1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sơ đồ hóa thể chế nhà nước cộng hòa liên bang đức

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sơ đồ hóa thể chế nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức
Tác giả Trần Ngọc Thùy An, Nguyễn Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thanh Tuyết Nhi
Người hướng dẫn ThS. Hồ Ngọc Diễm Thanh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Bài báo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,29 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I MỞ ĐẦU (4)
    • 1. Lý do chọn đề tài (4)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (4)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (4)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (4)
    • 5. Ý nghĩa đề tài (5)
    • 6. Bố cục đề tài (5)
  • CHƯƠNG II NỘI DUNG (6)
    • 1. Khái niệm (6)
      • 1.1. Thể chế (6)
      • 1.2. Thể chế chính trị (7)
    • 2. Lịch sử thể chế chính trị Đức (7)
      • 2.1. Giai đoạn trước năm 1871 (7)
      • 2.2. Giai đoạn Đế quốc Đức (1871-1918) (8)
      • 2.3. Giai đoạn Cộng hòa Weimar (1919-1933) (8)
      • 2.4. Giai đoạn Đức Quốc xã (1933-1945) (9)
    • 3. Thể chế chính trị Cộng hòa Liên bang Đức (10)
      • 3.1. Cơ quan lập pháp (11)
      • 3.2. Cơ quan hành pháp (15)
      • 3.3. Cơ quan tư pháp (21)
      • 3.4. Mối quan hệ giữa Hạ nghị viện và Thủ tướng (25)
      • 3.5. Đặc trưng mô hình của Nhà nước pháp quyền Cộng hòa Liên bang Đức (27)
    • 4. Sơ đồ (28)
    • CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

NỘI DUNG

Khái niệm

Thể chế là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực chính trị, pháp lý nhằm thể hiện chế độ, tư tưởng chính trị mà một quốc gia lựa chọn Nó là tập hợp quy tắc xử sự chung mọi công dân trong quốc gia, xã hội buộc phải tuân thủ nhằm đảm bảo sự hài hòa các quyền lợi, trách nhiệm cá nhân và lợi ích cộng đồng Không có trường hợp ngoại lệ, đối xử đặc biệt ưu tiên trong quá trình triển khai thực hiện thể chế của một đất nước.

Có rất nhiều cách phân loại thể chế, mỗi cách đều mang những ý nghĩa riêng biệt nhất định, cụ thể như sau :

Thể chế chính thức bao gồm những quy tắc được Nhà nước ban hành thành đạo luật và áp dụng trong thực tế Hệ thống thể chế này khác nhau tùy theo đường hướng của Đảng và Bộ máy Nhà nước mỗi quốc gia Ở Việt Nam, các quy tắc được luật hóa và đưa vào hệ thống thể chế chính trị bao gồm Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị quyết, Nghị định,

- Thể chế phi chính thức: là những quy tắc xử sự chung đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, tuy không được luật hóa nhưng được nhiều người tuân thủ thực hiện. Hiện nay, các thể chế phi chính thức ở Việt Nam gồm có phong tục, tập quán, tập tục,…

- Thể chế Nhà nước: được hiểu là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn xã hội

- Thể chế tư: trái ngược với thể chế nhà nước, thể chế tư là toàn bộ những quy tắc,quy định của cơ quan, tổ chức ngoài Nhà nước như doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ,… Mục tiêu đặt ra thể chế tư là thực hiện bài bản các quy định trong thể chế Nhà nước, đồng thời duy trì kỷ luật và phát huy thế mạnh từng cơ quan trong khuôn khổ pháp luật

- Thể chế xã hội: có nhiều nét tương đồng so với thể chế phi chính thức Nó chính là những phong tục tập quán, lẽ phải, chuẩn mực đạo đức, quy luật bất thành văn… được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Thể chế chính trị được hiểu là bộ máy tổ chức nhà nước của mỗi quốc gia Trên thực tế, mỗi đất nước sẽ có quyền lựa chọn thể chế riêng phù hợp với tình hình và năng lực quốc gia Vì lẽ đó, thể chế chính trị còn được dùng để chỉ hệ thống các chế định hợp thành tổng thể các chế độ nhà nước, hình thức tổ chức nhà nước và toàn bộ các chế độ lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây là khái niệm phức tạp được cấu thành từ rất nhiều yếu tố khác nhau Trong đó, có 3 yếu tố cấu thành chính là:

- Hệ thống pháp luật (các quy tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội được pháp luật quốc gia thừa nhận)

- Chủ thể tham gia thực hiện quản lý, áp dụng pháp luật (nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội)

- Toàn bộ các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện quản lý và vận hành xã hội.

Lịch sử thể chế chính trị Đức

Trước khi Đế quốc Đức thống nhất năm 1871, Đức chỉ gồm các quốc gia, công quốc và thành phố tự trị lỏng lẻo, mỗi tiểu quốc đều sở hữu chính thể riêng biệt, trải dài từ chế độ chuyên chế quân chủ đến nền dân chủ nghị viện.

Các quốc gia lớn nhất trong liên minh Đức là:

- Phổ: Là một vương quốc quân chủ lập hiến, với vua là người đứng đầu chính phủ.

- Áo: Là một đế quốc quân chủ, với hoàng đế là người đứng đầu chính phủ.

- Bavaria: Là một công quốc quân chủ, với công tước là người đứng đầu chính phủ

- Sachsen: Là một công quốc quân chủ, với công tước là người đứng đầu chính phủ.

Các quốc gia thành viên nhỏ hơn của Liên minh Đức thường áp dụng hệ thống chính trị dân chủ nghị viện, theo đó có một quốc hội được bầu thông qua hệ thống phổ thông đầu phiếu dành cho nam giới.

Trong giai đoạn này, các quốc gia Đức thường xảy ra xung đột với nhau Điều này dẫn đến một loạt các cuộc chiến tranh, bao gồm Chiến tranh Bảy năm (1756-1763), Chiến tranh Cách mạng Pháp (1792-1802), và Chiến tranh Napoléon (1803-1815).

Năm 1815, sau Chiến tranh Napoléon, các quốc gia Đức thành lập Liên bang Đức Liên bang Đức là một liên minh lỏng lẻo, với một quốc hội được bầu cử theo hệ thống phổ thông đầu phiếu nam giới.

Năm 1866, Phổ đánh bại Áo trong Chiến tranh Bảy tuần Sau chiến tranh, Phổ sáp nhập một số lãnh thổ của Áo và thành lập Liên bang Bắc Đức.

Năm 1871, sau Chiến tranh Pháp-Phổ, Phổ đánh bại Pháp và sáp nhập một số lãnh thổ của Pháp Đức được thống nhất thành một đế chế dưới sự lãnh đạo của Phổ.

2.2 Giai đoạn Đế quốc Đức (1871-1918)

Năm 1871, sau Chiến tranh Pháp-Phổ, Đức được thống nhất thành một đế chế dưới sự lãnh đạo của Phổ Hệ thống chính trị của đế chế Đức là quân chủ lập hiến, với một quốc hội được bầu cử theo hệ thống phổ thông đầu phiếu nam giới.

Cơ cấu chính phủ của Đế quốc Đức giai đoạn này bao gồm:

- Hoàng đế: Là người đứng đầu nhà nước và quân đội Hoàng đế có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, các quan đại thần, và tuyên bố chiến tranh.

- Quốc hội: Là cơ quan lập pháp tối cao của đất nước Quốc hội có quyền ban hành luật, phê chuẩn ngân sách, và kiểm soát chính phủ.

- Chính phủ: Là cơ quan hành pháp của đất nước Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

2.3 Giai đoạn Cộng hòa Weimar (1919-1933) Đây là một giai đoạn ngắn nhưng đầy biến động trong lịch sử phát triển của thể chế chính trị ở Đức Trong giai đoạn này, Đức chuyển từ chế độ quân chủ sang chế độ dân chủ nghị viện, nhưng chế độ dân chủ này không được ổn định và cuối cùng đã bị lật đổ bởi chế độ độc tài của Đức Quốc xã.

Hệ thống chính trị của Cộng hòa Weimar là một hệ thống dân chủ nghị viện, với một quốc hội được bầu cử theo hệ thống phổ thông đầu phiếu nam giới và nữ giới.

Cơ cấu chính phủ của Cộng hòa Weimar bao gồm:

Hiến pháp là văn bản pháp luật tối cao của quốc gia, xác lập các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cũng như thiết lập bộ máy nhà nước.

- Quốc hội: Là cơ quan lập pháp tối cao của đất nước Quốc hội có quyền ban hành luật, phê chuẩn ngân sách, và kiểm soát chính phủ.

- Chính phủ: Là cơ quan hành pháp của đất nước Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

- Tòa án tối cao: Là cơ quan tư pháp tối cao của đất nước Tòa án tối cao có quyền xét xử các vụ án và giải thích luật.

2.4 Giai đoạn Đức Quốc xã (1933-1945)

Năm 1933, Adolf Hitler lên nắm quyền và thiết lập chế độ độc tài toàn trị Hệ thống chính trị của Đức Quốc xã là một nhà nước chuyên chế, với Hitler là nhà lãnh đạo tối cao.

Cơ cấu chính phủ của Đức Quốc xã bao gồm:

- Führer (Lãnh tụ): Là người đứng đầu nhà nước và quân đội Führer có quyền lực tối cao trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Chính phủ: Là cơ quan hành pháp của đất nước Chính phủ do Führer chỉ định, và chịu trách nhiệm trước Führer.

- Quốc hội: Là cơ quan lập pháp của đất nước Quốc hội có quyền thông qua các đạo luật, nhưng không có quyền kiểm soát chính phủ.

- Tòa án: Là cơ quan tư pháp của đất nước Tòa án có quyền xét xử các vụ án,nhưng phải tuân theo các quy định của Führer.

Thể chế chính trị Cộng hòa Liên bang Đức

Hiện nay Cộng hòa Liên bang Đức là một nước cộng hòa liên bang, nghị viện, và dân chủ đại diện Hiến pháp của Đức, Hiến pháp Liên bang (Grundgesetz), quy định rằng quyền lực chính trị thuộc về nhân dân, được thể hiện thông qua bầu cử dân chủ Các cơ quan lập pháp gồm Quốc hội Liên bang, Hội đồng Liên bang, Tổng thống Liên bang, Chính phủ Liên bang và Tòa án Hiến pháp Liên bang.

Chế độ này có ưu điểm về cân bằng chính trị và do đó tạo ra sự ổn định nhờ khả năng chia sẻ và kiểm soát quyền lợi và quyền lực giữa các nhóm chính trị có ảnh hưởng, khi các bên cần thỏa hiệp với nhau Hệ thống liên bang giúp giảm thiểu các xung đột về quyền lợi chính trị Thất bại trong cuộc bầu cử giành chính quyền trung ương không phải là mất tất cả, bởi các đảng phái hay cá nhân có thể tranh cử để dành vị trí xứng đáng ở chính quyền cấp bang Tham gia chính quyền cấp bang là cơ hội để các nhà chính trị tích lũy kinh nghiệm, trở thành lãnh đạo quốc gia sau này.

Hệ thống chính trị Đức dựa trên nguyên tắc cân bằng quyền lực và có kiểm soát, được thiết kế để các đảng quá nhỏ không thể tham gia chính quyền gây mất ổn định chính trị, nhưng cũng không để cho một đảng nào dễ dàng chiếm đa số trong hạ nghị viện dẫn đến khuynh loát chính quyền (buộc phải liên minh với một hay một vài đảng khác để thành lập chính phủ) Các đảng chỉ được chia ghế trong hạ nghị viện nếu giành được ít nhất 3 ghế tại 3 khu vực bầu cử địa phương hoặc giành được nhiều hơn 5% tổng số phiếu bầu theo tỷ lệ trên phạm vi toàn quốc Nhờ đó, các đảng dung hòa được sự chống đối, hình thành nên cơ chế đồng thuận, xử sự ôn hòa và giúp ngăn ngừa các chính sách tồi được thực thi Kết quả là hệ thống chính trị Đức đảm bảo dân chủ nhưng vẫn tập trung mà không độc đoán.

Sự cân bằng chính trị ở Đức được thiết lập cả theo chiều ngang và theo chiều dọc Theo chiều ngang, đó là nhờ chế độ nghị viện với chính quyền được chia làm ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp để không một cơ quan nào được duy nhất nắm giữ quyền lực, điều cần thiết để tránh dẫn đến mất ổn định và độc tài Cân bằng theo chiều dọc đạt được nhờ cơ chế chính quyền liên bang và cơ quan đại diện của địa phương tại quốc hội liên bang là thượng nghị viện.

Hiến pháp Đức không khẳng định quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, mà tuyên bố rằng: hệ thống lập pháp bị ràng buộc bởi hiến pháp, còn hành pháp và tư pháp bị ràng buộc theo luật pháp và công lý Quốc hội liên bang gồm hạ nghị viện và thượng nghị viện.

Quốc hội Liên bang là hạ nghị viện của Đức, còn gọi là Viện dân biểu Là cơ quan lập hiến và lập pháp tại Đức.

Quốc hội Liên bang được lập theo Hiến pháp Đức năm 1949, là cơ quan kế nhiệm của Reichstag (hạ viện Cộng hòa Weimar) Quốc hội Liên bang có nhiệm kỳ 4 năm hoặc kết thúc sớm nếu Thủ tướng, bị thua trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, yêu cầu Tổng thống giải tán Bundestag, và tổ chức một cuộc bầu cử mới.

Quốc hội liên bang là cơ quan được bầu đại diện cho nhân dân Về mặt kỹ thuật thì một nửa trong tổng số 598 nghị sĩ được bầu theo danh sách ứng cử viên của các đảng tại các bang và nửa còn lại được bầu trực tiếp cho ứng cử viên tại 299 khu vực bầu cử. Cấu trúc của Hạ nghị viện (Bundestag)

Bundestag có nhiệm kỳ 4 năm và có ít nhất 598 thành viên được bầu theo hệ thống đại diện tỷ lệ với thành viên hỗn hợp, được gọi là hệ thống bầu cử hỗn hợp tỷ lệ theo tỷ lệ thứ hai Trong hệ thống này, các cử tri có hai phiếu bầu: một phiếu để bầu cho một ứng cử viên trực tiếp và một phiếu cho một đảng chính trị Các ứng cử viên trực tiếp đã giành được nhiều phiếu nhất ở mỗi khu vực bầu cử được bầu, bất kể liên kết đảng phái của họ Các ghế còn lại được phân bổ theo tỷ lệ dựa trên số phiếu bầu đảng theo một công thức toán học phức tạp được gọi là phương pháp Hare-Niemeyer.

"đại diện theo tỷ lệ được cá nhân hóa" 299 thành viên đại diện cho các khu vực bầu cử một ghế và được bầu theo hệ thống bầu cử trước tiên.

Một đảng phải nhận được 5% phiếu bầu toàn quốc hoặc ba khu vực bầu cử trực tiếp để đủ điều kiện giành các ghế ngoài khu vực bầu cử trong Bundestag Quy tắc này, thường được gọi là "rào cản 5%", được đưa vào luật bầu cử của Đức để ngăn chặn tình trạng chia rẽ chính trị và các đảng thiểu số có ảnh hưởng không cân xứng Các đảng đại diện cho dân tộc thiểu số được miễn ngưỡng này.

Các đảng có ít ghế khu vực bầu cử hơn tỷ lệ phiếu bầu trên toàn quốc sẽ được phân bổ số ghế từ danh sách đảng để tạo nên sự khác biệt Ngược lại, các đảng giành được nhiều ghế ở khu vực bầu cử hơn tỷ lệ phiếu bầu trên toàn quốc của họ được phép giữ những cái gọi là ghế nhô ra này Trong các cuộc bầu cử liên bang kể từ năm 2013, các đảng khác giành được thêm ghế ("ghế cân bằng") để bù đắp lợi thế từ số ghế nhô ra của đối thủ của họ. Bundestag hiện tại là lớn nhất trong lịch sử nước Đức với 736 thành viên.

Cơ cấu của Hạ nghị viện (Bundestag)

- Đoàn chủ tịch: Là cơ quan thường trực của quốc hội liên bang, có các hoạt động điều hành chung, quản lý hạ viện Đoàn chủ tịch gồm Chủ tịch và các Phó chủ tịch Chủ tịch Hạ viện là người đại diện của Hạ viện, chủ trì các phiên họp toàn thể.

- Hội đồng trưởng lão: bao gồm những nhân vật có kinh nghiệm chính trường lão luyện Hội đồng Trưởng lão có nhiệm vụ quản lý công việc nội bộ của Hạ viện Là cơ quan quyết định nghị trình phiên họp.

- Ủy ban: Các ủy ban thường trực đảm trách các lĩnh vực khác nhau Số lượng ủy ban tương tương số lượng các Bộ Liên bang và có thể được thay đổi theo khóa. Đứng đầu ủy ban là chủ tịch ủy ban.

Nhiệm vụ của Hạ nghị viện (Bundestag)

Hạ nghị viện được tổ chức trong các đoàn nghị sĩ của các đảng và họ bầu một nghị sĩ trong số họ vào chức vụ chủ tịch quốc hội Quốc hội liên bang có nhiệm vụ bầu thủ tướng liên bang và giữ thủ tướng ở chức vụ đó bằng cách chấp thuận chính sách của thủ tướng.Quốc hội liên bang có thể bãi nhiệm thủ tướng liên bang bằng cách bỏ phiếu mất tín nhiệm Trong trường hợp đó Quốc hội liên bang tương tự như các quốc hội khác Cũng không có sự khác biệt lớn, khi ở Đức thủ tướng được bầu, còn ở Anh hoặc các nền dân chủ nghị viện khác thì thủ tướng được nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm Trong các nền dân chủ nghị viện khác người được bầu vào chức vụ đứng đầu chính phủ luôn luôn là người đứng đầu đảng chiếm đa số trong quốc hội.

Sơ đồ

Hình 1: Sơ đồ Thể chế nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức

KẾT LUẬN

Có thể tổng kết được thể chế chính trị Đức là một thể chế nghị viện - liên bang, dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực và kiểm soát quyền lực Theo đó, quyền lực được chia thành ba nhánh chính: lập pháp, hành pháp và tư pháp Mỗi nhánh có chức năng và quyền hạn riêng, được kiểm soát lẫn nhau để ngăn chặn sự tập trung quyền lực quá mức.

- Nhánh lập pháp do Quốc hội Liên bang (Bundestag) nắm giữ Quốc hội được bầu trực tiếp bởi nhân dân Đức với nhiệm kỳ bốn năm Quốc hội có quyền lập pháp, thông qua ngân sách, bầu ra Thủ tướng Liên bang và giám sát hoạt động của chính phủ.

- Nhánh hành pháp do Chính phủ Liên bang (Bundesregierung) nắm giữ Chính phủ do Thủ tướng Liên bang đứng đầu, được Quốc hội bầu ra Chính phủ có quyền thi hành luật, quản lý đất nước và là đại diện cho Đức trên trường quốc tế.

- Nhánh tư pháp do Tòa án Hiến pháp Liên bang (Bundesverfassungsgericht) đứng đầu Tòa án Hiến pháp có quyền giải thích Hiến pháp, xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và quyết định của chính phủ.

Thể chế chính trị Đức bảo đảm sự tham gia rộng rãi của người dân, ngăn chặn sự tập trung quyền lực quá mức, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị của Đức trong hơn 70 năm qua.

Một số ưu điểm của thể chế chính trị Đức:

- Đảm bảo sự tham gia rộng rãi của người dân vào đời sống chính trị thông qua chế độ bầu cử trực tiếp, hệ thống đa đảng và các cơ quan dân cử.

- Ngăn chặn sự tập trung quyền lực quá mức thông qua nguyên tắc phân chia quyền lực và kiểm soát quyền lực Nguyên tắc phân chia quyền lực và kiểm soát quyền lực đã được thể chế hóa thành văn bản pháp luật và được thực thi một cách nghiêm túc ở Đức Nhờ đó, quyền lực của các cơ quan nhà nước được phân bổ hợp lý, ngăn chặn sự tập trung quyền lực quá mức vào tay một cá nhân hoặc nhóm người.

- Tạo ra môi trường ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thể chế chính trị Đức đã góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định chính trị ở Đức trong hơn 70 năm qua Điều này được thể hiện qua việc Đức chưa từng xảy ra bất kỳ cuộc đảo chính hay xung đột vũ trang nào kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949.

Bên cạnh đó, thể chế chính trị Đức cũng còn tồn tại 1 số hạn chế

Quá trình ra quyết định trong bối cảnh phân chia quyền lực và kiểm soát có thể dẫn đến sự chậm trễ đáng kể Sự phân chia này thường gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách của đất nước do thiếu sự thống nhất và thiếu trách nhiệm rõ ràng trong quá trình ra quyết định.

- Thể chế này đòi hỏi một hệ thống chính trị ổn định và có nền tảng pháp lý vững chắc.Nếu hệ thống chính trị không ổn định, hoặc nền tảng pháp lý không vững chắc, thì thể chế này có thể bị suy yếu hoặc phá vỡ.

Nhìn chung, thể chế chính trị Đức là một thể chế thành công, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước này Cộng hòa Liên bang Đức được nhiều nước thừa nhận có tầm ảnh hưởng lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế gay cấn; có hệ thống chính trị được đánh giá là vững mạnh, trong sạch; chính vì vậy, tham ô, tham nhũng, lạm dụng quyền lực ít có cơ hội phát sinh.

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w