Câu 1: Những vấn đề của xã hội hiện nay và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của trẻ em Xã hội hiện nay vẫn có rất nhiều vấn đề mà những vấn đề đó có sự ảnh hưởng rất lớn đối với sự ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
HỌC PHẦN: GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG VÀ TRẺ THƠ
Giảng viên: ThS Phùng Duy Hoàng Yến
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Thúy
MSSV: 4501902136
Lớp học phần: EARC103702
Thành phố Hồ Chí Minh, 2023
Trang 2Câu 1: Những vấn đề của xã hội hiện nay và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của trẻ em
Xã hội hiện nay vẫn có rất nhiều vấn đề mà những vấn đề
đó có sự ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ em như bạo lực - tệ nạn xã hội, mạng xã hội, môi trường, đại dịch Covid – 19…
Bạo lực – Tệ nạn xã hội
Ở nông thôn, có nhiều trẻ sống trong gia đình khó khăn, thường phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình thường xuyên Những trẻ ở những vùng khó khăn, vì không đủ điều kiện nên các hộ gia đình thường cho trẻ nghỉ học sớm để phụ gia đình kiếm thêm thu nhập Đồng thời, ở các vùng miền núi vẫn còn các phong tục cổ hũ lạc hậu Việc nhận thức của người dân ở đó còn hạn chế, y tế cũng chưa được đầy đủ Các vùng sâu vùng
xa vẫn còn nhiều tình trạng dùng nước bẩn, vệ sinh môi trường còn kém, Những vấn đề đó có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ Nếu trẻ sống trong một môi tường xã hội như thế, nhận thức của trẻ sẽ lạc hâu Trẻ sẽ không trang bị được các kiến thức cho mình Không chỉ vậy, vấn đề sức khỏe của trẻ cũng sẽ không được đảm bảo tốt nhất
Không chỉ ở các vùng núi, vùng sâu vùng xa, các vùng nông thôn mà ở thành phố cũng có rất nhiều vấn đề gây nhức nhối không kém Ở thành phố, vấn nạn bạo lực học đường xảy ra rất nhiều vì thế rất dễ để trẻ chứng kiến các cảnh bạo lực học đường đó Tình trạng tai nạn giao thông trở nên phổ biến hơn
Vì ở thành phố, nơi rất phát triển nên vấn đề môi trường sống không được lành mạnh xảy ra rất nhiều, các nạn hút, chích các chất kích thích, Mỗi trường ở thành phố cũng càng ngày càng
Trang 3ô nhiễm vì các hành vi ý thức của con người cũng kém đi Các vấn đề đó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như có ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ Đồng thời, các hành vi ý thức của trẻ cũng trở nên xấu hơn khi trẻ nhìn thấy xã hội đang làm
Mạng xã hội
Một thực trạng đáng báo động là hiện nay trẻ em đang bị lạm dụng vào mạng xã hội Chúng ta rất dễ bắt gặp những hình ảnh các em học sinh, sinh viên liên tục “cắm mặt” vào máy tính, điện thoại nhiều giờ mà quên ăn, quên ngủ, bỏ bê học hành, mọi hoạt động của các em đều gắn liền với những thiết bị
có kết nối internet Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài không chỉ tốn thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập,
mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của các em Mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em một cách từ từ Trẻ em dùng mạng xã nhiều giờ trong một ngày, diễn ra trong thời gian dài
sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, tình trạng này có thể khiến các em mất ăn, mất ngủ nên cơ thể hay bị ốm, hệ miễn dịch không được tốt Hơn nữa, việc chất lượng giấc ngủ giảm sút không chỉ dần đến nguy cơ trầm cảm, mà còn làm thay đổi hành vi con người theo chiều hướng tiêu cực Ngoài ra, theo những nghiên cứu việc lạm dụng vào mạng xã hội còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm thần của trẻ em
Trong một nghiên cứu gần đây UNICEF đã chỉ ra ràng các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú
ý của người dùng lâu nhất có thể, đánh vào thiên kiến và lỗ hổng tâm lý trong chúng ta như mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối Thụ động sử dụng mạng xã hội quá mức
Trang 4-tức là chỉ lướt các bài đăng - có thể không lành mạnh và có mối liên hệ với cảm giác đố kỵ, thua kém và kém hài lòng với cuộc sống Các nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thói quen này có thể dẫn đến các triệu chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ, trong đó điển hình nhất là tình trạng mắc bệnh tâm thần Hơn nữa, việc dùng mạng xã hội khơi gợi cảm giác tự ti ở một người, người đó có nhiều nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm mãn tính nếu họ còn tiếp tục tương tác với những trang mạng
đó một cách thường xuyên và kéo dài
Bên cạnh đó, mạng xã hội còn gây ảnh hưởng xấu tới đời sống tinh thần, sức khỏe tâm sinh lí của trẻ em Trẻ em với đặc điểm đang trong độ tuổi thích khám phá, tò mò với môi trường xung quanh nên việc sử dụng mạng xã hội thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển về tâm sinh lý Việc lạm dụng mạng xẫ hội các em rất dễ bị lôi kéo tham gia vào các trang web đen với những nội dung dung tục, thông tin
“tư vấn” nhảm nhí và rất nhiều phim “đen” mang tính chất khiêu dâm gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm, sinh lý dẫn tới
có lối sống thiếu lành mạnh, buông thả Hơn nữa việc tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội còn dẫn các em tới tình trạng tăng tình cảm ảo, xa rời tình cảm thật, lãng phí thời gian, xao nhãng học tập, tham gia vào các tệ nạn trên mạng
Đại dịch Covid – 19
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những lo ngại đáng kể đối với sức khỏe tâm thần của cả một thế hệ trẻ em và thanh thiếu niên cũng như các bậc cha mẹ và người chăm sóc Nhưng đại dịch có thể chỉ cho thấy phần nổi của tảng băng chìm về sức
Trang 5khỏe tâm thần - một tảng băng mà họ cho rằng đã không được chú ý trong một thời gian quá dài
Theo số liệu ước tính mới nhất, cứ 7 em thì có hơn 1 trẻ vị thành niên từ 10 - 19 tuổi trên toàn cầu đã bị chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần Mỗi năm có gần 46.000 trẻ vị thành niên tử vong do tự tử, khiến đây trở thành một trong năm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi này Trong khi đó, giữa nhu cầu về sức khỏe tâm thần và kinh phí hỗ trợ sức khỏe tâm thần vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn Báo cáo cho thấy khoảng 2% ngân sách cho y tế của chính phủ được phân bổ vào chi tiêu cho sức khỏe tâm thần trên toàn cầu
COVID - 19 đã chuẩn bị bước sang năm thứ ba, và đại dịch này đang tiếp tục tác động nặng nề lên sức khỏe tâm thần cũng như điều kiện sống của trẻ em và thanh thiếu niên Theo dữ liệu mới nhất từ UNICEF, cứ 7 em thì có ít nhất 1 em trong tổng trong tổng số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn trở về thu nhập gia đình và sức khỏe đang khiến nhiều người trẻ rơi vào cảnh lo sợ, tức giận và băn khoăn về tương lai
Môi trường
Nước sạch, vệ sinh và thực hành vệ sinh tốt là điều cần thiết cho sự sống còn và phát triển của trẻ em, nhưng vẫn còn nhiều trẻ em và gia đình ở nông thôn Việt Nam vẫn có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nước và vệ sinh với con số khoảng ba triệu trẻ em bị thiếu nước sạch
Trang 6Tiêm chủng đã cứu hàng triệu mạng sống và bảo vệ vô số trẻ em ở Việt Nam khỏi bệnh tật và khuyết tật Tuy nhiên, độ bao phủ ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số vẫn còn thấp cùng với thông tin sai lệch có thể làm mất niềm tin của dân chúng trong nỗ lực tiêm chủng quốc gia
Có thể thấy rằng, mỗi xã hội đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ sau này Không riêng mỗi thành phố hay nông thôn, mỗi nơi đều có một sự ảnh hưởng nhất định đối với trẻ Vậy nên, mỗi xã hội cần phải có trách nhiệm đối với
sự phát triển của trẻ em – tương lai đất nước của sau này Để từ
đó, trẻ có thẻ phát triển một cách hoàn thiện nhất có thể
Câu 2: Một vấn đề về giáo dục gia đình mà em tâm đắc
để tuyên truyền đến phụ huynh nhằm thực hiện công tác phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em
Giáo dục đạo đức cho trẻ chắc có lẽ là một vấn đề tuy không còn mới với mọi gia đình, tuy nhiên đây là vấn đề luôn được nhắc đến mỗi ngày và thường xuyên Có thể nói rằng vấn đề giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường nhằm để giáo dục trẻ Giáo dục đạo đức rất quan trọng đối với trẻ, đặc biệt đối với trẻ mầm non Các bậc phụ huynh phải trang bị và phải có kế hoạch để giáo dục đạo đức cho trẻ Vì giáo dục đạo đức càng sớm cho trẻ thì trẻ sẽ dần dần hình thành được đức tính tốt đẹp của mình Từ việc giáo dục đạo đức cho trẻ sớm, thì từ đó trẻ sẽ biết học cách làm người tốt, để khi lớn lên trẻ sẽ trở thành những người có ích cho xã hội hơn Giáo dục đạo đức cho trẻ từ
Trang 7sớm sẽ hình thành nhân cách tốt cho trẻ, trẻ biết yêu thương, yêu quý các sự vật và mọi người xung quanh trẻ; Trẻ tự nhận thức được các sự việc đúng sai, biết cái nào là cái xấu biết cái nào là cái tốt để từ đó trẻ tự biết tránh xa và bảo vệ được bản thân trẻ
Để giáo dục đạo đức cho trẻ một cách tốt và hiệu quả nhất thì gia đình cần phải phối hợp với nhà trường để giáo dục trẻ
Để có sự phối hợp tốt, các bậc phu huynh cần phải có một sự liên kết, một mối liên hệ chặt chẽ với cô giáo của trẻ cũng như với nhà trường Phụ huynh cần tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh để có thể nắm rõ tình hình của trẻ Không những thế, bậc phụ huynh, gia đình trẻ cần chủ động trao đổi, phối hợp với nhà trường để trao đổi thông tinh của trẻ Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần phải thường xuyên tổ chức các hoạt động dành cho trẻ cùng với bố mẹ trẻ nhằm để gắn kết hơn Nhà trường chủ động, tham gia tuyên truyền giáo dục đạo đức cho phụ huynh nhiều hơn Hơn nữa, nhà trường cần phát huy hơn trong việc xây dựng một môi trường học tập, một môi trường vui chơi lành mạnh cho trẻ để từ đó việc giáo dục đạo đức cho trẻ sẽ trở nên thuận lợi hơn
Câu 3: Một số tình huống sư phạm cụ thể trong giao tiếp với phụ huynh Phân tích cách giao tiếp và ứng xử cho các tình huống trên.
Tình huống 1: Có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn nói
những điều không tốt về một đồng nghiệp đang dạy lớp con của họ Phụ huynh cho rằng cô giáo nọ thiếu nhiệt tình, dạy học sinh không hiểu và đặc biệt là cô giáo có định kiến và thiếu
Trang 8quan tâm với con em họ nên con họ học không tiến bộ Phụ huynh đó có nguyện vọng xin con sang học lớp của bạn và yêu cầu bạn giữ kín câu chuyện mà họ đã nói với bạn
Xử lí tình huống: Đây là tình huống rất tế nhị và có tính nghiêm trọng Tế nhị là làm sao để bảo vệ uy tín cho đồng nghiệp và không bị đồng nghiệp hiểu lầm; nghiêm trọng ở chỗ nếu thực sự là có định kiến của giáo viên đối với học sinh thì dứt khoát phải có biện pháp can thiệp để không ảnh hưởng không tốt đến con đường học vấn của học sinh đó Trước phụ huynh, giáo viên nên tìm cách bảo vệ đồng nghiệp và cũng lưu
ý họ rằng không nên thổi phồng, nói quá sự việc, đồng thời cố
đo lường cho được mức độ, tính chất sự việc qua lời trình bày của phụ huynh; khéo léo từ chối nguyện vọng xin chuyển lớp của phụ huynh vì ngoài thẩm quyền giải quyết của giáo viên Cách tốt nhất để xử lý tình huống này là phân tích cho phụ huynh hiểu về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên, không đổ hết trách nhiệm lên giáo viên rằng dạy con họ không tiến bộ; phân tích để phụ huynh biết rằng việc bố trí học sinh theo lớp, phân công giáo viên đứng lớp giảng dạy không thuộc thẩm quyền của mỗi giáo viên Từ đó đề nghị phụ huynh trực tiếp làm việc với ban giám hiệu trường để
đề đạt nguyện vọng
Tình huống 2 : Trong lớp có một bé không thích ăn thức ăn mà
chỉ ăn cơm chan với canh
Xử lí tình huống: Trước tiên giáo viên cần thông qua phụ huynh của trẻ để tìm hiểu nguyên nhân về việc trẻ chỉ thích ăn
Trang 9cơm chan với canh và tiếp tục theo dõi các bữa ăn của trẻ ở trên lớp
Giáo viên cùng trẻ hoặc là vài trẻ cùng trò chuyện về những món ăn có thịt và kể ra các lợi ích của món ăn này Giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động cho trẻ tham gia vào như hoạt động bé tập làm nội trợ để chế biến một số món ăn làm từ thịt, như vậy sẽ giúp bé quen dần với các món ăn có thịt Sau đó các
cô có thể giới thiệu món ăn rồi động viên cho bé ăn thử một chút
Phối hợp giữa gia đình và nhà trường, nên chế biến các món
ăn từ thịt, từ ít tới nhiều để bé không còn lười ăn thịt và thức
ăn
Tình huống 3: Có một trẻ bị ốm, mệt thế nhưng phụ huynh
cứ mang con đến lớp gửi
Xử lý tình huống: Ở tình huống này, cô giáo phải dựa vào tình hình thực tế sức khoẻ của trẻ để giải quyết:
Cô phải giải thích để phụ huynh đưa con bị ốm mệt về nhà chăm sóc (Trường mầm non chỉ nhận chăm sóc khi các cháu thật sự khoẻ mạnh)
Trường hợp đặc biệt chỉ mệt nhẹ (không có sốt) mà gia đình trẻ lại không có người trông và muốn được gửi con thì giáo viên vẫn có thể nhận trẻ, thế nhưng phải theo dõi trẻ thường xuyên trong ngày
Trường hợp khi đã nhận trẻ và sau một khoảng thời gian học thì diễn biến của trẻ nặng lên thì cần đưa ngay sang phòng y tế của nhà trường và thông báo ngay cho gia đình trẻ
Trang 10Tình huống 4 : Mẹ của một trẻ ở lớp 24 - 36 tháng tuổi gọi
điện thoại phản ánh về việc trẻ bị hăm đỏ yêu cầu giáo viên hàng ngày vệ sinh cho trẻ sạch hơn, thường xuyên thay bỉm cho trẻ
Xử lý tình huống:
- Giáo viên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của mẹ trẻ rồi trao đổi với các giáo viên trong lớp về tình hình vệ sinh cho trẻ khi ở lớp
- Giáo viên trao đổi lại với cha mẹ trẻ về tình hình chăm sóc trẻ
ở lớp và hướng giải quyết một cách chân thành, rõ ràng
- Nếu do cách chăm sóc của các giáo viên chưa phù hợp thì các giáo viên sẽ rút kinh nghiệm và thay đổi
- Nếu do dung dịch vệ sinh dùng ở lớp không phù hợp với trẻ thì
có thể thay thế bằng loại trẻ thường dùng ở nhà
- Ở nhà, mẹ theo dõi thêm trẻ còn bị hâm không và báo lại cho giáo viên nắm được tình hình để có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn
- Giáo viên chú ý vệ sinh cho trẻ cẩn thận để tránh tình trạng tương tự lặp lại Đồng thời tư vấn cho cha mẹ trẻ để phối hợp Tập cho trẻ thói quen gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh Không phải sử dụng bỉm, đảm bảo sức khỏe và vệ sinh
Tình huống 5 : Cha mẹ gặp giáo viên và trao đổi không biết
ở lớp thế nào mà về nhà trẻ thường nói những lời không hay
Xử lý tình huống:
- Giáo viên lắng nghe, tiếp thu vấn đề cha mẹ trẻ phản ánh, hứa sẽ quan tâm đến trẻ đồng thời trao đổi với cha mẹ trẻ về
Trang 11môi trường trẻ tiếp xúc bên ngoài giờ học để cùng tìm hiểu nguyên nhân và phối hợp giải quyết
- Giáo viên quan sát kỹ trẻ khi ở lớp và có những biện pháp phù hợp kịp thời
- Thường xuyên nhắc nhở các trẻ trong lớp nói lời lịch sự văn minh chánh những từ không hay vì đó là thói quen không tốt
- Thường xuyên quan sát và sửa cho trẻ những câu nói không hay mỗi khi trẻ hoặc bạn trong lớp nói chuyện lịch sự
- Trò chuyện với trẻ về những lời nói hay, lịch sự mọi người thường dùng; tổ chức chơi trò chơi để trẻ tập nói với nhau lời hay, lịch sự, yêu thương
- Khen ngợi trẻ kịp thời khi có sự tiến bộ
- Giáo viên là tấm gương và thường xuyên Dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ văn minh, lịch sự trong giao tiếp hàng ngày
- Giáo viên thường xuyên liên lạc, trao đổi với cha mẹ trẻ để phối hợp với gia đình, rèn luyện thói quen giao tiếp tốt cho trẻ,
đề nghị cha mẹ trẻ kiểm soát nội dung các video, hình ảnh trên mạng internet trước khi cho trẻ xem
Bức tâm thư
Trang 12ĐIỀU CON MUỐN NÓI
Em chào cô
Thật sự, em có rất nhiều điều muốn nói với cô thông qua bức tâm thư này Đầu tiên, em thật may mắn khi được gặp một giáo viên có tâm huyết, yêu nghề và dễ thương, tâm lý như cô Những bài học cô dạy trên lớp, những câu chuyện cô kể khiến
em liên tưởng rất nhiều về cuộc sống và gia đình của em Gia đình em thì không giàu có gì, chỉ khá giả, đủ sống qua ngày Em có 1 người chị và 1 đứa em gái, chị em từ khi sinh ra
đã đưa cho ông bà nội nuôi nên chị thiếu đi tình yêu của mẹ Ba
mẹ em ly hôn từ khi em bước chân vào lớp 6 và em hiện đang sống cùng ông bà nội và mọi thứ xung quanh em bắt đầu đảo lộn từ đây
Năm em còn học tiểu học, em đã nhiều lần chứng kiến ba
mẹ em cãi nhau và đánh đập nhau Mẹ em là người hay ghen, nên lúc nào cũng nghi ngờ ba có người mới Mọi trận cãi nhau của ba mẹ em đều chứng kiến và nghe hết, nghe rõ hết những lời thô bạo ba nói với mẹ, những tác động vật lý của ba dành cho mẹ… Khoảng thời gian em còn ở gần ba mẹ thì em chỉ nghe ba mẹ cải nhau như cơm bữa, có những lúc ba mẹ nói chuyện vui vẻ với nhau bình thường em lại ước lúc nào ba mẹ cũng như vậy
Nhưng rồi mọi thứ kết thúc khi em sang lớp 6 và em đã có một đứa em gái Tần suất ba mẹ cãi nhau càng nhiều hơn, những trận đánh càng mạnh bạo hơn Em đã chứng kiến cảnh tát nhiều cái vào mặt mẹ, ba lôi mẹ từ trong nhà ra tới ngoài sân sỏi cát trước sự chứng kiến của em và những người họ