Để có thể thẩm thấu hết quá trình hình thành văn hóa từ hiện thực đến lịch sử của con người Âu Lạc thời kỳ trước nói riêng, và dân tộc Việt Nam hiện đại nói chung.. Và văn hóa trong giai
Giai đoạn thời chống Bắc thuộc 2.1 Lịch sử vấn đề
Tổng quan 10 thế kỷ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
1 Bắc thuộc lần thứ nhất (chữ Nôm: 北屬吝次一, có nghĩa là Bắc thuộc lần 1) trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ khoảng thế kỷ II TCN đến năm 40, dưới sự cai trị của phong kiến Trung Quốc (nhà Triệu hoặc Hán) Dấu mốc xác định thời kỳ đầu tiên này chưa được thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và nhà Triệu Đầu tiên, với quan điểm thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam (Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt Nam sử lược), đã xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN là lúc bắt đầu thời Bắc thuộc Theo cột mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài khoảng 150 năm Vậy nên, theo quan điểm này, thì thời Bắc thuộc lần 1 thực chất là thời thuộc Hán Đây cũng là quan điểm chung của các sử gia thế giới Tiếp theo, là quan điểm không thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam (Việt sử tiêu án, các sách Lịch sử Việt Nam của các sử gia hiện đại), đã xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt An Dương Vương Vì sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị tiêu diệt năm 207 TCN Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài khoảng 246 năm Còn sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt nước Âu Lạc "sau khi Lã Hậu mất", tức là khoảng năm 179 TCN Đặc biệt, nếu tính theo mốc thời gian này, thì thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 218 năm \
2 Bắc thuộc lần thứ hai (chữ Nôm: 北屬吝次二, có nghĩa là Bắc thuộc lần 2) trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 43 đến năm 543 Thời kỳ này bắt đầu khi Mã Viện theo lệnh Hán Quang Vũ Đế nhà Đông Hán đánh chiếm lại bộ Giao Chỉ từ tay Trưng Vương, kéo dài đến khi Lý Bí khởi binh đánh đuổi thứ sử nhà Lương là Tiêu Tư năm 542 rồi lập ra nước Vạn Xuân năm 544 Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 2 kéo dài khoảng 500 năm Với tôn giáo tín ngưỡng có chiến tranh Lâm Ấp và các cuộc nổi dậy với người bản địa
3.Bắc thuộc lần thứ ba (chữ Nôm: 北屬吝次三, có nghĩa là Bắc thuộc lần 3) trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 603 đến năm 905 hoặc năm 939 Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam Đế Và kéo dài cho đến khi Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải quân năm 905 - thời Đường Ai Đế, ông vua bù nhìn trong tay quyền thần Chu Ôn Dưới sự cai trị của Trung Hoa có thời Tùy, thời Đường.
Khái quát văn hóa thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
2.3.1 Khái quát sơ lược về lịch sử hình thành nên nền văn hóa thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
Về mặt không gian: lịch sử nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc chia thành quận, huyện Đồng thời, địa bàn trải rộng từ biên giới Việt đến Trung Mà ngày nay là đến Bắc Trung Bộ (Quảng Bình) Đặc điểm văn hóa thời kì này: Lịch sử các cộng đồng dân tộc Việt Nam trong suốt thời kỳ Bắc thuộc chính là lịch sử của một cuộc đấu tranh kháng chiến dai dẳng, bền bỉ, trường kỳ để bảo tồn giống nòi, bảo vệ nền văn hoá dân tộc và giải phóng đất nước Thật vậy, bởi cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc thành công nên mới tồn tại nền văn hoá Việt Nam hiện nay Trong hơn mười thế kỷ bị Bắc thuộc qua các triều vua Trung Quốc, từ Hán đến Đường Thông qua chính quyền đô hộ nước ta lúc bấy giờ, đã kế tiếp nhau thi hành các chính sách cai trị tàn bạo, lẫn chính sách đồng hoá, Hán hoá đối với người Việt và văn hoá Việt trên mọi phương diện, nhằm vĩnh viễn thôn tính nước ta vào đế quốc phong kiến phương Bắc 2.3.2 Khái quát sơ lược về nền văn hóa thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
1 Bắc thuộc lần thứ nhất (111TCN- 39): Biểu hiện vai trò chủ đạo của văn hóa Đông Sơn cổ truyền Âu Lạc rơi vào ách thống trị của Nam Việt trong bối cảnh hóa Đông Sơn đang phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là trống đồng Cổ Loa (loại I) Mà bao quát bên trong có gần 200 hiện vật đồng xuất hiện gồm: vũ khí (giáo, lao, mũi tên đồng, rìu xéo), công cụ sản xuất (lưỡi cày đồng, dao nhỏ); khuôn đúc mũi tên 3 cạnh và hàng vạn mũi tên đồng… Đã được các nhà khảo cổ học tìm được trong lòng đất Cổ Loa Đặc trưng của thời kỳ này, chính là văn hóa Đông Sơn vẫn phát triển và giữ vai trò chủ đạo trong dòng chảy văn hóa Việt Nam trên địa bàn Âu Lạc cũ
2 Bắc thuộc lần thứ 2 (43–544): Sự thâm nhập văn hóa
Sau khi đánh bại khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện tiến hành chia cắt lại địa giới hành chính một số huyện, thay thế hoàn toàn tầng lớp Lạc tướng, cử các Lệnh trưởng thay mặt cho chính quyền đô hộ trực tiếp đứng đầu cai quản các huyện Tại mỗi huyện, hệ thống thành luỹ được xây dựng làm nơi đóng trị sở của Lệnh trưởng Huyện thành Phong Khê (Kiển Thành) được xây dựng ngay trên thành đô của An Dương Vương Là địa điểm mà nhiều người vốn tin đấy chính là vòng thành Nội của thành Cổ Loa hiện nay Đặc biệt, vào giai đoạn này nhân dân vẫn cố gắng giữ gìn truyền thống văn hoá, tiếng nói của dân tộc trước những thay đổi lớn trong xã hội Ngoài hai thành phần cư dân Việt – Hán, thì lúc bấy giờ còn có người Ấn Độ, Ba Tư, Trung Á đến trú ngụ Ngoài ra, riêng đạo phật được du nhập từ phương Nam - theo đường biển truyền vào trong giai đoạn trước đó, đã bắt đầu hoà nhập vào đời sống tín ngưỡng truyền thống Trống đồng Đông Sơn bị Mã Viện phá huỷ khá nhiều, nhưng người dân vẫn cố gắng khôi phục lại nghề đúc trống và có sự biến đổi cả về nghệ thuật và kỹ thuật Song, nền văn hóa Trung Hoa vẫn không thể thâm nhập sâu vào Việt Nam bởi xu hướng chủ đạo của thời kỳ này là “chống Hán hóa”
3.Bắc thuộc lần thứ ba (603 – 938): Sự giao lưu văn hóa
Sau khi đánh chiếm được Giao Châu vào năm 602, ba năm sau nhà Tuỳ đánh chiếm luôn Lâm Ấp (năm 605) và bắt đầu tổ chức lại việc cai trị Nền văn hóa nước ta có nhiều sự biến đổi Mà nổi rõ nhất là sự phát triển thịnh đạt của đạo Phật và văn hóa Phật Giáo theo phái Đại thừa Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn có tiếp nhận nền văn hóa Trung Hoa, nhưng chưa nhiều, và Nho giáo vẫn chưa có chỗ đứng
III – Đặc trưng văn hóa thời chống Bắc thuộc
3.1 Nhận thức của dân tộc trong giai đoạn chống Bắc thuộc
Lịch sử thời kỳ đó đã cho chúng ta thấy phong kiến Phương Bắc ra sức bóc lột nặng nề người dân Âu Lạc Tình hình vô cùng nghiêm trọng Bởi nhiều diện tích đất đai của công xã người Việt ở Giao Chỉ đã bị các nhóm địa chủ, quan lại, sĩ phu từ phương Bắc di cư xuống chiếm đoạt để lập trang trại, đồn điền Chính quyền cai trị nắm độc quyền nhiều ngành sản xuất như rèn sắt, mua bán muối… Nhà Đông Hán cũng ra sức áp dụng luật Hán trên đất Việt, bắt nhân dân ta phải tuân theo lễ giáo phong kiến Hán, đồng thời cố gắng xóa bỏ tận gốc truyền thống “dùng tục cũ mà cai trị” của người Việt Thế nên, ý thức đối kháng bất khuất và kiên cường chống giặc ngoại xâm cũng là biểu trưng cho nền văn hóa dân tộc thời kỳ này Khi nhận thức chung của dân tộc đã phát triển đến một mức độ nhất định, cũng hình thành tinh thần kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc Mà tinh thần ấy xuất hiện tiêu biểu không chỉ qua các cuộc chiến hào hùng chống phương Bắc, mà còn là sự ra đời của quốc hiệu “ phương Nam”
Ngoài ra, phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa, biến đất Việt thành đất Hán Tuy nhiên, lòng yêu nước và nhận thức về thời đại đã thôi thúc nhân dân đứng lên đòi quyền lợi, bản sắc, phong tục tập quán và tiếng nói của mình Dù bị đô hộ, nhưng giai đoạn này đã chứng kiến sự phát triển và hình thành nhiều phương diện mới trong cuộc sống của người Việt như: rèn sắt, tinh luyện dụng cụ, đắp đê ngăn lũ, đào vàng, mò kim đáy bể, nghề trồng dâu nuôi tằm cũng đạt được nhiều thành tựu.
Trước tình hình xâm lược hung tàn và thâm độc của phương Bắc Một số người yêu nước đã sớm nhận thức về sự độc lập của dân tộc ngay lúc này, là một điều cấp thiết Trong số đó, có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Hán Hay như năm 541, Lý Bí khởi binh chống nhà Lương Và đạt đỉnh cao đó là cuộc đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đầy hiển hách của Ngô Quyền, cũng góp phần vào công cuộc nhận thức chung của dân tộc Từ đó, ta đã khẳng định về vị thế và vị trí của nước Nam, là một nước độc lập, tự do và hoàn toàn có quyền tự chủ
Từ những cuộc chiến trên, chúng ta có thể thấy được những giá trị tiềm tàng qua văn hóa đấu tranh thời Bắc thuộc như:
Thứ nhất, chúng ta càng nhân nhượng, thì càng bị lấn tới
Thứ hai, trong suy nghĩ của mỗi con người Việt Nam luôn phải cố gắng giữ gìn truyền thống văn hóa, tiếng nói của dân tộc
Thứ 3, chúng ta luôn cần phải quan sát và rút kinh nghiệm từ những lần đô hộ
Và phải luôn rèn luyện sức mạnh về quân sự, luôn trong tư thế chủ động sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam ta
Thứ 4, tinh thần yêu nước của nhân dân ta phải được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Một trong những đặc điểm không thể kể đến vào giai đoạn Bắc thuộc Đó chính là sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc Ở đây, trước hết, chúng tôi sẽ khái quát lại giai đoạn lịch sử xuyên suốt nền văn minh này Từ đó, chúng ta sẽ hiểu thêm về tính chất suy tàn đã được đề cập phía trên, được bắt nguồn thông qua hai yếu tố cơ bản:
(1) “Sự suy thoái tự nhiên có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao” - Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam [45]
(2) “Sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc” - Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam [45] Đầu tiên, để làm rõ vấn đề một cách cụ thể, nhóm chúng tôi xin được tóm lược lịch sử của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc ở thời điểm này Đồng thời, cũng làm sáng tỏ yếu tố (2) mà tác giả Trần Ngọc Thêm đã dẫn luận
3.2.1 Sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Triệu Đà sau khi tiến quân vào Âu Lạc đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của An Dương Vương Dù có ưu thế hơn về quân sự, Triệu Đà vẫn không dám tấn công trực diện Loa Thành do lo ngại thành trì kiên cố và vũ khí lợi hại của quân Âu Lạc Cuối cùng, Triệu Đà buộc phải rút quân về Nam Hải sau khi tướng tiên phong Kiệt Tuấn tử trận trong một cuộc trinh sát tại núi Tiên Du.
207 TCN) Quận ủy Nam Hải là Nhâm Ngao bị bệnh nặng, Triệu Đà nhân dịp đó giết hết những quan lại nhà Tần bổ nhiệm ở Lĩnh Nam, cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, Tượng quận, tự xưng "Nam Việt Vũ Vương", chính thức ly khai khỏi nhà Tần Trở lại tham vọng chinh Nam, ông cho gián điệp trà trộn xâm nhập vào nước Âu Lạc, dùng tài ngoại giao của mình và đút lót mua chuộc các thủ lĩnh người Tây Văn Lang vốn bất mãn với Thục Phán từ trước, từ năm 180 TCN và 179 TCN, các Lạc Tướng Tây Văn Lang và một số chúa Mường đã quy thuận Triệu Đà Nhờ có bản đồ thành trì, cầu đường, sông núi Âu Lạc do các chúa Mường và các Lạc Tướng cung cấp, Triệu Đà nhanh chóng đánh bại và thuần phục hai chúa Mường: Sán chủ (tộc Sản Dìu) ở Phòng Thành Cảng và Mán chủ (tộc Sản Chay) ở Quảng Ninh ngày nay Rồi xuôi quân lên Lạng Sơn và Cao Bằng khuất phục hai Nùng chủ của tộc Nùng Phàn Sình và Nùng Chảo Tày chủ Lã Bính không chịu đầu hàng nên bị sát hại cả nhà Ở Loa Thành, Thục Phán bị những Lạc Hầu - Lạc Tướng phản bội che mắt, những trung thần như Cao Lỗ bị gièm pha ly giản, dần dần bị xa lánh khỏi vua Đến khi Triệu Đà đánh thẳng vào trong thành Cổ Loa, Thục Phán mới cuống cuồng bỏ chạy Cao Lỗ và những người trung thành với Thục Phán biết tin, hợp lực lại ra đón đường chặn đánh quân Triệu Đà cho chủ chạy thoát, Thục Phán chạy xuống phía nam, uất hận mất nước mà tự sát, nhóm Cao Lỗ cũng bị tiêu diệt sạch Sau khi diệt xong Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập lãnh thổ vừa chiếm được vào Bách Việt, tự xưng mình là Triệu Vũ Đế đổi tên nước thành Nam Việt Ông áp dụng chính sách "hòa tập Bách Việt" đồng thời tăng cường chính sách "Hoa Việt dung hợp", Âu Lạc chính thức mất từ đây Theo truyền thuyết của người Việt thì Triệu Đà dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là
Mỵ Châu Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương Về năm mất của triều đại An Dương Vương, các tài liệu ghi chép khác nhau Đa phần sách sử Việt Nam (Đại Việt
Sử sách ghi chép thời điểm An Dương Vương mất nước là năm 208 TCN Tuy nhiên, sách giáo khoa Việt Nam dựa trên "Sử ký" của Tư Mã Thiên, xác định nước Âu Lạc diệt vong vào năm 179 TCN Lý do là vì "Sử ký" chép rằng Triệu Đà diệt Âu Lạc "sau khi Lã Hậu chết" Lã Hậu mất năm 180 TCN, nên nước Âu Lạc mất khoảng năm 179 TCN.
An Dương Vương, Nỏ Thần, và con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ ở rể nước Việt có nhiều chỗ không hợp với Sử ký của Tư Mã Thiên, mặc dầu Sử ký là nguồn tư liệu sớm nhất mà các nhà viết sử Việt Nam có được để tham khảo Sách Khâm định Việt sử Thông giảm Cương mục chép dẫn theo sách Thái bình hoàn vũ ký, phần “Nam Việt chỉ của Nhạc Sử nhà Tống: An Dương Vương cai trị Giao Châu, Úy Đà đem quân sang đánh An Dương Vương có Cao Thông (Cao Lỗ) giúp đỡ, chế ra cái nỏ, bắn một phát giết chết quân Nam Việt hàng vạn người, bắn ba phát giết đến ba vạn Triệu Đà biết rõ duyên cớ, liền lui về đóng ở Vũ Ninh, rồi cho con là Trọng Thủy sang làm tin, xin hòa hảo với nhau Về sau, An Dương Vương đối xử với Cao Thông không được hậu, Cao Thông bỏ đi An Dương Vương có người con gái là Mỹ Châu, thấy Trọng Thủy đẹp trai, liền phải lòng Về sau, Trọng Thủy dụ dỗ Mỵ Châu đòi xem nỏ thần, Mỵ Châu đem cho xem Trọng Thủy nhân đẩy bẻ hỏng cái lẫy nỏ, rồi lập tức sai người ruổi về báo tin cho Triệu Đà Triệu Đà lại đem quân sang đánh úp Khi quân Triệu kéo đến, An Dương Vương đem nỏ ra bắn như trước, nhưng nỏ hỏng rồi! Quân Thục chạy tan tác Triệu Đà phá được Thục Ngày nay, mẫu truyện lịch sử này đã được liệt vào một trong những dạng chiến tranh gián điệp rất sớm của lịch sử Việt Nam Đại Việt Sử ký Toàn thư chép:
“Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt trần tên gọi là Mỵ Nương Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn Vua Hùng muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang Nhưng Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng còn trong cơn say Quân Thục đến gần, vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử Tướng sĩ đầu hàng Thế là nước Văn Lang mất Giáp Thìn, năm thứ 1 [257 TCN], vua đã thôn tỉnh được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc) Trong tư liệu truyền miệng người Tày và Lĩnh Nam chích quái có đề cập đến, cha của Thục Phản là Thục Chế làm vua nước Nam Cương được 60 năm thì qua đời, khiến cho gia đình họ Thục rơi vào cảnh chia rẽ tranh giành quyền lực Khi ấy Thục Phản mới tròn 10 tuổi, cháu của Thục Chế là Thục Mô lợi dụng và đưa Thục Phản lên ngôi Thục Mô nhiếp chính lộng quyền, nhiều lần muốn giết Phán đoạt ngôi vua, khiến chư hầu bất mãn Nhưng Thục Phản thì vẫn luôn nhẫn nại mong hàn gắn lại gia tộc họ Thục vốn đã bị chia rẽ từ khi cha mình mất Chín chúa Mường (bao gồm ba Nùng chủ, hai Dao chủ, một Món chủ, một Sản chủ, một Tày chủ, một Miêu chủ) không phục kéo quân về bắt Thục Phán đòi chia nhỏ đất ra cho các chúa cai quản và đòi nhường ngôi "vua” (sử thi người Tày gọi giai đoạn lịch sử đó là "Cẩu chủa cheng vùa", chính là truyền thuyết Chín Chúa tranh Vua nổi tiếng trong văn hóa tín ngưỡng đông bắc Việt Nam và các dân tộc thiểu số vùng nam Quảng Tây) Thục Phán tuy ít tuổi, nhưng từ bé đã thể hiện phẩm chất thông minh hơn người, bày kế cho Thục Mô và chín chúa Mường đua sức, đấu đá lẫn nhau Còn họ Thục thì giải quyết tranh chấp nội bộ và củng cố lực lượng ở kinh đô Thành Bản Phủ đến khi các phe cánh đấu đá đến sức cùng lực kiệt, Thục Phán mới thâu tóm toàn cục khiến chín chúa Mường quy phục ông
Từ đó, nước Nam Cương dưới tay Thục Phản trở nên cường thịnh Từ năm
263 TCN đến năm 257 TCN, Thục Phán đem quân thôn tính nhiều lãnh thổ của các bộ tộc Bách Việt trên phương Bắc và cả Văn Lang ở phương Nam Thục Phản lúc đầu chỉ tính mượn sức Văn Lang cùng chống giặc phương Bắc theo con đường hôn nhân, nhưng bị Hùng Vương buông lời miệt thị Thục Phán nổi giận muốn đem quân xuống Nam nhưng lại lo sợ nhà Tần và các bộ tộc Bách Việt ở mặt bắc đánh úp Thành Bản Phủ Nên ông nghe theo kế của Thục Mô, sai người đưa nhiều châu báu cho chủ tướng phía Nhà Tần là Bình Nam tướng quân Đồ Thư thể hiện sự thần phục, kích Đồ Thư đánh Người Lê ở Tây Âu, khi ấy Đồ Thư cũng đang bận dẹp loạn ở vùng Phiên Ngung nên chấp nhận đề nghị
Sau chiến thắng ở phương Bắc, Thục Phán lệnh cho Miêu chủ và Dao chủ đem quân đánh Nam Chiếu, còn ông trực tiếp tiến xuống Phong Châu Văn Lang khi đó suy yếu, Hùng Vương háo sắc, bạo ngược, khiến dân chúng bất mãn Quân Thành Bản Phủ nhanh chóng hạ được Văn Lang Trong một tuần, Thục Phán giết Nguyễn Tuấn, vây hãm Phong Châu khiến Hùng Vương tử tự Tù trưởng Nam Chiếu bị phục binh của Miêu chủ và Dao chủ đánh bại Thục Phán thành An Dương Vương, đổi tên nước thành Âu Lạc, giữ nguyên bộ máy hành chính từ thời Văn Lang, gồm Vua, Lạc Hầu - Lạc Tướng, Lạc Tướng, Bồ chính.
Sự thống nhất đất nước thời Âu Lạc dẫn đến sự tập trung quyền hành của nhà nước Vua đóng vai trò quan trọng hơn trong việc điều hành quốc gia Lãnh thổ Nam Cương đạt đỉnh cao thịnh vượng, mở rộng từ đông bắc Việt Nam đến Quảng Đông - Quảng Tây ngày nay Bộ máy hành chính của Âu Lạc vẫn duy trì cấu trúc tương tự thời Văn Lang, với Vu và Lạc Hầu nắm giữ các vị trí lãnh đạo trung ương.
- Lạc Tướng Đứng đầu các bộ vẫn là Lạc Tướng Đứng đầu các chiềng, chạ vẫn là
Bồ chính Tuy nhiên, ở thời An Dương Vương quyền hành của nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn Vua có quyền thế hơn trong việc cai trị đất nước Khi ấy lãnh thổ của Nam Cương đã trở nên cực thịnh, toàn bộ vùng đông bắc Việt Nam và một nửa Quảng Đông - Quảng Tây đều chịu sự cai quản của người Tày Cùng thời kỳ này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sáp nhập sáu nước sau nhiều năm hỗn chiến thời Chiến Quốc Ông tiếp tục tham vọng xâm chiếm Bách Việt, vùng đất đai của các bộ tộc Việt ở phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam ngày nay Đạo quân xâm lược nhà Tần do Đồ Thư chỉ huy đã đánh chiếm nhiều vùng đất của Bách Việt, nhập vào lãnh thổ Trung Hoa Khi vào lãnh thổ phía Đông Bắc nước Âu Lạc, quân Tần gặp phải cuộc kháng chiến trường kì của người Việt do Thục Phán chỉ huy
Sau khi thu phục chín chúa Mường, kết thúc cuộc loạn Cẩu chưa cheng, Thục Phán đã dự đoán về cuộc chiến tranh khốc liệt sắp xảy ra với người Hoa Hạ ở phương Bắc Những lời tiên đoán này được lưu truyền trong các câu hát sli, lượn của đồng bào dân tộc Đông Bắc, trong các làn điệu hát thơ Phong Slư của dân tộc Tày và các bài hát Sli của dân tộc Nùng như Sli Slình làng, Sli Giang, Sli Phàn slình.
"Khi phương Bắc thống nhất trở lại, họ nhất định sẽ tìm cách xuống nuốt toàn bộ
Bách Việt, giang sơn Nam Cương cũng sẽ khó thoát Hãy cùng ta xuôi ngựa xuống phương Nam, nơi quanh năm ngập nước, ruộng trải đến tận chân trời lương thực ở nơi đó, quân ta dùng vài năm cũng không hết vua Văn Lang kiêu ngạo, kẻ dưới quyền căm ghét Cùng ta đánh thật nhanh để thu vụ lúa đầu”
Qua đó, chúng ta có thể thấy yếu tố sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc qua “sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc” là một điều tất yếu Nhất là đối với một đế quốc hùng mạnh như Trung Hoa luôn có mưu đồ đồng hóa và xâm lăng bờ cõi Việt Nam Vậy nên, đặc điểm này của giai đoạn thời chống Bắc thuộc là hoàn toàn có cơ sở hợp lý 3.3 Quá trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực
3.3.1 Vào giai đoạn chống Bắc Thuộc thì Việt Nam đã giao lưu – tiếp nhận văn hóa Trung Hoa như thế nào?