắc, phương pháp

iii) Củng cố: Thực hành vận dụng quy tắc, phương pháp trong những trường hợp đơn giản có tính chất đặc trưng

iv) Vận dụng: Vận dụng quy tắc, phương pháp giải quyết một số vấn đề toán học hoặc giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn

Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích

VÍ DỤ MINH HỌA: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNHHoạt động 1: Tiếp cận

phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình.

Ví dụ 1: Một xe khách di chuyển từ Huế (gọi là địa điểm A) đến Quảng Nam (gọi là B) với vận tốc 50 km/h, sau khi trả khách thì từ B quay trở về A với vận tốc 40 km/h Tổng thời gian cho quãng đường đi và về hết 5 giờ 24 phút Hãy tìm chiều dài đoạn đường từ A đến B.

Hoạt động 2: Hình thành quy tắc, phương pháp giải bài tập

Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.Bước 1: Lập phương trình

 Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số

 Biểu diển các đại lượng chưa biết theo ẩn số và các đại lượng đã biết

 Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng Bước 2: Giải phương trình

Bước 3: Trả lời

Trong các nghiệm của phương trình (tìm được ở bước 2), nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn (đặt ở bước 1) là đáp số của bài toán cần giải.

Hoạt động 3: Củng cố kiến thức

Ví dụ 2: Một ô tô đi từ 𝐴 đến 𝐵 trong một thời gian nhất định Nếu xe chạy với vận tốc 35𝑘𝑚/ℎ thì đến chậm mất 2 giờ Nếu xe chạy với vận tốc 50km/h thì đến sớm hơn 1 giờ Tính quãng đường 𝐴𝐵 và thời gian dự định lúc đầu.

Trải nghiệm Hình thành quy tắc, phương pháp Củng cố Vận dụng

Trang 19

Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn

Ví dụ 3: Ông T có một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 320 𝑚 , chiều rộng bé hơn chiều dài 4 𝑚 Hãy giúp ông T tìm ra chiều dài và chiều rộng của mảnh đất này

d) GIẢI BÀI TẬP TOÁN HỌC Các bước chung:

Trong tiến trình Đánh giá và nghiên cứu sâu lời giải, GV cần giúp HS thực hành, luyện tập các thao tác như:

- Đánh giá được lời giải đã thực hiện - Nghiên cứu sâu lời giải

- Nhận biết các dạng, loại bài tập điển hình - Khái quát hoá cho vấn đề tương tự

Ngoài ra, GV cần giúp HS luyện tập thực hành vận dụng các dạng, loại bài tập trong những trường hợp đơn giản có tính chất đặc trưng hoặc giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn

VÍ DỤ: CHỨNG MINH HÌNH HỌC

Cho đường tròn (𝑂) dây 𝐴𝐵 Gọi 𝐶 là điểm chính giữa của cung nhỏ 𝐴𝐵 Vẽ dây 𝐶𝐷 bất kì cắt 𝐴𝐵 tại 𝑀 Từ 𝐶, kẻ đường kính 𝐶𝐸 Vẽ đường tròn (𝐾) ngoại tiếp tam giác 𝐴𝑀𝐷 Chứng minh rằng 𝐴𝐶 là tiếp tuyến của đường tròn (𝐾)

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung đề bài Hoạt động 2: Tìm lời giải

- Ta có thể chứng minh 𝐴𝐶 là tiếp tuyến của (𝐾) bằng cách chứng minh góc 𝐾𝐴𝐶 vuông - Để chứng minh 𝐴 vuông, ta có thể tách góc đó thành 2 góc nhỏ 𝐶𝐴𝐵 và 𝐵𝐴𝐾 và chứng minh tổng của 2 góc đó bằng 90

- Do 2 góc 𝐶𝐴𝐵 và 𝐵𝐴𝐾 ở hai đường tròn khác nhau, nên ta có thể nghĩ đến cách tìm một góc bằng với 𝐶𝐴𝐵 mà thuộc đường tròn (𝐾)

- Dễ nhìn thấy 𝐶𝐴𝐵 và 𝐴𝐷𝐶 bằng nhau, do chúng chắn 2 cung 𝐴𝐵, 𝐴𝐶 bằng nhau của đường tròn tâm (𝑂)

- Mà ta thấy 𝐴𝐷𝐶, hay là 𝐴𝐷𝑀 là góc nội tiếp chắn cung 𝐴𝑀 của (𝐾), nên nó bằng một nửa 𝐴𝐾𝑀 là góc ở tâm chắn cung 𝐴𝑀

- Vì vậy ta nghĩ đến việc vẽ 𝐾𝐻 là tia phân giác 𝐴𝐾𝑀, do đó góc 𝐴𝐷𝐶 = 𝐴𝐾𝐻 - Mà ∆𝐴𝐾𝑀 cân tại 𝐾, nên ∆𝐴𝐻𝐾 vuông tại 𝐻, hay 𝐵𝐴𝐾 + 𝐴𝐾𝐻 = 90° - Từ đó ta suy ra 𝐵𝐴𝐾 + 𝐶𝐴𝐵 = 𝐶𝐴𝐾 = 90°, bài toán được chứng minh Hoạt động 3: Trình bày lời giải

Hoạt động 4: Đánh giá, nghiên cứu sâu lời giải

+ Kết quả của bài toán có thể dùng để chứng minh ba điểm 𝐴, 𝐾, 𝐸 thẳng hàng Tìm hiểu nội

dung đề bài Tìm cách giải Trình bày lời giải Đánh giá, nghiên cứu sâu lời giải

Trang 20

8) Trình bày những điểm mới về mục tiêu, hình thức, phương pháp, kĩ thuật đánh giá theo quan điểm của chương trình GDPT môn Toán 2018

 MỤC TIÊU:

- Hình thành và phát triển năng lực toán học gồm 5 thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

- Góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại Chương trình tổng thể

- Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, ; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn

- Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học với ngành nghề liên quanlàm cơ sở định hướng nghề nghiệp, đủ năng lực tối thiểu tìm hiểu vấn đề liên quan đến Toán học suốt cuộc đời

 PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp dạy học môn Toán phải góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung được quy định trong CTGDPT tổng thể thông qua việc phối hợp hoạt động giáo dục toán học với hoạt động trải nghiệm, tích hợp, phát triển các năng lực chung trong chương trình môn Toán

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ và các năng lực đặc thù khác trên cơ sở trang bị học vấn phổ thông cơ bản, khả năng thực hành vận dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, rèn luyện khả năng thích ứng, tham gia tích cực vào thực tiễn đời sống xã hội hiện đại

 ĐÁNH GIÁ:

- Mục tiêu là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt; điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung

- Vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá quá trình, đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, dự án học tập, ) và vào thời điểm thích hợp Trong đó: Đánh giá quá trình do giáo viên phụ trách kết hợp với giáo viên các môn học khác, của bản thân học sinh và các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ học sinh; vì sự tiến bộ của hs

- Đánh giá năng lực học sinh qua các bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động Tiến trình đánh giá gồm các bước cơ bản như: xác định mục đích đánh giá; xác định bằng chứng cần thiết; lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá thích hợp; thu thập bằng chứng; giải thích bằng chứng và đưa ra nhận xét

- Chú trọng lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với các thành tố năng lực toán học

II Xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán theo năm học

9) Trình bày quan niệm và ý nghĩa của việc xây dựng KHGD nhà trường

Quan niệm: “Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo CTGDPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Phối hợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục”

 Kế hoạch giáo dục của nhà trường được hiểu là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành

 Kế hoạch giáo dục của nhà trường là sự cụ thể hóa tiến trình thực hiện chương trình giáo dục cấp học, là cách mà một trường triển khai thực hiện chương trình giáo dục quốc gia sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể về đội ngũ GV, HS, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí, các đặc điểm cụ thể của địa phương, nhà trường

Trang 21

 Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường là quá trình nhà trường thực hiện CTGD quốc gia, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của cơ sở giáo dục Trong các cấp độ của CTGDPT, kế hoạch giáo dục của nhà trường là cấp độ quan trọng nhất, là văn bản chi phối việc soạn thảo kế hoạch giáo dục của mỗi GV

Ý nghĩa:

- Giúp đạt được yêu cầu của CTGDPT đã quy định: 1 Thể hiện mục tiêu GDPT;

2 Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của HS cần đạt được;

3 Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; 4 Thống nhất trong cả nước nhưng linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở GDPT;

5 Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành Vì vậy, việc xây dựng KHGD của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ đảm bảo thực hiện chương trình GDPT 2018 đúng theo yêu cầu và quy định đó

- Giúp nhà trường khai thác có hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực HS của nhà trường

- Giúp phát huy quyền tự chủ của GV và tổ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu về tính mở, tính phân hóa của CTGDPT

- Giúp huy động được các nguồn lực, lực lượng giáo dục khác nhau tham gia xây dựng KHGD của nhà trường

- Giúp thực hiện đổi mới việc tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong nhà trường theo hướng quản trị nhà trường bao gồm:

o Xây dựng kế hoạch;

o Tổ chức thực hiện kế hoạch;

o Kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện kế hoạch;

o Điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch trong quá trình tổ chức thực hiện

Từ đó giúp nhà trường phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng và tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường

10) Trình bày yêu cầu trong xây dựng KHGD nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, cần đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:

 Đảm bảo tính pháp lý trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường:

Một số văn bản pháp lý: hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm của bộ GD&ĐT; công văn của sở GD&ĐT địa phương về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhà trường trong từng năm học,

 Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục do BGD&ĐT ban hành:

- Đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục cấp quốc gia

- Đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường

- Phù hợp điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường

- Dựa vào mục tiêu giáo dục môn học, lớp học → thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu môn học

 Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

- Thống nhất mạch kiến thức giữa các môn học và các hoạt động giáo dục → thực hiện mục tiêu chung cả cấp học

- Kế hoạch có thể điều chỉnh, sắp xếp lại nội dung, thời lượng dạy với từng nội dung, cách thức tổ chức, nhưng vẫn đảm bảo tính logic của mạch kiến thức, thống nhất giữa các môn học và hoạt động giáo dục, thời lượng môn học và hoạt động giáo dục quy định trong CTGDPT 2018

- Tạo tính linh hoạt trong quá trình thực hiện kế hoạch GD

 Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của HS và đội ngũ cán bộ quản lý, GV nhà trường

Trang 22

- Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường

 Đảm bảo huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường

Kế hoạch GD của nhà trường cần sự tham gia của các ban liên quan trong và ngoài trường từ thiết kế đến thực thi như: CBQL, GV, ban đại diện cha mẹ HS, các tổ chức, cá nhân khác…

11) Trình bày khung KHGD nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

12) Trình bày vai trò của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện KHGD nhà trường GV đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng KHGD của nhà trường:

 Tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng KHGD của nhà trường  Là người trực tiếp thực hiện KHGD của nhà trường

 Là người phối hợp với các lực lượng giáo dục thực hiện có hiệu quả KHGD đã ban hành  Trực tiếp đánh giá hiệu quả KHGD từng năm và đề xuất thay đổi cho phù hợp

năm học đo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và ban hành; các văn bản pháp lý liên quan )

II Đặc điểm, điều kiện thực hiện chương trình năm học

1 Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục địa phương

2 Đặc điểm nhà trường (Đặc điểm HS; đặc điểm đội ngũ CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường; đặc điểm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường )

III Mục tiêu giáo dục năm học của nhà trường

1 Mục tiêu chung (Dựa trên mục tiêu chung được quy định trong chương trình và đặc điểm, điều kiện thực tiễn nhà trường)

2 Các chỉ tiêu cụ thể (Chỉ tiêu về số lượng, chất lượng đối với từng khối/ lớp/ HS/ GV; chỉ tiêu về số lượng, chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục thực hiện trong nhà trường)

IV Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học và kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục

1 Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học 20 - 20

Thực hiện quyết định số …/QĐ – UBND ngày… của chủ tịch UBND tỉnh/thành phố về Kế hoạch thời gian năm học … đối với giáo dục trung học

Số tuần trong năm học: 35 tuần, từ ngày… đến ngày… trong đó: - Học kỳ I: từ ngày… đến ngày…

- Học kỳ II: từ ngày… đến ngày…

Kế hoạch phân phối thời gian thực hiện môn học và hoạt động giáo dục năm học 20… - 20… 2 Kế hoạch dạy học các môn học/ hoạt động giáo dục của khối/ lớp

- Kế hoạch dạy học các môn học/hoạt động giáo dục của các tổ chuyên môn theo khối lớp (tham khảo phụ lục 1, phụ lục 2 công văn 5512/BGDĐT – GDTrH)

- Kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể, câu lạc bộ….(Nếu có)

3 Kế hoạch huy động, bố trí và sử dụng các nguồn lực để tổ chức thực hiện, bảo đảm khả thi, chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục

V Giải pháp thực hiện

1 Giải pháp 1: …… 2 Giải pháp 2: ……

VI Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trườngVII Phụ lục

Trang 23

=> Vì thế, GV cần có hiểu biết về những định hướng, quan điểm mới trong CTGDPT tổng thể cũng như chương trình môn học

13) Trình bày quan niệm và ý nghĩa của việc xây dựng KHGD của tổ chuyên môn a) Quan niệm

- KHGD của tổ chuyên môn là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT KHGD của tổ chuyên môn bao gồm KHDH môn học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

- Xây dựng KHGD của tổ chuyên môn là một phần của nhiệm vụ xây dựng và thực hiện KHGD của nhà trường trong năm học Vì thế, mục tiêu của KHGD của tổ chuyên môn xét ở khía cạnh thực hiện CTGDPT cũng phản ánh mục tiêu chung khi xây dựng KHGD của nhà trường và ý nghĩa của nó cũng vậy

 Đối với việc triển khai thực hiện chương trình

- Kế hoạch của tổ chuyên môn là một căn cứ quan trọng để phân công nhiệm vụ cho GV tổ chuyên môn Từ đó, GV có cơ sở triển khai việc xây dựng KHGD cá nhân và kế hoạch bài dạy để thực hiện nhiệm vụ của mình

- Giúp GV có cơ sở để triển khai công việc giảng dạy hiệu quả

14) Trình bày yêu cầu trong xây dựng KHGD của tổ chuyên môn theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn các yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng Để đạt được yêu cầu này tổ chuyên môn cần đặt ra một số mục tiêu và hoạt động cụ thể sau đây:

- Phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh Tổ chuyên môn cần thiết lập những hoạt động giáo dục nhằm phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh Các hoạt động này có thể bao gồm hướng dẫn và giảng dạy về đạo đức, trò chuyện về tình cảm gia đình,… Tổ chuyên môn cần đề cao tinh thần trách nhiệm và nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh

- Phát triển năng lực học tập cho học sinh Tổ chuyên môn cần đặt ra những mục tiêu rõ ràng và cụ thể nhằm phát triển năng lực học tập cho học sinh Các hoạt động thiết kế cho mục tiêu này có thể làm việc với học sinh để cải thiện kĩ năng đọc, viết, nói…

- Phát triển kĩ năng sống cho học sinh: xây dựng những hoạt động nhằm phát triển kĩ năng sống cho học sinh Kĩ năng sống của học sinh bao gồm: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề,… tổ chuyên môn cần đưa cho học sinh những kiến thức, kĩ năng giúp học sinh tự tin, linh hoạt và đáp ứng các yêu cầu khác trong cuộc sống

15) Trình bày vai trò của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện KHGD của tổ chuyên môn - Đối với việc xây dựng KHGD của TCM: Mỗi GV của tổ chuyên môn đều phải góp phần vào xây dựng KHGD của tổ Trong đó:

o Tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức xây dựng KHGD của tổ chuyên môn

o Các thành viên khác dưới sự tổ chức và phân công nhiệm vụ của Tổ trưởng sẽ tham gia vào quá trình này

o GV tổ bộ môn cần tích cực, chủ động đề xuất các ý tưởng, tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến, phản hồi để hoàn thiện kế hoạch

Trang 24

 Sự tham gia của tất cả các thành viên trong TCM sẽ đảm bảo việc xây dựng một kế hoạch có tính thống nhất và thể hiện sự đồng thuận cao trong việc thiết lập các kế hoạch và mục tiêu chung của tổ để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trong năm học

- Đối với việc thực hiện KHGD của TCM: Kế hoạch của TCM khi được phê duyệt bởi Hiệu trưởng nhà trường sẽ là căn cứ để GV triển khai thực hiện GV cần:

o Nắm rõ các công việc và nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch để thực hiện theo đúng lịch trình o Cụ thể hóa kế hoạch của TCM thành kế hoạch cá nhân chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả

 Quá trình thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch của TCM vì thế vừa là quá trình thực hiện các kế hoạch đặt ra, vừa là quá trình cá nhân hóa các nhiệm vụ phù hợp với mỗi GV trong năm học

o Trong quá trình này, nếu GV là Tổ trưởng chuyên môn còn phải theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch để đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện, phối hợp với GV của tổ và Hiệu trưởng nhà trường để giải quyết các vấn đề phát sinh nếu có

16) Trình bày cấu trúc của KHGD của tổ chuyên môn

17) Trình bày quy trình xây dựng KHGD của tổ chuyên môn Quy trình xây dựng KHGD của tổ chuyên môn:

Bước 1: Phân tích đặc điểm tình hình:

 Tình hình HS: Tổ chuyên môn cần thống kê số lớp học, tổng số HS của mỗi khối lớp và số HS học chuyên đề lựa chọn (nếu có) trong năm học của mỗi khối lớp.Trong đó, số lượng HS học chuyên đề lựa chọn mỗi khối lớp được thống kê dựa trên kết quả đăng kí của HS đối với các tổ hợp chuyên đề lựa chọn do nhà trường xây dựng

TRƯỜNG: TỔ: TOÁN- TIN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập- Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN(Năm học: 20… – 20… )

1 Khối 10 Số học sinh : … STT Chủ

Yêu cầu cần đạt

Số tiết

Thời điểm

Địa điểm

Chủ trì

Phối hợp

Điều kiện thực hiện

2 Khối 11 Số học sinh : ….STT Chủ

Yêu cầu cần đạt

Số tiết

Thời điểm

Địa điểm

Chủ trì

Phối hợp

Điều kiện thực hiện

3 Khối 12 Số học sinh : ….STT Chủ

Yêu cầu cần đạt

Số tiết

Thời điểm

Địa điểm

Chủ trì

Phối hợp

Điều kiện thực hiện

Tổ trưởng(Ký, ghi rõ họ tên)

……., ngày ….tháng … năm 20….HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày đăng: 02/08/2024, 19:09

w